Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số phương pháp để nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tin học lớp 10 ở trường THPT lê lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.19 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
I.



do

chọn

đề

tài……………............................................................................1
II. Mục đích nghiên cứu........................................................................................2
III. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................2
IV. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................2
B. NỘI DUNG .....................................................................................................3
I. Cơ sở lí luận .....................................................................................................3
II. Thực trạng vấn đề ............................................................................................3
III. Các giải pháp giải quyết vấn đề………… .....................................................4
IV. Hiệu quả trong việc triển khai SKKN...........................................................15
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
..........................................................................17


A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Khi học môn Tin học lớp 10 học sinh chủ yếu được rèn luyện những
thao tác sử dụng hệ điều hành windows, chương trình soạn thảo văn bản
Microsoft Word … Đây là những nội dung không cần đòi hỏi phải tư duy nhiều,


mà chỉ cần học kĩ và nhớ thao tác, thực hành nhiều lần thì sẽ thành thạo. Nhưng
khi lên lớp 11 các em được tiếp xúc với ngôn ngữ lập trình Pascal thì việc học
các thao tác thực hành trên máy và học thuộc bài không còn là yêu cầu chính
nữa. Mà các em cần phải học cách tư duy logic, xây dựng thuật toán và viết
những dòng lệnh máy tính chính xác đến từng dấu chấm, dấu phẩy. Điều này sẽ
khiến nhiều em bỡ ngỡ và cảm thấy khó khăn dẫn đến ngại học môn Tin học.
Trong khi đó Tin học lại là một môn học mới, giáo viên giảng dạy còn
thiếu kinh nghiệm, song mục tiêu của Bộ Giáo dục – đào tạo kể từ khi đổi mới
sách giáo khoa là đổi mới phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học
(PPDH) phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của
học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Luật giáo dục chương II, Mục 2,
điều 28). Đổi mới giáo dục được vạch rõ tại Nghị quyết TW Đảng khóa VIII:
“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ
một chiều, rèn luyện lối tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các
phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học. Đảm bảo
điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh”.
Bản thân là một giáo viên dạy môn Tin học, tôi cũng ý thức được điều
đó và đã nắm vững lý thuyết về phương pháp dạy học và từng áp dụng. Nhưng
do điều kiện thực tế và đối tượng học sinh ở một trường vùng trung du nên việc
áp dụng tất cả các phương pháp là điều rất khó. Do đó, tôi luôn trăn trở, tìm tòi
áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp với học sinh của mình. Và tôi cũng
đã từng áp dụng thành công: Một số phương pháp để nhằm nâng cao chất
lượng dạy học môn Tin học lớp 10 ở trường THPT Lê Lợi và sáng kiến này đã
được xếp loại C cấp Tỉnh năm học 2014 - 2015. Trên cơ sở đó, năm học này tôi

1



tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học môn Tin học lớp 11. Trong phạm vi nhỏ
hẹp của đề tài, tôi xin được đề cập đến: “Một số phương pháp hữu hiệu nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học lớp 11 ở trường THPT Lê Lợi,
Thọ Xuân, Thanh Hóa”
Trong quá trình triển khai đề tài, bản thân tôi tự thấy đã có những kết
quả nhất định, muốn được chia sẻ với các bạn đồng nghiệp. Hi vọng sẽ nhận
được nhiều ý kiến bổ ích để đề tài của tôi ngày một hoàn thiện hơn.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

Áp dụng đề tài này tôi hướng tới những mục đích sau:
- Giúp học sinh có khả năng tư duy, giải quyết được các bài toán cơ bản
và nâng cao của môn Tin học 11.
- Nâng cao chất lượng trong dạy học Tin học 11.
- Giúp học sinh thêm yêu thích bộ môn Tin học hơn.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Học sinh lớp 11 trường THPT Lê Lợi.

- Một số phương pháp dạy học.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu, so sánh.

2


B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.


