SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NHƯ THANH 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU THÀNH VĂN TRONG
DẠY HỌC LỊCH SỬ 12 NHẰM GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN
ĐẢO CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NHƯ THANH II.
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Tiến Hùng
Chức vụ : TPCM
Mơn : Lịch sử
THANH HĨA NĂM 2017
Mục lục
Nội dung
Trang
A. Đặt vấn đề
1
1. Lí do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
B. Nội dung của vấn đề nghiên cứu
3
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
3
1.1. Cơ sở lí luận
3
1.2. Cơ sở thực tiễn
3
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
4
3. Các biện pháp sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử 12
4
31. Sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo để giải thích giúp học sinh
hiểu được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử
4
3.2. Sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo để xây dựng các đoạn tường
thuật, miêu tả nhằm cụ thể hóa các sự kiện, hiện tượng lịch sử
5
3.3. Sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo để chứng minh cho một luận
điểm khoa học.
6
3.4. Sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo kết hợp với đồ dùng trực
quan
8
3.4.1.Sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo kết hợp với tranh, ảnh
8
3.4.2 Sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo kết hợp với lược đồ, bản đồ.
9
3.5. Sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo trong tiết học lịch sử địa
phương
11
3.6. Sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo để xây dựng bài tập nhận
thức.
12
4. Kiểm chứng
14
C. Kết luận và đề xuất
15
Sáng kiến kinh nghiệm
Lịch sử
Đề Tài: CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU THÀNH VĂN TRONG DẠY
HỌC LỊCH SỬ 12 NHẰM GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CHO HỌC
SINH TRƯỜNG THPT NHƯ THANH 2.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo
luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển đất nước và con người Việt Nam.
Chính vì lẽ đó, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề biển đảo
và dành nhiều tình cảm cho nhân dân vùng biển đảo. Sự quan tâm và tình cảm đó
được thể hiện qua từng bài viết, từng lời căn dặn khi đến thăm các đơn vị hải quân,
Người nói “Đồng bằng là nhà mà biển là cửa, giữ nhà mà không giữ cửa có được
khơng ?...”. Hay, Bác Hồ cũng đã từng căn dặn: “Ngày xưa ta có đêm, có rừng.
Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển nước ta dài, tươi đẹp. Ta phải biết
giữ gìn và phát huy nó”. Xác định tầm quan trọng của biển đảo, Nghị quyết Hội
nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (Khóa X) về chiến lược biển đảo
Việt Nam đến năm 2020 đã xác định mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020, phấn đấu
nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, đảm bảo vững chắc chủ quyền quốc gia
trên biển, góp phần quan trọng trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm
cho đất nước giàu mạnh”.[6]
Luật giáo dục được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
thông qua năm 2005 đã nêu: Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam
phát triển tồn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung
thành với lý tưởng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp bảo vệ Tổ
Quốc. [8]
Học sinh THPT thuộc lứa tuổi từ 16 đến 18. Đó là thế hệ trẻ quyết định đến
tương lai không xa của đất nước. Các em sẽ là những người chịu trách nhiệm xây
dựng, phát triển đất nước; bảo vệ vùng trời, vùng biển, đất liền của Tổ quốc. Vì thế,
giáo dục về biển đảo quê hương cho các em học sinh nói chung và học sinh THPT
nói riêng là vơ cùng cần thiết. Giáo dục về biển đảo quê hương sẽ nâng cao nhận
thức của các em về chủ quyền đất nước, khơi dậy lòng yêu nước, đánh thức trách
nhiệm cơng dân. Đó là cách để chúng ta tạo nên lực lượng xung kích bảo vệ chủ
quyền đất nước khi cần thiết.
Trong bối cảnh hiện nay biển Đông là một trong những vấn đề nổi bật, giành
được nhiều sự quan tâm, bên cạnh các hoạt động ngoại khóa tuyên truyền về biển
đảo thì việc đưa các tài liệu thành văn về biển, đảo vào trong bài giảng góp phần
cung cấp kiến thức vào cuộc đấu tranh, tuyên truyền, bảo vệ chủ quyền nước ta trên
biển Đông, giáo dục cho học sinh tình yêu và trách nhiệm đối với biển, đảo.
Nguyễn Tiến Hùng
1
Sáng kiến kinh nghiệm
Lịch sử
Xuất phát từ thực tế đó, là một giáo viên dạy lịch sử đặc biệt là lịch sử 12 tôi
muốn đưa ra các biện pháp sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử 12
nhằm giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh trường THPT Như Thanh 2.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Sử dụng tài liệu biển đảo trong dạy học lịch sử giúp học sinh hiểu được quá trình
xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Nhà nước Việt Nam trên các vùng biển
đảo của Tổ Quốc, cũng như vai trị của biển đảo trong q trình phát triển của lịch
sử dân tộc
- Sử dụng tài liệu về biển đảo trong dạy học lịch sử dân tộc có ý nghĩa giáo dục tư
tưởng, tình cảm, đạo đức tốt đẹp cho học sinh, đặc biệt là giáo dục lòng yêu quê
hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, yêu biển, đảo.
- Sử dụng tài liệu về biển, đảo trong dạy học lịch sử góp phần phát triển cho học
sinh các năng lực như tri giác, hình dung, tưởng tượng và các thao tác tư duy như
phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Đồng thời, sử dụng tài
liệu biển đảo trong dạy học lịch sử cịn góp phần phát triển năng lực hành động và
hoạt động thực tiễn cho học sinh.
Mặt khác, sử dụng tài liệu biển đảo trong dạy học lịch sử cịn góp phần phát
triển năng lực hành động và hoạt động thực tiễn cho học sinh.
Năng lực hành động và hoạt động thực tiễn của học sinh, chính là việc học sinh vận
dụng những kiến thức đã được học vào trong cuộc sống. Mà quan trọng hơn là góp
phần tích cực vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ
Quốc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, tài nguyên biển, đảo.
