Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Phương pháp tính số loại kiểu gen và số kiểu giao phối trong quần thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.73 KB, 26 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong các năm học từ 2009 Bộ GD&ĐT đã tổ chức thi tốt nghiệp, đại học
và cao đẳng bằng phương pháp thi trắc nghiệ đối với môn sinh học. Phương
pháp thi này đã khai thác được lượng lớn kiến thức, kiến thức sâu và mở rộng
hơn đặc biệt từ khi thay sách giáo khoa. Do đó để đem lại kết quả cao trong
các kì thi thì học sinh phải hiểu, vận dụng các kiến thức đã học trong các kì thi
một cách thành thục mới đem lại kết quả cao trong các kì thi.
Từ năm học 2010-2011 ở các kì thi đại học, cao đẳng do bộ GD&ĐT tổ
chức và các kì thi học sinh giỏi do tỉnh Thanh Hóa tổ chức (thi văn hóa và thi
giải toán trên máy tính cầm tay) đã khai thác các dạng bài tập về di truyền
quần thể, trong đó các dạng bài toán liên quan đến tính số loại kiểu gen và số
kiểu giao phối trong quần thể ngẫu phối là dạng mới nhưng đã khai thác ở rộng
và sâu về kiến thức phần này, do đó chỉ có những học sinh giỏi có tư duy tốt
mới làm được. Tuy nhiên việc yêu cầu kiến thức phần này ở mức độ cao,
nhưng chưa có một tài liệu tham khảo nào viết chi tiết về phương pháp tính, có
nhiều chỗ, nhiều công thức đang còn hướng dẫn chung chung chưa cụ thể hoặc
có tài liệu chỉ viết cho một phần nào đó.
Trên cơ sở như vậy, để giúp học sinh nắm được phương pháp tính cơ bản, có
hệ thống, cách tính cho nhiều trường hợp, dễ hiểu và đơn giản, áp dụng thuận
lợi, đặc biệt tạo ra sự hứng thú khi làm các bài tập về tính số loại kiểu gen và
số kiểu giao phối trong quần thể giao phối nên tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến
kinh nghiệm: “Phương pháp tính số loại kiểu gen và số kiểu giao phối trong
quần thể ”.
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong muốn giúp học sinh biết ứng dụng
các phép toán đã học trong chương trình để xác định nhanh số loại kiểu gen, số
kiểu gen đồng hợp, số kiểu gen dị hợp và số kiểu giao phối của quần thể trong
khi làm các bài tập tự luận cũng như các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Đồng thời, thông qua đó, tôi hy vọng tình yêu sinh học của các em học sinh
ngày càng tăng lên.
2. Mục đích nghiên cứu.


Giúp học sinh hiểu, tự xây dựng, nắm vững được các phương pháp tính số
loại kiểu gen, số kiểu giao phối, số kiểu gen đồng hợp tử, số kiểu gen dị hợp tử
trong quần thể ngẫu phối một cách có hệ thống. Đồng thời giúp học sinh hình
thành kĩ năng làm các bài tập thuộc các dạng trên từ đó các em sẽ giải nhanh,
tính nhanh và chọn được phương án đúng trong các kì thi, nhất là thi trắc
nghiệm trong một thời gian ngắn nhất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Nội dung chương di truyền quần thể sinh học 12, trong đó phần quần thể giao
phối là chủ yếu.

1


Hệ thống và xây dựng các công thức, phương pháp tính, kĩ năng tính, chọn
lọc các các bài toán có hệ thống trong giảng dạy, ôn thi học sinh giỏi, ôn thi
đại học và cao đẳng, ôn thi tốt nghiệp ở nội dung quần thể giao phối cho đối
tượng học sinh lớp 12 trường THPT Đặng Thai Mai
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Trên cơ sở ôn cho học sinh đi thi học sinh giỏi, thi đại học và cao đẳng, dạy
học ở THPT thì thấy các em chưa nắm vững kiến thức về tính số loại kiểu gen
và số kiểu giao phối trong quần thể ngẫu phối nên khi làm bài hay bị nhầm lẫn
dẫn đến kết quả không cao trong các kì thi. Để cho học sinh học tốt, cần làm rõ
các vấn đề:
- Số loại kiểu gen là gì? Số kiểu giao phối là gì? Số loại kiểu gen đồng hợp
tử là gì? Số kiểu gen dị hợp tử là gì?
- Công thức tính? Phương pháp tính? Vận dụng công thức như thế nào?
- Bài toán thuộc dạng nào? Bài toán phải sử dụng công thức nào để tính?
- Kĩ năng giải như thế nào?
5. Phương pháp nghiên cứu.
Xuất phát từ đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, để đạt được mục đích đã đề

ra trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu tài liệu: sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu và sách tham
khảo,……
- Nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm giảng dạy.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Phân loại, phân tích, tổng hợp và hệ thống lí thuyết.
- Tổng hợp các dạng bài toán có liên quan đến nội dung nghiên cứu .
B : NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở sách giáo khoa ban cơ bản và nâng cao yêu cầu đối với học
sinh THPT.
Dựa trên nội dung các bài tập trong sách bài tập sinh học 12 yêu cầu đối với
học sinh THPT.
Dựa trên nội dung các câu hỏi và bài tập yêu cầu đối với thí sinh dự thi trong
các đề thi của bộ GD $ ĐT như thi tốt nghiệp THPT, thi đại học và cao đẳng
trong các năm có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Dựa trên các câu hỏi và bài tập trong các kì thi học sinh giỏi tỉnh Thanh Hóa
yêu cầu đối với các thí sinh dự thi ở các kì thi như: giải toán trên máy tính cầm
tay và học sinh giỏi các môn văn hóa.
Để giải quyết được các yêu cầu như trên, trước hết chúng ta cần trả lời các
câu hỏi:
+ Gen nằm ở đâu trong tế bào?

2


+ Nhiễm sắc thể trong tế bào của thể lưỡng bội tồn tại như thế nào? Phân biệt
nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính, nhiễm sắc thể X và Y về đặc
điểm cấu tạo và chức năng?
+ Thế nào là kiểu gen? Thể đồng hợp, dị hợp là gì ?

+ Mối liên hệ giữa kiểu gen và bộ nhiễm sắc thể ?
+ Cách viết kiểu gen áp dụng cho 1 cặp nhiễm sắc thể và nhiều cặp nhiễm sắc
thể ?
+ Số loại kiểu gen được tạo thành trong quần thể nhiều hay ít phụ thuộc vào
những yếu tố nào ? cách tính ?
Vấn đề nêu ra cần được làm rõ như sau :
+ Trong tế bào, gen chủ yếu nằm trên nhiễm sắc thể. Mỗi gen có một vị trí
xác định (gọi là lôcut gen) và có thể tồn tại dưới dạng một hoặc nhiều alen
khác nhau.
+ Trong tế bào của thể lưỡng bội, nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp. Có
nhiễm sắc thể thường (mỗi cặp gồm hai nhiễm sắc thể có hình dạng kích thước
và trình tự phân bố gen giống nhau gọi là nhiễm sắc thể tương đồng) và nhiễm
sắc thể giới tính (một giới có cặp XY hoặc XO, một giới có cặp XX). Nhiễm
sắc thể thường là nhiễm sắc thể mang gen quy định tính trạng thường, không
liên kết giới tính. Nhiễm sắc thể giới tính là nhiễm sắc thể mang gen quy định
giới tính và gen quy định tính trạng thường có liên kết giới tính, có nhiễm sắc
thể X và Y - hai loại nhiễm sắc thể giới tính này có cấu trúc khác nhau, một
loại mang gen quy định tính đực còn một loại mang gen quy định tính cái của
sinh vật. Cấu trúc của 2 loại nhiễm sắc thể này có vùng tương đồng (mang các
cặp gen alen) và vùng không tương đồng (gen chỉ có trên X hoặc trên Y).
+ Kiểu gen là toàn bộ các alen của các gen trong tế bào. Có kiểu gen đồng
hợp (Chứa các cặp gen alen mà mỗi cặp gồm hai alen giống hệt nhau) và kiểu
gen dị hợp (Chứa cặp gen alen gồm hai alen khác nhau).
 Viết kiểu gen tức là viết cách sắp xếp của các cặp gen alen khác nhau trên
cùng và giữa các cặp nhiễm sắc thể. Ví dụ: Viết kiểu gen là AA, aa, Aa có
nghĩa một gen chỉ có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Viết kiểu gen là
aaBBdd, AABBDd, AaBbDd, .... có nghĩa là ba gen nằm trên các nhiễm sắc
thể thường khác nhau. Viết kiểu gen là XAXa, XaY, ... nghĩa là một gen nằm
trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Viết kiểu gen là X
Y, XY, X X , ... nghĩa là hai gen khác nhau cùng nằm trên vùng không tương

đồng của nhiễm sắc
thể giới tính X ... Viết kiểu gen là , , , , ... có nghĩa là hai gen, mỗi
gen có hai alen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường v.v ...
 Như vậy, số loại kiểu gen được tạo thành trong quần thể phụ thuộc vào:
+ Số lượng alen của gen và số gen trên một nhiễm sắc thể. Hay số kiểu gen
phụ thuộc số cách sắp xếp của các alen của các gen khác nhau trên cùng một
nhiễm sắc thể.
+ Số cặp nhiễm sắc thể được xét trong tế bào.

