Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Sử dụng một số tư liệu ở khu kinh tế nghi sơn trong quá trình dạy học chương trình hóa học 11, nhằm thúc đẩy hứng thú học tập cho học sinh, nâng ca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 20 trang )

MỤC LỤC
Trang
I. Mở đầu...........................................................................................................
I.1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................
I.2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................
I.3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................
I.4 .Phương pháp nghiên cứu............................................................................
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm...............................................................
II.1. Cơ sở lí luận ..............................................................................................
II.1.1. Khái niệm................................................................................................
II.1.2. Ý nghĩa của việc sử tư liệu trong quá trình dạy học bộ môn hóa
học......................................................................................................................
II.2. Thực trạng việc sử dụng tư liệu ở địa phương trong quá trình
giảng dạy bộ môn hóa học ở trường THPT Tĩnh Gia 3 ....................................
II.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề ....................................................
II.3.1. Tổng quan tư liệu ở địa phương trên địa bàn khu kinh tế Nghi
Sơn – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa...........................................................
II.3.2. Sử dụng tư liệu giờ nội khóa ..................................................................
II.3.2.1 Khai thác, sử dụng tư liệu địa phương để dạy nội khóa lớp 11
............................................................................................................................
II.3.2.2 Tiến hành bài học nội khóa tại Nhà máy nước sạch Bình Minh
..........................................................................................................................
II.3.3 Sử dụng tư liệu ở địa phương trong hoạt động tham quan ngoại
khóa..................................................................................................................
II.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ......................................................
III. Kết luận, kiến nghị .................................................................................
III.1. Kết luận...................................................................................................
III.2. Kiến nghị.................................................................................................
Tài liệu tham khảo.........................................................................................
Danh mục các đề tài SKKN đã được hội đồng đánh giá xếp loại
cấp Sở GD & ĐT ...........................................................................................




I – MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài
Trong bài "Đổi mới căn bản, toàn diện để hoàn thiện một nền giáo dục và
đào tạo Việt Nam nhân bản" Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân
Nhạ nhấn mạnh: "Ngày nay, khi tri thức đã trở thành yếu tố hàng đầu để phát
triển kinh tế tri thức thì các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục là
đòn bẩy quan trọng để đổi mới mô hình tăng trưởng và phát triển xã hội bền
vững"[1]. Tại hội nghị ASEM với chủ đề “Giáo dục sáng tạo và xây dựng nguồn
nhân lực vì phát triển bền vững” Bộ trưởng đã nhấn mạnh ”Đẩy mạnh tiếp cận
liên ngành trong giáo dục và đào tạo nhằm phát triển con người toàn diện, tạo cơ
hội học tập gắn với cuộc cánh mạng công nghiệp 4.0”[2]
Theo Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình giáo
dục phổ thông – dự thảo chương trình nêu lên 6 phẩm chất chủ yếu cần hình
thành, phát triển ở học sinh là: yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm
làm, trung thực, trách nhiệm. Những năng lực chung được tất cả các môn học và
hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học,
năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;[3]
Trong quá trình dạy học bộ môn hóa học hiện nay, việc lồng ghép các tư
liệu ở địa phương có liên quan đến bài học chưa được vận dụng nhiều, nhiều học
sinh mặc dù tiếp thu kiến thức trong sách giáo khoa nhưng vận dụng vào thực tế
thì không linh hoạt. Trong đề thi trung học phổ thông quốc gia có câu hỏi vận
dụng thực tế nhưng một số học sinh còn lúng túng. Một trong những phương
tiện dạy học có thể sử dụng tốt là các tư liệu ở địa phương. Khu kinh tế Nghi
Sơn là một trong 8 khu kinh tế trọng điểm của cả nước được Chính phủ ưu tiên
đầu tư và hỗ trợ nhiều ưu đãi; là trung tâm công nghiệp hiện đại hàng đầu vùng
Bắc Trung Bộ. Trong đó, dự án lọc hóa dầu mang tầm cỡ Đông Nam Á và nhiều
nhà máy, xí nghiệp khác . Đây là nguồn tư liệu, phương tiện trực quan có giá trị
tạo cho các em niềm vui, sự hứng khởi trong học tập nhằm phát huy tinh thần

yêu nước và lòng tự hào dân tộc, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường đồng
thời có tính hướng nghiệp cho các em học tập và công tác ở quê hương.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy và phạm vi một sáng kiến kinh nghiệm tôi
lựa chọn đề tài “ Sử dụng một số tư liệu ở khu kinh tế Nghi Sơn trong quá
trình dạy học chương trình hóa học 11, nhằm thúc đẩy hứng thú học tập
cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy và học ở trường THPT Tĩnh Gia 3”.
I.2. Mục đích nghiên cứu
Để nâng cao chất lượng bộ môn, phát huy tính tích cực, chủ động của học
sinh cần phải đổi mới phương pháp dạy học thường xuyên, đồng bộ, trong đó
việc tăng cường sử dụng các phương tiện trực quan, hoạt động trải nghiệm có
vai trò quan trọng. Vận dụng tư liệu ở địa phương trong quá trình dạy học sẽ
2


