Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Phân dạng và phương pháp giải các dạng toán cơ bản về hoán vị gen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.18 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 1
hhhhhhhhh

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG
TOÁN CƠ BẢN VỀ HOÁN VỊ GEN

Người thực hiện: Nguyễn Văn Tuấn
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Cẩm Thủy 1
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Sinh học

THANH HOÁ NĂM 2017

Nguyễn Văn Tuấn THPT Cẩm Thủy 1

1


MỤC LỤC
TT

Mục

Trang

1


Mở đầu

3

2

Nội dung

4

3

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục

19

4

Kết luận, kiến nghị

19

5

Danh mục tài liệu tham khảo

20

1. Phần mở đầu:

1. 1. Lý do chọn đề tài:

Nguyễn Văn Tuấn THPT Cẩm Thủy 1

2


Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dạy học là giúp học sinh phát
triển tư duy sáng tạo và khả năng phân tích, vì thế việc dạy các bài tập có một
vai trò rất lớn trong quá trình hình thành cho học sinh những phẩm chất đó.
Để giải quyết tốt các bài tập hoán vị gen ngoài kiến thức về các quy luật di
truyền đã được học, học sinh cần phải có khả năng phân tích, nhận dạng từ đó
xác định các bước giải đúng đắn đối với mỗi dạng bài tập. Đã có nhiều tài liệu
sách tham khảo đề ra một số phương pháp và quy trình giải toán hoán vị gen.
Tuy nhiên, trong bước xác định kiểu gen chung và viết sơ đồ lai tác giả chưa đề
ra giải pháp cụ thể để xác định kiểu gen, những chỉ dẫn còn hết sức tổng quát và
sơ lược. Những phác đồ tổng quát cho việc giải quyết các bài tập chưa đi sâu
vào việc thiết kế các bước giải cho các chuyên đề hẹp trong việc giải quyết các
bài tập sinh học đặc biệt là các bài tập nâng cao, nhưng các tài liệu trên cũng đã
tỏ ra rất có ích cho học sinh giúp các em định hướng và giải quyết đúng đắn các
bài tập sinh học.
Trong các dạng bài tập về qui luật di truyền thì hoán vị gen là một trong
những dạng bài tập vừa đa dạng, vừa phức tạp, học sinh thường gặp khó khăn
trong cách giải, nhưng thường được ra trong các đề thi học sinh giỏi và THPT
Quốc gia. Mặc khác theo chương trình mới sinh học 12 số tiết giải bài tập rất ít
và thường ra bài tập cụ thể, rời rạc, chưa có tính hệ thống, do đó phần lớn học
sinh lúng túng trong phương pháp và cách thức tiếp cận bài tập. Để tạo điều kiện
cho học sinh vận dụng được những kiến thức lý thuyết vào giải quyết các dạng
bài tập liên quan đến hoán vị gen, trong quá trình dạy học tôi đã đưa ra các bước
giải chi tiết cho phần bài tập di truyền nâng cao dạng hoán vị gen, trong đó chủ

yếu là hướng dẫn cho học sinh phương pháp giải như xác định kiểu gen, tần số
hoán vị chung và xây dựng sơ đồ lai.
Với những lý do trên tôi đã chọn đề tài này để trình bày một số kinh
nghiệm mà tôi đã rút ra sau những giờ trực tiếp giảng dạy, mong rằng sẽ được
đồng nghiệp của mình cùng đóng góp để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, cũng
như nâng cao chất lượng của học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng, cách nhận diện và cách thức giải
toán hoán vị.
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài:
Đối tượng nghiên cứu là 2 lớp theo học chương trình nâng cao
Phạm vi của đề tài có trọng tâm xoay quanh vấn đề tìm phương pháp phù hợp
để học sinh phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động trong học tập.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Tạo tình huống có vấn để, sử dụng phiếu học tập, vấn đáp tìm tòi…
1.5. Những đổi mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- Đề tài đưa ra những giải pháp giải cụ thể cho từng dạng toán hoán vị.
- Đề tài hướng tới kỹ năng giải nhanh toán hoán vị nhằm đáp ứng các câu hỏi
thi trắc nghiệm khách quan của thi THPTQG.

PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG
TOÁN CƠ BẢN VỀ HOÁN VỊ GEN
Nguyễn Văn Tuấn THPT Cẩm Thủy 1

3


2. Phần nội dung
2.1. Cơ sở lý luận:
Số lượng gen trong tế bào nhiều hơn số cặp NST tương đồng, nên trên mỗi

cặp NST tương đồng chứa nhiều cặp gen alen phân bố, mỗi cặp gen phân bố trên
NST tại một vị trí nhất định gọi là lôcút hay alen.
Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, tại kỳ đầu của giảm phân I có hiện
tượng tiếp hợp hai NST kép (2 crômatit) của cặp tương đồng, nên có thể xảy ra
hiện tượng trao đổi đoạn tương ứng giữa hai crômatit không cùng nguồn, gây
nên hiện tượng hoán vị gen.
Tần số hoán vị gen (f) thể hiện lực liên kết giữa các gen trên NST. Các gen
trên NST có xu hướng liên kết chặt chẽ, tương tác gen và phân li độc lập là
chính nên tần số hoán vị gen không vượt quá 50% ( f ≤ 50% )
Tần số hoán vị gen thể hiện khoảng cách tương đối giữa các gen trên NST:
các gen nằm càng xa nhau thì tần số hoán vị gen càng lớn và ngược lại các gen
nằm gần nhau thì tần số hoán vị gen càng nhỏ.
Công thức tính tần số hoán vị gen (f)
(f) = (số giao tử hoán vị / tổng số giao tử tạo thành) x 100%
(f) = (số cá thể có kiểu hình do hoán vị / tổng số cá thể thu được) x 100%
(f) = 2 x % giao tử hoán vị
2. 2. Thực trạng vấn :
- Thuận lợi: Học sinh đang bước vào tuổi trưởng thành, thích hoạt động chủ
động, có năng lực tư duy, phân tích tổng hợp, năng động sáng tạo trong học tập
nếu được hướng dẫn tốt.
Phần lớn học sinh đã được trang bị những kiến thức về quy luật di truyền
- Khó khăn:
Thực tế hiện nay sinh học vẫn là một môn học khó đối với học sinh, vì thế tỉ
lệ học sinh khá giỏi còn thấp.
Số trường tuyển sinh vào đại học có sử dụng môn sinh học ít và điểm trúng
tuyển lại rất cao khiến nhiều em chưa mặn mà với môn học.
Học sinh vùng nông thôn miền núi, chất lượng đầu vào thấp, tư duy chậm và
hầu hết là gia đình kinh tế khó khăn … Những khó khăn trên đã tác động không
nhỏ đến chất lượng bộ môn sinh học trong các trường phổ thông ở miền núi.
2. 3. Các dạng bài tập và phương pháp giải các dạng bài tập:

2.3.1. Hoán vị gen nằm trên NST thường :
a) Hoán vị gen trong phép lai phân tích :
Dạng 1: Hai cặp gen nằm trên 1 cặp NST (tính trạng trội, lặn hoàn toàn):
- Bước 1: Nhận diện bài toán là hoán vị gen trong lai phân tích: Lai giữa cơ thể
có 2 tính trạng trội với cơ thể có 2 tính trạng lặn, đời con thu được 4 loại kiểu
hình trong đó 2 tính trạng liên kết bằng nhau và chiếm tỉ lệ lớn, 2 tính trạng hoán
vị bằng nhau và chiếm tỉ lệ nhỏ.
- Bước 2: Xác định tần số hoán vị gen, kiểu gen của cơ thể đem lai phân tích
hoặc các kiểu hình còn lại ở đời con từ đó lập sơ đồ lai.