3


Trên cơ sở như vậy, tôi thiết nghĩ đề tài sáng kiến kinh nghiệm này sẽ có ích
cho học sinh đang ôn thi tốt nghiệp THPT, đặc biệt dùng cho ôn thi học sinh
giỏi, ôn thi đại học và cao đẳng.
2. Thực trạng vấn đề
Trong chương trình sinh học phổ thông hiện nay, với thời lượng 2 tiết
cho phần di truyền học quần thể ngoài việc trang bị cho học sinh đầy đủ nội
dung lí thuyết, giáo viên chỉ có thể giúp học sinh xây dựng được một số công
thức áp dụng tính tần số alen và tần số kiểu gen, xác định cấu trúc di truyền
của quần thể cho trường hợp gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Do vậy học sinh chỉ hiểu và làm được bài tập dạng này còn khi gặp dạng toán
áp dụng cho trường hợp gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính, trường hợp có
nhiều alen …thì đa số học sinh còn lúng túng, không tìm ra phương pháp giải
tối
ưu.
- Nếu để học sinh tự giải thì lớp có 40 em thì chỉ có 1-2 em làm được thậm
chí không có em nào làm được.
- Nếu để giáo viên hướng dẫn hay làm mẫu thì mỗi lớp chỉ có 3 – 4 em học
sinh hiểu còn các em khác coi như xong bài mẫu đến khi gặp bài dạng tương

tự nhưng có thay đổi đôi chút về đề bài thì chỉ có 1 – 2 em hoặc không có em
nào làm được nên hiệu quả không cao. Vì phần lớn học sinh ở trường có lực
học trung bình – khá nên đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu và tìm ra phương
pháp học tối ưu nhất,cũng như là xây dựng các công thức và phương pháp giải
các bài tập để áp dụng cho học sinh.
Nhằm giúp các em tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả mà không thấy nản
đối với môn sinh học nói chung và phần di truyền học quần thể nói riêng.
Từ thực trạng trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phương pháp tính số
loại kiểu gen và số kiểu giao phối trong quần thể ” phục vụ cho học sinh lớp
12 trường THPT Đặng Thai Mai Và với học sinh trường THPT Đặng Thai
Mai thì đề tài này có một ý nghĩa rất riêng, mang tính thực tế cao và bổ sung
một cách thiết thực phần kiến thức về di truyền học quần thể cho các em.
3. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
3.1. Nội dung
Nội dung của đề tài trình bày theo kiểu quy nạp, đầu tiên là hướng dẫn chi tiết
cách viết số loại kiểu gen trong trường hợp 1 locut gen có 2 alen (đơn giản
nhất) và sau đó khái quát thành công thức tính số loại kiểu gen trong trường
hợp 1 locut gen có nhiều alen và sau đó xét tiếp trường hợp nhiều locut gen mà
mỗi locut có nhiều alen. Các trường hợp lần lượt xét là:
1. Một locut gen nằm trên nhiễm sắc thể thường
2. Một locut gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính
a) Một locut gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng
trên Y.
b) Một locut gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X có alen tương ứng trên y.

4


c) Một locut gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y không có alen tương
ứng trên X.

d) Một locut gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở loài có cơ chế xác
định giới tính là XX/XO
3. Hai locut gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường
4. Hai locut gen nằm trên cặp nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương
ứng trên Y
5. Hai hoặc nhiều locut gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác
nhau.
3.2. Biện pháp thực hiện
Như ta đã biết quần thể giao phối mang tính đa hình: đa hình về kiểu gen
dẫnđến đa hình về kiểu hình. Trong quần thể giao phối có nhiều cá thể, mỗi cá
thểmang một kiểu gen khác nhau (trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng).Kiểu
gen là tập hợp tất cả các alen trong nhân tế bào sinh dưỡng (xô ma) của cơthể
(2n). Khi nói đến kiểu gen thực tế ta chỉ xét đến các gen đang xét còn cácgen
khác ta bỏ qua.Kiểu gen đồng hợp tử là cơ thể mang hai alen có cấu trúc giống
nhau của cùngmột gen.
Trong cơ thể có nhiều gen, nếu
tất cả các gen đều đồng hợp tử thì kiểu gen đó là đồng hợp. Kiểu gen dị hợp tử
là cơ thể mang hai alen có cấu trúc khác nhau của cùng một gen. Trong cơ thể
có nhiều gen, nếu có một gen dị hợp tử thì kiểu gen đó là dị hợp.Số kiểu giao
phối = số loại kiểu gen của giới đực x số loại kiểu gen của giới cái.Ta có thể
chia cách tính số loại kiểu gen trong quần thể giao phối thành các trường hợp
sau:
3.2.1. Trường hợp một gen có r alen.
a. Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
a.1. Phương pháp thông thường.
Khi gặp bài toán yêu cầu tính số kiểu gen chung, số kiểu gen đồng hợp, số
kiểu gen dị hợp; đa số học sinh thường vẫn có thói quen giải theo cách sau:
- Bước 1: Liệt kê tất cả các kiểu gen có thể tạo thành, từ đó viết các phép lai
có thể có trong quần thể ( trừ các phép lai nghịch ).
- Bước 2: Tính ( đếm ) số kiểu gen chung, số kiểu gen đồng hợp, số kiểu gen

dị hợp hay số kiểu giao phối của quần thể ( tùy theo yêu cầu của bài toán ).
Ví dụ 1: Ở quần thể ngẫu phối, xét một gen có 2 alen A, a nằm trên nhiễm
sắc thể thường. Xác định số kiểu gen chung, số kiểu gen đồng hợp, số kiểu gen
dị hợp, số kiểu giao phối của quần thể có thể được tạo thành ?
Cách giải :
+ Liệt kê tất cả các kiểu gen có thể được tạo thành:
1. AA
2. aa
3. Aa
+ Các phép lai có thể có trong quần thể ( trừ các phép lai nghịch ).
1. AA x AA
2. Aa x Aa

5


3. aa x aa
5. AA x aa
4. AA x Aa
6. Aa x aa
- Bước 2: Tính số kiểu gen chung, số kiểu gen đồng hợp, số kiểu gen dị hợp
và số kiểu giao phối của quần thể.
Số kiểu gen chung = 3
Số kiểu gen đồng hợp = 2
Số kiểu gen dị hợp = 1
Số kiểu giao phối của quần thể ngẫu phối = 6
Ví dụ 2: Ở quần thể ngẫu phối, xét một gen có 3 alen A1, A2, a nằm trên
nhiễm sắc thể thường. Xác định số kiểu gen chung, số kiểu gen đồng hợp, số
kiểu gen dị hợp và số kiểu giao phối của quần thể ?
Cách giải :

- Bước 1:
+ Liệt kê tất cả các kiểu gen có thể được tạo thành
1. A1A1
4. A1a
2. A2A2
5. A2a
3. aa
6. A1A2
+ Liệt kê phép lai có thể có ( trừ các phép lai nghịch ).
1. A1A1 x A1A1

7. A1A1 x A2A2
15. A1A2 x A1A2
8. A1A1 x A1a
16. A1A2 x A1a
9. A1A1 x A2a
17. A1A2 x A2a
2. A2A2 x A2A2
10. A1A1 x aa
18. A1A2 x aa
3. aa x aa
11. A1A2 x A1A1
19. A2a x A1a
4. A1a x A1a
12. A2A2 x A1a
20. A2a x aa
5. A2a x A2a
13. A2A2 x A2a
21. A1a x aa
6. A1A2 x A1A2

14. A2A2 x aa
- Bước 2: Tính số kiểu gen chung, số kiểu gen đồng hợp, số kiểu gen dị
hợp, số kiểu giao phối cuả quần thể.
Số kiểu gen chung = 6
Số kiểu gen đồng hợp = 3
Số kiểu gen dị hợp = 3
Số kiểu giao phối của quần thể = 21
Ví dụ 3: Một gen có 4 alen A1, A2, A3, a nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Cho biết số kiểu gen có thể có, số kiểu gen đồng hợp, số kiểu gen dị hợp và số
kiểu giao phối của quần thể? Biết rằng quần thể trên ngẫu phối.
Cách giải :
- Bước 1:
+ Liệt kê tất cả các kiểu gen có thể được tạo thành
1. A1A1
6. A1A3
2. A2A2
7. A1a
3. A3A3
8. A2A3
4. aa
9. A2a
5. A1A2
10. A3a
+ Liệt kê các phép lai có thể được tạo thành ( trừ các phép lai nghịch ).

