Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phát huy tính cực của học sinh trong hoạt động học tập bằng cách sử dụng thí nghiệm khi dạy bài sư hấp thụ nước ở rễ ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.16 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ LỢI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG HOẠT
ĐỘNG HỌC TẬP BẰNG CÁCH SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM KHI
DẠY BÀI “ SỰ HẤP THỤ NƯỚC Ở RỄ ” Ở TRƯỜNG THPT
NGUYỄN THỊ LỢI

Người thực hiện: Trần Trí Lạc
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Thị Lợi
SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh Học

THANH HOÁ, NĂM 2016
1


Phụ lục
A. MỞ ĐẦU

Trang 1

1. Lý do chọn đề tài

Trang 1

2. Mục tiêu nghiên cứu


Trang 2

3. Đối tượng nghiên cứu

Trang 2

4. Phương pháp nghiên cứu

Trang 2

B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NHIỆM

Trang 2

I. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

Trang 3

II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Trang 3

III. Giải pháp và tổ chức thực hiện

Trang 4

IV. Kiến nghiệm

Trang 10


C. Kết luận và đề xuất

Trang 10

2


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc vận dụng thí nghiệm thực hành trong giảng dạy bộ môn sinh học
nói chung và trong môn sinh học lớp 11 nói riêng là công việc thường xuyên
hàng ngày của mỗi giáo viên dạy học môn sinh học. Song vận dụng tành công
phương pháp thực hành thí nghiệm trong dạy học đạt kết quả không hề đơn
giản chút nào. Nó đòi hỏi người dạy lẫn học phải nỗ lực hết mình để có một
trình độ kiến thức nhất định nào đó mới có thể đáp ứng được nhu cầu của việc
học trong giai đoạn hiện nay.
Sinh học là một ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu về sự sống. Đối
tượng của sinh học là thế giới sống. Nhiệm vụ của sinh học là tìm hiểu cấu
trúc, cơ chế và bản chất của các hiện tượng, quá trình, quan hệ trong thế giới
sống và môi trường sống.
Tuy nhiên do đặc thù học sinh của trường THPT Nguyễn Thị Lợi đa phần
các em có học lực TB và TB yếu, nên nhiều năm qua các em chủ yếu là dự thi
tốt nghiệp là chính, số các em dự thi tuyển vào các trường cao đẳng, đại học
rất ít nên động cơ học tập các môn không thi tốt nghiệp nói chung và môn
Sinh nói riêng của các em là yếu. Do đó việc thức dậy niềm đam mê đối với
bộ môn Sinh học là một nhu cầu thiết yếu. Để làm được điều này đòi hỏi phải
hội tụ nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là bốn nhóm yếu tố sau:
- Thứ nhất : Người thầy phải tật sự đam mê, niềm đam mê học tập của
học sinh sẽ được nhen nhóm lên qua từng bài giảng của thầy. Muốn nhen
nhóm được niềm đam mê học tập của học sinh qua từng bài giảng, ngoài sự

tâm huyết của thầy cần phải có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối
tượng học sinh. Muốn vậy bên cạnh trình độ chuyên môn vững vàng cả về lý
thuyết lẫn thực hành, người thầy còn phải gần học sinh nắm bắt và am hiểu
tâm tư nguyện vọng của học sinh, từ đó mới lựa chọn được phương pháp dạy
học phù hợp.
- Thứ hai: Nguồn cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy học, đặc biệt là
các trang thiết bị thực hành và hệ tống phòng thí nghiệm, vườn sinh học.
Riêng hệ hệ thống phòng thí nghiệm và vườn sinh học người thầy cần căn cứ
vào tình hình cụ thể của
từng trường, nhưng hệ thống trang thiết bị thí nghiệm thực hành người thầy
cần có sự sáng tạo, vận dụng tối đa thiết bị hiện có, còn phải thường xuyên bổ
xung bằng nguồn trang thiết bị tự làm, nhằm tạo sự đa dạng phong phú cho
nguồn thiết bị.
-Thứ ba: Học sinh cần phải được phát huy tính sáng tạo của mình, sự
sáng tạo của các em cần phải được khuyến khích và động viên kịp thời. Cần
phải hiểu rằng sự sáng tạo của học sinh có thể được thể hiện ở nhiều cấp độ
khác nhau như: Tổng hợp kiến thức của một chương, một bài dưới dạng sơ đồ
hay vận dụng kiến thức của môn học này để giải quyết tình huống của môn
học khác ( sự liên môn)
3