Nguyễn Văn Tuấn THPT Cẩm Thủy 1

4


Trong lai phân tích 2 cặp gen thì các cặp tính trạng bằng nhau từng đôi (A-B- =
aabb; A-bb = aaB-; A-B-/aabb + A-bb/aaB- = 50%) qua đó ta tính được tỉ lệ các
kiểu hình (nếu còn thiếu), tần số hoán vị gen và kiểu gen (P).
Ví dụ : Một loài thực vật, gen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a
qui định thân thấp, gen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b qui định
hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng thu được F1
có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 37,5%. Cho biết
không có đột biến xảy ra. Hãy tìm kiểu gen cây thân cao, hoa đỏ đem lai và tỉ
lệ các kiểu hình còn lại của F1?
bài giải :
- Bước 1: Theo bài ra lai cây thân cao, hoa đỏ (mang 2 tính trạng trội) với cây
thân thấp, hoa trắng (mang 2 tính trạng lặn) thu được F1 có 4 loại kiểu hình ⇒
Đây là phép lai phân tích.
- Bước 2: Cây thân cao, hoa đỏ (A-B-) F1 chiếm tỉ lệ 37,5% ⇒ Giao tử AB =
37,5% ⇒ AB là giao tử liên kết và kiểu gen của (P) là


AB
với tần số hoán vị
ab

gen : f = 100% - 2.37,5% = 25%
Kiểm chứng (P):
Giao tử

AB
(cao, đỏ)
ab

ab
(thấp, trắng)
ab

x

AB = ab = 37,5%
Ab = aB = 12,5%

Tỉ lệ KG ở F1 → 37,5%

AB
ab

:

37,5%


ab
ab

100% ab
:

12,5%

Ab
ab

:

12,5%

aB
ab

Tỉ lệ KH : 37,5% cao,đỏ : 37,5% thấp,trắng : 12,5% cao,trắng : 12,5% thấp,đỏ
Bài tập vận dụng: Cây đậu lai F1 mang kiểu hình hoa tím - hạt phấn dài tương
ứng với sự có mặt của hai cặp gen dị hợp trên NST tương đồng. Giả sử có 1000
tế bào sinh giao tử trải qua giảm phân để phát sinh hạt phấn, trong đó có 100 tế
bào xảy ra hoán vị gen. Cây F1 được dùng làm trong phép lai phân tích để cho
thế hệ lai.Tính tỉ lệ % các loại kiểu hình ở thế hệ lai. Biết rằng tất cả hạt phấn
sinh ra đều tham gia thụ tinh và hoa tím trội hoàn toàn so với hoa đỏ, hạt phấn
dài trội hoàn toàn so với hạt phấn tròn
bài giải :
1. Xác định tần số hoán vị gen:
Số hạt phấn được hình thành từ 1000 tế bào sinh hạt phấn là: 4.1000 = 4000

Nếu 1 tế bào sinh hạt phấn xảy ra hoán vị gen sẽ cho hai loại giao tử với tỉ lệ
mỗi loại giao tử là: giao tử liên kết = giao tử hoán vị gen =

1
2

100 tế bào sinh hạt phấn xảy ra hoán vị gen thì số hạt phấn xảy ra hoán vị gen là:
4.100
200
= 200. Vậy tần số hoán vị gen là: f =
2
4000

x 100% = 5%

2. Xác định tỉ lệ phân tính kiểu hình ở thế hệ lai (F1) :
Biện luận xác định kiểu gen của F1: Qui ước: gen A - hoa tím trội hoàn toàn so
với a - hoa đỏ; gen B - hạt phấn dài trội hoàn toàn so với alen b - hạt phấn tròn.
F1 mang cặp gen dị hợp có kiểu gen có thể là

AB
Ab
hoặc
.
ab
aB

Nguyễn Văn Tuấn THPT Cẩm Thủy 1

5



AB
ab
AB
ab

- Nếu F1 có kiểu gen
Lai phân tích F1:
Giao tử F1

(tím, dài)

ab
(đỏ, tròn)
ab

x

AB = ab = 47,5%
Ab = aB = 2,5%

Tỉ lệ KG ở F2 → 47,5%

AB
:
ab

100% ab


47,5%

ab
ab

: 2,5%

Ab
ab

:

2,5%

aB
ab

Tỉ lệ KH F2 : 47,5% tím, dài : 47,5% đỏ, tròn : 2,5% tím, tròn : 2,5% đỏ, tròn
- Nếu F1 có kiểu gen
Lai phân tích F1:
Giao tử F1

Ab
.
aB
Ab
(tím, dài)
aB

ab

(đỏ, tròn)
ab

x

Ab = aB = 47,5%
AB = ab = 2,5%

Tỉ lệ KG ở F2 → 2,5%

AB
ab

:

2,5%

100% ab
ab
ab

:

47,5%

Ab
ab

: 47,5%


aB
ab

Tỉ lệ KH F2 : 2,5% tím, dài : 2,5% đỏ, tròn : 47,5% tím, tròn : 47,5% đỏ, tròn
Dạng 2: Ba hoặc bốn cặp gen nằm trên 1 cặp NST (trội, lặn hoàn toàn):
(Dành riêng cho học sinh giỏi)
- Nếu Fa thu được có 3 lớp kiểu hình thì chỉ có 2 trao đổi chéo đơn. Cơ thể đem
lai cho ra 6 loại giao tử.
- Nếu Fa thu được có 4 lớp kiểu hình thì có 2 trao đổi chéo đơn và 1 trao đổi
chéo kép. Cơ thể đem lai cho ra 8 loại giao tử.
- Để xác định kiểu gen của cơ thể đem lai cần dựa vào 2 lớp kiểu hình là lớp
kiểu hình không xảy ra hoán vị để tìm những gen nằm trên cùng 1 NST và lớp
kiểu hình do trao đổi chéo kép để xác định trình tự sắp xếp các gen.
- Tần số trao đổi chéo giữa 2 gen liền kề = tần số trao đổi chéo đơn + tần số trao
đổi chéo kép thực tế
+ Tần số trao đổi chéo đơn = tổng số cá thể tạo ra do trao đổi chéo đơn/tổng số
cá thể thu được
+ Tần số trao đổi chéo kép thực tế = tổng số cá thể tạo ra do trao đổi chéo
kép/tổng số cá thể thu được
- Tần số trao đổi chéo kép lý thuyết = Tích các trao đổi chéo liền kề
- Khoảng cách giữa hai gen liền kề trên bản đồ gen = tần số trao đổi chéo giữa 2
gen liền kề
- Khoảng cách giữa hai gen đầu mút trên bản đồ gen bằng tổng khoảng cách
giữa các gen
Tần số trao đổi chéo kép thực tế
- Hệ số trùng hợp =
Tần số trao đổi chéo kép lý thuyết
- Hệ số nhiễu = 1 – hệ số trùng hợp
Ví Dụ 1: Ở cây ngô gen A qui định mầm xanh trội hoàn toàn so với a qui định
mầm vàng; gen B qui định mầm mờ là trội hơn so với b qui định mầm bóng;


Nguyễn Văn Tuấn THPT Cẩm Thủy 1

6


gen D qui định lá bình thường trội hoàn toàn so với gen d qui định lá cứa. Khi
lai phân tích cây ngô (P) dị hợp về 3 cặp gen thì được kết quả lai Fa như sau:
Giao tử của P
Không trao đổi chéo

Kiểu gen
của Fa
ABD
abd

Trao đổi chéo đơn ở
đoạn I (đoạn A và B)

Abd
aBD

Trao đổi chéo đơn ở
đoạn II (đoạn B và
D)

ABd

Trao đổi chéo kép ở
đoạn I và đoạn II


AbD

abD

ABD
abd
abd
abd
Abd
abd
aBD
abd
ABd
abd
abD
abd
AbD
abd
aBd
abd

Kiểu hình

Số cá
thể

A-B-D-

245


aabbdd

260

A-bbdd

62

aaB-D-

60

A-B-dd

43

aabbD-

45

A-bbD-

6

Tổng % số cá
thể
505

69,56%


122

16,8%

88

12,12%

11

1,52%

aBd
aaB-dd
5
Tổng
726
726 100%
+ Tỉ lệ 2 kiểu hình không do trao đổi chéo A-B-D- và aabbdd là 69,56% chứng
tỏ các gen A,B,D nằm trên 1 NST và các gen a,b,d nằm trên 1 NST.
+ Từ 2 kiểu hình do trao đổi kép kép A-bbD- và aaB-dd chứng tỏ gen B nằm
giữa A và D. Vậy kiểu gen của P đem lai là

