Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tiểu luận Khoa học quản lý nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.01 KB, 18 trang )

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

TIỂU LUẬN MÔN: KHOA HỌC QUẢN LÝ NÂNG CAO
ĐỀ TÀI: “ Áp dụng mối quan hệ giữa công nghệ và hoạt động sản xuất để
phân tích đánh giá các yếu tố đầu ra và đầu vào trong quá trình sản xuất
của công ty TNHH Nhà nước MTV Công nghiệp tàu thủy Bến Kiền”

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN HOÀNG TIỆM
HỌC VIÊN: HOÀNG VƯƠNG LONG
LỚP

: CH – QLKT - K3D

NĂM

: 2016

1


LỜI MỞ ĐẦU
Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương lớn thứ 3 của Việt Nam
sau Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội. Hải Phòng nằm ở phía Bắc của
Việt Nam, trên bờ biển thuộc Vịnh Bắc Bộ, trong tọa độ địa lý 20 o01’15’’ vĩ độ
Bắc và 106o23’50’’ – 107o45’ kinh độ Đông: Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh,
Phía Nam giáp Tỉnh Thái Bình, Phía Tây giáp Tỉnh Hải Dương và phía Đông là
Vịnh Bắc Bộ.
Từ xưa, Hải Phòng được biết đến với tư cách là một thành phố cảng,
thành phố nhộn nhịp, tấp nập với những chuyến tàu ra vào. Ngày nay, trong quá
trình hội nhập kinh tế của đất nước, vai trò của Hải Phòng càng quan trọng trong


việc là cầu nối giao lưu giữa các tỉnh miền Bắc với các tỉnh, thành khác của đất
nước cũng như các nước trên thế giới thông qua con đường chủ yếu nhất là cảng
biển. Với lịch sử phát triển lâu đời và có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế
của miền Bắc cũng như của cả nước. Từ xưa đến nay việc giao thương bằng
đường biển trở thành một phần không thể thiếu. Và các quốc gia phát triển nhất
trên thế giới thường là các quốc gia có hệ thống cảng biển hiện đại.
Chính vì vậy, việc phát triển ngành hàng hải nói chung và các dịch vụ liên
quan đến ngành hàng hải cần phải được chú trọng phát triển như: sửa chữa và
đóng mới tàu, logistics, hoa tiêu, xây dựng cảng nước sâu….
Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động sửa chữa và đóng mới tàu là một
lĩnh vực hết sức quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng hải
cũng như sự phát triển của Hải Phòng và của đất nước, em tiến hành làm tiểu
luận: “ Áp dụng mối quan hệ giữa công nghệ và hoạt động sản xuất để phân
tích đánh giá các yếu tố đầu ra và đầu vào trong quá trình sản xuất của
công ty TNHH Nhà nước MTV Công nghiệp tàu thủy Bến Kiền”.
Các nội dung chính bao gồm:
- Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
- Phân tích các yếu tố đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất của công
ty TNHH Nhà nước MTV Công nghiệp tàu thủy Bến Kiền.
- Vai trò của công nghệ trong việc đầu tư phát triển đóng mới tàu biển của
công ty TNHH Nhà nước MTV Công nghiệp tàu thủy Bến Kiền giai đoạn 20152020.
2


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1.1. Khái niệm về khoa học và công nghệ
1.1.1. Khái nhiệm về khoa học
1.1.1.1 Khái niệm
Khoa học được hiểu là tập hợp những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và tư