Xuất phát từ tình hình thực tế trên, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp
giảng dạy môn Sinh học ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi qua nhiều nam tôi
nhận thấy việc gắn liền một giờ dạy lý thuyết với thực hành ở một số tiết dạy
thực sự đã mang lại sự đam mê bộ môn co học sinh, phát huy tính sáng tạo
của của các em .
Để góp phần chia sẻ kinh nghiệm này với đồng nghiệp tôi mạnh rạn chọn
đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2015-2016 là:
Phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập bằng cách sử

dụng thí nghiệm khi dạy bài “ Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ ” ở
Trường THPT Nguyễn Thị Lợi.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ việc phân tích thực trạng nói trên của học sinh trường THPT Nguyễn
Thị Lợi nói riêng về niềm đam mê học tập của học sinh từ đó đưa ra những
biện pháp cụ thể nhằm khắc phục.
Vận dụng linh hoạt các trang thiết bị hiện có của trường vào các tiết dạy
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Đề tài nghiên
cứu tập chung việc thiết kế một số thí nghiệm nhằm minh họa cho lý thuyết,
lấy thực hành thí nghiệm và kiến thức thực tiến để hình thành khái niệm sinh
học cũng như giải thích các quá trình sinh học cụ thể.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập chung vào phân tích niềm đam mê học tập bộ môn sinh học
của học sinh ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi nói chung, và của các lớp 11B,
11A và 11C. Từ đó đưa ra phương pháp nhằm khới dậy niềm đam mê, tạo
dựng động cơ học tập đúng dắn cho học sinh, giúp nâng cao chất lượng bộ
môn của nhà trường.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Quan sát phân tích, thu thập thông tin từ học sinh
- Thống kê số liệu, phân tích số liệu
- Nghiên cứu tài liệu, trao đổi với chuyên gia, trao đổi với tổ nhóm chuyên
môn
- Thực nghiệm kiểm chứng
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Trong dạy học vấn đề quan trọng và cấp thiết nhất là người giáo viên
phải luôn thay đổi phương pháp và cần có trang thiết bị dạy học thì mới gây
hứng thú trong giờ học cho học sinh, chính vì vây mà tiết học có thể đạt được
kết quả cao hơn. Việc lựa chọn trang thiết bị dạy học phải căn cứ vào mục tiêu
bài học, nội dung, kiến thức trong sách giáo khoa, căn cứ vào điều kiện, thời

gian cho phép hay điều kiện mẫu vật có ở địa phương, cơ sở vật chất, đặc biệt
là căn cứ vào chính loại trang thiết bị định chọn.
Việc lựa chọn trang thiết bị dạy học là nguồn cung cấp tri thức mới, trang
thiết bị đóng vai trò minh hoạ nội dung kiến thức mới, phương pháp giải thích
4


