Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Tích hợp các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường trong dạy học môn hóa học lớp 12 Trung học phổ thông (THPT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 150 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
________________



Trần Thị Tú Anh





TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ
XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG
DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 12
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG





LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC





Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
________________




Trần Thị Tú Anh



TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ
XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG
DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 12
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG



Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học hóa học
Mã số : 60 14 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN PHÚ TUẤN


Thành phố Hồ Chí Minh - 2009

LỜI CẢM ƠN
Bằng tất cả lòng kính trọng và biết ơn, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất đến Ban Giám Hiệu trường ĐHSP TP.HCM, Phòng khoa học công nghệ Sau
đại học, quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các học

viên hoàn thành khóa học.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến:
- TS Nguyễn Phú Tuấn đã tận tình gi
úp đỡ, hướng dẫn, giúp tôi chọn đề tài
luận văn và giúp góp ý, chỉnh sữa sai sót, động viên, an ủi tôi những lúc tôi khó
khăn nhất khi thực hiện luận văn.
- TS Trịnh Văn Biều đã giúp tôi có các tài liệu tham khảo bổ ích, đã góp ý,
giúp tôi hoàn thành cơ sở lý luận của luận văn.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn BGH, Ban chấp hành Đoàn trường, các
GV giảng dạy ở các trường THPT ở TP.HCM và các bạn cùng khóa K17 đã nhiệt
tình giúp tôi thực nghiệm đề tài:

- BGH trường THPT Nguyễn Chí Thanh: thầy Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Tỷ
Chế Đạt, Phạm Lương Quý, Đoàn trường Nguyễn Chí Thanh: thầy Phạm Văn
Nhạc, Tôn Thất Tứ.
- BGH trường THPT Hàn Thuyên, cô Nguyễn Thị Phương Mai.
- GV Tống Thanh Tùng, Trần Trung Trực, Vũ Thị Mỹ Ngọc, Phan Thị Bình,
Đặng Thị Thúy Nga, Nguyễn Thuật, Nguyễn Lan Hương, Văn Bá Minh trường
THPT Nguyễn Chí Thanh.
-
GV Nguyễn Tôn Chánh trường THPT Hoàng Hoa Thám.
- GV Vũ Thị Phương Linh trường TPHT Dân lập quốc tế.
- GV Trần Quốc Thảo, Trần Thị Xuân Mai THPT Hàn Thuyên.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè thân thuộc đã luôn là chỗ dựa tinh
thần vững chắc, giúp tác giả thực hiện tốt luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009

Trần Thị Tú Anh

MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
Chương 1.
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .......................................................6
 
1.1.
 
Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..........................................................................6
 
1.2.
 
Mục tiêu giáo dục trường phổ thông................................................................8
 
1.3.
 
Tích hợp các vấn đề KTXHMT trong dạy học ở trường THPT ....................10
 
1.3.1.
 
Chủ trương của Đảng và Nhà nước.......................................................10
 
1.3.2.
 
Giáo dục môi trường ở trường phổ thông..............................................11
 

1.3.3.
 
Tích hợp trong dạy học..........................................................................12
 
1.3.4.
 
Các phương pháp dạy học tích hợp .......................................................14
 
1.3.5.
 
Các vấn đề KTXHMT trong chương trình hóa học phổ thông .............14
 
1.3.6.
 
Nội dung giảng dạy các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường trong
môn hóa học trong chương 9 SGK 12 ................................................16
 
1.4.
 
Các hình thức tích hợp CVĐKTXHMT trong dạy học ở trường THPT.......17
 
1.4.1.
 
Các hình thức tích hợp trong giờ nội khóa............................................17
 
1.4.2.
 
Các hình thức tích hợp trong giờ ngoại khóa ........................................20
Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................29
Chương 2.

 
TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ, XÃ HỘI,
MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 12
TRƯỜNG THPT...............................................................................30
 
2.1.
 
Tổng quan về chương trình hóa học lớp 12 nâng cao....................................30
 
2.1.1.
 
Cấu trúc các bài học trong SGK hóa học lớp 12 nâng cao....................30
 
2.1.2.
 
Đặc điểm chương 9 sách SGK lớp 12 nâng cao....................................32
 

2
2.1.3.
 
Phương pháp dạy học các bài trong chương 9 SGK 12 nâng cao.........33
 
2.2.
 
Tích hợp CVĐKTXHMT trong giờ nội khóa môn hóa học ..........................41
 
2.2.1.
 
Thiết kế một số giáo án tích hợp CVĐKTXHMT trong dạy học

hóa học ................................................................................................41
 
2.2.2.
 
Xây dựng hệ thống bài tập có nội dung KTXHMT dùng kiểm
tra, đánh giá.........................................................................................65
 
2.2.3.
 
Tổ chức seminar, báo cáo của HS .......................................................101
 
2.3.
 
Tích hợp CVĐKTXHMT trong giờ ngoại khóa hóa học.............................103
 
2.3.1.
 
Bản tin hóa học....................................................................................103
 
2.3.2.
 
Ngày hội hóa học.................................................................................104
 
2.3.3.
 
Tham quan nhà máy, xí nghiệp ...........................................................104
 
2.3.4.
 
Báo cáo của chuyên gia .......................................................................106

 
2.3.5.
 
Các hình thức khác ..............................................................................107
 
2.4.
 
Một số tư liệu tham khảo khi giảng dạy các nội dung KTXHMT...............107
 
2.4.1.
 
Các kiến thức mới, chuyên sâu về hóa học .........................................107
 
2.4.2.
 
Các kiến thức về ô nhiễm môi trường .................................................107
 
2.4.3.
 
Các kiến thức về nhiên liệu và năng lượng .........................................108
 
2.4.4.
 
Các kiến thức về lương thực và thực phẩm.........................................108
 
2.4.5.
 
Các sách hóa học của Hoa Kỳ .............................................................108
Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................109
Chương 3.

 
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.........................................................110
 
3.1.
 
Mục đích thực nghiệm..................................................................................110
 
3.2.
 
Nhiệm vụ thực nghiệm.................................................................................110
 
3.3.
 