Phương pháp được hiểu là con đường, là cách thức để đạt những mục tiêu nhất
định.
Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động và giao lưu của thầy gây
nên những hoạt động và giao lưu cần thiết của trò nhằm đạt được mục tiêu dạy
học.
Phương pháp nâng cao chất lượng là cách thức tiến hành các hoạt động
dạy học để nâng cao quá trình tiếp thu bài của học sinh.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.

1. Thực trạng chung.
- Môn Tin học lớp 11 là môn khoa học tự nhiên không dễ đối với học
sinh. Hơn nữa, đó là môn không thi tốt nghiệp và đại học nên chưa được các
nhà trường, phụ huynh và học sinh quan tâm đúng mức. Dẫn đến chất lượng
dạy học bị hạn chế. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng ở đây tôi chỉ đề cập đến
vấn đề về phương pháp dạy và học môn Tin lớp 11 ở giáo viên và học sinh.
- Điều kiện phòng máy nhà trường chưa đáp ứng được 1 học sinh/máy,
các em còn phải ngồi chung 2 -3 em/máy dẫn đến hiệu quả của các tiết thực
hành chưa cao. Do đó việc nắm bắt nội dung các bài học bị hạn chế.
- Giáo viên hiếm khi được tham gia học bồi dưỡng trực tiếp các chuyên
đề về phương pháp giảng dạy môn Tin học.
2. Về phía giáo viên.
- Có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực nhưng đôi lúc áp dụng còn
khó khăn. Do nhiều nguyên nhân như: kinh nghiệm giảng dạy, đối tượng học
sinh, điều kiện trường lớp…
- Đôi khi muốn áp dụng một phương pháp mới nhưng lại bị cản trở bởi
tâm lí đó là môn học phụ nên quá trình nghiên cứu có lúc bị gián đoạn, thiếu
hiệu quả.

3



3. Về phía học sinh.
Khảo sát qua các năm giảng dạy, tôi thấy học sinh Trường THPT Lê Lợi
có đến 70% gia đình các em không có máy tính. Vì vậy, việc thực hành ở nhà
của các em rất hạn chế, dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Mặt khác, đa số học
sinh trường THPT Lê Lợi chỉ chú trọng vào các môn thi Đại học nên việc áp
dụng phương pháp dạy học phù hợp với bộ môn và với đối tượng học sinh thực
sự rất khó khăn.
III. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh phát hiện và sửa một số lỗi ngữ nghĩa
thường gặp khi viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình Pascal.
Khi thực hiện giảng dạy môn Tin học lớp 11 tại Trường THPT Lê Lợi, tôi
thấy rằng, việc học sinh lập trình giải các bài toán trên máy tính thường gặp
không ít khó khăn. Phần lớn các em đều gặp một số lỗi cơ bản về mặt cú pháp
và ngữ nghĩa. Trong khi đó để viết được một chương trình hoàn chỉnh thì học
sinh phải có tư duy logic về thuật toán, biết khai báo kiểu dữ liệu một cách hợp
lí, biết sử dụng các câu lệnh đúng cú pháp. Do đó tôi đã tìm ra và áp dụng một
số biện pháp: “Hướng dẫn học sinh phát hiện và sửa lỗi cú pháp khi viết
chương trình bằng ngôn ngữ lập trình Pascal trong chương trình Tin học 11”.
(Sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại C cấp Tỉnh năm 2013). Vì vậy, ở đây tôi
chỉ đề cập đến việc hướng dẫn học sinh phát hiện và sửa một số lỗi ngữ
nghĩa thường gặp, đó là:
1.1 Khai báo sai miền chỉ số cho dữ liệu kiểu mảng.
Ví dụ 1: Nhập vào một dãy gồm 50 số nguyên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 50.
In mảng vừa nhập.
Học sinh thường khai báo mảng như sau: Var a: array[5..50] of integer;
Như vậy, đa số các em đang nhầm lẫn giữa giá trị của các phần tử trong
mảng và số lượng các phần tử của mảng.
1.2. Giá trị của biến điều khiển vượt quá miền chỉ số của mảng.