thúc đẩy hứng thú trong học tập vận dụng những kiến thức đã được học vào thực
tiễn từ đó hình thành phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân.
I. 3. Đối tượng nghiên cứu
Trong quá trình dạy học ở chương trình hóa học 11, việc sử dụng các tư
liệu thực tiễn sẽ tạo sự hứng thú trong học tập của học sinh, nâng cao hiệu quả
dạy và học. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được tham gia trực tiếp
chủ động, tích cực trong các hoạt động. Tạo điều kiện để học sinh nhận thức
năng lực và phát huy tiềm năng của bản thân, hình thành các phẩm chất và năng
lực cốt lõi, tính cực hóa bản thân, tình yêu quê hương, đất nước, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và định hướng nghề nghiệp.
I. 4. Phương pháp nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý thuyết theo phương pháp diễn dịch, so sánh.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế thu thập thông tin về thực trạng dạy
học bộ môn hóa học có sử dụng tư liệu địa phương ở trường trung học phổ thông
Tĩnh Gia 3, từ đó thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
Phương pháp thống kê, sử lý số liệu để có những thông tin cần thiết đánh

giá hiệu quả trước và sau khi thực hiện đề tài. Giao nhiệm vụ học tập cho học
sinh và có kế hoạch thực hiện cụ thể.
II – NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
II.1. Cơ sở lí luận
II.1.1. Khái niệm
Có thể hiểu tư liệu là những vật chất con người sử dụng trong một lĩnh
vực nào đó hay tài liệu dùng trong việc nghiên cứu.
Hứng thú có vai trò quan trọng thúc đẩy con người tham gia tích cực vào
các hoạt động, làm nảy sinh khát vọng, tăng hiệu quả hoạt động nhận thức.
Hứng thú trong học tập là sự lựa chọn đặc biệt của người học với hoạt
động học tập vì sự thu hút tình cảm và ý nghĩa thực tiễn trong đời sống cá nhân.
So sánh học tập truyền thống và học tập sử dụng tư liệu thực tế :
Đặc trưng
Truyền thống
Sử dụng tư liệu thực tế
Mục
đích - Hình thành và phát triển hệ - Hình thành và phát triển
chính
thống tri thức khoa học, năng phẩm chất, năng lực, tư tưởng,
lực nhận thức và hành động. ý chí, tình cảm, kỹ năng sống.
Nội dung
- Kiến thức khoa học, nội - Kiến thức thực tiễn gắn bó
dung thành các phần chương, với đời sống, địa phương, cộng
bài, có mối liên hệ logic chặt đồng, đất nước thành các chủ
chẽ.
điểm mang tính mở.
Hình thức tổ - Có quy trình chặt chẽ, hạn - Đa dạng, linh hoạt, mở về
chức
chế về không gian, thời gian, không gian, thời gian, quy mô,
quy mô và đối tượng tham đối tượng. Có nhiều lực lượng

gia. Người tổ chức hoạt động tham gia tổ chức các hoạt động
học tập thường là giáo viên. với các mức độ khác nhau.
Tương tác, - Thầy chỉ đạo, hướng dẫn, - Đa chiều. Học sinh tự hoạt
3


phương pháp trò hoạt động là chính.
động, trải nghiệm là chính.
Kiểm
tra, - Năng lực tư duy. Theo - Kinh nghiệm, năng lực thực
đánh giá
chuẩn chung. Thường đánh hiện. Theo những yêu cầu
giá kết quả đạt được bằng mang tính cá biệt, phân hóa.
điểm số.
Thường đánh giá kết quả đạt
được bằng nhận xét.
II.1.2. Ý nghĩa của việc sử tư liệu trong quá trình dạy học bộ môn hóa học
Hóa học lại là một ngành khoa học thực nghiệm, có vai trò quan trọng
trong cuộc sống và cần thiết đối với các ngành khoa học công nghệ khác. Một số
học sinh vẫn chưa nhận thức được bản chất và tầm quan trọng của hóa học trong
cuộc sống. Đối với các em, hóa học là môn học trừu tượng. Trong xu thế toàn
cầu hóa hiện nay, nền giáo dục đã được đầu tư nhiều hơn. Nâng cao chất lượng
đào tạo là vấn đề được các nhà giáo dục quan tâm, nghiên cứu. Muốn nâng cao
hiệu quả dạy học, Giáo viên cần nắm vững kiến thức, linh hoạt về phương pháp,
đặc điểm tâm lý của học sinh nhằm kích thích hoạt động sáng tạo độc lập, phát
huy được trí thông minh, khả năng học hỏi, mặt khác phải gây hứng thú học tập .
Từ đó, các em có thể tự tìm hiểu những điều mới lạ về cuộc sống và thế giới
xung quanh cho mình. Khi xây dựng được hứng thú học tập nơi học sinh thì
mỗi kiến thức hóa học là một thế giới vui nhộn, bổ ích; mỗi tiết học là một trải
nghiệm thoải mái.

