Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số ví dụ dạy trong bài 4 bài toán và thuật toán của tin học lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.6 KB, 19 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Hậu Lộc 2
-----------------------------------------------------------------------------------------------1. Mở đầu.
1.1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trên thế giới đang diễn ra quá trình tin học hóa trong nhiều lĩnh
vực hoạt động của xã hội loài người và đem lại nhiều hiệu quả to lớn. Sự phát
triển mạnh mẽ như vũ bão của tin học đã làm cho xã hội có nhiều nhận thức mới
về cách tổ chức các hoạt động. Nhiều quốc gia trên thế giới ý thức được rõ tầm
quan trọng của tin học và có những đầu tư lớn cho lĩnh vực này, đặc biệt trong
giáo dục nâng cao dân trí về tin học và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng
cao. Người Việt Nam có nhiều tố chất thích hợp với ngành khoa học này, vì thế
chúng ta hi vọng có thể sớm hòa nhập với khu vực và trên thế giới. Đảng và Nhà
nước ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của ngành Tin học và đã đưa môn học
này vào nhà trường phổ thông như những môn khoa học khác bắt đầu từ năm
học 2006 – 2007.
Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT đối với học sinh lớp 10, mới làm
quen với chương trình Tin học các em học sinh rất hào hứng, tò mò, tích cực học
hỏi, tìm hiểu. Tuy nhiên, khi dạy Bài 4 – “Bài toán và thuật toán” thì học sinh có
phần lúng túng, bị động và có khi dẫn đến nhàm chán. Để biết và hiểu khái
niệm bài toán và thuật toán, các tính chất của thuật toán thì các em ít nhất phải
xây dựng được thuật toán của các bài toán đơn giản. Nhằm giúp các em tự tin,
thích thú với việc học và xây dựng các thuật toán nói riêng, say mê Tin học, tìm
hiểu và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong học tập, cuộc sống nói chung,
căn cứ vào phần giảm tải chương trình Tin học trong bài 4 tôi xin trình bày kinh
nghiệm:

“Một số ví dụ được dạy trong bài 4 – Bài toán và thuật toán của
Tin học lớp 10”
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Với nhiều năm giảng dạy môn Tin học lớp 10 và trao đổi ý kiến với các
đồng nghiệp, tôi nhận thấy nội dung Bài 4 – Bài toán và thuật toán là một bài


dạy hay, ý nghĩa đối với các em học sinh vì từ bài học này các em bước đầu hiểu
-----------------------------------------------------------------------------------------------Mai Thị Phúc
1


Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Hậu Lộc 2
-----------------------------------------------------------------------------------------------được cách sử dụng máy tính, các phần mềm trong máy tính như thế nào cho hiệu
quả. Tuy nhiên, nó lại khô khan, cách diễn đạt một cách tổng quát, trìu tượng.
Nên tôi đã lấy một số ví dụ và bài tập từ đơn giản, gần gũi, tự nhiên với các em
đến những ví dụ phức tạp để các em từng bước làm quen với việc tự mình diễn
đạt được thuật toán.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Khi mới chuyển về trường THPT Hậu Lộc 2, trong năm học 2014 – 2015
tôi được phân công giảng dạy các lớp 10B4, lớp 10B5, 10B6 tôi vẫn giảng dạy
bài 4 – Bài toán và thuật toán với những ví dụ mà sách giáo khoa giới thiệu.
Sang năm học 2015 – 2016 tôi được phân công giảng dạy tại các lớp 10A1,
10A2, 10A3 có sử dụng các ví dụ và bài tập mới này.
Sĩ số các lớp: 10B4 - 47; 10B5- 50 ; 10B6 - 45 ; 10A1 – 45; 10A2 – 47;
10A3 – 40.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào tình hình thực tiễn giảng dạy tại các lớp được phân công,
trong năm học này 2015 – 2016 tôi đã hệ thống lại một số ví dụ, bài tập về bài
toán và thuật toán sau đó áp dụng dạy vào các lớp 10A1, 10A2, 10A3.Sau đó
kiểm tra đánh giá lại quá trình tiếp thu vận dụng của học sinh và thống kê tổng
hợp kết quả của học sinh.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1 Cơ sở lý luận
Mục tiêu của nền giáo dục đó là mang đến cho học sinh niềm say mê học
tập, khát khao được vươn tới những chân trời mới của tri thức với một niềm tin

