Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

skkn phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong quần thể thpt yên định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.53 KB, 23 trang )

GV: Lê Văn Thảo Trường THPT Yên Định 1
MỤC LỤC
Nội dung Trang
MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng, thời gian nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN 2: NỘI DUNG
I. Cơ sở di truyền học của
II. Các dạng bài tập cơ bản
II.1. Phương pháp xác định kiểu gen trên NST thường
II.2. Phương pháp xác định kiểu gen trên NST giới tính
II.3. Bài tập tổng hợp
II.4. Phương pháp xác định kiểu giao phối
II.5. Bài tập tự giải
III. Kết quả
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tài liệu tham khảo
1
2
2
2
3
3
4
4
4
4
8


10
13
17
19
20
21
Phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong quần thể
1
GV: Lê Văn Thảo Trường THPT Yên Định 1
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong chương trình sinh học THPT, kiến thức cơ bản của chương
trình tập trung trong vấn đề thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh tập trung
trong phần sinh học lớp 12, trong đó phần di truyền học là nội dung cơ
bản nhất. Khi học về di truyền học, phần hiện nay chưa thực sự được
quan tâm nhiều, nhưng trong đề thi tốt nghiệp hoặc thi tuyển sinh năm
nào cũng có câu hỏi đó là phần “xác định kiểu gen, kiểu giao phối
nhiều nhất trong quần thể”. Làm thế nào để xác định được số kiểu gen,
kiểu giao phối trong các trường hợp khác nhau? Đó là câu hỏi mà
không phải học sinh nào cũng có thể trả lời được.
Kì thi tuyển sinh đại học của những năm gần đây khi chuyển
sang hình thức thi trắc nghiệm, kiến thức của chương trình rất rộng, số
lượng câu hỏi nhiều (50 câu hỏi trong thời gian làm bài 90 phút, trung
bình mỗi câu hỏi chỉ là 1,8 phút), do đó yêu cầu với học sinh phải có
những phương pháp giải bài tập làm sao đó đáp ứng được khoảng thời
gian nhất định, trong đó có những bài tập trong đề thi rất khó và dài,
nếu trước kia thi bằng hình thức tự luận thì bài tập đó phải chiếm
khoảng 1 – 1,5 điểm trong bài thi.
Với yêu cầu như vậy, trong quá trình giảng dạy, quá trình ôn tập
cho học sinh thi tuyển sinh, tôi trăn trở rất nhiều, tìm ra những phương

pháp, cách giải làm sao đó để học sinh vẫn có thể nắm được bản chất
của vấn đề và giải hay tìm ra được đáp án một cách chính xác và nhanh
nhất.
Xuất phát từ những lí do trên và thực tế giảng dạy của bản thân
trong suốt thời gian công tác từ khi ra trường (từ năm 2003 đến nay) và
nhất là thời gian giảng dạy tại trường THPT Yên Định I, tôi quyết định
viết sáng kiến kinh nghiệm với để tài: “Phương pháp xác định kiểu
gen, kiểu giao phối trong quần thể”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Đối với giáo viên: có cái nhìn tổng quát hơn về việc giảng dạy
phần di truyền quần thể đồng thời bổ sung thêm những hạn chế về kiến
thức và phương pháp mà sách giáo khoa và sách giáo viên chưa có thể
đáp ứng được. Có cái nhìn rộng hơn về hình thức thi tự luận và trắc
nghiệm.
- Đối với học sinh: hiểu được bản chất của các công thức xác
định kiểu gen, kiểu giao phối, tính toán và áp dụng một cách linh hoạt
trong thi cử để có kết quả cao, đồng thời có hứng thú và yêu thích môn
Sinh học.
Phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong quần thể
2
GV: Lê Văn Thảo Trường THPT Yên Định 1
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
III.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 12A
3
, 12A
4
, năm học 2011 – 2012.
- Học sinh lớp 12A
4

và 12A
9
năm học 2012 – 2013.
- Học sinh trong lớp ôn thi tuyển sinh năm học 2011 – 2012.
- Học sinh trong lớp ôn thi tuyển sinh năm học 2012 – 2013.
III.2. Thời gian nghiên cứu:
- Thực hiện trong bài kiểm tra 1 tiết ở học kì I năm học 2011 –
2012 và năm học 2012 – 2013.
- Tiến hành kiểm tra trắc nghiệm đối với các lớp ôn thi tuyển
sinh trong năm học 2011 – 2012 và năm học 2012 – 2013.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Tiến hành kiểm tra trắc nghiệm ở các lớp trên trong phần trắc
nghiệm của đề kiểm tra một tiết với những nội dung tương tự nhau
trong 2 năm học 2011 – 2012 và 2012 – 2013.
- Tiến hành kiểm tra kiến thức trắc nghiệm trong các lớp ôn thi
tuyển sinh trong 2 năm học 2011 – 2012 và 2012 – 2013.
Phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong quần thể
3
GV: Lê Văn Thảo Trường THPT Yên Định 1
PHẦN II – NỘI DUNG
I. CƠ SỞ DI TRUYỀN HỌC CỦA SỐ KIỂU GEN, KIỂU HÌNH
CỦA QUẦN THỂ:
- Khái niệm quần thể: là tập hợp các cá thể cùng loài, chung sống trong
khoảng không gian xác định, tồn tại qua thời gian nhất định, giao phối
với nhau sinh ra thế hệ sau.
- Đặc trưng di truyền học của quần thể:
+ Mỗi quần thể có vốn gen đặc trưng. Vốn gen là toàn bộ các
alen của tất cả các alen trong quần thể. Vốn gen bao gồm những kiểu
gen riêng biệt, được biểu hiện thành kiểu hình nhất định.
+ Mỗi quần thể được đặc trưng bởi tần số alen, các kiểu gen, kiểu