Ví dụ 2: Nhập vào một dãy số gồm 10 phần tử và cho biết dãy vừa nhập có phải
là dãy số không giảm?
4


Nhiều học sinh lập trình giải bài toán trên như sau:
Var a: array[1..10] of Real; i:integer;

kt:boolean;

Begin
Write(‘nhap day so:’);
For i:=1 to 10 do
Begin
Write(‘a[’ ,i, ‘]’);
Readln(a[i]);
End;
kt:=true; i:=1;
while (kt) and (i<=10) do
if (a[i] < a[i-1]) then kt:=false
else i:=i+1;
if kt then writeln(‘La day so khong giam!’)
else writeln(‘La day so giam!’);
readln
End.
Khi thực hiện chương trình trên, chương trình dịch không báo lỗi nhưng
kết quả thực hiện chương trình sẽ bị sai lệch. Lúc này giáo viên hướng dẫn học
sinh thực hiện từng bước chương trình để phát hiện lỗi. Ta có thể khắc phục lỗi
trên bằng cách gán lại giá trị ban đầu cho biến đếm i=2.
1.3 Tràn số do kết quả tính toán vượt quá giới hạn.

Ví dụ 3: Viết chương trình tính n! (với n là số nguyên dương được
nhập vào từ bàn phím)
Function GT(n:integer):integer;
Var i, t : integer;

5


Begin
T:=1;
For i:=1 to n do t:=t*i;
Gt:=t;
End;
Begin
Writeln(‘4! = ’, GT(4));
Writeln(‘9! = ’, GT(9));
Readln;
End.
Khi thực hiện chương trình trên thì được kết quả là:
4! = 24
9! = - 30336
Như vậy, chương trình chỉ tính đúng 4!, còn 9! thì bị sai. Lúc này giáo
viên có thể gợi ý để học sinh tự phát hiện ra lỗi. Lỗi này do khai báo biến T và
giá trị trả về cho tên hàm là integer nên miền giá trị tối đa chỉ là 32767, thực tế
9! = 362880 vượt quá so với giá trị của kiểu dữ liệu integer.
1.4. Vòng lặp thực hiện vô hạn.
Ví dụ 4: Lập trình tính: S = 1! + 2! + 3! +…. + n! với n là số nguyên
dương được nhập vào từ bàn phím.
Có nhiều học sinh viết chương trình như sau:
Var


i, n :integer;

S: int64;

Function GT(m:integer):int64;
Var T : int64;
Begin
T:=1;

6


For i:=1 to m do t:=t*i;
Gt:=t;
End;
BEGIN
Write(‘Moi nhap so nguyen duong N = ’);
Readln(n);
S:=0;
For i:= 1 to n do
S:= S + gt(i);
Writeln(‘S= ’, S);
Readln;
End.
Khi học sinh thực hiện chương trình trên thì vòng lặp không dừng được.
Nguyên nhân là do chương trình con và chương trình chính cùng dùng chung
biến toàn cục i. Do đó, trong chương trình chính khi gọi hàm gt(i) thì thực chất
biến i đã được dùng chung cho 2 vòng lặp lồng nhau. Để khắc phục lỗi này chỉ
cần chú ý các vòng lặp lồng nhau thì phải sử dụng biến điều khiển khác nhau.

1.5. Sử dụng sai thứ tự ưu tiên phép toán.
Thứ tự ưu tiên các phép toán trong ngôn ngữ lập trình Pascal như sau:
-

Lời gọi hàm

-

Biểu thức trong ngoặc

-

Toán tử NOT

-

Toán tử đổi dấu: -

-

* / div mod

-

+ - or

-

>=,>,<=,<,=,<>


7


1.6. Không hiểu nguyên tắc làm tròn số đối với số thực.
Trong toán học:

3
1
1
1
=
+
+
là một kết quả đúng.
2
2
2
2

Tuy nhiên khi chuyển biểu thức trên sang Pascal thì sẽ cho kết quả sai:
If 3/sqrt(2)=1/sqrt(2)+1/sqrt(2)+1/sqrt(2) then write(‘Dung!’) else
write(‘sai!’);
Giáo viên có thể chỉ ra nguyên nhân cho học sinh là: Khi thực hiện vế
trái máy tính chỉ tính sai số 1 lần, còn vế phải chịu sai số 3 lần. Do đó kết quả
khi thực hiện là không giống nhau. Đây chỉ là 1 nguyên nhân khiến cho quá
trình tính toán gần đúng trên máy tính thành tính toán sai. Để tránh điều này bạn
nên tuân thủ theo các qui tắc dưới đây:
-

