Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Sử dụng dạy học giải quyết vấn đề trong giảng dạy tính quy luật của hiện tượng di truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.55 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
I.1.
I.2.
I.3.
I.4.
II.1.
1.a
1.b
1.c
1.d
II.2.
II.3.
II.4.

PHẦN I: MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PHẦN II: NỘI DUNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Những khái niệm cơ bản
Các bước của dạy học giải quyết vấn đề
Các cấp độ của dạy học giải quyết vấn đề
Các kĩ thuật cơ bản trong DH giải quyết vấn đề
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM
GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
HIỆU QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
PHẦN III- KẾT LUẬN
PHẦN IV- TÀI LIỆU THAM KHẢO



1

2
2
2
3
3
3
4
4
4
5
5
12
13
14


PHẦN I: MỞ ĐẦU
I.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông để phát huy tính
tích cực, chủ động của học sinh nhằm đào tạo những người năng động và sáng tạo
là một trong những định hướng căn bản và quan trọng nhất của luật giáo dục .
Theo định hướng này, dạy học không chỉ dạy kiến thức cho học sinh mà còn
phải dạy cho họ biết cách học, biết cách tiếp thu kiến thức một cách tự lực bằng thu
lượm và xử lý thông tin để có thể tự đổi mới những hiểu biết của mình bằng tự học.
Khi mà lượng thông tin ngày càng tăng nhanh, trong khi thời gian học tập ở trường
lại có hạn.
Nhà trường không thể dạy cho học sinh tất cả những gì họ cần cho cuộc sống

sau này, mà chỉ có thể trang bị cho họ những kiến thức cơ bản, phương pháp nhận
thức, phương pháp tự học để họ có thể học tập suốt đời; để có thể đễ dàng thích
ứng trong thời đại bùng nổ thông tin khoa học, công nghệ thường xuyên đổi mới,
đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn xã hội, nghĩa là góp phần đào tạo những
con người năng động, sáng tạo có khả năng giải quyết những vấn đề trong học tập
hôm nay và trong lao động mai sau như mục tiêu đã đặt ra.
Như vậy phải dạy cho học sinh biết suy nghĩ trước những vấn đề đặt ra nhằm
phát triển tư duy và óc sáng tạo. dạy học phải tạo điều kiện để cho học sinh suy
nghĩ tự lực - nghĩa là bộc lộ những suy nghĩ của mình trong quá trình thảo luận,
tranh luận với các bạn trong nhóm, trong lớp. Đây cũng là dịp để các em nâng cao
năng lực tự đánh giá trong lúc đối chiếu với suy nghĩ của bản thân với ý kiến của
các bạn và tổng kết của giáo viên.
Do đó “ đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học..." ngày càng được
Đảng , Nhà nước, thầy cô và toàn thể xã hội quan tâm”.
Nhưng làm thế nào để có thể phát huy tính tích cực học tập của học sinh ?
Đây là sự trăn trở, băn khoăn không chỉ của bản thân tôi mà là của tất cả
những người thầy - những người tâm huyết với nghề dạy học. Để góp một phần
nhỏ bé vào việc giải quyết vấn đề nêu trên, bản thân tôi đã chọn đề tài: “Sử dụng
dạy học giải quyết vấn đề trong giảng dạy tính quy luật của hiện tượng di
truyền ” trong chương trình sinh học 12 (Phần V- Chương II sách giáo khoa lớp
12 - Ban cơ bản) nhằm làm cho phương pháp dạy học phát huy tích cực học tập
của học sinh, nhanh chóng trở thành phổ biến trong nhà trường.
I.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này nhằm mục đích góp phần rèn luyện nghiệp
vụ sư phạm cho bản thân, phổ biến phương pháp dạy học giải quyết vấn đề trong
nhà trường THPT từ đó nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT.
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này được nghiên cứu từ đầu năm học 2014-2015
đến nay, với đối tượng là những em học sinh lớp 12 trường THPT Tô Hiến Thành,