hình.
- Quần thể giao phối (ngẫu phối): các cá thể trong quần thể giao phối
với nhau một cách ngẫu nhiên.
- Quần thể giao phối nổi bật ở đặc điểm đa hình. Quá trình giao phối là
nguyên nhân làm cho quần thể đa hình về kiểu gen, dẫn đến sự đa hình
về kiểu hình. Các cá thể trong quần thể chỉ giống nhau ở nét cơ bản,
chúng sai khác về nhiều chi tiết.
- Trong quần thể giao phối thì số gen trong kiểu gen của cá thể rất lớn,
số gen có nhiều alen không phải là ít, vì thế quần thể rất đa hình, khó
tìm được 2 cá thể giống hệt nhau (trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng).
- Trong mỗi phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối tối đa trong
quần thể, tôi đưa ra các bước như sau:
+ Xác định số cặp gen quy định tính trạng.
+ Xác định số cặp NST chứa các gen.
+ Áp dụng công thức xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong
từng trường hợp xảy ra.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN
II.1. Phương pháp xác định kiểu gen trong quần thể giao phối khi
gen trên NST thường.
II.1.1. Trường hợp một gen có nhiều alen nằm trên NST thường.
- Một gen có nhiều alen (n alen) trên NST thường. Số kiểu gen tối đa
trong quần thể là:
2
)1( +nn
.
- Trong đó: số kiểu gen đồng hợp là: n.
Số kiểu gen dị hợp là:
2
)1( −nn
.

Ví dụ 1: Một gen có 4 alen nằm trên NST thường. Xác định số kiểu
gen, kiểu gen đồng hợp, kiểu gen dị hợp nhiều nhất trong quần thể.
Hướng dẫn
Phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong quần thể
4
GV: Lê Văn Thảo Trường THPT Yên Định 1
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể:
2
)14(4 +
= 10.
- Số kiểu gen đồng hợp tối đa trong quần thể: 4.
- Số kiểu gen dị hợp tối đa trong quần thể:
2
)14(4 −
= 6.
Ví dụ 2: Ở người gen quy định nhóm máu có 3 alen I
A
, I
B
và I
O
. Trong
đó I
A
và I
B
đồng trội. Xác định số kiểu gen, kiểu gen đồng hợp, kiểu
gen dị hợp tối đa trong quần thể.
Hướng dẫn
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể:

2
)13(3 +
= 6.
- Số kiểu gen đồng hợp tối đa trong quần thể: 3.
- Số kiểu gen dị hợp tối đa trong quần thể:
2
)13(3 −
= 3.
II.1.2. Trường hợp có nhiều gen, mỗi gen có nhiều alen cùng
trên một cặp NST thường.
- Khi trên một cặp NST tương đồng có đồng thời nhiều gen, mỗi gen có
nhiều alen. Ta xem như trên cặp NST đó có một gen (M) mà số alen
của gen (M) này bằng tích số alen của các gen hợp thành.
- Công thức: giả sử gen 1 có n alen, gen 2 có m alen. Cả 2 gen này cùng
nằm trên một cặp NST thường. Xem như trên cặp NST này có một gen
mà số alen của gen là nm. Số kiểu gen tối đa trong quần thể là:
2
)1( +nmnm
.
Ví dụ 1: gen 1 có 2 alen, gen 2 có 3 alen. Cả hai gen cùng nằm trên 1
cặp NST thường. Xác định số kiểu gen tối đa trong quần thể về cả 2
alen trên.
Hướng dẫn
Xem như trên cặp NST đó có 1 gen có 2.3 = 6 alen.
Số kiểu gen tối đa về cả 2 alen trên:
2
)16(6 +
= 21 hoặc
2
)13.2(3.2 +

=21.
Ví dụ 2: gen 1 có 2 alen, gen 2 có 3 alen, gen 3 có 4 alen. Cả 3 gen đều
nằm trên một cặp NST thường. Xác định số kiểu gen tối đa trong quần
thể.
Hướng dẫn
Xem như trên cặp NST đó có 1 gen có 2.3.4 = 24 alen.
Số kiểu gen tối đa về cả 2 alen trên:
2
)124(24 +
=300 hoặc
2
)14.3.2(4.3.2 +
=300.
Phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong quần thể
5
GV: Lê Văn Thảo Trường THPT Yên Định 1
Ví dụ 3 (tốt nghiệp 2011): Ở người, tính trạng thuận tay phải hay thuận
tay trái do một gen có 2 alen nằm trên NST thường quy định, tính trạng
tóc quăn hay thẳng do một gen có 2 alen nằm trên NST thường khác
quy định. Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, tính theo lí
thuyết, số loại kiểu gen tối đa có thể có về 2 tính trạng trên trong quần
thể người là:
A. 9 B. 27 C. 16 D. 18
Hướng dẫn
Khi có 2 gen (mỗi gen có 2 alen) trên 2 cặp NST thường thì số kiểu gen
tối đa có thể có trong quần thể là:
2
)12(2 +
.
2

)12(2 +
= 9 (đáp án A).
II.1.2. Trường hợp có nhiều gen mỗi gen có nhiều alen nằm trên
nhiều cặp NST thường (bài tập tổng hợp)
- Xác định số gặp gen quy định tính trạng.
- Xác định số cặp gen cùng nằm trên một cặp NST.
- Xác định số kiểu gen tối đa ở từng cặp NST (áp dụng công thức đối
với từng trường hợp).
- Số kiểu gen tối đa chung = tích số kiểu gen tối đa ở từng cặp NST.
Ví dụ 1: Gen 1 có 2 alen, gen 2 có 3 alen, gen 3 có 4 alen. Xác định số
kiểu gen tối đa trong các trường hợp sau:
a. 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST thường tương đồng khác nhau.
b. 3 cặp gen nằm trên 1 cặp NST thường tương đồng.
c. 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường tương đồng.
Hướng dẫn
a. Khi 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST thường. Số kiểu gen tối đa
trong quần thể được xác định bằng tích số kiểu gen tối đa trên từng cặp
NST. Cụ thể:
2
)12(2 +
.
2
)13(3 +
.
2
)14(4 +
= 180.
b. Khi 3 cặp gen nằm trên 1 cặp NST thường. Xem như trên cặp
NST thường đó có 1 gen mà số alen của gen này là: 2.3.4 = 24 alen. Số
kiểu gen tối đa trong quần thể là:

2
)124(24 +
= 300.
hoặc
2
)14.3.2(4.3.2 +
=300.
c. Khi 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường. Lúc này sẽ xảy ra 2 cặp
gen nằm trên một cặp NST thường, một cặp gen còn lại sẽ nằm trên cặp
NST thường còn lại. Có 3 trường hợp xảy ra (trường hợp nào sẽ cho số
kiểu gen nhiều nhất).
- Trường hợp 1: gen 1 và gen 2 cùng trên 1 cặp NST thường, gen 3 trên
cặp NST thường còn lại. Số kiểu gen tối đa trong quần thể là:
Phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong quần thể
6
GV: Lê Văn Thảo Trường THPT Yên Định 1
2
)13.2(3.2 +
.
2
)14(4 +
= 210.
- Trường hợp 2: gen 1 và gen 3 cùng trên 1 cặp NST thường, gen 2 trên
cặp NST thường còn lại. Số kiểu gen tối đa trong quần thể là:
2
)14.2(4.2 +
.
2
)13(3 +
= 216.

- Trường hợp 3: gen 2 và gen 3 cùng trên 1 cặp NST thường, gen 1 trên
cặp NST thường còn lại. Số kiểu gen tối đa trong quần thể là:
2
)14.3(4.3 +
.
2
)12(2 +
= 234.
Như vậy trường hợp 3 (gen 2 và gen 3 cùng trên 1 cặp NST
thường, gen 1 trên cặp NST thường còn lại) sẽ cho số kiểu gen trong
quần thể nhiều nhất là 234.
Ví dụ 2: Gen 1 có 3 alen, gen 2 có 5 alen, gen 3 có 7 alen. Xác định số
kiểu gen tối đa trong các trường hợp sau:
a. 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST thường tương đồng khác nhau.
b. 3 cặp gen nằm trên 1 cặp NST thường tương đồng.
c. 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường tương đồng.
Hướng dẫn
a. Khi 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST thường. Số kiểu gen tối đa
trong quần thể được xác định bằng tích số kiểu gen tối đa trên từng cặp
NST. Cụ thể:
2
)13(3 +
.
2
)15(5 +
.
2
)17(7 +
= 2520.
b. Khi 3 cặp gen nằm trên 1 cặp NST thường. Xem như trên cặp

NST thường đó có 1 gen mà số alen của gen này là: 3.5.7 = 105 alen.
Số kiểu gen tối đa trong quần thể là:
2
)1105(105 +
= 5565 hoặc
2
)17.5.3(7.5.3 +
=5565.
c. Khi 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường. Lúc này sẽ xảy ra 2
cặp gen nằm trên một cặp NST thường, một cặp gen còn lại sẽ nằm trên
cặp NST thường còn lại. Có 3 trường hợp xảy ra (trường hợp nào sẽ
cho số kiểu gen nhiều nhất).
- Trường hợp 1: gen 1 và gen 2 cùng trên 1 cặp NST thường, gen 3 trên
cặp NST thường còn lại. Số kiểu gen tối đa trong quần thể là:
2
)15.3(5.3 +
.
2
)17(7 +
= 3360.
- Trường hợp 2: gen 1 và gen 3 cùng trên 1 cặp NST thường, gen 2 trên
cặp NST thường còn lại. Số kiểu gen tối đa trong quần thể là:
2
)17.3(7.3 +
.
2
)15(5 +
= 3465.
- Trường hợp 3: gen 2 và gen 3 cùng trên 1 cặp NST thường, gen 1 trên
cặp NST thường còn lại. Số kiểu gen tối đa trong quần thể là:

Phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong quần thể
7
GV: Lê Văn Thảo Trường THPT Yên Định 1
2
)17.5(7.5 +
.
2
)13(3 +
= 3780.
Như vậy trường hợp 3 (gen 2 và gen 3 cùng trên 1 cặp NST
thường, gen 1 trên cặp NST thường còn lại) sẽ cho số kiểu gen trong
quần thể nhiều nhất là 3780.
Kết luận: Qua 2 ví dụ trên, ta thấy rằng nếu có 3 cặp gen, mỗi
gen có nhiều alen thì:
- Số kiểu gen nhiều nhất khi cả 3 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST
thường.
- Nếu 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường thì số kiểu gen nhiều nhất
trong quần thể xảy ra khi 2 cặp gen có nhiều alen cùng nằm trên 1 cặp
NST, gen có ít alen nhất nằm trên cặp NST còn lại.
Do đó khi gặp trường hợp trên học sinh không nhất thiết phải xét
tất cả các trường hợp để xác định số kiểu gen tối đa trong quần thể, mà
chỉ cần xem dữ kiện đề bài và thay số vào 1 trong 2 trường hợp trên
(kết luận trên đúng với trường hợp có nhiều gen).
II.2. Phương pháp xác định kiểu gen trong quần thể giao phối khi
gen trên NST giới tính.
II.2.1. Kiến thức cơ bản.
- NST giới tính có sự khác biệt nhau giữa giới tính đực và cái. Gồm các
dạng XX, XY và XO.
- Đặc điểm từng dạng:
+ Cặp NST giới tính XX (gồm 2 NST giống nhau, tồn tại thành

cặp tương đồng, do đó công thức giống trên NST thường).
+ Cặp NST giới tính XY (gồm 2 NST khác nhau, có những đoạn
tồn tại tương đồng gen có cả trên NST X và Y, có những đoạn gen chỉ
có trên NST X, có những đoạn gen chỉ có trên NST Y).
+ Cặp NST giới tính XO (thực ra NST giới tính chỉ có một chiếc
X, nên số kiểu gen chỉ bằng số alen có trên gen).

