MỤC LỤC
Trang
I- LỜI MỞ ĐẦU ---------------------------------------------------------------1
II-NỘI DUNG
------------------------------------ -----------------------3
II. 1. Cơ sở lí luận-----------------------------------------------------------3
II. 2. Thực trạng-------------------------------------------------------------5
II. 3 Giải quyết vấn đề-----------------------------------------------------II. 4Hiệu quả-----------------------------------------------------------------14
III-KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ------------------------------------------------15
1
I- LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói hiện nay để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ
trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại
hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của
người học vì thế đòi hỏi toàn xã hội, trong đó đặc biệt quan trọng là vai trò
của các nhà trường phải đào tạo nên những con người lao động mới thông
minh, sáng tạo. Thực chất của điều này chính là giáo dục phổ thông đã và
đang chuyển hướng từ chủ yếu trang bị kiến thức sang trang bị những năng
lực cần thiết cũng như những kĩ năng sống cho các em học sinh. Để đạt được
mục tiêu đó, việc đổi mới chương trình và phương pháp dạy học ở các trường
phổ thông đã và đang được quan tâm chú trọng nhiều.
Trong xã hội nói chung và giới khoa học nói riêng đã và đang rất quan
tâm đến Sinh học- một trong những ngành khoa học thực nghiệm nên các kiến
thức Sinh học được hình thành chủ yếu bằng phương pháp quan sát và thí
nghiệm, vì thế các kĩ năng học tập Sinh học sẽ góp phần vào việc giáo dục các
kĩ năng sống. Nhiệm vụ của Sinh học là tìm hiểu cấu trúc, cơ chế và bản chất
của các hiện tượng, quá trình, quan hệ trong thế giới sống và môi trường, phát
hiện những quy luật của sinh giới, làm cơ sở cho loài người nhận thức đúng
và điều khiển được sự phát triển của sinh vật. Thông qua học tập môn Sinh
học trong nhà trường phổ thông sẽ góp phần giúp học sinh có những hiểu biết
khoa học về thế giới sống, kể cả con người trong mối quan hệ với môi trường
để từ đó giáo dục kĩ năng sống cho các em, giúp các em có ý thức, thái độ
đúng đắn đối với việc bảo vệ môi trường, lòng yêu thiên nhiên và đặc biệt có
những hành động cụ thể nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên,
cách tiếp cận và phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong việc
dạy và học môn Sinh học trong nhà trường như thế nào để đạt được mục tiêu
nêu trên lại là một vấn đề không phải là dễ dàng đối với giáo viên và học sinh.
Vì vậy, việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều
kiện cơ hội cho học sinh được thực hành trải nghiệm kĩ năng sống trong quá
trình học tập sẽ không làm nặng nề, quá tải thêm nội dung các môn học và
hoạt động giáo dục mà ngược lại còn làm cho các giờ học và hoạt động giáo
dục trở nên nhẹ nhàng hơn, thiết thực hơn và bổ ích hơn đối với học sinh.
Do đó một trong những hướng để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là
đổi mới phương pháp dạy học chính là phát huy tính tích cực chủ động, sáng
tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, tăng cường khả
năng làm việc theo nhóm, tăng khả năng tự tin, rèn kĩ năng thuyết trình trước
đám đông, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn từ đó giúp các
em có niềm vui, hứng thú học tập cũng như có kĩ năng phòng tránh thiên tai,
các nguy cơ tiềm ẩn trong môi trường sống xung quanh các em và ý thức bảo
vệ môi trường sống. Hiện nay khoảng hơn 155 nước trên thế giới đưa kĩ năng
sống vào nhà trường. Đối với môn Sinh học, hầu như bài nào, nội dung nào
cũng có thể góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh với các mức độ
khác nhau nhằm thực hiện được mục tiêu giáo dục của Việt Nam là học để
2
biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống. Với lí do
đó tôi đã chọn đề tài: “ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua dạy
và học bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở
người- Sinh học 11- Nâng cao”
3
II- NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lí luận
Những năm 1995-1996, thuật ngữ kĩ năng sống bắt đầu xuất hiện trong
các nhà trường phổ thông, thông qua dự án “Giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ
sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà
trường” do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp với Bộ Giáo
dục và Đào tạo phối hợp cùng Hội chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện. Từ đó đến
nay việc giáo dục kĩ năng sống gắn với các vấn đề của xã hội như : phòng
chống ma túy, phòng chống mại dâm, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ
em, phòng chống tai nạn, bảo vệ môi trường,…đã và đang được tiến hành. Có
nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống như: kĩ năng sống là khả năng để
có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả
trước nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày (theo tổ chức Y tế thế
giới- WHO), kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành
vi mới (theo UNICEF) hoặc kĩ năng sống gắn liền với Học để biết, Học để
sống, học để làm (theo tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp
Quốc)…Từ những quan niệm trên đây, có thể thấy kĩ năng sống bao gồm một
loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người hay
chính là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp
với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình
huống trong cuộc sống.