ABD
abd

+ Tần số trao đổi chéo giữa đoạn A và B = 16,8% + 1,52% = 18,32%. Khoảng
cách giữa A và B = 18,32 CM
+ Tần số trao đổi chéo giữa đoạn B và D = 12,12% + 1,52% = 13,64%. Khoảng

cách giữa B và D = 13,64 CM
+ Tần số trao đổi chéo giữa đoạn A và D = 18,32% + 13,64% = 31,96%. Khoảng
cách giữa A và D = 31,96 CM
+ Tần số trao đổi chéo kép theo lý thuyết = 18,32% x 13,64% = 2,5%.
+ Tần số trao đổi chéo kép thực tế 1,52%.
+ Hệ số trùng hợp sẽ là 1,52%/2,5% = 60,8%
+ Hệ số nhiễu là 100% - 60,8% = 39,2% (hệ số nhiễu cao chứng tỏ trao đổi chéo
tại điểm A và B trên NST ngăn cản trao đổi chéo ở đoạn B và D).
+ Bản đồ gen:
A
18,32
B
13,64
D
Ví dụ 2. Xét 4 cặp gen liên kết trên 1 NST, mỗi gen qui định 1 tính trạng. Cho
một cá thể dị hợp tử 4 cặp gen (AaBbCcDd) lai phân tích với cơ thể đồng hợp tử
lặn, Fa thu được 1000 các thể gồm 8 phân lớp kiểu hình như sau:
Kiểu hình
Số lượng
Kiểu hình
Số lượng
aaBbCcDd
42
aaBbccDd
6

Nguyễn Văn Tuấn THPT Cẩm Thủy 1

7



Aabbccdd
43
AabbCcdd
9
AaBbCcdd
140
AaBbccdd
305
aabbccDd
145
aabbCcDd
310
a) Xác định trật tự và khoảng cách giữa các gen.
b) Tính hệ số trùng lặp.
Bài giải
a) Trật tự phân bố và khoảng cách giữa các gen:
* Trật tự phân bố giữa các gen:
- Nhận thấy cặp gen lặn a luôn đi liền với gen trội D trên cùng 1 NST, còn gen
trội A luôn đi liền với gen lặn d trên cùng 1 NST  suy ra gen này liên kết hoàn
toàn với nhau.
- Kết quả phép lai thu được 8 phân lớp kiểu hình với tỉ lệ không bằng nhau,
chứng tỏ đã xảy ra trao đổi chéo đơn tại 2 điểm không đồng thời và trao đổi chéo
kép trong quá trình tạo giao tử ở cơ thể AaBbCcDd
- 2 phân lớp kiểu hình chiếm tỉ lệ thấp nhất là kết quả của trao đổi chéo kép. Suy
ra trật tự phân bố của các gen của 2 phân lớp là BbaaDdcc và bbAaddCc.
- Hai phân lớp kiểu hình có số lượng cá thể lớn nhất mang gen liên kết  Giả sử
kiểu gen của cơ thể mang lai phân tích là

BAdc

baDC

* Khoảng cách giữa các gen:

42 + 43 + 9 + 6
= 10%
1000
140 + 145 + 9 + 6
- Tần số HVG vùng d/c = f đơn d/c + f kép =
= 30%
1000
305 + 310
- Hai phân lớp kiểu hình mang gen liên kết chiếm tỉ lệ:
= 60%
1000

- Tần số HVG vùng B/A = f đơn B/A + f kép =

Vậy BAd + Adc = 10% + 30% = 40%  suy ra 2 gen Ad nằm giữa
b) - Tần số trao đổi chéo kép theo lý thuyết:10% x 30% = 3%
- Tần số trao đổi chéo kép thực tế:

9+6
= 1,5%  Hệ số trùng lặp là : 0,5
1000

Dạng 3: Ba cặp gen nằm trên 2 cặp NST:
- Bước 1: Xác định phép lai phân tích
- Bước 2: Tìm kiểu gen, tần số hoán vị của cơ thể đem lai
* Trường hợp 1: tính trạng trội, lặn hoàn toàn:

Ví dụ: Ở một loài thực vật alen A qui định thân cao; a qui định thân thấp; B
qui định hoa đỏ; b qui định hoa trắng; D qui định quả tròn; d qui định quả dài.
Cho cây (P) thân cao, hoa đỏ, quả tròn lai phân tích thu được F a có tỉ lệ 20% cây
cao, hoa đỏ, quả tròn; 20% cây thân cao, hoa trắng, quả dài; 20% cây thấp, hoa
đỏ, quả tròn; 20% cây thấp, hoa trắng, quả dài; 5% cây cao, hoa đỏ, quả dài; 5%
cây cao, hoa trắng, quả tròn; 5% cây thấp, hoa đỏ, quả dài; 5% cây thấp, hoa
trắng, quả tròn. Cho biết kiểu gen (P) đem lai và tần số hoán vị gen.
bài giải
- Fa có tỉ lệ 20% cây cao, hoa đỏ, quả tròn; 20% cây thân cao, hoa trắng, quả dài;
20% cây thấp, hoa đỏ, quả tròn; 20% cây thấp, hoa trắng, quả dài => đều là tính

Nguyễn Văn Tuấn THPT Cẩm Thủy 1

8


trạng liên kết và tính trạng hoa đỏ luôn đi với tính trạng quả tròn => Kiểu gen
của (P) là Aa

BD
bd

- Theo bài ra kiểu hình cây cao, hoa đỏ, quả tròn A-B-D- = 20% => BD = 40%
=> hoán vị xảy ra với tấn số f = 100% - 2.40% = 20%.
- Sơ đồ lai kiểm chứng:
(P) : Aa

BD
(f = 20%)
bd


x

aa

G : ABD = Abd = aBD = abd = 20%
AbD = ABd = abD = aBd = 5%
Fa : PLKG: 20% Aa BD : 20% Aa bd
bd
5% Aa Bd
bd

bd
: 5% Aa bD
bd

bd
bd

abd
:

20% aa BD :

:

:

bd
5% : aa Bd

bd

20% aa bd

bd
5% aa bD
bd

PLKH: 20% cao, đỏ, tròn; 20% cao, trắng, dài; 20% thấp, đỏ, tròn;
20% thấp, trắng, dài; 5% cao, đỏ, dài; 5% cao, trắng, tròn; 5% thấp, đỏ, dài; 5%
thấp, trắng, tròn.
* Trường hợp 2: xảy ra tương tác gen:
- Bước 1: Xét riêng từng cặp tính trạng
- Bước 2: Xét chung các cặp tính trạng để tìm kiểu gen đem lai và tần số hoán vị
Ví dụ: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định, alen A
quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; Chiều cao cây
do hai cặp gen B,b và D,d cùng quy định. Cây thân cao, hoa đỏ dị hợp về cả ba
cặp gen (P) lai phân tích, thu được đời con có tỉ lệ: 7% cây thân cao, hoa đỏ; 18%
cây thân cao, hoa trắng; 32% cây thân thấp, hoa trắng; 43% cây thân thấp, hoa
đỏ. Tìm kiểu gen và tần số hoán vị của cây (P) đem lai.
bài giải
Xét tính trạng chiều cao: Cao : thấp = 1 : 3  phù hợp với phép lai :
BbDd x bbdd => Tính trạng chiều cao tương tác bổ sung, trong đó B-D- qui
định cây cao; B-dd; bbD-; bbdd đều qui định thân thấp
Xét tính trạng màu sắc hoa : Đỏ : trắng = 1:1  phù hợp với phép lai: Aa x aa
Xét chung 2 cặp tính trạng trên: (1 cao : 3 thấp)(1 đỏ : 1 trắng) = 1:1:3:3 # 7%
cây thân cao, hoa đỏ; 18% cây thân cao, hoa trắng; 32% cây thân thấp, hoa trắng;
43% cây thân thấp, hoa đỏ. Điều này chứng tỏ một trong hai cặp gen qui định
chiều cao của thân liên kết với cặp gen qui định màu sắc hoa.
Kiểu gen của (P) có thể là


