Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin giảng dạy bài 38 hiện tượng cảm ứng điện từ suất điện động cảm ứng(tiết 1) –vật lý lớp 11 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832 KB, 19 trang )

p

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRIỆU SƠN I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY
BÀI 38: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ- SUẤT ĐIỆN ĐỘNG
CẢM ỨNG (TIẾT 1)

Người thực hiện : Hoàng Thị Thủy
Chức vụ
: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Vật lý

THANH HÓA NĂM 2016


MỤC LỤC
1. Mở đầu..................................................................................................................3
- Lý do chọn đề tài....................................................................................................3
- Mục đích nghiên cứu........................................................................................... 3
- Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................4
- Phương pháp nghiên cứu........................................................................................4
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm..........................................................................4
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm..........................................................4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm............................5
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề................................................. 6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiêm............................................................... 15
3. Kiến nghị, kếtluận.............................................................................................. 16


- Kiến nghị...............................................................................................................16
- Kết luận................................................................................................................ 17

2


1.Mở đầu
* Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, khoa học công nghệ thông tin phát triển rất mạnh mẽ. Công nghệ
thông tin có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống.Trong giảng dạy, việc ứng dụng
công nghệ thông tin đã đem đến nhiều lợi ích mà cụ thể là kết quả học tập của học
sinh. Học sinh có thể lĩnh hội kiến thức một cách trực quan hơn, rõ ràng hơn và
nhiều nội dung hơn. Vì vậy, việc đẩy mạnh CNTT trong dạy học là một yêu cầu
quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học.
Vật lý là bộ môn khoa học thực nghiệm, song trong chương trình SGK có
một số khái niệm mới, trừu tượng đòi hỏi giáo viên cung cấp kiến thức cho học
sinh phải trực quan hơn, đa dạng hơn tạo điều kiện chuẩn trong thao tác tư duy của
học sinh để hiểu sâu bản chất của hiện tượng. Đối với học phổ thông, Vật lý học là
một môn học rất khó và mang tính trừu tượng cao. Với các công nghệ dạy học
truyền thông thì khó lòng có thể chuyển tải đến cho học sinh những khái niệm,
những định luật, những định lý phần nhiều được rút ra từ thực nghiệm, chưa kể đến
rất nhiều các thí nghiệm khó tiến hành, các hiện tượng khó quan sát mà việc diễn tả
bằng lời của giáo viên làm mất đi rất nhiều tính trực quan cho học sinh. Trong
chương V- Cảm ứng điện từ thuộc chương trình vật lý lớp 11 nâng cao, nếu giáo
viên giảng dạy chỉ sử dụng thí nghiệm minh họa thì học sinh không thể hình dung
ra nguyên nhân của hiện tượng cảm ứng điện từ chính là sự biến thiên từ thông gửi
qua mạch kín. Nhiều học sinh chỉ hiểu đơn giản là do có sự chuyển động dẫn đến
các em không có kiến thức tổng quát và khó giải thích được các trường hợp cảm
ứng điện từ khác. Giải pháp của tôi là sử dụng giáo án điện tử có kết hợp với các
thí nghiệm ảo về cảm ứng điện từ vào bài giảng để cung cấp thêm hình ảnh động

về sự thay đổi số lượng đường sức từ qua mạch kín giúp các em hiểu nguyên nhân
của hiện tượng nhanh hơn, tổng quát hơn và sâu sắc hơn. Vì vậy tôi chọn đề tài :
Ứng dụng công nghệ thông tin giảng dạy Bài 38: Hiện tượng cảm ứng điện từ.
Suất điện động cảm ứng(Tiết 1) –Vật lý lớp 11 nâng cao.
* Mục đích nghiên cứu:
Sau khi nghiên cứu, rút kinh nghiệm hy vọng đề tài này sẽ tìm ra những giải pháp
nhằm phát huy tốt việc ứng dụng Công nghệ thông tin giảng dạy về hiện tượng
cảm ứng điện từ được tốt hơn. Với môn Vật lý 11 nâng cao phần nguyên nhân của
hiện tượng cảm ứng điện từ rất trừu tượng và khó hiểu. Yêu cầu người giáo viên
phải dẫn dắt học sinh giúp các em hiểu nguyên nhân của hiện tượng nhanh hơn,
tổng quát hơn và khắc sắc hơn. Ở đây việc áp dụng các phương tiện dạy học hiện
đại vào bài giảng là rất quan trọng, nó quyết định đến sự hình thành tư duy kỹ thuật
cho học sinh tạo điều kiện cho việc lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng. Phát
huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới.
Vấn đề mà tôi nghiên cứu, được đưa ra làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm
là: Ứng dụng Công nghệ thông tin giảng dạy bài “ Bài 38: Hiện tượng cảm ứng
điện từ. Suất điện động cảm ứng” Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy hầu hết
học sinh khó nhận biết và hiểu nguyên nhân của hiện tượng cảm ứng điện từ. Bởỉ
vì đối với đa số các trường THPT hiện nay, thí nghiệm minh họa chủ yếu mà giáo
viên có thể thực hiện được là thí nghiệm di chuyển vòng dây hoặc nam châm làm
kim điện kế quay. Với thí nghiệm đó, nếu hỏi học sinh tại sao có dòng điện trong
3