duy được thể hiện bằng những phát minh dưới dạng các lý thuyết, định lý, định
luật và nguyên tắc.
Như vậy, thực chất cửa khoa học là sự khám phá các hiện tượng các thuộc
tính vốn tồn tại một cách khách quan. Sự khám phá này đã làm thay đổi nhận
thức của con người tạo điều kiện nghiên cứu, ứng dụng hiểu biết này vào thực
tế.
1.1.1.2 Đặc điểm khoa học
Như ta đã nói khoa học là những phát minh của con người vì những phát
minh này không thể trực tiếp áp dụng vào sản xuất nên không có đảm bảo độc
quyền không phải là đối tượng để mua và bán. Các tri thức khoa học có thể được
phổ biến rộng rãi. Khoa học thường được phân loại theo khoa học tự nhiên và
khoa học xã hội.
Khoa học tự nhiên khám phá những quy luật của tự nhiên xung quanh
chúng ta. Khoa học xã hội nghiên cứu cách sống, cách hành động và ứng xử của
con người.
Vậy khoa học là kết quả nghiên cứu của quá trình hoạt động thực tiễn,
nhưng đến lượt mình thì nó lại có vai trò to lớn tác động mạnh mẽ trở lại hoạt
động sản xuất. Do đó con người hoàn toàn có khả năng đưa khoa học thành lực
lượng sản xuất trực tiếp.
1.1.2. Lý luận về công nghệ
1.1.2.1. Khái niệm công nghệ
Có nhiều cách hiểu khác nhau về công nghệ tùy theo góc độ và mục đích
nghiên cứu. Nhưng một cách chung nhất công nghệ được hiểu như sau:
Công nghệ là tập hợp những hiểu biết để tạo ra các giải pháp kỹ thuật
được áp dụng vào sản xuất và đời sống.
Ngày nay công nghệ thường được coi là sự kết hợp giữa phần cứng và
phần mềm. Phần cứng đó là trang thiết bị. Phần mềm bao gồm (thành phần con
3



người thành phần thông tin, thành phần tổ chức) bất kỳ quá trình sản xuất nào
đều phải đảm bảo bốn thành phần trên mỗi thành phần đảm nhiệm những chức
năng nhất định.
1.1.2.1. Đặc điểm công nghệ
Qua khái niệm về công nghệ ở trên ta thấy, trước đây cách hiểu truyền
thống về công nghệ đồng nhất kỹ thuật với thiết bị không lưu ý với thực tế vận
hành, tay nghề của công nhân, năng lực tổ chức quản lý hoạt động sản xuất, do
vậy hiện nay thuật ngữ (công nghệ) thường được dùng thay cho thuật ngữ (kỹ
thuật) việc hiểu nội dung công nghệ như vậy đặc biệt có ý nghĩa quan trọng
trong giai hiện nay khi công nghệ thực sự trở thành nhân tố quyết định khả năng
cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Khác với khoa học các giải pháp kỹ thuật của công nghệ đóng góp trực
tiếp vào sản xuất và đời sống nên nó được sự bảo hộ của Nhà nước dưới hình
thực sở hữu công nghiệp và do đó nó là thứ hàng để mua bán. Nghị định số
63/CP của Thủ tướng Chính phủ quy định 5 đối tượng được bảo hộ ở Việt Nam
đó là:
Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa và
tên gọi, xuất xứ hàng hóa.
1.1.3. Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ
Khoa học và công nghệ có nội dung khác nhau nhưng chúng lại có mối
quan hệ chạt chẽ với nhau. Mối liên hệ chặt chẽ này thể hiện ở chỗ khi còn ở
trình độ thấp, khoa học tác động tới kỹ thuật và sản xuất còn rất yếu, nhưng đã
phát triển đến trình độ cao như ngày nay thì nó tác động mạnh mẽ và trực tiếp
tới sản xuất. Khoa học và công nghệ là kết quả sự vận dụng những hiểu biết tri
thức khoa học của con người để sáng tạo cải tiến các công cụ, phương tiện phục
vụ cho sản xuất và các hoạt động khác.
Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ được phát triển qua các giai
đoạn khác nhau của lịch sử.
Vào thế kỉ 17 -18 khoa học công nghệ tiến hóa theo những con đường
riêng có những mặt công nghệ đi trước khoa học.

Vào thể kỉ 19 khoa học công nghệ bắt đầu có sự tiếp cận, mỗi khó khăn
của công nghệ gợi ý cho sự nghiên cứu của khoa học và ngược lại những phát
minh khoa học tạo điều kiện cho các nghiên cứu, ứng dụng.

4


Sang thể kỉ 20 khoa học chuyển sang vị trí chủ đạo dẫn dắt sự nhảy vọt về
công nghệ. Ngược lại sự đổi mới công nghệ tạo điều kiện cho nghiên cứu khoa
học tiếp tục phát triển.
1.2. Các yếu tố và điều kiện chi phối đến việc đưa công nghệ vào phát triển
kinh tế - xã hội
Công nghệ là “công cụ để giải quyết vấn đề” chứ không phải là “lực
lượng độc lập và tự trị” cho nên công nghệ còn phụ thuộc vào môi trường xã hội
– kinh tế - chính trị của mỗi quốc gia.
Một công nghệ có thể phù hợp với điều kiện khác. Yêu cầu chất lượng,
chủng loại, định hướng thị trường của một sản phẩm… là yếu tố lựa chọn công
nghệ.
Xét về mặt kinh tế, trong mối quan hệ sản xuất, công nghệ được coi là
phương tiện để thực hiện quá trình sản xuất, biến đổi các đầu vào thành đầu ra là
các sản phẩm và dịch vụ mong muốn.
Môi trường văn hóa-chính trị - xã hội
Các hoạt động xã hội

