Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Rèn luyện kỹ năng giải nhanh một số dạng bài tập di truyền học sinh học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.38 KB, 26 trang )

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC
SINH HỌC 12

I - MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong chương trình sinh học phổ thông, kiến thức phần Di truyền học chiếm
một vị trí khá quan trọng. Tỷ lệ số câu hỏi kiến thức phần này trong các đề thi
tuyển sinh những năm trước đây là 30/50 câu. Để giảng dạy tốt kiến thức phần
này ngoài việc lên lớp lí thuyết, giáo viên còn sử dụng một công cụ quan trọng
đó là thông qua rèn luyện kỹ năng giải một số dạng bài tập cho học sinh.
Hiện nay, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh qua kiểm tra và thi
được tiến hành theo hình thức trắc nghiệm khách quan là chủ yếu. Đề thi tốt
nghiệp phổ thông Quốc Gia là 40 câu, học sinh làm bài trong 50 phút. Như vậy,
thời gian để học sinh hoàn thành một câu trắc nghiệm trung bình từ 1,25 phút.
Điều này đã đặt ra yêu cầu cao về kĩ năng giải bài tập của học sinh. Trước thực
tế đó, qua việc tìm hiểu đề thi tốt nghiệp, đề thi tuyển sinh vào Đại học - Cao
đẳng các năm trước đây cũng như qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy
việc trang bị cho học sinh kĩ năng giải các dạng bài tập sinh học, đặc biệt là bài
tập phần Di truyền học thuộc các nhóm sau:
- Xác định số loại và tỉ lệ từng loại giao tử.
- Xác định số loại thể lệch bội và số nhiễm sắc thể của thể lệch bội trong nguyên
phân.
- Tính tỉ lệ một loại kiểu hình bất kì trong phép lai nhiều cặp tính trạng.
- Giải bài tập di truyền quần thể.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn đề xuất đề tài: “Rèn luyện ki
năng giải nhanh một số dạng bài tập Di truyền học - Sinh học 12” trong chương
trình sinh học lớp 12 THPT để tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng dạy bộ
môn sinh học nói chung và bài tập di truyền nói riêng. Với ý tưởng này tôi hi
vọng rằng đây là một trong những công cụ giúp các em học sinh có một phương
pháp giải các bài tập dạng này một cách tối ưu nhất.
Nguyễn Bá Hoàng



THPT Tinh Gia 2

Trang

1


RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC
SINH HỌC 12

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đề tài nhằm mục giúp các em học sinh hình thành kĩ năng giải đúng, giải
nhanh một số dạng bài tập di truyền - Sinh học 12. Từ đó khơi gợi niềm hứng
thú, say mê bộ môn sinh học góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và kết quả học
tập của học sinh, đặc biệt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng nghiên cứu là xây dựng phương pháp giải nhanh một số dạng
bài tập di truyền ở các lớp 12 được phân công giảng dạy.
- Phạm vi nghiên cứu: Áp dụng phương pháp giải giải nhanh một số dạng
bài tập di truyền trong dạy chính khóa, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn luyện thi
tốt nghiệp THPT Quốc gia trong học kì 1 năm học 2016 - 2017.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu kĩ nội dung cơ bản từng dạng bài tập đã nêu trên, từ đó xác
định rõ mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, phương pháp giải quyết từng dạng.
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp sư phạm, kĩ thuật dạy học để phân
tích từng góc độ, khía cạnh của mỗi dạng bài tập di truyền.
- Từ những kết quả đạt được và những vấn đề còn thiếu sót dựa trên sản
phẩm là các dạng bài tập di truyền cụ thể để tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá
mức độ nhận thức của các em học sinh, căn cứ vào đó để điều chỉnh mức độ bài

tập, cũng như phát huy thế mạnh, khắc phục tồn tại và bổ sung phương pháp cho
học sinh tiếp cận kiến thức một cách phù hợp.
5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Hình thành cho học sinh kỹ năng giải nhanh một số dạng bài tập thuộc
lĩnh vực Di truyền học, đáp ứng được mục đích, yêu cầu thực tiễn trong việc đổi
mới kiểm tra đánh giá. Giúp cho học sinh giải quyết nhanh các bài tập Di truyền
học trong khoảng thời gian ngắn nhất, góp phần nâng cao hiệu quả kỳ thi tốt
nghiệp THPT Quốc Gia sắp tới.

Nguyễn Bá Hoàng

THPT Tinh Gia 2

Trang

2


RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC
SINH HỌC 12

II - NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Để giải nhanh được các dạng bài tập Di truyền cơ bản trong các đề thi cần
phải nắm chắc các vấn đề lý thuyết sau:
1.1. XÁC ĐỊNH NHANH SỐ LOẠI VÀ TỈ LỆ TỪNG LOẠI GIAO TỬ.
a. Số loại giao tử của thể lưỡng bội ( 2n ).
b. Số loại giao tử của thể lệch bội.
c. Tỉ lệ giao tử chứa NST bị đột biến cấu trúc và chỉ chứa NST bình thường của
thể lưỡng bội.

1.2. XÁC ĐỊNH NHANH SỐ LOẠI THỂ LỆCH BỘI VÀ SỐ NST CỦA
THỂ LỆCH BỘI TRONG NGUYÊN PHÂN.
a. Số loại thể lệch bội.
b. Số NST của thể lệch bội ở các kì trong nguyên phân.
1.3. TÍNH NHANH TỈ LỆ MỘT LOẠI KIỂU HÌNH BẤT KÌ TRONG
PHÉP LAI NHIỀU CẶP TÍNH TRẠNG.
1.4. GIẢI NHANH BÀI TẬP DI TRUYỀN QUẦN THỂ.
a. Xác định tần số các alen, tần số các kiểu gen khi gen qui định tính trạng
nằm trên NST thường.
b. Xác định tần số alen, tần số kiểu gen khi gen qui định tính trạng nằm trên
NST giới tính X.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
- Bài tập di truyền chiếm một tỉ lệ khá lớn trong các dạng bài tập của sách
giáo khoa sinh học 12. Số tiết để học sinh rèn luyện kĩ năng giải các dạng bài tập
di truyền trong phân phối chương trình ( PPCT ) chính khoá là rất ít: Sách giáo

Nguyễn Bá Hoàng

THPT Tinh Gia 2

Trang

3


RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC
SINH HỌC 12

khoa sinh học 12 - ban cơ bản chỉ có 1 tiết/học kì nên cũng sẽ khó khăn về thời
gian dành cho việc rèn luyện phương pháp giải bài tập di truyền.