mãnh liệt rằng mình có thể thực hiện được khát vọng đó. Giúp cho người học
nhận ra được những năng lực trí tuệ của mình để đi tìm tiếp những lời giải cho
những vấn đề mới phù hợp với năng lực trí tuệ của cá nhân.
Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực tự giác, chủ động
sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi
-----------------------------------------------------------------------------------------------Mai Thị Phúc
2


Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Hậu Lộc 2
-----------------------------------------------------------------------------------------------dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Và
trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực, chủ
động sáng tạo của học sinh thì mỗi giáo viên phải tự xây dựng phương pháp dạy
học cụ thể cho học sinh của mình tại mỗi thời điểm thích hợp. Cung cấp cho học
sinh những hướng dẫn rõ ràng để nhận ra sự giống nhau và khác nhau để mở
rộng hiểu biết của học sinh và khả năng áp dụng những hiểu biết ấy. Nội dung
bài dạy của giáo viên càng chi tiết, sáng sủa và có cấu trúc tốt bao nhiêu thì học
sinh càng dễ hiểu, dễ tiếp thu bấy nhiêu. Nên việc hệ thống lại nội dung bài học,
lấy ví dụ thích hợp giúp học sinh chủ động, tích cực hơn trong việc hiểu bài và
vận dụng tốt những kiến thức đã học vào trong đời sống hàng ngày, tạo hứng thú
cho học sinh.
2.2 Thực trạng
Khi vào lớp 10 được làm quen với Tin học các em học sinh đang rất hào
hứng, hứng thú với việc học môn Tin, nhất là các em nghĩ rằng mình sẽ được lên
phòng máy thực hành.
Nhà trường đã trang bị các đồ dùng dạy học (máy chiếu) đến từng phòng
học phòng thuận lợi cho việc sử dụng trực quan các ví dụ tạo sự hứng thú cho
học sinh.

Tuy nhiên sau nhiều năm giảng dạy với những ví dụ được giới thiệu trong
sách giáo khoa làm cho phần lớn học sinh tiếp thu một cách thụ động, có khi là
học vẹt các thuật toán đó.
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm.
Tiết 10:
Ví dụ 1: Tính tổng của 2 số nguyên.
(Giúp học sinh bước đầu biết cách xác định ý tưởng, và viết thuật toán)
• Xác định bài toán:
-

Input: 2 số nguyên a, b.

Output: t – tổng 2 số nguyên.
-----------------------------------------------------------------------------------------------Mai Thị Phúc
3
-


Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Hậu Lộc 2
-----------------------------------------------------------------------------------------------• Ý tưởng:
Một số câu hỏi để học sinh hình thành ý tưởng viết thuật toán (Vì là
thuật toán đầu tiên nên chúng ta cần phải hướng dẫn luôn bước nhập
Input – giải thích vì sao bước đầu tiên của mỗi thuật toán giới thiệu trong
sách đều có bước nhập các giá trị của Input)
-

Muốn tính tổng 2 số nguyên phải có gì mới tính được?

-


Nếu có 2 số nguyên rồi thì phải làm gì?

-

Tính được rồi thì phải làm sao cho người khác biết được tổng 2 số
nguyên đó là bao nhiêu?

• Thuật toán:
Liệt kê các thao tác

Sơ đồ khối
Nhập a,b

Bước 1: Nhập a, b ;

T ←a +b

Bước 2: T ← a+b ;
Bước 3 : Đưa ra t, rồi kết thúc ;

Đưa ra t, rồi kết
thúc

Bài tập về nhà (BTVN) :
Bài 1 : Tính tích hai số nguyên.
Bài 2 : Giải phương trình bậc 2 : ax2 + bx + c = 0 (a ≠0)
Gợi ý bài 2: Cách giải tổng quát mà các em đã được học trong toán.
-


Xác định 3 số a, b, c.