So sánh bằng nên dùng biểu thức a − b < ε


Const e=0.0001;
….
If abs(a-b)2. Giải pháp 2: Nâng cao khả năng lập trình bằng cách cung cấp một số
bài tập khác.
Khi dạy lập trình nói chung và Pascal nói riêng, nhiều khi người dạy chỉ
chú ý tới các bài tập yêu cầu về lập trình mà không nghĩ rằng trong những bước
đầu để học sinh hiểu bài cần phải đưa ra nhiều dạng bài tập. Ngoài các bài tập
về lập trình, tôi còn đưa ra một số dạng bài tập như: bài tập về viết thuật toán,
bài tập về đọc hiểu chương trình, bài tập về sửa lỗi chương trình…
2.1. Bài tập về viết thuật toán:
- Theo định nghĩa trong sách giáo khoa Tin học 10, thuật toán là một dãy
hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định, sao cho sau khi
thực hiện dãy thao tác ấy từ INPUT ta nhận được OUTPUT
- Việc trình bày thuật toán trước khi viết chương trình là hết sức
quan trọng. Thuật toán đúng thì chương trình mới có khả năng đúng, còn một
thuật toán sai chắc chắn là cho một chương trình sai. Tuy nhiên đối với phần lớn

8


học sinh lớp 11 thường bỏ qua bước này do tâm lý ngại mất thời gian. Do đó,
giáo viên cần phải dành ra một lượng thời gian thích hợp để rèn luyện dạng bài
tập này cho học sinh.
2.2. Bài tập về đọc hiểu chương trình.
Bài tập dạng này sẽ giúp phát triển tư duy, giúp học sinh hiểu bài, nhất
là khi dạy nội dung các cấu trúc lệnh. Khi gặp một cấu trúc lệnh mới, giáo viên
nên lấy ví dụ cụ thể và yêu cầu các em chạy thử bằng tay. Kết quả chỉ đúng khi
các em đã hiểu được nguyên lí hoạt động của câu lệnh đó trong máy tính. Còn

đối với chương trình cụ thể, giáo viên nên hướng dẫn các em thực hiện tuần tự
từng lệnh theo từng câu lệnh cụ thể.
Ví dụ 1: Không thực hiện chương trình, hãy cho biết giá trị của biến S
sau khi thực hiện đoạn chương trình sau:
S:= 0;
For i:=1 to 10 do
S:= S + i*i;
Ví dụ 2: Không thực hiện chương trình, hãy cho biết kết quả xuất hiện
trên màn hình sau khi thực hiện chương trình sau:
Program vd2;
Uses crt;
Var S,i:integer;
Begin
Clrscr;
i:=5; S:=0;
While i>1 do
Begin
If (i mod 2) <> 0 then S:=S + 2*i +1 else S:= S + 2*i;
i:= i - 1;
End;
9


Writeln(‘S= ’, S);
End;
Readln;
End.
2.3 Bài tập về sửa lỗi chương trình.
Để hướng dẫn học phát hiện lỗi cú pháp, ở mỗi bài học tôi đều chuẩn bị
sẵn các chương trình trong các Slide để trình chiếu cho các em quan sát. Sau đó

tiến hành chia nhóm. Yêu cầu các nhóm chỉ ra các lỗi có trong chương trình.
Chiếu kết quả của mỗi nhóm, cho các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá. Cuối
cùng giáo viên nhận xét, đánh giá cho điểm từng nhóm. Sau đây là một ví dụ
khi dạy bài: Cấu trúc rẽ nhánh.
Ví dụ 3: Viết chương trình tìm nghiệm thực của phương trình bậc hai :
ax2 + bx + c = 0 (a # 0).