vòng dây thì hầu hết học sinh đều hiểu đơn thuần là do chuyển động, vì sự thay đổi
số lượng các đường sức từ các em không thể nhìn thấy bằng mắt. Tuy nhiên có
những trường hợp có sự chuyển động nhưng lại không có dòng điện cảm ứng trong
vòng dây, vì vậy giáo viên cần dẫn dắt và thiết kế bài dạy sao cho học sinh thấy rõ
được đâu là nguyên nhân sâu xa của hiện tượng cảm ứng điện từ. Hiểu được
nguyên nhân này không những giúp các em giải thích được các hiện tượng thực tế

mà còn giải quyết được rất nhiều các bài tập về cảm ứng điện từ.
*Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
việc tìm ra nguyên nhân của hiện tượng cảm ứng điện từ ( hay nguyên nhân xuất
hiện dòng điện trong mạch kín). Qua nhiều năm làm công tác giảng dạy lớp 11
THPT, tôi cảm thấy có rất nhiều khó khăn cho học sinh khi nhận biết và hiểu rõ
bản chất nguyên nhân của hiện tượng cảm ứng điện từ . Hiện nay việc ứng dụng
Công nghệ thông tin trong giảng dạy đang là một bước đột phá để tìm ra phương
pháp giảng dạy mới. Chính vì vậy việc nghiên cứu ứng dụng Công nghệ thông tin
trong giảng dạy sẽ giúp các em hiểu nguyên nhân của hiện tượng cảm ứng điện từ
nhanh hơn, tổng quát hơn và sâu sắc hơn.
*Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài mong muốn được đóng góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương
pháp dạy học trong trường THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của
học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Dạy học theo phương pháp giáo dục hiện đại
thì người giáo viên là người hướng dẫn và cộng tác viên, không còn đơn thuần là
người truyền đạt thông tin. Đồng thời giúp học sinh tích cực chủ động và tăng khả
năng tư duy sáng tạo cho các em học tập bộ môn Vật lý này.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
* Cơ sở khoa học của đề tài.
Cùng với những cuộc cải cách toàn diện về kinh tế, xã hội yêu cầu cải cách
giáo dục cũng đã được đặt ra. Người ta đề cập đến việc nâng cao chất lượng giảng
dạy và đổi mới phương pháp dạy học, nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa
chọn nghề nghiệp trong tương lai. Đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên, trong đó
có môn Vật lý đã từng bước đưa các đồ dùng dạy học hiện đại vào giảng dạy. Phát
huy tính tích cực của học sinh, lấy học sinh là trung tâm. Vì vậy việc thay đổi
phương pháp giảng dạy và nghiên cứu phương pháp giảng dạy để tiếp cận mang
tính phù hợp với đối tượng học sinh là một vấn đề quan trọng.
Phương pháp đặc trưng của bộ môn:

- Việc sử dụng CNTT để xây dựng bài giảng điện tử ( hay giáo án điện tử ) nói
chung, dạy học vật lý nói riêng, được xem là một trong những công cụ đem lại
hiệu quả tích cực trong đổi mới việc dạy và học.Vì vậy mỗi giờ học giáo viên
không nên chỉ trình bày lý thuyết 1 chiều mà cần nêu vấn đề, đặt câu hỏi cho học
sinh để vận dụng những kiến thức kinh nghiệm bản thân tiếp thu được từ cấp học
dưới, từ thực tiễn để giải quyết vấn đề được đặt ra . Dạy Vật lý để học sinh lĩnh hội
kiến thức khoa học, góp phần đẩy mạnh công cuộc “ Công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước”. Người giáo viên ngay ban đầu phải hình thành phương pháp giảng