Đối tượng, địa bàn và nội dung thực nghiệm...............................................111
 
3.4.
 
Kết quả thực nghiệm ....................................................................................113
KẾT LUẬN ...........................................................................................................124
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................127
PHỤ LỤC

3

MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Mục tiêu giáo dục môn hóa học ở trường phổ thông cần cung cấp cho HS hệ
thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực và gắn với đời sống
con người. Những nội dung chủ yếu bao gồm cấu tạo chất, những ứng dụng và tác

hại của những chất trong đời sống, kinh tế, sản xuất và môi trường. Những nội dung
này góp phần gi
úp HS có học vấn phổ thông tương đối hoàn chỉnh để có thể tiếp tục
học lên, đồng thời có thể giải quyết một số vấn đề có liên quan đến hóa học trong
đời sống và sản xuất, mặt khác góp phần phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải
quyết vấn đề cho HS. Vì thế, trong quá trình dạy và học môn Hoá có nhiều cơ hội
để kết hợp nội dung giảng dạy KTXHM
T có hiệu quả.
Môn Hoá có nhiều cơ hội để kết hợp nội dung giảng dạy KTXHMT có hiệu
quả. Tuy nhiên hiện nay phần lớn GV chỉ mới kết hợp bài giảng với một số kiến
thức KTXHMT đơn giản và phương pháp chủ yếu vẫn là thuyết trình. Ngày nay,
việc đổi mới phương pháp dạy và học ở trường phổ thong đang diễn ra theo hướng
GV là người tổ chức hướng dẫn để HS tích cực hoạt động tìm tòi tri thức mới cũng
như vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Như vậy vấn đề đặt ra l
à người GV
phải không ngừng nâng cao vốn tri thức của mình, sử dụng các phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học đa dạng hơn. HS cũng phải dần rèn luyện khả năng tự học cao
hơn. Chính công tác giáo dục KTXHM
T cũng phải được đổi mới theo hướng trên.
Để thực hiện mục tiêu giáo dục, việc xây dựng chương trình hóa học THPT
được thực hiện theo hướng:
- Nội dung hóa học gắn với thực tiễn đời sống, xã hội và cộng đồng.
- Nội dung hóa học gắn với thực hành, thực nghiệm.
- Nội dung hóa học phải có tính thiết thực.
Các môn KHTN trong nhà trường còn “khô khan”, chưa có các hoạt động
kích thích HS đam mê và tìm hiểu, đóng góp và
o lợi ích của tập thể, cộng đồng.
Chương trình hóa học THPT có một số bài tập liên quan đến VĐKTXHMT

4

nhưng còn quá ít trong các sách giáo khoa, sách tham khảo. Các tư liệu tham khảo
cho GV còn tản mạn, chưa hệ thống.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “TÍCH HỢP CÁC VẤN
ĐỀ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA
HỌC LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” nhằm nâng cao năng lực tự học
giúp HS yêu thích môn hóa học, góp phần đổi mới PPDH hóa học ở trường THPT.
Tôi cũng hi vọng luận văn sẽ là tài liệu tham khảo có ích cho GV
dạy hóa lớp 12 và
những ai quan tâm tới công tác giảng dạy KTXHMT hiện nay.
2.
Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu tích hợp các nội dung hóa học với các vấn đề KTXHMT trong
các bài giảng, các hoạt động ngoại khóa, kết hợp các PPDH theo hướng chủ động
để kích thích đam mê hóa học cho HS.
- Thiết kế một số giáo án tích hợp hỗ trợ giảng dạy cho GV lớp 12 THPT.
- Tổng hợp các tư liệu có liên quan đến nội dung KTXHMT làm tài liệu
tham khảo cho GV THPT.
3.
Nhiệm vụ đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài về quá trình dạy học, xu hướng đổi mới
PPDH, quá trình tự học...
- Biên soạn các bài tập trắc nghiệm có nội dung về KTXHMT.
- Sưu tầm, hệ thống các tài liệu tham khảo về nội dung giáo dục KTXHMT.
- Thiết kế các giáo án tích hợp (word và power point), các silde hỗ trợ GV.
- Thực nghiệm sư phạm.
4.
Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được các giáo án, hệ thống bài tập, tổ chức tốt các hoạt động
ngoại khóa... có nội dung KTXHMT sẽ kích thích hứng thú học tập, khả năng tự
học của HS, nâng cao chất lượng dạy học, góp phần giáo dục toàn diện HS THPT.

5.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1
Khách thể nghiên cứu

5
Quá trình giáo dục toàn diện HS trong dạy học ở trường THPT.
5.2
Đối tượng nghiên cứu
Việc tích hợp CVĐKTXHMT trong dạy học môn hóa học lớp 12 THPT.
6.
Phạm vi nghiên cứu
 Nội dung: hóa học THPT lớp 12 phần các vấn đề KTXHMT.
 Địa bàn nghiên cứu tác giả đã tiến hành thực nghiệm tại 3 trường:
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, Quận Tân Bình.
- Trường THPT Hoàng Hoa Thám, Quận Bình Thạnh.
- Trường THPT Hàn Thuyên, Quận Phú Nhuận.
7.
Phương pháp nghiên cứu
7.1
Phương pháp nghiên cứu lí luận
o Nghiên cứu định hướng đổi mới PPDH hóa học.
o Nghiên cứu chương trình hóa học THPT lớp 12.
7.2
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
o Điều tra thực trạng công tác dạy học hóa học ở trường THPT hiện
nay, thực trạng sử dụng các bài tập có nội dung đến VĐKTXHMT.
o Trao đổi, rút kinh nghiệm với các GV và các chuyên gia.
o Thực nghiệm sư phạm.
7.3

Phương pháp thống kê toán học
8.
Những đóng góp mới của đề tài
o Đề xuất việc phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
khác nhau để đưa nội dung KTXHMT vào giảng dạy lớp 12.
o Xây đựng hệ thống bài tập có nội dung KTXHMT làm tài liệu tham
khảo cho GV và HS.
o Tập hợp được nguồn tư liệu phong phú hỗ trợ GV trong giảng dạy
CVĐKTXHMT.
o Thiết kế các giáo án tích hợp hỗ trợ cho GV.