-

Tính ∆ = b2 – 4ac

-

Nếu ∆ < 0 thì phương trình vô nghiệm (PTVN).

-

Nếu ∆ = 0 thì tính x1 = x2- = - b/ 2a , kết luận có nghiệm kép

-

Nếu ∆ > 0 thì tính

x1 ← ( - b - D )/2a
x2 ← ( - b + D )/2a

sau đó kết luận 2 nghiệm x1, x2.
-----------------------------------------------------------------------------------------------Mai Thị Phúc
4


Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Hậu Lộc 2
-----------------------------------------------------------------------------------------------( Các em có thể kết hợp 2 trường hợp ∆ = 0, ∆ > 0 thành ∆ ≥ 0 thì
tính x1 ← ( - b -


D )/2a; x2 ← ( - b +

D )/2a, sau đó kết luận

phương trình có 2 nghiệm x1, x2)

Tiết 11 :
Kiểm tra bài cũ : (15 phút) Cho học sinh lên viết thuật toán của Ví dụ 1, Bài 1,
Bài 2.
Chữa bài 1
- Input : 2 số nguyên a, b.
- Output : tich – tích 2 số nguyên
- Thuật toán
Liệt kê các thao tác

Sơ đồ khối
Nhập a,b

Bước 1: Nhập a, b ;
Bước 2: Tich ← a * b ;
Bước 3 : Đưa ra t, rồi kết thúc ;

Tich ← a*b

Đưa ra t, rồi kết
thúc

Chữa bài 2: Nhằm mục đích giúp học sinh hình thành thao tác phân nhánh.
- Input: 3 số thực a, b, c (a ≠ 0)

- Output: Thông báo ’PTVN’ hoặc có hai nghiệm x1, x2.

- Thuật toán:
Liệt kê các thao tác

Sơ đồ khối

-----------------------------------------------------------------------------------------------Mai Thị Phúc
5


Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Hậu Lộc 2
-----------------------------------------------------------------------------------------------Bước 1: Nhập a, b, c
Bước 2: Tính D ← b2 – 4ac
Bước 3: Nếu

Nhập a, b, c ( a ≠
0)
D ← b* b – 4 * a* c

D < 0 thì đưa ra
Đ

"PTVN", rồi kết thúc.

D<
0?

Bước 4: Tính x1 ← ( - b - D )/2a

x2 ← ( - b + D )/2a
Bước 5: Đưa ra x1, x2, rồi kết thúc

S

Đưa ra "
PTVN", rồi
kết thúc

x1 ← ( - b - )/2a
x2 ← ( - b + )/2a

Đưa ra x1, x2 rồi
kết thúc

Giải thích:

mặc dù trong sơ đồ khối ta thấy sau bước D <0 có 2 nhánh, tuy

nhiên tùy thuộc vào giá tị ban đầu của a, b, c ta tính được D, căn cứ vào giá trị
của D mà ta sẽ chọn đi nhánh nào – giống như là các em đến ngã ba đường, các
em chỉ chọn được 1 trong 2 con đường để đi tiếp.
Nội dung bài học (NDBH): (25 phút)
Ví dụ 2: Tính tổng của n số nguyên (Giúp học sinh hình thành thao tác lặp)
• Xác định bài toán:
-

Input: Số nguyên dương N và dãy n số nguyên a1, a2, …. an

-


Output: T- tổng của n số nguyên.

VD: Giáo viên (GV) viết 5 số nguyên vào 5 tờ giấy dán ghi chú và dán lần lượt
từ đầu cho đến cuối bảng mà học sinh không nhìn thấy giá trị của từng tờ giấy.
Sau đó yêu cầu học sinh lên bảng, nhắm mắt (mục đích là không nhìn thấy vị trí
của các tờ giấy dán – có sự hỗ trợ của các bạn đọc số nguyên trên các tờ giấy)
tính tổng 5 số nguyên đó.
GV: qua cách làm của học sinh giáo viên có thể nói lại cách làm đơn giản, chính
xác là: khi chưa tính gì cả ta coi như tổng = 0 → đi từ đầu bảng ta dò được tờ
giấy đầu tiên → cộng giá trị đó vào tổng → đi tiếp dò đến tờ thứ 2 → cộng giá
trị đó vào tổng → đi tiếp dò đến tờ thứ 3 → cộng giá trị đó vào tổng → đi tiếp
-----------------------------------------------------------------------------------------------Mai Thị Phúc
6


Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Hậu Lộc 2
-----------------------------------------------------------------------------------------------dò đến tờ thứ 4 → cộng giá trị đó vào tổng → đi tiếp dò đến tờ thứ 5 → cộng
giá trị đó vào tổng → sau đó đi tiếp ta đến cuối bảng thì biết là hết các giá trị
trong dãy → đưa ra giá trị tổng mà ta đã tính được.
GV chú ý: Khi thao tác với 1 dãy số nguyên ta sẽ thực hiện lần lượt từ phần tử
đầu cho đến phần tử cuối.
• Ý tưởng:
- Khi chưa tính tổng thì giá trị tổng khởi tạo = 0
- Với i từ 1 đến n (từ phần tử thứ nhất đến phần tử thứ n) thì cộng phần tử ai
vào giá trị tổng.
• Thuật toán
Giải thích thao tác
- t←0; khởi tạo giá trị ban đầu cho


Sơ đồ khối

biến t vì chưa tính gì cả.
- i←1; bắt đầu từ phần tử thứ nhất.
- i > N: để xác định phần tử ai có là
phần tử trong dãy hay không vì ta
chỉ có a1, a2, ….. an.
- t← t + ai; cộng thêm giá trị ai

Nhập n và dãy a1, a2, ….. an
T ← 0; i ← 1

vào giá trị t (tổng) trước đó.
- i ← i +1; chuyển đến phần tử tiếp
theo.
Lặp các thao tác i > N; t← t + ai;
i ← i +1; cho đến khi i > N có
nghĩa là hết các phần tử trong dãy

i>N?

Đ

Đưa ra t, rồi
kết thúc

S
t ← t +ai
i ← i +1


rồi.
BTVN:
Bài 1: Tính tổng các số nguyên dương trong dãy n số nguyên
Tiết 12:
Kiểm tra bài cũ : (15 phút) Viết thuật toán bài tập về nhà.
-----------------------------------------------------------------------------------------------Mai Thị Phúc
7


Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Hậu Lộc 2
-----------------------------------------------------------------------------------------------Chữa BTVN
- Input: Số nguyên dương N và dãy n số nguyên a1, a2, …. an
- Output:

T- tổng các số nguyên dương của n số nguyên

- Thuật toán:
Sơ đồ khối
Nhập N và dãy số a1, a2, …., aN;
t←0 ,i← 1
Đ
Đưa ra t, rồi kết thúc

i>
N
S

S

ai >

0

Đ

t ← t + ai
i←i+1

Nội dung bài học (NDBH): (25 phút)
Ví dụ 3: Tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên
• Xác định bài toán:
-

Input: Số nguyên dương N và dãy số nguyên a1, a2, ….. an

-

Output: max – Giá trị lớn nhất của dãy số nguyên.

• Ý tưởng:
-

Khởi tạo trị max = a1

-

Lần lượt với i từ 2 đến N, so sánh giá trị số hạng a i với giá trị max, nếu
ai > max thì max nhận giá trị mới là ai.


Minh họa: GV lấy ra 4 cái hộp, mỗi hộp có 1 que tính với độ dài khác nhau.
Sau đó cho một em học sinh lên thực hiện tìm que tính dài nhất.
• Thuật toán:
Liệt kê

Sơ đồ khối

-----------------------------------------------------------------------------------------------Mai Thị Phúc
8


Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Hậu Lộc 2
-----------------------------------------------------------------------------------------------Bước1. Nhập N và dãy số a1,

Nhập N và dãy số a1, a2, …., aN;
Max ← a1 , i ← 2

a2, …., aN;
Bước2. Max ← a1, i ← 2;
Bước3. Nếu i > N thì đưa ra giá
trị Max, rồi kết thúc;
Bước4. Nếu ai > Max thì Max
← ai;

Đ

Đưa ra Max,
rồi kết thúc


i>
N
S
S
ai > Max

Bước5. i ← i+ 1 rồi quay lại

Đ
Max ← ai

bước 3;

i←i+1

BTVN:
Bài 1: Tìm số nhỏ nhất trong dãy n số nguyên.