4


dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn. Muốn đạt được các yêu cầu đó mỗi người giáo
viên phải không ngừng học hỏi trao đổi dự giờ với đồng nghịêp. Đúc rút kinh
nghiệm giảng dạy, lựa chọn phương pháp cho phù hợp với từng bài dạy trên lớp
với từng đối tượng học sinh khác nhau. Phải kết hợp tốt giữa lý thuyết và thực
hành, hướng dẫn các thao tác chuẩn xác tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui
hứng thú học tập cho học sinh.
* Cơ sở thực tiễn của đề tài này.
a. Khảo sát thực tế đối tượng nghiên cứu:
Dạy học trước đây là lối truyền thụ một chiều, giáo viên giảng dạy theo
phương pháp thuyết trình nêu vấn đề, việc sử dụng rất ít ví dụ và mô hình trực
quan, trang thiết bị thí nghiệm – thực hành trong nhà trường còn nhiều hạn chế làm
cho học sinh khó hình dung ra nguyên nhân của hiện tượng cảm ứng điện từ .
Dùng phương pháp thuyết trình, chỉ tập trung vào hình vẽ sách giáo khoa sẽ
không có hiệu quả cao trong việc lĩnh hội kiến thức, cách giảng dạy này học sinh
khó hiểu gần như là áp đặt. Học sinh chưa thấy rõ bản chất của vấn đề.
* Ưu điểm:
- Đơn giản, dễ thực hiện.
* Hạn chế:

- Không phát huy được tư duy sáng tạo của học sinh, học sinh không hiểu rõ bản
chất về nguyên nhân của hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Đối với giáo viên giảng phần này sẽ thấy rất khó dạy cho học sinh hiểu bài.
Qua thực tế rút ra bài học từ chính bài giảng của mình và kết quả vận dụng
kiến thức của học sinh theo từng năm học. Tôi thấy cần phải đổi mới phương pháp
dạy học đó là ứng dụng công nghệ thông tin để dạy bài “ Hiện tượng cảm ứng điện
từ, suất điện động cảm ứng ”, giúp cho học sinh dễ nhận biết, hiểu bản chất và yêu
môn học của mình hơn.
Trong đề tài này, tôi mạnh dạn đưa ra những kiến thức, phương pháp của
mình về hướng tiếp cận Bài 38: Hiện tượng cảm ứng điện từ (Tiết 1)
b/ Đề xuất hướng dạy mới.
- Dùng POWERPOINT để thiết kế giáo án điện tử và trình chiếu bài giảng
bằng máy chiếu đa năng.
- Giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi mở đồng thời trình chiếu để học sinh tự
kết luận nhận xét các kiến thức tương ứng của từng nội dung trong bài.
- Cho học sinh quan sát các thí nghiệm ảo để tìm ra bản chất nguyên nhân
của hiện tương cảm ứng điện từ.
- Khai thác các tư liệu phục vụ cho bài giảng phải chính xác, có tính thuyết
phục cao nhằm giúp cho học sinh hiểu bài một cách nhanh nhất.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
*.Chương trình tài liệu:
Phân phối chương trình của môn Vật lý 11 nâng cao bài 38 theo phương
án sách giáo khoa mới chương trình phân ban là phù hợp giữa thời lượng phân
phối và yêu cầu kiến thức cần đạt được. Tuy nhiên đây là bài dạy về nguyên nhân
của hiện tượng cảm ứng điện từ có tính trừu tương cao. Nên nếu không có các thí
nghiệm ảo thì rất khó khăn cho giáo viên khi truyền đạt cho học sinh. Do vậy, học
sinh khó tiếp thu bài để lĩnh hội kiến thức mới.
5