A−
A−
Dd (hoặc
Bb)
a−
a−

Theo bài ra cây than cao, hoa đỏ A-B-D- = 7%  A-B- = 14%  aabb = 14%
 ab = 14%  tần số hoán vị xảy ra f = 28% và kiểu gen
Cây cao, đỏ (P) phải có kiểu gen

Ab
aB

Ab
Ad
Dd (hoặc
Bb)
aB
aD

- Sơ đồ kiểm chứng:

Nguyễn Văn Tuấn THPT Cẩm Thủy 1

9


(P) :


Ab
Dd (f = 28%)
aB

ab
dd
ab

x

G : AbD = Abd = aBD = aBd = 18%
ABD = ABd = abD = abd = 7%
Fa : PLKG: 18%
7%

abd

Ab
Ab
aB
aB
Dd : 18%
dd : 18%
Dd : 18%
dd
ab
ab
ab
ab

AB
AB
Dd : 7%
dd
ab
ab

: 7%

ab
Dd
ab

: 7%

ab
dd
ab

PLKH: 43% cây thân thấp, hoa đỏ : 32% cây thân thấp, hoa trắng
18% cây thân cao, hoa trắng : 7% cây thân cao, hoa đỏ
b) Bài toán hoán vị gen trong trường hợp tự thụ phấn hoặc F1 lai với nhau:
Bước 1. Biện luận xác định tính trạng trội lặn, và qui luật di truyền chi phối
sự di truyền của hai cặp tính trạng. Nếu ở thế hệ lai xuất hiện 4 loại kiểu hình
phân tính ≠ 9 : 3 : 3 : 1 (hay ≠ 1 : 1 : 1 : 1 trong lai phân tích) thì sự di truyền
chi phối tuân theo qui luật di truyền hoán vị gen
Bước 2. Xác định tần số hoán vị gen từ đó suy ra kiểu gen của P. Dùng
phương pháp phân tích giao tử để xác định tần số hoán vị (f) thường căn cứ vào
tỉ lệ % kiểu hình mang hai tính trạng lặn ⇒ tỉ lệ giao tử liên kết (hoặc tỉ lệ giao
tử hoán vị) ⇒ kiểu gen của cá thể đem lai và lập sơ đồ lai kiểm chứng

Dạng 1. Hai cặp gen nằm trên cùng 1 cặp NST:
* Trường hợp 1: Kiểu hình lặn chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 6,25% : (0,16%; 1%;
4%)
Bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử chéo

Ab
Ab
x
và hoán vị xảy ra ở cả hai bên
aB
aB

ab
= ab x ab = tỉ lệ cá thể có kiểu hình lặn => tần số hoán vị gen (f)
ab

Ví dụ: Cho những cây cà chua F1 có cùng kiểu gen với kiểu hình cây cao, quả đỏ
tự thụ phấn. F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình: 50,16% cao, đỏ : 24,84% cao, vàng
: 24,84% thấp, đỏ : 0,16% thấp, vàng. Biện luận và viết sơ đồ lai từ F1 đến F2 .
bài giải:
Bước1: F2 xuất hiện tính trạng cây thấp, quả vàng ⇒ F1 không thuần chủng có
kiểu gen dị hợp hai cặp gen.Vậy cây cao, quả đỏ biểu hiện trong kiểu gen dị
hợp là tính trạng trội
Qui ước: A - cây cao; a - cây thấp; B - quả đỏ; b - quả vàng
⇒ F1 ( Aa,Bb) x F1 (Aa,Bb). Tỉ lệ phân tính kiểu hình ở F2 : 50,16% : 28,84% :
28,84% : 0,16% ≠ 9 : 3 : 3 : 1 ≠ 1 : 2 : 1 nên sự di truyền của hai cặp tính
trạng tuân theo qui luật di truyền hoán vị gen
Bước 2: F2 cây thấp, vàng (

ab

) = 0,16% = 4% ab x 4% ab ⇒ Hoán vị gen xảy
ab

ra cả hai bên bố mẹ F1 đem lai AB = ab = 4% < 25% là giao tử mang gen
hoán vị Ab = aB = 46% > 25% là giao tử liên kết ⇒ kiểu gen của F1 là

Ab

aB

tần số hoán vị gen f = 2 x 4% = 8%

Nguyễn Văn Tuấn THPT Cẩm Thủy 1

10


Bước 3: Lập sơ đồ lai (học sinh tự lập)
* Trường hợp 2: Kiểu hình lặn chiếm tỉ lệ lớn hơn 6,25% :
- Kiểu hình lặn chiếm tỉ lệ 9% hoặc 16% …
Bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử đều

AB
ab

x

AB
và hoán vị có thể xảy
ab


ra ở cả hai bên hoặc một bên
+ Nếu hoán vị xảy ra 2 bên :

ab
= ab x ab = tỉ lệ cá thể có kiểu hình lặn => tần
ab

số hoán vị gen f = 100% - 2.ab
+ Nếu hoán vị xảy ra 1 bên :

ab
= ab x 0,5 = tỉ lệ cá thể có kiểu hình lặn =>
ab

tần số hoán vị gen: f = 100% - 2.ab
Ví dụ: Khi cho các cây F1 có cùng một kiểu gen, có kiểu hình thân cao, hoa đỏ
giao phấn với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ : 66% cây thân
cao, hoa đỏ : 16% cây thân thấp, hoa vàng : 9% cây thân cao, hoa vàng : 9% cây
thân thấp, hoa đỏ. Biện luận và viết sơ đồ lai
Bài giải:
Bước1. Phân tích tỉ lệ phân tính kiểu hình của từng cặp tính trạng riêng rẽ
Tính trạng chiều cao: cây cao : cây thấp = 3 : 1 => cây cao (A) trội hoàn toàn
so với cây thấp (a) và (P): Aa x Aa (1)
Tính trạng màu sắc hoa : hoa đỏ : hoa vàng = 3: 1 ⇒ hoa đỏ (B) trội hoàn toàn
so với hoa vàng (b) và (P) : Bb x Bb (2) từ (1) và (2) ⇒ P: (Aa,Bb) x (A a,Bb)
Phân tích tỉ lệ phân tính kiểu hình của đồng thời hai cặp tính trạng:
cao, đỏ : thấp, vàng : cao, vàng : thấp, đỏ = 66% : 16% : 9% : 9% ≠ 9 : 3 : 3 : 1
⇒ hai cặp tính trạng di truyền tuân theo qui luật hoán vị gen
Bước 2:

- Trường hợp hoán vị xảy ra ở cả hai bên :
ab
) = 16% = 40% ab x 40% ab ⇒ AB = ab = 40%
ab
AB
⇒ Ab = aB = 10% < 25% là giao tử mang gen hoán vị ⇒ kiểu gen của P
ab

F2 cây thân thấp, hoa vàng (

xảy ra hoán vị gen với tần số f = 100% - 2.40% = 20%
- Trường hợp hoán vị xảy ra ở 1 bên còn 1 bên ở trạng thái liên kết hoàn toàn:
F2 cây thân thấp, hoa vàng (

ab
) = 16% = ab x 0,5 ⇒ ab = 32%
ab

AB = ab = 32% ⇒ Ab = aB = 18% < 25% là giao tử mang gen hoán vị ⇒ kiểu
gen của P

AB
xảy ra hoán vị gen với tần số f = 100% - 2.32% = 36%
ab

Bước 3: Viết sơ đồ lai (học sinh tự lập)
- Kiểu hình lặn chiếm tỉ lệ # 9% hoặc 16% :
Bố và mẹ ở thế hệ F1 đều có kiểu gen dị hợp tử đều
tử chéo