Vì vậy, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông
nhằm mục tiêu trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ
năng phù hợp nhờ đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành
mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan
hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. Từ đó tạo cơ hội thuận lợi để học
sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất,
trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ
thông là phải có sự tương tác, trải nghiệm, tiến trình, thay đổi hành vi và thời
gian- môi trường giáo dục. Sự tương tác giữa học sinh với nhau, giữa học sinh
với thầy cô hoặc với người xung quanh sẽ mang lại hiệu quả tích cực khi các
em được thể hiện ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng của người khác. Sự trải
nghiệm nghĩa là giáo viên thiết kế tổ chức các hoạt động giúp học sinh có cơ
hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm. Tiến trình nghĩa là từ nhận thức
đến hình thành thái độ đến thay đổi hành vi. Thay đổi hành vi theo hướng tích
cực. Thời gian- môi trường giáo dục chính là giáo dục kĩ năng sống cho các
em ở mọi lúc, mọi nơi, trong các giờ học hay các hoạt động ngoài giờ khác.
Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ
thông là giáo dục kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kiểm soát
cảm xúc, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, thể hiện sự tự tin, kĩ
năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực, hợp tác, tư duy phê phán, giải
quyêt mâu thuẫn, tư duy sáng tạo,..Tóm lại chính là những kĩ năng tâm lí-xã
4
hội hình thành để giải quyết các vấn đề, tình huống của cuộc sống tuy nhiên
giáo viên cần vận dụng linh hoạt tùy theo đối tượng học sinh, đặc điểm vùng
miền cho phù hợp.
Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ
thông không phải là lồng ghép, tích hợp vào các môn học mà dựa trên các
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học
sinh được thực hành, trải nghiệm kĩ năng sống trong quá trình học tập. Vì vậy
sẽ không làm nặng nề, quá tải cho môn học mà còn giúp cho hoạt động giáo
dục trở nên nhẹ nhàng, thiết thực và bổ ích hơn. Các môn học trong nhà
trường phổ thông Việt Nam đều ít nhiều có khả năng thực hiện giáo dục kĩ
năng sống, trong đó môn Sinh học là một trong những môn có nhiều thuận lợi
để giáo dục kĩ năng sống.
5
II. 2. Thực trạng
* Khó khăn:
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách,
giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết
sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động…Đặc
biệt, hiện nay đất nước ta đang hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay,
thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và
tiêu cực, có nhiều khó khăn, thách thức, áp lực. Nếu không được giáo dục kĩ
năng sống các em sẽ dễ bị lôi kéo, lợi dụng vào các hành vi tiêu cực về nhân
cách, bạo lực, sống ích kỉ, thực dụng. Từ đó một bộ phận các em sẽ có các
hiện tượng tiêu cực như: nghiện hút, bạo lực học đường, đua xe máy, ăn chơi
sa đọa, mại dâm, cờ bạc, nạo phá thai tuổi vị thành niên…Điều này xảy ra là
do các em thiếu kĩ năng sống cần thiết như kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định,
kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng giao tiếp, …Vì vậy nếu thiếu kĩ năng
sống các em sẽ bị vấp váp, dễ bị thất bại, dễ mắc sai lầm hoặc chậm trễ đưa
ra quyết định và phải trả giá cho các quyết định sai lầm của mình.