*. Phương tiện dạy học của nhà trường:
Hiện nay trong tình hình thực tế ở trường THPT Mô hình, thí nghiệm của
Vật lý 11 nâng cao để hiểu rõ nguyên nhân của hiện tượng cảm ứng điện từ còn
hạn chế vì vậy rất khó khăn cho quá trình giảng dạy của giáo viên.
Trường THPT Triệu Sơn I năm học 2015-2016 có 12 phòng máy chiếu đa
năng, 3 máy tính sách tay và 1 nhân viên phụ tá nên việc ứng dụng công nghệ
thông tin với bài giảng là thuận lợi. Nhưng cần phải thiết kế phòng thực hành cố
định và bố trí thời khoá biểu hợp lý giữa các môn thì mới có thể ứng dụng công
nghệ thông tin đồng bộ được, tránh chồng chéo, sẽ không đáp ứng được với yêu
cầu của công tác giảng dạy.
* Đặc điểm tình hình học sinh trong trường phổ thông
Học sinh mà tôi trực tiếp giảng dạy là học sinh huyện Triệu Sơn ở vùng
nông thôn nông nghiệp là chủ yếu. Trình độ nhận thức các em không đồng đều,
học sinh trung bình chiếm đại đa số, nên việc áp dụng phương pháp dạy học để tiếp
cận phù hợp với đối tượng học sinh là rất khó khăn. Tuy nhiên, với việc hình thành
phương pháp học mới cho học sinh sẽ có tác dụng phát huy tính tích cực, chủ động
sáng tạo, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
* Nội dung của từng bài dạy:
Trong từng nội dung của bài dạy việc truyền tải toàn bộ kiến thức trọng tâm
theo yêu cầu của bài cần phải được quan tâm chú ý. Vì nếu người giáo viên không
lựa chọn phù hợp, thì việc tìm hiểu nguyên nhân, sẽ gặp rất nhiều khó khăn và trừu
tượng. Chính vì vậy việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào bài dạy sẽ giúp cho
học sinh nắm bắt ngay được các yêu cầu trọng tâm đặt ra của bài, không thụ động
trong việc lĩnh hội kiến thức.
2.3.Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
BÀI 38:

HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ.
SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG (Tiết 1)


*GV nêu mục đích của bài
- Sự xuất hiện dòng điện trong vòng dây phụ thuộc vào số đường sức từ xuyên qua
vòng dây?
- Khái niệm và ý nghĩa của từ thông.
- Sự xuất hiên dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ.
*GV chiếu câu hỏi kiểm tra bài cũ :
Câu 1: Công thức tính cảm ứng từ bên trong ống dây ?
Câu 2: Khái niệm từ trường, lấy ví dụ về vật sinh ra từ trường ?
HS trả lời:
Câu 1: B = 4. π .10-7.n.i
Câu 2: Từ trường tồn tại xung quanh điện tích chuyển động. VD xung quang dòng
điện, nam châm.
I.THÍ NGHIỆM
1.Thí nghiệm 1

6


* GV đặt vấn đề vào bài: Như các em đã biết dòng điện sinh ra từ trường, ngược
lai từ trường có sinh ra dòng điện không.
GV đặt câu hỏi: Muốn biết từ trường có sinh ra dòng điện không, thí nghiệm cần
những dụng cụ nào?
HS trả lời: Một nam châm, vòng dây và ampekế.
GV chiếu sơ đồ thí nghiệm hình -1 và đặt câu hỏi: Nhận xét số chỉ của kim điện kế
từ đó cho biết từ trường có sinh ra dòng điện không?
HS trả lời: Kim điện kế chỉ số 0 chứng tỏ từ trường không sinh ra dòng điện.

N

S


0

2

2

4

4

=1┴
Ch16 – cn: ll&ppdh
vËt lý

Hình 1

Sau khi học sinh trả lời GV kết luận cho học sinh ghi vào vở.
- Từ trường không sinh ra dòng điện.
GV đặt câu hỏi: Với dụng cụ thí nghiệm này làm thế nào để có thể xuất hiện dòng
điện trong vòng dây ?
HS trả lời : Cho nam châm, vòng dây chuyển động.
GV cho học sinh quan sát thí nghiệm ảo: Đưa nam châm lại gần hoặc ra xa vòng
dây, Hình -2 và Hình - 3 và đặt câu hỏi: Khi nào xuất hiện dòng điện trong vòng
dây ?