Các em những chủ nhân tương lai đất nước, sẽ nhận thức, hiểu sâu sắc hơn lịch sử
dân tộc, những thành quả mà các thế hệ tiền nhân đã phải đổ biết bao mồ hôi, công
sức và cả xương máu để xây dựng và bảo vệ. Công tác tuyên truyền, giáo dục về ý
thức chủ quyền biển đảo chỉ thực sự có tác dụng khi học sinh được truyền đạt
những kiến thức khoa học, chính xác về những sự kiện, nhân vật lịch sử trong quá
khứ như nó đã tồn tại và diễn ra.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Giáo viên trong dạy học lịch sử 12
- Học sinh khối 12 trường THPT Như Thanh 2 cụ thể là các lớp 12C3, 12C4, 12C5
và 12C6
4. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp tham khảo, đọc tài liệu.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo ý kiến của bạn bè, đồng
nghiệp.
+ Kiểm chứng.
Nguyễn Tiến Hùng
2
Sáng kiến kinh nghiệm
+ Phương pháp tự học, tự nghiên cứu của học sinh
Lịch sử
+ Các phương pháp có liên quan đến lí luận dạy học đổi mới.
B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lí luận
Hiện nay, chưa có một định nghĩa đầy đủ về tài liệu biển đảo. Tuy nhiên, trên
cơ sở những khái niệm tài liệu và tài liệu lịch sử làm cơ sở, có thể hiểu tài liệu biển,
đảo là những tài liệu phản ánh các mặt hoạt động của con người liên quan đến biển
và hải đảo, bao gồm tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự ….
Những sự kiện lịch sử liên quan đến biển, đảo cũng nằm trong mối quan hệ chung
với các sự kiện lịch sử khác. Do đó, tài liệu về biển, đảo cũng nằm trong mối quan
hệ chặt chẽ với các tài liệu lịch sử khác phản ánh các mặt khác của một giai đoạn,
một thời kỳ lịch sử nhất định. Một nội dung quan trọng được phản ánh khá đậm nét
trong các tài liệu lịch sử, đó là q trình xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển,
đảo.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Từ khi xảy ra các tranh chấp về chủ quyền của một số nước ở Biển Đơng,
trong đó có Việt Nam, nhiều người Việt quan tâm tới chủ quyền quốc gia và vận
mệnh đất nước đã tự hỏi: Tại sao chúng ta có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, các
tài liệu về Biển Đông (đặc biệt là hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa) chứng
minh là chủ quyền của Việt Nam, vậy sao khơng cơng bố rộng rãi cho tồn dân
được biết, sao không soạn thảo thành nội dung trong sách giáo khoa để sớm nâng
cao hiểu biết về chủ quyền đất nước cho thế hệ trẻ? Mặc dù Việt Nam là một quốc
gia biển, có bờ biển dài hơn 3.200km, kinh tế biển có đóng góp lớn trong tổng thu
nhập quốc dân và từ năm 1994, Việt Nam đã là thành viên của Công ước Luật biển
(UNCLOS 1982), nhưng cho đến trước khi Quốc hội thơng qua luật Biển có hiệu
lực kể từ 1.1.2013 thì Việt Nam chưa có một bộ luật tổng qt nào về biển. Tình
hình biển Đơng có nhiều diễn biến phức tạp, nếu chúng ta khơng có động thái gì,
thế hệ trẻ nếu khơng nhận thức được đầy đủ về chủ quyền quốc gia, có thể có
những hành động nơng nổi, dễ bị các thế lực phản động lợi dụng. Với thế hệ trẻ,
biên cương Tổ quốc khơng chỉ là tình u mà cịn là trách nhiệm. Chúng ta vẫn nói
“Hồng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, nhưng quan trọng là các bạn trẻ có hiểu
biết và nhận thức đầy đủ về chủ quyền hợp pháp của Việt Nam trên hai quần đảo
này hay không là điều đáng quan tâm.
- Đồng thời, thời gian qua có rất nhiều cơ quan, đơn vị sử dụng bản đồ khơng có
Hồng Sa - Trường sa, cịn lưu hành bản đồ có đường lưỡi bị...,đã bị dư luận kịch
liệt lên án, thậm chí cịn được sử dụng làm tài liệu, sách giáo khoa của ngành giáo
dục chúng.
Nguyễn Tiến Hùng
3
Sáng kiến kinh nghiệm
Lịch sử
Xuất phát từ thực tế đó chúng ta cần có một số biện pháp trong dạy học
nhằm giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về vấn đề biển đảo quê hương.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Thực tế, trường THPT Như Thanh 2 là một trường miền núi, vùng đặc biệt
khó khăn, lại xa biển nên nhiều học sinh còn nhận thức lơ mơ về vấn đề biển đảo và
chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Cụ thể, khi hỏi nhiều em về biển, đảo của nước
ta, đặc biệt là quần đảo Trường Sa và Hồng Sa, em nào cũng có thể trả lời đó là
“một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc”. Nhưng để lý giải nguồn gốc của nó
như thế nào, có tiềm năng, thế mạnh, nguồn lợi kinh tế ra sao, thì khơng phải học
sinh nào cũng trả lời được. Thậm chí cá biệt có những học sinh coi đó là vấn đề của
người lớn, của Nhà nước, không ảnh hưởng đến mình nên thờ ơ khơng quan tâm.
Thực trạng ấy đặt ra vấn đề cần đẩy mạnh hơn nữa giáo dục về biển đảo.
3. CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU THÀNH VĂN VỀ BIỂN ĐẢO
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở LỚP 12.
