Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Dùng phần mềm quản lý hoàn chỉnh để minh họa trong quá trình giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu microsoft access

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.06 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

DÙNG PHẦN MỀM HOÀN CHỈNH ĐỂ MINH HỌA XUYÊN
SUỐT QUÁ TRÌNH GIỚI THIỆU HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ
LIỆU MICROSOFT ACCESS LỚP 12

Người thực hiện: Phạm Thị Biên
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tin học

THANH HÓA NĂM 2016


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU................................................................................................3
I. Lý do chọn đề tài......................................................................................3
II. Mục đích nghiên cứu...............................................................................3
III. Đối tượng nghiên cứu............................................................................4
IV. Phương pháp nghiên cứu........................................................................4
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.......................................5
I. Cơ sở lý luận.............................................................................................5
II. Thực trạng của vấn đề...............................................................................
III. Giải pháp thực hiện................................................................................5
IV. Kết quả thực nghiệm............................................................................19
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................20
I. Kết luận...................................................................................................20
II. Đề xuất, kiến nghị.................................................................................20



2


A.

MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết mọi cơ quan, mọi tổ chức đều cần phải có sự quản lí. .
Công tác quản lí phổ biến trong mọi hoạt động kinh tế -xã hội. Một xã hội văn
minh thì đòi hỏi trình độ quản lí ngày càng cao. Việc lưu trữ và xử lí thông tin
một cách chính xác, kịp thời chiếm vị trí quan trọng trong quản lí, điều hành của
mọi tổ chức. Vì vậy tin học hóa công việc quản lí là rất cần thiết. Để đáp ứng
nhu cầu đó rất nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu đã được ứng dụng như Foxpro,
Access, SQL Server, Informix, Oracle, … Nhưng đơn giản và thân thiện hơn cả
là hệ quản trị CSDL Access, mặc dù nó không có những công cụ hỗ trợ mạnh
như Informix hay Oracle, nhưng nó cũng hỗ trợ tương đối tốt về mặt quản lý dữ
liệu vừa và nhỏ, đồng thời nó cũng cung cấp công cụ cho phép chúng ta có thể
lập trình được. Chính vì vậy mà nhiều khi ta còn gọi là ngôn ngữ Access.
Microsoft Access cung cấp hệ thống chương trình ứng dụng rất mạnh, giúp
người dùng mau chóng và dễ dàng tạo lập các trình ứng dụng từ bất kể nguồn dữ
liệu nào.
Để thế hệ trẻ có được nền tảng kiến thức tin học cơ bản phù hợp với sự phát
triển của xã hội, tin học đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Trong
chương trình Tin học lớp 12, giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft
Access nhằm giúp cho học sinh hiểu được cách tổ chức, quản lí dữ liệu trên máy
tính và bước đầu làm quen với các thao tác cơ bản để có thể xây dựng một
chương trình quản lí đơn giản trên máy tính. Đây là những kiến thức rất cần thiết
đối với học sinh vì ngày nay các chương trình quản lí được sử dụng rất nhiều để

giải quyết các bài toán quản lí trong xã hội.
Để học sinh thấy rõ được tầm quan trọng của Access, tôi đã chọn đề tài
“Dùng phần mềm hoàn chỉnh để minh họa xuyên suốt quá trình giới thiệu
hệ quản trị CSDL Microsoft Access lớp ”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Ở đầu chương, giáo viên giới thiệu một phần mềm hoàn chỉnh ở để các em
có cái nhìn tổng quát, biết được sản phẩm mình có thể làm được sau khi tìm hiểu
về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access. Thông qua các
tiết học, giáo viên lồng ghép các ví dụ có trong phần mềm, đồng thời yêu cầu
các em tự làm qua các tiết thực hành. Sau khi kết thúc chương là các em có thể
tạo được một phần mềm đơn giản nhưng không kém phần thực tế, từ đó giúp
học sinh hứng thú với môn học, đạt hiệu quả học tập cao hơn.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu chương II. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Micosoft Access thuộc
chương trình lớp 12 khối THPT.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:

3


- Đọc các tài liệu, giáo trình có liên quan đến Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Access
- Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế có sử dụng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Access
2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Dự giờ, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp
- Áp dụng đề tài ở một số lớp, kiểm tra đánh giá và lấy kết quả so sánh giữa
lớp có áp dụng đề tài và lớp không áp dụng đề tài để kiểm tra tính khả thi của đề
tài