Ab
aB

x

AB
ab

x

AB
hoặc dị hợp
ab

Ab
và hoán vị thường xảy ra ở một bên.
aB

Nguyễn Văn Tuấn THPT Cẩm Thủy 1

11


ab
= ab x 0,5 = tỉ lệ kiểu hình lặn => tần số hoán vị gen: f = 100% - 2.ab
ab

Ví dụ: Khi cho giao phấn giữa hai cây cùng loài, người ta thu được F1 có tỉ lệ
phân ly sau: 70% cây cao, quả tròn : 20% cây thấp, quả bầu dục : 5% cây cao,
quả bầu dục : 5% cây thấp, quả tròn. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F1

Bài giải:
Bước 1. Phân tích tỉ lệ phân tính kiểu hình của từng cặp tính trạng riêng rẽ
Tính trạng chiều cao : cây cao : cây thấp = 3 : 1 => cây cao (A) trội hoàn toàn
so với cây thấp (a) và P : Aa x Aa (1)
- Tính trạng dạng quả: quả tròn/quả bầu dục = 3:1 ⇒ quả tròn (B) trội hoàn toàn
so với quả bầu dục (b) và P: Bb x Bb (2) từ (1) và (2) ⇒ P (Aa,Bb) x (Aa,Bb)
- Phân tích tỉ lệ phân tính kiểu hình của đồng thời hai cặp tính trạng:
cao, tròn : thấp, bầu dục : cao, bầu dục : thấp, tròn: 70% : 20% : 5% : 5% ≠ 9 :
3 : 3 : 1 ⇒ hai cặp tính trạng di truyền tuân theo qui luật hoán vị gen
Bước 2: F1 cây thấp, bầu dục (

ab
) = 20% = 40% ab x 50% ab
ab

⇒ 1 cây P cho giao tử AB = ab = 40% ⇒ Ab = aB = 10% < 25% là giao tử
AB
xảy ra hoán vị gen với tần số f = 20%
ab
AB
1 cây P cho 2 loại giao tử AB =ab = 50% ⇒ kiểu gen P:
(liên kết hoàn toàn)
ab

mang gen hoán vị ⇒ kiểu gen của P

Bước 3: Viết sơ đồ lai (học sinh tự lập)
Bài tập ap dụng: Ở loài ong mật, gen A quy định cánh dài là trội hoàn toàn so
với a quy định cánh ngắn, gen B quy định cánh rộng là trội hoàn toàn so với gen
b quy định cánh hẹp. Hai cặp gen này nằm trên 1 cặp NST thường và cách nhau

20 CM. Cho ong chúa có kiểu hình dài, rộng thuần chủng giao phối với ong đực
có kiểu hình cánh ngắn, hẹp thu được F1. Cho F1 tạp giao được F2. Ở F2 có 1 ong
chúa có kiểu hình dài, rộng. Cho con ong chúa này giao phối với con ong đực có
kiểu hình ngắn, hẹp.
a) Tỉ lệ các loại kiểu hình ở F2.
b) Tính xác suất để thu được ở F3 con ong cái có kiểu hình cánh ngắn, hẹp.
Bài giải
a) Tỉ lệ các loại kiểu hình ở F2 :
- Ong chúa và ong cái có bộ NST 2n  Kiểu gen của ong chúa (P) :

AB
AB

- Ong đực có bộ NST n  Kiểu gen ong đực ab
AB
(cánh dài, rộng)
x
♂ ab (cánh ngắn, hẹp)
AB
F1 : 1 AB : 1AB (100% cánh dài, rộng)
AB
AB
F1 x F1 : ♀
x
♂ 1AB
AB

- Sơ đồ lai: PT/C : ♀

GF1: AB = ab = 40%

Ab = aB = 10%

AB

Nguyễn Văn Tuấn THPT Cẩm Thủy 1

12


F2: ♀

AB
AB
AB
AB
=
= 40%;
=
= 10%; 100% cánh dài, rộng
AB
ab
Ab
aB

♂ AB = ab = 40%; Ab = aB = 10%; 40% cánh dài, rộng : 40%
cánh ngắn, hẹp : 10% cánh ngắn, rộng : 10% cánh dài, hẹp.
b) Để F3 thu được con cái có kiểu hình cánh ngắn, hẹp thì ong chúa F2 phải có
kiểu gen

AB

với tỉ lệ 40%. Xác suất để thu được ở F3 con ong cái có kiểu hình
ab

cánh ngắn, hẹp là 40% x 40% = 16%
Dạng 2. Ba cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau:
* Trường hợp 1: Cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn:
Ví dụ: Ở thực vật, xét ba cặp gen nằm trên nhiễm sắc thể
thường, mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội
hoàn toàn và nếu có trao đổi chéo thì chỉ xảy ra ở một điểm duy
nhất trên 1 cặp nhiễm sắc thể. Cho các cây đều dị hợp tử về 3
cặp gen này thuộc các loài khác nhau tự thụ phấn. Ở mỗi cây tự
thụ phấn đều thu được đời con gồm 8 loại kiểu hình, trong đó
kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 0,09%. Theo lí
thuyết, có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen phù hợp với các cây tự
thụ phấn nói trên?
Bài giải
- Giả sử 3 cặp gen dị hợp đó là (Aa; Bb; Dd) trội lặn hoàn toàn
- Cho các cây đều dị hợp tử về 3 cặp gen này thuộc các loài
khác nhau tự thụ phấn. Ở mỗi cây tự thụ phấn đều thu được đời
con gồm 8 loại kiểu hình (biết nếu có trao đổi chéo thì chỉ xảy
ra ở một điểm duy nhất trên 1 cặp NST) => 3 cặp gen này nằm
trên 2 cặp NST khác nhau.
- Theo bài ra ta có kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng : aabbdd =
0,09%
+ Nếu a và b cùng nằm trên 1 cặp NST thì aabb = 0,36% = 6%
ab x 6% ab
=> ab = 6% là giao tử hoán vị và tần số hoán vị f = 12% =>
kiểu gen của cây đem đi tự thụ là (P):

Ab

Dd hoán vị 12%
aB

+ Nếu a và d cùng nằm trên 1 cặp NST thì aadd = 0,36% = 6%
ad x 6% ad
=> ad = 6% là giao tử hoán vị và tần số hoán vị f = 12% =>
kiểu gen của cây đem đi tự thụ là (P):

Ad
Bb hoán vị 12%
aD

+ Nếu b và d cùng nằm trên 1 cặp NST thì bbdd = 0,36% = 6%
bd x 6% bd
=> bd = 6% là giao tử hoán vị và tần số hoán vị f = 12% =>
kiểu gen của cây đem đi tự thụ là (P): Aa

Nguyễn Văn Tuấn THPT Cẩm Thủy 1

Bd
hoán vị 12%
bD

13


Như vậy có 3 kiểu gen phù hợp với kết quả trên và đều hoán vị
với tần số 12%
* Trường hợp 2: Các cặp tính trạng xảy ra tương tác gen:
- Bước 1 : Xét riêng từng cặp tính trạng, rồi xét chung để tìm kiểu gen (P)

- Bước 2 : Tìm tần số hoán vị và lập sơ đồ lai minh chứng
Ví dụ. Một loài thực vật, màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định, alen A
quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; Chiều cao cây
do hai cặp gen B,b và D,d cùng quy định. Cho cây thân cao, hoa đỏ dị hợp về cả
ba cặp gen (kí hiệu là cây P) lai với cây đồng hợp lặn về cả ba cặp gen trên, thu
được đời con gồm: 20% cây thân cao, hoa đỏ; 5% cây thân cao, hoa trắng; 45%
cây thân thấp, hoa trắng; 30% cây thân thấp, hoa đỏ. Nếu đem cây thân cao, hoa
đỏ dị hợp về cả ba cặp gen tự thụ phấn thì tỉ lệ các loại kiểu hình thu được sẽ
như thế nào?
Bài giải
Xét tính trạng chiều cao: Cao/thấp = 1/3  phù hợp với phép lai : BbDd x bbdd
Xét tính trạng màu sắc hoa : Đỏ/trắng = 1/2  phù hợp với phép lai : Aa x aa
Xét chung 2 cặp tính trạng trên: (3cao : 1thấp)(1đỏ : 1trắng) = 3 : 3 : 1 : 1 # 20%
cây thân cao, hoa đỏ; 5% cây thân cao, hoa trắng; 45% cây thân thấp, hoa trắng;
30% cây thân thấp, hoa đỏ. Điều này chứng tỏ 1 trong 2 cặp gen qui định chiều
cao của thân liên kết với cặp gen qui định màu sắc hoa.
Kiểu gen của (P) có thể là