- Giải được bài tập di truyền giúp học sinh tăng niềm say mê, hứng thú đối
với môn sinh học. Bài tập di truyền rất phổ biến trong các đề thi học sinh giỏi
sinh học 12, các đề thi trắc nghiệm khách quan ở các kì thi Quốc gia.
- Thực tiễn trong giảng dạy sinh học lớp 12, bồi dưỡng học sinh giỏi sinh
học 12 ... trong những năm gần đây, tôi thấy phần đa các em học sinh chưa có
phương pháp giải nhanh các dạng bài tập di truyền một cách cơ bản.
3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
3.1. XÁC ĐỊNH NHANH SỐ LOẠI VÀ TỈ LỆ TỪNG LOẠI GIAO TỬ:
3.1.1. Số loại giao tử của thể lưỡng bội (2n):
Với a tế bào của cơ thể ( đực hoặc cái ) có kiểu gen gồm n cặp gen dị hợp
( các cặp gen di truyền độc lập ) giảm phân bình thường hình thành giao tử. Xác
định số loại giao tử tối đa và số loại giao tử tối thiểu được hình thành từ a tế bào
nói trên.
* Phương pháp chung:
- Cơ thể có kiểu gen gồm n cặp gen dị hợp ( mỗi cặp gen nằm trên 1 cặp NST ),
giảm phân bình thường hình thành 2n loại giao tử.
- 1 tế bào sinh tinh của cơ thể giảm phân, thực tê cho 4 tinh trùng thuộc 2 ( tối
đa ) trong tổng số 2n loại giao tử của cả cơ thể.
- 1 tế bào sinh trứng của cơ thể giảm phân, thực tê cho 1 trứng thuộc 1 trong tổng
số 2n loại giao tử của cả cơ thể.
Số loại giao tử tối đa và tối thiểu của a tế bào ( sinh tinh hoặc sinh trứng ) được
tóm tắt như bảng sau:

a tế bào sinh tinh

Nguyễn Bá Hoàng

Số loại giao tử tối đa

Số loại giao tử tối thiểu


- 2a nếu 2a ≤ 2n

2 ( khi các tế bào đều tạo ra 2 loại

- 2n nếu 2a > 2n

giao tử giống nhau )

THPT Tinh Gia 2

Trang

4


RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC
SINH HỌC 12

a tế bào sinh trứng

- a nếu a ≤ 2n

1 ( khi các tế bào tạo ra cùng 1 loại

- 2n nếu a > 2n

giao tử )

* Bài tập áp dụng:

Ví dụ 1: Một cá thể có kiểu gen AaBbddEe
1. Số loại giao tử có thể có của cơ thể là
A. 16

B. 8

C. 4

D. 3

2. Ba tế bào sinh tinh của cơ thể tiến hành giảm phân bình thường hình thành
tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là
A. 8

B. 6

C. 4

D.2

3. Sáu tế bào sinh tinh của cơ thể tiến hành giảm phân bình thường hình thành
tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là
A. 12

B. 8

C. 4

D.2


4. 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể tiến hành giảm phân bình thường hình thành
tinh trùng. Số loại tinh trùng ít nhất có thể tạo ra là
A. 12

B. 8

C. 4

D.2

Bài giải
1. Cơ thể có 3 cặp gen dị hợp -> số loại giao tử có thể có của cơ thể là 23 = 8.


Đáp án đúng là đáp án B.

2. Một tế bào sinh tinh hình thành tối đa 2 loại tinh trùng. Vậy, 3 tế bào sẽ hình
thành số loại tinh trùng tối đa là : 2 × 3 = 6 (vì 6 < 23).


Đáp án đúng là đáp án B.

3. Với 6 tế bào sinh tinh có thể tạo ra tối đa 6 × 2 = 12 loại tinh trùng. Vì 12 > 23
nên 6 tế bào sinh tinh thực tế chỉ tạo ra tối đa 23 = 8 loại tính trùng .


Đáp án đúng là đáp án B.

Nguyễn Bá Hoàng


THPT Tinh Gia 2

Trang

5


RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC
SINH HỌC 12

4. Có thể xẩy ra khả năng các tế bào sinh tinh đều tạo ra 2 loại tinh trùng giống nhau,
khi đó số loại tinh trùng ít nhất có thể tạo ra từ 1000 tế bào sinh tinh là 2.


Đáp án đúng là đáp án D.

Ví dụ 2: Một cá thể có kiểu gen AaBbddEe
1. Ba tế bào sinh trứng của cơ thể tiến hành giảm phân bình thường hình thành
trứng. Số loại trứng tối đa có thể tạo ra là
A. 8

B. 5

C. 3

D.1

2. Chín tế bào sinh trứng của cơ thể tiến hành giảm phân bình thường hình thành
trứng. Số loại trứng tối đa có thể tạo ra là
A. 9


B. 8

C. 4

D.1

3. 1001 tế bào sinh trứng của cơ thể tiến hành giảm phân bình thường hình thành
trứng. Số loại trứng ít nhất có thể tạo ra là
A. 9

B. 8

C. 4

D.1

Bài giải
Số loại giao tử của cơ thể có thể có là 23 = 8.
1. Một tế bào sinh trứng hình thành tối đa 1 loại trứng. Vậy, 3 tế bào hình thành
tối đa 3 loại trứng (vì 3 < 23).


Đáp án đúng là đáp án C.

2. Với 9 tế bào sinh trứng có thể tạo ra tối đa 9 × 1 = 9 loại trứng. Vì 9 > 23 nên 9
tế bào sinh trứng thực tế chỉ tạo ra tối đa 23 = 8 loại trứng .