6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những nội dung kiến thức
khoa học phong phú không chỉ có ở trên sách vở, mà từ các phương tiện thông tin
đại chúng, khoa học đã gần gũi với chúng ta hơn. Các nội dung, ứng dụng của khoa
học vào thực tiễn, vào đời sống kinh tế, xã hội, môi trường không còn quá xa lạ. Tuy
nhiên, để đưa các nội dung này vào trong nhà trường phổ thông thì vẫn c
òn gặp rất
nhiều khó khăn. Số lượng đề tài và luận văn tốt nghiệp về nội dung giáo dục môi
trường đã có khá nhiều nhưng vẫn chưa có các đề tài, luận văn về tích hợp các vấn
đề về cả kinh tế, xã hội và môi trường trong dạy học.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã tham khảo một số khóa luận và
luận văn có nội dung giáo dục môi trường sau:
1. P
hạm Bích Cần (2007), Thiết kế mẫu một số Môđun giáo dục môi trường từ
SGK hóa học lớp 11 nâng cao, SGK hóa học thí điểm ban KHTN lớp 11,12, Khóa

luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.HCM.
2. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (2004) – Giáo dục môi trường thông qua một số bài
giảng hóa học cụ thể ở trường phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm
TP.
HCM.
3. Phan Thị Lan Phương (2007) – Giáo dục môi trường thông qua giảng dạy
hóa học lớp 11 ở trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.HCM.
4. Nguyễn Trần Đông Quỳ (2007) – Website giáo dục môi trường qua chương
trình hóa học lớp 10, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.HCM.
5. Trần Thị Phương Thảo (2008) – Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm
khách quan về hóa học có
nội dung gắn với thực tiễn, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư
phạm TP.HCM.
6. Nguyễn Thị Trang (2007) – Thiết kế giáo án giáo dục môi trường thông qua
bộ môn hóa học lớp 12 ban KHTN, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm
TP.HCM.

7
7. Lê Thị Mỹ Trang (2003) – Tìm hiểu môi trường và giáo dục môi trường qua
môn hóa học ở lớp 12, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.HCM.
8. Cao Duy Chí Trung (2005) – Thiết kế trang Web giáo dục môi trường qua
môn hóa học ở trường THPT. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.HCM.
9. Đoàn Lê Quỳnh Như (2008) – Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho HS trường
THPT. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.HCM.
10. Trần Thị Thanh Hương (
1999) – Giáo dục môi trường thông qua môn hóa
học ở trường THPT và THCS tại thành phố Hải Phòng, Khóa luận tốt nghiệp, Đại
học Sư phạm Hà Nội.
11. Trần Thị Thu Hảo (1997) – Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn hóa học ở
nhà trường phổ thông thuộc khu vực Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư

phạm Hà Nội.
Các đề tài luận văn này có đóng góp lớn là
tổng hợp được các hình thức giáo
dục môi trường, các kiến thức về ô nhiễm môi trường. Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại
một số vấn đề sau:
- Chưa có phần bài tập hóa học có nội dung về kinh tế, xã hội, môi trường.
- Các giáo án có nội dung môi trường là các giáo án theo sách giáo khoa cũ,
chưa có các giáo án theo chương trình mới.
- Chưa tận dụng các cơ hội hoạt động nội ngoại khóa trong nhà trường để đưa
các nội dung ki
nh tế, xã hội, môi trường đến với HS.

8
1.2.
Mục tiêu giáo dục trường phổ thông
1.2.1. Mục tiêu của môn hóa học trong trường phổ thông
Mục tiêu bộ 3 của môn hoá học












1.2.2. Nhiệm vụ môn hóa học ở trường THPT

hóa học, là một trong những môn học then chốt ở bậc trung học, có ba nhiệm
vụ lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực:
- Đào tạo nghề có chuyên môn về Hoá học, phục vụ c
ho việc phát triển kinh
tế xã hội, đặc biệt cho sự hóa học hóa đất nước.
- Góp phần vào việc đào tạo chung cho nguồn nhân lực, coi học vấn hóa học
là một bộ phận hỗ trợ.
- Góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho thế hệ công dân tương lai có
ý thức về vai trò của hóa học trong đời sống, sản xuất, khoa học của xã hội hiện đại.
1.2.3. Quan điểm đổi mới dạy học hóa học ở trường THPT
Bảo đảm
tính khoa học, hiện đại, thực tiễn, đặc thù môn hóa học ở 3 góc độ:
- Nội dung hóa học gắn với thực tiễn đời sống, xã hội, cộng đồng.
- Nội dung hóa học gắn với thực hành thí nghiệm.
TRÍ DỤC
Cung cấp cho học sinh một nền học vấn trung học về
hoá học  hướng nghiệp hiệu quả.
PHÁT TRIỂN
Phát triển năng lực nhận
thức, hình thành nhân
cách toàn diện.
GIÁO DỤC
G
iáo dục thế giói quan duy vật
khoa học, thái độ, xúc cảm, giá
trị hành vi, văn minh.

9
- Bài tập hóa học phải có nội dung thiết thực.
 Những vấn đề đó đã được thực hiện trong SGK hóa học mới nhưng còn