6


1. A1A1 x A1A1
20. A2A2 x A3A3

39. aa x A2a
2. A2A2 x A2A2
21. A2A2 x aa
40. aa x A3a
3. A3A3 x A3A3
22. A2A2 x A1A2
41. A1A2 x A1A3
4. aa x aa
23. A2A2 x A1A3
42. A1A2 x A1a
5. A1A2 x A1A2
24. A2A2 x A1a
43. A1A2 x A2A3
6. A1A3 x A1A3
25. A2A2 x A2A3
44. A1A2 x A2a
7. A1a x A1a
26. A2A2 x A2a
45. A1A2 x A3a
8. A2A3 x A2A3
27 A2A2 x A3a
46. A1A3 x A1a
9. A2a x A2a
28. A3A3 x aa
47. A1A3 x A2A3
10. A3a x A3a
29. A3A3 x A1A2
48. A1A3 x A2a
11. A1A1 x A2A2
30. A3A3 x A1A3

49. A1A3 x A3a
12. A1A1 x A3A3
31. A3A3 x A1a
50. A1a x A2A3
13. A1A1 x aa
32. A3A3 x A2A3
51. A1a x A2a
14. A1A1 x A1A2
33. A3A3 x A2a
52. A1a x A3a
15. A1A1 x A1A3
34. A3A3 x A3a
53. A2A3 x A2a
16. A1A1 x A1a
35. aa x A1A2
54. A2A3 x A3a
17. A1A1 x A2A3
36. aa x A1A3
55. A2a x A3a
18. A1A1 x A2a
37. aa x A1a
19. A1A1 x A3a
38. aa x A2A3
- Bước 2: Tính số kiểu gen chung, số kiểu gen đồng hợp, số kiểu gen dị
hợpvà số kiểu giao phối của quần thể.
Số kiểu gen chung = 10
Số kiểu gen đồng hợp = 4
Số kiểu gen dị hợp = 6
Số kiểu giao phối của quần thể = 55
Ví dụ 4: Một quần thể ngẫu phối, xét 1 gen gồm có 5 alen A 1, A2, A3, A4, a

nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho biết số kiểu gen có thể có, số kiểu gen
đồng hợp, số kiểu gen dị hợp và số kiểu giao phối có thể được tạo thành ?
Cách giải:
- Bước 1:
+ Liệt kê tất cả các kiểu gen có thể được tạo thành:
1. A1A1
6. A1A2
11. A3A4
2. A2A2
7. A1A3
12. A1a
3. A3A3
8. A1A4
13. A2a
4. A4A4
9. A2A3
14. A3a
5. aa
10. A2A4
15. A4a
+ Liệt kê các phép lai có thể có trong quần thể ( trừ các phép lai nghịch ).
1. A1A1 x A1A1
8. A1A4 x A1A4
15. A4a x A4a
2. A2A2 x A2A2
9. A2A3 x A2A3
16. A1A1 x A2A2
3. A3A3 x A3A3
10. A2A4 x A2A4
17. A1A1 x A3A3

4. A4A4 x A4A4
11. A3A4 x A3A4
18. A1A1 x A4A4
5. aa
x aa
12. A1a x A1a
19. A1A1 x aa
6. A1A2 x A1A2
13. A2a x A2a
20. A1A1 x A1A2
7. A1A3 x A1A3
14. A3a x A3a
21. A1A1 x A1A3

7


22. A1A1 x A1A4
55. A4A4 x aa
88. A1A3 x A3A4
23. A1A1 x A2A3
56. A4A4 x A1A2
89. A1A3 x A1a
24. A1A1 x A2A4
57. A4A4 x A1A3
90. A1A3 x A2a
25. A1A1 x A3A4
58. A4A4 x A1A4
91. A1A3 x A3a
26. A1A1 x A1a

59. A4A4 x A2A3
92. A1A3 x A4a
27. A1A1 x A2a
60. A4A4 x A2A4
93. A2A3 x
A2A4
28. A1A1 x A3a
61. A4A4 x A3A4
94. A2A3 x A3A4
29. A1A1 x A4a
62. A4A4 x A1a
95. A2A3 x A1a
30. A2A2 x A3A3
63. A4A4 x A2a
96. A2A3 x A2a
31. A2A2 x A4A4
64. A4A4 x A3a
97. A2A3 x A3a
32. A2A2 x aa
65. A4A4 x A4a
98. A2A3 x A4a
33. A2A2 x A1A2
66. aa x A1A2
99. A2A4 x A3A4
34. A2A2 x A1A3
67. aa x A1A3
100. A2A4 x A1a
35. A2A2 x A1A4
68. aa x A1A4
101. A2A4 x A2a

36. A2A2 x A2A3
69. aa x A2A3
102. A2A4 x A3a
37. A2A2 x A2A4
70. aa x A2A4
103. A2A4 x A4a
38. A2A2 x A3A4
71. aa x A3A4
104. A3A4 x A1a
39. A2A2 x A1a
72. aa x A1a
105. A3A4 x A2a
40. A2A2 x A2a
73. aa x A2a
106. A3A4 x A3a
41. A2A2 x A3a
74. aa x A3a
107. A3A4 x A4a
42. A2A2 x A4a
75. aa x A4a
108. A1a x A2a
43. A3A3 x A4A4
76. A1A2 x A1A3
109. A1a x A3a
44. A3A3 x aa
77. A1A2 x A1A4
110. A1a x A4a
45. A3A3 x A1A2
78. A1A2 x A2A3
111. A2a x A3a

46. A3A3 x A1A3
79. A1A2 x A2A4
112. A2a x A4a
47. A3A3 x A1A4
80. A1A2 x A3A4
113. A3a x A4a
48. A3A3 x A2A3
81. A1A2 x A1a
114. A1A4 x A3A4
49. A3A3 x A2A4
82. A1A2 x A2a
115. A1A4 x A2A4
50. A3A3 x A3A4
83. A1A2 x A3a
116. A1A4 x A2A3
51. A3A3 x A1a
84. A1A2 x A4a
117. A1A4 x A1a
52. A3A3 x A2
85. A1A3 x A1A4
118. A1A4 x A2a
53. A3A3 x A3a
86. A1A3 x A2A3
119. A1A4 x A3a
54. A3A3 x A4a
87. A1A3 x A2A4
120. A1A4 x A4a
- Bước 2: Tính số kiểu gen chung, số kiểu gen đồng hợp, số kiểu gen dị hợp
và số kiểu giao phối của quần thể:
Số kiểu gen chung = 15

Số kiểu gen đồng hợp = 5
Số kiểu gen dị hợp = 10
Số kiểu giao phối của quần thể = 120
a.2. Phương pháp giải nhanh.
Với cách giải trên, học sinh thường phải mất rất nhiều thời gian mới tìm ra
được đáp án, đôi khi còn nhầm lẫn dẫn đến sai sót rất đáng tiếc. Qua thực tiễn
giảng dạy nhiều năm, đặc biệt là khi hướng dẫn học sinh làm bài tập trắc

8


nghiệm khách quan, tôi đã hướng dẫn học sinh vận dụng các phép toán đã học
trong chương trình để rút ra được công thức tính nhanh số kiểu gen, số kiểu
gen đồng hợp, số kiểu gen dị hợp và số kiểu giao phối của quần thể ngẫu phối.
Qua 4 ví dụ 1, 2, 3, 4 ta có thể rút ra được bảng tổng quát sau :

STT

Số
alen Số kiểu gen Số kiểu gen Số kiểu gen Số kiểu giao
của gen
đồng hợp
dị hợp
chung ( KGC ) phối

1

2

2


2

3

3

3

4

4

4

5

5

...
...