Bước 1. Chiếu chương trình đã chuẩn bị sẵn cho cả lớp
quan sát.
Program

Vidu ;

Uses

Crt ;

Var

a, b, c, d :Real ;
x1, x2 : Real;

begin
clrscr;
write(‘Moi nhap a, b, c: ’); Readln(a,b,c);
d := b * b – 4 * a*c;
if d < 0 then
writeln(‘Phuong trinh vo nghiem’);
else

if d > 0 then
10


Begin
x1 : = (-b – sqrt(d))/(2*a);
x2 :=(-b + sqrt(d))/(2*a);
writeln(‘Phuong trinh co hai nghiem, ’x1,x2);
End;
if d=0 then
writeln(‘Phuong trinh co nghiem kep,’-b/2a);
Readln
End.


Bước 2. Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm tìm lỗi sai có trong

chương trình ở trên.


Bước 3. Đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả.



Bước 4. Mỗi nhóm đánh giá, nhận xét các nhóm còn lại.



Bước 5. Giáo viên thực hiện biên dịch chương trình để học sinh thấy


được các lỗi sai và phân tích để học sinh hiểu được nguyên nhân vì sao sai.
Đánh giá, cho điểm các nhóm.
Để hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi ngữ nghĩa tôi cũng tiến hành tương
tự như trên. Bài toán tình huống cũng được chuẩn bị sẵn. Chiếu lên cho cả lớp
quan sát, tiến hành chạy thử với các bộ Input khác nhau. (Xem Ví dụ 2 ở phần
Giải pháp 1, mục 1.2). Yêu cầu học sinh suy nghĩ và cho biết vì sao chương
trình khi chạy với bộ Input này thì đúng còn với bộ Input khác lại sai?
2.4. Bài tập về cho trước thuật toán, yêu cầu học sinh viết chương trình
theo đúng thuật toán đó.
Một bài toán có thể có nhiều cách giải khác nhau, ứng với mỗi cách giải
ta có một thuật toán. Nhưng ứng với mỗi thuật toán thì chỉ dùng để giải một bài
toán cụ thể. Do đó, để giúp học sinh có khả năng nhanh chóng nắm được ý
tưởng của người khác cần luyện cho các em biết cách viết chương trình theo
một thuật toán cho trước. Khả năng hiểu nhanh ý tưởng của người khác cũng

11


chính là yêu cầu trong hoạt động nhóm. Phát triển khả năng này là phát triển
một phẩm chất tư duy quí báu để các em biết cách hợp tác trong công việc, một
trong những yêu cầu của người lao động, sáng tạo trong thời đại mới, thời đại
mà một sản phẩm là sự kết tinh lao động của nhiều người.
Đối với bài tập dạng này tôi yêu cầu học sinh viết chương trình cho các
thuật toán đã nêu trong sách giáo khoa. (Ví dụ các thuật toán trang 43,45,58,…)
2.5. Bài tập về giải bài toán trong một trường hợp riêng, yêu cầu học sinh
phát hiện thiếu sót để từ đó hoàn thiện chương trình.
Ví dụ 5: Viết chương trình đếm và in ra các số trong 1 xâu đã cho.
Cho đoạn chương trình giải quyết công việc trên như sau:
I:=1; dem:=0;
While i<=length(xau) do

Begin
If (xau[i]>= ‘0’) and (xau[i]<= ‘9’) then
Begin
xauM:= ‘’;
while (xau[i]>= ‘0’) and (xau[i]<= ‘9’) do
begin
xauM:=xauM+xau[i];
i:=i+1;
end;
dem:=dem+1;
val(xauM,a[dem],n);
i:=i-1;
End;
I:=i+1;
End;
12