II.2. Thực trạng việc sử dụng tư liệu ở địa phương trong giảng dạy bộ môn
hóa học ở trường THPT Tĩnh Gia 3
Các giáo viên đều nhận thức rõ tầm quan trọng của việc sử dụng tư liệu
trong quá trình dạy học, đặc biệt là tư liệu ở địa phương, coi đó là phương tiện
dạy học có hiệu quả cao và gần gũi với các em. Tuy nhiên hầu như giáo viên
chưa từng tổ chức cho học sinh học tập ngoại khóa hoặc ít sử dụng tư liệu ở địa
phương trong dạy học hóa học lớp 11. Bởi do nhiều yếu tố như việc tổ chức cho
học sinh học tập gặp nhiều bất cập, mất thời gian, tốn kinh phí và công sức
chuẩn bị, tâm lí học sinh và phụ huynh. Trong chương trình hiện hành tài liệu
hướng dẫn cụ thể cho việc dạy học theo hình thức này chưa nhiều, chủ yếu là
hoạt động ngoài giờ lên lớp, thực hiện mục tiêu chủ yếu là phát triển phẩm chất,
so với mục tiêu chủ yếu của dạy học trên lớp là phát triển trí tuệ.
Đối với học sinh thông qua tìm hiểu tôi thấy đa số các em rất hứng thú với
những giờ học sử dụng phương tiện trực quan, các giờ học trải nghiệm thực tế,
tham quan ngoại khóa, nhưng khi hỏi về việc tìm hiểu các tư liệu ở địa phương
trên quê hương mình thì các em không nắm bắt được nhiều.
Những năm qua, mặc dù kinh tế trong nước và thế giới còn có nhiều khó
khăn nhưng Thanh Hóa vẫn nổi lên là địa phương có nhiều chuyển biến tích cực
trong việc thu hút đầu tư; trong đó điểm nhấn là Khu kinh tế Nghi Sơn và các dự
án đầu tư trọng điểm đã và đang đi vào hoạt động hiệu quả.

4


Vì vậy việc sử dụng tư liệu ở địa phương cần được giáo viên bộ môn hóa
học coi trọng, đặc biệt là các tư liệu về khu kinh tế Nghi Sơn đối với học sinh
trường THPT Tĩnh Gia 3.
II.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
II. 3.1. Tổng quan tư liệu ở địa phương trên địa bàn khu kinh tế Nghi Sơn huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa.


Hình 01. Nhà máy nước sạch Bình Minh ( xã Hải Thượng – Khu kinh tế
Nghi Sơn) – Sử dụng trong chương sự điện li.

5


Hình 02. Nhà máy nước sạch Quế Sơn ( liên doanh Anh Phát – Sông
Chu ) tại xã Mai Lâm – khu kinh tế Nghi Sơn đang dần hoàn thành – Sự
dụng trong chương sự điện li.

Hình 03. Khí Nito của công ty TNHH Sing Industrial gas Việt Nam có chi
nhánh ở cảng PTSC ( Cảng nước sâu) Xã Nghi Sơn – Khu kinh tế Nghi Sơn – Sử
dụng trong bài Nitơ.

6


Hình 04. Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 – Xã Hải Hà – Khu kinh tế Nghi Sơn
- Sử dụng trong bài hợp chất của cacbon.

Hình 05. Động trường lâm – xã Trường Lâm – Khu kinh tế Nghi Sơn – Sử dụng
trong bài hợp chất của cacbon.

7


Hình 06. Công ty CP ống sợi thủy tinh Nghi Sơn – xã Mai Lâm – Khu kinh tế
Nghi Sơn – Sử dụng trong bài Công nghiệp silicat.

Hình 07. Công ty CP gạch Tuynel Trường Lâm – xã Trường Lâm – Khu kinh tế

Nghi Sơn – Sử dụng trong bài Công nghiệp silicat.

8


Hình 08. Nhà máy xi măng Nghi Sơn – Xã Hải Thượng – Khu kinh tế Nghi Sơn
– Sử dụng trong bài Công nghiệp silicat.

Hình 09. Nhà máy xi măng Công Thanh – xã Tân Trường – khu kinh tế Nghi
Sơn – Sử dụng trong bài Công nghiệp silicat.
9


Hình 10. Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn – Khu kinh tế Nghi Sơn – Sử dụng
trong bài nguồn hidrocacbon thiên nhiên.
- Nhà máy nước sạch Bình Minh, Nhà máy nước sạch Quế Sơn
- Công ty TNHH Sing Industrial gas Việt Nam có chi nhánh ở cảng PTSC
- Công ty CP ống sợi thủy tinh Nghi Sơn, Công ty CP gạch Tuynel Trường Lâm
- Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1, nhiệt điện Nghi Sơn 2, nhiệt điện Công Thanh
- Động Trường Lâm
- Nhà máy xi măng Nghi Sơn, Nhà máy xi măng Công Thanh
- Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn
- Nhà máy tinh chế sản xuất dầu ăn và các sản phẩm chiết xuất từ dầu ăn..v.v..
Trong giới hạn đề tài tôi chỉ sử dụng một số tư liệu ở địa phương để giảng
dạy chương trình hóa học 11.
II.3.2. Sử dụng tư liệu ở địa phương trong giờ học nội khóa
II.3.2.1. Khai thác, sử dụng tư liệu địa phương để dạy nội khóa lớp 11
Vị trí, mục tiêu, nội dung trong chương trình hóa 11 có thể vận dụng được
Nội dung 1: chương 1: sự điện li.
Quy trình xử lí nước của các nhà máy nước sạch ( Dẫn chứng nhà máy nước

sạch Bình Minh và nhà máy nước sạch Quế Sơn.
- Mục tiêu cần đạt:
+ Kiến thức: Quy trình hoạt động của các nhà máy nước sạch có vận dụng lí
thuyết sự điện li, pH, Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li.
+ Tư tưởng: Bảo vệ tài nguyên nước.
+ Kỹ năng: Quan sát, đánh giá, nhận xét, phân tích.
10