cần bổ sung và phát tiển, cần có thêm những tư liệu hỗ trợ dạy học và các hình thức
tổ chức dạy học phù hợp.
1.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và giáo dục kĩ thuật tổng hợp
Nguyên tắc này xác định mối liên hệ th
iết thực, chặt chẽ của tài liệu giáo
khoa và cuộc sống, với thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và với việc
chuẩn bị cho học sinh đi vào lao động.
Để thực hiện tối ưu nguyên tắc này, môn hóa học cần có các nội dung sau:
1. Những cơ sở của nền sản xuất hóa học.
2. Hệ thống khái niệm công nghệ học cơ bản và những sản xuất cụ thể.
3.
Những kiến thức ứng dụng, phản ánh mối liên hệ của hóa học với cuộc
sống, của khoa học với sản xuất (đặc biệt với sản xuất nông nghiệp), những thành
tựu của chúng và phương hướng phát triển.
4. Hệ thống những kiến thức làm sáng tỏ bản chất và ý nghĩa của hóa học,
công nghiệp hóa học và công cuộc hóa học
hóa nền kinh tế quốc dân - như một
nhân tố quan trọng của cách mạng khoa học kí thuật.
5. Kiến thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường bằng phương tiện hóa học.
6. Tài liệu khoa học cho phép giới thiệu những nghề nghiệp hóa học thông
thường và thực hiện việc hướng nghiệp.
1.2.5. Nguyên lý giáo dục trong dạy học hóa học ở trường phổ thông
Nguyên lí giáo dục: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản
xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia
đình và xã hội” là sự vận dụng quy luật của chủ nghĩa Mác – Lênin về việc hình
thành con người mới vào công tác
giáo dục thế hệ trẻ.
Ở trường phổ thông, việc thực hiện nguyên lí giáo dục được tiến hành trong
học tập nội khóa và ngoại khóa.


10
 Trong dạy học nội khóa, việc kết hợp giáo dục với lao động sản xuất theo
tinh thần kĩ thuật tổng hợp là nội dung cơ bản của sự kết hợp học với hành.
nhiệm vụ này đòi hỏi:
 Cung cấp cho HS những kiến thức về cơ sở khoa học của nền sản xuất hóa
học, coi như một trong những ngành công nghiệp hiện đại nhất.
 Tìm
hiểu ứng dụng của hóa học trong những ngành sản xuất quan trọng khác
được đưa vào chương trình hóa học phổ thông.
 Tìm hiểu những thành tựu của hóa học và công nghiệp hóa học trong nước
và thế giới.
 Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành về hóa học, đặc biệt chú ý những kĩ
năng, kĩ xảo có tính chất kĩ thuật tổng hợp.
 Trong hoạt động ngoại khóa
Nhằm mục đích kết hợp học với hành, hoạt động ngoại khóa có thể bao gồm:

- Các tổ ngoại khóa: tổ thí nghiệm hóa học, tổ hóa học nông nghiệp, tổ Lịch
sử hóa học, CLB hóa học, nhóm HS giỏi về hóa học, thí nghiệm vui...
- Tổ chức tham quan sản xuất: một hình thức bảo đảm kết quả chắc chắn cho
việc giáo dục kết hợp với lao động sản xuất là tổ chức t
ham quan các cơ sở sản
xuất. Nên tổ chức cho HS tham quan một cách có hệ thống và toàn diện quy trình
của một số ngành sản xuất hóa học nêu trong chương trình, đồng thời tận dụng cả
những ngành sản xuất gần gũi với nội dung hóa học hiện có ở địa phương.
- Tổ chức các hoạt động xã hội: phục vụ nhà
trường và địa phương. Hình
thức này có tác dụng chủ yếu trong việc giáo dục tư tưởng và tình cảm cũng như
quan điểm lao động như: lao động công ích, vệ sinh môi trường...
1.3.
Tích hợp các vấn đề KTXHMT trong dạy học ở trường THPT

1.3.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước
GDMT là một nội dung của giảng dạy các vấn đề KTXHMT. Mà hiện nay,
chủ trương của Đảng, Nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo về công tác
BVMT đã được cụ thể hóa như sau:

11
- Luật BVMT (2005 Quộc hội nước CHXHCN Việt Nam 29.11.20005)
- 15.11.2004, Bộ Chính trị Nghị quyết 41/NQ/TW”BVMT trong thời kì đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
- 17.10.2001, Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định 1363/QĐ-TTg “đưa các
nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân”.
- 02.12.2003, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 2563/QĐ-TTg phê duyệt
Chiến lược BVMT Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- 31.01.2005 Bộ GD&ĐT c
hỉ thị “Về tăng cường công tác GD BVMT”…
Các văn bản chỉ đạo:
- Công văn số 7120/BGDĐT-GDTrH, ngày 07/8/2008.
- Công văn số 2737/GDĐT-GDTrH, ngày 12/8/2008:”V/v tích hợp nội dung
GDBVMT vào các môn học cấp THCS và THPT”.
1.3.2. Giáo dục môi trường ở trường phổ thông
1.3.2.1. Nhiệm vụ của giáo dục môi trường ở trường phổ thông
Ngày nay, GDMT là một nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở
các trường học, trong đó c
ó trường phổ thông. GDMT nhằm mục tiêu nâng cao
nhận thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ và hành vi đúng đắn cho học sinh
trong việc bảo vệ môi trường (BVMT) được cụ thể qua 3 nhiệm vụ sau:
- Làm cho học sinh nhận thức rõ đặc điểm của môi trường tự nhiên, vai trò
của môi trường đối với đời sống và sự phát triển của xã hội loài người, những tác
động của con người làm cho môi trường biến đổi xấu đi và hậu quả của nó.
- Trên cơ sở nhận thức đó, giáo dục cho học sinh lòng yêu thiên nhiê

n, biết
quý trọng các phong cảnh đẹp, các di tích văn hóa lịch sử, ý thức bảo vệ giữ gìn môi
trường sống trong lành và sạch đẹp cho mình, cho mọi người và chống lại những
hành vi hóa hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường.
- Trang bị cho học sinh một số phương pháp và kĩ năng bảo vệ mô
i trường để
họ có thể thực hiện các nhiệm vụ BVMT ở địa phương.