dùng lời. Trang thiết bị nhằm kiểm tra kết quả đã học, giải thích tranh câm,
mô tả hay sử dụng mô hình.
- Làm thực hành thí nghiệm:
+ Chuẩn bị thí nghiệm: Giáo viên phải có kế hoạch chi tiết, chuẩn bị dụng cụ,
hoá chất, mẫu vật và các điều kiện cần thiết khác để thí nghiệm thành công.
Có thể giao cho học sinh chuẩn bị nhưng giáo viên phải kiểm tra.
+ Tiến hành thí nghiệm gồm các bước sau:
Bước 1: Giáo viên nêu mục tiêu thí nghiệm, phải đảm bảo cho học sinh nhận
thức rõ mục tiêu làm thí nghiệm để làm gì?
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tiến hành thí nghiệm, phải đảm
bảo mỗi học sinh nhận thức rõ, làm thí nghiệm như thế nào? Bằng cách nào?
Bước 3: Mô tả kết quả thí nghiệm, học sinh nói ra hoặc viết ra các kết quả mà
học sinh quan sát được trong quá trình làm thí nghiệm.
+ Giải thích được các hiện tượng quan sát được: Đây là giai đoạn có nhiều
thuận lợi để tổ chức học sinh theo phương pháp tích cực. Giáo viên có thể sử
dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt theo kiểu nêu vấn đề giúp học sinh tự giải thích
các kết quả.
+ Rút ra kết luận cần thiết: Giáo viên yêu cầu học sinh căn cứ vào mục tiêu
ban đầu trước khi làm thí nghiệm để đánh giá công việc đã làm.
Cũng thông qua hoạt động học tập này mà học sinh chủ động sáng tạo hơn,
củng có niềm đam mê yêu thích khoa học.
Song để áp dụng phương pháp thực hành trong dạy học bài “Sự hấp thụ và
muối khoáng của rễ” giáo viên cần rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sau:

- Kĩ năng quan sát:
+ Xác định đúng mục tiêu bài học.
+ Quan sát các mẫu vật ngoài thiên nhiên: Giáo viên hướng dẫn học sinh
nên chọn đối tượng là những cây trồng ngắn ngày, không nên làm thí nghiệm
với cây gỗ lâu năm: Những cây có thể chọn làm thí nghiệm như cây đậu ve, cà
chua, lúa, cải....
+ Nội dung của thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm trên những đối
tượng với điều kiện sống như nhau: Cùng một loại cây được gieo trồng trong
cùng một ngày, có độ lớn như nhau, có số lá mầm bằng nhau, điều kiện đất
đai, phân bón, nhiệt độ, độ ẩm hoàn toàn giống nhau.
- Kĩ năng làm thí nghiệm:
+ Khi làm thí nghiệm giáo viên phải tiến hành đúng kĩ thuật, đúng thao tác,
đúng các loại hoá chất và không làm cho cây dập nát.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Trường THPT Nguyễn Thị Lợi thành lập năm 2001 với loại hình bán
công, cơ sở vật chất thiếu thốn nhiều, đặc biệt là hệ thống phòng học bộ môn,
phòng thí nghiệm. Từ năm 2010 trường được chuyển đổi loại hình hoạt động
và trở thành trường công lập, tuy nhiên hệ thống phòng học chuyên môn vẫn
còn thiếu, hai bộ môn Hóa, Sinh chỉ có chung một phòng thí nghiệm với trang
5


thiết bị nghèo nàn, đặc biệt vườn trường còn chưa có. Nên việc tổ chức dạy
thực hành Sinh học gặp nhiều khó khăn chứ chưa nói đến việc vận dụng nội
dung thực hành vào một bài dạy kiến thức.
Từ thực trạng đó đòi hỏi giáo viên phải tìm tỏi và đổi mới kỹ thuật tổ
chức dạy đối với các bài thực hành nói chung, các bài dạy lý thuyết nói riêng,
nhằm khơi dậy niềm đam mê khoa học sinh học của các em. Muốn vậy giáo
viên cần tìm tòi sáng tạo, vận dụng khóe léo trang thiết bị hiện có và tự làm
nhằm tạo sự hấp dẫn học sinh, đồng thời GV có thể yêu cầu HS sử dụng các