II.2.2. Phương pháp giải bài tập:
- Trường hợp 1: một gen có nhiều alen (n alen) nằm trên vùng không
tương đồng của NST giới tính X (không có alen tương ứng trên Y).
Số kiểu gen tối đa trong quần thể là:
n
nn
+
+
2
)1(

Trong đó:
2
)1( +nn
tương ứng kiểu gen dạng XX.
n tương ứng kiểu gen dạng XY.
Ví dụ 1: Bệnh mù màu do đột biến gen lặn trên NST giới tính X quy
định (không có alen tương ứng trên Y). Xác định số kiểu gen tối đa có
thế có về bệnh trên trong quần thể người.
Hướng dẫn
Phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong quần thể
8
GV: Lê Văn Thảo Trường THPT Yên Định 1

Áp dụng công thức:
n
nn
+
+
2
)1(
hay
2
2
)12(2
+
+
= 5.
Ví dụ 2: Ở một loài động vật (đực XX, cái XY), xét 1 gen có 4 alen
nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Xác định số
kiểu gen tối đa trong quần thể, số kiểu gen tối đa ở giới tính đực cà giới
tính cái.
Hướng dẫn
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể:
n
nn
+
+
2
)1(
hay
2
)14(4 +
+4 = 14.

- Số kiểu gen tối đa ở giới tính đực (XX):
2
)1( +nn
=
2
)14(4 +
= 10.
- Số kiểu gen tối đa ở giới tính cái (XY): n = 4.
- Trường hợp 2: một gen có nhiều alen (n alen) nằm trên vùng không
tương đồng của NST giới tính Y (không có alen tương ứng trên X).
Do gen chỉ có trên NST giới tính Y, nên chỉ có giới tính có cặp NST
XY mới biểu hiện thành kiểu hình và số kiểu gen tối đa trong quần thể
là: n (giới tính có cặp NST XX không mang gen nên số kiểu gen chứa
alen trên bằng 0).
Ví dụ 1: Ở một loài động vật, xét một gen có 2 alen nằm trên vùng
không tương đồng của NST giới tính Y (không có alen tương ứng trên
X). Xác định số kiểu gen tối đa trong quần thể.
Hướng dẫn
Do gen trên vùng không tương đồng của NST giới tính Y nên chỉ giới
XY mới chứa gen. Số kiểu gen tối đa trong quần thể = n = 2.
- Trường hợp 3: một gen có nhiều alen (n alen) nằm trên vùng tương
đồng của NST giới tính X, Y.
Do gen có trên NST giới tính X và Y, nên gen quy định tính trạng có ở
cả 2 giới tính XX, XY. Đặc biệt ở giới tính XY không chỉ kiểu gen bình
thường mà còn trật tự sắp xếp các gen trên X và Y.
Công thức:
2
)1( +nn
+ n
2

Trong đó: Kiểu gen dạng XX là:
2
)1( +nn
.
Kiểu gen dạng XY là: n
2
.
Ví dụ 1: Ở một loài động vật (đực XY, cái XX), xét một gen gồm 5
alen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X, Y. Xác định số
kiểu gen tối đa trong quần thể, số kiểu gen tối đa có thể có ở từng giới
tính.
Hướng dẫn
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể.
Phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong quần thể
9
GV: Lê Văn Thảo Trường THPT Yên Định 1
2
)1( +nn
+ n
2
hay
2
)15(5 +
+ 5
2
= 40.
- Số kiểu gen tối đa có thể có ở cá thể đực (XY): n
2
= 5
2

= 25.
- Số kiểu gen tối đa có thể có ở cá thể cái (XX):
2
)1( +nn
=
2
)15(5 +
15.
Ví dụ 2 (tuyển sinh ĐH năm 2012) : Trong quần thể của một loài động
vật lưỡng bội, xét một lôcut có ba alen nằm trên vùng tương đồng của
nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí
thuyết, số loại kiểu gen tối đa về lôcut trên trong quần thể là:
A. 15. B. 6. C. 9. D. 12.
Hướng dẫn
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể:
2
)1( +nn
+ n
2
hay
2
)13(3 +
+ 3
2
= 15.
- Trường hợp 4: gen thứ nhất có n alen nằm trên vùng không tương
đồng của NST giới tính X (không có alen tương ứng trên NST giới tính
Y), gen thứ hai có m alen nằm trên vùng không tương đồng của NST
giới tính Y (không có alen tương ứng trên NST giới tính X). Số kiểu
gen tối đa trong quần thể:

2
)1( +nn
+ n.m.
Trong đó: Kiểu gen dạng XX là:
2
)1( +nn
.
Kiểu gen dạng XY là: n.m.
Ví dụ 1: Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội, xét lôcut thứ
nhất có hai alen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể
giới tính X (không có alen tương ứng trên NST giới tính Y), xét lôcut
thứ hai có ba alen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể
giới tính Y (không có alen tương ứng trên NST giới tính X). Biết rằng
không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, xác định số loại kiểu gen tối đa về
lôcut trên trong quần thể trên.
Hướng dẫn
Số kiểu gen tối đa trong quần thể:
2
)1( +nn
+ n.m.
Hay
2
)12(2 +
+ 2.3 = 9.
II.3. Bài tập tổng hợp (có nhiều gen, mỗi gen có nhiều alen, gen trên
NST thường hoặc giới tính, trên NST có một hoặc nhiều gen).
Phương pháp:
- Xác định số cặp gen quy định tính trạng.
- Xác định số cặp NST liên quan.
- Xác định số cặp gen trên 1 cặp NST.

Phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong quần thể
10
GV: Lê Văn Thảo Trường THPT Yên Định 1
- Xác định số kiểu gen tối đa trên mỗi cặp NST.
- Số kiểu gen tối đa chung = tích số kiểu gen tối đa trên từng cặp
NST.
Ví dụ 1 ( Đại học năm 2010): Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen:
Gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc
thể giới tính X; Gen thứ hai có 5 alen, nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả
hai gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là
A. 45 B. 90 C. 15 D. 135.
Hướng dẫn
Số kiểu gen tối đa trong quần thể = tích số kiểu gen tối đa trên NST
thường và NST giới tính.
Cụ thể: NST thường:
2
)15(5 +
= 15.
NST giới tính:
2
)13(3 +
+ 3 = 9.
Số kiểu gen tối đa trong quần thể: 15.9 = 135.
Hoặc: số kiểu gen tối đa trong quần thể:
2
)15(5 +
.