A−
A−
Dd (hoặc
Bb)
a−
a−

Theo bài ra cây thân cao, hoa đỏ A-B-D- = 20%  A-B- = 40%  AB = 40% là
giao tử liên kết và tần số hoán vị xảy ra f = 20%  Cây cao, đỏ (P) phải có kiểu
AB
AD
Dd (hoặc

Bb)
ab
ad
AB
(P) :
Dd (f = 20%)
ab

gen

x

AB
Dd (f = 20%)
ab

GP: ABD = ABd = abD = abd = 20%
ABD = ABd = abD = abd = 20%
AbD = Abd = aBD = aBd = 5%
AbD = Abd = aBD = aBd = 5%
F1: 49,5%A-B-D49,5% cao, đỏ
16,5%A-B-dd; 6,75%A-bbD-; 2,25%A-bbdd
25,5% thấp, đỏ
6,75%aaB-D6,75% cao, trắng
12%aabbD-; 4%aabbdd; 2,25%aaB-dd
18,25% thấp, trắng
Bài tập tự giải:
Bài 1: Một loài thực vật, cho cây (P) có kiểu hình hạt vàng, trơn tự thụ phấn
được F1 có 4 loại kiểu hình khác nhau: hạt vàng, trơn; hạt vàng, nhăn; hạt xanh,
trơn; hạt xanh, nhăn. Trong đó có 51% hạt vàng, trơn. Biết rằng 1 gen quy định

một tính trạng và quá trình sinh giao tử đực và giao tử cái diễn ra như nhau.
a) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F1.
b) Cho các cây hạt vàng, trơn ở F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau, ở F2 kiểu
hình hạt xanh, nhăn mong đợi chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Bài 2: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định, alen A
Nguyễn Văn Tuấn THPT Cẩm Thủy 1

14


quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; Chiều cao cây
do hai cặp gen B,b và D,d cùng quy định. Cho cây thân cao, hoa đỏ dị hợp về cả
ba cặp gen (P) tự thụ phấn, thu được đời con có tỉ lệ 44,25% cây thân cao, hoa
đỏ : 12% cây thân cao, hoa trắng; 13% cây thân thấp, hoa trắng; 30,75% cây
thân thấp, hoa đỏ. Biết quá trình phát sinh giao tử đực và cái như nhau. Biện luận và
viết sơ đồ lai.
Bài 3: Khi lai 2 thứ cà chua thuần chủng cây cao, hạt tròn với cây thấp, hạt dài,
thu được đồng loạt cây cao, hạt dài. Cho các cây F1 tự thụ phấn, F2 thu được
4000 cây trong đó có 160 cây thấp, hạt tròn. Biện luận và viết sơ đồ lai đến F2.
Bài 4: Cho giao phối giữa hai giống ruồi giấm thuần chủng khác nhau về hai
cặp tính trạng tương phản. F1 đồng loạt thu được ruồi thân xám, cánh dài. Cho
lai F1 với nhau F2 thu được tỉ lệ như sau : 70,5% ruồi thân xám, cánh dài : 20,5%
ruồi mình đen, cánh ngắn : 4,5% ruồi thân xám, cánh ngắn : 4,5% ruồi thân đen,
cánh dài. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2
Bài 5: Lai giữa hai nòi thỏ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương
phản lông dài, đen và lông ngắn, trắng. F1 thu được toàn thỏ lông ngắn, và trắng.
Cho F1 tạp giao F2 thu được 502 thỏ lông ngắn, trắng; 166 thỏ lông dài, đen ; 16
thỏ lông dài, trắng; 18 thỏ lông ngắn, đen. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2
2.3.2. Hoán vị gen nằm trên NST giới tính :
Dạng 1: Các gen qui định các tính trạng trội lặn hoàn toàn:

Bước 1. Biện luận xác định tính trạng trội, lặn, tỉ lệ đực - cái và xác định qui
luật di truyền chi phối hai cặp tính trạng
Bước 2. Dựa vào tỉ lệ kiểu hình mang tính trạng lặn ở thế hệ con F2 để xác định
tần số hoán vị gen ⇒ kiểu gen của F1⇒ kiểu gen của P
Cách tính tần số hoán vị gen :
- Thế hệ con được tạo ra có kiểu hình khác bố mẹ ở cả hai giới
f = (số cá thể con có KH khác bố mẹ /tổng số cá thể con thu được) x 100%
- Thế hệ con được tạo ra có kiểu hình khác bố mẹ chỉ ở giới đực
f = (số cá thể đực có KH khác bố mẹ/tổng số cá thể con đực thu được) x 100%
Bước 3. Lập sơ đồ lai
Ví dụ: Khi lai ruồi giấm cái thuần chủng mắt đỏ, cánh bình thường với ruồi
giấm đực mắt trắng, cánh xẻ thu được F1 100% ruồi giấm mắt đỏ, cánh bình
thường. Cho các ruồi F1 tạp giao với nhau nhận được F2 như sau :
Ruồi giấm cái : 300 con có mắt đỏ, cánh bình thường
Ruồi giấm đực : 135 con có mắt đỏ, cánh bình thường; 135 con có mắt trắng,
cánh xẻ; 14 con có mắt đỏ, cánh xẻ; 16 con có mắt trắng, cánh bình thường
Viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết rằng một tính trạng trên đều do một gen qui định.
Bài giải
Bước 1. Biện luận: P thuần chủng và F1 đồng tính mắt đỏ, cánh bình thường =>
tính trạng mắt đỏ và tính trạng cánh bình thường là những tính trạng trội hoàn
toàn, còn tính trạng mắt trắng và tính trạng cánh xẻ là những tính trạng lặn.
Qui ước : A - mắt đỏ; a - mắt trắng; B - cánh bình thường; b - cánh xẻ
Tính trạng màu mắt và hình dạng cánh không bố không đều ở cả hai giới =>
hai gen này nằm trên NST giới tính X, không có gen tương ứng trên Y .
Nguyễn Văn Tuấn THPT Cẩm Thủy 1

15


Xét ruồi đực ở F2 có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ khác nhau trong khi F1 không

hoán vị gen . Ruồi giấm đực không xảy ra hoán vị, vậy ruồi giấm cái F1 cho ra 4
loại giao tử với tỉ lệ khác nhau => hoán vị gen xảy ra ở con cái F1.
Bước 2. Tần số hoán vị gen của ruồi cái F1 : f = (30 / 300) x 100% = 10%
kiểu gen của bố, mẹ : Ruồi giấm cái mắt đỏ, cánh bình thường XAB XAB
Ruồi giấm đực mắt trắng, cánh xẻ Xab Y
Bước 3. Viết sơ đồ lai :
P : XABXAB (đỏ, bình thường)
x
XabY (trắng, xẻ)
G:
XAB
Xab , Y
F1 :
1 XABXab (f = 10%)
x
1 XAB Y
G:
XAB = Xab = 45%
XAB = Y = 0,5
XAb = XaB = 5%
F2 : PLKG: XABXAB = XABXab = XABY = XabY = 22,5%
XABXAb = XABXaB = XAbY = XaBY = 2,5%
PLKH: Ruồi giấm cái : 50% con có mắt đỏ, cánh bình thường
Ruồi giấm đực : 22,5% con có mắt đỏ, cánh bình thường
22,5% con có mắt trắng, cánh xẻ
2,5% con có mắt đỏ, cánh xẻ
2,5% con có mắt trắng, cánh bình thường
Bài tập vận dụng: Cho lai chuột thuần chủng đuôi cong, sọc với chuột thuần
chủng đuôi thẳng, bình thường được F1. Cho F1 giao phối tự do với nhau F2 được
203 chuột đuôi cong, sọc; 53 chuột đuôi thẳng, bình thường; 7 chuột đuôi cong,

bình thường; 7 chuột đuôi thẳng, sọc. Mỗi tính trạng do 1 cặp alen qui định, biết
rằng chuột đuôi thẳng, bình thường ở F2 là chuột đực và 1 số con đực này chết ở
giai đoạn phôi. Hãy xác định số chuột đực bị chết và tần số hoán vị gen.
Bài giải
a. A - đuôi cong; a - đuôi thẳng; B - sọc; b - bình thường
Chuột đuôi thẳng, bình thường ở F2 là chuột đực điều này chứng tỏ gen quy định
đuôi và sọc nằm trên NST giới tính X.
Theo bài ra ta có (P) : XABXAB
x
XabY
F1 : 1XABXab
x
1XABY
G : XAB = Xab
XAB = Y
XAb = XaB
F2: XAB XAB = XAB Xab = XABY = XabY = (203 - 2.7) : 3 = 63
XAB XAb = XAB XaB = XAbY = XaBY = 7
Số chuột bị chết là chuột đuôi thẳng, bình thường : 63 - 53 = 10 (con)
Tần số hoán vị : f =