Nội dung 2 : Bài Nitơ : Sản xuất N2 trong công nghiệp từ không khí.
Dẫn chứng: Sản phẩm Ntơ lỏng của Công ty TNHH Sing Industrial gas Việt
Nam có chi nhánh ở cảng PTSC.
Nội dung 3: Bài hợp chất cacbon.
Dẫn chứng : Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn. Động Trường Lâm.
- Mục tiêu cần đạt:
+ Kiến thức:
Ứng dụng quan trong của khí CO và cách sản xuất trong công nghiệp.
Quá trình hình thành thạch nhũ trong hang động núi đá vôi.
+ Tư tưởng: Tiết kiệm điện năng. Bảo vệ thiên nhiên.
+ Kỹ năng: Quan sát, đánh giá, nhận xét, phân tích.
Nội dung 4: Bài Công nghiệp silicat ( có thể là phần đọc thêm)
Dẫn chứng : Công ty CP ống sợi thủy tinh Nghi Sơn, Công ty CP gạch Tuynel
Trường Lâm, Nhà máy xi măng Nghi Sơn, xi măng Công Thanh.
- Mục tiêu cần đạt:
+ Kiến thức: Thành phần hoá học, tính chất, quy trình sản xuất và biện pháp kĩ
thuật trong sản xuất gốm, ống sợi thuỷ tinh, xi măng.
+ Tư tưởng: Bảo quản, sử dụng được hợp lí, an toàn, hiệu quả vật liệu thuỷ
tinh, đồ gốm, xi măng.
+ Kỹ năng: Quan sát, đánh giá, nhận xét, phân tích.
Nội dung 5: Bài Nguồn hidrocacbon thiên nhiên ( có thể là phần đọc thêm)

Dẫn chứng : Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
- Mục tiêu cần đạt:
+ Kiến thức: Thành phần hoá học, tính chất, cách chưng cất và chế biến dầu mỏ
bằng phương pháp hoá học.
+ Tư tưởng: Sử dụng hiệu quả các sản phẩm dầu mỏ trong đời sống.
+ Kỹ năng: Quan sát, đánh giá, nhận xét, phân tích.
* Để sử dụng tài liệu có hiệu quả trước hết phải nghiên cứu sách giáo khoa, sau
đó giáo viên đến các địa điểm để sưu tầm tài liệu, phục vụ cho nội dung bài
giảng. Đi tham quan toàn bộ các địa điểm để xác định : Tư liệu tranh ảnh phù
hợp với nội dung bài giảng, có thể dùng trong Powerpoint để soạn bài dạy.
* Giáo viên tổ chức cho học sinh sưu tầm tư liệu liên quan đến nội bài học như:
Nhà máy nhiệt điện, nhà máy xi măng, nhà máy lọc hóa dầu, động Trường
Lâm,.. ở trên địa bàn các xã mà học sinh đang cư trú.
Ví dụ: Khi dạy về ứng dụng quan trọng của khí CO trong công nghiệp học
sinh tìm hiểu tư liệu về nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 (nhiệt điện đốt than ).
Giới thiệu cấu hình
Nhà máy nhiệt điện than gồm có hai cụm thiết bị chính là cụm lò hơi để
sản xuất ra hơi nước và cụm tuốc bin – máy phát để biến đổi nhiệt năng của
dòng hơi thành điện năng. Ngoài ra còn có thêm lò hơi phụ trợ phục vụ cho khởi
động nhà máy; hệ thống nước làm mát; hệ thống chuẩn bị nhiên liệu (Kho than,
băng chuyền, máy nghiền than); hệ thống sản xuất khí nén; hệ thống thu hồi tro
bay, gom xỉ đáy lò, lọc bụi và xử lí khói thải…
11


Nguyên lí làm việc
Lò hơi đốt than phun là công nghệ tiên tiến. Than cục đã qua nghiền thô
đua vào máy nghiền than, Than được sấy nóng và nghiền mịn thành bột có
đường kính khoảng từ 40μm đến 90μm. Hỗn hợp bột than với không khí nóng
phun vào buồng lửa. Nhiệt của quá trình cháy bột than truyền cho các ống sinh