+
+
3
2
)13(3
= 135 (đáp
án D).
Ví dụ 2 (Đại học năm 2011): Trong quần thể của một loài thú, xét hai
lôcut: lôcut một có 3 alen là A
1
, A
2
và A
3
; lôcut hai có 2 alen là B và b.
Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể
giới tính X và các alen của hai lôcut này liên kết không hoàn toàn. Biết
rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa về hai
lôcut trên trong quần thể này là
A. 18. B. 27. C. 30. D. 36.
Hướng dẫn
- Số kiểu gen trên cặp NST giới tính XX:
2
)12.3(2.3 +
= 21.
- Số kiểu gen trên cặp NST giới tính XY: 3.2 = 6.

Vậy số kiểu gen tối đa trong quần thể: 21 + 6 = 27 (đáp án B).
Ví dụ 3: Gen thứ nhất có 3 alen, gen thứ 2 có 5 alen (cả 2 gen trên cùng
nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y). Xác
định số kiểu gen tối đa có thể được tạo thành trong quần thể trên.
Hướng dẫn
- Trên NST dạng XX:
2
)15.3(5.3
+
= 120.
- Trên NST dạng XY: 3.5 = 15.
Vậy tổng số kiểu gen tối đa trong quần thể: 120 + 15 = 135.
Phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong quần thể
11
GV: Lê Văn Thảo Trường THPT Yên Định 1
Ví dụ 4: Gen A có 5 alen, gen D có 2 alen, cả hai gen này cùng nằm
trên NST X (không có alen tương ứng trên Y). Gen B nằm trên NST Y
(không có alen trên X) có 7 alen. Số loại kiểu gen tối đa được tạo ra
trong quần thể là bao nhiêu?
Hướng dẫn
Trên NST giới tính X: một gen có 5.2 = 10 alen.
- Số kiểu gen ở giới XX là:
2
)110(10 +
= 55 hay
2
)12.5(2.5 +
= 55.
- Ở giới XY do gen chỉ tồn tại đơn bội nên số loại kiểu gen bằng tích số
loại alen của các gen và bằng 2.5.7=70 hoặc 10.7 = 70.

Vậy tổng số kiểu gen trong quần thể là: 55 + 70 = 125.
Ví dụ 5: (Đại học năm 2010): ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen:
Gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc
thể giới tính X; Gen thứ hai có 5 alen, nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả
hai gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là:
A. 45 B. 90 C. 15 D. 135.
Hướng dẫn
- Số kiểu gen trên cặp NST thường:
2
)15(5 +
= 15.
- Số kiểu gen trên cặp NST giới tính:
2
)13(3 +
+ 3 = 9.
Vậy số kiểu gen tối đa trong quần thể: 15.9 = 135 (đáp án D).
Ví dụ 6: (Đại học năm 2011): Trong quần thể của một loài thú, xét hai
lôcut: lôcut một có 3 alen là A
1
, A
2
và A
3
; lôcut hai có 2 alen là B và b.
Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể
giới tính X và các alen của hai lôcut này liên kết không hoàn toàn. Biết
rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa về hai
lôcut trên trong quần thể này là:
A. 18. B. 27. C. 30. D. 36.

Hướng dẫn
- Số kiểu gen trên cặp NST giới tính XX:
2
)12.3(2.3 +
= 21.
- Số kiểu gen trên cặp NST giới tính XY: 3.2 = 6.
Vậy số kiểu gen tối đa trong quần thể: 21 + 6 = 27 (đáp án B).
Ví dụ 7 (thi thử ĐH Yên Định 1 – 2011): Trong một quần thể thực vật
lưỡng bội, lôcut 1 có 4 alen, lôcut 2 có 3 alen, lôcut 3 có 2 alen phân li
độc lập (gen trên NST thường) thì quá trình ngẫu phối sẽ tạo ra trong
quần thể số loại kiểu gen là
A. 240 B. 90 C. 180 D. 160.
Hướng dẫn
Phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong quần thể
12
GV: Lê Văn Thảo Trường THPT Yên Định 1
Do 3 gen trên NST thường, phân li độc lập. Số kiểu gen tối đa trong
quần thể:
2
)14(4 +
.
2
)13(3 +
.
2
)12(2 +
= 180.
Ví dụ 8: Gen thứ I có 3 alen, gen thứ II có 4 alen trên NST thường.
Quần thể ngẫu phối có bao nhiêu kiểu gen dị hợp về cả 2 gen trên?
A. 12 B. 15 C.18 D. 24.

Hướng dẫn
Số kiểu gen dị hợp về cả 2 cặp gen = tích số cặp gen dị hợp của gen I
và gen II. Cụ thể:
2
)1( −nn
.
2
)1( −mm
=
2
)13(3 −
.
2
)14(4 −
= 18 (đáp án C).
Ví dụ 9: Ở một quần thể ngẫu phối, xét ba gen, mỗi gen đều có 2 alen.
Gen thứ nhất nằm trên NST thường, hai gen còn lại nằm trên đoạn
không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; Trong trường hợp
không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả ba gen trên có thể
được tạo ra trong quần thể này là:
A. 42. B. 135. C. 45. D. 90.
Hướng dẫn
- Số kiểu gen trên NST thường:
2
)12(2 +
= 3.
- Trên NST giới tính: một gen có 2.2 = 4 alen trên vùng không tương
đồng của NST giới tính X. Số kiểu gen tối đa trên NST giới tính.
4
2