Write(‘xau co ’,dem, ‘ so la:’);
For i:=1 to dem-1 do write(a[i], ‘,’);
Write(a[dem]);
Đối với bài tập này, giáo viên cho chạy thử chương trình với các bộ
Input khác nhau. Yêu cầu nhận xét chương trình đã thực hiện đúng hay chưa, có
đúng đối với tất cả các bộ Input hay không?
Học sinh có thể phát hiện chương trình chỉ đúng với xâu chứa các số
nguyên, còn nếu xâu chứa số thực thì chương trình chưa cho kết quả đúng. Từ
nhận xét đó giáo viên hướng dẫn các em bổ sung và chỉnh sửa lại chương trình.
3. Giải pháp 3 : Nêu ứng dụng của bài toán vào thực tế.
Nếu giáo viên chỉ dạy theo cách thông thường là giao bài tập và hướng
dẫn học sinh giải bài tập thì nhiều em không nhận thức được vai trò của môn

Tin học 11. Do đó các em chỉ làm cho xong, mang tính chiếu lệ. Vì vậy, học
trước quên sau. Nhưng từ khi tôi nêu ứng dụng của bài toán vào thực tế các em
đã hiểu được tầm quan trọng của môn học. Nên các em đã hứng thú hơn, say
mê hơn với môn học. Lúc này các em học tập với tâm thế rất hồ hởi, vui vẻ.
Tiết học trở nên nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn. Sau đây là một số ví dụ:
Ví dụ 1: Sau khi viết chương trình giải phương trình: ax +bx +c = 0
2

Tôi đã nêu ứng dụng của bài toán vào thực tế: Dùng để giải phương trình bậc 2
trên máy tính cá nhân, tích hợp vào máy tính bỏ túi như: CasioFX 500A,
CasioFX500MS,… mà người dùng chỉ cần nhập 3 hệ số a, b, c vào máy tính thì
máy tính sẽ đưa ra kết quả chính xác.
Ví dụ 2: Khi giải bài toán sắp xếp một dãy gồm N số không giảm, sau
khi đã viết hoàn chỉnh chương trình tôi đặt vấn đề: Nếu dãy N số trên là điểm
thi của N thí sinh dự thi vào lớp 10 trường THPT Lê Lợi thì bài toán trên giúp
ta giải quyết được vấn đề gì? Lúc này không khí lớp học trở nên sôi nổi, các em
rất hào hứng đưa ra câu trả lời. Qua đó tôi còn yêu cầu các em nêu các bài toán
thực tế khác có áp dụng chương trình vừa viết ở trên.
Ví dụ 3: Sau khi giải bài toán Đếm các số có giá trị bằng 0 trong dãy
gồm N số cho trước, tôi nêu vấn đề: Nếu N số trên là điểm thi đại học môn
13


Toán của N học sinh trường THPT Lê Lợi thì bài toán trên giải quyết vấn đề gì?
Sau đó tôi còn yêu cầu học sinh sửa chương trình trên để giải quyết bài toán:
Thông kê số học sinh đạt điểm giỏi (khá, trung bình, yếu, kém) trong kì thi.
4. Giải pháp 4: Phát triển bài toán mới từ bài toán đã có.
Đây cũng là một giải pháp đổi mới được tôi áp dụng vào một số tiết
học. Thông thường nếu giáo viên tổ chức tiết học không tốt thì sẽ không đủ thời
gian để tiến hành giải pháp này. Sau khi tiến hành giải pháp này tôi thấy học