4


B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Microsoft Access là một thành phần trong bộ Microsoft Office, là hệ quản
trị cơ sở dữ liệu trên môi trường Windows, trong đó có sẵn các công cụ hữu hiệu
và tiện lợi để dễ dàng xây dựng các chương trình cho một số các bài toán thường
gặp trong quản lý, thống kê, kế toán… Microsoft Access là phương tiện để trao
đổi thông tin trên mạng Internet, giúp người dùng nhanh chóng tạo và sử dụng
các chương trình ứng dụng trên mạng. Access không những dễ dàng liên kết các
thông tin liên quan mà còn có thể làm việc với nhiều nguồn dữ liệu khác:
dBASE, Paradox, SQL trên nhiều loại máy tính: máy tính văn phòng (PC), máy
chủ (Server) máy mini và máy lớn (mainframe). Access dễ dàng truy cập các
chương trình ứng dụng khác như Microsoft Word, Exel, PowerPoint.
Trong các ngôn ngữ như C, Pascal, Foxpro, . .. một hệ chương trình gồm
các tệp chương trình và các tệp dữ liệu được tổ chức một cách riêng biệt. Nhưng
trong Access toàn bộ chương trình và dữ liệu được chứa trong một tệp duy nhất
có đuôi. MDB. Như vậy thuật ngữ hệ cơ sở dữ liệu được hiểu là tổ hợp bao gồm
cả chương trình và dữ liệu.
II.
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Thuận lợi
Do sự quan tâm và đầu tư của Bộ giáo dục và đào tạo nói chung và của Ban
giám hiệu trường THPT Triệu Sơn 2 cùng với sự hỗ trợ của hội phụ huynh học
sinh nói riêng, về cơ sở vật chất môn Tin học đã có 2 phòng thực hành hoạt động
tốt, trong đó có một phòng kết nối mạng internet. Có một số phòng máy chiếu
projector được lắp đặt chung cho tất cả các lớp. Ngoài ra máy chiếu còn được
lắp đặt tại đa số các lớp học tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình

giảng dạy.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã được các giáo viên trong tổ bộ môn
tư vấn và hỗ trợ rất nhiều giúp tôi hoàn thành đề tài.
2. Khó khăn
Vì là năm cuối cấp nên các em dành nhiều thời gian cho các môn thi tốt
nghiệp và đại học nên môn tin học chưa được quan tâm đầu tư và hiệu quả học
tập không cao
Nếu chỉ dạy bám sách giáo khoa thì khi tìm hiểu xong một số đối tượng
như Table, Form, Query, Report học sinh vẫn khó hình dung các đối tượng này
được sử dụng trong một chương trình quản lí như thế nào, mối quan hệ giữa các
đối tượng ra sao hay học xong chương trình này thì các em có thể ứng dụng
được gì trong cuộc sống. Chính những lí do này khiến các em không hứng thú
với môn học.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIÊN
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể chọn một phần mềm bất kì để
minh họa như: Phần mềm quản lí điểm, phần mềm quản lí khách sạn, phần mềm
quản lí thuốc - vật tư y tế, …Ở đề tài này tôi chọn phần mềm Quản lí bán hàng

5


vì quản lí bán hàng là công việc rất thông dụng, gần gũi trong đời sống nên giúp
các em học sinh dễ dàng tìm hiểu nội dung của phần mềm này.

BÀI 3. GIỚI THIỆU MICROSOFT ACCESS
Ở bài đầu tiên này tôi đã giới thiệu sơ bộ toàn chương trình với học sinh
thông qua phần giới thiệu các đối tượng:
- Bảng (Table): dùng để lưu dữ liệu
Ví dụ: bảng KHACH HANG (Khách hàng): lưu thông tin khách hàng;
SANPHAM (sản phẩm): Lưu thông tin của các loại mặt hàng;

ChiTietHD (chi tiết hóa đơn): Lưu thông tin các mặt hàng được bán ra cho
mỗi khách hàng

- Biểu mẫu (Form): Tạo giao diện thuận tiện cho việc nhập và hiển thị
thông tin
Ví dụ: biểu mẫu Khach hang,

6


- Mẫu hỏi (Query): Dùng để sắp xếp, tìm kiếm và kết xuất dữ liệu
Ví dụ:

- Báo cáo (Report): định dạng, tính toán, tổng hợp các dữ liệu theo khuôn
dạng nhất định để in ra
Ví dụ:

BÀI 4. CẤU TRÚC BẢNG
CSDL Quản lí bán hàng gồm nhiều bảng. Giáo viên lựa chọn một bảng bất
kì làm minh họa.
Một bảng dữ liệu trên Access bao gồm các thành phần sau:
• Trường (field): Mỗi trường là một cột thể hiện một thuộc tính của chủ thể
cần quản lí
Ví dụ: Bảng KHACH HANG gồm 4 trường: MaKH, HoTenKH, Đia chi,
Đien thoai

7


• Bản ghi (Record): Mỗi bản ghi là một hàng của bảng là thông tin các

thuộc tính của chủ thể
Ví dụ: Thông tin cụ thể của khách hàng trong bảng KHACH HANG

• Kiểu dữ liệu (Data Type):Gồm các kiểu cơ bản Text, number,
AutoNumber, Data/Time, Yes/No
Tạo cấu trúc bảng:
Để tạo cấu trúc bảng có 2 cách tự thiết kê (Design) và thuật sĩ (Winzard)
nhưng chúng ta chỉ làm theo cách tự thiết kế
Bước 1: Nháy đúp chọn Create Table in design view, xuất hiện cửa sổ gồm:
• Field name (tên trường): gõ các trường MaKH, TenKH, DiachiKH, TPTỉnh, DienthoaiKH
• Data Type (kiểu dữ liệu): click chọn kiểu dữ liệu phù hợp tương ứng với
các trường
• Description (mô tả): chú thích thêm cho trường. Phần này có thể có hoặc
không
• Field properties (tính chất trường): tính chất trường phụ thuộc vào kiểu dữ
liệu của trường đó
Bước 2: Chỉ định khóa chính (primary key)
- Chọn trường MaKH làm khóa chính.
- Nháy nút
hoặc chọn lệnh Edit / Primary key .
Bước 3: Lưu lại cấu trúc bảng với tên là: KHACH HANG.

Tương tự, giáo viên giới thiệu các bảng còn lại và yêu cầu học sinh làm
trong tiết thực hành:

8


NHANVIEN (Nhân viên)
Field Name


MaNV

Data Type
Text

Field Size
6

HoNV
TenNV
GioiTinh
NgaySinh
DiaChi
DienThoai

Text
Text
Yes/No
Date/Time
Text
Text

30
12

KHACHANG
Field Name

Required

Yes
Yes
Yes

Short Date

Yes

Format
>[Blue]

Required
Yes

50
10

(Khách hàng)

MaKH

Data Type
Text

Field Size
6

HoTenKH
DiaChi
DienThoai


Text
Text
Text

40
50
10

HOADON

Format
>[Blue]

Yes

(Hóa Đơn)

Field Name

MaHD

Data Type
Number

MaKH
MaNV
NgayLapHD
NgayNhanHang


Text
Text
Date/time
Date/time

Field Size
Long Integer

Format

6
6

Required
Yes
Yes

Short Date
Short Date

SANPHAM (Sản Phẩm)
Field Name

MaSP
TenSP
DonViTinh
DonGia

Data Type
Text

Text
Text
Number

CHITIETHD
Field Name

Field Size
6
50
10
Double

Format
>[red]

Required
Yes
Yes
Decimal place 2
Validation rule >0
Validation Text “Phải là số
dương”

(Chi tiết Hóa Đơn)
Data Type
Number

Field Size


MaHD
MaSP

Text

6

SoLuong

Number

Integer

Format
Long Integer
>[red]

LoopKup từ bảng HoaDon
Required Yes
LoopKup từ bảng SanPham
Required Yes
Validation rule >0
Validation Text “Phải là số
dương”

9


BÀI 5. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN BẢNG
Dựa trên các bảng đã tạo, giáo viên hướng dẫn các em cập nhật dữ liệu và