Đáp án đúng là đáp án B.


3. Có thể xẩy ra khả năng các tế bào sinh trứng đều tạo ra 1 loại trứng giống nhau, khi
đó số loại trứng ít nhất có thể tạo ra là 1.


Đáp án đúng là đáp án D.

Nguyễn Bá Hoàng

THPT Tinh Gia 2

Trang

6


RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC
SINH HỌC 12

3.1.2. Số loại giao tử của thể lệch bội:
Mỗi loại thể lệch bội : thể không ( 2n – 2 ), thể một ( 2n - 1 ), thể ba ( 2n +
1 ) khi giảm phân có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử bình thường và không bình
thường về số lượng NST?
* Phương pháp chung:
- Thể không ( 2n - 2): Mất 2 chiếc ở một trong n cặp NST tương đồng -> tạo
n loại giao tử thiếu 1 NST ( n - 1), không có giao tử bình thường về số lượng
NST.
- Thể một ( 2n - 1): Mất 1 chiếc ở một trong n cặp NST tương đồng -> tạo n
loại giao tử thiếu 1 NST (n - 1) và n loại giao tử bình thường NST (n).
- Thể ba ( 2n + 1): Thêm 1 chiếc ở một trong n cặp NST tương đồng -> tạo n

loại giao tử thừa 1 NST ( n + 1) và n loại giao tử bình thường NST (n).
* Bài tập áp dụng:
Ví dụ 1: Một loài có bộ NST 2n = 14.
1. Khi thể không của loài này giảm phân bình thường, số loại giao tử không bình
thường về số lượng NST có thể tạo ra là
A. 6

B. 7

C. 13

D. 14

2. Khi thể một của loài này giảm phân bình thường, số loại giao tử không bình
thường về số lượng NST có thể tạo ra là
A. 6

B. 7

C. 13

D. 14

3. Khi thể ba của loài này giảm phân bình thường, số loại giao tử không bình
thường về số lượng NST có thể tạo ra là
A. 6

B. 7

C. 13


D. 14

Bài giải
Bộ NST của loài 2n = 14 => có n = 7 cặp.

Nguyễn Bá Hoàng

THPT Tinh Gia 2

Trang

7


RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC
SINH HỌC 12

1. Thể không của loài có số NST trong tế bào là (2n - 2). Nghĩa là có 1 cặp trong
7 cặp mất cả 2 NST nên khi giảm phân tạo giao tử có thể tạo ra 7 loại loại giao
tử thiếu đi 1 NST (giao tử có 7 – 1 = 6 NST).


Đáp án đúng là đáp án B.

2. Thể một của loài có số NST trong tế bào là (2n - 1). Nghĩa là có 1 cặp trong 7
cặp thiếu 1 NST nên khi giảm phân tạo giao tử có thể tạo ra 7 loại loại giao tử
thiếu đi 1 NST.



Đáp án đúng là đáp án B.

3. Lập luận tương tự như đối với thể không và thể một, thể ba khi giảm phân tạo
giao tử có thể tạo ra 7 loại loại giao tử thừa 1 NST (giao tử có 7 + 1 = 8 NST).


Đáp án đúng là đáp án B.

Ví dụ 2: Thể đột biến của một loài thực vật có số NST trong tế bào là 25. Số loại
giao tử không bình thường về số lượng NST mà thể đột biến này có thể tạo ra là
A. 12

B. 13

C. 24

D. 12 hoặc 13

Bài giải
Số NST trong tế bào của thể đột biến là 25. Vì số NST là số lẻ nên :
Đây có thể là thể ba: 2n + 1 = 25. Khi đó bộ NST của loài 2n = 24. Trong trường
hợp này thể đột biến có thể tạo ra n = 12 loại giao tử thừa 1 NST ( giao tử n + 1).
Đây cũng có thể là thể một: 2n - 1 = 25. Khi đó bộ NST của loài 2n = 26.
Trong trường hợp này thể đột biến có thể tạo ra n = 13 loại giao tử thiếu 1 NST
( giao tử n - 1).


Đáp án đúng là đáp án D.

3.1.3. Tỉ lệ giao tử chứa NST bị đột biến cấu trúc và chỉ chứa NST bình thường

của thể lưỡng bội:
- Bộ NST lưỡng bội của loài là 2n ( gồm n cặp).

Nguyễn Bá Hoàng

THPT Tinh Gia 2

Trang

8


RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC
SINH HỌC 12

- Xét m (m ≤ n) cặp NST (mỗi cặp có 1 NST bị đột biến cấu trúc) giảm phân
bình thường và không có trao đổi chéo (TĐC) thì tỉ lệ loại giao tử không mang
đột biến là bao nhiêu ? Tỉ lệ loại giao tử mang đột biến là bao nhiêu ?
* Phương pháp chung:
Nhận thấy, trong trường hợp giảm phân xẩy ra bình thường, giao tử chỉ
chứa 1 NST ở mỗi cặp tương đồng (mỗi NST với tỉ lệ 1/2), vì vậy:
- Tỉ lệ giao tử chứa NST không mang đột biến là: 1/2 × 1/2 × 1/2 × ... × 1/2 = (1/2)m.
- Tỉ lệ giao tử chứa NST mang đột biến là: 1 - (1/2)m.
* Bài tập áp dụng:
Ví dụ: Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở 2 NST thuộc 2
cặp tương đồng số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân xẩy ra bình thường và
không có TĐC.
1. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang NST đột biến trong tổng số
giao tử là
A. 1/2


B. 1/4

C. 1/8

D. 1/16

2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử mang NST đột biến trong tổng số giao tử
là
A. 3/4

B. 1/2

C. 1/4

D. 1/16

Bài giải
1. Tỉ lệ giao tử không mang NST đột biến là : 1/2 × 1/2 = 1/4


Đáp án đúng là đáp án B.

2. Tỉ lệ giao tử mang NST đột biến là : 1 – 1/4 = 3/4.


Đáp án đúng là đáp án A.