dụng cụ thay thế phù hợp để phục phụ cho công tác nghiên cứu các nội dung
kiến thức , nhằm rèn luyện kỹ năng, tư duy cho học sinh, phát huy tính chủ
động, tích cực và sáng tạo của HS
III.Giải pháp và tổ chức thực hiện
Để có cơ sở khoa học cho việc dạy học trong thực tiễn, khi dạy bài “Sự
hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ ” tôi xin nêu ra một số vấn đề có liên quan
như sau:
- Đặc điểm sinh học của rễ thích nghi với sự hút nước và muối khoáng:
+ Rễ có khả năng đâm sâu: ví dụ rễ ngô 1, 2-2, 6m; nhiều cây gai ở sa mạc
hơn 10m.
+ Rễ có khả năng phân nhánh rộng trên bề mặt và có độ dài lớn hơn gấp bội.
Ví dụ: Rễ cây ngô không kể lông hút 50 - 70m.
+ Sự phát triển cuả lông hút làm bề mặt tiếp xúc của rễ với đất tăng lên gấp
bội.
Ví dụ: Cây lúa mạch (trong điều kiện đặc biệt) khi trổ bông có 143 rễ cấp 1;
35 nghìn rễ cấp 2; 2 triệu rễ cấp 3...
+ Nhờ khả năng hướng nước, hướng hoá, rễ cây có thể chủ động tìm nguồn
nước và chất dinh dưỡng trong đất.
Nhìn chung rễ cây có hoạt động hút nước nhưng tuỳ thuộc vào loại cây mà
khả năng hút nước khác nhau.
Lượng nước chứa trong từng bộ phận của cây cũng khác nhau:
Ví dụ: Các loại cây thuỷ sinh và nấm chứa 80% nước; rễ và củ 75 - 80%; lá
cây cỏ 83 - 86%; lá cây gỗ 79 - 82%; thân cây gỗ tươi 40 - 50%; lá bắp cải,
quả dưa 92 - 93%; lá rau xà lách, quả cà chua, quả dưa chuột 94 - 95%; hạt
ngô 12 - 14%; đại y, rêu 5 - 7%.
Lượng nước chứa trong cây tỉ lệ thuận với qúa trình sinh lí. Chẳng hạn cây lúa
vào thời kì đẻ nhánh và lúc làm đòng hút nước và các chất dinh dưỡng hơn
thời kì khác. Vì vậy trong thời gian này, ta nên bón phân thích hợp và đầy đủ
cho cây.
Bài:

SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
I/ Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
1/ Kiến thức:

6


- Mô tả được các đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn và giải thích sự
thích nghi của các đặc điểm đó với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.
- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.
- Trình bày được các con đường vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào
mạch gỗ của rễ.
- Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ
nước và các ion khoáng.
2/Kĩ năng:
- Biết quan sát, nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của
nước và một số loại muối khoáng chính đối với cây.
- Tập thiết kế một vài thí nghiệm đơn giản nhằm chứng minh cho mục đích
nghiên cứu mà nội dung bài học đã đề ra.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm thí nghiệm theo nhóm trước ở nhà hay làm
thí nghiệm trên giấy hoặc tự thiết kế một thí nghiệm.
3/ Thái độ:
- Ý thức học tập tốt, yêu thích bộ môn, bảo vệ các loại thực vật quý hiếm,
cải tạo thiên nhiên, cải tạo môi trường sống.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Như đã trình bày với bài học dùng phương pháp thí nghiệm thực hành thì
khâu chuẩn bị mẫu vật hết sức quan trọng.
1. Chẩn bị của GV: Thí nghiệm 1 làm mẫu; bảng báo kết quả thí nghiệm 2;
một thí nghiệm tự thiết kế (Thí nghiệm 3).