Tiết 13
Kiểm tra bài cũ: (15 phút) Viết thuật toán của bài tập về nhà
Chữa bài 1: (khác với Ví dụ 3 thay vì kiểm tra ai > max thay là ai < min)
-

Input: Số nguyên dương N và dãy số nguyên a1, a2, ….. an

-

Output: min – Giá trị nhỏ nhất của dãy số nguyên.

-


Thuật toán
Liệt kê

Sơ đồ khối

-----------------------------------------------------------------------------------------------Mai Thị Phúc
9


Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Hậu Lộc 2
-----------------------------------------------------------------------------------------------Bước1. Nhập N và dãy số a1,

Nhập N và dãy số a1, a2, …., aN;

a2, …., aN;

Min ← a1 , i ← 2

Bước2. Min ← a1, i ← 2;
Bước3. Nếu i > N thì đưa ra giá
trị Min, rồi kết thúc;

Đ

Đưa ra Min,
rồi kết thúc

i>

N
S

Bước4. Nếu ai < Min thì Min

S
ai < Min

← ai;
Bước5. i ← i+ 1 rồi quay lại
bước 3;

Đ
Min ← ai

i←i+1

Nội dung bài học (NDBH): (25 phút)
Ví dụ 4: Tìm kiếm tuần tự
• Xác định bài toán:
-

Input: Số nguyên dương N và dãy số nguyên a1, a2, ….. an và số k.

-

Output: ’không có chỉ số hạng ai = k’ hoặc có chỉ số i để ai = k.

• Ý tưởng: Tìm kiếm tuần tự được thực hiện một cách tự nhiên. Lần lượt từ
số hạng thứ nhất, ta so sánh giá trị số hạng đang xét với khóa cho đến khi

hoặc gặp một số hạng bằng khóa hoặc dãy đã được xét hết và không có
giá trị nào bằng khóa. Trong trường hợp thứ hai dãy A không có số hạng
nào bằng k.
Minh họa: Giáo viên đưa ra 4 hộp đựng 4 que tính cuả tiết trước.Và đưa cho 2
em học sinh 2 que tính khác. Sau đó gọi từng em một lên tìm xem que tính ở hộp
nào có độ dài bằng que tính em đang cầm không?

• Thuật toán
Liệt kê

Sơ đồ khối

-----------------------------------------------------------------------------------------------Mai Thị Phúc
10


Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Hậu Lộc 2
-----------------------------------------------------------------------------------------------Bước 1. Nhập N và a1, a2,
…aN và khoá k ;

Nhập N và a 1, a2, …. aN, k

Bước 2. i ← 1;
Bước 3. Nếu ai = k thì

i←1

thông báo chỉ số i, rồi kết
thúc;


Đ
ai = k

Bước 4. i ← i + 1;

Đưa ra i
rồi kết thúc

S

Bước 5. Nếu i > N thì thông

i← i+1

báo dãy A không có số
hạng nào có giá trị bằng k,

S
i>N?

rồi kết thúc;

Đ

Bước 6. Quay lại bước 3

Thông báo dãy A không
có số hạng có giái trị bằng
k, rồi kết thúc


BTVN:
Bài 1: Cho biết số lượng số nguyên dương trong dãy n số nguyên.

Tiết 14
Kiểm tra bài cũ: (15 phút) Viết thuật toán tìm kiếm tuần tự và bài tập về
nhà.
Chữa bài 1
- Input: Số nguyên dương N và dãy số nguyên a1, a2, ….. an
- Output: dem – số lượng số nguyên dương trong dãy n số nguyên.