TP Thanh Hóa
2


I.4. PHNG PHP NGHIấN CU
- Lớ lun: Kt qu nghiờn cu ca ti l c s cho vic thc hin tt i
mi phng phỏp dy hc phỏt huy tớnh tớch cc hc tp ca hc sinh.
- Thc tin: L c s cho GV d dng thit k bi hc theo hng dy hc
gii quyt vn khụng ch trong chng tớnh quy lut ca hin tng di truyn m
cú th ỏp dng i vi nhiu bi hc khỏc.
PHN II
NI DUNG
II.1 C s lý lun ca c im dy hc gii quyt vn :
1.aNhng khỏi nim c bn:
Bn cht ca dy hc gii quyt vn :
Dy hc gii quyt vn l mt phõn h ca phng phỏp dy hc vỡ nú tp
hp nhiu phng phỏp c th thnh mt chnh th nhm t mc ớch s phm, l
t chc hot ng nhn thc sỏng to ca hc sinh cỏc em va tip thu c
kin thc va hỡnh thnh c kinh nghim k nng trờn c s tỡm tũi nghiờn cu.
Bi toỏn nhn thc:
- Bi toỏn gi vai trũ ht sc quan trng trong vic thc hin mc tiờu o to,
trong vic hỡnh thnh nhõn cỏch ca ngi lao ng, t giỏc, tớch cc, t lc v
sỏng to. Bi toỏn trong trng hc va l mc ớch va l ni dung va l phng
thc dy hc hiu nghim, nú cung cp cho hc sinh cú kin thc, c con ng
ginh ly kin thc mang li nim vui sng ca s phỏt trin.
- ng mc ngi gii bi toỏn cú th chia bi toỏn thnh ba dng sau:
+ Bi toỏn tỏi hin: Ngi gii ch tỏi hin li gii ri chp nhn nú.
+ Bi toỏn tỡm tũi hay bi toỏn nhn thc: Loi ny ngi gii cha cú sn li
gii,phi tỡm tũi, t lc tỡm ra nú. Bi toỏn ny l phng phỏp chớnh yu, ch o
ca dy hc gii quyt vn .

+ Bi toỏn tỏi hin - tỡm tũi: ng trung gian gia hai kiu trờn. ú l loi bi
toỏn xut phỏt t bi toỏn quen bit i vi ngi gii nhng ng thi li cha
ng cỏi gỡ ú cha bit.
Tỡnh hung cú vn :
- Tình huống có vấn đề là một trạng thái tâm lí của chủ thể
nhận thức khi vấp phải một mâu thuẫn, bao hàm một điều gì
đó cha biết, đòi hỏi một sự tìm tòi tích cực, sáng tạo. Tình
huống có vấn đề đợc xác định bởi ba đại lợng sau:
+ Kiến thức đã có ở chủ thể.
+ Nhu cầu nhận thức
+ Đối tợng nhận thức.
- Chủ thể cần có thêm hiểu biết mới về đối tợng nhận thức cha
có trong kiến thức đã có của chủ thể.
- Để có một tình huống có vấn đề cần có mối quan hệ xác
định chứ không phải
bất kì quan hệ nào giữa ba đại lợng trên. Đó là sự xuất hiện mâu
thuẫn khi kiến thức của chủ thể về đối tợng nhận thức không đủ
3


để thoả mãn nhu cầu nhận thức. Phản ứng định hớng của chủ
thể nhận thức xuất hiện nhờ vào việc phân tích tình huống xảy
ra. Sự phân tích đó giúp thiết lập đợc mối quan hệ giữa kiến
thức và kinh nghiệm đã có với những mối liên hệ bên trong đối tợng nhận thức và kết quả hình thành đợc vấn đề hay đặt đợc
vấn đề để giải quyết. Nếu chủ thể nhận thức là học sinh thì
đó chính là vấn đề học tập.
Các điều kiện tạo tình huống có vấn đề:
- Trong tình huống có vấn đề phải vạch ra đợc điều cha
biết, điều mới trong mối quan hệ với cái đã biết. Trong đó, cái mới
phải lọt vào nhu cầu mới biết nhận thức, tạo ra tính tự giác tìm

tòi của học sinh. Điều cần nhấn mạnh là khi tạo tình huống, giáo
viên phải cân nhắc tỉ lệ hợp lí giữa cái đã biết và cái cha biết.
-Tình huống đặt ra phải phù hợp với khả năng của học sinh.
1.b. Cỏc bc ca dy hc gii quyt vn :
t vn :
Nờu ra cỏc hin tng, s kin mõu thun vi tri thc ó cú bng li ging ca
thy, bng kinh nghim, biu din mu vt, bi toỏn
Gii quyt vn :
õy l khõu quan trng ca dy hc gii quyt vn . Bc ny huy ng
c ti a tớnh tỡm tũi, sỏng to ca hc sinh trong quỏ trỡnh gii quyt vn b
phn cú th do tng cỏ nhõn thc hin hoc tho lun theo nhúm, hoc tho lun
chung c lp. Giỏo viờn theo dừi tin trỡnh gii quyt vn ca hc sinh khi
cn thit cú hng dn, gi ý v cui cựng tng hp li ton b kt qu xung quanh
khu vc gii quyt vn chớnh.
Kim tra cỏch gii quyt vn kt lun vn :
1c. Cỏc cp ca dy hc gii quyt vn :
- Dy hc gii quyt vn thc hin ba mc cao thp khỏc nhau, tu theo
trỡnh tham gia ca hc sinh vo vic gii quyt cỏc bi toỏn nhn thc.
+ Mc th nht ũi hi giỏo viờn thc hin ton b qui trỡnh ca dy hc
gii quyt vn . ú l phng phỏp thuyt trỡnh rixtic hay hi ỏp tỡm tũi b
phn.
+ Mc th hai khi thy v trũ cựng nhau thc hin ton b quy trỡnh ca
phng phỏp dy hc gii quyt vn . ú l m thoi rixtic.
+ Mc th ba ũi hi hc sinh t lc thc hin ton b quy trỡnh ca
dy hc gii quyt vn . ú l phng phỏp nghiờn cu vn hay nghiờn cu
rixtic.
1d. Cỏc k thut c bn trong dy hc gii quyt vn :
* K thut xõy dng tỡnh hung vn :
Trong nh trng mi mụn hc cú nhiu cỏch xõy dng tỡnh hung cú vn
tu theo c im khoa hc ca nú. Tu trung li gm cỏc bc sau õy:

- Tỏi hin tri thc ó cú liờn quan n tỡnh hung sp gii quyt.
- Nờu ra s kin, hin tng mõu thun vi tri thc ó cú.
4


* K thut t v phỏt trin vn :
- Bc ny l kt qu ca s va chm gia ch th nhn thc vi mõu thun
khỏch quan, tc l kt qu ca vic ch th bin mõu thun khỏch quan thnh mõu
thun ch quan.
- Tỡnh hung cú vn trong dy hc cha ng ngay trong cu trỳc lụgic ca
ni dung ti liu, trong h thng khỏi nim, quy lut quy nh trong chng trỡnh
sỏch giỏo khoa mụn hc.
- Lớ thuyt khụng ch l kin thc hỡnh thnh sn m trong ú cha c phng
thc nhn nú. Ngh thut s phm ca giỏo viờn l t chc hc sinh gii mó bng
cỏch khộo lộo t ra nhim v nhn thc di dng cho bi tp, bi toỏn nhn thc.
Tỡnh hung ú c to ra khi:
+ Vo bi ging kin thc mi.
+ a vo mt mc mi, mt khỏi nim mi trong bi hc.
* K thut gii quyt vn :
- Thực hiện việc giải quyết vấn đề là bắt dầu từ việc nêu
vấn đề. Quá trình phát biểu vấn đề đang nảy sinh trong học
sinh. Chính trong bớc này học sinh đã thấy đợc cách thức giải
quyết vấn đề. Lôgic đợc thể hiện qua các bớc:
+ Vạch kế hoạch.
+ Nêu và lập giả thuyết.
+ Chứng minh giả thiết
+ Kiểm tra việc giải quyết vấn đề
II.2. Thc trng vn trc khi ỏp dng SKKN
- i vi hc sinh: Hc sinh tip thu tri thc mt cỏch th ng, khụng c
hc tp trong hot ng v bng hot ng ca mỡnh thỡ thng khụng hiu rừ bn

cht ca vn v d quờn. Hc sinh ch nghe thy thụng bỏo kin thc di dng
cú sn thỡ d cú cm giỏc nhm chỏn v nh vy khụng kớch hot ng trớ tu ca
hc sinh, dn n hc sinh li t duy.
- i vi giỏo viờn: Trong mt bi dy, nu khụng bit to ra nhng tỡnh hung
cú vn thỡ giỏo viờn phi núi nhiu khụng kim soỏt c vic hc ca hc sinh
do ú hiu qu gi dy khụng cao
- Thc t nhiu giỏo viờn cho rng dy hc gii quyt vn tuy hay nhng cú
v ớt cú c hi thc hin c do khú to ra c nhiu tỡnh hung cú vn .
II.3. Gii phỏp ó s dng gii quyt vn :
- T tỡnh hỡnh trờn bn thõn tụi ó cú mt s gii phỏp dy tớnh quy lut di
truyn.
Vớ d 1:
Khi dy mc I.1: Tng tỏc b sung: trong bi 10 - Tng tỏc gen v tỏc
ng a hiu ca gen (sinh hc 12 - Ban c bn).
* t vn :
Trc khi vo bi mi, GV kim tra bói c bng mt bi tp:
Pt/c Hoa x Hoa trng
F1 ng lot hoa
F1 x F1 --> F2
5