3.2. XÁC ĐỊNH NHANH SỐ LOẠI THỂ LỆCH BỘI VÀ SỐ NST CỦA
THỂ LỆCH BỘI TRONG NGUYÊN PHÂN:

Nguyễn Bá Hoàng

THPT Tinh Gia 2

Trang

9


RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC
SINH HỌC 12

3.2.1. Số loại thể lệch bội:
Bộ NST lưỡng bội của loài là 2n. Xác định trong loài:
- Số loại thể không (2n - 2), thể không kép (2n - 2 - 2)
- Số loại thể một (2n - 1), thể một kép (2n - 1 - 1)
- Số loại thể ba (2n + 1), thể ba kép (2n + 1 + 1)
- Số loại thể bốn (2n + 2), thể bốn kép (2n + 2 + 2)
* Phương pháp chung: Nhận thấy bộ 2n NST gồm có n cặp.
- Với các dạng lệch bội đơn : Đột biến thể không, thể một, thể ba hay thể
bốn ... đều có thể xẩy ra ở 1 trong n cặp NST. Vậy, có thể có n loại thể
không, thể một, thể ba hay thể bốn khác nhau.
- Với các dạng lệch bội kép : Đột biến thể không kép, thể một kép, thể ba kép
hay thể bốn kép ... đều xẩy ra ở 2 trong n cặp NST. Vậy, có thể có C 2n loại thể
không kép, thể một kép, thể ba kép hay thể bốn kép khác nhau.
* Bài tập áp dụng:
Ví dụ: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 14.
1. Số loại thể ba có thể có ở loài này là
A. 6


B. 7

C. 42

D. 21

2. Số loại thể một kép (2n – 1 – 1) có thể có ở loài này là
A. 21

B. 42

C. 7

D. 14

Bài giải
Bộ NST 2n = 14 gồm 7 cặp NST.
1. Thể ba (2n + 1), nghĩa là có 1 cặp trong n cặp NST mất đi 1 NST nên số loại
thể có thể có của loài là n = 7 loại.


Đáp án đúng là đáp án B.

Nguyễn Bá Hoàng

THPT Tinh Gia 2

Trang

10



RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC
SINH HỌC 12

2. Thể một kép (2n - 1 - 1), nghĩa là có 2 cặp trong n cặp NST mà mỗi cặp đều
mất đi 1 NST nên số loại thể một kép là C 2n = C 72 = 21.


Đáp án đúng là đáp án A.

Nhận xét: Áp dung phương pháp này, chúng ta nhanh chóng tìm ra được sô
loại thể lệch bội của loài một cách chính xác.
3.2.2. Số NST của thể lệch bội ở các kì trong nguyên phân:
Bộ NST lưỡng bội của loài là 2n. Xác định số NST trong tế bào của thể lệch
bội ở các kì (trung gian, đầu, giữa, sau và cuối) của nguyên phân.
* Phương pháp chung:
Số NST trong tế bào bình thường ở các kì (TG, đầu, giữa, sau và cuối) của
nguyên phân được xác đinh như sau :
- Kì trung gian (khi NST đã nhân đôi – pha S) đến kì giữa : tế bào có 2n NST kép.
- Kì sau và kì cuối (trước khi tế bào chất phân chia) : 2 crômatit trong mỗi NST
kép đã tách nhau ra ở tâm động thành 2 NST đơn nên tế bào có 2.2n NST đơn.
Để xác định số NST trong tế bào lệch bội ở các kì của nguyên phân, ta tính
như sau:
+ Gọi k là số NST thêm vào hoặc mất đi của thể lệch bội -> số NST của thể
lệch bội là: ( 2n ± k )
+ Từ pha S của kì trung gian đến kì giữa, tế bào của thể lệch bội có số
NST là: ( 2n ± k ) NST kép.
+ Kì sau và kì cuối (trước khi tế bào chất phân chia) : tế bào của thể lệch bội
có số NST là: 2( 2n ± k ) NST đơn.

* Bài tập áp dụng:
Ví dụ 1: Ở ngô, bộ NST 2n = 20.

Nguyễn Bá Hoàng

THPT Tinh Gia 2

Trang

11


RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC
SINH HỌC 12

1. Có thể dự đoán số lượng NST trong một tế bào của thể một kép đang ở kì sau
của quá trình nguyên phân là
A. 36 NST đơn

B. 18 NST đơn

C. 44 NST đơn

D. 40 NST kép

2. Có thể dự đoán số lượng NST trong một tế bào của thể ba kép đang ở kì giữa
của quá trình nguyên phân là
A. 12 NST kép

B. 18 NST đơn


C. 20 NST kép

D. 22 NST kép

3. Có thể dự đoán số lượng NST trong một tế bào của thể bôn đang ở kì đầu của
quá trình nguyên phân là
A. 40 NST đơn

B. 20 NST kép

C. 22 NST kép

D. 18 NST kép

Bài giải
1. Ở kì sau, 2 crômatit trong mỗi NST kép đã tách nhau ra thành 2 NST đơn =>
số NST trong tế bào của thể một kép ở kì này là 2(2n - 1 - 1) = 2(20 - 2) = 36
NST đơn.


Đáp án đúng là đáp án A.

2. Ở kì giữa, các NST đã nhân đôi và đang ở trạng thái kép => số NST trong tế
bào của thể ba kép ở kì này là 2n + 1 + 1 = 20 + 2 = 22 NST kép.


Đáp án đúng là đáp án D.

3. Ở kì đầu, các NST đã nhân đôi và đang ở trạng thái kép => số NST của tế

bào của thể bốn ở kì này là 2n + 2 = 20 + 2 = 22 NST kép.


Đáp án đúng là đáp án C.