hơi đặt xung quanh buồng đốt để hóa hơi dòng nước trong ống. Hỗn hợp hơi và
nước ra khỏi ống đi vào bao hơi có đặt các thiết bị phân ly hơi nhằm tách tối đa
các hạt lỏng bị dòng hơi cuốn theo. Hơi bảo hòa tiếp tục đi qua bộ quá nhiệt để
nâng nhiệt độ trước khi đi vào thân cao áp của tuốc bin. Hơi ra khỏi thân cao áp
được đưa trở về lò hơi để tái sấy đến nhiệt độ mới rồi đi vào thân trung áp, hơi
ra khỏi thân trung áp được đưa trở lại lò hơi để tái sấy thêm rồi đi vào thân hạ
áp. Thiết bị tuốc bin biến nhiệt năng của dòng hơi thành cơ năng trên trục rô-to
để dẫn động máy phát điện. Máy phát điện biến cơ năng thành điện năng và
được hòa lên lưới điện quốc gia qua máy biến thế. Hơi thoát từ thân hạ áp của
tuốc bin đi vào bình ngưng nhả nhiệt cho nước làm mát, ngưng tụ thành nước và
được bơm trở lại lò hơi theo một chu trình khép kín. Khói đi ra khỏi buồng đốt
có nhiệt độ cao nên người ta thiết kế các bộ hâm nước, bộ sấy không khí trên
đường khói để nâng cao hiệu suất lò hơi. Tro bay, bụi được tách ra khỏi dòng
khói bằng bộ lọc bụi tĩnh điện trước khi thải ra ngoài môi trường. Xỉ đáy lò và
tro bay từ bộ hâm nước, bộ sấy không khí, bộ lọc bụi,… được đưa về hệ thống
thu gom để tái sử dụng trong lĩnh vực xây dựng như sản xuất gạch không nung,
làm chất phụ gia cho bê tông, v.v..
Sử dụng các tư liệu về khu kinh tế Nghi Sơn trong quá trình giảng dạy hóa
học 11 thông qua việc tìm hiểu trực tiếp là một hoạt động thực tế. Từ đó học
sinh biết được những tìm năng và vị thế ở Tĩnh Gia nói riêng và Thanh Hóa nói
chung mà cố gắng trong học tập để phục vụ, xây dựng quê hương, đất nước
II.3.2.2. Tiến hành bài học nội khóa tại Nhà máy nước sạch Bình Minh
Bài học thực địa có ý nghĩa lớn đối với học sinh trên cả ba mặt: Kiến
thức, tư tưởng - tình cảm, kỹ năng bởi nó giúp học sinh quan sát, bổ sung, cụ thể
hóa các sự kiện mà các em nghiên cứu, giúp đa dạng hóa các hoạt động nhận
thức, gây hứng thú cho hoạt động học tập hóa học. Nó còn có tác dụng nâng cao
hiểu biết về thiên nhiên, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, thẩm mỹ.
Tiến hành bài học nội khóa cụ thể là tiết “Luyện tập: Axit, bazơ và muối.
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li” như sau:
Giáo viên tiến hành giờ học bình thường phần củng cố kiến thức cần ghi

nhớ như ở trên lớp tại địa điểm nhà máy nước sạch Bình Minh, rồi cùng nhân
viên nhà máy hướng dẫn các em tham quan, tìm hiểu về quy trình xử lí nước
sạch. Sau khi các em đã tìm hiểu và nắm vững được quy trình hoạt động của nhà
máy nước sạch thì giáo viên còn giúp các em khắc sâu, nhớ lâu kiến thức bằng
việc hướng dẫn các em thăm quan tìm hiểu về nội dung bài học bằng một số câu
hỏi, kiến thức như sau
Vai trò quan trọng của nước trong đời sống, sản xuất ?

12


Nước là tài nguyên vô cùng quan trọng và quý giá, được dùng các lĩnh
vực như dân dụng,nông nghiệp, công nghiệp, môi trường,.. đặc biệt là nước
ngọt. Trên trái đất chỉ có khoảng 3% là nước ngọt, tuy nhiên lượng nước này
đang ngày càng suy giảm do sự gia tăng dân số và ô nhiễm môi trường. Gắn liền
với nhu cầu sử dụng nước tăng cao, công nghệ sản xuất nước sạch phục vụ cho
sinh hoạt của con người ngày càng được quan tâm và coi trọng.
Các nguồn nước cấp sinh hoạt hiện nay ?
Hiện nay, nước phục vụ cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt được sản xuất
từ 2 nguồn nước chính là nước mặt và nước ngầm. Nước mặt: Là các nguồn
nước tự nhiên như sông ngòi, ao hồ,…Nước ngầm (nước dưới đất): Là một dạng
nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích,…

Hình 11. Nước mặt hồ Yên Mỹ và nước ngầm trong tự nhiên
Vì thành phần các chất trong nước khác nhau nên công nghệ xử lý nước
sinh hoạt từ 2 loại nước trên cũng khác nhau, tuy nhiên giống nhau là đều sử
dụng công nghệ lắng – lọc và khử trùng.
Những công nghệ sản xuất nước sinh hoạt hiện nay tại Việt Nam ?
Công nghệ xử lý nước mặt.
Phèn

Clo
Trộn

Keo tụ tạo
bông cặn

Lắng

Lọc

Tiếp xúc
khử trùng

Xả cặn
Lắng nước,
lọc rửa

Nguồn cấp

Sơ đồ dây chuyền quy trình công nghệ xử lý nước mặt
Do nước mặt có chứa nhiều cặn lắng và cặn hòa tan, nên nước mặt sau
khi đưa vào xử lý được thêm hóa chất keo tụ (như phèn nhôm) và trợ keo tụ, kết
dính các chất bẩn và chất rắn hòa tan trong nước thành các bông cặn có kích
13


thước lớn hơn, dễ dàng lắng xuống và được đưa ra ngoài qua van xả cặn cửa bể
lắng và trên các lớp vật liệu lọc. Nước sau khi qua bể lọc được đưa sang bể tiếp
xúc, tại đây clo được định lượng đưa vào nhằm khử trung nước trước khi cấp
nước đến các nguồn sử dụng.