3.1. Sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo để giải thích giúp học sinh hiểu
được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử
Như chúng ta đã biết trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, những sự
kiện lịch sử được đưa vào sách giáo khoa là những sự kiện cơ bản, tiêu biểu, những
khái niệm, những kết luận khái quát....Vì vậy, muốn học sinh hiểu sử, giáo viên
phải cung cấp thêm tư liệu để giải thích thêm các sự kiện lịch sử, giúp học sinh hiểu
được bản chất của sự kiện. Những sự kiện lịch sử về biển, đảo, giáo viên phải sử
dụng các nguồn tài liệu về biển, đảo để giải thích giúp học sinh hiểu được bản chất
của sự kiện.
Chẳng hạn, khi dạy bài 21: “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế
quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)”,
trong mục I.1: “Mỹ tiến hành không quân và hải quân phá hoại Miền Bắc”, khơng
thể khơng trình bày về sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”, giáo viên có thể sử dụng tài liệu
sau:
“Đế quốc Mĩ đã thấy rõ miềm Bắc là căn cứ địa cách mạng của cả nước, hậu
phương lớn của cuộc kháng chiến ở miềm Nam. Vì vậy ngay từ đầu và trong tất cả
các thời kì của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, chúng ln tìm cách phá hoại
miền Bắc. Đến tháng 3/1964 trước nguy cơ sụp đổ của chính quyền Sài Gịn, Tổng
thống Giơnxơn phê chuẩn kế hoạch dùng tàu khu trục của Mỹ tuần tiểu ở khu vực
Vịnh Bắc Bộ để ngăn chặn tiếp tế đường biển của ta và quấy rối trinh sát vùng
biển, yểm trợ cho các tàu biệt kích ngụy vây bắt cư dân đánh cá ngoài khơi để khai
thác tin tức
Theo giới quan chức chủ chốt ở Nhà trắng và Lầu Năm Góc, ngun nhân thất bại
của Mỹ và chính quyền Sài Gịn ở Miền Nam là do phía “Cộng sản miền Bắc xúi
giục, và chỉ huy, bởi vậy “Mỹ cam kết thực hiện mục tiêu ngăn ngừa cộng sản”
Nguyễn Tiến Hùng
4
Sáng kiến kinh nghiệm
Lịch sử
bằng cách ném bom miền Bắc Việt nam, và theo học ném bom miền Bắc Việt Nam
sẽ là địn bẩy cho chính quyền Sài Gịn ổn định, nâng cao tinh thần quân đội Sài
Gòn để tiếp tục cuộc chiến tranh. Trên thực tế đã có sự tranh cãi giữa hai viện
Quốc Hội Mỹ về vấn đề leo thang chiến tranh bằng cách ném bom bắn phá miền
Bắc, trong đó vẫn có ý kiến là chính quyền Mỹ nên tìm giải pháp bằng ngoại giao
thương lượng nhưng những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Mỹ lại cho rằng
bắn phá miền Bắc trong mức độ nào đó sẽ làm cho hoạt động của Việt cộng giảm
bớt ở miền Nam. Trung tuần tháng 4 /1964, hội đồng tham mưu trưởng liên quân
Mỹ đã vạch kế hoạch ném bom miền Bắc, thông qua danh sách 94 mục tiêu sẽ bị
bắn phá khi được lệnh hành động.
Ngày 31/7/1964 tàu khu trục Ma đốc của Mỹ tiến vào khu vực phái Nam đảo Cồn
Cỏ để do thám và uy hiếp dọc bờ biển của ta, cùng ngày và tiếp cả ngày hôm
sau(1/8) máy bay Mỹ từ Lào sang bắn phá vùng Nậm Cắn và làng Noong Dẻ
(thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh) nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam, cách biên
giới Việt Lào 20km.
Ngày 2/8/1964, tàu khu trục Ma đốc của Mỹ tiến sâu vào hải phận Việt Nam ở
vùng biển giữa đảo hòn Mê và Lạch Trường (Thanh Hóa) bị ba tàu phóng lơi của
Việt Nam tấn cơng. Chính quyền Giơnxơn lấy cớ này dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc
Bộ’’ cho rằng tàu chiến của Mỹ bị hải qn Việt Nam tấn cơng ở ngồi khơi Vịnh
Bắc Bộ thuộc hải phận quốc tế. Ngày 5/8/1964 máy bay Mỹ cất cánh từ cánh từ
các sân bay đậu ngoài khơi Việt Nam tiến hành ném bom, bắn phá Hòn Gai, Vinh,
Bến Thủy, Sông Gianh. Cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ bằng không quân và hải
quân ở miền Bắc Việt Nam được tiến hành.”[2,tr213,214]
Đây là đoạn tài liệu quý giá, giúp học sinh hiểu sâu sắc về những âm mưu,
thủ đoạn của Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc.
3.2. Sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo để xây dựng các đoạn tường thuật,
miêu tả nhằm cụ thể hóa các sự kiện, hiện tượng lịch sử
Theo Phan Ngọc Liên : “Tường thuật là một cách trình bày bằng miệng
quan trọng nhằm tái hiện ở học sinh những biến cố lịch sử quan trọng với đầy đủ
tính cụ thể và gợi cảm của nó .. Miêu tả là trình bày cụ thể những đặc trưng của
một sự vật, một sự kiện lịch sử để nêu lên những nét đặc trưng, bản chất chủ yếu
cấu tạo bên trong cũng như hình dáng bên ngồi của chúng”.[3,tr126]
Khác với tường thuật, miêu tả khơng có chủ đề mà chỉ có đối tượng cụ thể
cần phải trình bày. Khi sử dụng miêu tả trong dạy học lịch sử, giáo viên phải đảm
bảo tính khách quan khoa học, đồng thời phải trình bày rõ ràng, có thái độ đúng
đắn với đối tượng được miêu tả.
Do vậy, bằng ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh, việc miêu tả,
tường thuật giúp học sinh có biểu tượng rỏ ràng, cụ thể về các sự kiện lịch sử. Đó là
Nguyễn Tiến Hùng
5
Sáng kiến kinh nghiệm
Lịch sử
cơ sở cho việc tìm tịi, suy nghĩ, rút ra kết luận, hình thành khái niệm để hiểu được
bản chất sự kiện.