Môi
trường
quốc tế

Đầu


Đầu

vào

ra

Môi
trường
quốc tế

Công
nghệ

Hình 1.1: Sơ đồ các yếu tố và điều kiện chi phối đến việc đưa
công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội.
1.3 Vai trò của công nghệ (CN) trong phát triển kinh tế - xã hội
Vì kinh tế luôn luôn phát triển, nên vai trò công nghệ thay đổi. Ngày nay

5


các công nghệ mới và ngành mới có hàm lượng khoa học – kỹ thuật cao phát
triển theo hướng sau:
+ Tạo ra các quy trình sản xuất được tự động hóa trên cơ sở kết hợp thành tựu
của ngành điện tử vi điện tự cho máy tính điện tử, kỹ thuật Laser, tin học…
+ Tạo ra vật liệu mới, các vật liệu chuyên dụng, vật liệu Compusit mới,
compusit hỗn hợp, vật liệu gốm, siêu sạch, siêu dẫn nhiệt độ cao.
+ Mở rộng và hoàn thiện cơ sở năng lượng của nền sản xuất trên cơ sở phát triển
năng lượng nguyên tử, nhiệt hạch, năng lượng sinh học, năng lượng địa nhiệt và
năng lượng mặt trời.

+ Trên cơ sở các thành tựu của kỹ thuật gen, tạo ra các ngành sản xuất, sử dụng
kỹ thuật và công nghệ sinh học.
+ Công nghệ mới là kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và động
lực chính của quá trình công nghiệp hóa. Việc phát triển công nghiệp mới là yếu
tổ quan trọng làm thay đổi trực tiếp phạm vi sản xuất công nghiệp.
+ Các công nghệ mới về bản chất mang tính cải tạo, nghĩa là chúng thay đổi cơ
bản điều kiện sản xuất hàng hóa. Chúng không chỉ tạo ra nhiều loại sản phẩm
mới mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình sản xuất.
+ Công nghiệp mới thực hiện những đột phá quan trọng có tác động mạnh mẽ
đến quá trình công nghiệp hóa, có thể nói phát triển công nghiệp trong tương lai
trên cơ sở của công nghiệp mới.
1.4 Mối quan hệ giữa công nghệ và hoạt động sản xuất
Yếu

Hoạt

Nguồn lực tự nhiên

tố

động

đầu

sản

vào

xuất


Nguồn lực xã hội

Hàng hóa
Vật lực
Máy móc
Cơ cấu hạ tầng
Năng lượng

Công nghệ, công cụ biến đổi
Hình 1.2: Sơ đồ mối quan hệ giữa công nghệ và hoạt động sản xuất
1.4.1. Yếu tố đầu vào
- Nguồn lực tự nhiên: đất đai, tài nguyên, vùng nước …
6


- Nguồn lực sản xuất gồm: nhân lực, vật lực, tài lực …
1.4.2. Hoạt động sản xuất
Hoạt động sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất ra một sản phẩm.
1.4.3. Công nghệ, công cụ biến đổi
Là việc áp dụng quy trình công nghệ áp dụng để sản xuất ra một sản phẩm.
1.4.4. Đầu ra
Đầu ra gồm hàng hóa, vật lực, máy móc, năng lực, dịch vụ, kết cấu hạ tầng.