Dựa vào thành phần, tính chất của các loại nước mặt sử dụng làm nguồn
cấp nước mà ta có thể sử dụng thêm bể điều hòa, tuyển nổi,…
Vì sao phải dùng phèn chua để lọc lắng cặn?
Phèn chua K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O khi hòa tan vào nước xảy ra quá trình
điện li tạo các ion K+, Al3+, SO42-. Trong đó ion K+ và SO42-, không bị thủy phân
mà xảy ra quá trình thủy phân cation Al 3+, tạo Al(OH)3 ở dạng keo lơ lửng trong
nước trong quá trình lắng đọng các cặn bẩn sẽ bám vào và lắng xuống. Đây là
giai đoạn ban đầu làm trong nước.
Công nghệ xử lý nước ngầm:
Clorin

Nước
ngầm

Làm
thoáng

Lọc

Tiếp xúc
khử trùng

Nước
sạch

Xả cặn
Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước ngầm
Công nghệ xử lý nước ngầm có các công trình đơn vị tương tự như với xử
lý nước mặt, tuy nhiên, vì thành phần trong nước ngầm thường chứa Fe, Mn nên
phương pháp đơn giản và thông dụng nhất là làm thoáng, nghĩa là sử dụng oxi

trong không khí (hoặc cấp khí) để chuyển Fe(II) về dạng Fe(III) kết tủa, sau đó
có thể loại bỏ bằng phương pháp lắng và lọc.
Tùy thành phần các chất có trong nước ngầm mà ta có thể xây dựng thêm
các công trình phụ trợ như bể phản ứng,… đảm bảo chất lượng nước ra tốt nhất.
Nước sạch có pH khoảng bao nhiêu ?
pH từ 6,5 – 8,5 . Thường tạo môi trường trung tính với pH = 7

14


Hình 12: Học tập thực địa tại Nhà máy nước sạch Bình Minh ( xã Hải Thượng
– Khu kinh tế Nghi Sơn) Nước từ ngăn phản ứng sẽ đi vào vùng đệm sau đó đi
vào vùng lắng. Vùng lắng được bố trí Lamella với góc nghiêng từ 45 – 60 o.
Dòng nước đi vào vùng lắng sẽ đi lên theo phương nghiêng. Nước trong được
thu vào máng thu và đưa vào bể lọc. Cặn lắng tụ dần trên Lamella sẽ trượt
xuống đáy bể bằng trọng lực. Bùn cặn từ bể lắng sẽ được dẫn về bể chứa bùn.
Nước sau lắng có độ đục < 5 NTU.
Trong khuôn viên nhà máy nước Bình Minh, cùng với sự giúp đỡ của
nhân viên kĩ thuật nhà máy nước các em chăm chú, học tập nghiêm túc. Sau khi
trả lời câu hỏi của giáo viên đưa ra, bằng những hiểu biết của mình các em cosd
vai trò “ trung tâm” trong quá trình lĩnh hội kiến thức, giáo viên xem mình là
một hướng dẫn viên giúp các em nắm được logic, khái quát về quy trình hoạt
động của nhà máy nước sạch và bổ sung thêm lí thuyết về chương sự điện li
Qua đó các em không chỉ nắm vững kiến thức, mà còn biết thêm về qui
trình xử lí nước sạch, có ý thức sử dụng và bảo vệ tài nước nước.
Như vậy tiến hành bài học nội khóa tại nhà máy nước Bình Minh,sẽ
phong phú hơn về nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động.
II.3.3. Sử dụng tư liệu ở địa phương trong hoạt động tham quan ngoại khóa
Để buổi tham quan ngoại khóa đạt hiệu quả sư phạm mong muốn, giáo
viên cần có kế hoạch cụ thể bao gồm: Nội dung, phương pháp tiến hành, quyết

định thời gian và nhiệm vụ của học sinh.
Buổi tham quan ngoại khóa tôi chọn động Trường Lâm, thuộc xã Trường Lâm
* Công tác chuẩn bị:
- Giáo viên tổ bộ môn kết hợp với đoàn trường phải có sự chuẩn bị từ đầu năm:
+ Lên kế hoạch để tham quan học tập và đề xuất với tổ bộ môn, ban giám hiệu
nhà trường.
15


+ Dự trù kinh phí.
+ Trước buổi tham quan một tuần: Giáo viên liên hệ với UBND xã, trưởng thôn
Nhất Mỹ, xã Trường Lâm trao đổi thảo luận rõ mục đích của buổi tham quan
ngoại khóa.
+ Tìm hiểu tài liệu có liên quan đến nội dung chương trình học tập sẽ hướng dẫn
học sinh tham quan.
+ Trước buổi tham quan một ngày: Phổ biến mục đích yêu cầu của buổi tham
quan, những công việc tiếp theo cần làm, thời gian, địa điểm cụ thể, ra bài tập
cho học sinh làm sau buổi tham quan.
- Đối với học sinh: Ôn lại kiến thức bài : Hợp chất của cacbon – mục C. axit
cacbonic và muối cacbonat
+ Giấy bút, máy ảnh, máy ghi âm ( nếu có)
+ Tìm hiểu một số thông tin về sự hình thành thạch nhũ, măng đá trong hang
động núi đá vôi qua tư liệu.
* Tiến trình để tham quan chia hành hai phần:
- Phần một: Tham quan dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Qua buổi ngoại khóa, ngoài kiến thức cơ bản học sinh biết thêm về động
Trường Lâm, Tĩnh Gia. Đây là một quần thể hang động có dáng vẻ hoang sơ
rộng lớn, với mười động lớn nhỏ, mỗi hang động chứa đựng bên trong là cảnh
sắc cõi tiên hiện hữu nơi trần thế - những điều kỳ thú mà thiên nhiên ban tặng,
và ở đó thiên nhiên rất đỗi gần gũi trong cuộc sống con người. Quần thể hang có