Việc sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo không thể không sử dụng các
đoạn miêu tả, tường thuật về các sự kiện liên quan đến biển, đảo mà trước hết là
miêu tả về không gian về biển, đảo nơi diễn ra các sự kiện lịch sử.
- Ví dụ: Khi học bài 22: “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ
xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)” trong mục
V: “Hiệp định Pa ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa binh ở Việt
Nam”. Như chúng ta đã biết nội dung của hiệp định Pari là đế quốc Mĩ phải công
nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Nhưng sau đó
nhân dân ta vẫn phải tiếp tục đấu tranh để đòi Mĩ – Ngụy phải thi hành hiệp định
Pari. Để học sinh thấy rõ được cuộc đấu tranh của nhân dân ta giáo viên sử dụng
đoạn tài liệu tường thuật về cuộc đấu tranh đòi thi hành hiệp định Pa ri của các anh
em trại 6B trên Côn đảo sẽ tạo ra hứng thú học tập tốt, giúp học sinh tìm hiểu sâu
hơn về nội dung hiệp định Pari: Đây là tiếng nói của Nhân viên Dân sự của Chính
phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam, hiện bị nhà cầm quyền
Sài Gòn giam giữ tại Trại 6 khu B, Côn Đảo.
“Chúng tôi đòi hỏi Nhà cầm quyền Sài Gòn:
- Phải trao trả cho chúng tơi cho chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền
Nam Việt Nam. Trong thời gian chờ đợi phải tổ chức cho chúng tôi được tiếp xúc
với đại diện của chính phủ Cách mạng Lâm thời trong Ban Liên hiệp 4 bên.
- Phải thực hiện ngay quy chế của Nhân viên dân sự, đảm bảo cơm ăn no, thức ăn
đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết, bệnh tật đủ thuốc men điều trị, phải cấp phát
quần áo, chăn màn ..
- Chúng tôi tôn trọng quyền tự do tư tưởng của Nhân viên dân sự trong sinh hoạt
và học tập.
Chúng tôi kêu gọi tất cả các anh em tù nhân, đồng bào, những người thực hiện còn
trong hàng ngũ của Nhà cầm quyền Sài Gịn hãy vì sự nghiệp xây dựng Tổ Quốc
Việt Nam hịa bình, độc lập, trung lập, hồ giải, hịa hợp dân tộc mà có thái độ
buộc Nhà cầm quyền Sài Gòn phải nghiêm chỉnh thực hiện các điều khoản của
Hiệp định và các Nghị định thư mà họ là một bên tham gia ký kết”.[5,tr153,154]
Như vậy, qua việc sử dụng tài liệu về biển, đảo để xây dựng các đoạn miêu
tả, tường thuật nhằm cụ thể hóa các sự kiện lịch sử khơng những giúp học sinh ghi
nhớ sự kiện một cách cụ thể, có hình tượng mà cịn khái qt hóa với những đặc
trưng nhất của sự kiện lịch sử, đồng thời tác động đến nhận thức của học sinh.
3.3. Sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo để chứng minh cho một luận điểm
khoa học.
Nguyễn Tiến Hùng
6
Sáng kiến kinh nghiệm
Lịch sử
Những luận điểm khoa học được trình bày trong sách giáo khoa, được giáo
viên nêu ra hoặc học sinh được tiếp cận từ các nguồn thông tin khác cần được
chứng minh bằng những nguồn tài liệu đáng tin cậy. Trong dạy học lịch sử, chứng
minh cho một luận điểm khoa học lại càng quan trọng. Hiện nay, vấn đề khẳng định
chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang trở
thành một vấn đề phức tạp, thu hút sự chú ý của cả dân tộc. Chính vì vậy, bộ mơn
Lịch sử ở trường Trung học phổ thơng phải có nhiệm vụ góp phần giáo dục cho học
sinh về chủ quyền biển đảo để chứng minh cơ sở khoa học và tính pháp lý về chủ
quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việc sử dụng tài liệu về biển đảo để chứng minh cho một luận điểm khoa học
giúp học sinh có thể tự lý giải, tự chứng minh những luận điểm khoa học thông qua
các nguồn tài liệu lịch sử về quá trình, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt nam
đối với các vùng biển và hải đảo.
- Ví dụ khi dạy bài 27: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1919 – 2000 để gúp học sinh
nắm vững quá trình thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa từ
thời Pháp thuộc cho đến nay, giáo viên có thể sử dụng các tài liệu sau:
- Cho đến đầu thế kỉ XVII, 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là những đảo vô
chủ. Vào nửa đầu thế kỉ XVII, các chúa Nguyễn tổ chức các “Đội Hoàng Sa” hàng
năm ra Hoàng Sa thu lượm hải vật, đánh bắt hải sản, đo vẽ, trồng cây và dựng mốc
trên các đảo, đến nữa đầu thế kỉ XVIII tổ chức thêm “Đội Bắc Hải” ra Hoàng Sa
làm nhiệm vụ như “Đội Hồng Sa”.