3.3. TÍNH NHANH TỈ LỆ MỘT LOẠI KIỂU HÌNH BẤT KÌ TRONG
PHÉP LAI NHIỀU CẶP TÍNH TRẠNG (Mỗi tính trạng do 1 cặp gen quy
định, các cặp gen quy định tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác
nhau)

Nguyễn Bá Hoàng

THPT Tinh Gia 2

Trang

12


RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC
SINH HỌC 12

Cho lai cặp bố mẹ đều có n cặp gen dị hợp tử khác nhau. Xác định ở đời
con lai tỉ lệ loại kiểu hình có k ( k ≤ n ) tính trạng trội và ( n - k ) tính trạng lặn.
3.3.1. Phương pháp thông thường:
Để đơn giản, ta giả sử cặp bố mẹ đem lai đều dị hợp 4 cặp gen giống nhau.
P: AaBbDdEe × AaBbDdEe
F1: có kiểu gen tương ứng với kiểu hình và tỉ lệ kiểu hình được tính như sau:
Tỉ lệ KH


Tổng tỉ

tương ứng với KG

lệ KH

aabbddee

1/4 × 1/4 × 1/4 × 1/4 = 1/256

1/256

A-bbddee

3/4 × 1/4 × 1/4 × 1/4 = 3/256

Có 1 tính trạng trội và 3

aaB-ddee

1/4 × 3/4 × 1/4 × 1/4 = 3/256

tính trạng lặn

aabbD-ee

1/4 × 1/4 × 3/4 × 1/4 = 3/256

aabbddE-


1/4 × 1/4 × 1/4 × 3/4 = 3/256

A-B-ddee

3/4 × 3/4 × 1/4 × 1/4 = 9/256

A-bbD-ee

3/4 × 1/4 × 3/4 × 1/4 = 9/256

A-bbddE-

3/4 × 1/4 × 1/4 × 3/4 = 9/256

AaB-D-ee

1/4 × 3/4 × 3/4 × 1/4 = 9/256

AaB-ddE-

1/4 × 3/4 × 1/4 × 3/4 = 9/256

AabbD-E-

1/4 × 1/4 × 3/4 × 3/4 = 9/256

A-B-D-ee

3/4 × 3/4 × 3/4 × 1/4 = 27/256


Có 3 tính trạng trội và 1

A-B-ddE-

3/4 × 3/4 × 1/4 × 3/4 = 27/256

tính trạng lặn

A-bbD-E-

3/4 × 1/4 × 3/4 × 3/4 = 27/256

AaB-D-E-

1/4 × 3/4 × 3/4 × 3/4 = 27/256

A-B-D-E-

3/4 × 3/4 × 3/4 × 3/4 = 71/256

Kiểu hình

KG

Có 4 tính trạng lặn
(không có tính trạng
trội)

Có 2 tính trạng trội và 2
tính trạng lặn


Có 4 tính trạng trội (không

Nguyễn Bá Hoàng

THPT Tinh Gia 2

12/256
(=
6/128)

54/256
(=
27/128)

108/256
(=
27/64)
81/256

Trang

13


RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC
SINH HỌC 12

có tính trạng lặn)
Nhận xét: Phương pháp này dài dòng, mất nhiều thời gian, dễ sai sót.

3.3.2. Phương pháp giải nhanh:
Xét phép lai: P: AaBbDd ...Ee × AaBbDd ...Ee
Vì các cặp gen phân li độc lập nên ta có thể tách phép lai trên thành n phép lai
một cặp gen:
P: Aa × Aa -> Tỉ lệ kiểu hình F1 : 3/4 A- : 1/4 aa
P: Bb × Bb -> Tỉ lệ kiểu hình F1 : 3/4 B- : 1/4 bb
.............................................................................
P: Ee × Ee -> Tỉ lệ kiểu hình F1 : 3/4 E- : 1/4 ee.
Ở đời con lai, tỉ lệ loại kiểu hình có k (k ≤ n) trội và (n - k) tính trạng lặn
được xác định như sau:
- Mỗi tính trạng trội trong kiểu hình chiếm tỉ lệ 3/4 -> k tính trạng trội chiếm
tỉ lệ ( 3/4 )k.
- Còn lại ( n - k) tính trạng lặn, mỗi tính trạng lặn trong kiểu hình chiếm tỉ lệ
1/4 -> ( n - k) tính trạng lặn chiếm tỉ lệ ( 1/4 )n-k.
- Số cách chọn loại kiểu hình có k tính trạng trội là C kn .
Vậy, ở đời con lai tỉ lệ loại kiểu hình có k tính trạng trội và ( n - k) tính
k
n −k
trạng lặn là:  3  ×  1 
× Ck
n.
4
4
 
 
* Bài tập áp dụng:
Ví dụ 1: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định
một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai
AaBbDdEe × AaBbDdEe sẽ cho:
Nguyễn Bá Hoàng


THPT Tinh Gia 2

Trang

14


RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC
SINH HỌC 12

1. Kiểu hình mang 4 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 6/128

B. 27/128

C. 27/64

D. 1/256

2. Kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 6/128

B. 27/128

C. 27/64

D. 81/256

3. Kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ

A. 12/256

B. 27/128

C. 27/64

D. 27/256

4. Kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 81/128

B. 27/128

C. 27/64

D. 27/256

5. Kiểu hình mang 4 tính trạng trội ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 81/128

B. 9/64

C. 27/64

D. 81/256

Bài giải
Kiểu hình

Phương pháp giải nhanh


Đáp án

1. Có 4 tính trạng lặn (không  3  0  1  4−0
1
× C0 =
  × 
4 256
có tính trạng trội)
4
 4

D

2. Có 1 tính trạng trội và 3  3 1  1  4−1
12
(= 6/128)
× C1 =
  × 
4 256
tính trạng lặn
 4  4

A

3. Có 2 tính trạng trội và 2  3  2  1  4−2
54
(= 27/128)
× C2 =
  × 

4 256
tính trạng lặn
4
 4

B

4. Có 3 tính trạng trội và 1  3 3  1  4−3
108
(= 27/64)
× C3 =
  × 
4 256
tính trạng lặn
4
4

C

5. Có 4 tính trạng trội  3  4  1  4−4
81
× C4 =
  × 
4 256
(không có tính trạng lặn)
4
 4

D


Nhận xét: Phương pháp này khái quát ngắn gọn, mất ít thời gian, dễ hiểu,
chính xác, đặc biệt đôi với cơ thể đem lai có nhiều cặp gen.