2. Chuẩn bị của HS: Thí nghiệm 1; báo cáo thí nghiệm 2, học bài cũ, soạn
bài mới.
III/ Tiến trình dạy - học:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra sự chuẩn bị thí nghiệm của học sinh, để làm được việc này GV
cần bố trí thời gian giao nhiệm vụ cho HS về nhà chuẩn bị trước các thí
nghiệm phục phụ cho bài học. Công tác chuẩn bị thí nghiệm trước ở nhà của
học sinh quyết định sự thành công của tiết dạy. Do vậy giáo viên cần phân
công cụ thể như sau:
Chia lớp theo đon vị tổ mỗi tổ một nhóm, cử nhóm trưởng là tổ trưởng, thư
ký, và phát dụng cụ cho nhóm trước buổi học ít nhất một tuần.
Thí nghiệm 1: Chứng minh cây phát triển nhanh hệ rễ cả về số lượng và chất
lượng.
Cách tiến hành thí nghiệm như sau: Chuẩn bị một ít hạt đậu xanh, bình tam
giác bông. Ủ đậu xanh trên bông ổm cho đậu xanh nảy mầm, quan sát sự phát
triển hệ rễ của mầm đậu. Thống kê số lượng rễ chiều dài rễ. Từ đó rutd rút ra
nhận xét. Thời gian tối thiểu quan sát trong 1 tuần.
Thí nghiệm 2. Thí nghiệm này thực chất là quan sát thu tập trong tự nhiên
các hệ rễ của thực vật.

7


- GV yêu cầu HS quan sát thực vật thủy sinh và thực vật trên cạn. Yêu cầu
HS đưa ra nhận xét về sự khác biệt trong quá trình hấp thụ nước và ion
khoáng ở hai nhóm đối tượng này?
Thí nghiệm 3. Cho HS dùng hột củ khoai tây khoét lấy đi ít ruột sau đó đặt
củ khoai tây trong cốc dụng nước nuối sinh lý nồng độ 0,9 %. Theo rõi và
nêu nhậ xét?

3. Tiến trình dạy bài mới
GV giới thiệu bài:
Giáo viên vào bài bàng cách: Như chúng ta đã biết, thực vật là nhóm sinh vật
tự dưỡng, nghĩa là chúng có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ
như CO2, nước và muối khoáng. Vậy, chúng đã lấy những vật chất ấy từ môi
trường sống vào cơ thể để sử dụng tổng hợp các chất hữu cơ như thế nào?
Nội dung của chương này sẽ lần lượt giải quyết vấn đè đó. Bài hôm nay
chúng ta sẽ cùng nghiên cứu quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở thực vật.
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1: Nghiên cứu các đặc
điểm hình thái của rễ phù hợp với
chức năng hấp thụ nước và muối
khoáng
- GV Yêu cầu học sinh trình bày
nhận xét từ thí nghiệm 2.
- HS : Một nhóm lên trình bày kết
quả quan sát, và nêu nhận xét:
+ Cây thủy sinh hấp thụ nước và ion
khoáng qua toàn bộ bề mặt cơ thể.
+ Cây trên cạn hút nước và ion
khoáng chủ yếu qua hệ rễ là chủ
yếu.
- GV tiếp tục: Em hãy kể tên một
số loại rễ cây trên cạn mà em đã
tìm hiểu được?
- HS căn cú kết quả đã nghiên
cứu, kết hợp kiến thúc vốn có trả

lời câu hỏi
- GV tiếp tục yêu cầu học sinh
trình bày kết quả thí nghiệm 1.
- HS trình bày kết quả quan sát
được và rút ra được:
+ Rễ cây phát triển nhanh và phân
nhánh thành rễ chính, rễ phụ, giúp

I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion
khoáng
1. Hình thái của rễ
- Hình thái của rễ: Rất đa dạng tùy
thuộc vào loại cây.
- Hệ rễ phát triển nhanh về số lượng,
phân hóa thành nhiều nhánh, có rễ
chính, rễ phụ, trên mỗi rễ lại có vô
số lông hút => Tăng diện tích tiếp
xúc cảu rễ với môi trường đất => hấp
thụ nước và ion tốt hơn.

2. Bề mặt hấp thụ của rễ.
8


cây bám chặt vào đất và giúp cây
hút nước và ion tốt nhất.
- GV sử dụng mẫu vật học đã chuẩn
bị kết hợp với hình 1.2 yêu cầu HS
trả lời câu hỏi: Tại sao nói miền
lông hút của rễ là bề mặt hấp thụ

nước và muối khoáng chủ yếu của
cây?