7


Chương 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU RA
TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TNHH
NHÀ NƯỚC MTV CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY BẾN KIỀN
2.1. Giới thiệu chung về công ty

Nằm phía Tây Bắc, cách thành phố Hải Phòng 12 km, bên dòng sông Cấm
và cây cầu Kiền hiện đại vừa được xây dựng, Nhà máy đóng tàu Bến Kiền đã có
truyền thống xây dựng và phát triển gần 20 năm. So với nhiều tên tuổi kỳ cựu
trong ngành đóng tàu thì quãng thời gian ấy không phải là dài nhưng những
thành tích nhà máy đạt được trong những năm gần đây thật đáng trân trọng.
Nhà máy đóng tàu Bến Kiền nay là công ty TNHH Nhà nước một thành
viên công nghiệp tàu Bến Kiền là một thành viên của Tổng công ty Công nghiệp
tàu thủy Việt Nam. Nhà máy có diện tích mặt bằng chính là 15.9 ha có các
ngành nghề kinh doanh:
- Đóng mới và sửa chữa phương tiện nổi,
- Kết cấu thép và gia công cơ khí
- Nhà máy có khả năng đóng mới các loại tàu: tàu kéo, tàu dầu, tàu
hàng các loại, tàu container, tàu viễn dương và các xà lan vận tải cỡ lớn.
Từ năm 2002 đến nay, nhà máy đã mua sắm mới nhiều máy móc, trang
thiết bị hiện đại như: máy cắt tự động, bán tự động, máy hàn bán tự động, máy
uốn thủy lực, máy phun sơn, phun cát, cần cẩu tự hành 50 tấn, khẩu trục 80 tấn,
máy cắt Plasma, máy uốn ống theo chương trình, các công cụ đặc chủng như
máy tiện băng dài 6 -8 m, máy phay lăn răng… Để đáp ứng yêu cầu hội nhập,
nhà máy còn đầu tư phần mềm kỹ thuật và quản lý, áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng ISO, hoàn chỉnh công nghệ gia công, hàn vỏ hợp kim nhôm trong chế
tạo tàu cao tốc và tàu cứu nạn …
Cùng với liên tục đầu tư nâng cấp máy móc, thiết bị, nhà máy đóng tàu
Bến Kiền cũng rất chú trọng đào tạo nhân lực với nhiệm vụ trọng tâm là nâng
cao trình độ người lao động thông qua việc tổ chức các chuyên đề kỹ thuật, công
nghệ, các lớp học nghề hàn, thủy lực, cắt … Nhà máy cũng khuyến khích người
lao động học đại học tại chức, gửi đi tham quan, học tập tại các cơ sở đóng tàu
trong và ngoài nước và có chế độ khuyến khích công nhân nâng cao tay nghề.
Đến nay, doanh nghiệp đã xây dựng được một đội ngũ lao động có tay nghề giỏi
gồm trên 650 CBCNV, trong đó 95 người có trình độ từ cao đẳng trở lên, 30
người có trình độ trung học chuyên nghiệp, còn lại chủ yếu là công nhân kỹ

8


thuật từ bậc 3, được đào tạo rèn luyện về nhân cách, trình độ, tính tổ chức và kỷ
luật cao. Tiếp xúc với công nhân của nhà máy mới thấy hết được ưu đãi ở Bến
Kiền, đặc biệt là sự chăm lo chu đáo tới đời sống người lao động. Tại nhà máy,
có tới hai thế hệ cùng công tác, con em của người lao động ở đơn vị sau khi ra
trường được tiếp nhận vào làm việc nếu có đủ điều kiện. Mức thu nhập trung
bình của cán bộ công nhân viên Bến Kiền đạt khá trong Tổng công ty Công
nghiệp Tàu thủy Việt Nam, tạo nên tâm lý đoàn kết, tập trung nâng cao tay nghề
và hết mình đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Với điều kiện không được thuận lợi như nhiều doanh nghiệp đóng tàu
khác do nằm bên dòng sông nhỏ, hạn chế về luồng lạch không thể đóng được
những con tàu trọng tải lớn, nhà máy đã phát huy thế mạnh trong lĩnh vực cơ khí
chế tạo để định hướng chọn những sản phẩm đặc trưng phù hợp với năng lực
của mình là đóng mới các loại tàu nhỏ chuyên dùng, có giá trị kinh tế cao như:
tàu đánh cá, tàu cao tốc vỏ hợp kim nhôm phục vụ tuần tra, cứu nạn và đánh bắt
thủy sản, tàu nghiên cứu đại dương, tàu hút bùn, các loại tàu công trình … Nhà
máy cũng là đơn vị đầu tiên trong ngành đóng tàu hợp tác với nước ngoài để
đóng tàu cá và tàu cuốc xuất khẩu sang Trung Đông. Trong những năm qua, Bến
Kiền đã hợp tác sản xuất với nhiều công ty của Nhật Bản, Trung Quốc, Đan
Mạch, Hà Lan cho ra đời những sản phẩm đạt chất lượng cao, tạo được uy tín
lớn với khách hàng. Năm 2001, nhà máy đóng thành công tàu hút xén thổi công
suất 1.000m3/h xuất khẩu sang I-rắc (trị giá 2,8 triệu USD). Con tàu này đảm
bảo những tiêu chuẩn quốc tế theo hợp đồng ký kết nên Tổng công ty Cảng I-rắc
quyết định ký tiếp hợp đồng đóng mới tàu hút xén thổi có công suất 1.500m 3/h.
Sau khi xem xét năng lực thiết bị và kinh nghiệm đóng mới tàu công trình của
doanh nghiệp, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam lại ủy quyền cho
nhà máy thực hiện tiếp hợp đồng này. Chỉ sau thời gian ngắn, 2 tàu hút xén thổi
công suất 1.500m3/h (tổng trị giá 10,8 triệu USD) đã được đóng mới thành công.