* Thuận lợi:
Bên cạnh những khó khăn còn tồn tại thì việc dạy và học hiện nay có
nhiều điểm thuận lợi như: học sinh đã và đang được tiếp cận với tin học, với
internet, do đó việc tự học, tự tìm tòi kiến thức các em hoàn toàn có thể làm
được dưới sự định hướng, hướng dẫn của giáo viên. Tại mỗi lớp học, nhà
trường đã trang bị thiết bị máy chiếu, projector, máy vi tính. Hơn nữa, việc
đổi mới phương pháp dạy- học theo hướng tích cực đã và đang được áp dụng
trong các nhà trường phổ thông góp phần đưa đến nhiều thuận lợi cho giáo
viên và học sinh trong tiến trình đi tìm tòi và lĩnh hội kiến thức. Do đó, giáo
dục kĩ năng sống tạo ra nhiều hứng thú cho học sinh.
Nội dung và địa chỉ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn Sinh
học Trung học phổ thông có nhiều bài tuy nhiên trong phạm vi của một sáng
kiến kinh nghiệm tôi xin minh họa bởi một tiết dạy giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh :
Tên bài dạy
Bài 47. Điều khiển
sinh sản ở động vật
và sinh đẻ có kế
hoạch ở người
(Sinh học 11 –
Nâng cao)
Các kĩ năng sống cơ bản
được giáo dục
- Kĩ năng thể hiện sự tự
tin khi trình bày ý kiến
trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích
cực, trình bày suy nghĩ,
ý tưởng; hợp tác trong
hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và
xử lí thông tin về cơ chế
điều khiển sinh sản ở
Phương pháp/kĩ thuật dạy
học tích cực có thể sử dụng
- Trực quan- tìm tòi
- Dạy học nhóm
- Vấn đáp- tìm tòi
- Hỏi chuyên gia
- Động não
6
động vật và các biện
pháp sinh đẻ có kế
hoạch ở người.
- Làm chủ bản thân để
tránh mang thai ngoài ý
muốn, góp phần thực
hiện sinh đẻ có kế hoạch
7
II. 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Xác định được mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
- HS trình bày được một số biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật.
- Nêu được sinh đẻ có kế hoạch ở người và giải thích được vì sao phải
sinh đẻ có kế hoạch.
- Kể tên một số biện pháp tránh thai chủ yếu và trình bày được cơ chế
tác dụng của chúng.
- Tuyên truyền mọi người thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
- Sử dụng được các biện pháp tránh thai.
2. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng; hợp tác trong
hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi học sinh đọc Sách giáo khoa ,
quan sát tranh ảnh sơ đồ để tìm hiểu về cơ chế điều khiển sinh sản ở động vật
và các biện pháp tránh thai ở người.
- Kĩ năng làm chủ bản thân để tránh mang thai ngoài ý muốn, góp phần
thực hiện sinh đẻ có kế hoạch
3. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Trực quan- tìm tòi
- Dạy học nhóm
- Vấn đáp- tìm tòi
- Hỏi chuyên gia
- Động não
4. Phương tiện dạy học
- Bảng 47. Các biện pháp tránh thai
- Các dụng cụ tránh thai: bao cao su, dụng cụ tử cung, thuốc viên tránh
thai,…
5. Tiến trình dạy học
5.1. Khám phá
Giáo viên (GV) đặt câu hỏi: Tại sao cần tăng sinh sản ở động vật nhưng
cần giảm sinh đẻ ở người?
Giáo viên giới thiệu để học sinh (HS)thấy được trong thời gian qua, dân
số Việt Nam tăng nhanh. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có quy
mô dân số lớn, đã đạt trên 84 triệu người. Dân số tăng nhanh và quy mô dân
số lớn đã và đang gây nên những áp lực rất lớn về nhiều mặt của cuộc sống
như cung cấp lương thực, giáo dục, y tế, công ăn việc làm, nhà ở, tài nguyên,
môi trường,.. Vì vậy, một mặt cần nâng cao năng suất chăn nuôi, cây trồng,
mặt khác cần phải chủ động điều chỉnh dân số, giảm tỉ lệ tăng dân số.
5.2. Kết nối
8
Giáo dục kĩ năng sống
- Kĩ năng tìm kiếm và
xử lí thông tin để tìm
hiểu về cơ chế điều
khiển sinh sản ở động
vật.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
1. Hoạt động 1: Tìm I. Điều khiển sinh sản
hiểu về điều khiển sinh 1. Điều khiển số con
sản ở động vật
GV: *Dựa vào hiểu biết
của em hãy nêu 1 số
biện pháp con người áp
dụng làm tăng sinh sản
ở vật nuôi?