7 .4
.100% = 10%
63.4 + 7.4

Dạng 2: Các gen qui định các tính trạng nằm trên NST X xảy ra tương tác:
(Dành cho HSG)
Bước 1. Biện luận xác định tính trạng trội, lặn, tỉ lệ đực - cái và xác định qui
luật di truyền chi phối hai cặp tính trạng.
Bước 2. Dựa vào tỉ lệ kiểu hình mang tính trạng lặn ở thế hệ con F2 để xác định

tần số hoán vị gen ⇒ kiểu gen của F1⇒ kiểu gen của P
Bước 3. Lập sơ đồ lai minh chứng
Nguyễn Văn Tuấn THPT Cẩm Thủy 1

16


Ví dụ. Ở một loài động vật, khi cho hai bố mẹ thuần chủng đều mắt trắng lai với
nhau thu được F1 gồm: 1 cái mắt trắng : 1 đực mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau thu
được F2 gồm: 4 cái mắt đỏ: 396 cái mắt trắng : 198 đực mắt đỏ : 202 đực mắt trắng.
Biện luận và viết sơ đồ lai cho phép lai trên.
Bài giải
- Xét sự di truyền của tính trạng màu mắt:
Pt/c: Mắt trắng × mắt trắng → F1: 1 cái trắng : 1 đực đỏ → F2 ≈ 3 trắng : 1 đỏ
→ Có hiện tượng tương tác gen không alen, kiểu hình màu mắt đỏ là kết quả tác
động bổ trợ của 2 alen trội.
Quy ước: A-B- : qui định mắt đỏ; aaB-, A-bb và aabb cùng qui định mắt trắng
- Ở F2 có sự phân li tính trạng không đều ở 2 giới → Tính trạng quy định màu
mắt nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y.
- Nếu con đực thuộc giới dị giao (XY) và con cái thuộc giới đồng giao (XX):
F1: ♂ đỏ (X BA Y) → ♀ (P) có tính trạng (X BA X −− ) mắt đỏ → trái với đề bài.
Do đó con đực thuộc giới đồng giao (XX) và con cái thuộc giới dị giao (XY).
Mặt khác, P t/c, F1 có tỉ lệ 1:1, F2 xuất hiện cái đỏ 4/400 (tính riêng ở con cái)
=> Có HVG ở giới đực ở F1. Tần số hoán vị gen f = (4 : 400) × 2 = 2%
×
- Sơ đồ lai: Pt/c :
X bA Y(♀ mắt trắng)
X aB X aB (♂ mắt trắng)
G:
X bA ; Y

X aB
F1: 1X bA X aB (♂ mắt đỏ)
:
1 X aB Y (♀ mắt trắng)
×
F1 × F1: X bA X aB (♂ mắt đỏ)
X aB Y (♀ mắt trắng)
G:
X bA = X aB = 0,49
X aB = Y = 0,5
X BA = X ba = 0,01
F2: PLKG: 24,5% X bA X aB : 24,5% X aB X aB : 0,5% X BA X aB : 0,5% X ba X aB
24,5% X bA Y : 24,5% X aB Y : 0,5% X BA Y : 0,5% X ba Y
Tỉ lệ KH: 25% ♂mắt đỏ : 25% ♂mắt trắng : 49,5% ♀mắt trắng : 0,5% ♀mắt đỏ.
2.3.3. Hoán vị gen trong một số trường hợp khác :
Kiểu hình của P và cho biết trước kiểu gen của F1 hoặc không cho biết trước
kiểu hình của P và kiểu gen cuả F1. Tỉ lệ % 1 loại kiểu hình ở thế hệ con lai F2
nhưng không phải là mang cả hai tính trạng lặn (aa,bb), mà thường mang một
tính trạng trội và một tính trạng lặn(A-,bb hoặc aa,B-)
Bước 1. Xác định tính trạng trội, lặn và qui luật chi phối 2 cặp tính trạng
Bước 2. Xác định tần số hoán vị gen ⇒ kiểu gen của F1⇒ kiểu gen của P
Dùng phương pháp lập phương trình để xác định tần số hoán vị gen (f)
Gọi tỉ lệ giao tử của F1: AB = ab = x; Ab = aB = y trong đó x + y = 0,5 (1)
Dựa vào tỉ lệ kiểu hình mang 1 tính trạng trội, 1 tính trạng lặn (A-bb; aaB-) = a
% để lập phương trình y2 + 2xy = a% (2) rồi giải hệ phương trình(1) và (2)
chọn ẩn phù hợp từ đó suy ra tần số hoán vị gen và kiểu gen của P và F1
Bước 3. Lập sơ đồ lai kiểm chứng:
Dạng 1: Đề cho biết kiểu hình của P và đã biết trước kiểu gen của F1:
Ví dụ: Khi lai thứ lúa thân cao, hạt gạo trong với thứ lúa thân thấp, hạt đục. F1


Nguyễn Văn Tuấn THPT Cẩm Thủy 1

17


thu được toàn cây thân cao, hạt gạo đục. Cho các cây F1 tự thụ với nhau ở F2 thu
được 15600 cây bao gồm 4 kiểu hình, trong đó có 3744 cây thân cao, hạt trong.
( Biết rằng mỗi tính trạng do một gen tác động riêng rẽ qui định). Biện luận và
viết sơ đồ lai từ P đến F2
Bài giải:
Bước 1. P thuần chủng hai cặp tính trạng đem lai F1 đồng tính trạng thân cao,
hạt gạo đục ⇒ tính trạng thân cao (A ) là trội hoàn toàn so với thân thấp (a); hạt
gạo đục (B ) là trội hoàn toàn so với hạt gạo trong(b) và kiểu gen F1 (Aa, Bb)
Tỉ lệ cây cao, hạt trong (A-bb) ở F2 = 3744 : 15600 = 24% tỉ lệ này là của hoán
vị gen vậy sự di truyền chi phối hai cặp tính trạng trên tuân theo qui luật di
truyền hoán vị gen ⇒ kiểu gen P :

Ab
Ab

aB
aB

x

⇒ kiểu gen F1:

Ab
aB


Bước 2: Gọi tỉ lệ giao tử của F1: AB = ab = x ; Ab = aB = y
Ta có y2 + 2xy = 0,24 (1) và x + y =

1
(2)
2

Từ (1) và (2) ta có x = 0,1 ; y = 0,4 ⇒ tần số hoán vị gen (f) = 0,2
Bước 3. Lập sơ đồ lai từ P đến F2 (học sinh tự lập)
Dạng 2: Đề chưa cho biết kiểu hình của P và chưa biết được kiểu gen của F1:
Ví dụ: Đem giao phối giữa bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về 2 cặp gen tương
phản thu được F1 đồng loạt cây cao, chín sớm. F2 có 4 kiểu hình trong đó kiểu
hình cây cao, chín muộn chiếm 12,75%. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2
Bài giải:
Bước 1: P thuần chủng hai cặp tính trạng tương phản đem lai F1 đồng tính trạng
cây cao, chín sớm ⇒ cao, sớm trội so với thấp muộn
Qui ước : A - cao; a - thấp; B - chín sớm; b - chín muộn
F1 có kiểu gen dị hợp hai cặp gen (Aa,Bb)
Tỉ lệ phân tính kiểu hình ở F2: cây cao, chín muộn ( A-;bb) = 12,75% ≠