Đặc điểm chung của các tàu công trình nói trên là sử dụng nhiều thiết bị điều
khiển bằng thủy lực như nâng hạ dàn phay, quay đầu xén, nâng hạ cọc bước, tời
neo, tời cô dây…
2.2. Phân tích các yếu tố đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất cửa
công ty TNHH Nhà nước một thành viên công nghiệp tàu Bến Kiền
2.2.1. Các yếu tố đầu vào
- Nguồn lực tự nhiên bao gồm đất đai, tài nguyên, vùng nước … đối với
công ty TNHH Nhà nước một thành viên công nghiệp tàu Bến Kiền gồm:
9


+ Cơ sở hạ tầng diện tích 15,9 ha
+ Độ sâu luồng 3,5 m
+ Các khu âu tàu, ụ nổi
- Nguồn lực sản xuất bao gồm: nhân lực, vật lực, tài lực đối với công ty
TNHH Nhà nước một thành viên công nghiệp tàu Bến Kiền gồm:
+ Nhân lực với hơn 650 CBCNV, trong đó 95 người có trình độ từ cao
đẳng trở lên, 30 người có trình độ trung học chuyên nghiệp, còn lại chủ yếu là
công nhân kỹ thuật bậc 3,
+ Vật lực bao gồm:
 Mát hàn tự đồng và bán tự động
 Máy lốc tôn
 Máy ép thủy lực CTC-400T
 Các thiết bị nâng hạ.
 Máy cắt hơi bằng tay và bán tự động
 Máy cắt CNC
2.2.2. Hoạt động sản xuất của công ty
Quy trình sản xuất của một con tàu mới được theo 19 khu vực sau:
2.2.2.1. Khu I: Đà dọc tàu (kích thước 30mx194m)
- Dùng để hạ thủy các loại tàu lớn và tàu đa chức năng 9200T đang trên

đà.
- Đà được trang bị cẩu cổng 200T và cẩu trục 80T để phục vụ tổng lắp
thân tàu.
2.2.2.2. Khu II: Nhà xưởng gia công chi tiết và lắp ráp vỏ tàu cỡ lớn
- Gồm hai nhà có diện tích 5832m
- Dùng để gia công và láp ráp các phân đoạn có trọng lượng tới 40T
- Thiết bị nâng hạ gồm 4 cầu trục 30T
2.2.2.3. Khu III: Phân xưởng vỏ gia công
- Có diện tích 1890m2 và văn phòng phân xưởng (có diện tích 60m2)
- Là phân xưởng hạ liệu, cắt hơi tập trung, gia công các chi tiết kết cấu
cửa tàu và các chi tiết của sản phẩm khác, tạo phôi phục vụ cho phân
xưởng gia công cơ khí.