12
1.3.2.2. Phương hướng giáo dục môi trường ở trường phổ thông
- Việc giáo dục môi trường cần được tích hợp vào các môn học ở trường phổ
thông theo phương hướng: Thông qua kiến thức các môn học để lồng ghép hoặc
liên hệ các kiến thức GDMT, nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức về
môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường tương đối đầy đủ.
- Việc GDMT phải được triển khai thông qua toàn bộ hệ thống trường học.
- Nội dung và phương pháp GDMT phải phù hợp với mục tiêu đào tạo từng
cấp học và đặc điểm tâm lí nhận thức của học sinh theo từng lứa tuổi khác nhau.
- Chú ý khai thác tình hình thực tế của môi trường địa phương và những biện
phá
p ngăn ngừa thay đổi có hại của môi trường đối với sản xuất và cuộc sống của
nhâ
n dân địa phương.
1.3.2.3. GDMT cho HS thông qua dạy học hóa học phổ thông
Trong dạy học hóa học, cần chú ý các nội dung cơ bản sau đây về GDMT:
- Cung cấp cho học sinh những khái niệm cơ bản như môi trường, môi sinh,
khí quyển, thuỷ quyển, ô nhiễm môi trường, chất gây ô nhiễm, hiệu ứng sinh học
của quá trình gây ô nhiễm, tác hại của các chất và qúa trình gây ô nhiễm.
- Các phương pháp ONMT có liên quan đến hóa chất và hóa học: ô nhiễm

qua môi trường không khí (các khí độc hóa học như: CO, CO
2
, Cl
2
thường phát sinh
quanh ta, các chất thải công nghiệp gây ô nhiễm…); ô nhiễm qua nước (một số kim
loại như chì, thuỷ ngân, kiềm, axit, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu…); ô nhiễm
qua con đường ăn, uống, sinh hoạt (chất độc hóa học như chất độc màu da cam…).
- Các phương pháp chống ONMT và ý thức bảo vệ môi trường sống nói
chung và môi trường sống của gia đình, của địa phương.
1.3.3. Tích hợp trong dạy học
1.3.3.1. Khái niệm tích hợp dạy học

Là quá trình dạy học trong đó có sự lồng ghép, liên hệ những tri thức khoa
học, những quy luật chung gần gũi với nhau, qua đó HS không chỉ được lĩnh hội tri
thức khoa học môn chính mà cả tri thức khoa học được tích hợp.

13
1.3.3.2. Các dạng tích hợp
a. Dạng lồng ghép
Kiến thức KTXHMT có sẵn trong môn hóa học như là 1 bộ phận cấu thành
với các mức độ lồng ghép khác nhau:
- Kiến thức KTXHMT là 1 phần, 1 chương: chương 9 lớp 12.
- Kiến thức KTXHMT là 1 mục, 1 đoạn, 1 ý trong bài học (thường gặp nhất).
- Kiến thức GDMT nằm trong phần bài đọc thêm.
b. Dạng liên hệ
Kiến thức KTXHMT không có trong SGK một cách rõ ràng, GV phải bổ
sung kiến thức có liên quan giúp HS liên hệ và vận dụng. Hình thức có thể là: ví dụ
hoặc thông tin m
inh họa, câu hỏi liên hệ, bài tập về nhà, các bài đọc thêm...

1.3.3.3. Các môn học có thể tích hợp
Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD, hóa học, Vật lý, Sinh học, Công nghệ.
1.3.3.4. Nguyên tắc khi tích hợp giảng dạy
- Đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn, tránh mọi sự gượng
ép, ảnh hưởng đến khả năng lĩnh hội của HS cả về kiến thức khoa học của bộ môn

lẫn nội dung và ý nghĩa của giáo dục.
- Tránh làm nặng nề thêm các kiến thức sẵn có. Xem xét và chọn lọc những
nội dung có thể lồng ghép vào giảng dạy một cách thuận lợi nhất và đem lại hiệu
quả cao nhất nhưng vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng. Tránh sự lồng ghép, liên hệ gượng
ép làm mất tác dụng giáo dục.
-
Phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức.
1.3.3.5. Nguyên tắc khi lựa chọn nội dung tích hợp
- Không làm thay đổi tính đặc trưng môn học, không biến bài học bộ môn
thành bài học KTXHMT.
- Khai thác nội dung KTXHMT có chọn lọc, có tính tập trung vào chương
mục nhất định, không tràn lan, tùy tiện.
- Phát huy cao độ hoạt động tích cực nhận thức của HS và kinh nghiệm thực
tế các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để HS tiếp xúc trực tiếp với thực tế.

14
1.3.4. Các phương pháp dạy học tích hợp
- Phương pháp giảng giải, thảo luận, nhóm, đàm thoại.
- Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa.
- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục.
- Phương pháp thí nghiệm.
- Phương pháp giao bài tập về nhà.
- Phương pháp hoạt động thực tiễn.
- Phương pháp đóng vai.

- Phương pháp động não.
- Phương pháp học tập theo dự án.
- Phương pháp nêu gương.

- Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống...
1.3.5. Các vấn đề KTXHMT trong chương trình hóa học phổ thông
Các vấn đề về KTXHMT trong chương trình hóa học ở trường THPT có thể
khái quát trong các nội dung chính sau đây:
1.3.5.1. Không khí, khí hậu
- Bầu khí quyển Trái đất, khí hậu.
- Tầm quan trọng của cây xanh.
- Hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ozon.
- Bụi, các tác nhân gây ô nhiễm.
1.3.5.2. Nước
- Vòng tuần hoàn nước, sự phân bố nước trên Trái đất.

- Khai thác, sử dụng nước, lọc nước.
- Sự ô nhiễm tầng nước mặt, nước ngầm, nước biển.
- Các tác nhân gây ô nhiễm.
- Chất tẩy rửa tổng hợp, cách xử lý nước thải.
1.3.5.3. Đất đai và sản xuất nông nghiệp
- Ảnh hưởng của độ pH đối với động vật và thực vật.
- Các tác nhân gây ô nhiễm.

15
- Phân hóa học và các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
- Khử mặn và chua cho đất.
1.3.5.4. Khoáng sản, năng lượng
- Tài nguyên thiên nhiên.
- Nhiên liệu khí, lỏng, rắn: khí đốt, dầu mỏ, than đá.