- Thuật toán:
Sơ đồ khối
-----------------------------------------------------------------------------------------------Mai Thị Phúc
11


Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Hậu Lộc 2
------------------------------------------------------------------------------------------------

Nhập N và dãy số a1, a2, …., aN;
dem ← 0 , i ← 1

Đ

i>
N

Đưa ra dem,

rồi kết thúc

S
S
ai > 0
Đ
dem ← dem +1

i←i+1

Nội dung bài học (NDBH): (25 phút)
Ví dụ 5: Sắp xếp dãy so nguyên thành 1 dãy không giảm.
• Xác định bài toán:
-

Input: Số nguyên dương N và dãy A gồm số nguyên a1, a2, ….. an.

-

Output: Dãy A được sắp xếp thành dãy không giảm

Ý tưởng: cho HS đọc ý tưởng sau đó lấy ví dụ để học sinh dễ hiểu hơn.
Bây giờ muốn xếp lại vị trí ngồi của 4 bạn ở bàn đầu theo chiều tăng dần của
chiều cao thì cô làm như sau?
Lần đầu: Xét cả 4 bạn
• Xét từ bạn đầu tiên, nếu bạn này cao hơn bạn ngồi thứ 2 thì đổi vị trí hai
bạn đó với nhau.
• Tiếp theo lại xét từ bạn thứ 2, nếu bạn này cao hơn bạn ngồi thứ 3 thì đổi
vị trí hai bạn đó với nhau.
• Tiếp theo lại xét từ bạn thứ 3, nếu bạn này cao hơn bạn ngồi thứ 4 thì đổi

vị trí hai bạn đó với nhau.
→ Sau lần này ta thấy người cao nhất đã ngồi vào vị trí thứ 4
Câu hỏi: Liệu đã xếp chỗ ngồi xong chưa?
-----------------------------------------------------------------------------------------------Mai Thị Phúc
12


Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Hậu Lộc 2
-----------------------------------------------------------------------------------------------Lần thứ 2: Xét 3 bạn đầu tiên
• Xét từ bạn đầu tiên, nếu bạn này cao hơn bạn ngồi thứ 2 thì đổi vị trí hai
bạn đó với nhau.
• Tiếp theo lại xét từ bạn thứ 2, nếu bạn này cao hơn bạn ngồi thứ 3 thì đổi
vị trí hai bạn đó với nhau.
→ Sau lần này ta thấy người cao thứ 2 đã ngồi vào vị trí thứ 3.
Lần thứ 3: Xét 2 bạn đầu tiên
• Xét từ bạn đầu tiên, nếu bạn này cao hơn bạn ngồi thứ 2 thì đổi vị trí hai
bạn đó với nhau.
→ Sau lần này ta thấy người cao thứ 3 đã ngồi vào vị trí thứ 2 và người ngồi vị
trí 1 là người thấp nhất. Còn 1 người ta không phải sắp xếp nữa
• Thuật toán:
Liệt kê
Bước 1. Nhập N, các số

Sơ đồ khối

hạng a1, a2, ……aN ;
Bước 2. M ← N;

Nhập N, a1, a2, …aN


Bước 3. Nếu M < 2 thì đưa
M←N

ra dãy A đã được sắp xếp,
rồi kết thúc.

Đ

Bước 4. M ← M – 1,

S

i ← 0;

M ← M – 1, i ← 0

Bước 5. i ← i + 1;
Bước 6. Nếu i > M thì quay
lại bước 3;
Bước 7. Nếu ai > ai+1 thì

i←i+1
Đ
i>M ?

tráo đổi ai , ai+1 cho nhau;
Bước 8: Quay lại bước 5;

Đưa ra dãy A,

rồi kết thúc

M<2?