- Liên tục từ đó, Việt nam đã có nhiều hoạt động củng cố chủ quyền trên 2 quần
đảo như: Năm 1925 duy trì tuần tra trên đảo, đưa quân đội thường trú đóng; năm
1938-1939 thành lập đơn vị hành chính, đặt cột mốc, xây hải đăng, trạm khí tượng,
trạm vô tuyến điện; lên tiếng phản đối các nước nêu yêu sách chủ quyền đối với
đảo Hoàng Sa; năm 1951, khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với 2
quần đảo Trường sa và Hoàng Sa tại hội nghị Francisco mà không gặp phải ý kiến
phản đối nào; năm 1956 quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Tuy Phước và năm 1961,
chuyển quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Thừa Thiên về tỉnh Quảng Nam quản lí; năm
1977 tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục
địa; năm 1982 thành lập huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện
Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; Năm 1994 tham gia công ước quốc tế
về luật biển 1982, năm 2003, ban hành Luật biên giới quốc gia, tháng 4/2007
thành lập thị trấn Trường Sa, xã Song Cửu Tây và xã Sinh Tồn thuộc huyện đảo
Trường Sa. Hiện nay, huyện đảo Hồng Sa thc thành phố Đà Nẵng và huyện
đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa... Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần công bố
sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa,
khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời
của lãnh thổ Việt Nam.- Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và là
quốc gia duy nhất đã chiếm hịa bình, quản lí liên tục, phù hợp với các quy định
Nguyễn Tiến Hùng
7
Sáng kiến kinh nghiệm
Lịch sử
của luật pháp quốc tế đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hồng Sa. Kì họp thứ 3,
Quốc hội khóa XIII đã thơng qua Luật Biển Việt Nam vào Ngày 21/6/2012.[4]
Đoạn tư liệu trên là một trong những bằng chứng hùng hồn về chủ quyền
không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Để có thêm luận cứ
chứng minh cho luận điểm khoa học trên, giáo viên có thể cung cấp thêm các tài
liệu của Phương Tây hay chính từ phía Trung Quốc để làm rõ hơn về chủ quyền của
Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Trong thời lượng của một tiết học không cho pháp giáo viên sử dụng nhiều
tài liệu cùng một lúc. Vì vậy, giáo viên có thể lựa chọn để đưa các đoạn tư liệu điển
hình, tiêu biểu nhấtt để giúp học sinh chứng minh cho luận điểm khoa học mà giáo
viên nêu ra.
3.4. Sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo kết hợp với đồ dùng trực quan
3.4.1.Sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo kết hợp với tranh, ảnh
Tranh, ảnh lịch sử có tác dụng lớn trong việc tạo biểu tượng lịch sử. Tuy
nhiên, số lượng tranh, ảnh trong sách giáo khoa liên quan đến các sự kiện biển đảo
rất ít, hầu như là khơng có, vì vậy có thể sử dụng thêm các nguồn tài liệu tham
khảo.
- Ví như, khi dạy bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ
xâm lược, nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) giáo viên
sử dụng bức ảnh tàu khơng số (Hình 1) để làm nổi bật sự chi viện của miền Bắc đối
với miền Nam trên con đường biển Hồ Chí Minh trong suốt thời gian chi viện từ
năm 1961 đến 30/4/1975.
Hình 1: Tàu Không số trên biển Đông
Trên cơ sở cho học sinh quan sát hình ảnh kết hợp sử dụng đoạn tư liệu sau nói về
tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển và những con tàu Không số.
Nguyễn Tiến Hùng
8
Sáng kiến kinh nghiệm
Lịch sử
Tháng 7/1959, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập tiểu đồn vận tải đường thủy
603, có nhiệm vụ mở đường trên biển vận chuyển vũ khí, hàng hóa, con người chi
viện cho cho miền Nam. Để giữ bí mật, Tiểu đồn hoạt động dưới tên gọi là “ Tập
đồn đánh cá Sơng Gianh”.
Do vị trí hết sức quan trọng của đường Hồ Chí Minh trên biển, đế quốc Mỹ đã
dùng mọi thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt với các thiết bị tối tân hiện đại của nền khoa
học - cơng nghệ để đánh phá hịng hủy diệt, ngăn chặn, cắt đứt con đường tiếp tế
của ta trên biển. Những con đường, bến bãi đều nằm trong các vùng kìm kẹp, lùng
sục, truy quét, đánh phá ác liệt suốt ngày đêm của địch. Trên con đường vận
chuyển ấy, cán bộ chiến sỹ đồn tàu Khơng số với tinh thần “Vì Miền Nam ruột
thịt” đã xác định quyết tâm, âm thầm hy sinh tình cảm gia đình và bản thân, biết
rằng ra đi làm cảm tử vẫn chấp nhận gian nguy, đương đầu với khó khăn thử
thách. Mỗi chuyến đi là một cuộc đấu trí căng thẳng quyết liệt với kẻ thù, với thiên
nhiên, với sóng gió. Vượt lên tất cả là chiến thắng bản thân mình, địi hỏi cao ý chí
kiên định, mưu trí, anh dũng, sáng tạo và ý thức chấp hành kỷ luật nghiêm minh.
Ngày 23/10/1961, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập
Đoàn vận tải biển 759. Từ đây, các địa phương ven biển Miền Nam, chiến trường
Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ nhận được sự chi viện trực tiếp của miền Bắc.
Nhằm đáp ứng nhu cầu chi viện cho Miền Nam ngày một lớn, trung tuần tháng
Tám năm 1962, Quân ủy Trung ương quyết định mở đợt vận chuyển vũ khí vào
Nam. Đêm 11/10/1962 chiếc tàu gỗ gắn máy đầu tiên 59 chở 30 tấn vũ khí rời bến
Đồ Sơn (Hải Phòng) vào Cà Mau. Ngày 19/10 tàu cập bến Vàm Lũng an toàn.
Trong hơn ba năm hoạt động (1962-1965), đường Hồ Chí Minh trên biển đã chi
viện cho các tỉnh thuộc chiến trường khu 5, Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ được 89
chuyến tàu với gần 5 nghìn tấn vật chất, chủ yếu là vũ khí, đạn dược.