10


2.2.2.4. Khu vực IV: Gia công thép hình (thuộc phân xưởng gia công chi
tiết)
- Có diện tích: 18x65m= 1170m2
- Gia công thép hình làm khung xương vỏ tàu và dập các chi tiết mã liên
kết khác.
2.2.2.5. Khu vực V: Nhà rèn đập (thuộc phân xưởng gia công)
- Rèn phôi các chi tiết phục vụ gia công cơ khí
2.2.2.6. Khu vực VI: Phân xưởng vỏ lắp ráp
- Lắp ráp các chi tiết phân đoạn, tổng đoạn và đấu tổng thành có diện tích
27m x 102m = 2754 m2
- Là nơi các chi tiết kết cấu thân tàu đã được gia công từ phân xưởng vỏ
gia công chuyển đến và đấu lắp thành từng phân đoạn, tổng đoạn hoàn chỉnh.
2.2.2.7. Khu vực VII: Sàn phóng dạng
- Mặt sàn đảm bảo bằng phẳng có sai số trung bình ± 1mm, đủ sáng,

thông thoáng và có thể phòng dạng được tàu 6500T. Dưới sàn phòng là kho vật
tư Nhà máy có diện tích 1836m2. Dùng để tập kết vật tư thiết bị tàu.
2.2.2.8. Khu vực VIII: Nhà phân xưởng Vỏ II
- Có diện tích là: 64m x 32m = 2388m2
- Trong đó có một văn phòng và nhà kho (diện tích 85m2).
- Toàn bộ công việc gia công và lắp ráp thân tàu vỏ nhôm đều thực hiện
trong nhà xưởng.
2.2.2.9. Khu vực IX: Nhà phân xưởng Cơ khí
- Tại đây được trang bị hàng loạt máy gia công cắt gọt loại nhỏ, loại vừa
và loại máy tiện lớn có thể gia công sửa chữa các trục chân vịt dài 11m.
2.2.2.10. Khu vực X: Phân xưởng Điện máy
- Có diện tích 40m x 24m = 1056m2
- Trong đó bố trí kho và văn phòng phân xưởng có diện tích 200m2
- Tất cả các hệ ống của tàu đóng mới và sửa chữa đều được gia công tại
đây sau đó vệ sinh sơn bảo quản mới chuyển xuống láp dưới tàu.
2.2.2.11. Khu vực XI: Phân xưởng Cơ điện
- Có diện tích 60m x24m =1340m 2, có một phòng kỹ thuật cơ điện riêng
với diện tích 144m2.

11


- Sửa chữa, lắp ráp các động cơ điện và bảo quản sửa chữa các máy công
cụ trong nhà máy và các động cơ thủy lực.
2.2.2.12. Khu vực XII: Phân xưởng Mộc + Sơn trang trí.
- Có diện tích 18m x 74m =1232m 2 bố trí một văn phòng phân xưởng diện
tích 45m2.
- Bố trí các thiết bị gia công đồ nội thất: máy phay gỗ công suất 1.7KW
máy bào gỗ BT-40 công suất 4.5KW, máy khoan gỗ, máy cưa, máy cưa di động.
m) Khu vực XIII: Bãi tổng lắp tàu cỡ nhỏ và triền nghiêng ngang

- Là khu vực sân tập kết phân đoạn, tổng đoạn, nơi cẩu lật và tổng lắp
thân tàu.
2.2.2.13. Khu vực XIV: Phân xưởng Âu đà và Âu tàu
- Âu tàu có kích thước chiều cao 1,9m x rộng 25m x dài 97m.
- Cửa âu rộng B = 14,8m, trong lòng âu có thể chứa tàu rộng 14m dài 90m
hoặc có thể kê được 2 tàu có kích thước rộng 9m x 72m, trọng tải 1000T tiến
hành sửa chữa đồng thời.
2.2.2.14. Khu vực XV: Cầu tàu (có hai cầu tàu)
- Khu vực này có diện tích rộng 202m x 25m để tập kết các thiết bị cần
lắp xuống tàu hoặc khi sửa chữa tàu các thiết bị tháo ở tàu được chuyển lên bãi
sau đó đưa về các phân xưởng thực hiện.
2.2.2.15. Khu vực XVI: Triền dọc cỡ nhỏ
- Kích thước 25m x60m có độ nghiêng 1/10
- Để phục vụ sửa chữa tàu, sà lan có chiều rộng lớn, mớn nước chìm là
2m. Hệ thống xe gòong và tời có trọng tải 8T, để đưa lên hoặc xuống triền.
2.2.2.16. Khu vực XVII: Bãi lắp ráp
- Là nơi lắp ráp và tập kết các chi tiết phân tổng đoạn phục vụ đấu tổng
thành tàu trên triền dọc.
2.2.2.17. Khu vực XVIII: Phun cát
- Phía Tây của nhà máy là bãi rộng, là nơi phun cát làm sạch bề mặt tôn
và các phụ kiện kết cấu thân tàu. Sau đó sơn một lớp sơn bảo quản trước khi đưa
sang phân xưởng gia công và lắp ráp.
2.2.3. Công nghệ biến đổi
Nhà máy có khả năng đóng mới các loại tàu: tàu kéo, tàu dầu, tàu hàng
các loại, tàu container, tàu viễn dương và các xà lan vận tải cỡ lớn. Hiện nay, tại
12