- Năng lượng hạt nhân, năng lượng nguyên tử.
- Khoáng sản, khai thác khoáng sản.
1.3.5.5. Công nghiệp hóa học
- Các ngành sản xuất hóa học.
- Công nghiệp mỏ.
- Công nghiệp phân bón, thuốc trừ sâu.
- Công nghiệp thuốc nổ.
- Công nghiệp silicat: sản xuất thủy tinh, đồ gốm.
-
Công nghiệp cao su.
- Công nghiệp vật liệu xây dựng.
- Mưa axit, chất thải công nghiệp, chất thải phóng xạ.
- Bảo vệ sức khỏe, chống độc hại, an toàn lao động trong sản xuất hóa học.
1.3.5.6. Hóa chất và cuộc sống
- Thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, các vật phẩm tiêu dùng.
- Các hóa chất độc hại đang sử dụng trong đời sống.
1.3.
5.7. Chất thải
- Chất thải từ các nguồn: giao thông vận tải, sinh hoạt và công nghiệp.
- Xử lý chất thải.
- Tái sử dụng, tái chế chất thải.
1.3.5.8. Môi trường xã hội, môi trường đạo đức
- Đạo lý môi trường toàn cầu và sự phát triển bền vững.
- Trách nhiệm của con người với môi trường.
- Chiến tranh hóa học và chiến tranh hạt nhân.

16
1.3.6. Nội dung giảng dạy các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường trong môn hóa
học trong chương 9 SGK 12
Bảng 1.1: Nội dung chương 9 SGK hóa học 12 nâng cao

Chương 9. hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường
1. Hoá học
và vấn đề
phát triển
kinh tế

Kiến thức
Biết được: Vai trò của hóa học đối với sự phát triển kinh tế.
Kĩ năng
- Tìm thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại
chúng, xử lí thông tin và rút ra nhận xét về các vấn đề trên.
- Giải quyết một số tình huống trong thực tế về tiết kiệm năng lượng,
nhiên liệu, vật liệu, chất phế thải,...
- Giải được bài tập: Tính khối lượng chất, vật liệu, năng lượng sản
xuất bằng con đường hóa học và bài tập khác có nội dung liên quan.
2. Hoá học
và vấn đề xã
hội
Kiến thức
Biết được: Vai trò của hóa học đã góp phần thiết thực giải quyết các
vấn đề thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu tơ sợi, thuốc chữa bệnh,
thuốc cai nghiện ma tuý.
Kĩ năng
- Tìm thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại
chúng, xử lí thông tin, rút ra kết luận về các vấn đề trên.
- Giải quyết một số tình huống trong thực tiễn về thuốc chữa bệnh,
lương thực, thực phẩm: bảo quản, sử dụng an toàn, hợp lí, hiệu quả.
- Giải được bài tập có nội dung liên quan.
3. Hoá học
và vấn đề

môi trường
Kiến thức
Biết được:
- Một số khái niệm về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô
nhiễm đất, nước.
- Vấn đề về ô nhiễm môi trường có liên quan đến hóa học.
- Vấn đề bảo vệ môi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có
liên quan đến hóa học.
Kĩ năng
- Tìm được thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại
chúng về vấn đề ô nhiễm
môi trường. Xử lí các thông tin, rút ra nhận
xét về một số vấn đề ô nhiễm và chống ô nhiễm môi trường.
- Vận dụng để giải quyết một số tình huống về môi trường trong thực
tiễn.
- Giải được bài tập: Tính toán lượng khí thải, chất thải trong phòng
thí nghiệm và trong sản xuất và bài tập khác có nội dung liên quan.


17
1.4.
Các hình thức tích hợp CVĐKTXHMT trong dạy học ở trường THPT
1.4.1. Các hình thức tích hợp trong giờ nội khóa
Do kiến thức KTXHMT được tích hợp, lồng ghép vào nội dung bài giảng,
nên khi giảng dạy không có phương pháp riêng dành cho CVĐKTXHMT mà phải
thông qua bộ môn hóa học. Tuỳ điều kiện, có thể sử dụng một số phương pháp sau:
1.4.1.1. Phương pháp dùng lời
a. Phương pháp thuyết trình
Các nội dung mới về KTXHMT có thể có những nội dung tương đối khó và
phức tạp, HS không dễ dàng tự tìm hiểu được. Nên GV thuyết trình các vấn đề bằng

sức truyền cảm của m
ình sẽ gây ấn tượng và niềm tin cho HS. Bên cạnh đó, thuyết
trình giúp tiết kiệm thời gian nhất vì thời lượng cho các nội dung KTXHMT vẫn
chưa có.
Khi thuyết trình, GV có thể diễn giảng những kiến thức KTXHMT bằng cách
kể chuyện, đọc tài liệu, cho các em xem các tranh vẽ, hình ảnh, phim minh họa...
b. Phương phá
p đàm thoại
Đàm thoại giữa GV và HS, trong đó giáo viên nêu ra hệ thống câu hỏi “dẫn
dắt” các em suy nghĩ, phán đoán, quan sát và tự đưa ra những kết luận từ vốn kiến
thức của bản thân qua đó mà lĩnh hội kiến thức.
Từ việc đàm thoại, GV có thể giúp HS gắn kết, hoàn thiện thành một hệ
thống kiến thức từ các kinh nghiệm nhỏ của mỗi em. Có thể mỗi em đã nghe đâu đó
về vấn đề nghiê
n cứu nhưng chưa rõ ràng, hệ thống, GV giúp các em hệ thống lại.
c. Các nội dung có thể dùng phương pháp dùng lời trong chương trình
hóa học lớp 12 nhằm giảng dạy CVĐKTXHMT
Bảng 1.2: Nội dung có thể giảng dạy CVĐKTXHMT
Chương Bài
Nội dung dạy học và tác
dụng giáo dục
Biện pháp hỗ trợ và
cách vận dụng kiến thức
Cacbohiđrat
Tinh bột
Sự tạo thành tinh bột
trong cây xanh, quá trình
quang hợp.
Giáo dục cho HS thấy
tầm quan trọng của cây

xanh, tài nguyên rừng.