sinh đã nắm vững kiến thức hơn, chủ động hơn trong việc giải bài tập và tự tìm
ra các bài toán tương tự hoặc một bài toán mới là sự mở rộng, đào sâu của bài
toán vừa giải.
Ví dụ: Từ bài toán gốc: “Viết chương trình nhập vào một số tự nhiên n,
in ra màn hình các ước của n theo thứ tự tăng dần” tôi đã nêu ra một số bài
toán sau:
1.Đếm số ước của n. Cho biết n có phải là số nguyên tố?
2.Tính tổng các ước của n. Cho biết n có phải là số hoàn hảo?
3. Tìm các ước chung của hai số tự nhiên. Đưa ra ước chung lớn nhất
của hai số tự nhiên đó.
5. Giải pháp 5: Tiến hành kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của
trò.
Trong dạy học, việc đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận định thực
trạng và điều chỉnh hoạt động học của học sinh mà còn tạo điều kiện nhận định
thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.
Ví dụ: Trong giờ thực hành đầu tiên của một bài học, giáo viên thường
đưa ra mục đích yêu cầu của bài thực hành, sau đó hướng dẫn lại các kiến thức,
kỹ năng mà giờ lý thuyết đã học. Để thực hiện được mục đích đó, học sinh phải
có kiến thức và kỹ năng nhất định nào đó mới đạt được. Cuối mỗi buổi thực
hành, giáo viên dành khoảng 3 – 5 phút, gọi một đến hai học sinh tự đánh giá
xem đã làm được những gì qua buổi thực hành so với yêu cầu của thầy. Cuối
cùng giáo viên đánh giá khái quát lại và chỉ ra những chỗ học sinh chưa làm
được và nguyên nhân vì sao? Điều này giúp bản thân học sinh đó và các học

14


sinh khác thấy được mình còn yếu ở phần nào để tiếp tục điều chỉnh, khắc phục
ở giờ tiếp theo. Từ đó thúc đẩy ý thức học tập của học sinh.
Khi áp dụng phương pháp này ở lớp 10 ban đầu có đến 70% học sinh nói

không thích tự đánh giá qua mỗi tiết học. Do tâm lý không muốn cho người
khác biết được hạn chế, yếu điểm của mình. Nhưng khi tôi áp dụng phương
pháp này buộc học sinh phải nhận xét đưa ra những yếu điểm của mình. Điều
đó khiến cho học sinh cảm thấy như bị nhắc nhở và không muốn vấp phải sai
lầm ở các tiết tiếp theo. Vì thế mà có động cơ khắc phục. Cũng nhờ đó mà sau
thời gian áp dụng, qua khảo sát đã có 60% học sinh ở lớp 10 thích phương pháp
tự đánh giá. Con số này còn cao hơn (khoảng 65%) đối với học sinh khối 11 vì
các em đã được làm quen với phương pháp này từ năm học trước.
Như vậy, giáo viên nên hướng dẫn và khuyến kích học sinh phát triển kĩ
năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi
để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt
động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường
cần phải trang bị cho học sinh. Để đào tạo theo hướng phát triển những con người
năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

Qua quá trình triển khai đề tài tôi nhận thấy đã thu được kết quả thực
sự. Đó là:
- Đa số học sinh đã tránh được các lỗi thường gặp trong khi viết
chương trình bằng ngôn ngữ lập trình Pascal.
- Nhiều học sinh đã tự giải được các bài tập trong sách giáo khoa tin
học lớp 11 và một số bài tập mở rộng từ các bài tập trong sách giáo khoa. Một
số em đã có thể tự tìm được lời giải cho các bài toán khó.

- Nhiều học sinh đã thực sự yêu thích, đam mê môn Tin học. Qua đó
các em có định hướng nghề nghiệp sau này.
Kết quả thu được thể hiện qua các bài kiểm tra rất khả quan. Ở các tiết
kiểm tra tôi đã ra đề đối với tất cả các lớp là tương đương nhau về độ khó.
Nhưng kết quả ở các lớp không được triển khai đề tài thấp hơn so với các lớp
được triển khai đề tài. Cụ thể:

15


+ Với đề kiểm tra 45 phút số 1 học kì I năm học 2015 - 2016, kết quả của
các lớp như sau: (Đề tài được triển khai ở lớp 11A1, 11A2 và lớp đối chứng
11A4).

GIỎI
LỚP

SĨ SỐ

Số

KHÁ

%

lượng

Số

TB

%

lượng

Số


YẾU

%

lượng

Số
lượng

%

11A1

46

18

40,00%

16

34,78%

12

26,67%

0

0%


11A2

46

17

36,96%

18

39,13%

11

23,91%

0

0%

11A4

45

7

15,56%

17


37,78%

19

42,22%

2

4,4%

+ Với đề kiểm tra 45 phút học kì II năm học 2015 - 2016, kết quả của các lớp
như sau: (Đề tài được triển khai ở lớp 11A1, 11A2 và lớp đối chứng 11A4).