Hãy cho biết, tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình ở F2?
Với kiến thức đã có phần quy luật phân ly của Menđen, học sinh sẽ có lời giải
như sau:
- Vì : P thuần chủng, F1: Hoa đỏ --> Hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng.
- Quy ước: Alen A quy định tính trạng hoa đỏ
Alen a quy định tính trạng hoa trắng
- Sơ đồ lai: Pt/c Hoa đỏ x Hoa trắng
AA

aa
Gp
A
a
F1
Aa (Hoa đỏ)
F1 xF1: Aa (Hoa đỏ) x Aa (Hoa đỏ)
Gp
A,a
A,a
F2: TLKG 1AA
: 2Aa :
1aa
TLKH: 3 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng
Như vậy, theo quy luật phân li của Menđen tỉ lệ phân li kiểu hình là:
F2 3 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng.
GV: Thông báo kết quả thí nghiệm trong thực tế thu được như sau:
F2 9 Hoa đỏ : 7 Hoa trắng
Đến đây, học sinh thực sự cảm thấy lúng túng không hiểu tại sao F2 lại không
thu được tỉ lệ kiểu hình 3 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng mà lại thu được tỉ lệ là 9 Hoa
đỏ: 7 hoa trắng? Như vậy, GV đã tạo được ở học sinh sự mâu thuẫn giữa cái đã
biết và cái chưa biết - tạo ra được một tình huống có vấn đề cần giải quyết.
* Giải quyết vấn đề:
Để giải quyết vấn đề nêu trên, GV là người hướng dẫn cho các em như sau:
GV: Em hãy cho biết, F2 có bao nhiêu tổ hợp và từ đó cho biết F1 có bao
nhiêu loại giao tử và dị hợp về mấy cặp gen?
HS : F2 có 9 +7 = 16 tổ hợp --> Mỗi bên F1 sẽ cho ra 4 loại giao tử --> F1 dị
hợp về 2 cặp gen - giả sử kiểu gen của F1: AaBb (Hoa đỏ).
GV: So sánh kiểu hình và kiểu gen của F1 trong trường hợp quy luật di truyền
chi phối là quy luật phân li và trường hợp đang xét?

HS : Sẽ chỉ ra ngay được là F1 trong trường hợp quy luật phân li chi phối là
tính trạng màu sắc hoa chỉ do 1 cặp gen quy định(Aa), còn trong trường hợp này
màu sắc hoa lại do 2 cặp gen quy định (AaBb).
GV: Nhấn mạnh đây cũng là điểm mấu chốt dẫn đến ở F2 lại thu được tỉ lệ là
kiểu hình 9: 7 chứ không phải 3:1. Và trường hợp, 2 hay nhiều gen không alen quy
định 1 tính trạng được gọi là tương tác gen.
Sau đó GV cho HS viết sơ đồ lai từ F1 --> F2 về kiểu gen và dựa vào tỉ lệ kiểu
gen và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 suy ra quy ước gen.
F1 x F1: AaBb (Hoa đỏ) x AaBb (Hoa đỏ)
Gp
AB,Ab, aB, ab
AB,Ab, aB, ab
F2: TLKG 1AABB 2AaBB 4AaBb
1aabb
2Aabb
1AAbb 2aaBb
1aaBB
2AABb
6


TLKH 9A- B9 Hoa đỏ
3 A- bb
7 Hoa trắng
3 aaB1aabb
--> Quy ước gen: A-B- : quy định Hoa đỏ, A-bb,aaB-, aabb -: cùng quy định hoa
trắng. --> Kiểu gen của Pt/c Hoa đỏ (AABB) x Hoa trắng (aabb)
*Kết luận vấn đề:
Tương tác gen là hiện tượng nhiều gen không alen cùng quy định một tính trạng.
Và sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình là

tương tác bổ sung hoặc mỗi alen trội (bất kể thuộc lôcut nào) đều làm tăng sự biểu
hiện kiểu hình lên một chút được gọi là tương tác cộng gộp.
Ví dụ 2:
Khi dạy quy luật liên kết gen và hoán vị gen ( Bài 11. Liên kết gen và hoán
vị gen - Sinh học lớp 12 - Ban cơ bản)
* Đặt vấn đề:
Mở đầu, giáo viên kiểm tra kiến thức đã học bằng 1 bài toán sau:
Giả sử, ở ruồi giấm A: thân xám là trội hoàn toàn so với alen a: thân đen;
B: cánh dài là trội hoàn toàn so với b: cánh cụt. Cho ruồi giấm thuần chủng
thân xám, cánh dài x thân đen, cánh cụt --> F1 đồng loạt thân xám, cánh dài.
Tiếp tục cho F1 lai phân tích với ruồi giấm thân đen, cánh cụt. Hãy viết sơ đồ
lai từ P --> Fa.
Vì học sinh đã học quy luật phân li độc lập của Menđen nên sẽ giải như sau:
- P(t/c) thân xám, cánh dài x thân đen, cánh cụt
AABB
aabb
Gp
AB
ab
F1
AaBb
( Thân xám, cánh dài)
- Lai phân tích
F1:
AaBb
x
aabb
( Thân xám, cánh dài)
(Thân đen, cánh cụt)
Gp: AB, ab, Ab, aB