HS: nghiên cứu trình
bày
GV: Nhận xét, bổ sung
GV : Chia nhóm HS,
mỗi nhóm 4-6 HS, yêu
cầu thảo luận nhóm trả
lời câu hỏi:
* Theo em có những
- Kĩ năng hợp tác nhóm biện pháp nào làm thay
(trình bày suy nghĩ
đổi số con được sinh ra
trong hoạt động nhóm)
của vật nuôi?Cho ví dụ .
Tại sao phải cấm xác
(HS trong nhóm trao đổi định giới tính của thai
với nhau để đi đến
nhi người?
thống nhất câu trả lời
* Một số biện pháp điều
cho câu hỏi được giao) khiển giới tính ở động
vật? Ý nghĩa của điều
này trong chăn nuôi là
gì?
HS:
+ các nhóm thảo luận để
chuẩn bị báo cáo
+ Đại diện một vài
nhóm báo cáo kết quả
- Kĩ năng thể hiện sự tự thảo luận
tin khi trình bày báo
GV Nhận xét, bổ sung
cáo kết quả thảo luận
và ghi tóm tắt
(Cấm xác định giới tính
thai nhi vì vẫn còn nhiều
người có quan niệm
không đúng về sinh con
trai hay gái nên họ sẽ
a)Sử dụng hoocmôn
hoặc chất kích thích
tổng hợp:
- Dùng các hoocmôn
kích thích sinh trứng và
rụng trứng (đối với cá,
trâu, bò...)→ tăng số
lượng trứng trong 1 lần
đẻ→ tăng số con.
b)Thay đổi các yếu tố
môi trường:
-Dùng các yếu tố môi
trường( nhiệt độ, ánh
9
hủy bỏ nếu là thai gái,
dẫn đến mất cân bằng
giới tính trong xã hội
gây hậu quả xấu)
- Kĩ năng tìm kiếm và
xử lí thông tin khi HS
đọc sách giáo khoa
GV: *Hiệu quả của thụ
tinh nhân tạo trong nhân
giống vật nuôi như thế
nào?
HS: Tự nghiên cứu trình
bày.
GV: Nhận xét, bổ sung
- Kĩ năng hợp tác nhóm
(trình bày suy nghĩ
trong hoạt động nhóm)
sáng, dinh dưỡng...) làm
ảnh hưởng đến sinh tinh
và sinh trứng.
2.Điều khiển giới tính
của đàn con
-Lọc li tâm, điện di để
tách tinh trùng thành 2
loại( loại chứa X và loại
chứa Y)
3.Thụ tinh nhân tạo
-Thụ tinh nhân tạo bên
ngoài cơ thể ở cá hiệu
suất thụ tinh khoảng 8090%.
-Thụ tinh nhân tạo bên
trong cơ thể cái như ở
lợn, trâu, bò...
4.Nuôi cấy phôi
-Tăng nhanh số lượng 1
số loài động vật quý
hiếm.
-Trong thời gian ngắn
tạo ra được nhiều vật
nuôi đồng nhất về kiểu
gen cho năng suất cao
ổn định.
2. Hoạt động 2: Tìm II.Sinh đẻ có kế hoạch
hiểu về sinh đẻ có kế ở người
hoạch ở người
GV: sử dụng phương
pháp chuyên gia, mời 35 HS lên bục giảng, HS
ở dưới lớp sẽ đặt câu hỏi
* Sinh đẻ có kế hoạch là
gì?
* Hiện nay đất nước ta
đang vận động mỗi cặp
vợ chồng nên sinh bao
nhiêu con?
*Giới hạn tuổi không
nên sinh con?
* Khoảng cách giữa hai
10
lần sinh con là mấy
năm?
* Sinh đẻ có kế hoạch
có ý nghĩa gi?
Nhóm chuyên gia thảo 1. Sinh đẻ có kế hoạch
luận và trả lời.
là gì?
Gv tóm tắt các ý chính
* Sinh đẻ có kế hoạch là
quá trình tự điều chỉnh
số con, thời điểm sinh
con, khoảng cách sinh
con sao cho phù hợp với
việc nâng cao chất
lượng cuộc sống của
mỗi cá nhân, gia đình và
xã hội.