một bộ sưu tập thạch nhũ và măng đá ấn tượng được hình thành trong với nhiều
hình dạng khác nhau. Một số nhũ đá dài đến 4 mét và trong một số trường hợp,
chúng kết hợp với măng đá phát triển từ dưới đất. Thạch nhũ và măng đá được
hình thành bởi nước chảy từ trần hang xuống sàn đất, làm tan chảy lớp đá vôi
khi nước chảy qua. Qua hàng trăm hàng ngàn năm, mỗi giọt nước chứa đầy
khoáng chất để lại một lớp canxi mỏng trên trần nhà và trên mặt đất. Theo thời
gian, lớp canxi mỏng ngày càng được bồi đắp thêm để tạo thành các cột CaCO 3
được gọi là nhũ đá, măng đá. Các lớp đá vôi, đá đolomit đã bị cuốn trôi và bao
phủ bởi thời gian, tạo thành các vết nứt giúp nước chảy qua. Trong quá trình
thấm qua các vết nứt và chảy qua đất, nước này hấp thụ ngày càng nhiều lượng
khí CO2 từ rễ cây và các sinh vật phân hủy xung quanh. Quá trình này chuyển
đổi nước thành axit và giúp đỡ quá trình mở rộng hang động. Nhiều năm sau,
khi nước biển rút và hạ thấp mực nước ngầm, quá trình phân hủy đá dừng lại và
bị đảo ngược. Những giọt nước bão hòa với đá vôi trên trần hang khiến cho khí
CO2 thoát ra ngoài. Phần đá vôi còn lại được kết tinh lại, tạo ra sự đa dạng các
loại nhũ đá mà chúng ta thấy ngày nay. Trong một số khu vực của các hang
động, nơi duy trì nhiệt độ và độ ẩm liên tục quanh năm, các nhũ đá và măng đá
tiếp tục phát triển.

16


Hình 13.Tham quan Động trường lâm – xã Trường Lâm – Khu kinh tế Nghi Sơn
- Phần 2: Học sinh tham quan tự do có sự hướng dẫn của giáo viên:
Học sinh có thể chia thành các nhóm tìm hiểu, ghi chép tư liệu có trong
hang động, trong quá trình tìm hiểu giáo viên chú ý theo dõi, đôn đốc nhắc nhở
học sinh làm việc, giải đáp thắc mắc ở các em, hướng dẫn những vấn đề học
sinh chưa rõ. Hết giờ giáo viên tập trung học sinh trước sân nhận xét buổi tham
quan, dặn dò học sinh trả lời câu hỏi sau:
Cho biết quá trình hình thành thạch nhũ, măng đá trong hang động núi đá

vôi, viết phương trình hóa học ?
Cư dân ở khu vực có nhiều núi đá vôi ảnh hưởng đến nguồn nước sinh
hoạt như thế nào?
Cuối cùng giáo viên thăm dò tìm hiểu suy nghĩ của học sinh về buổi tham
quan. Từ đó giáo viên rút kinh nghiệm.
II.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Để kiểm nghiệm những hình thức sử dụng tư liệu địa phương trên địa bàn
khu kinh tế Nghi Sơn huyện Tĩnh Gia trong dạy học chương trình hóa học 11.
Tôi tiến hành thực nghiệm ở trường THPT Tĩnh Gia 3 như sau.
- Hình thức 1: Sử dụng tư liệu đia phương trong dạy học nội khóa lớp 11:
Tôi chọn 2 lớp 11C6 (lớp thực nghiệm – TN ) và 11C8 (lớp đối chứng – DC).
- Hình thức 2: Tiến hành bài học hóa học tại thực địa và tham quan ngoại
khóa. Tôi chọn lớp 11C1 (thực nghiệm – TN) và 11C2 (lớp đối chứng – DC).
Lớp thực nghiệm và đối chứng có số lượng học sinh và sức học ngang nhau.
+ Phương pháp tiến hành:
Ở lớp đối chứng: Sử dụng giáo án bình thường.
Ở lớp thực nghiệm: Giáo án thể hiện việc sử dụng tư liệu và phương pháp
dạy học trải nghiệm thực tế.
+ Kết quả: Sau tiết học tôi tiến hành kiểm tra 10 phút ở các lớp thực
nghiệm và đối chứng thu được kết quả sau.
Lớp
Tổn
Kết quả học tập
g số
Giỏi
Khá
Trung Bình
Yếu
HS Số
Tỉ

Số Tỉ lệ Số
Tỉ lệ
Số Tỉ lệ
lượn lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%)
17


11C6(TN)
11C8(ĐC)
11C1(TN)
11C2(ĐC)

40
40
42
42

g
10
6
15
8

(%)
25,0 23 62,5 5
12,5
15,0 18 50,0 15 37,5
35,7 25 54,8 4
9,5
19,1 20 52,4 12 28,5

Kết quả học tập của học sinh

0
1
0
0

0
2,5
0
0

Từ kết quả thực nghiệm cho thấy có sự chênh lệch giữa lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng về tỉ lệ điểm giữa giỏi, khá, trung bình. Điều đó cho thấy lớp
thực nghiệm lĩnh hội kiến thức tốt hơn lớp đối chứng.
Việc sử dụng tư liệu ở địa phương và hoạt động giáo dục trải nghiệm thực
tế trong quá trình dạy học môn hóa học cho học sinh, làm cho nội dung và môi
trường học tập sinh động hơn, học sinh cảm thấy hứng thú khi lĩnh hội kiến
thức, làm cho giờ học không còn nặng nề và đạt được kết quả cao hơn. Học sinh
không chỉ hiểu nắm vững kiến thức mà còn giáo dục tình yêu quê hương, đất
nước, có ý thức trách nhiệm xây dựng phát triển cũng như bảo vệ tài nguyên,
môi trường ở quê hương mình.
Để tiếp nhận sự phản hồi của học sinh về việc dạy học hóa học có sử dụng
tư liệu ở địa phương tôi tiến hành phát phiếu điều tra cụ thể đối với khối 11
trường THPT Tĩnh Gia 3 năm học 2016-2017.
Câu 1. Em có hứng thú học tập môn hóa học ở trường phổ thông không?
A. Hứng thú
B. Bình thường
C. Không hứng thú
Câu 2. Em có thích học tập khi sử dụng tư liệu ở địa phương không?