...
...

...
...

...
...


r

r (r − 1)
= C2r
2

N

R

2(2 − 1)
2
3(3 − 1)
3=
2
4(4 − 1)
6=
2
5(5 − 1)
10 =
2

1=

2+1=3

6

3+3=6


21

4 + 6 = 10

55

5 + 10 = 15

120

...
...

...
...

r + C 2r
r (r + 1)
2

=

C2số KGC
+ số KGC

Trong trường hợp tổng quát, đối với một gen có r alen nằm trên nhiễm sắc
thể thường, dựa vào bảng tổng quát trên, ta có thể rút ra được công thức tính
nhanh số loại kiểu gen, số kiểu gen đồng hợp, số kiểu gen dị hợp và số kiểu
giao phối của quần thể như sau :

- Số kiểu gen đồng hợp = r
r ( r − 1)
2
r (r + 1)
- Số kiểu gen chung = r + C2r =
2

- Số kiểu gen dị hợp = C2r =

- Số kiểu giao phối của quần thể ngẫu phối = C2số KGC + số KGC
Như vậy, chỉ bằng một thao tác đơn giản, bằng cách vận dụng các phép toán
đã học trong chương trình, học sinh có thể tính ngay được số kiểu gen chung,
số kiểu gen đồng hợp, số kiểu gen dị hợp và số kiểu giao phối của quần thể
ngẫu phối trong 4 ví dụ 1, 2, 3, 4.
Ở ví dụ 1:
Số kiểu gen chung =

r ( r + 1)
=
2

2(2 + 1)
=3
2

Số kiểu gen đồng hợp = r = 2
Số kiểu gen dị hợp =
C2r = C22 = 1
Số kiểu giao phối của quần thể ngẫu phối = C2số KGC + số KGC
= C23 + 3 = 6

Ở ví dụ 2:

9


Số kiểu gen chung =

r ( r + 1)
=
2

3(3 + 1)
=6
2

Số kiểu gen đồng hợp = r = 3
Số kiểu gen dị hợp =
C2r = C23 = 3
Số kiểu giao phối của quần thể ngẫu phối = C2số KGC + số KGC
= C26 + 6 = 21
Ở ví dụ 3:
Số kiểu gen chung =

r ( r + 1)
=
2

4(4 + 1)
= 10
2


Số kiểu gen đồng hợp = r = 4
Số kiểu gen dị hợp =
C2r = C24 = 6
Số kiểu giao phối của quần thể ngẫu phối = C2số KGC + số KGC
= C210 + 10 = 55
Ở ví dụ 4:
Số kiểu gen chung =

r (r + 1)
5(5 + 1)
=
= 15
2
2

Số kiểu gen đồng hợp = r = 5
Số kiểu gen dị hợp = C2r = C25 = 10
Số kiểu giao phối của quần thể ngẫu phối = C2số KGC + số KGC
= C215 + 15 = 120
b. Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
b.1. Trường hợp gen nằm trên X, không có alen tương ứng trên Y.
b.1.1. Phương pháp thông thường.
- Bước 1: Liệt kê tất cả các kiểu gen có thể có, viết các phép lai có thể được
tạo thành.
- Bước 2: Tính ( đếm ) số kiểu gen chung, số kiểu giao phối của quần thể
ngẫu phối ( tùy theo yêu cầu của bài toán ).
Ví dụ 1: Một gen có 3 alen A, a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không
có alen tương ứng trên Y. Xác định số kiểu gen chung, số kiểu giao phối có thể
được tạo thành? Biết rằng quần thể trên ngẫu phối.

Cách giải :
- Bước 1:
+ Liệt kê tất cả các kiểu gen có thể tạo thành:
Trên XX : 1. XAXA
Trên XY : 1. XAY
2. XAXa
2. XaY
3. XaXa
+ Liệt kê các phép lai có thể tạo thành:
1. XAXA x XAY
3. XAXa x XAY
5. XaXa x XAY
2. XAXA x XaY
4. XAXa x XaY
6. XaXa x XaY
- Bước 2 : Tính ( đếm ) số kiểu gen chung, số kiểu giao phối của quần thể
( tùy theo yêu cầu của bài toán ).
Số kiểu gen thuộc giới XX = 3
Số kiểu gen thuộc giới XY = 2
Số kiểu gen chung = 3 ( XX ) + 2 ( XY ) = 5
Số kiểu giao phối = 6
10


Ví dụ 2: Một gen có 3 alen A1, A2, a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X,
không có alen tương ứng trên Y. Xác định số kiểu gen chung, số kiểu giao phối
có thể được tạo thành trong quần thể ? Biết rằng quần thể ngẫu phối.
Cách giải :
- Bước 1:
+ Liệt kê tất cả các kiểu gen có thể có:

Trên XX :
1. XA1XA1
4. XA1Xa
2. XA2XA2
5. XA2Xa
3. XA1XA2
6. XaXa
Trên XY : 1. XA1Y
2. XA2Y
+ Liệt kê các phép lai có thể tạo thành:
1. XA1XA1 x XA1Y
7. XA1XA2 x
2. XA1XA1 x XA2Y
8. XA1XA2 x
3. XA1XA1 x XaY
9. XA1XA2 x
4. XA2XA2 x XA1Y
10. XA1Xa x
5. XA2XA2 x XA2Y
11. XA1Xa x
6. XA2XA2 x XaY
12. XA1Xa x

3. XaY
XA1Y
XA2Y
XaY
XA1Y
XA2Y
XaY


13. XA2Xa x XA1Y
14. XA2Xa x XA2Y
15. XA2Xa x XaY
16. XaXa x XA1Y
17. XaXa x XA2Y
18. XaXa x XaY

- Bước 2 : Tính ( đếm ) số kiểu gen chung, số kiểu giao phối của quần thể
( tùy theo yêu cầu của bài toán ).
Số kiểu gen giới XX = 6
Số kiểu gen giới XY = 3
Số kiểu gen chung = 6 + 3 = 9
Số kiểu giao phối = 18
Ví dụ 3: Một gen có 3 alen A1, A2, A3, a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X,
không có alen tương ứng trên Y. Xác định số kiểu gen chung và số kiểu giao
phối có thể được tạo thành trong quần thể? Biết rằng quần thể trên ngẫu phối.
Cách giải :
- Bước 1: Liệt kê tất cả các kiểu gen có thể có:
Trên XX :
1. XA1XA1
5. XA2Xa
9. XA2XA3
2. XA2XA2
6. XaXa
10. XA3Xa
3. XA1XA2
7. XA3XA3
4. XA1Xa
8. XA1XA3

Trên XY : 1. XA1Y
2. XA2Y
3. XA3Y
4. XaY
+ Liệt kê các phép lai có thể tạo thành trong quần thể:
1. XA1XA1 x XA1Y
7. XA2XA2 x XA3Y
13. XA1Xa x
2. XA1XA1 x XA2Y
8. XA2XA2 x XaY
XA1Y
3. XA1XA1 x XA3Y
9. XA1XA2 x XA1Y
14. XA1Xa x
4. XA1XA1 x XaY
10. XA1XA2 x XA2Y
XA2Y
5. XA2XA2 x XA1Y
11. XA1XA2 x XA3Y
15. XA1Xa x
6. XA2XA2 x XA2Y
12. XA1XA2 x XaY
XA3Y

11


16. XA1Xa x XaY
17. XA2Xa x XA1Y
18. XA2Xa x XA2Y

19. XA2Xa x XA3Y
20. XA2Xa x XaY
21. XA3XA3 x XA1Y
22. XA3XA3 x XA2Y
23. XA3XA3 x XA3Y
24. XA3XA3 x XaY

12


25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.

XA1XA3
XA1XA3
XA1XA3
XA1XA3
XA2XA3
XA2XA3
XA2XA3
XA2XA3

x
x

x
x
x
x
x
x

XA1Y
XA2Y
XA3Y
XaY
XA1Y
XA2Y
XA3Y
XaY

33.
34.
35.
36.
37.
38.
39.
40.