GV:
*Em biết có những biện 2. Các biện pháp tránh
pháp tránh thai nào?
thai
- Kĩ năng tìm kiếm và
xử lí thông tin khi học
sinh đọc Sách giáo khoa
, quan sát tranh ảnh sơ
đồ để tìm hiểu về các
biện pháp tránh thai ở
người.
- Kĩ năng hợp tác nhóm
(trình bày suy nghĩ
*Tại sao các biện pháp
đó lại tránh được mang
thai?
Gv chiếu phiếu học tập
số 1 có bảng 47- sách
giáo khoa đồng thời
phát phiếu số 1 cho từng
nhóm học sinh, giới
thiệu mẫu vật dụng cụ
tránh thai cho học sinh,
yêu cầu HS hoàn thành
phiếu số 1
Tên biện
pháp
Tính vòng
kinh
Dùng bao
cao su
Thuốc
viên tránh
Tác động
-Tránh thai vĩnh viễn:
Đình sản-thắt ống dẫn
tinh, thắt ống dẫn
trứng...
-Tránh thai tạm thời: Đặt
dụng cụ tử cung, dùng
bao cao su, viên thuốc
tránh thai...
11
trong hoạt động nhóm)
thai
Dụng cụ
tử cung
Đình sản
nam
Đình sản
nữ
HS: Thảo luận theo
nhóm và điền thông tin
vào phiếu học tập số 1
- Kĩ năng thể hiện sự tự
tin khi trình bày báo
cáo kết quả thảo luận
- Kĩ năng làm chủ bản
thân để tránh mang thai
ngoài ý muốn, góp phần
thực hiện sinh đẻ có kế
hoạch và giảm tối đa
nạo phá thai tuổi vị
thành niên.
+ Đại diện từng nhóm
báo cáo kết quả thảo
luận của nhóm mình.
+ Các nhóm khác lắng
nghe và bổ sung hay
phát vấn nhóm trình
bày.
GV: Nhận xét, bổ sung
và chiếu đáp án lên bảng
(Ngoài ra còn biện pháp
tránh thai khác như
uống viên postinor để
tránh thai khẩn cấp, mũ
tử cung...)
12
GV làm rõ thêm biện
pháp tránh thai : tính
ngày rụng trứng do tinh
trùng có thời gian sống
ở cơ thể nữ là 3 ngày,
trứng có thời gian sống
1 ngày, nên để tránh
mang thai phải tránh
giao hợp trước ngày
trứng rụng khoảng 6
ngày, sau ngày rụng
trứng khoảng 4 ngày…
Nếu dùng bao cao su
còn tránh được bệnh lây
qua đường tình dục…
Nếu nạo phá thai phải
đến cơ sở y tế có đủ
điều kiện phá thai an
toàn.
5.3. Thực hành/ Luyện tập
Gv: Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 2
Điều khiển sinh sản ở động vật
Biện pháp làm thay đổi số con
Đáp án phiếu học tập số 1
Tên biện pháp
Tính vòng kinh
Biện pháp điều khiển giới tính
Tác động
Để tránh giao hợp vào những ngày trứng
rụng để tinh trùng không gặp trứng.
13
Dùng bao cao su
Thuốc viên tránh thai
Dụng cụ tử cung
Hứng tinh dịch làm tinh trùng không gặp
trứng.
Làm nồng độ prôgesterôn và ơstrôgen
trong máu cao gõy ức chế tuyến yên và
vùng dưới đồi làm trứng không chín và
không rụng.
kích thích niêm mạc tử cung gây phản ứng
chống lại sự làm tổ của hợp tử trong tử
cung.
Cắt và thắt ống dẫn tinh ngăn không cho
tinh trùng gặp trứng
Đình sản nam
Đình sản nữ
Cắt và thắt ống dẫn trứng ngăn không cho
trứng gặp tinh trùng
Đáp án phiếu học tập số 2
Điều khiển sinh sản ở động vật
Biện pháp làm thay đổi số con
Biện pháp điều khiển giới tính
Biện
Chế
Sử
Thay
Nuôi
Thụ
pháp
dụng
đổi
cấy
tinh
độ ăn
kĩ
hoocm
các
phôi
nhân
thuật(l
on
yếu tố
tạo
ọc, li
hoặc
môi
tâm,
trường
chất
điện
kích
di)
thích
tổng
hợp
5.4. Vận dụng
Đối với học sinh phổ thông không nên sử dụng biện pháp tránh thai nào? Tại
sao? Tại sao không nên quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên?