7

6


9

mA

0:6 mA


N

S

0

2

4

4

=1┴
Ch16 – cn: ll&ppdh
vËt lý

Đưa nam châm lại gần vòng dây

8

6

9


mA

0:6 mA

Hình 2

2


Hình 3
Đưa nam châm ra xa vòng dây

HS trả lời: Khi nam châm chuyển động.
GV gợi ý : Sự xuất hiện dòng điện phụ thuộc thế nào vào số đường sức từ xuyên
qua vòng dây ?
HS trả lời : Dòng điện xuất hiện trong vòng dây khi số đường sức từ xuyên qua
vòng dây thay đổi.
*GV: Trong hai thí nghiệm trên có thể một số bạn cho rằng nguyên nhân gây ra
dòng điện trong vòng dây là do có sự chuyển động của nam châm hoặc vòng dây.
2.Thí nghiệm 2
GV cho học sinh quan sát hai thí nghiệm ảo tiếp theo.

9


0

Con chạy di chuyển sang
trái


Con chạy di chuyển sang
phải

0

10


GV đặt câu hỏi : Trong hai thí nghiệm này không có sự chuyển động của nam
châm hoặc vòng dây tại sao trong vòng dây vẫn có dòng điện, các em có nhận xét
gì về số đường sức từ xuyên qua vòng dây?
HS trả lời: Khi con chạy dịch chuyển làm cho điện trở của mạch thay đổi, nên
cường độ dòng điện chạy trong ống dây thay đổi dẫn đến từ trường trong lòng ống
dây thay đổi hay số đường sức từ xuyên qua vòng dây thay đổi nên trong vòng dây
có dòng điện.
GV đặt câu hỏi: Từ 4 thí nghiệm vừa quan sát các em cho biết khi nào xuất hiện
dòng điện trong vòng dây( hay mạch kín) ?
Sau khi học sinh trả lời GV kết luận.
- Khi số đường sức từ xuyên qua vòng dây ( hay mạch kín) biến đổi thì trong
vòng dây xuất hiện dòng điện.
II.KHÁI NIỆM TỪ THÔNG
1.Định nghĩa từ thông
B

α

n

GV đưa ra định nghĩa từ thông

-Từ thông (cảm ứng từ thông ) gửi qua diện tích S đặt trong từ trường đều B
là:
Φ =BScosα
(Với α = ( B; n )
( n là véc tơ pháp tuyến vuông góc với mặt phẳng vòng dây)
GV đặt câu hỏi: Các em cho biết ý nghĩa từng đại lượng trong biểu thức từ thông?
Sau khi học sinh trả lời GV kết luận
- Φ : từ thông đơn vị là Wb đọc là Vêbe.
-B: cảm ứng từ (T)
-S: diện tích của mặt phẳng (m2)
GV đặt câu hỏi: Khi α = 0; S=1m2 thì Φ =?, từ đó một bạn nêu ý nghĩa của từ
thông?
Sau khi học sinh trả lời GV kết luận
- Từ thông dùng để diễn tả số đường sức từ xuyên qua diện tích S nào đó.
GV chiếu ví dụ áp dụng.

11


VÍ DỤ ÁP DỤNG
Từ thông
Φ
dương, âm ?
B n
n
α

S

S


Φ = giá
BScosα
nhận
trò
B

B
α

n
S

Sau khi học sinh trả lời GV kết luận
- Từ thơng Φ có thể nhận giá trị dương, âm hoặc bằng 0.
*GV: Với khái niệm từ thơng ta quay trở lại tìm hiểu xem sự xuất hiện dòng điện
trong mạch kín phụ thuộc vào từ thơng như thế nào.
III.HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
1.Dòng điện cảm ứng
GV chiếu cho HS quan sát 3 thí nghiệm ảo

12


III. HIEN TệễẽNG CAM ệNG ẹIEN
N

S

0


=1

Ch16 cn: ll&ppdh
vật lý

III. HIEN TệễẽNG CAM ệNG ẹIEN
Tệỉ

13

6

9

mA

0:6 mA

2

4

4

2


S


2

0

2

4

4

N

=1┴
Ch16 – cn: ll&ppdh
vËt lý

14

6

9

mA

0:6 mA


III.HIEÄN TÖÔÏNG CAÛM ÖÙNG ÑIEÄN

n

s
2

0

2

4

4

mA

=1┴

Ch16 – cn: ll&ppdh
vËt lý

GV đặt câu hỏi : Đặc điểm chung của ba thí nghiệm ?
HS trả lời: Cả ba thí nghiệm đều xuất hiện dòng điện trong vòng dây.
GV đặt câu hỏi: Sự xuất hiện dòng điện trong vòng dây( mạch kín ) ở cả ba thí
nghiệm đều do cùng một nguyên nhân giống nhau, nguyên nhân đó là gì ?
HS1: do số đường sức từ thay đổi.
HS2: do nam châm chuyển động.
HS3: do từ thông thay đổi.
GV: Em có thể giải thích cụ thể hơn?
HS3: Trong TN1 dòng điện xuất hiện do thay đổi diện tích S, TN 2 nam châm liên
tục chuyển động lại gần và ra xa vòng dây làm thay đổi số đường sức từ nghĩa là
thay đổi B, TN 3 nam châm quay liên tục làm thay đổi góc α . Mà sự thay đổi
S;hoặc B hoặc α nghĩa là đều làm thay đổi từ thông.