thực hiện một số thao tác sắp xếp, tìm kiếm và lọc
KHACHHANG
DienTho

MaKH

HoTenKH

Diachi

B145

Cửa Hàng số 2 Q4

20 Trần Phú Q2

D100
L010
S001
S002

Công Ty Cổ Phần
Đầu tư
Q1
Hồng
Bình

Cửa Hàng Bách Hóa

22 Ngô Quyền


Q5
Đạo

Công Ty XNK Hoa
Công Ty VHP Tân

ai

155 Trần Hưng
123 Trần Phú

Kiệt

10



thường

865478

93

861235

64

854561


23

835642

3

855454

5

NHANVIEN
MaNV

HoNV
1

TenNV

Lê văn

GioiTinh

NgaySinh

DiaChi

DienTho
ai




Nam

12/10/1965

45 Trần Phú

864523
45

Lan

Nữ

20/10/1970

15 Nguyễn Trãi Q5



Nam

10/12/1965

20 Võ thị Sáu

Sơn

Nam


20/12/1950

122 Trần Phú

Thủ

Nữ

10/10/1970

25 Ngô Quyền

m
2

Trần thị

3

Tạ thành

856566
66

m
4

Ngô Thanh

5


Lê thị

976541
23

y

HOADON
MaHD

CHITIETHD
Ma

KH

1

Ma
NV

S00

1

1
2

2


0
1

2
B14

5

10/07/1999

29/06/199

12/07/1999

04/07/199

12/07/1999

4

05/07/199

10/07/1999

06/07/199

20/07/1999

07/07/199


21/07/1999

9
D10

3

0
6

28/06/199

9

5

9
S00

1

SANPHAM

2
9

Ma
SP

SoLuo

ng

1 B01

48

1 R01

10

2 B01

25

2 B02

90

2 B03

25

2 R02

20

3 B01

10


4 B01

15

4 R01

20

4 R02

15

5 B01

10

MaHD

9
S00

4

NgayNhanHa
ng

9
L01

3


NgayLap
HD

10


DonViTi

DonG

MaSP

TenSP

B01

Bia 33

Lon

4000

B02

Bia Tiger

Lon

5000


B03

Bia Heneken

Lon

6000

Rượu

Chai

R01

nh

Bình

ia

tây
R02

Rượu
Napoleon

2000
0


Chai

1500
0

BÀI 6. BIỂU MẪU
Biểu mẫu giúp tạo giao diện thuận tiên cho người dùng trong việc nhập và
hiển thị thông tin.
Để tạo được một biểu mẫu vừa nhanh lại vừa đẹp thì chúng ta kết hợp giữa
dùng thuật sĩ rồi sau đó thiết kế lại.
Một số thao tác có thể thực hiện trong chế độ thiết kế:
Thêm, bớt, thay đổi vị trí, kích thước các thành phần của biểu mẫu
Định dạng phông chữ, màu sắc
Tạo một số nút lệnh: Thêm, xóa, lưu, tìm kiếm, kết thúc, …

11


Để thiết kế được một biểu mẫu đẹp cần khiếu thẩm mĩ cùng với tính sáng
tạo, điều này tạo hứng thú cho trong quá trình thực hành
BÀI 7. LIÊN KẾT GIỮA CÁC BẢNG
Để quản lí dữ liệu một cách chặt chẽ, đảm bảo tính nhất quán và không dư
thừa dữ liệu thì cần tạo nhiều bảng, mỗi bảng chứa thông tin về một mảng nào
đó. Nhưng để được thông tin tổng hợp thì giữa các bảng này phải tạo mối liên
kết với nhau.
Điều kiện để 2 bảng liên kết với nhau là trường khóa chính của bảng này
phải là thành phần của bảng kia.
Ví dụ:
Bảng Khach hang : MaKH, HoTenKH, Diachi, Dienthoai
Bảng Hoadon: MaHD, MaKH, NgayLapHD, NgayNhanHang, MaNV

Hai bảng này liên kết với nhau thông qua trường MaKH
Tương tự với các bảng còn lại

Cửa sổ liên kết giữa các bảng trong chương trình

12


BÀI 8. TRUY VẤN DỮ LIỆU
Đây là bài tương đối khó. Học sinh phải nắm được các biểu thức và các
hàm để tạo các mẫu hỏi. Qua các ví dụ và bài thực hành trong SGK thì các em
đã nắm được cách tạo một mẫu hỏi, nhưng các em không hình dung được các
mẫu hỏi sẽ được sử dụng như thế nào trên một chương trình quản lí. Để giúp các
em hiểu rõ hơn về ứng dụng của mẫu hỏi, giáo viên minh họa một số ví dụ đơn
giản.
Bài toán 1: Tạo truy vấn gồm các vùng: MaHD, NgayLapHD, TenKH,
MaSP, SoLuong, ThanhTien
Phân tích bài toán:
+ Các bảng dữ liệu sẽ được dùng gồm: HoaDon, ChiTietHD, KhachHang,
SanPham
+ Biểu thức được sử dụng: ThanhTien:[DonGia]*[SoLuong]
Các bước thiết kế Query:
Bước 1. Ở đối tượng Query, nháy đúp chọn Create query in Design View
Bước 2. Trong hộp thoại Show Table, chọn các bảng có liên quan để đưa
vào cửa sổ gồm bảng HoaDon, ChiTietHD, KhachHang, SanPham
Bước 3. Từ các bảng đã chọn, nháy đúp chọn các trường cần đưa vào mẫu
hỏi gồm: MaHD, NgayLapHD, TenKH, MaSP, SoLuong và gõ vào biểu thức
ThanhTien:[DonGia]*[SoLuong]
Bước 4. Mục sort, Tại cột MaHD chọn Ascending để sắp xếp tăng
Bước 5. Nháy nút