XA3Xa x XA1Y
XA3Xa x XA2Y
XA3Xa x XA3Y
XA3Xa x XaY
XaXa x XA1Y

XaXa x XA2Y
XaXa x XA3Y
XaXa x XaY

- Bước 2 : Tính ( đếm ) số kiểu gen chung, số kiểu giao phối của quần thể:
Số kiểu gen giới XX = 10
Số kiểu gen giới XY = 4
Số kiểu gen chung = 10 + 4 = 14
Số kiểu giao phối = 40
b.1.2. Phương pháp giải nhanh.
Qua 3 ví dụ trên, ta có thể rút ra được bảng tổng quát sau :
Số alen của Số kiểu gen Số kiểu gen Số kiểu gen
STT
gen
giới XX
giới XY
chung
1

2

2

3

3

4

...


...

N

r

2(2 + 1)
2
3=
3(3 + 1)
6= 2
4(4 + 1)
2
10 =

...
r (r + 1)
2

Số kiểu
giao phối

2

3+2=5

3.2 = 6

3


6+3=9

6.3 = 18

4

10 + 4 = 14

10.4 = 40

...

...

...

r

r (r + 1)
2
+r
r (r + 3)
2
=

r (r + 1)
2
.r


Trong trường hợp tổng quát, đối với một gen có r alen nằm trên nhiễm sắc
thể X, không có alen tương ứng trên Y, trên cơ sở xây dựng bảng công thức tổng
quát trên, ta rút ra được công thức tính nhanh số loại kiểu gen và số kiểu giao
phối của quần thể ngẫu phối như sau :
r (r + 1)
2

Số kiểu gen ở giới XX =
Số kiểu gen ở giới XY = r
Số kiểu gen chung
= số kiểu gen giới XX + số kiểu gen giới XY
r ( r + 1)
2
+r =

r (r + 3)
2

=
Số kiểu giao phối = số kiểu gen XX . số kiểu gen XY
r ( r + 1)
2
.r

=
Áp dụng công thức tính nhanh, ta có thể nhẩm ngay được số kiểu gen giới
XX, số kiểu gen giới XY, số kiểu gen chung hay số kiểu giao phối của quần thể
ở các ví dụ trên
Ở ví dụ 1:
13



r ( r + 1)
=
2

Số kiểu gen giới XX =

2(2 + 1)
=3
2

Số kiểu gen ở giới XY = r = 2
Số kiểu gen chung = số kiểu gen giới XX + số kiểu gen giới XY
=

r (r + 1)
+r =
2

r (r + 3)
2(2 + 3)
=
=5
2
2

Số kiểu giao phối = số kiểu gen XX . số kiểu gen XY
=
Ở ví dụ 2:

Số kiểu gen giới XX =

r (r + 1)
.r = 6
2

r (r + 1)
=
2

Số kiểu gen giới XY = r = 3
Số kiểu gen chung =

3(3 + 1)
=6
2

r (r + 1)
r (r + 3)
+r=
2
2

=

3(3 + 3)
2

=9


Số kiểu giao phối = số kiểu gen XX . số kiểu gen XY
=
Ở ví dụ 3:
Số kiểu gen giới XX =

r (r + 1)
. r = 18
2

r ( r + 1)
=
2

4(4 + 1)
= 10
2

Số kiểu gen giới XY = r = 4
Số kiểu gen chung =

r (r + 1)
r (r + 3)
+ r=
2
2

=

4(4 + 3)
2


= 14

Số kiểu giao phối = số kiểu gen XX . số kiểu gen XY
=

r (r + 1)
. r = 40
2

b.2. Trường hợp gen nằm trên Y, không có alen tương ứng trên X.
Do khuôn khổ của đề tài, viết không quá 20 trang nên ở trường hợp này tôi
không trình bày chi tiết; trên cơ sở xây dựng bảng công thức tổng quát như các
trường hợp trên, ta có thể xác định được :
Số kiểu gen giới XX = 1
Số kiểu gen giới XY = r
Số kiểu gen chung = r + 1
Số kiểu giao phối = Số kiểu gen XX . số kiểu gen XY = 1. r = r
c. Hai hay nhiều gen trong đó 1 gen có r 1 alen; gen 2 có r2 alen, ... ( r1, r2 là số
nguyên dương )
c.1. Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường
c.1.1. Hai hay nhiều gen nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau
( các gen phân li độc lập )
Trên cơ sở phần I, ta có thể áp dụng tính nhanh số loại kiểu gen, số kiểu
đồng hợp, số kiểu gen dị hợp và số kiểu giao phối của quần thể trong trường hợp
2 gen nằm trên cùng 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
- Số kiểu gen đồng hợp 2 cặp = r1r2
- Số kiểu gen dị hợp 2 cặp = C2r1 . C2r2 =

r1(r1 − 1) r 2(r 2 − 1)

.
2
2

14


r1.r 2( r1 − 1)(r 2 − 1)
4
r1(r1 + 1) r 2( r 2 + 1)
r1.r 2(r1 + 1)(r 2 + 1)
- Số kiểu gen chung ( KGC ) =
.
=
2
2
4

=

- Số kiểu giao phối của quần thể ngẫu phối = C2số KGC + số KGC
Ví dụ: Xác định số kiểu gen, số kiểu giao phối có thể có trong các quần thể
ngẫu phối sau :
- Quần thể 1: Xét 2 lô cút gen trong đó gen 1 có 3 alen, gen 2 có 5 alen nằm
trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau.
- Quần thể 2: Xét 2 lô cút gen, mỗi lô cút đều có 4 alen nằm trên các nhiễm
sắc thường khác nhau.
Cách giải :
* Xét quần thể 1:
- Số KGC của quần thể =


r1.r 2(r1 + 1)(r 2 + 1)
=
4

3.5.(3 + 1)(5 + 1)
= 90
4

- Số kiểu giao phối của quần thể = C2số KGC + số KGC = C290 + 90 = 4095
* Xét quần thể 2:
2

4(4 + 1)
2

- Số KGC của quần thể =

= 100

- Số kiểu giao phối của quần thể = C2số KGC + số KGC = C2100 + 100 = 5050
c.1.2.. Hai gen nằm trên cùng 1 cặp nhiễm sắc thể thường ( di truyền liên
kết )
Áp dụng công thức ở phần I, ta có thể tính nhanh số kiểu gen chung, số kiểu
giao phối của quần thể ngẫu phối trong trường hợp các gen nằm trên cùng 1 cặp
nhiễm sắc thể thường như sau:
- Số kiểu gen chung =

r1.r 2(r1.r 2 + 1)
2


- Số kiểu giao phối của quần thể ngẫu phối = C2số KGC + số KGC
Ví dụ: Trong quần thể ngẫu phối của một loài động vật lưỡng bội, xét 2 gen:
gen I có 2 alen và gen II có 3 alen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường.
Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa về các
lôcut trên và số kiểu giao phối trong quần thể là bao nhiêu ?
Cách giải :
Gen I và II cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường
=> Số loại kiểu gen chung =

r1.r 2(r1.r 2 + 1)
2.3.(2.3 + 1)
=
= 21
2
2

Số kiểu giao phối của quần thể = C221 + 21 = 241
c.2. Gen nằm trên nhiễm sắc thể ( NST ) giới tính :
c.2.1. Gen nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y
- Số kiểu gen giới XX =

r1.r 2(r1.r 2 + 1)
2

Số kiểu gen giới XY = r1r2

- Số KGC = số KGXX + số KGXY
- Số kiểu giao phối của quần thể ngẫu phối = số KGXX


.