)14(4
+
+
= 14.
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể: 3.14 = 42.
II.4. Phương pháp xác định kiểu giao phối trong quần thể giao
phối.
II.4.1. Kiến thức cơ bản.
- Quần thể giao phối đa dạng về kiểu gen, do đó đa dạng về kiểu giao
phối trong quần thể.
- Quần thể giao phối nổi bật ở đặc điểm đa hình. Quá trình giao phối là
nguyên nhân làm cho quần thể đa hình về kiểu gen, dẫn đến sự đa hình
về kiểu hình. Các cá thể trong quần thể chỉ giống nhau ở nét cơ bản,
chúng sai khác về nhiều chi tiết.
- Trong quần thể giao phối thì số gen trong kiểu gen của cá thể rất lớn,
số gen có nhiều alen không phải là ít, vì thế quần thể rất đa hình, khó
tìm được 2 cá thể giống hệt nhau (trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng).
II.4.2. Phương pháp xác định kiểu giao phối trong quần thể.
- Trường hợp số kiểu gen tối đa trong quần thể chỉ liên quan đến NST
thường.
Phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong quần thể
13
GV: Lê Văn Thảo Trường THPT Yên Định 1
Trên NST thường, kiểu gen có thể giống nhau ở cả 2 giới tính, sự kết
hợp ngẫu nhiên các loại kiểu gen trong quần thể qua quá trình giao
phối, có thể tạo nên số kiểu giao phối tối đa theo công thức:
2
)1( +rr
(trong đó r là số kiểu gen tối đa trong quần thể)
- Trường hợp số kiểu gen tối đa trong quần thể liên quan đến NST giới

tính.
Ở động vật đơn tính, giới tính đực và cái khác biệt nhau, sự giao phối
trong quần thể chỉ xảy ra ở 2 giới tính khác nhau. Do đó, số kiểu giao
phối tối đa trong quần thể bằng tích số kiểu gen tối đa ở giới tính đực
và số kiểu gen tối đa ở giới tính cái.
*Phương pháp xác định
- Xác định số kiểu gen tối đa trong quần thể (xem xét các trường
hợp phần II.1, II.2. Lưu ý trường hợp gen có trên NST giới tính đó là
kiểu gen tối đa chứa NST giới tính).
- Xác định kiểu giao phối nhiều nhất khi gen chỉ trên NST
thường hoặc khi xét liên quan đến giới tính.
Ví dụ 1: Ở một loài động vật, xét một gen có 3 alen nằm trên NST
thường. Xác định số kiểu giao phối nhiều nhất có thể có trong quần thể.
Hướng dẫn
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể:
2
)13(3 +
= 6.
- Số kiểu giao phối nhiều nhất có thể có trong quần thể.
2
)16(6 +
= 21.
Ví dụ 2: Ở một loài động vật, xét một gen có 3 alen nằm trên vùng
không tương đồng của NST giới tính X (không có alen tương ứng trên
NST Y). Xác định số kiểu giao phối nhiều nhất có thể có trong quần
thể.
Hướng dẫn
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể:
2
)13(3 +

+ 3 = 9.
Trong đó: số kiểu gen dạng NST giới tính XX:
2
)13(3 +
= 6.
số kiểu gen dạng NST giới tính XY: 3.
- Số kiểu giao phối nhiều nhất có thể có trong quần thể: 6.3 = 18.
Ví dụ 3: Biết gen A - lông đỏ; gen a - lông trắng, thế hệ ban đầu của
một quần thể giao phối có tỉ lệ kiểu gen là 1AA : 2 Aa : 1aa thì quần
thể có bao nhiêu kiểu giao phối khác nhau giữa các cá thể của quần thể
ban đầu?
A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.
Phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong quần thể
14
GV: Lê Văn Thảo Trường THPT Yên Định 1
Hướng dẫn
- Quần thể ban đầu có 3 kiểu gen.
- Số kiểu giao phối có thể xảy ra trong quần thể:
2
)13(3 +
= 6 (đáp án D).
Ví dụ 4: Ở một loài động vật, xét 2 gen. Gen thức nhất có 2 alen, gen
thứ 2 có 3 alen, cả 2 gen đều nằm trên NST thường, phân li độc lập.
Xác định số kiểu giao phối nhiều nhất có thể có trong quần thể trên.
Hướng dẫn
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể:
2
)12(2 +
.
2

)13(3 +
= 18.
- Số kiểu giao phối có thể xảy ra trong quần thể:
2
)118(18 +
= 76.
Ví dụ 5: Ở một loài động vật, xét 2 gen. Gen thức nhất có 2 alen, gen
thứ 2 có 3 alen, cả 2 gen đều nằm trên vùng không tương đồng của
NST giới tính X (không có alen tương ứng trên NST Y). Xác định số
kiểu giao phối nhiều nhất có thể có trong quần thể trên.
Hướng dẫn
- Số alen của một gen trên NST giới tính X: 2.3 = 6.
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể:
2
)16(6 +
+ 6 = 27.
Trong đó kiểu gen dạng XX là
2
)16(6 +
= 21, kiểu gen dạng XY là 6.
- Số kiểu giao phối có thể xảy ra trong quần thể: 21.6 = 126.
Ví dụ 6: Ở một loài động vật, xét 2 gen. Gen thức nhất có 2 alen nằm
trên NST thường, gen thứ 2 có 3 alen nằm trên vùng không tương đồng
của NST giới tính X (không có alen tương ứng trên NST Y). Xác định
số kiểu giao phối nhiều nhất có thể có trong quần thể trên.
Hướng dẫn
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể:
2
)12(2 +







+
+
3
2
)13(3
.
Trong đó kiểu gen dạng XX là
2
)12(2 +
.






+
2
)13(3
= 18.
kiểu gen dạng XY là
2
)12(2 +
.3 = 9.
- Số kiểu giao phối có thể xảy ra trong quần thể: 18.9 = 162.

Ví dụ 6: Ở một loài động vật, xét 2 gen. Gen thức nhất có 2 alen, gen
thứ 2 có 3 alen, cả 2 gen đều nằm trên vùng tương đồng của NST giới
tính X, Y. Xác định số kiểu giao phối nhiều nhất có thể có trong quần
thể trên.
Hướng dẫn
Phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong quần thể
15
GV: Lê Văn Thảo Trường THPT Yên Định 1
- Số alen của một gen trên NST giới tính X: 2.3 = 6.
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể:
2
)16(6 +
+ 6
2
= 57.
Trong đó kiểu gen dạng XX là
2
)16(6 +
= 21, kiểu gen dạng XY là 6
2
=36
- Số kiểu giao phối có thể xảy ra trong quần thể: 21.36 = 756.
Ví dụ 6: Xét 3 gen của một loài, mỗi gen đều có 2 alen. Gen thứ nhất
và thứ hai cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường, gen còn lại
nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở đoạn không tương đồng với Y. Số
kiểu giao phối nhiều nhất có thể trong quần thể là:
A. 486 B. 600 C. 810 D. 360.
Hướng dẫn
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể:
+ Trên NST thường: một gen có 2.2 = 4 alen. Số kiểu gen tối đa