3

16

1
→ Sự di truyền hai cặp tính trạng trên tuân theo qui luật di truyền hoán vị gen
4

Bước 2: Gọi tỉ lệ giao tử của F1 : AB = ab = x; Ab = aB = y
Ta có: y2 + 2xy = 0,1275 (1) và x + y =


1
(2) => Từ (1) và (2) ta được :
2

x = 0,35 > 0,25 ( giao tử liên kết); y = 0,15 < 0,25 (giao tử hoán vị gen)
AB
và tần số hoán vị gen (f) = 0,15 x 2 = 0,3
ab
AB
ab
Kiểu gen của (P):
x
AB
ab

Suy ra kiểu gen F1 là

Bước 3: Lập sơ đồ lai từ P đến F2 (học sinh tự lập)
Bài tập tự giải.
Bài 1: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với gen a
qui định thân thấp, gen B qui định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b qui định
quả dài.Các cặp gen này nằm trên cùng 1 NST. Cây dị hợp tử về hai cặp gen lai
Nguyễn Văn Tuấn THPT Cẩm Thủy 1

18


với cây thân thấp,quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ 440 cây thân thấp,
quả tròn; 310cây cao, quả tròn; 190 cây cao, quả dài; 60 thân thấp, quả dài. Cho

biết không có đột biến xảy ra. Biện luận và viết sơ đồ lai.
Bài 2: Ở một loài thực vật (P) lá quăn, hạt trắng x lá thẳng, hạt đỏ → 100% lá
quăn, hạt đỏ. Cho F1 x F1→ F2 gồm 20000 cây với 4 kiểu hình, trong đó lá thẳng,
hạt đỏ chiếm 4950 cây. Tính số lượng các kiểu hình còn lại ?
Bài 3: Xét 3600 tế bào sinh hạt phấn có kiểu gen Ab/aB. Cho biết tần số hoán vị
gen giữa A và a là 18%. Tỉ lệ tế bào xảy ra trao đổi đoạn tính trên tổng số tế bào
tham gia giảm phân là bao nhiêu và tỉ lệ từng loại giao tử ?
Bài 4: Lai cà chua thân cao, quả đỏ với cà chua thân cao, quả đỏ, F1 thu được
nhiều loại kiểu hình, trong đó cà chua thân thấp, quả vàng chiếm tỷ lệ 4%. Cho
biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trội là trội hoàn toàn và các gen nằm
trên NST thường. Xác định các phép lai có thể có ở P ( không viết sơ đồ lai ).
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục:
Qua một số năm thực hiện giảng dạy và hướng dẫn học sinh ôn thi đại học,
cũng như tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, khả năng tiếp thu và vận dụng vào
giải các bài tập liên quan đến qui luật di truyền hoán vị gen đạt những kết quả
đáng mừng. Số học sinh hiểu bài và vận dụng giải bài tập có hiệu quả cao.
Đa số học sinh tỏ ra rất tự tin khi giải quyết các bài tập về hoán vị gen sau
khi được tiếp cận với nội dung phương pháp giải các dạng bài tập nêu trong sáng
kiến kinh nghiệm này. Khi tiến hành thử nghiệm phương pháp giải bài tập trên ở
lớp thực nghiệm 12A1 và sử dụng phương pháp hiện có được giới thiệu trong
các tài liệu tham khảo ở lớp đối chứng 12A2 (có trình độ tương đương). Sử dụng
2 bài kiểm tra tương đương về dạng toán trên ở 2 lớp trong cùng thời gian, kết
quả đã thống kê được như sau:
Điểm
Lớp 12 A1
Lớp 12A2
Tần số
Tần suất
Tần số
Tần suất

1
0
0
0
0
2
0
0
2
2,22%
3
0
0
8
8,89%
4
3
3,33%
19
21,12%
5
12
13,34%
21
23,33%
6
17
18,89%
21
23,33%

7
26
28,89%
15
16,67%
8
20
22,23%
3
3,33%
9
9
9,99%
1
1,11%
10
3
3,33%
0
0
ĐTB
6,97
5,26
Kết quả thể hiện ở bảng đã chứng tỏ tính ưu việt của phương pháp mới được áp
dụng ở lớp 12A1.
3. Kết luận, kiến nghị:
- Kết luận: Sinh học đã có những bước tiến dài, tạo nên nhiều thành tựu quan
trọng trong cuộc “Cách mạng Sinh học” trong thế kỷ 21 và đang chuyển dần từ
trình độ thực nghiệm sang trình độ lý thuyết. Chính vì vậy, dạy học sinh học cần


Nguyễn Văn Tuấn THPT Cẩm Thủy 1

19


khuyến khích học sinh năng động sử dụng tư duy toán học trong việc giải quyết
các bài tập Sinh học.
Mặt khác, hoàn thiện các phương pháp giải bài tập có một ý nghĩa rất lớn
trong việc nâng cao chất lượng dạy và học sinh học, phương pháp giải quyết
mẫu bài tập đã nêu có thể giúp tôi tiếp tục hoàn thiện hệ thống các phương pháp
giải bài tập di truyền phần hoán vị trong chương trình bậc trung học phổ thông.
- Kiến nghị: Bài tập hoán vị gen là tương đối khó đối với học sinh trong chương
trình sinh học 12. Vì vậy việc hướng dẫn học sinh giải các bài tập phần này giáo
viên phải phân dạng và xây dựng phương pháp giải chung cho từng dạng thì sẽ
thuận lợi khi dạy tiết bài tập, cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi, nhờ đó tiết dạy
có tính chủ động và tạo hứng thú cho học sinh hơn.
Do thời gian và năng lực hạn chế nên nội dung tôi trình bày còn nhiều thiếu
sót, mong sự đóng góp của các đồng nghiệp ý kiến để tôi hoàn thiện nội dung
trên. Xin chân thành cảm ơn!
Danh mục các tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Minh Công – Di truyền học tập I,II. NXB Giáo dục.
2. Đỗ Mạnh Hùng – Lý thuyết và Bài tập Sinh học – NXB Giáo dục.
3. Đặng Hữu Lanh – Bài tập Sinh học 11 – NXB Giáo dục.
4. Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân – Cơ sở di truyền học. NXB Giáo dục
5. Trần Đức Lợi: Phương pháp giải các dạng toán lai. NXB Trẻ
6. Vũ Đức Lưu - Tuyển chọn, phân loại bài tập di truyền hay và khó trong
chương trình THPT. NXB Giáo dục.
7. Nguyễn Duy Minh - Hợp tuyển câu hỏi và bài tập sinh học - NXB Đại
học Sư phạm.
8. Phan Kỳ Nam - Phương pháp giải bài tập Sinh học. NXB TP Hồ

Chí Minh.
9. Nguyễn Viết Nhân - Ôn thi tuyển sinh Đại học môn Sinh học - NXB TP
Hồ Chí Minh.
10. Phan Cự Nhân – Sinh học đại cương. NXB Giáo dục.
11. Nguyễn Văn Thanh - Giải toán di truyền theo chủ đề - NXB Đồng Nai.
12 . Lê Đình Trung - Các dạng bài tập di truyền và biến dị, NXB Giáo dục
13. Lê Đình Trung, Trịnh Nguyên Giao - Tuyển tập Sinh học, 1000 câu
hỏi và bài tập, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Lê Đình Trung, Trịnh Nguyên Giao – Ôn tập Sinh học theo chủ điểm,
NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
15. Nguyễn Quang Vinh, Bùi Đình Hội, Đào Xuân Long- Sổ tay kiến
thức Sinh học phổ thông. Nhà xuất bản Giáo dục.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 24 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Văn Tuấn THPT Cẩm Thủy 1

20


Nguyễn Văn Tuấn

Nguyễn Văn Tuấn THPT Cẩm Thủy 1


21



×