số KGXY
15


=

r1.r 2(r1.r 2 + 1)
. r1r2
2

Ví dụ: Trong quần thể thực vật lưỡng bội, xét gen 1 gồm 3 alen (a 1, a2, a3),
gen 2 gồm 4 alen (b1, b2, b3, b4). Biết rằng 2 gen cùng nằm trên nhiễm sắc thể
giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Xác định số loại kiểu gen và số
kiểu giao phối của quần thể nếu cho rằng các cá thể trong quần thể giao phối
ngẫu nhiên với nhau ?
- Số kiểu gen giới XX =

r1.r 2(r1.r 2 + 1)
3.4(3.4 + 1)
=
= 78
2
2

- Số kiểu gen giới XY = r1r2 = 3.4 = 12
- Số KGC = số KGXX + số KGXY = 78 + 12 = 90
- Số kiểu giao phối của quần thể ngẫu phối = số KGXX . số KGXY
= 78 . 12 = 936

c.2.2. Gen nằm trên NST giới tính Y, không có alen tương ứng trên X.
- Số kiểu gen giới XX = 1
- Số kiểu gen giới XY = r1r2
- Số KGC = số KGXX + số KGXY = r1r2 +1
- Số kiểu giao phối của quần thể ngẫu phối = số KGXX . số KGXY
= r1r2
Ví dụ : Trong quần thể ngẫu phối của một loài động vật lưỡng bội, xét 2
gen, gen I có 3 alen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường; gen II có 3 alen
nằm trên nhiễm sắc thể Y không có alen trên X. Biết rằng không xảy ra đột biến,
theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa, số kiểu giao phối trong quần thể là bao
nhiêu ?
Cách giải :
- Với gen I nằm trên nhiễm sắc thể thường => số loại kiểu gen =

3( 3 + 1) )
=6
2

- Với gen II:

+ Số kiểu gen giới XX = 1
+ Số kiểu gen giới XY = 3
=> Số KGC = số KGXX + số KGXY = 4
- Số loại kiểu gen tối đa về cả 3 lô cút trên là = 6.4 = 24
- Số kiểu giao phối của quần thể ngẫu phối = số KGXX . số KGXY
= ( 6.1).( 6.3 ) = 108
* Lưu ý :
- Trường hợp với n gen phân li độc lập ( n là số nguyên dương, n > 2 ): tính
tương tự như 2 gen
- Trường hợp có 2 hay nhiều dạng tính trạng khác nhau thì kết quả là phép nhân

của từng dạng tính trạng. Trong đó tính đối với các gen trên cùng 1 nhiễm sắc
thể trước
- Trường hợp gen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y,
ta tính riêng cho từng giới:
+ Trên XX : tính tương tự gen trên nhiễm sắc thể thường, với gen 1 có r1 alen,
gen 2 có r2 alen, gen 3 có r3 alen thì :
16


Số kiểu gen XX =

r1.r 2.r 3(r1.r 2.r 3 + 1)
2

+ Trên XY : Với gen 1 có r1 alen,
gen 2 có r2 alen, gen 3 có r3 alen thì :
2
Số kiểu gen XY = ( r1.r2.r3 )
 Số kiểu gen chung = số kiểu gen XX + số kiểu gen XY
=

r1.r 2.r 3(r1.r 2.r 3 + 1)
+ ( r1.r2.r3 )2
2

 Số kiểu giao phối = số kiểu gen XX . số kiểu gen XY
=

r1.r 2.r 3(r1.r 2.r 3 + 1)
. ( r1.r2.r3 )2

2

Ví dụ 1: Xác định số kiểu gen, số kiểu giao phối có thể có trong các quần
thể ngẫu phối sau :
- Quần thể 1: Xét 3 lô cút gen, mỗi lô cút đều có 3 alen nằm trên các nhiễm
sắc thường khác nhau.
- Quần thể 2: Xét 1 lô cút gen có 4 alen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm
sắc thể giới tính X và Y.
( Trích đề thi giải toán trên máy tính cầm tay năm học 2012 –
2013 )
Cách giải :
* Xét quần thể 1:
3
- Số KGC của quần thể =

3(3 + 1)
2

= 216

- Số kiểu giao phối của quần thể = C2số KGC + số KGC
= C2216 + 216 = 23436
* Xét quần thể 2:
- Số kiểu gen thuộc giới XX =

4(4 + 1)
= 10
2

- Số kiểu gen thuộc giới XY = 42 = 16

=> Số kiểu gen chung = 10 + 16 = 26
=> Số kiểu giao phối = 10 . 16 = 160
Ví dụ 2 : Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội, xét 3 gen, gen I có
2 alen và gen II có 3 alen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường, gen III có 4
alen nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường khác. Biết rằng không xảy ra đột biến,
theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa về các lôcut trên trong quần thể là bao
nhiêu ?
Cách giải :
- Gen I và II cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường:
r1.r 2(r1.r 2 + 1)
2.3.(2.3 + 1)
=
= 21
2
2
4.(4 + 1)
- Gen III có 4 alen => số loại kiểu gen =
= 10
2

=> Số loại kiểu gen =

=> Số loại kiểu gen chung = 21 . 10 = 210.
C. KIỂM NGHIỆM
Đề số 01
17


Câu 1 : Trong quần thể ngẫu phối của một loài động vật lưỡng bội, xét 3 gen,
gen I có hai alen và gen II cũng có hai alen cùng nằm trên nhiễm sắc thể giới

tính X không có alen trên Y, gen III có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể Y không
có alen trên X. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen
tối đa trong quần thể là bao nhiêu ?
A. 80.
B. 14.
C. 16.
D. 18.
HDG: Gen I và II có 2 alen nằm trên X, không có alen tương ứng trên Y:
 Số loại kiểu gen giới XX =

2.2(2.2 + 1)
= 10
2

 Số loại kiểu gen giới XY = 2.2 = 4
Gen III có 2 alen nằm trên Y, không có alen tương ứng trên X:
 Số loại kiểu gen giới XX = 1
 Số loại kiểu gen giới XY = 2
 Số KGC = 10.1 + 4.2 = 18
=> Đáp án D
Câu 2: Ở một loài thực vật lưỡng bội, các gen phân li độc lập trong giảm phân,
không xảy ra đột biến, về mặt lí thuyết số kiểu gen dị hợp được tạo thành từ hai
cây bố mẹ có kiểu gen: AaBbDdEE x AabbDdEe là
A. 10.
B. 26.
C. 16.
D. 32.
HDG: Số loại kiểu gen = 3.2.3.2 = 36
Số kiểu gen đồng hợp = 2.1.2.1 = 4
 Số kiểu gen dị hợp = 36 – 4 = 32 => Đáp án D

Câu 3: Ở người, bệnh mù màu lục do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy
định, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định, các nhóm máu
do 1 gen gồm 3 len nằm trên NST thường khác quy định. Số kiểu giao phối có
thể có trong quần thể người là bao nhiêu? Biết rằng quần thể người là quần thể
ngẫu phối.
A. 1944
B. 90
C. 2916
D. 54
HDG: Số loại kiểu gen quy định sắc tố da ở người =
Số loại kiểu gen quy định nhóm máu =
Số kiểu gen giới XX=

2(2 + 1)
=3
2

3(3 + 1)
2

2(2 + 1)
=3
2

= 6

Số kiểu gen giới XY = 2

Số kiểu giao phối = số kiểu gen giới XX x số kiểu gen giới XY =
= 3.6 .3. 3. 6. 2 = 1944

=> Đáp án A
Câu 4: Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể
thường xét 1 lô cút gen, mỗi lô cút đều gồm có 3 alen; trên cặp nhiễm sắc thể
giới tính xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc
thể giới tính X. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen
tối đa trong quần thể là bao nhiêu ?
A. 216
B. 1080.
C. 30.
D. 1800
18


HDG:
Trên các cặp NST thường: số loại kiểu gen =

3.3.3(3 + 1)(3 + 1)(3 + 1)
= 216
2.2.2

Trên cặp NST giới tính: XX = 3; XY = 2 => số loại KG = 5
=> Số KGC = 216 x 5 = 1080
=> Đáp án B
Câu 5: Gen A gồm 4 alen, gen B gồm 5 alen. Cả 2 gen đều nằm trên nhiễm sắc
thể giới tính X, không có alen trên Y. Số loại kiểu gen tối đa trong quần thể là
bao nhiêu ?
A. 150
B. 210
C. 230
D. 270