18
Amin –
Aminoaxit –
Protein
Amin

Protit
Tính chất hóa học của
amin.
Sự chuyển hóa protit trong
cơ thể.
Sự phân huỷ protit.
Độc tính của một số
amin đối với cơ thể
Vệ sinh môi trường,
không ném súc vật chết ra
đường, không phóng uế
bừa bãi.
Polime và
vật liệu
polime
Chất dẻo
Chất dẻo có rất nhiều ứng
dụng trong cuộc sống.
Điều chế chất dẻo
Sử dụng và tái chế đồ
phế thải polime
Đại cương

về kim loại
Tính chất
vật lý của kim
loại
Điều chế
kim loại
Sự ô nhiễm không khí do
bụi chì, amiăng, hơi thuỷ
ngân...
Phương pháp thuỷ luyện,
nhiệt luyện, điện luyện,...
Giáo dục đạo lý môi
trường toàn cầu và sự
phát triển bền vững.
Xử lí chất thải
Sử dụng và tái chế phế
thải nhôm, sắt...
Kim loại
kiềm, kiềm
thổ, nhôm
Nước cứng
Nhôm

Cách làm mềm nước cứng
Phèn chua
Xử lí nước
Tác dụng lọc sạch nước
của phèn chua
Crom, sắt,
đồng

Sản xuất
gang thép
Các phản ứng khử oxit
sắt, các phản ứng tạo thép
Khí lò cao
Xử lí chất thải chống ô
nhiễm không khí
Phân tích
hóa học
Phân tích
định tính và
định lượng
một số ion vô
cơ và hữu cơ
Nhận biết sự có mặt của
một số ion vô cơ và hữu cơ.
Nhận biết sự có mặt và
hàm lượng gây độc của
một số chất thông dụng
Hoá học và
vấn đề phát
triển kinh tế
xã hội, môi
trường
Hoá học và
vấn đề môi
trường
Nhận biết ô nhiễm môi
trường.
Giáo dục cho HS các

hành động cụ thể về bảo
vệ môi trường

1.4.1.2 Phương pháp dùng các tư liệu, hình ảnh
Môn hóa học là môn khoa học thực nghiệm, hình ảnh trực quan cũng như
những tư liệu cụ thể là phương tiện không thể thiếu trong giảng dạy. Đặc biệt là đối
với CVĐKTXHMT, một công việc có tính thực tế cao, thì vấn đề sử dụng tranh
ảnh, tư liệu trong giảng dạy lại càng trở nên quan trọng. Khi giáo viên sử dụng tranh
ảnh, tư liệu, học sinh tri giác với những hình ảnh và con số cụ thể. Con đường nhận
thức này là
m cho học sinh phát triển bộ óc tưởng tượng, khắc sâu kiến thức hơn,
đặc biệt là sẽ hình thành một ý thức tự giác cao trong việc bảo vệ môi trường.

19
1.4.1.3. Seminar, báo cáo của HS
Seminar là một trong những PPDH hiện đại, tích cực, trong đó HS, sinh viên
trình bày, thảo luận, tranh luận về những vấn đề khoa học nhất định dưới sự điều
khiển của GV am hiểu vấn đề. PPDH này giúp HS:
- Học chủ động, tích cực.
- Rèn luyện năng lực tự học, tự lực tìm hiểu, nghiên cứu và giải quyết vấn đề.
- Học cách suy nghĩ về những vấn đề của môn học.

- Phát triển được khả năng diễn đạt, nói trước tập thể.
- Đánh giá tính logic, quan điểm của người khác và của chính mình.
- Khuyến khích HS tra cứu tài liệu trên mạng, làm quen và thích ứng với sự
phát triển của internet hiện nay.
1.4.1.4. Sử dụng bài tập
Bài tập giữ vai trò rất quan trọng. Bài tập là phương tiện giúp GV hoàn thành
các chức năng: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển của dạy học. Cụ thể là:


- Bài tập giúp các em nắm kiến thức sâu sắc, bền vững hơn.
- Bài tập là một phương tiện giáo dục tốt.
- Bài tập có khả năng phát triển trí tuệ, tình cảm của các em.
Trong 2 năm gần đây, khi ban hành cấu trúc của đề thi TNPT, ĐH và CĐ,
bài tập có nội dung đến vấn đề KTXHMT có một phần nhỏ trong các đề thi. Tuy chỉ
là một phần nhỏ, nhưng có ý nghĩa giáo dục rất lớn nếu đư
ợc áp dụng linh hoạt. Từ
đó, HS có ý thức được phần nào các hoạt động BVMT diễn ra trên địa phương.
1.4.1.5. Thiết kế website về giảng dạy CVĐKTXHMT
Websites có các điểm mạnh như:
- Giúp bổ sung, mở rộng kiến thức học sinh đã học trên lớp. Người học có
thể tìm kiếm nhanh chóng và dễ dàng một khối lượng lớn thông tin bổ ích.
- Với tính năng siêu liên kết và giao diện t
hân thiện, websites linh động, hấp
dẫn, tiện dụng cho người học, góp phần nâng cao hứng thú học tập.
Nếu thiết kế được một websites về giảng dạy CVĐKTXHMT thì hiệu quả
giáo dục sẽ rất lớn.

20
1.4.2. Các hình thức tích hợp tron
g giờ ngoại khóa
1.4.2.1. Khái niệm hoạt động ngoại khóa (HĐNK)
HĐNK là những hoạt động học tập, giáo dục HS được tổ chức ngoài chương
trình bắt buộc và tự chọn, do GV điều khiển, có sự hỗ trợ của các đoàn thể, xã hội.
1.4.2.2. Tác dụng
 Tác dụng giáo dục
- HĐNK góp phần giáo dục tính tổ chức, tính kế hoạch, tinh thần làm chủ và
hợp tác trên cơ sở những hoạt động thực tế. Ngoại khóa được thực hiện cơ bản dựa
trên sự tự nguyện, tự giác của HS cộng với sự gi
úp đỡ thích hợp của GV sẽ động