Nguyễn Bá Hoàng

THPT Tinh Gia 2

Trang

15


RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC
SINH HỌC 12

Ví dụ 2: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định
một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai
AaBbDdEe × AabbDdee sẽ cho:
1. Kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 8/64

B. 27/128

C. 27/64

D. 27/256

2. Kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 64/128


B. 22/64

C. 27/64

D. 27/128

3. Kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 64/128

B. 22/128

C. 27/64

D. 24/64

Bài giải
Với bài tập này, chúng ta không thể áp dụng trực tiếp công thức trên để tính
kết quả vì kiểu gen của bố mẹ khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta cần phân tích như
dưới đây để áp dụng công thức trên, từ đó nhanh chóng tìm ra ra kết quả.
Phép lai AaBbDdEe × AabbDdee sẽ cho kết quả phân li ở đời con đối với
mỗi tính trạng lần lượt là:
3/4 A- : 1/4 aa

1/2 B- : 1/2 bb

3/4 D- : 1/4 dd

1/2 E- : 1/2 ee

1. Tỉ lệ kiểu hình (TLKH) mang 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn ở đời con.

Có C14 = 4 cách chọn, trong đó:
- Có 2 cách chọn KH có 1 tính trạng trội mà mỗi KH có tính trạng trội với tỉ
lệ 3/4 và 3 tính trạng lặn, trong đó 1 tính trạng lặn với tỉ lệ là 1/4 và 2 tính trạng
lặn đều với tỉ lệ 1/2.
- Có 2 cách chọn KH có 1 tính trạng trội mà mỗi KH có tính trạng trội với tỉ
lệ 1/2 và 3 tính trạng lặn, trong đó 1 tính trạng lặn với tỉ lệ là 1/2 và 2 tính trạng
lặn đều với tỉ lệ 1/4.
Nguyễn Bá Hoàng

THPT Tinh Gia 2

Trang

16


RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC
SINH HỌC 12

Vậy, TLKH có 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn ở đời con là:
2

2

8
2 × 3 × 1 ×  1  + 2 × 1 × 1 ×  1  =
=> Đáp án đúng là đáp án A
64
4 4 2
2 2 4

2. Tỷ lệ KH mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con.
Có C 24 = 6 cách chọn, trong đó:
- Có 1 cách chọn KH có 2 tính trạng trội mà 2 tính trạng trội trong KH đều
với tỉ lệ 3/4, 2 tính trạng lặn còn lại đều với tỉ lệ 1/2.
- Có 1 cách chọn KH có 2 tính trạng trội mà 2 tính trạng trội trong KH đều
với tỉ lệ 1/2, 2 tính trạng lặn còn lại đều với tỉ lệ 1/4.
- Có 4 cách chọn KH có 2 tính trạng trội, trong đó một tính trạng trội có tỉ lệ
3/4, tính trạng trội còn lại có tỉ lệ 1/2; 2 tính trạng lặn, trong đó 1 tính trạng lặn
có tỉ lệ 1/2, tính trạng lặn còn lại có tỉ lệ 1/4.
Vậy, TLKH có 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con là :
2

2

2

2

3 1 1 1 22
 3
1
1
1
  ×   +   ×   + 4 × × × × =
4 2 2 4 64
 2
4
 4
 2
=> Đáp án đúng là đáp án B

3. TLKH mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con (= 1 tính trạng lặn
và 3 tính trạng trội).
Có C14 = 4 cách chọn, trong đó:
- Có 2 cách chọn KH có 1 tính trạng lặn có tỉ lệ 1/4 và 3 tính trạng trội, trong
đó 1 trạng trội có tỉ lệ 3/4, 2 tính trạng trội còn lại đều có tỉ lệ 1/2.
- Có 2 cách chọn KH có 1 tính trạng lặn có tỉ lệ 1/2 và 3 tính trạng trội, trong
đó 1 trạng trội có tỉ lệ 1/2, 2 tính trạng trội còn lại đều có tỉ lệ 3/4.
Vậy, TLKH có 1 tính trạng lặn và 3 tính trạng trội ở đời con là :

Nguyễn Bá Hoàng

THPT Tinh Gia 2

Trang

17


RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC
SINH HỌC 12

2
2 24
1 3
1 1
2 × × ×  1  + 2 × × ×  3  =
=> Đáp án đúng là đáp án D.
64
4 4 2
2 2 4

Nhận xét: Với sự phân tích và cách tính như trên, khi gặp bài tập tương tự, học
sinh có thể phân tích và áp dụng công thức nêu trên để nhanh chóng tìm ra kết quả.
3.4. GIẢI NHANH BÀI TẬP DI TRUYỀN QUẦN THỂ:
Thông thường, bài tập di truyền quần thể thường chỉ đề cập đến 1 tính trạng do một
cặp gen trên NST thường qui định. Dạng bài tập này đã có nhiều tài liệu trình bày
phương pháp giải. Đối với dạng bài tập đề cập đến tính trạng do gen trên NST
giới tính qui định hay trường hợp bài tập liên quan đến hai hay nhiều cặp tính
trạng do hai hay hiều cặp gen qui định (các cặp gen phân li độc lập) chưa được
đề cập đến một cách có hệ thống, khái quát.
Dưới đây, tôi khái quát phương pháp giải hai dạng bài tập trên.
3.4.1. Xác định tần số các alen, tần số các kiểu gen khi gen qui định tính
trạng nằm trên NST thường:
* Phương pháp chung:
Vì các cặp gen qui định các tính trạng phân li độc lập nhau nên chúng ta có
thể giải dạng bài tập này qua hai bước sau :
Bước 1: Xét từng tính trạng trong quần thể để:
- Xác định tần số các alen của từng tính trạng.
- Từ đó xác định cấu trúc di truyền qui định tính trạng đó
Bước 2: Tổ hợp cấu trúc di truyền của các tính trạng theo qui luật tích xác suất
để được cấu trúc di truyền chung của nhiều tính trạng.
* Bài tập áp dụng:
Ví dụ: Một loài thực vật thụ phấn phấn tự do có gen D quy định hạt tròn là trội
hoàn toàn so với gen d quy định hạt dài; gen R quy định hạt đỏ là trội hoàn toàn
so với gen r quy định hạt trắng. Hai cặp gen D, d và R , r phân li độc lập. Khi
Nguyễn Bá Hoàng