HDG: Số kiểu gen giới XX =

4.5(4.5 + 1)
= 210
2

Số kiểu gen giới XY = 20

=> Số KGC = 230
=> Đáp án C
Câu 6: Gen A gồm 4 alen, gen B gồm 3 alen. Hai gen cùng nằm trên nhiễm sắc
thể giới tính Y, không có alen tương ứng trên X. Số phép lai khác nhau tối đa có
thể có trong quần thể là bao nhiêu ?
A. 10
B. 13
C. 11
D.12
HDG: Số kiểu gen giới XX = 1
Số kiểu gen giới XY = 4.3 = 12
=> Số phép lai tối đa = 12.1 = 12
=> Đáp án D
Câu 7: Gen A gồm 4 alen, gen B gồm 5 alen, gen C gồm 3 alen, gen D gồm 2
alen. 2 gen A và B nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau, 2 gen C và D
nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y. Số loại kiểu gen tối đa
trong quần thể là bao nhiêu ?
A.750
B. 4050
C.6750
D. 20250
4.5(4 + 1)(5 + 1)

= 150
2.2
3.2(3.2 + 1)
Xét gen C và gen D: Số loại kiểu gen XX =
= 21
2

HDG: - Xét gen A và gen B: Số loại kiểu gen =
-

Số kiểu gen XY = 3.2 = 6
=> Số kiểu gen chung = 150. ( 21 + 6 ) = 4050 => Đáp án B
Câu 8: Trong quần thể của 1 loài thú, xét 2 lô cút gen : gen 1 có 3 alen, gen 2 có
4 alen. Cả 2 gen đều nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và
Y. Biết rằng không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa về 2 lô
cút trên trong quần thể là bao nhiêu ?
A. 222
B. 144
C. 78
D. 11232
HDG: Số kiểu gen XX =

3.4(3.4 + 1)
= 78
2

Số kiểu gen XY = ( 3.4 )2 = 144
Số KGC = 78 + 144 = 222
=> Đáp án A
Câu 9: Một quần thể ngẫu phối, xét 1 gen có 7 alen gồm : A 1, A2, A3,A4, A5, A6,

A7 theo thứ tự trội hoàn toàn từ A 1 đến A7 nằm trên nhiễm sắc thể thường. Số
kiểu giao phối tối đa trong quần thể là bao nhiêu ?
A. 35
B.784
C. 406
D. 28
HDG:

Số KGC =

7(7 + 1)
= 28
2

Số kiểu giao phối tối đa = C228 + 28 = 406 => Đáp án C
19


Câu 10 : Gen 1 có 3 alen và gen 2 có 4 alen liên kết với nhau trên nhiễm sắc thể
thường. Gen 3 có 5 alen nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường khác. Gen 4 có 5
alen nằm trên X, không có alen trên Y. Tính số kiểu gen tối đa có thể tạo thành ?
A. 113
B. 133
C. 153
D. 173
HDG: - Xét gen 1 và gen 2 => số loại kiểu gen =
- Xét gen 3 => số loại kiểu gen =
- Xét gen 4 => số loại kiểu gen =

5(5 + 1)

2

3.4(3.4 + 1)
= 78
2

= 15

5(5 + 1)
XX + 5 XY = 20
2

=> Số KGC = 78.15.20 = 23400
Đề số 02
Câu 1: Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: Gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên
đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; Gen thứ hai có 5 alen,
nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại
kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là
A. 40
B. 90
C. 15
D. 135
Câu 2: Ở một loài sinh vật lưỡng bội, xét hai lôcut gen. Lôcut I nằm trên nhiễm
sắc thể thường có 2 alen; lôcut II nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm
sắc thể giới tính X có 2 alen. Quá trình ngẫu phối có thể tạo ra trong quần thể
của loài này tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về hai lôcut trên?
A. 10
B. 9
C. 15
D. 4

Câu 3: Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội, xét một lôcut có ba alen
nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Biết rằng không
xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa về lôcut trên trong quần thể

A. 12.
B. 15.
C. 6.
D. 9.
Câu 4: (ĐH 2010)Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: Gen thứ nhất có 3
alen, nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; Gen thứ
hai có 5 alen, nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp không xảy ra
đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong quần
thể này là
A. 15
B. 45
C. 90
D. 135
Câu 5: (ĐH 2013)Ở một loài động vật, xét hai lôcut gen trên vùng tương đồng
của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, lôcut I có 2 alen, lôcut II có 3 alen. Trên
nhiễm sắc thể thường, xét lôcut III có 4 alen. Quá trình ngẫu phối có thể tạo ra
trong quần thể của loài này tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về ba lôcut trên?
A. 570
B. 270
C. 210
D. 180
Câu 6: Ở người, Gen A quy định mắt nhìn bình thường, Alen a quy định bệnh
mù màu đỏ và màu lục, Gen B quy định máu đông bình thường, alen b quy định
bệnh máu khó đông. Các gen này nằm trên NST giới tính X, không có alen
tương ứng trên Y. Gen D quy định thuận tay phải, alen d quy định thuận tay trái
nằm trên NST thường. Số kiểu gen tối đa về 3 locut nói trên trong quần thể

người là:
20


A. 36
B. 39
C. 27
D. 42
Câu 7: Ở một loài đông vật giới tính đực XY, cái XX . xét 4 gen, mỗi gen có 2
alen. Gen 1, gen 2 nằm trên NST giới tính X, không có alen trên NST giới tính
Y. Gen 3, gen 4 cùng nằm trên 1 cặp NST thường. Số loại KG có thể xuất hiện?
A. 145.
B. 120.
C. 140.
D. 110.
Câu 8. Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội, xét một lôcut có ba
alen. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số kiểu giao phối tối đa về
lôcut trên trong quần thể là
A. 21.
B. 54.
C. 18
D. 36
Câu 9. Một quần thể ngẫu phối xét 3 locut gen: locut 1 có 3 alen nằm trên NST
thường, locut 2 có 3 alen nằm trên X đoạn không tương đồng trên Y. Locut 3
gồm 2 alen nằm trên NST X đoạn tương đồng trên Y. Nếu chỉ xét 3 locut trên thì
số kiểu giao phối khác nhau trong quần thể là?
A. 2256
B. 9072
C. 9520
D. 2268

Câu 10: (ĐH 2011)Trong quần thể của một loài thú, xét hai lôcut: lôcut một có
3 alen là A1, A2, A3; lôcut hai có 2 alen là B và b. Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn
không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và các alen của hai lôcut này
liên kết không hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số
kiểu gen tối đa về hai lôcut trên trong quần thể này là:
A.18
B. 36
C.30
D. 27
Câu 11: Ở người, gen qui định dạng tóc do 2 alen A và a trên nhiễm sắc thể
thường qui định ; bệnh máu khó đông do 2 alen M và m nằm trên nhiễm sắc thể
X ở đoạn không tương đồng với Y.Gen qui định nhóm máu do 3alen trên NST
thường gồm : IA ; IB (đồng trội ) và IO (lặn).
Số kiểu gen và kiểu hình tối đa trong quần thể đối với 3 tính trạng trên :
A. 90 kiểu gen và 16 kiểu hình
B. 54 kiểu gen và 16 kiểu hình
C. 90 kiểu gen và 12 kiểu hình
D. 54 kiểu gen và 12 kiểu hình
Câu 12: Gen thứ I có 3 alen, gen thứ II có 4 alen, cả 2 gen đều nằm trên NST
thường khác nhau
Quần thể ngẫu phối có bao nhiêu kiểu gen dị hợp về cả 2 gen trên?
A. 12
B. 15
C.18
D. 24
Câu 13: Ở người, bệnh mù màu hồng lục do gen lặn trên NSTgiới tính X qui
định,bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường.Các nhóm máu do một gen
gồm 3 alen nằm trên cặp NST thường khác qui định.
Xác định:
a) Số kiểu gen nhiều nhất có thể có về 3 gen trên trong QT người?