15

6

9
0:6 mA


GV: Dòng điện xuất hiện trong các thí nghiệm trên gọi là dòng điện cảm ứng,
dòng điện cảm ứng được định nghĩa ?
HS trả lời GV kết luận
-Dòng điện xuất hiện khi có sự biến đổi từ thông qua mạch kín gọi là dòng điện
cảm ứng.
*GV chiếu hai bài tập vận dụng
Bài 1: Một hình vuông cạnh 5cm, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B= 4.10 −4
T. Từ thông qua hình vuông đó bằng 10 −6 Wb. Tính góc tạo bởi véc tơ cảm ứng từ
và véc tơ pháp tuyến của hình vuông đó.
A. α = 600.
B. α = 450.
C. α = 00.
D. α = 300.
*HS trả lời : Áp dung công thức tính từ thông Φ =BScosα , thay số tính ra được
α = 00 nên chọn đáp án C.
Bài 2 : Một khung dây dẫn phẳng giới hạn diện tích S đặt trong từ trường đều của
nam châm hình móng ngựa. Nếu tịnh tiến khung dây dẫn trong từ trường đó thì
trong khung dây có dòng điện không. Giải thích?
*HS trả lời: Trong khung không có dòng điện vì số đường sức từ xuyên qua khung
dây không thay đổi ( hay B không đổi) nên không có sự biến đổi của từ thông.
2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

* Kết quả khảo nghiệm
So sánh với kết quả những năm trước khi chưa vận dụng công nghệ thông
tin trong giảng dạy vào bài giảng Bài 38: Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện
động cảm ứng.Tôi thấy có sự chuyển biến rõ rệt trong tiếp thu kiến thức. Các em
tham gia trả lời bài rất nhiệt tình, phấn khởi, hăng hái biết vận dụng kiến thức để
giải thích các hiện tượng, không cảm thấy trừu tượng. Trong giờ học các em sôi
nổi tham gia trao đổi kiến thức, không nặng nề, phụ thuộc vào những kiến thức
giáo viên thuyết trình, học sinh hiểu ngay bài trên lớp.
Cụ thể tôi tiến hành khảo nghiệm trong năm học : 2015- 2016 với 2 lớp
của khối 11 đó là 11C2 và 11C3 như sau:
* Lớp 11C2 dạy trên lớp không sử dụng máy chiếu mà chỉ sử dụng tranh vẽ, thí
nghiệm minh họa quá trình giảng dạy giáo viên phải dẫn dắt học sinh tìm hiểu
nhuyên nhân gây ra dòng điện trong vòng dây thì học sinh trả lời là do có sự
chuyển động của nam châm hoặc vòng dây, học sinh khó tưởng tượng ra ở đây có
số đường sức từ thay đổi, đồng thời phải giải thích nhiều học sinh mới hiểu được
nội dung này.
* Lớp 11C3 dạy bằng máy chiếu Bài 38: Hiện tượng cảm ứng, Giáo viên chỉ cần
kết hợp các câu hỏi gợi mở đồng thời cho học sinh quan sát thí nghiệm ảo, học sinh
tiếp thu nhanh hơn và hiểu rõ bản chất hơn về nguyên nhân gây ra dòng điện cảm
ứng trong mạch kín là do sự biến đổi của từ thông gửi qua mạch kín đó.
Sau khi dạy bài song tiến hành kiểm tra 5 phút đối với cả 2 lớp :
Câu hỏi : Trường hợp nào sau đây kim điện kế lệch khỏi vạch số không?
Giải thích?