- Cây trên cạn hút nước và muối
khoáng chủ yếu qua miền lông hút
- Số lượng lông hút của rễ rất lớn tạo
nên bề mặt tiếp xúc với môi trường
đất rộng lớn thuận lợi cho việc hút
nước và muối khoáng
- Lông hút rất rễ bị phá hủy bởi tác
động cơ học, môi trường ưu trương
hay quá axit hoặc thiếu oxi.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các cơ chế
hấp thụ nước và ion kooangs ở rễ
cây
- GV yêu cầu học sinh trình bày
kết quả thí nghiệm 3. Và giải
thích
- HS dựa vào kiến thúc lớp 10 giải
thích kết quả.
- Sau khi HS giải thích kết quả
GV nêu câu hỏi sau:

II. Cơ chế hấp thụ nước và ion
khoáng ở cây
1. Hấp thụ nước và io khoáng từ đất
vào tế bào lông hút
a. Hấp thụ nước
- Sự xâm nhập của nước vào tế bào

lông hút theo cơ chế thụ động ( Cơ
chế thẩm thấu)
- Các hoạt động duy trì C dịch bào >
C môi trường:
+ Quá trình thoát hơi nước của lá.
+ Hoạt động hô hấp của rễ.

+ Rễ cây hấp thụ nước theo cơ chế
nào?
+ Có những quá trình nào giúp duy
trì C dịch bào > C môi trường?
+ Quá trình hấp thụ ion khoáng
liên quan và có những điểm gì khác
với quá trình hấp thụ nước?
+ Đặc điểm của cơ chế hấp thụ ion
khoáng ở rễ?

b. Hấp thụ ion khoáng
- Ion khoáng xâm nhập vào cây theo
hai cơ chế:
+ Cơ chế thụ động: Các ion khoáng
được vận chuyển theo chiều rađient
nồng độ
+ Cơ chế chủ động: các ion khoáng
vận chuyển ngược rađent nồng độ,
phải tiêu tốn năng lượng

- HS nghiên cứu trả lời câu hỏi

2. Dòng nước và các ion khoáng từ

đất vào mạch gỗ của rễ của cây
- Nước và ion khoáng vận chuyển từ
9


- GV chia lớp theo các nhóm ứng
với các bàn và phát phiếu học
tập yêu cầu học sinh hoàn thành
trong 3 phút:
Con
Con
Con
đường
đường
đường tế
gian bào
bào chất
Đường
đi
Đặc
điểm

tế bào lông hút vào mạch gỗ bằng
hai con đường:
+ Con đường gian bào
+ Con đường tế bào chất

Hoạt động 3. Phân tích ảnh hưởng
của các tác nhân môi trường đối với
quá trình hấp thụ nước và ion

khoáng ở rễ
- GV yêu cầu học sinh vận dụng
kiến thức thực tiễn để trả lời câu
hỏi sau:
+ Hãy nêu và phân tích một số tác
nhân của môi trường có ảnh hưởng
tới quá trình hấp thụ nước và ion
khoáng ở rễ?
+ Tại sao gây trên cạn bị gập nước
lại bị héo úa và chết?
+ Tại sao khi ta bón phân bón hóa
học với nồng độ cao cây sẽ héo và
chết?
- HS nghiên cứu thảo luận trả lời
- GV hỗ trợ chốt kiến thức

III. Ảnh hưởng của các tác nhân môi
trường đối với quá trình hấp thụ
nước và ion khoáng ở rễ
- Một số tác nhân của môi trường
ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ
nước và ion khoang của rễ như:
+ Áp suất thẩm thấu của dich đất
( nồng độ các chất tan trong đất)
+ Độ pH của đất
+ Độ thoáng của đât ( Hàm lượng
oxi trong đất)

4. Tổng kết và hướng dãn về nhà
a. Tổng kết

- GV đánh giá chung tinh thần học tập của lớp, sự chuẩn bị các nội dung thực
hành của mỗi nhóm
- GV hỗ trợ để HS chốt lại nội dung kiến thức trọng tâm của bài.
b. Hướng dẫn về nhà
10