A. Thích
B. Bình thường
C. Không thích
Câu 3. Việc học tập trải nghiệm thực tế có gì khác so với học trên lớp?
A. Sinh động hơn
B. Dễ nhớ kiến thức, có ý thức, trách nhiệm với quê hương và cộng đồng
C. Không khác gì
Câu 4. Theo em có nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông
không?
A. Nên
B. Không nên
Câu 5. Giải thích hiện tượng “ nước chảy đá mòn” bằng kiến thức hóa học
Kết quả thu được phần lớn (95%) các em trả lời theo hướng tích cực. Điều
đó cho thấy việc sử dụng tư liệu ở địa phương trong quá trình giảng dạy và học
tập là cần thiết.
III – KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Tư liệu ở địa phương là phương tiện trực quan có khả năng phục vụ rất tốt
cho việc dạy học hóa học ở trường phổ thông. Ở Thanh Hóa nói chung, khu kinh
tế Nghi Sơn huyện Tĩnh Gia nói riêng có lượng tư liệu khá phong phú. Nhưng
18


muốn khai thác và sử dụng tốt các tư liệu này, giáo viên phải nắm vững yêu cầu,
hình thức và phương pháp tiến hành, sử dụng tư liệu một cách linh hoạt trong
quá trình dạy học. Song phải tuân thủ những nguyên tắc chung của lý luận dạy
học và yêu cầu của việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học hóa học.
Trong quá trình tiếp cận dạy học trải nghiệm sáng tạo, thực tế thì việc sử
dụng tư liệu ở địa phương sẽ làm giờ học sinh động hơn, học sinh nắm kiến thức
vững hơn, rèn luyện cho giáo viên, học sinh kỹ năng sưu tầm và sử dụng tư liệu

làm bài giảng phong phú.
Qua nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ’’ Sử dụng một số tư
liệu ở khu kinh tế Nghi Sơn trong quá trình dạy học chương trình hóa học
11 nhằm thúc đẩy hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy và
học ở trường THPT Tĩnh Gia 3’’ tôi thu được hiệu quả nhất định trong quá
trình dạy học. Tuy nhiên đây cũng chỉ mới là kết quả bước đầu còn khiêm tốn và
hạn chế, rất mong được sự đóng góp ý kiến thêm của đồng nghiệp và hội đồng
khoa học của trường THPT Tĩnh Gia 3 cũng như hội đồng khoa học của Sở Giáo
Dục và Đào Tạo Tỉnh Thanh Hóa để đề tài của tôi hoàn thiện hơn, có ứng dụng
rộng rãi trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh.
Trong khi chờ sự xem xét, nghiên cứu đánh giá của Hội đồng khoa học
các cấp tôi xin chân thành cảm ơn nhiều. Chúc hội đồng khoa học sức khỏe,
hạnh phúc, thành công ./.
3.2. Kiến nghị
Nhà trường, đoàn thanh niên kết hợp với các công ty, xí nghiệp trên địa
bàn khu kinh tế Nghi Sơn tổ chức các buổi nội khóa và ngoại khóa cho học sinh
tìm hiểu thực tế.
Sở Giáo Dục & Đào Tạo giới thiệu các tài liệu tham khảo, các loại tranh
ảnh về các tư liệu ở tỉnh Thanh Hóa .
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh hóa, ngày 19 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không
sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện

Hoàng Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa hóa học 11 (cơ bản) năm 2006, NXB Giáo Dục

2. Sách giáo khoa hóa học 11 (nâng cao) năm 2006, NXB Giáo Dục

19


3. Các công văn, văn bản của Trung ương, tỉnh Thanh Hóa về giáo dục, về khu
kinh tế Nghi Sơn
4. Các hình ảnh, tài liệu tham khảo trên mạng Internet, báo chí,…
[1] Tạp chí Cộng sản, số 885-7/2016
[2] Hội nghị ASEM ở Huế tháng 3/2017
[3] Họp báo công bố chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, ngày 12/4/2017
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: HOÀNG NAM
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ trưởng chuyên môn Trường THPT Tĩnh Gia 3

TT
1.

2.

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)


Nâng cao kết quả học tập chương Sở GD & ĐT
cacbohiđrat ( Hóa học 12) qua
việc xây dựng chuyên đề dạy
học và kiểm tra, đánh giá theo
định hướng phát triển năng lực
học sinh
Dựa vào tính chất của nhóm
Sở GD & ĐT
halogen (hóa học 10) để xây
dựng một số câu hỏi về thực
hành, thí nghiệm theo định
hướng phát triễn năng lực học
sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy
học ở trường THPT Tĩnh Gia 3

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)
C

C

Năm học
đánh giá
xếp loại
2015

2016


---------------------------------------------------

20



×