để xem kết quả
Bước 6. Chọn Save để lưu mẫu hỏi

Cửa sổ thiết kế truy vấn

13


Cửa sổ thực thi truy vấn
Lưu ý: Đối với trường ThanhTien, ngoài cách gõ trực tiếp biểu thức ở trong
mục Field, chúng ta có thể tạo nhanh hơn bằng cách nháy nút lệnh
, sau đó
chọn các toán hạng và phép toán tương ứng để tạo biểu thức như hình dưới:

Bài toán 2. Từ bảng ChiTietHD Thống kê Tổng số lượng theo Mã sản
Phẩm
Phân tích bài toán:
- Thông tin lấy từ một bảng ChiTietHD
- Các trường cần hiển thị MaSP, TongSL
- Trường gộp nhóm là MaSP
- Hàm được sử dụng là hàm Sum
Lưu ý: để sử dụng được các hàm gộp nhóm thì phải nháy chọn nút
để tại
lưới QBE xuất hiện mục Total.
Cửa sổ thiết kế

14


Cửa sổ kết quả:


Giáo viên có thể giao thêm một số bài toán khác để yêu cầu học sinh thực
hiện ngay trong tiết học và cả các tiết thực hành sau đó.
Các bài toán truy vấn lựa chọn:
Bài 1 Hiển thị các trường: MaHD, TenSP, SoLuong, ThanhTien của những
khách hàng đã mua hàng
Bài 2 Hiển thị các vùng: MaHD, TenSP, SoLuong, ThanhTien của những
khách hàng đã mua hàng trong tháng 7/99
Bài 3. Tạo truy vấn gồm các vùng: MaSP, TenSP, DonGia, GiaCongThue:
[Dongia]*110%
Các bài toán nhóm dữ liệu:
Bài 4 Tổng kết xem từng khách hàng của công ty đã mua mặt hàng với số
tiền là bao nhiêu
Bài 5 Cho biết các Khách hàng đã đặt bao nhiêu Hóa đơn mặt hàng “R02”
Bài 6 Tổng kết xem từng khách hàng của công ty đã mua mặt hàng trong
tháng hiện hành với số tiền là bao nhiêu
Bài 7 Từ bảng ChiTietHD Thống kê Tổng số lượng theo MaHD
BÀI 9. BÁO CÁO VÀ KẾT XUẤT BÁO CÁO
Báo cáo (report): dùng để so sánh, tổng hợp và in dữ liệu ra giấy.
Tương tự với tạo biểu mẫu, báo cáo tạo bằng thuật sĩ sau đó thiết kế lại.

15


Ví dụ: Tạo báo cáo gồm các trường NgayLapHD, SoLuong, Dongia, ThanhTien
thống kê tổng thành tiền của từng loại mặt hàng theo TenSP
Phân tích bài toán:
Bước 1. Tạo mẫu hỏi có tên Q_ThanhTien gồm các trường: NgaylapHD,
TenSP, SoLuong, DonGia, ThanhTien:[Soluong]*[DonGia]
Bước 2. Tạo báo cáo lấy nguồn dữ liệu từ mẫu hỏi Q_ThanhTien

 Các trường có trong báo cáo: NgaylapHD, TenSP, SoLuong, DonGia,
ThanhTien:[Soluong]*[DonGia]
 Trường gộp nhóm: TenSP
 Hàm được sử dụng: Sum
Dùng Design để thiết kế lại báo cáo theo mẫu Report như sau:

Kết quả của Report:

Sau khi hướng dẫn xong nội dung các bước để tạo một báo cáo, tôi cũng
giới thiệu với các em một số báo cáo của chương trình. Ví dụ đưa ra báo cáo
danh sách sinh viên với điểm trung bình môn Anh văn đã được tính ở trên.
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