Đến tháng 2/1968 do sự ngăn chặn, chống xâm nhập của địch ngày càng trở nên
gay gắt, đường Hồ Chí Minh trên biển phải tạm dừng hoạt động. Tính chung trong
4 năm(1965-1968), đoàn 125 đã tổ chức 27 chuyến tàu, trong đó chỉ có chuyến tới
đích, giao được hơn 4 trăm tấn hàng quân sự cho các chiến trường.[2,tr167,168]
Việc quan sát hình ảnh và nghe đoạn tài liệu tường thuật về hải trình của
Đồn tàu Khơng số vận chuyển hàng hóa vào chiến trường Miền Nam, giúp học
sinh có những biểu tượng sinh động, hấp dẫn về những chiến công cũng như những
hy sinh thầm lặng của các chiến sỹ đồn tàu Khơng số và tầm quan trọng của tuyến
đường Hồ Chí Minh trên biển. Qua đó, bồi dưỡng cho các em lịng tự hào về những
chiến cơng chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
3.4.2. Sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo kết hợp với lược đồ, bản đồ.
Bản đồ, lược đồ là phương tiện trực quan quy ước rất quan trọng trong dạy
học lịch sử. Nó góp phần tái hiện cho học sinh những hình ảnh về quá khứ với
những nét điển hình nhất, đặc trưng nhất. Mọi sự kiện lịch sử xảy ra đều gắn với
Nguyễn Tiến Hùng
9
Sáng kiến kinh nghiệm
Lịch sử
một thời điểm, không gian cụ thể. Chỉ khi hiểu rõ thời gian, không gian, nắm được
đặc điểm điều kiện địa lý, học sinh mới lý giải được : “Vì sao sự kiện lịch sử này
lại xảy ra ở thời điểm đó, địa điểm đó và vì sao nó lại diễn ra như vậy”
- Ví dụ. khi giảng bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội miền Bắc, giải
phóng hồn tồn Miền Nam(1973-1975)”, mục 2.c. “Chiến dịch Hồ Chí Minh từ
ngày 26/4 đến ngày 30/4”, giáo viên sử dụng bản đồ (Hình 2). Thông qua bản đồ
này giáo viên thông qua đoạn tư liệu dưới đây để trình bày cho học sinh về q
trình qn ta giải phóng các đảo và quần đảo từ tay ngụy quyền Sài Gịn.
Hình 2: Lược đồ chiến dịch Tổng tiến công và nổi dạy mùa xuân 1975
Kết hợp với đoạn tư liệu dưới đây:
Ngày 11/4, các lực lượng của ta bí mật xuất phát từ Đà Nẵng và chọn đảo Song
Tử Tây làm mục tiêu giải phóng đầu tiên. Rạng sáng ngày 14/4/1975, đội một đặc
công hải quân, dưới sự chỉ huy của đồng chí Nguyễn Ngọc Quế (Đội trưởng đội 1,
Đoàn 126) chia làm 3 mũi bí mật áp sát đảo. 3h 55 phút, các mũi tiếp cận và áp sát
mục tiêu. Đúng 4h sáng ngày 14//4/1975 ta bắt đầu nổ súng. Sau gần 20 phút chiến
đấu, trước sự tấn công bất ngờ của ta, địch phản ứng yếu ớt, buộc phải đầu hàng.
4h 20 phút, thượng sĩ Lê Xuân Phát đã hạ cờ ba que xuống, nhanh chóng kéo cờ
giải phóng tung bay trên đảo, báo hiệu ta đã hoàn toàn làm chủ trận đánh.
Tại đảo Sinh tồn, ngày 29/3, đội đặc công 1 của tàu 126 được trang bị 3 tàu vận tải
của lữ đồn 125 và một số trang bị vũ khí do đồng chí Mai Năng( Lữ đồn đặc
cơng nước 126) chỉ huy, được giao nhiệm vụ trực tiếp giải phóng đảo. Sau khi nghe
tin quân ta giải phóng các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, quân địch trên đảo
Nguyễn Tiến Hùng
10
Sáng kiến kinh nghiệm
Lịch sử
Sinh Tồn hoang mang dao động, rút chạy sáng ngày 27/4, nên lực lượng ta đổ bộ
thuận lợi. Đúng 10h 20 phút ngày 28/4/1975, ta đã làm chủ hoàn toàn, và đến 9h
sáng ngày 29/4/1975, phân đội chiến đấu cuối cùng của Lữ đoàn 126 đổ bộ và làm
chủ đả Trường Sa. Từ đó đảo Trường Sa nói riêng và quần đảo Trường Sa nói
chung bước vào thời kì lịch sử mới, thời kì xây dựng, chiến đấu và trưởng thành
bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.[1,tr204,205]
Qua việc sử dụng bản đồ và tài liệu liên quan giúp học sinh hiểu được tấm
bản đồ là bằng chứng lịch sử quan trọng chứng minh chủ quyền không thể tranh cãi
của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngồi ra giáo viên có thể sử dụng nhiều bản đồ, lược đồ khác của Việt Nam, Trung
quốc kết hợp tài liệu thành văn để giúp học sinh có những biểu tượng chính xác, cụ
thể, sinh động và thuyết phục về những bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt
Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
3.5. Sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo trong tiết học lịch sử địa phương
Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương giúp học sinh “trực quan sinh động” về
quá khứ dân tộc. Lịch sử địa phương có hai loại. thứ nhất lịch sử xảy ra ở địa
phương nhưng có liên quan đến các sự kiện lịch sử của dân tộc và loại thứ hai chỉ
giới hạn trong lịch sử địa phương.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Thanh Hóa là một trong
những nơi mà cả thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đều tìm cách để bắn phá. Đặc biệt là
trong kháng chiến chống Mĩ, đế quốc Mĩ đã nhiều lần ném bom bắn phá các cửa
biển ở Thanh Hóa. Vì vậy khi dạy tiết 43 – 44 lịch sử địa phương mục 4: Nhân dân
Thanh Hóa trong kháng chiến chống Mĩ. Giáo viên có thể đặt câu hỏi? Thanh Hóa
có bao nhiêu km đường biển, có những đảo nào?. Trong kháng chiến chống Mĩ, đế
quốc Mĩ đã ném bom xuống cửa biển nào của Thanh Hóa, nhân dân Thanh Hóa đã
chống trả như thế nào?