S
ai >

S

ai+1 ?
Đ

BTVN: Ôn tập lại các thuật toán đã học. Tráo đổi ai và ai +1

-----------------------------------------------------------------------------------------------Mai Thị Phúc
13


Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Hậu Lộc 2
-----------------------------------------------------------------------------------------------2.4 Hiệu quả
Sau bài 4 – Bài toán và thuật toán (tiết 10, 11, 12, 13, 14) thì học sinh sẽ
có 1 tiết bài tập và sau đó là tiết kiểm tra 1 tiết.
Nội dung tiết bài tập - xác định Input, Output và xây dựng thuật toán
của các bài toán sau:
Bài 1: Tìm số lớn nhất của 2 số nguyên.
Bài 2: Cho N và dãy số a1, a2, .... an. Hãy cho biết có bao nhiêu só hạng trong
dãy = 0.
Kết quả:
Nhóm lớp 10B4, Đối với bài 1, thì có khoảng 70% học sinh thực hiện được

10B5, 10B6
Đối với bài 2, thì có rất ít học sinh làm được.
Nhóm lớp 10A1, Đối với bài 1, thì có khoảng 95% học sinh thực hiện được
10A2, 10A3

Đối với bài 2, thì có khoảng 60% học sinh thực hiện được.

Mặc dù trên thực tế thì trình độ giữa hai nhóm lớp là chưa tương đương
nhau, nhưng với những bài toán cơ bản thì chúng ta vẫn có thể so sánh được, chỉ
có điều là với nhóm lớp A thời gian thực hiện sẽ nhanh hơn nhóm lớp B. Nên
sau khi cho học sinh thực hiện 2 bài toán trên giáo viên còn cho các em tìm hiểu
hai ví dụ được giới thiệu trong sách giáo khoa. (Ví dụ: Kiểm tra tính nguyên tố
của 1 số nguyên, - Ví dụ: Tìm kiếm nhị phân)
Nội dung tiết kiểm tra 1 tiết
Đề:
Bài 1: (2 điểm) Theo sơ đồ cấu trúc máy tính hãy kể tên các bộ phận của máy vi
tính.
Bài 2: (3 điểm) Nêu chức năng và bộ phận của bộ xử lý trung tâm.
Bài 3: (5 điểm) Cho N và dãy A gồm n số nguyên dương a1, a2, .... an. Hãy tính
tổng các số nguyên lẻ trong dãy A.
a. (2 điểm) Xác định Input, Output.
b. (3 điểm) Xây dựng thuật toán.

-----------------------------------------------------------------------------------------------Mai Thị Phúc
14


Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Hậu Lộc 2
-----------------------------------------------------------------------------------------------BẢNG SO SÁNH ĐIỂM KIỂM TRA 1 TIẾT

(tiết theo phân phối chương trình: 11)
Ghi chú:

SL – Số lượng

Giỏi

Khá

TB

Y

Kém

(9-10)

(7-8)

(5-6)

(3-4)

0,1,2



S

Lớp


số

SL

%

SL

%

SL

10A1

45

17 37,7 18 40,0 10 22,3
31,
9

%

L

Khá >TB

giỏi

S

%

L %

SL

%

SL

%

45

100

35 77,7

47

100

37 78,7

21,

10A2

47


15

22 46,8 10

3

10A3

40

8

20,0 17 42,5 13 32,5

2

5,0

38

95,0

25 62,5

Tổng

132 40 30,3 57 43,2 33 25,0

2


1,5

130

98,5

97 73,5

40

85,0

20 42,5

44

88,0

27 54,0

15 33,3 11 24,5

34

75,5

19 42,2

52 36,6 24 16,9


118

83,0

66 46,4

31,
10B4

47

5

10,6 15

9

15,
20 42,5

7

18,
10B5

50

9

0


0
12,

18 36,0 17

34

6

0

31,
10B6

45

5

Tổng

142 19

11,1 14
13,
4

47

1

33,
1

Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy điểm số giữa các nhóm lớp có sự phân biệt khá
rõ ràng.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1 Kết luận.
* Thuận lợi
- Học sinh tích cực, tự giác và chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức.
-----------------------------------------------------------------------------------------------Mai Thị Phúc
15


Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Hậu Lộc 2
------------------------------------------------------------------------------------------------ Đa số học sinh đã vận dụng được lý thuyết vào thực hành, nhớ và khắc
sâu được kiến thức. Đạt được điểm cao trong những tiết kiểm tra.
Với bản thân, tôi đã vận dụng kinh nghiệm này cho các tiết học ôn tập
cuối năm khi mà chương trình đã hết mà chưa hết thời gian học. Tôi đã ôn lại
việc xác định Input, Output, viết thuật toán của những bài toán khác, nhằm mục
đích giúp học sinh ôn tập lại kiến thức khối 10 và chuẩn bị cho việc viết chương
trình của khối 11. Đa số học sinh còn nhớ được các bước làm, những kỹ năng để
xác định Input, Output và xây dựng thuật toán để giải các bài toán do giáo viên
đưa ra.
* Một số hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài của tôi vẫn còn có những hạn chế
nhất định, đó là: Đề tài mới chỉ trình bày được một phần nhỏ kiến thức cơ bản
về bài toán và thuật toán, chưa đưa ra được những bài toán phức tạp hơn, khó
hơn để học sinh sáng tạo. Bên cạnh đó học sinh cũng chưa thể thực nghiệm được
thuật toán đó là tối ưu như thế nào, mà mới chỉ được kiểm tra tính đúng đắn qua

một số ví dụ minh họa. Giáo viên vẫn chưa lấy được những ví dụ thực tế trong
đời sống xã hội.
Mặc dù nội dung đã đơn giản, giáo viên hướng dẫn nhiệt tình thì vẫn còn
một số học sinh chưa tập chung chú ý nghe giảng, chưa chủ động làm ví dụ, bài
tập về nhà dẫn đến kết quả học tập không cao.
3.2 Kiến nghị
Trong quá trình ứng dụng sáng kiến tôi có một số kiến nghị như sau:Với mỗi
giáo viên hãy chủ động về nội dung bài dạy một cách chi tiết, sáng sủa và có cấu
trúc tốt để học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu. Lấy những ví dụ thực tế hơn, và sử dụng
những hỗ trợ của các thiết bị dạy học vào nội dung này.
Trên đây là toàn bộ nội dung của đề tài “Một số ví dụ và bài tập được
dạy trong bài 4 – Bài toán và thuật toán của Tin học lớp 10” mà tôi đã thực
hiện trong năm học 2015 – 2016 vừa qua và bước đầu đạt kết quả như mong đợi.
-----------------------------------------------------------------------------------------------Mai Thị Phúc
16


Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Hậu Lộc 2
-----------------------------------------------------------------------------------------------Mặc dù bản thân đã cố gắng rất nhiều, tuy nhiên trong quá trình thực hiện và
trình bày không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các đồng nghiệp, Hội
đồng Khoa học ngành Giáo dục tỉnh nhà quan tâm giúp đỡ để tôi rút kinh
nghiệm, thực hiện tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn trong những năm học tiếp
theo.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi tự

viết, không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Mai Thị Phúc

-----------------------------------------------------------------------------------------------Mai Thị Phúc
17


Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Hậu Lộc 2
-----------------------------------------------------------------------------------------------TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1) Sách giáo khoa Tin Học 10– Nhà xuất bản giáo dục;
2) Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa 10;
trung học phổ thông môn Tin Học – Nhà xuất bản giáo dục;
3) Sách hướng dẫn giáo viên Tin Học 10 – Nhà xuất bản giáo dục;
4) Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Tin học lớp 10 – Nhà xuất
bản đại học sư phạm.

-----------------------------------------------------------------------------------------------Mai Thị Phúc
18


Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Hậu Lộc 2
-----------------------------------------------------------------------------------------------MỤC LỤC
1. Mở đầu...............................................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài.........................................................................................1
1.2 Mục đích nghiên cứu...................................................................................1

1.3 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.......................................................................2
2.1 Cơ sở lý luận................................................................................................2
2.2 Thực trạng....................................................................................................3
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm..........................................................................3
Tiết 10:...........................................................................................................3
Tiết 11 :..........................................................................................................5
Tiết 12:...........................................................................................................7
Tiết 13............................................................................................................9
Tiết 14..........................................................................................................11
2.4 Hiệu quả.....................................................................................................14
3. Kết luận, kiến nghị..........................................................................................15
3.1 Kết luận.....................................................................................................15
3.2 Kiến nghị...................................................................................................16

-----------------------------------------------------------------------------------------------Mai Thị Phúc
19



×