14
II. 4. Hiệu quả
Khắc phục được những khó khăn trên, đưa ra các biện pháp giúp giáo
viên có thể vừa khai thác, xây dựng hình thành các kiến thức mới vừa khắc
sâu, mở rộng kiến thức cho học sinh, giúp các em vận dụng tốt các kiến thức
đã học để giải thích các sự vật, hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống. Vì thế,
trong quá trình giảng dạy tiết học này tôi đã phát huy tính chủ động, tích cực,
sáng tạo của học sinh bằng việc sử dụng phương pháp hoạt động tích cực, tự
học, tự nghiên cứu, tìm tòi từ đó giúp học sinh có thêm hào hứng, hứng thú
khi học tăng thêm lòng yêu thích môn Sinh học. Đặc biệt qua đó, giúp giáo
dục kĩ năng sống cho các em, hình thành ý thức, nhân cách cũng như lối sống
lành mạnh và tích cực, giảm thiểu các tệ nạn xã hội.
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy: trong chương trình Sinh học Trung
học phổ thông có nhiều tiết học có thể giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Nếu như chỉ truyền đạt đến các em khối lượng kiến thức nhiều trong khuôn
khổ thời gian của một tiết học một cách nhàm chán thì việc giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích
cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh đã giúp nâng cao hiệu quả
giờ lên lớp.
Để so sánh chất lượng giảng dạy, tôi đã thực hiện giảng dạy ở các lớp
11 với 2 phương pháp khác nhau và kết quả đạt được như sau:
+ Lớp 11 C2: giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua bài giảng, học
sinh có ý thức tập thể và ý thức trách nhiệm cao tìm tòi kiến thức. Đa số học
sinh hiểu bài, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, hiểu và trình bày được các
kiến thức liên quan. Thông qua đó, học sinh rèn được cho bản thân kĩ năng
giao tiếp, kĩ năng hoạt động nhóm,
+ Lớp 11 C4: chỉ sử dụng phương pháp truyền thống hỏi đáp- tái hiện, chỉ có
một số học sinh tích cực, hứng thú với tiết học, nhiều học sinh khó nhớ, dễ
nhàm chán và không biết vận dụng để giải thích các dạng liên quan. Mặt
khác, học sinh cũng không thể hiện được sự tự tin khi trình bày một vấn đề
nào đó.
So sánh kết quả học tập của học sinh qua một số năm học, tôi nhận thấy
tỉ lệ như sau:
Lớp
Loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Năm học 2013- 2014
11 C2 (50hs)
05 (10,0%)
20 (40,0%)
20 (40,0%)
05 (10,0%)
11 C4(49hs)
0
05 (10,2%)
30 (61,2%)
14 (28,6%)
Năm học 2014- 2015
11 C2 (50hs)
06 (12,0%)
22 (44,0%)
19 (38,0%)
03 (6,0%)
11 C4(49hs)
0
07 (14,3%)
30 (61,2%)
12 (24,5%)
Năm học 2015- 2016
11 C2 (50hs)
10 (20,0%)
30 (60,0%)
10 (20,0%)
0
11 C4(49hs)
0
13 (26,5%)
26 (53,1%)
10 (20,4%)
15
III- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Trong phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm, đề tài của tôi còn mang
tính chủ quan và chưa hoàn thiện do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm
giảng dạy, tôi rất mong nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm, sự góp ý của các
thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để hoàn thiện hơn nhằm mục đích
nâng cao chất lượng giờ lên lớp đối với các tiết học giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh trong môn Sinh học.
Kiến nghị:
Tuy nhiên tôi rất hi vọng rằng các tổ chức Đoàn thể và Nhà trường có thể
tổ chức được các giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc giao lưu học sinh, giờ
ngoại khóa kết hợp kiến thức các môn học sẽ giúp các em có thể hoàn thiện kĩ
năng sống tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm2016.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Người thực hiện
Trần Thị Hoa
16