16


Học sinh rất thích thú và có tinh thần tập trung đối với bài học, từ đó tiếp
thu bài và hiểu bài nhanh hơn. Các em đã có được cái nhìn thực tế và thấy được
tầm quan trọng của việc ứng dụng các chương trình quản lí trong đời sống xã
hội. Nhiều học sinh tỏ ra rất quan tâm và đặt rất nhiều câu hỏi xung quanh việc
xây dựng các chương trình quản lí và ứng dụng thực tiễn của nó. Học sinh đã
yêu thích môn học và có ý thức học tập đúng đắn.
Để kiểm tra hiệu quả của đề tài tôi đã nghiên cứu trên 2 lớp 12C4 và
2C5. Đây là 2 lớp cơ bản A có trình độ tương đương nhau. Tôi áp dụng đề
tài với lớp C5 còn lớp C4 thì không. Sau khi kết thúc chương II, tôi yêu cầu
các em vận dụng những kiến thức đã học để tạo ra một CSDL khác thông
qua bài kiểm tra tiết như sau:
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Câu 1 : Em hãy sử dụng Access tạo một cơ sở dữ liệu QuanLiLuong.MDB
gồm các bảng sau:

BANGLUONG (Bảng lương)
Field Name Data Type
Field Size
Text
4
MaNV
HoNV
Text
30
TenNV
Text
12
Diachi
Text
30
MaDV
Text
2
HSLuong
Number
Single
Ngaycong
Number
byte

Khóa chính

DMDV (Danh mục dịch vụ)
Field Name Data Type
Field Size

Khóa chính
Text
2
MaDV
TenDV
Text
15
DiaChi
Text
40
Câu 2. Tạo liên kết giữa các bảng, nhập dữ liệu cho 2 bảng như sau:

17


Câu 3. Tạo form f_DMDV. Yêu cầu trình bày đẹp và có các nút chức năng: Tìm
kiếm, Thêm, Sửa, Xóa, Thoát
Câu 4. Tạo Query thực hiện những yêu cầu sau
1. Tính lương cho các nhân viên, gồm các thông tin sau : MANV; HOTEN;
DIACHI; MADV; HSLUONG; NGAYCONG, LUONGLINH với lương
lĩnh tính theo công thức : HSLUONG * 290000/30*NGAYCONG
2. Tạo bảng THONGKE gồm các thông tin MADV; TENDV;
TONGLUONG
Câu 5 : Tạo báo cáo BANGLUONGNHANVIEN như trang sau :

Kết quả kiểm tra của 2 lớp như sau:
Tên lớp/ Sỉ số
12C4 - 51
12C5 - 47


Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu/Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
4
7.8% 12
23.5% 35
68.7% 0
0
12
25.5% 25
53.2% 10
23.1% 0
0

Qua số liệu trên, chúng ta thấy được sự khác biệt rất lớn giữa hai lớp. Điểu
này chứng minh rằng việc áp dụng một phần mềm hoàn chỉnh trong toàn bộ
chương II là rất cần thiết và mang lại hiệu quả cao.

18



C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Do khuôn khổ đề tài nên tôi không đi sâu vào chi tiết nội dung từng bài mà
chỉ giới thiệu một số nội dung trọng tâm của mỗi bài.
Việc giới thiệu một phần mềm hoàn chỉnh trong toàn bộ quá trình dạy
chương II là rất cần thiết, nó giúp học sinh có cái nhìn tổng thể, có sự liên hệ
logic giữa các nội dung. Sau khi học xong các đối tượng Table, Query, Form,
Report và hoàn thành các ví dụ thì học sinh có được kết quả là một phần mềm
đơn giản nhưng tương đối hoàn chỉnh. Điều này giúp học sinh có được kiến thức
nền tảng để khi học cao hơn các em có thể tự tạo một phần mềm quy mô lớn
hơn, ứng dụng được cho bản thân, cho gia đình và xã hội.
Đề tài có thể còn nhiều thiếu sót, mong được sự góp ý, bổ sung của các
giáo viên trong tổ bộ môn cũng như các giáo viên khác để đề tài có thể phát triển
hoàn thiện hơn.
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Để các đề tài SKKN có ứng dụng hữu ích trong thực tế giảng dạy, tôi kiến
nghị Sở giáo dục chọn ra những đề tài hay để đưa ra thảo luận, góp ý và bổ sung
để đề tài hoàn thiện hơn. Đồng thời triển khai những đề tài này qua các đợt tập
huấn, cần thiết có thể đưa vào nội dung chương trình sách giáo khoa hoặc sách
tham khảo để giúp cho việc dạy học đạt hiệu quả cao.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày.... tháng ... năm...
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Phạm Thị Biên


19



×