Sau khi học sinh suy nghĩ GV có thể cung cấp cho học sinh đoạn tài liệu sau:
- Bờ biển Thanh Hóa dài trên 102km, có 6 cửa lạch, trong đó có 3 lạch lớn và quan
trọng: Lạch Trường, Lạch Hới và Lạch Ghép. Lạch Trường, Lạch Hới thường là
nơi trú đậu, tập kết của tàu Hải quân cũng là nơi bố trí các trạm ra đa, trạm phịng
khơng của ta. Ngồi ra dọc bờ biển Thanh Hóa cịn có 2 đảo: Hịn Nẹ thuộc huyện
Hậu Lộc về phía Bắc và Hịn Mê thuộc huyện Tĩnh Gia về phía đơng nam của tỉnh.
Đảo Hịn Nẹ và Hịn Mê trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ có vị trí
đặc biệt quan trọng, là tai mắt của đất liền.
11h 30 phút ngày 2/8/1964, phân đội Hải quân gồm 3 tàu phóng lơi 333, 336, 339
thuộc đồn 135, thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam đã hành quân tới vùng biển
Hòn Mê và chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng chiến đấu. 13h 30 phút, tàu Ma Đốc xâm
phạm vùng biển giữa Hòn Mê và Lạch Trường. 14h52 phút, tàu chỉ huy của ta phát
Nguyễn Tiến Hùng
11
Sáng kiến kinh nghiệm
Lịch sử
hiện tàu của địch và được lệnh tấn công, truy đuổi, buộc chúng phải rút chạy ra
vùng biển quốc tế.
Sau thất bại ngày 2/8/1964, chuẩn bị cho bước leo thang mới, đế quốc Mĩ tăng
cường hạm đội 7 về phía biển Đơng. 23h ngày 4/8/1964, tổng thống Mĩ Giônxơn
họp hội đồng an ninh Quốc gia và sáng ngày 5/8, chính phủ Mĩ ra tuyên bố bịa đặt
“cuộc tiến công thứ 2 của Hải quân Bắc Việt Nam”. Đồng thời ra lệnh cho không
quân và hải quân địch đánh trả đữa mở đầu cho cuộc chiến tranh phá hoại bằng
không quân và hải quân với quy mô lớn chống lại miền Bắc Việt Nam.
Lúc 14h 45 phút ngày 8/5/1964, lực lượng không quân Mĩ từ hạm đội 7 bay vào
đánh phá từ đảo Hòn Nẹ huyện Hậu Lộc đến của Lạch Trường huyện Hoằng Hóa
tỉnh Thanh Hóa. Ngay sau khi máy bay Mĩ xuất hiện bắn phá của Lạch Trường và
cơng kích các tàu hải qn của ta. Đơn vị quân dân các xã Ngư Lộc, Đa Lộc, Minh
Hòa, Hòa Lộc thuộc huyện Hậu Lộc; xã Hoằng Trường thuộc Hoằng Hóa; tự vệ
đánh cá Lạch Trường; Đại đội 19 phịng khơng bảo vệ trạm ra đa... nhanh chóng
vào vị trí sẵn sàng chiến đấu. Trung đội dân quân xã Hoằng Trường do trung đội
trưởng trực tiếp chỉ huy, cụ Tường 63 tuổi, tuy tuổi cao, mắt kém vẫn bình tĩnh phụ
trách khẩu trung liên cùng con cháu chiến đấu kiên cường. 12 cơ gái dân qn xã
Hịa Lộc huyện Hậu Lộc đã chiến đấu ngoan cường với lũ giặc trời. hai cô gái
Nguyễn Thi Vy 17 tuổi và Lê Thị Thảo 20 tuổi chưa từng quen với sóng cả vẫn
xung phong vượt sóng ra khơi dưới làn bom đạn địch để cứu chữa thương binh,
tiếp đạn cho tàu hải qn chiến đấu. Đồn viên Tơ Thị Đạo khơng thương tiếc
mình nhiều lần tiếp máu cứu thương binh. Sự chi viện, chăm sóc của nhân dân khu
vực Lạch Trường đã làm tăng thêm sức chiến đấu của lực lượng hải quân ta, góp
phần vào chiến thắng vẻ vang. 15h 15 phút trận chiến đấu tại Lạch Trường kết
thúc, quân và dân khu vực Lạc Trường phối hợp chiến đấu ngoan cường bắn rơi 2
máy bay giặc Mĩ.[7]
Qua đoạn tư liệu trên giúp học sinh hiểu rõ được cuộc kháng chiến anh dũng
của nhân dân Thanh Hóa trong quá trình đấu tranh để bảo vệ chủ quyền biển đảo
quê hương.
3.6. Sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo để xây dựng bài tập nhận thức.
Một trong những nội dung quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học
nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là phát huy tính tích cực, phát biểu tư duy, độc
lập, sáng tạo của học sinh trong học tập lịch sử. Muốn thực hiện được vấn đề đó,
trong mỗi bài học lịch sử có các bài tập nhận thức.