THPT Tinh Gia 2

Trang


18


RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC
SINH HỌC 12

thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thu được 14,25% hạt tròn
đỏ; 4,75% hạt tròn trắng; 60,75% hạt dài đỏ; 20,25% hạt dài trắng.
1. Hãy xác định tần số các alen (D, d, R , r) và tần số các kiểu gen của quần thể
nêu trên.
2. Nếu vụ sau mang tất cả các hạt có kiểu hình dài đỏ ra trồng thì tỉ lệ kiểu hình
hạt mong đợi khi thu hoạch sẽ như thế nào ? Giải thích.
Bài giải
1. Xác định tần số các alen (D, d, R , r) và tần số các kiểu gen của quần thể.
Gọi p, q, p’, q’ lần lượt là tần số của các alen D, d, R , r.
a) Tần sô của các alen D, d, R , r:
Xét từng tính trạng trong quần thể:
- Dạng hạt: Tỉ lệ tròn : dài = (14,25% + 4,75%) : (60,75% + 20,25%) = 19% : 81%.
Vì quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền nên:
+ Tần số của alen d : q =

81
= 0,9
100

+ Tần số của alen D : p = 1- 0,9 = 0,1
+ Tần số kiểu gen qui định hình dạng hạt là :
(0,1)2 DD : (2 × 0,1 × 0,9) Dd : (0,9)2 dd hay 0,01 DD : 0,18 Dd : 0,81 dd.
- Màu hạt: Tỉ lệ đỏ : trắng = (14,25% + 60,75%) : (4,75% + 20,25%) = 75% : 25%.
Vì quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền nên:

+ Tần số của alen r: q’ =

25
= 0,5
100

+ Tần số của alen R: p’ = 1- 0,5 = 0,5
+ Tần số kiểu gen qui định hình dạng hạt là:
(0,5)2 RR : (2 × 0,5 × 0,5) Rr : (0,5)2 rr hay 0,25 RR : 0,50 Rr : 0,25 rr.
Nguyễn Bá Hoàng

THPT Tinh Gia 2

Trang

19


RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC
SINH HỌC 12

b) Tần sô các kiểu gen của quần thể:
Chính là tổ hợp tần số các kiểu gen của cả hai tính trạng :
(0,01 DD : 0,18 Dd : 0,81 dd) × (0,25 RR : 0,50 Rr : 0,25 rr)
= 0,0025 DDRR : 0,0005 DDRr : 0,045 DdRR : 0,09 DdRr : 0,0025 DDrr :
0,045 Ddrr : 0,2025 ddRR : 0,405 ddRr : 0,2025 ddrr.
2. Tỉ lệ kiểu hình hạt mong đợi khi thu hoạch nếu vụ sau mang tất cả các hạt có
kiểu hình dài đỏ ra trồng.
Các hạt dài, đỏ trong quần thể có tần số kiểu gen là:
0,2025 ddRR : 0,405 ddRr hay 1 ddRR : 2 ddRr

- Xét từng tính trạng:
+ Dạng hạt: dd × dd -> Đời con có 100% hạt dài (dd).
+ Màu hạt: 1RR : 2 Rr
p’ = 1/3 + 2/3.1/2 = 2/3; q’ = 2/3.1/2 = 1/3
Đời con: (2/3 R : 1/3 r) × (2/3 R : 1/3 r) = 4/9 RR : 4/9 Rr : 1/9 rr
=> TLKH 8 đỏ (R-) : 1 trắng (rr)
- Vậy tỉ lệ kiểu hình chung của cả hai tính trạng là:
1 dài (8 đỏ : 1 trắng) = 8 dài, đỏ : 1 dài, trắng.
3.4. 2. Xác định tần số alen, tần số kiểu gen khi gen qui định tính trạng nằm
trên NST giới tính X:
Khi gen qui định tính trạng nằm trên NST giới tính X (không có alen trên Y)
thì sự biểu hiện của tính trạng ở hai giới tính sẽ không đồng đều.
a) Khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, tính trạng trội lặn hoàn toàn:

Nguyễn Bá Hoàng

THPT Tinh Gia 2

Trang

20


RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC
SINH HỌC 12

Xét một gen có 2 alen (kí hiệu là A và a). Quần thể chứa gen này ở trạng thái
cân bằng di truyền thì tần số tương đối của mỗi loại alen trội (hoặc lặn) ở giới
đực và giới cái bằng nhau.
Gọi p là tần số tương đối của alen trội (A), q là tần số tương đối của alen lặn

(a), ta có:
p(A) ở giới đực = p(A) ở giới cái
q(a) ở giới đực = q(a) ở giới cái
Sự ngẫu phối ở quần thể cân bằng diễn ra như sau:


XA : p

Xa : q

Y

XA : p

p2 : XAXA

pq : XAXa

p : XAY

Xa : q

pq : XAXa

q2 : XaXa

q : XaY




Cấu trúc di truyền của quần thể có dạng:
p2 XAXA : 2pq XAXa : q2 XaXa : p XAY : q XaY
Nhận xét: Khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì chỉ cần căn cứ trên số
cá thể đực trong quần thể để tính tần số của các alen :
- p(A) = tỉ lệ XAY

- q(a) = tỉ lệ XaY.

Ví dụ: Ở người bệnh mù màu do gen đột biến lặn nằm trên NST X gây ra, gen
này không có alen tương ứng trên Y. Alen trội tương ứng (M) không gây mù
màu. Trong một quần thể đang ở trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec về bệnh
mù màu có tần số nam giới bị bệnh mù màu là 5%. Hãy xác định tần số tương
đối của các alen và các kiểu gen trong quần thể?
Bài giải
1. Tần số tương đối của các alen:
Gọi p là tần số tương đối của alen M, q là tần số tương đối của alen m.