viên HS nỗ lực hết mình giải quyết vấn đề đặt ra.
- HĐNK làm cho quá trình dạy bộ môn thêm phong phú đa dạng, làm cho
việc học tập của HS thêm hứng thú sinh động, tạo cho HS lòng hăng say yê
u công
việc, đó là điều kiện để phát triển khả năng, năng lực sẵn có của HS. Qua ngoại
khóa HS có điều kiện tự làm, phát huy óc sáng tạo, tự tin, dám nghĩ dám làm.
 Tác dụng giáo dưỡng
- HĐNK góp phần củng cố, bổ sung kiến thức cho HS. Thông qua HĐNK,
kiến thức HS thu nhận được sẽ sâu sắc hơn. Trong khi tiến hành HĐNK, HS được
tự mình nghiên cứu, tự mình tìm hiểu vấn đề và tranh luận với bạn bè tr
ong sự cân
nhắc kĩ càng. Chính vì thế HĐNK góp phần đắc lực trong việc phát triển trí lực và
khả năng sáng tạo của HS.
- Vì điều kiện thời gian, trong chương trình nội khóa có những phần GV
không thể giới thiệu hết được. Những phần này nếu được bổ sung bởi HĐNK thì
kiến thức của HS sẽ được mở rộng thêm. HS có thể thu nhận được kiến t
hức dưới
nhiều hình thức như: tổ ngoại khóa, CLB khoa học, hội vui, hội thi...
 Tác dụng giáo dục kĩ thuật tổng hợp, định hướng nghề nghiệp
Qua HĐNK, HS được rèn luyện một số kĩ năng như: tập nghiên cứu một vấn
đề, thuyết minh trình bày trước đám đông, tập sử dụng những dụng cụ, thiết bị
thường gặp trong đời sống, những m
áy móc từ đơn giản tới hiện đại. Qua đó sẽ nảy

21
nở ở HS tình cảm nghề nghiệp và bước đầu có ý thức về nghề nghiệp mà HS sẽ
chọn trong tương lai.
1.4.2.3. Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động ngoại khóa hóa học
- Hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu đào tạo của nhà trường.
- Phát triển hứng thú học tập hóa học, nâng cao, mở rộng kiến thức, kĩ năng

thực nghiệm hóa học.
- Phát triển tính sáng tạo, trí thông m
inh của học sinh trong việc giải quyết
các vấn đề khoa học.
- Chuẩn bị hướng nghiệp, phát hiện, bồi dưỡng thiên hướng, tài năng.
- Huy động học sinh tham gia các hoạt động công ích có nội dung hóa học:
xây dựng phòng thí nghiệm, đồ dùng dạy học, bảo vệ môi trường.
- Tổ chức vui chơi, giải trí một cách bổ ích, có trí tuệ.
1.4.2.4. Các hình thức hoạt động ngoại khóa hóa học thường gặp
- Tham quan nhà máy hóa chất, cơ sở sản xuất, các ruộng thí nghiệm.

- Thi HS giỏi hóa.
- Tổ ngoại khóa hóa học.
- Câu lạc bộ hóa học.
- Ngày hội hóa học.
- Báo cáo chuyên gia...
1.4.2.5. Các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường
a. Hội thi hóa học
Hội thi là một trong những cách thức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn HS, đạt
hiệu quả tốt trong vấn đề giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho người tham
gia. Hội thi là dịp để mỗi cá nhâ
n hoặc tập thể thể hiện khả năng của mình, khẳng
định thành tích, kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trong học tập
và trong các hoạt động tập thể. Qui mô của hội thi, đối tượng tham gia, cách thức tổ
chức hội thi như thế nào phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tính chất và nội
dung của hội thi. Quy mô của hội thi có thể tổ chức t
rong phạm vi một lớp, một
khối hoặc toàn trường. Có thể tổ chức vào các thời gian khác nhau của năm học.

22

 Một số hình thức của Hội thi hóa học
- Thi trả lời nhanh: sau khi nêu câu hỏi, đội nào có tín hiệu trước sẽ được trả
lời. Thời gian suy nghĩ cho một câu hỏi là cố định. Vì khi trả lời nhanh nên câu hỏi
nên gắn gọn không quá khó, quá dài. Thi trả lời nhanh có thể dùng các câu hỏi tự
luận hoặc các câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn, các đội chọn ý đúng nhất và giải thích.
- Thi giải thích hiện tượng: sa
u khi nêu hiện tượng hoặc làm thí nghiệm, yêu
cầu giải thích diễn biến, kết quả. Trong thời gian ấn định, các đội cùng trả lời ra
giấy hoặc viết lên một bảng và sau đó lần lượt đọc câu trả lời. Căn cứ vào câu trả
lời, giám khảo cho điểm cụ thể. Sau khi các đội trả lời, người dẫn chương trình
công bố đáp án chính xác.
- Thi giải bài tập: bài tập có thể là định tính hoặc định lượng. Các đội bốc
thăm chọn bài tập hoặc tất cả cùng làm
một bài tập trong khoảng thời gian xác định.
Nếu dưới hình thức bốc thăm thì các bài tập phải tương đương nhau về độ khó và
phù hợp trình độ HS.
- Thi giải ô chữ: tạo một ô chữ gồm nhiều hàng ngang và một cột dọc. Cột
dọc được sắp xếp sao cho nội dung các chữ ở các hàng ngang nối lại tạo thành. Từ
việc trả lời các câu hỏi tìm ra các từ hàng ngang, từ đó dự đoá
n từ ở cột dọc. Nên
chọn từ ở cột dọc mang một ý nghĩa nào đó.
- Thi thực hành, làm thí nghiệm, chế tạo dụng cụ thí nghiệm: có nhiều
hình thức khác nhau cho phần này. Có thể phát cho các đội thi các dụng cụ, yêu cầu
trình bày cách làm một thí nghiệm. Hoặc phát cho các đội một số dụng cụ, xem đội
nào làm
được nhiều thí nghiệm hơn. Vì thời gian và điều kiện của hội thi hạn chế,
có thể chỉ dừng lại ở mức độ nêu cách làm và nếu làm thí nghiệm thì đó chỉ nên là
những thí nghiệm đơn giản, không yêu cầu độ chính xác cao.
- Ra câu hỏi: các đội ra câu hỏi vòng tròn hoặc đặt ra câu hỏi cho khán giả.
Các câu hỏi này phải được ban giám khảo thẩm định trước và đảm bảo tính bí

mật. Để thu hút sự nhiệt tình của
khán giả nên có phần thi dành cho lực lượng
này và có phần thưởng cho người trả lời đúng.
b. Ngày hội hóa học (NHHH)

×