nhà máy sử dụng hệ thống dọc đà mới được xây dựng cho nhà máy chó thể đóng
mới các tàu cỡ lớn trên 10 000 DWT. Về công nghệ sửa chữa các phương tiện

nổi, nhà máy có thể sửa chữa các tàu có trọng tải nổi trên 3600T trong âu tàu.
Hiện nay, nhà máy sử dụng công nghệ đóng tàu theo quy trình các nước
Đông Âu cũ, còn nhiều lạc hậu và manh mún không đáp ứng được các yêu cầu
tàu trọng tải lớn.
2.2.4. Đầu ra của quá trình sản xuất
Đầu ra của công ty TNHH Nhà nước một thành viên công nghiệp tàu Bến
Kiền là những con tàu đóng mới gồm:
- Tàu Contaner
- Tàu hàng
- Tàu xà lan.
- Tàu dầu
- Tàu kéo

13


Chương 3: VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ TRONG VIỆC ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN ĐÓNG MỚI TÀU BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC
MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY BẾN KIỀN
GIAI ĐOẠN 2015 -2020
3.1. Những căn cứ
- Căn cứ định hướng mục tiêu chiến lược của Công ty TNHH nhà nước
một thành viên Công nghiệp tàu thủy Bến Kiền giai đoạn 2016 -2020
- Căn cứ xu hướng phát triển ngành đóng tàu trong khu vực và thế giới
giai đoạn 2016 – 2020
- Căn cứ theo nhu cầu của khách hàng trong những năm tới
Từ đó, công ty TNHH nhà nước một thành viên công nghiệp tàu thủy Bến Kiền
giai đoạn 2016 -2020 đề ra mục tiêu phát triển công nghệ như sau:
+ Tạo ra quy trình công nghệ sản xuất với các đối tác Nhật Bản, Hàn
Quốc

+ Tạo ra những con tàu với trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tiện nghi, đảm
bảo tính an toàn, tiện lợi trong điều kiện khai thác tối ưu hóa dung tích.
+ Mở rộng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng của công ty để phục vụ cho việc
đóng những con tàu chuyên dùng và có trọng tải lớn.
3.2. Phát triển công nghệ mới
Thực hiện những đột phá quan trọng tác động mạnh mẽ đến công nghiệp
hóa ngành đóng tàu. Có thể nói, muốn phát triển ngành công nghiệp đóng tàu
trong tương lai, đặc biệt với công ty TNHH nhà nước một thành viên công
nghiệp tàu thủy Bến Kiền cần phải dựa trên cơ sở của những công nghệ mới và
tiên tiến.
3.2.1 Công nghệ mới và đóng tàu biển
Về bản chất mang tính cải tạo nghĩa là chúng thay đổi cơ bản điều kiện,
về quy trình công nghệ đóng mới tài biển từ khâu thiết kế cho đến khâu thi công.
Ngay cả trogn các phân đoạn cũng được áp dụng quy trình công nghệ mới khác
nhau, nếu xét thấy tiết kiệm được chi phí, rút ngắn thời gian thi công mà chất
lượng và số lượng của sản phẩm vẫn đảm bảo.
3.2.2. Công nghệ mới trong đóng tàu biển của công ty TNHH nhà nước một
thành viên Công nghiệp tàu thủy Bến Kiền
Là kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành đóng tàu,
phát triển công nghệ mới là yếu tố quan trọng làm thay đổi trực tiếp các phân
14