Nguyễn Bá Hoàng

THPT Tinh Gia 2

Trang

21


RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC
SINH HỌC 12

Tần số tương đối của alen m bằng đúng tần số nam giới có kiểu hình lặn

(mù màu) = 5% hay q = 0,05.
Tần số tương đối của alen M : p = 1 – q = 1 – 0,05 = 0,95.
2. Tần số tương đối của các kiểu gen:
Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền nên có câu trúc dạng:
p2 XMXM : 2pq XMXm : q2 XmXm : p XMY : q XmY
Vậy tần số các kiểu gen trong quần thể là:
XMXM = p2 = 0,952 = 0,9025
XMXm = 2pq = 2 × 0,95 × 0,05 = 0,095
XmXm = q2 = 0,052 = 0,0025
XMY = p = 0,95

XmY = 0,05

=>

b) Khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, tính trạng trội không hoàn toàn
* Phương pháp chung:
Ví du: Ở loài mèo nhà, màu lông chi phối bởi 1 cặp gen đồng trội liên kết trên
NST giới tính X.
Đực

XDY : lông đen
XdY : lông vàng

XDXD : lông đen
Cái

XDXd : lông vàng
XdXd : tam thể


Gọi p là tần số của alen D, q là tần số của alen d. Khi đó:
2số mèo cái đen + số mèo cái tam thể + số mèo đực đen
p=
2số mèo cái + số mèo đực
q=

2số mèo cái vàng + số mèo cái tam thể + số mèo đực vàng
2số mèo cái + số mèo đực

* Bài tập áp dụng:
Nguyễn Bá Hoàng

THPT Tinh Gia 2

Trang

22


RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC
SINH HỌC 12

Ví dụ: Ở loài mèo nhà, cặp alen D, d qui định màu lông nằm trên NST giới tính
X (DD : lông đen; dd : lông vàng, Dd : tam thể). Trong một quần thể mèo ở
thành phố Luân Đôn người ta ghi được số liệu về các kiểu hình sau :
Đen

Vàng

Tam thể


Tổng số

Mèo đực

311

42

0

353

Mèo cái

277

7

54

338

Tính tần số các alen trong quần thể trong điều kiện cân bằng.
Bài giải
Gọi p là tần số của alen D, q là tần số của alen d.
Tổng số alen D trong kiểu gen của mèo cái đen và mèo đực đen :
311 + 2(277) + 54 = 919
Tổng số alen trong quần thể: 353 + 2(338) = 1029
Do đó: Tần số của alen D là: 919 : 1029 = 0,893

Tần số của alen d là: 1 – 0,893 = 0,107.

III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN:
Việc trang bị kĩ năng giải bài tập Sinh học cho học sinh là hết sức cần thiết.
Để làm được điều này, học sinh cần được rèn luyện kĩ năng phân tích, áp dụng
toán học vào việc giải bài tập Sinh học một cách phù hợp. Nhờ đó, nhiều bài tập
sinh học được giải quyết một cách logic, chính xác, chặt chẽ và ngắn gọn.
Với kiến thức thuộc các chủ đề nêu trên, tôi đã tiến hành khảo sát ở 2 lớp
học sinh khối 12 đều học theo chương trình cơ bản, số học sinh được khảo sát ở
Nguyễn Bá Hoàng

THPT Tinh Gia 2

Trang

23


RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC
SINH HỌC 12

mỗi lớp là 42. Một lớp là lớp thực nghiệm (được rèn luyện kĩ năng giải bài tập),
lớp còn lại là lớp đối chứng. Việc khảo sát được tiến hành theo hình thức kiểm
tra trắc nghiệm (20 câu, làm bài trong 40 phút) và tôi đã thu được kết quả sau:
Lớp

Lớp thực nghiệm

Lớp đối chứng


Điểm < 5

0%

13%

Điểm từ 5 đến < 8

29%

56%

Điểm từ 8 - 10

71%

31%

Tiêu chí

Thời gian làm bài

85 % học sinh làm bài xong
trước thời gian quy định

Không có

Kết quả trên cho thấy khi được rèn luyện các kĩ năng giải bài tập, kết quả
làm bài của học sinh được nâng cao rõ rệt, thời gian làm bài được rút ngắn,

trong khi tính chính xác của bài làm cao hơn hẳn.
Thấy được những ưu điểm như vậy, tôi đã tiến hành giảng dạy ôn tập phần
này cho các em học sinh ôn thi TN THPT Quốc Gia và cả trong ôn thi học sinh
giỏi được các em đón nhận và đã thu được những kết quả khả quan.

2. KIẾN NGHỊ:
Bằng những kinh nghiệm đã thu được kết quả như trên, tôi mong rằng các
đồng nghiệp có thể áp dụng phương pháp này nhằm giúp các em học sinh học
tập tốt hơn, thu được kết quả cao hơn trong kiểm tra, thi cử.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là những kinh nghiệm của bản thân tôi, có thể còn
nhiều thiếu sót. Đồng thời có thể các đồng nghiệp còn có nhiều phương pháp,
kinh nghiệm hữu hiệu hơn. Do vậy tôi kính mong các đồng nghiệp cùng trao
đổi, góp ý để phương pháp này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Bá Hoàng

THPT Tinh Gia 2

Trang

24


RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC
SINH HỌC 12

Tĩnh Gia, ngày 20 tháng 05 năm 2017
Giáo viên viết đề tài


Nguyễn Bá Hoàng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hải Châu - Ngô Văn Hưng: Những vấn đề chung về đổi mới giáo
dục THPT môn Sinh học, NXB Giáo dục, 2007.
2. Nguyễn Thành Đạt - Vũ Văn Vụ, Nguyễn Hải Châu - Nguyễn Như Hiền - Ngô
Văn Hưng - Nguyễn Như Khanh - Trần Văn Kiên - Vũ Đức Lưu - Nguyễn Duy
Minh - Lê Đình Tuấn - Nguyễn Quang Vinh: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực
hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 môn Sinh học, NXB Giáo dục, 2007.
3. Vũ Văn Vụ - Vũ Đức Lưu - Nguyễn Như Hiển: Sinh học 12, NXB Giáo dục,
2008.

Nguyễn Bá Hoàng

THPT Tinh Gia 2

Trang

25


×