trên NST thường:
2
)14(4 +
= 10.
+ Trên NST giới tính: Số kiểu gen tối đa:
2
)12(2 +
(XX) + 2 (XY).
+ Số kiểu gen tối đa có chứa XX: 10.3 = 30, chứa XY: 10.2 = 20
- Số kiểu giao phối nhiều nhất có thể có trong quần thể: 30.20 = 600
(Đáp án B).
Phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong quần thể
16
GV: Lê Văn Thảo Trường THPT Yên Định 1
II.5. Bài tập tự giải.
Bài tập 1: Một quần thể thực vật, gen A có 3 alen, gen B có 4 alen nằm
trên NST thường phân li độc lập thì quá trình ngẫu phối sẽ tạo ra trong
quần thể số loại kiểu gen là:
A. 80 B. 60 C. 20 D. 40
Bài tập 2: Ở người, xét 3 gen: gen thứ nhất có 3 alen nằm trên NST
thường, các gen 2 và 3 mỗi gen đều có 2 alen nằm trên NST X (không
có alen trên Y). Theo lý thuyết số kiểu gen tối đa về các lôcut trên trong
quần thể người là:
A. 30 B. 15 C. 84 D. 42
Bài tập 3: Gen I, II và III có số alen lần lượt là 2, 3 và 4. Tính số kiểu
gen tối đa có thể có trong quần thể ở các trường hợp:
1. 3 gen trên nằm trên 3 cặp NST thường.
A. 124 B. 156 C. 180 D. 192
2. Gen I và II cùng nằm trên một cặp NST thường, gen III nằm trên
cặp NST thường khác.

A. 156 B. 184 C. 210 D. 242
3. Gen I và II cùng nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y,
gen III nằm trên cặp NST thường.
A. 210 B. 270 C. 190 D. 186
Bài tập 4: Ở người, bệnh mù màu hồng lục do gen lặn trên NSTgiới
tính X quy định, bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường. Các
nhóm máu do một gen gồm 3 alen nằm trên cặp NST thường khác qui
định. Xác định số kiểu gen nhiều nhất có thể có về 3 gen trên trong
quần thể người?
A. 84 B. 90 C. 112 D. 72
Bài tập 5: Số alen tương ứng của gen I, II, III và IV lần lượt là 2, 3, 4
và 5. Gen I và II cùng nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với
Y, gen III và IV cùng nằm trên một cặp NST thường.
Số kiểu gen tối đa trong quần thể:
A. 181 B. 187 C. 5670 D. 237
Bài tập 6: Gen I có 3 alen, gen II có 4 alen , gen III có 5 alen. Biết gen
I và II nằm trên X không có alen trên Y và gen III nằm trên Y không có
alen trên X. Số kiểu gen tối đa trong quần thể.
A. 154 B. 184 C. 138 D. 214
Bài tập 7: Ở ruồi giấm, màu sắc của thân, chiều dài của cánh và màu
sắc của mắt đều do một gen gồm 2 alen quy định. Biết rằng gen quy
định màu sắc thân và gen quy định chiều dài cánh cùng nằm trên một
Phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong quần thể
17
GV: Lờ Vn Tho Trng THPT Yờn nh 1
nhim sc th thng, gen quy nh mu mt nm trờn nhim sc th
gii tớnh. S kiu gen ti a cú trong qun th khi ch xột n 3 cp gen
ny l:
A. 27. B. 30. C. 45. D. 50.
Bi tp 8 ( i h c n m 2010) : mt qun th ngu phi, xột hai gen:

Gen th nht cú 3 alen, nm trờn on khụng tng ng ca nhim sc
th gii tớnh X; Gen th hai cú 5 alen, nm trờn nhim sc th thng.
Trong trng hp khụng xy ra t bin, s loi kiu gen ti a v c
hai gen trờn cú th c to ra trong qun th ny l:
A. 45 B. 90 C. 15 D. 135
Bi tp 9 (i hc nm 2011): Trong qun th ca mt loi thỳ, xột hai
lụcut: lụcut mt cú 3 alen l A
1
, A
2
v A
3
; lụcut hai cú 2 alen l B v b.
C hai lụcut u nm trờn on khụng tng ng ca nhim sc th
gii tớnh X v cỏc alen ca hai lụcut ny liờn kt khụng hon ton. Bit
rng khụng xy ra t bin, tớnh theo lớ thuyt, s kiu gen ti a v hai
lụcut trờn trong qun th ny l:
A. 18. B. 27. C. 30. D. 36.
Bài tập 10: ở ngời, gen A quy định mắt nhìn màu bình thờng, alen a
quy định bệnh mù màu đỏ và lục; gen B quy định máu đông bình thờng,
alen b quy định bệnh máu khó đông. Các gen này nằm trên NST giới
tính X, không có alen tơng ứng trên NST Y. Gen D quy định thuận tay
phải, alen d quy định thuận tay trái nằm trên NST thờng. Xác định số
kiểu gen tối đa về 3 lôcut trên trong quần thể ngời:
A. 27 B. 42 C. 45 D. 60
Bi tp 11: Gen A cú 5 alen, gen D cú 2 alen, c hai gen ny cựng nm
trờn NST X (khụng cú alen tng ng trờn Y). Gen B nm trờn NST Y
(khụng cú alen trờn X) cú 7 alen. S loi kiu gen ti a c to ra
trong qun th l bao nhiờu?
A. 50 B. 70 C. 125 D. 150