ab
Fa:
1 AaBb : 1aabb : 1Aabb : 1aaBb
KH 1 xám, dài : 1 đen, cụt : 1 xám, cụt : 1 đen, dài
GV: Thông báo đây chính là thí nghiệm mà nhà khoa học Moocgan đã làm,
kết quả thu được như sau:
* Trường hợp 1: Nếu lấy con đực F1 đem lai phân tích thì Fa thu được là 1
thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh cụt.
* Trường hợp 2: Nếu lấy con cái F1 đem lai phân tích thì Fa thu được
965 thân xám, cánh dài
944 thân đen, cánh cụt
206 thân xám, cánh cụt
185 thân đen, cánh dài
7


Kết quả này hoàn toàn khác với lời giải của học sinh, làm cho học sinh thấy mâu
thuẫn với những điều mình biết. Do đó, xuất hiện ở các em nhu cầu muốn tìm ra
nguyên nhân của sự khác nhau đó.
* Giải quyết vấn đề:
Giáo viên có thể dùng một số câu hỏi như sau để học sinh tự tìm ra nguyên nhân:
* Trường hợp 1: Liên kết gen
GV: Ruồi cái thân đen, cánh cụt cho mấy loại giao tử?
HS : 1 loại giao tử
GV: Ruồi đực F1 cho mấy loại giao tử?
HS : 2 loại giao tử vì Fa có hai tổ hợp.
GV: Vậy tại sao co đực F1 lại cho ra 2 loại giao tử chứ không phải là 4 loại
giao tử?
HS : Sẽ không trả lời được
GV gợi ý: Điều kiện để F1 cho ra 4 loại giao tử là gì?

HS : Hai cặp gen AaBb phải nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau -->
phân li độc lập cùng nhau trong quá trình phân bào.
GV: Vậy để con đực F1 chỉ cho 2 loại giao tử thì hai cặp gen AaBb phải nằm
trên mấy cặp NST?
HS : Vận dụng logic để trả lời là: hai cặp gen AaBb phải nằm trên 1 cặp NST.
Sau đó, GV cho học sinh viết sơ đồ lai từ P đến Fa và dễ dàng đi đến kết
luận về hiện tượng liên kết gen
* Trường hợp 2: Hoán vị gen
GV: Tại sao khi lai phân tích con cái F1 lại thu được tỉ lệ kiểu hình là 0,415 :
0,415 : 0,085 :0,085 mà không phải là 1:1 hay 1:1:1:1?
HS : Lại cảm thấy thực sự mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết.
GV: Hướng dẫn cho HS cách tìm ra câu trả lời.
Con ruồi giấm cái F1 cho ra mấy loại giao tử và tỉ lệ mỗi loại là bao nhiêu?
HS: Dựa vào cách làm của liên kết gen để trả lời câu hỏi: Con ruồi giấm cái F1
cho ra 4 loại giao tử với tỉ lệ là: 0,415 : 0,415 : 0,085 :0,085 vì Fa có 4 tổ hợp kiểu
gen tương ứng là 0,415 : 0,415 : 0,085 :0,085 và con ruồi đực F1 chỉ cho ra 1 loại
giao tử.
Vấn đề đặt ra ở đây là: Tại sao ruồi cái F1 lại cho ra 4 loại giao tử với tỉ lệ
không bằng nhau?
- Theo phần liên kết gen, ta đã biết 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng nằm
trên 1 cặp NST tương đồng --> Ruồi cái F1 bình thường cho ra 2 loại giao tử AB
và ab, còn 2 loại giao tử nữa Ab và aB sinh ra do đâu?
HS: có thể dự đoán nhiều nguyên nhân khác nhau
GV: - Có thể ghi lại những câu trả lời của học sinh, đưa ra phương án khả thi
nhất đó là do 2 cặp gen này cùng nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng nhưng
không liên kết hoàn toàn với nhau --> A và a hoán đổi vị trí cho nhau trong quá
trình giảm phân (hoán vị gen).
- Hướng dẫn học sinh viết sơ đồ lai và từ đó học sinh dễ dàng kết luận về hoán
vị gen.
* Kết luận vấn đề:

8


Các gen nằm trên cùng một NST sẽ di truyền cùng nhau trong quá trình phân
bào: - Khi các gen đó liên kết hoàn toàn với nhau xảy ra liên kết gen.
- Khi các gen liên kết không hoàn toàn với nhau xảy ra hoán vị gen.
Ví dụ 3:
Khi dạy quy luật liên kết với giới tính X ( Bài 12. di truyền liên kết với giới
tính và di truyền ngoài nhân - Sinh học lớp 12 - Ban cơ bản)
* Đặt vấn đề: Mở đầu, GV cho một bài toán sau:
Cho lai ruồi giấm thuần chủng mắt đỏ lai với ruồi giấm mắt trắng thu
được đời sau đồng loạt mắt đỏ. Cho F1 xF1 -->F2, hãy cho biết tỉ lệ kiểu hình
ở F2.
Với kiến thức đã học phần quy luật phân li của Menđen và phần tương tác gen,
HS sẽ biện luận và trả lời tỉ lệ phân li kiểu hình của F2 có thể là 3 mắt đỏ: 1 mắt
trắng hoặc là sự biến dạng của tỉ lệ 9 : 3: 3: 1. GV thông báo kết quả thí nghiệm của
Moocgan trong phép lai thuận và lai nghịch.

Như vậy, học sinh sẽ thắc mắc tại sao kết quả của phép lai thuận nghịch lại
khác nhau và khác với kết quả mà mình làm, đặc biệt phép lai thuận F2 cho ra tỉ lệ
3 mắt đỏ : 1 mắt trắng (chỉ thấy ở con đực)?
* Giải quyết vấn đề:
GV: - Kết quả ở F2 trong phép lai thuận có gì giống và khác so với kết quả của
quy luật phân li ?
HS : - Giống nhau: Đều thu được tỉ lệ kiểu hình 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng.
- Khác nhau: ở trường hợp này mắt trắng chỉ thấy ở con đực - Tỉ lệ kiểu
hình khác nhau ở hai giới.
GV: Tại sao mắt trắng chỉ thấy ở con ruồi đực F2?
HS : lúng túng
GV gợi ý: Có 2 loại NST thường và NST giới tính, NST thường giống nhau ở

cả con đực và con cái trong khi NST giới tính khác nhau ở 2 giới.
- Hãy cho biết, gen quy định tính trạng nằm trên NST thường hay nằm trên
NST giới tính thì tỉ lệ kiểu hình ở con trong trường hợp nào không đồng đều ở hai
giới?

9


HS : Vận dụng kiến thức để trả lời: Tính trạng do gen nằm trên NST giới tính
quy định hay di truyền liên kết với giới tính thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con phân bố
không đều ở 2 giới.
Sau đó, giáo viên hướng dẫn cách xác định kiểu gen của P, viết sơ đồ để khẳng
định kết quả trên phù hợp với trường hợp di truyền liên kết với giới tính.
*Kết luận vấn đề:
Di truyền liên kết với giới tính là di truyền tính trạng do gen nằm trên NST giới
tính quy định. Trong di truyền liên kết với giới tính: kết quả của phép lai thuận và
nghịch khác nhau và tỉ lệ phân li kiểu hình không đồng đều ở cả hai giới.
Ví dụ 4:
Khi dạy quy luật "Di truyền ngoài nhân" ( Bài 12. Di truyền liên kết với
giới tính và di truyền ngoài nhân - Sinh học lớp 12- Ban cơ bản)
* Đặt vấn đề
GV cho HS đọc thí nghiệm về sự di truyền ngoài nhân trong sách giáo khoa:

GV: - So sánh kết quả thí nghiệm của phép lai thuận và lai nghịch?
HS : Kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau nhưng con lai F1 đều
thu được đồng loạt kiểu hình giống mẹ.
GV: - Em hãy cho biết tính trạng trên của cây hoa phấn di truyền theo quy luật
nào mà em đã học ?
HS : Rất lúng túng, không thấy một quy luật di truyền nào đã học chi phối tính
trạng trên.

* Giải quyết vấn đề:
GV: Để giải thích kết quả thí nghiệm, GV dùng sơ đồ sau:

10


GV: -Hợp tử trong phép lai thuận và lai nghịch giống và khác nhau ở điểm nào?
HS : - Giống nhau ở phần nhân và khác nhau về tế bào chất.
Vậy đặc điểm của lá ở đây phụ thuộc vào yếu tố nào?
Đến đây học sinh có thể chia làm 2 quan điểm :
* Quan điểm thứ nhất cho rằng tính trạng màu sắc lá là do vật chất di truyền
nằm trong tế bào chất quy định.
* Quan điểm thứ hai lại cho rằng di truyền màu lá ở phép lai trên có liên quan
tới các NST giới tính trong nhân. (Vì kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác
nhau)
GV: Cho 2 nhóm học sinh ủng hộ hai quan điểm trên tranh luận và bảo vệ ý
kiến của mình và đưa ra các câu hỏi phản biện cho nhóm kia. Từ đó, học sinh tự
tìm ra kết luận đúng nhất.
Nhóm HS bảo vệ cho quan điểm tính trạng màu sắc lá là do vật chất di truyền
nằm trong tế bào chất quy định có thể nêu câu hỏi: Cho biết tỉ lệ phân bố kiểu hình
ở hai giới?
Bằng việc quan sát sơ đồ lai trên bảng, học sinh thấy được màu sắc lá phân bố
đều ở hai giới (tỉ lệ màu lá ở cây đực và cây cái đều giống nhau). Như vậy, học sinh
sẽ dễ dàng kết luận: tính trạng màu sắc lá không liên quan gì tới nhiễm sắc thể giới
tính mà là do vật chất di truyền nằm trong tế bào chất quy định. Từ đó học sinh
hình thành khái niệm, cơ sở khoa học và đặc điểm di truyền qua tế bào chất .
*Kết luận vấn đề:
Di truyền ngoài nhân là sự di truyền do gen nằm ở tế bào chất (trong ty thể
hoặc lục lạp) quy định. Các tính trạng do gen nằm ngoài nhân quy định con lai sinh
ra luôn có kiểu hình giống mẹ (di truyền theo dòng mẹ).

Ví dụ 5:
Khi dạy phần II- Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường ( Bài 13. Ảnh
hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen - Sinh học lớp 12 Ban cơ bản)
* Đặt vấn đề
Trước khi vào phần II, GV có thể cho học sinh một bài tập sau:
Ở cây hoa anh thảo, A: Hoa đỏ là trội hoàn toàn so với a: Hoa trắng.
Người ta cho lai Hoa đỏ thuần chủng với giống hoa trắng thuần chủng, thu
được F1. Sau đó cho F1 lai với nhau thu được F2. Hãy cho biết, tỉ lệ phân li
kiểu hình ở F2 và màu sắc hoa phụ thuộc vào yếu tố nào?
11


Với kiến thức học sinh đã được học ở quy luật phân li của Menđen, học sinh sẽ
trả lời ngay được tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. Và màu sắc
hoa phụ thuộc vào kiểu gen (AA hoặc Aa cho ra hoa đỏ; aa cho ra hoa trắng).
GV: Tiếp tục cho HS thí nghiệm 1: Nếu mang cây có kiểu gen A- trồng ở 20 0C
và 350C cho ra hoa màu gì?
HS : Trả lời ngay là đều cho hoa đỏ vì kiểu gen A-.
GV: Cho HS kết quả thí nghiệm như sau: ở 20 0C cho toàn hoa màu đỏ, còn
350C lại cho ra màu trắng.
Đến đây xuất hiện 1 tình huống có vấn đề lớn là tại sao kiểu gen A- ở 350C
lại cho ra kiểu hình hoa trắng? Học sinh cứ cảm thấy thắc mắc và thúc đẩy nhu
cầu , khả năng khám phá của học sinh.
* Giải quyết vấn đề:
Để tìm hiểu vấn đề này, GV hướng dẫn học sinh dần dần tìm hiểu câu trả lời
cho câu hỏi nêu trên.
GV: Liệu nhiệt độ cao có làm cho A đột biến thành hoa đỏ hay không?
Để kiểm tra giả thuyết này ta làm như thế nào?
HS : Cho cây hoa trắng có nguồn gốc từ hoa đỏ đem trồng lại ở 20 0C (Thí
nghiệm 2), nếu cho ra hoa trắng thì chứng tỏ đã có đột biến xảy ra, còn nếu cho ra

hoa đỏ chứng tỏ không có đột biến xảy ra.
GV: Thông báo kết quả thí nghiệm 2 lại thấy cho ra hoa màu đỏ.
- Qua thí nghiệm trên, em hãy cho biết màu sắc hoa còn phụ thuộc vào yếu tố
nào?
HS : Màu sắc hoa còn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
Đến đây lại một tình huống mới nảy sinh: Không có hoa trắng thật (có kiểu
gen aa) mà hoa trắng chỉ là sự biến đổi kiểu hình của cây hoa đỏ? Làm thế nào
để kiểm tra giả thuyết này?
HS : Lấy cây hoa trắng mà chúng ta đang giả sử có kiểu gen aa trồng ở 20 0C ,
và 350C (Thí nghiệm 3). Nếu cho toàn hoa trắng thì giả thuyết trên sai. Còn nếu ở
200C cho ra hoa đỏ và 350C cho ra hoa trắng thì có nghĩa là giả thuyết trên là đúng.
GV: Thông báo kết quả thí nghiệm 3, ở cả hai điều kiện nhiệt độ đều cho kiểu
hình hoa trắng.
Như vậy học sinh dễ dàng kết luận kiểu gen aa chỉ phản ứng cho ra 1 loại
kiểu hình trước 2 điều kiện môi trường khác nhau. Trong khi đó kiểu gen A- lại
phản ứng cho ra 2 loại kiểu hình khác nhau. Nghĩa là mức phản ứng phụ thuộc vào
kiểu gen và 1 kiểu gen có thể phản ứng cho ra các loại kiểu hình khác nhau tương
ứng với các điều kiện môi trường khác nhau. Từ đó, học sinh dễ dàng hiểu được
khái niệm mức phản ứng và thường biến.
*Kết luận vấn đề:
Thường biến là hiện tượng 1 kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều
kiện môi trường khác nhau.
Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi
trường khác nhau được gọi là mức phản ứng của kiểu gen.
Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
II.4. Hiệu quả và bài học kinh nghiệm
12