GIỎI
LỚP

SĨ SỐ

Số
lượng

KHÁ

%

Số
lượng

TB


%

Số
lượng

YẾU

%

Số
lượng

%

11A1

46

20

40,00%

16

33,33%

10

26,67%


0

0%

11A2

46

19

36,96%

18

39,13%

9

23,91%

0

0%

11A4

45

6


13.33%

16

35,56%

21

46.67%

2

4,4%

16


C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
I. KẾT LUẬN.

Qua quá trình triển khai đề tài tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau:
- Mỗi giáo viên cần phải nhận thức rằng không có một phương pháp tối
ưu nào dành cho tất cả các tiết dạy. Vì vậy trong quá trình dạy học, cần linh
hoạt trong việc sử dụng, kết hợp các phương pháp dạy học để giúp học sinh tiếp
cận nhanh nhất với nội dung bài học.
-Từ việc liên hệ với thực tế, học sinh có thể tự rút ra kết luận dưới sự tổ
chức, hướng dẫn của giáo viên. Do đó vai trò tổ chức của giáo viên vô cùng
quan trọng. Cần tạo ra không khí học tập một cách sinh động, hấp dẫn gây hưng
phấn cho học sinh.

- Như chúng ta đã biết “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học: Bồi dưỡng năng lực tự
học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật GD 1998, chương I, điều 4).
Một trong những định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là
rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, có thể tự ra các
đề toán mới theo những yêu cầu nào đó. Muốn vậy, bản thân giáo viên phải có
ý thức tự rèn luyện cho mình khả năng này. Việc rèn luyện này sẽ giúp phát
huy được năng lực của mỗi giáo viên, làm cho chúng ta thấy vững vàng và tự
tin trong quá trình dạy học.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi trong quá trình giảng dạy
thấy đã có hiệu quả. Trong phạm vi nhỏ hẹp của một sánh kiến kinh nghiệm tôi
không thể trình bày hết những phương pháp mà mình đã áp dụng trong quá
trình dạy học. Nhưng tôi sẽ tiếp tục áp dụng và phát triển đề tài này ở mức cao
hơn. Mặc dù đã cố gắng song không thể tránh khỏi các thiếu sót. Rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp
để đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
II. KIẾN NGHỊ

Để nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học tôi có một số đề xuất như
sau:

17


•Các cấp lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa đến cơ sở vật chất của các Nhà
trường. Nên trang bị đầy đủ các phòng thực hành. Mỗi phòng thực hành có đầy
đủ máy tính, máy chiếu để phục vụ hoạt động dạy học. Nên đảm bảo mỗi học
sinh thực hành trên một máy tính.
•Tăng cường cho các giáo viên giảng dạy môn Tin học được tiếp thu các
chuyên đề, các phần mềm mới phục vụ cho công việc giảng dạy.

•Tăng cường cho giáo viên được tham gia học bồi dưỡng các chuyên đề
về phương pháp giảng dạy môn Tin học.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết SKKN

Lê Thị Huyên

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Hồ Sĩ Đàm (chủ biên) và nhóm tác giả - Sách giáo khoa Tin học 11– Nhà
xuất bản giáo dục năm 2012.
• Hồ Sĩ Đàm (chủ biên) và nhóm tác giả - Sách bài tập Tin học 11 – Nhà
xuất bản giáo dục năm 2012.
• Hồ Sĩ Đàm (chủ biên) và nhóm tác giả - Sách giáo viên Tin học 11 – Nhà
xuất bản giáo dục năm 2012.
• Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kỳ 3 (2004-2007)Bộ giáo dục và đào tạo.
• Hội Tin học Việt Nam - Tạp chí “Tin học và nhà trường”
• Quách Tuấn Ngọc - Ngôn ngữ lập trình Pascal






19



×