Bi tp 12 : ngi, bnh mự mu do gen ln trờn NST gii tớnh X
quy nh khụng cú alen tng ng trờn NST Y, bnh bch tng do gen
ln trờn NST thng quy nh (gen ny cú 2 alen), gen quy nh nhúm
mỏu cú 3 alen trờn NST thng quy nh. S kiu giao phi nhiu nht
cú th cú trong qun th l bao nhiờu?
A. 36 B. 4095 C. 1944 D. 54
Phng phỏp xỏc nh kiu gen, kiu giao phi trong qun th
18
GV: Lê Văn Thảo Trường THPT Yên Định 1
III. KẾT QUẢ:
Để đánh giá khách quan và chính xác tôi chọn các lớp có học lực
tương đương nhau và đều học chương trình sinh học nâng cao. Qua
cách giải thông thường và giải nhanh, tôi thấy kết quả được đánh giá
qua các bài kiểm tra như sau:
- Năm học 2011 – 2012: lớp đối chứng là 12A
4
; lớp thực nghiệm là
12A
3
.
Lớp Sĩ
số
Tỉ lệ điểm
Phương pháp giải
thông thường
Phương pháp
giải nhanh
Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu
12A
4

45 2% 20% 58% 20%
12A
3
45 20% 30% 46% 4%
- Năm học 2012 – 2013: lớp đối chứng là 12A
9
, lớp thực nghiệm là
12A
4
.
Lớp

số
Tỉ lệ điểm
Phương pháp giải
thông thường
Phương pháp
giải nhanh
Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu
12A
9
45 6% 30% 58% 6%
12A
2
46 19% 34% 45% 2%
- Đối với lớp ôn thi tuyển sinh năm 2011 – 2012 (so sánh giữa lớp (1)
khi giải bằng phương pháp thông thường và lớp (2) đã học theo phương
pháp giải có công thức).
Nhóm


số
Tỉ lệ điểm
Phương pháp giải
thông thường
Phương pháp
giải nhanh
Giỏ
i
Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yế
u
Nhóm 1 45 10% 30% 55% 5%
Nhóm 2 44 30% 35% 25% 0%
- Đối với lớp ôn thi tuyển sinh năm 2012 – 2013 (so sánh giữa lớp (1)
khi giải bằng phương pháp thông thường và lớp (2) đã học theo phương
pháp giải có công thức).
Nhóm Sĩ
số
Tỉ lệ điểm
Phương pháp giải
thông thường
Phương pháp
giải nhanh
Giỏ Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yế
Phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong quần thể
19
GV: Lê Văn Thảo Trường THPT Yên Định 1
i u
Nhóm 1 45 15% 35% 44% 6%
Nhóm 2 40 40% 40% 18% 2%
Phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong quần thể

20
GV: Lê Văn Thảo Trường THPT Yên Định 1
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
I. KẾT LUẬN:
Sau nhiều năm thực dạy trên lớp và tiến hành ôn thi tuyển sinh,
tôi nhận thấy:
I.1. Đối với giáo viên:
Trong quá trình giảng dạy bất kì phần nào thì việc nếu như có thể
xây dựng công thức để tính sẽ rất thuận lợi cho học sinh, nhất là xu
hướng chuyển sang kiểm tra kiến thức và thi tuyển sinh bằng hình thức
trắc nghiệm.
I.2. Đối với học sinh:
Qua việc học theo phương pháp giải theo công thức, học sinh có
thể trong một thời gian ngắn giải được nhiều bài tập, đáp ứng nhu cầu
thi cử để đạt kết quả cao nhất.
Qua thực tế bản thân tôi thấy phương pháp này có thể mở rộng
áp dụng cho tất cả các đối tượng học sinh, cho nhiều môn học (nhất là
các môn thi bằng hình thức trắc nghiệm như Sinh học, Vật lý và Hóa
học) để học sinh thích nghi kịp thời với vấn đề quan trọng nhất hiện
nay đó là kết quả cao nhất trong kì thi tuyển sinh Đại học và cao đẳng
sắp diễn ra.
II. KIẾN NGHỊ:
- Môn Sinh học hiện nay ở đa số các trường THPT học sinh chưa
thực sự quan tâm nhiều, nhà trường và các tổ chức khác cần tạo các
điều kiện tốt hơn để thầy cô giảng dạy được tốt hơn, học sinh có niềm
đam mê vào bộ môn Sinh học.
- Cần mở nhiều hơn các chu kì bồi dưỡng thường xuyên cho tất
cả các giáo viên để giáo viên tiếp cận và bổ sung thêm những kiến thức
mới.
Đưa ra được một công thức tổng quát để giải bài tập di truyền sẽ

mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy – học. Đã có rất nhiều tài liệu
tham khảo viết phương pháp; công thức giải bài tập di truyền. Tuy
nhiên chưa có tài liệu nào đưa ra phương pháp giải ngắn gọn để vận
dụng làm các bài tập liên quan đến “phương pháp xác định kiểu gen,
kiểu giao phối trong quần thể”, đặc biệt là bài tập trắc nghiệm. Trong
quá trình giải dạy bản thân đã đưa ra công thức và phương pháp giải
nhanh một số dạng bài tập như trên nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học
tại đơn vị.
Rất mong đươc sự góp ý xây dựng của quý thầy cô giáo đồng
nghiệp!
Phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong quần thể
21
GV: Lê Văn Thảo Trường THPT Yên Định 1
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
Thanh Hoá, ngày 22 tháng 05 năm
2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Tác giả
Lê Văn Thảo
Phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong quần thể
22

GV: Lê Văn Thảo Trường THPT Yên Định 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp giải bài tập di truyền: Vũ Đức Lưu – Nhà xuất
bản giáo dục năm 2001.
2. Luyện giải bài tập di truyền: Đỗ Mạnh Hùng – Nhà xuất bản
giáo dục năm 2006.
3. Giới thiệu đề thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ năm học 2000 –
2001: Lê Đình Trung, Bùi Đình Hội – Nhà xuất bản Hà Nội năm 2000.
4. SGK và SGV Sinh học 12 nâng cao: Nhà xuất bản giáo dục
năm 2008.
5. Các dạng toán và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm Sinh
học 12: Huỳnh Quốc Thành – Nhà xuất bản giáo dục tại TP Đà Nẵng
2008.
6. Hướng dẫn giải nhanh các dạng bài tập trắc nghiệm Sinh Học
bằng phương pháp quy nạp: Huỳnh Quốc Thành, Huỳnh Thị Kim Cúc
– Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội – 2010.
Phương pháp xác định kiểu gen, kiểu giao phối trong quần thể
23

×