- GV yêu cầu HS tìm tư liệu trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Ở một số loài thực vậ không có lông hút thì sự nước và ion khoáng
bằng cách nào? ( VD như Phi lao)
Câu 2. Chứng minh rằng quá trình hô hấp ở rễ có liên quan mật thiết đến quá
trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ
IV.Kiểm nghiệm
Qua nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy môn Sinh học tại các lớp
11B, 11A và 11C trường THPT Nguyễn Thị Lợi. Tôi nhận thấy đổi mới kỹ
thuật tổ chức tiết học, tăng cường nội dung thực hành , thực sự có ý nghĩa
trong công tác dạy dạy học lý thuyết sinh học cũng như chứng minh các khái
niệm quy luật sinh học. Nó không những rèn luyện kỹ năng thực hành cho cả
người dạy lẫn người học, mà nó còn góp phần làm sống lại lý thuyết, đưa lý
thuyết vào thực tiễn đờ sống, hâm nóng lại niềm đam mê bộ môn của các em
học sinh. Đồng thời nó khuyến khích học sinh tự nghiên cứu, tìm tòi và sang
tạo.
Kết quả đạt được ở các lớp tổ chức dạy theo phương pháp này rất khả
quan, cụ thể như sau:

Lớp kiểm
nghiệm

Lớp đối
chứng


HS thích
thú giờ
học

Lớp


số

11A

44

x

43/44

44

44/44

11B

46

x

40/46


46

46/46

11c

41

30/41

30

30/41

x

Số HS tham
gia tích cực

Số nắm
được nội
dung kiến
thức

Từ kết quả kết có thể nhận thấy qua cách tổ chức tiết học lý thuyết kết
hợp thục hành tăng niềm thích thú cho học sinh, cũng như nâng cao chất
lượng đại trà của bộ môn. Đây là một hướng đi phù hợp với tình hình hiện nay
ở trường có chất lượng học sinh yếu kém như trường THPT Nguyễn Thị Lợi.
C.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Qua nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy cho thấy: “Phát huy tính

tích cực của học sinh trong hoạt động học tập bằng cách sử dụng thí
nghiệm khi dạy bài “ Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ ” ở Trường
THPT Nguyễn Thị Lợi” đã mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ
trong phương thức học tập của HS và PP giảng dạy của GV, có thể vận
dụng cho các môn học yêu cầu thực hành cao ở trường phổ thông
11


Sau khi ứng dụng vào bài dạy tôi nhận thấy hiệu quả thiết thực như:
Giúp học sinh chủ động chuẩn bị tâm thế nghiên cứu lý thuyết, thí nghiệm,
củng cố niềm tin vào khao học cho các em, giúp các em nhớ sâu và lau kiến
thức. Mặt khác, giúp học sinh không thấy nhàm chán mà giờ học luôn sôi
nổi, hào hứng từ đầu đến cuối tiết học, giảm áp lực về thời gian cho GV.
Giáo viên tiết kiệm được thời gian ,tăng sự linh hoạt trong kỹ thuật tổ
chức giờ dạy, kỹ thuật chuẩn bị bài. Bên cạnh đó giúp học sinh nắm bắt
được kiến thức qua từng thao tác chuẩn bị thí nghiệm từ trước, thể hiện các
liên kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tiễn. Hơn nữa việc áp dụng công cụ
hiện có tránh lảng phí, giáo dục tính tiết kiệm trong học sinh.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 05. năm
2016.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Trần Trí Lạc


12


Tài liệu tham khảo:
1. Sách giáo viên sinh học 11 cơ bản. Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Chuẩn kiến thức kỹ năng Sinh học 11 – Nhà xuất bản Giao dục
3. Bài tập thực hành Sinh học – Chủ biên: Phạm Phương Bình - Nhà xuất bản
Giáo dục
4. www.google.com.vn

13



×