* Hiệu quả

Với cách tổ chức trình bày như trên, trong suốt thời gian giảng dạy ở trường
THPT Tô Hiến Thành với đối tượng học sinh yếu kém nhiều, ý thức học tập chưa
cao, khả năng tự học kém, tôi nhận thấy những bài giảng có sử dụng phương pháp
dạy học giải quyết vấn đề được học sinh hưởng ứng nhiều hơn, giờ học trở nên sôi
nổi hơn rất nhiều. Giáo viên dễ dàng thể hiện vai trò người dẫn đường còn học sinh
mới là người tìm ra tri thức, học sinh hứng thú học tập hơn đồng thời lại phát huy
được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh giành lấy
kiến thức một cách dễ dàng hơn dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo viên. Các em
nhanh thuộc bài hơn, hiểu sâu hơn và nắm vững hơn.
Qua điều tra kết quả ở 3 lớp 12 năm học 2015-2016, tôi đã thống kê được kết
quả như sau:
- Lớp không thử nghiệm: Số HS hiểu bài khá, tốt : 10%, trung bình 56%, dưới
TB:26%, dưới trung bình: 8%.
- Lớp thử nghiệm: Số HS hiểu bài khá, tốt: 41%, trung bình: 58%, dưới trung
bình:1%.
* Bài học kinh nghiệm
Để áp dụng các giải pháp trên thành công, cần lưu ý các vấn đề sau:
- Người thầy phải nắm chắc kiến thức chuyên môn (biết mười dạy một).
- Phải xác định được mục tiêu và trọng tâm của bài học.
- Giáo viên phải xác định rõ vấn đề cần nêu ra và cách giải quyết vấn đề đó.
Vấn đề đặt ra phải là một vấn đề gợi mở, kích thích được tính tò mò, ham muốn
khám phá tri thức của mình. Vấn đề đó phải có tác dụng giải quyết được những vấn
đề trọng tâm của bài, của phần và phải xuyên suốt cả bài hoặc từng phần đó.
- Đặc biệt giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ đường để học sinh tự tìm ra
con đường đi đến tri thức.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trên cơ sở phân tích, nội dung chương II - Tính quy luật của hiện tượng di
truyền (Phần V- Di truyền học- Sinh học 12 Ban cơ bản), cho phép tôi áp dụng
phương pháp dạy học giải quyết vấn đề để phát huy tính tích cực học tập của học
sinh .

Sử dụng dạy học giải quyết vấn đề trong giảng dạy tính quy luật của hiện tượng
di truyền đã giúp học sinh hiểu sâu kiến thức và vận dụng tốt kiến thức. Vận dụng
dạy học giải quyết vấn đề góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học
nhằm mục đích tăng tính tích cực học tập của học sinh, tăng khả năng tự học cho
học sinh góp phần thực hiện nhiệm vụ cải cách giáo dục: Cải tiến phương pháp
theo hướng “Phát huy trí lực học sinh trong quá trình học tập” phù hợp với xu thế
phát triển của lí luận dạy học hiện đại.
Và đây chỉ là đôi chút kinh nghiệm rút ra từ thực tế giảng dạy bản thân, tôi xin
viết ra để cùng chia sẻ với các đồng nghiệp. Do thời gian và năng lực có hạn, chắc
chắn nội dung tôi đã trình bày ở trên còn có nhiều thiếu sót. Rất mong được sự
đóng góp từ phía các đồng nghiệp để việc dạy của chúng ta ngày càng thu hút sự
say mê của học sinh.
Xin chân thành cảm ơn!
13


XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh hóa, ngày 01 tháng 05 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết

Lê Thị Uyên
PHẦN IV- TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa sinh học 12 – Ban cơ bản.
2. Sách giáo viên sinh học 12– Ban cơ bản.
3. Sách giáo khoa sinh học 12 - Ban nâng cao
4. Sách giáo viên sinh học 12 - Ban nâng cao

5. Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá VIII Đảng Cộng
sản Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia 1997.
6. Sách và tài liệu về phương pháp dạy học.

14



×