đoạn đóng mới trong tổng thể dây chuyền từ khâu thiết kế đến thi công và hoàn
thiện để hạ thủy một con tàu của công ty.
3.3. Phương hướng phát triển công nghệ đóng tàu của công ty trong những
năm tới
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, hoạt động phát triển công nghệ của
công ty đạt được các kết quả đáng khích lệ, góp phần nâng cao năng suất lao
động, giảm chi phí, đảm bảo sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển, góp

phần không nhỏ trong quá trình tái cơ cấu công ty. Công tác tổ chức, cán bộ
cũng như hệ thống quy chế quản lý nội bộ được ban hành và kiện toàn. Đặc biệt
là hệ thống quản trị doanh nghiệp đã được đổi mới và ngày càng hoàn thiện
cùng với việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiếng đã mang lại
hiệu quả trong việc nâng cao năng suất lao động. Điều này thể hiện rõ qua việc
một số dự án đóng mới hoặc dở dang được khởi động, công ty và nhiều đơn vị
thành viên ký được các hợp đồng đóng tàu xuất khẩu có hàm lượng khoa học kỹ
thuật và giá trị cao như: tàu roro, tàu dịch vụ dầu khí, tàu chở dầu/hóa chất …
Một trong những thành quả ấn tượng của công ty về phát triển công nghệ
trong giai đoạn 2010 – 2015 đó là việc công ty đã thành công trong việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong thiết kế và dựng mô phỏng các mô đun trên
phần mềm thiết kế trong đóng tàu.
Mục tiêu trong giai đoạn 2016 – 2020 của công ty được chia làm 3 giai
đoạn sau Giai đoạn I, tập trung củng cố cơ sở vật chất kỹ thuật, ngoài cầu tàu dài
90m (độ sâu luồng – 3,5m), xây mới thêm cầu tàu 117m. Giai đoạn II, đầu tư 50
tỷ đồng để mở rộng mặt bằng nhà xưởng, cầu tàu, triền đà, bãi lắp ráp, tổng
đoạn, mua sắm máy móc thiết bị đảm bảo đủ điều kiện đóng mới và sửa chữa
tàu biển 4.000 tấn. Giai đoạn III, đầu tư 170 tỷ đồng với mục tiêu nâng cao năng
lực của nhà máy để có thể đóng mới các loại tàu có trọng tải 10.000 tấn tàu
Container 564 TEU.
Định hướng phát triển công nghệ công ty trong thời gian tới chính là chú
trọng trong công tác quản lý điều hành, quản trị hiệu quả sản xuất kinh doanh
tạo tiền đề cho phát triển công tác thiết kế tàu thủy phục vụ cho sự phát triển lâu
dài và bền vững của ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam; Tích cực triển khai
thực hiện Đề án phát triển KH&CN và đào tạo phát triển nguồn nhân lực thông
qua chương trình hành động giai đoạn 2015 – 2020; Xây dựng và hoàn thiện các
đề tài nghiên cứu khoa học, các hệ thống quản lý chất lượng. Ngoài ra một trong
những mục tiêu quan trọng của công ty đó là ứng dụng công nghệ vật liệu
15



composite và composite hỗn hợp. Tuy nghiên, để hoạt động này hiệu quả thì
phải gắn công tác nghiên cứu khoa học với tính ứng dụng, tính thực tế có như
vậy mới mang lại nguồn kinh phí để quay trở lại phục vụ công tác nghiên cứu
khoa học để tìm tòi các kỹ thuật và công nghệ mới.

16


KẾT LUẬN
Trước những cơ hội và thách thức trên đây, nếu không có những quyết
sách đột phá về phát triển khoa học, công nghệ, những biện pháp mạnh mẽ tăng
cường khoa học, công nghệ quốc gia, thì nguy cơ tụt hậu về kinh tế và khoa học,
công nghệ ngày càng xa so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới là
khó tránh khỏi. Những nguên nhân này tất yếu đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải
có tư duy mới, nhận định mới về phát triển khoa học, công nghệ
Qua quá trình tìm hiểu nội dung môn học, em đã hiểu được nội dung “ Áp
dụng mối quan hệ giữa công nghệ và hoạt động sản xuất để phân tích đánh giá
các yếu tố đầu ra và đầu vào trong quá trình sản xuất của công ty TNHH Nhà
nước MTV Công nghiệp tàu thủy Bến Kiền” cũng như áp dụng lý thuyết môn
học vào thực tế quá trình sử dụng. Do thời gian nghiên cứu ngắn hạn nên tiểu
luận không tránh khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong được sự thông cảm và
góp ý tận tình của PGS.TS Nguyễn Hoàng Tiệm để bài viết này được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Khoa học quản lý nâng cao - PGS.TS Nguyễn Hoàng Tiệm
2.

18



×