A. 84
B. 90
C. 112
D. 72
Câu 14: Gen I có 3 alen, gen II có 4 alen , gen III có 5 alen. Biết gen I và II nằm
trên X không có alen trên Y và gen III nằm trên Y không có alen trên X. Số kiểu
gen tối đa trong quần thể
A. 154
B. 184
C. 138
D. 214
Câu 15: Số alen của gen I, II và III lần lượt là 3, 4 và 5.Biết các gen đều nằm
trên NST thường và không cùng nhóm liên kết. Xác định trong QT:
1/ Số kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen và dị hợp tất cả các gen lần lượt là:
A. 60 và 90
B. 120 và 180
C. 60 và 180
D. 30 và 60
21


2/ Số kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen và dị hợp về 2 cặp gen lần lượt là:
A. 240 và 270
B. 180 và 270
C. 290 và 370
D. 270 và 390
3/ Số kiểu gen dị hợp
A. 840
B. 690
C. 750

D. 660
Câu 16: Số alen tương ứng của gen I, II, III và IV lần lượt là 2, 3, 4 và 5. Gen I
và II cùng nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y, gen III và IV cùng
nằm trên một cặp NST thường.
Số kiểu gen tối đa trong QT:
A. 181
B. 187
C. 5670
D. 237
Câu 17: Ở người gen a: quy định mù màu; A: bình thường. Các gen này nằm
trên NST X không có alen trên NST Y. Gen quy định nhóm máu nằm trên NST
thường có 3 alen IA, IB, IO.
Số KG tối đa có thể có ở người về các gen này là:
A. 27
B. 30
C. 9
D. 18
Câu 18: Gen I,II và III có số alen lần lượt là 2,3 và 4. Gen I và II cùng nằm trên
một cặp NST thường, gen III nằm trên 1 cặp NST thường khác. Tính số KG tối
đa có thể có trong quần thể .
A. 156
B. 210
C. 184
D. 242
Câu 19: Gen I,II và III có số alen lần lượt là 3,4 và 5. Các gen cùng nằm
trên NST thường và không cùng nhóm gen liên kết. Số KGĐH và số KGDH về
tất cả các gen lần lượt là:
A. 60 và 90
B. 60 và 180
C. 120 và 180

D. 30 và 60
Câu 20: ( Đề thi ĐH 2012): Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội,
xét một lôcut có 3 alen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y.
Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa về lôcut
trên trong quần thể là
A. 9
B. 15
C. 12
D. 6
dạng trắc nghiệm để giúp học sinh rèn luyện khả năng tính toán nhanh hơn.
D. Hiệu quả của đề tài
Qua nhiều năm dạy ôn thi tốt nghiệp, ôn thi đại học và cao đẳng, đặc biệt là ôn
thi cho đội tuyển học sinh giỏi môn sinh học ở các kì thi giải toán trên máy tính
cầm tay và thi học sinh giỏi các môn văn hóa đã đạt được các kết quả cao. Điểm
chú ý là khi gặp các dạng bài tập về tính số loại các kiểu gen, số kiểu giao phối,
số kiểu gen đồng hợp tử và dị hợp tử các em đều làm đúng, nhanh, các em rất
hứng thú và sôi nổi khi giải các bài tập dạng này.
Đối với học sinh lớp chuyên Sinh và học sinh có thi đại học môn sinh khối B,
sau khi nắm vững phương pháp xác định số loại kiểu gen trong quần thể và giải
được các bài tập vận dụng trong sáng kiến kinh nghiệm thì chắc chắn các em sẽ
không còn thấy lúng túng mà sẽ hoàn toàn yên tâm trước các bài tập dạng này
trong các kì thi học sinh giỏi và đặc biệt là kì thi đại học sắp tới.
Riêng các học sinh không thi đại học môn sinh khối B, các em có thể phải thi tốt
nghiệp môn sinh thì giáo viên có thể chọn một số trường hợp đơn giản trong
sáng kiến kinh nghiệm để ôn tập cho các em. Tùy thời gian ôn tập nhiều hay ít,
22


giáo viên có thể soạn thêm bài tập tự luận hoặc bài tập trắc nghiệm để phục vụ
cho việc ôn tập của mình được tốt nhất.

Kết quả: số học sinh thi đại học và cao đẳng đạt điểm giỏi môn sinh ngày càng
tăng. Số lượng giải trong các kì thi học sinh giỏi ngày càng nhiều như:
-Năm học 2014-2015: 1 giải kk văn hóa, 1 giải khuyến khích casio.
-Năm học 2015-2016: 1 giải nhì + 1 giải khuyến khích văn hóa, 1 giải nhì +
1giải ba casio.
Tuy kết quả trên không cao nhưng bước đầu đã có kết quả trong áp dụng
phương pháp tính ở trên, trên cơ sở như vậy sáng kiến này tiếp tục hoàn thiện để
giảng dạy trong các kì ôn luyện.
E. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Sau nhiều năm thực dạy trên lớp và tiến hành ôn thi tuyển sinh, tôi nhận
thấy:
1.1. Đối với giáo viên
Trong quá trình giảng dạy bất kì phần nào thì việc nếu như có thể xây
dựng công thức để tính sẽ rất thuận lợi cho học sinh, nhất là xu hướng chuyển
sang kiểm tra kiến thức và thi tuyển sinh bằng hình thức trắc nghiệm.
1.2. Đối với học sinh
Qua việc học theo phương pháp giải theo công thức, học sinh có thể trong
một thời gian ngắn giải được nhiều bài tập, đáp ứng nhu cầu thi cử để đạt kết
quả cao nhất.
Qua thực tế bản thân tôi thấy phương pháp này có thể mở rộng áp dụng
cho tất cả các đối tượng học sinh, cho nhiều môn học (nhất là các môn thi bằng
hình thức trắc nghiệm như Sinh học, Vật lý và Hóa học) để học sinh thích nghi
kịp thời với vấn đề quan trọng nhất hiện nay đó là kết quả cao nhất trong kì thi
tuyển sinh Đại học và cao đẳng sắp diễn ra.
2. Kiến nghị
- Môn Sinh học hiện nay ở đa số các trường THPT học sinh chưa thực sự quan
tâm nhiều, nhà trường và các tổ chức khác cần tạo các điều kiện tốt hơn để thầy
cô giảng dạy được tốt hơn, học sinh có niềm đam mê vào bộ môn Sinh học.
- Cần mở nhiều hơn các chu kì bồi dưỡng thường xuyên cho tất cả các giáo

viên để giáo viên tiếp cận và bổ sung thêm những kiến thức mới.
Đưa ra được một công thức tổng quát để giải bài tập di truyền sẽ mang lại
hiệu quả cao trong quá trình dạy – học. Đã có rất nhiều tài liệu tham khảo viết
phương pháp; công thức giải bài tập di truyền. Tuy nhiên chưa có tài liệu nào
đưa ra phương pháp giải ngắn gọn để vận dụng làm các bài tập liên quan đến
“phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong quần thể”, đặc biệt là bài
tập trắc nghiệm. Trong quá trình giải dạy bản thân đã đưa ra công thức và
23


phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập như trên nhằm nâng cao hiệu quả
dạy và học tại đơn vị.
Rất mong đươc sự góp ý xây dựng của quý thầy cô giáo đồng nghiệp!

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………

Thanh Hoá, ngày 22 tháng 05 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Tác giả

Vũ Đình Hùng


24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Sinh học 12 (cơ bản). Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008. Tác
giả: Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên), phạm Văn Lập (chủ biên), Đặng Hữu
Lanh, Mai Sỹ Tuấn.
2. Sách giáo khoa Sinh học 12 (nâng cao). Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008.
Tác giả: Vũ Văn Vụ (tổng chủ biên), Nguyễn Như Hiền (chủ biên), Vũ Đức Lưu
(đồng chủ biên), Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Vũ Trung Tạng.
3. Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học THPT (phần di truyền và tiến hóa). Nhà
xuất bản Giáo dục, năm 2011. Tác giả Vũ Đức Lưu.
4. Giới thiệu đề thi tuyển sinh vào các trường Đại học - Cao đẳng toàn quốc,
môn Sinh học. Nhà xuất bản Hà Nội, năm 2013. Tác giả: Lê Đình Trung, Trịnh
Nguyên Giao.
5. Bồi dưỡng học sinh giỏi. Luyện thi Đại học, Cao đẳng Sinh học. Nhà xuất bản
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013. Tác giả: Huỳnh Nhứt.
6. Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học. Nhà xuất bản Đại học Quôc gia Hà Nội,
năm 2013. Tác giả: Phan Khắc Nghệ.
7. Phương pháp giải bài tập và bài tập trắc nghiệm Sinh học 12. Nhà xuất bản
Hà Nội, năm 2009. Tác giả: Trần Tất Thắng.
8. Hướng dẫn giải các bài toán xác suất thống kê. Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nôi, năm 2004. Tác giả: Đào Hữu Hồ.
9. Nguồn thông tin về phương pháp xác định số kiểu gen trong quần thể từ
Internet.(Vd: Thầy Quàng Văn Hải...)
10. Đề thi tuyển sinh vào các trường Đại học và Cao đẳng các năm.
11. Đề thi chọn học sinh giỏi môn sinh học cấp Tỉnh các năm.

25



×