16


N

S


0

2

2

4

4

=1┴
Ch16 – cn: ll&ppdh
vËt lý

Hình 1

a. Cho vòng dây chuyển động ra xa nam châm.
b.Cho nam châm và vòng dây cùng chuyển động sang bên trái với vận tốc như
nhau.
Thu được kết quả như sau :
Lớp

Sĩ số

Điểm 9-10
%

Điểm 7-8
%


Điểm 5-6
%

Điểm 3- 4
%

11C2

38

5
(13,1%)

23
(60,5%)

10
(26,4%)

0

11C3

41

10
(24,3%)

25

( 60,9%)

6
( 14,8%)

0

Như vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng đã đem lại kết
quả cao hơn số lượng học sinh giỏi ở lớp 11C3 nhiều hơn và số lượng học sinh
trung bình ít hơn so với lớp 11C2 mặc dù lớp 11C2 khả năng nhận thức cao và tốt
hơn lớp 11C3.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1.Những kiến nghị đề xuất
* Đối với người dạy và người học
- Sự cố gắng phải từ hai phía cả người dạy và người học.
* Đối với học sinh
- Đọc trước nôi dung bài học và chuẩn bị các câu hỏi trọng tâm của bài mà
giáo viên đưa ra.

17

6

9

mA

0:6 mA



- Chủ động trong giờ học, phát huy tính tích cực sáng tạo làm chủ trong tư
duy của mình dưới sự hướng dẫn gợi ý của thầy.
* Đối với giáo viên
- Soạn giáo án điện tử cẩn thận, chu đáo từ nguồn tư liệu tham khảo.
- Phải có hướng khai thác hợp lý, khoa học thấu đáo, phát huy trí lực của
học sinh.
- Tích cực trau dồi kiến thức tin học, thành thạo trong trình chiếu giáo án
điện tử, biết tạo các hiệu ứng theo yêu cầu của bài và ứng dụng các phần mềm
có hiệu quả trong soạn giáo án.
* Ý kiến với các cấp lãnh đạo chỉ đạo bộ môn.
Dạy học Vật lý là một việc rất khó khăn để giúp học sinh thấy được bản
chất của vấn đề. Để thực hiện được điều này phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Trong
đó có yếu tố quan trọng là sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, sát sao của chuyên môn
thuộc ngành giáo dục. Chúng tôi, những giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Vật
lý ở trường THPT, từ những thực tế đã nêu ở trên xin kiến nghị với bộ phận phụ
trách chuyên môn một số vấn đề như sau:
- Ngành giúp đỡ các nhà trường tăng cường thực hành thí nghiệm, mô hình.
- Ngành giúp đỡ các nhà trường bổ sung các loại sách tài liệu tham khảo, để giúp
giáo viên thuận tiện trong việc phục vụ giảng dạy.
3.2. Kết luận
Qua nhiều năm công tác giảng dạy bộ môn Vật lý tại trường THPT Triệu
Sơn I với niềm say mê nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm với công việc được giao,
nỗi trăn trở về nhận thức của học sinh và phương pháp dạy học cũ tôi nhận thấy
cần phải cải tiến phương pháp giảng dạy, tìm ra hướng tiếp cận kiến thức cho học
sinh và hình thức dẫn dắt học sinh giúp các em hiểu rõ bản chất hiện tượng, say mê
học Lý đặc biệt là giảng dạy phần tìm ra nguyên nhân của hiện tượng cảm ứng điện
từ.
Sau một thời gian tìm tòi học hỏi và nghiên cứu tài liệu, tham khảo các tư
liệu trên mạng internet, tôi đã tích luỹ xây dựng và thiết kế được một số tư liệu kỹ
thuật, phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn Vật lý với hình thức áp dụng công

nghệ thông tin vào giảng dạy.
Trên đây là toàn bộ bài viết và kết quả thực nghiệm của tôi thực hiện tại
trường THPT Triệu Sơn I. Kính mong hội đồng khoa học của nhà trường và của
nghành lưu tâm xem xét bài viết này của tôi.
Rất mong sự đóng góp trao đổi ý kiến của đồng nghiệp !
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Triệu Sơn tháng 5 năm 2016
* Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

18


HOÀNG THỊ THỦY
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách giáo khoa vật lý lớp 11 Nâng cao
Nhà xuất bản gián dục - 2007
2. Sách giáo viên vật lý lớp 11 Nâng cao
Nhà xuất bản gián dục – 2007
3. Bộ thí nghiệm ảo- Tác giả : Nguyễn Xuân Thành- CH16-CN- LL& PPDH Vật lý
Đại học Vinh.

19



×