Bài tập nhận thức có vai trị quan trọng trong việc giúp học sinh hiểu sâu sắc
về các sự kiện, hiện tượng, các quá trình lịch sử…Giúp học sinh rèn luyện kỷ năng
lập luận, diễn đạt, ngơn ngữ, góp phần phát triển kỹ năng thực hành, phát triển tư
duy, hình thành thái độ học tập đúng đắn, giáo dục về mặt tư tưởng, đạo đức cho
học sinh. Phát huy được tính tích cực, chủ động nhận thức trong học tập. Chính vì
Nguyễn Tiến Hùng
12
Sáng kiến kinh nghiệm
Lịch sử
vậy, sử dụng tài liệu trong dạy học lịch sử nói chung, sử dụng tài liệu về biển đảo
trong dạy học lịch sử nói riêng, giáo viên cần phải xây dựng các dạng bài tập nhận
thức không những để nâng cao chất lượng học tập bộ mơn lịch sử ở trường THPT,
mà cịn giúp học sinh hiểu được bản chất của các sự kiện về vai trị, vị trí của biển
đảo trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, ý thức được lòng yêu nước, ý
thức được trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ chủ quyền
biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Không thể xây dựng các dạng bài tập nhận thức mà không dựa trên cơ sở các
nguồn tài liệu được giáo viên đưa vào nội dung bài học ở trên lớp cũng như hướng
dẫn học sinh tự học ở nhà. Hiện nay, các nguồn tài liệu về biển đảo tương đối
phong phú. Do thời lượng của một tiêt học ở trên lớp, việc cung cấp các kiến thức
về biển đảo trong nội dung bài mới gặp rất nhiều khó khăn với giáo viên. Vì vậy,
việc tự học của học sinh dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên đóng vai trị
quan trọng. Vì vậy, giáo viên phải biết lựa chọn các sự kiện cơ bản, điển hình về
biển đảo nhằm bổ sung cho giờ học trên lớp.
- Chẳng hạn, sau khi dạy xong nội dung bài 23: “ Tổng tiến công và nổi dạy mùa
xuân 1975”, giáo viên có thể sử dụng bài tập sau để kiểm tra khả năng ghi nhớ sự
kiện, phân tích, tổng hợp của học sinh.
“ Bằng các kiến thức đã học em hãy chứng minh, các thế lực ngoại xâm luôn sử
dụng hướng biển để tấn công nước ta”
Đối với bài tập này, yêu cầu học sinh không những phải ghi nhớ các sự kiện
lịch sử tiêu biểu trong từng giai đoạn lịch sử, trên cơ sở đó rút ra các kết luận, nhận
định chính xác và khoa học. Bài tập không chỉ giúp học sinh hệ thống lại các sự
kiện lịch sử, nó cịn giúp hình thành ở các em niềm tin vào cuộc đấu tranh vào việc
đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo trong giai đoạn hiện nay.
Học sinh phải biết xâu chuỗi các sự kiện như: Trong 9 năm kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược (Từ cuối năm 1946 đến tháng 7 năm 1954) lực
lượng hải quân Pháp luôn luôn chống chế, đánh phá bờ biển Việt Nam. Địch đánh
chiếm những cảng biển lớn như Sài Gòn, Nha Trang, Đà Nẵng… Sau tháng 7 năm
1954, Mỹ nhảy vào xâm lược Miền Nam Việt Nam. Năm 1960 chúng cho xây quân
chủng hải quân trong “ Quân lực Việt Nam Cộng hòa” gồm ba lự lượng: Hải lưc,
giang lực, thủy quân lực chiến. Nhiệm vụ của hải quân địch là ngăn chặn chi viện
đường biển, tuần tra ven biển, cảng biển, cửa sông, lạch…Gồm các tuyến quan sát,
tuyến ven bờ, tuyến ngồi khơi … Thơng qua việc ghi nhớ, xi chuỗi, phân tích
các sự kiện tiêu biểu trên để khái quát thành các kết luận khoa học sẽ góp phần giúp
các em hiểu sâu hơn về vai trị của biển đảo. Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh ý thức
về lịng u nước, trách nhiệm trong cơng cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển,
đảo thiêng liêng của Tổ Quốc.
Nguyễn Tiến Hùng
13
Sáng kiến kinh nghiệm
Lịch sử
Hay giáo viên có thể xây dựng bài tập nhận thức theo hướng phát huy năng lực của
học sinh, thông qua kiến thức các em được học ở trên lớp và kiến thức các em tự
tìm hiểu để trình bày ý kiến, suy nghĩ của bản thân về một sự kiện nào đó.
- Như, giáo viên có thể xây dựng bài tập sau: “ Em hãy chọn và phân tích một sự
kiện lịch sử về quá trình, thực thi và bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa của Đảng ta từ sau năm 1975 đến nay?. Em đánh giá như thế nào
về việc Trung Quốc đưa ra “Đường lưỡi bò” địi hỏi chủ quyền 80% diện tích Biển
Đơng?”
Đối với loại bài tập này, khơng chỉ địi hỏi hỏi học sinh phải nêu được sự
kiện lịch sử về quá trình, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà điều quan trọng hơn là địi hỏi các em phải phân
tích được ý nghĩa, tầm quan trọng của sự kiện đó, để từ đó các em liên hệ với vấn
đề địi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc. Học sinh phải nắm chắc sự kiện, đưa
ra các lập luận của chính các em, bác bỏ những luận điệu sai trái, khẳng định chủ
quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa.
4. Kiểm chứng
Trong năm học 2016-2017, tôi đã sử dụng biện pháp trong quá trình dạy học
lịch sử 12 cơ bản. Sau khi kết thúc phần lịch sử Việt Nam 12 từ 1919 đến 2000,
chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá, kết quả hiểu biết về biển đảo Việt Nam ở các
lớp 12C3, 12C4, 12C5 và 12C6 (trong đó 12C6 là lớp tự chọn môn Lịch sử) với hệ
thống câu hỏi trắc nghiệm dưới đây (10 phút) và thu được kết quả như sau:
4.1. Hệ thống câu trắc nghiệm
Câu 1: Trận chiến Gạc Ma diễn ra vào thời gian nào?
a. 13/4/1988
b. 14/3/1988
c. 24/3/1988
d. 23/4/1988
Câu 2: Việt Nam có bao nhiêu huyện đảo:
a. 10
b. 11
c. 12
d. 13.
Câu 3: Điền từ còn thiếu vào khẩu hiệu của lực lượng Hải quân Việt Nam:........là
nhà,............quê hương.
a. Biển/đảo
b. Đảo/biển
c. Đảo/ biển cả
d. Tổ quốc/đảo.
Câu 4: Hải chiến Hoàng sa diễn ra vào năm nào?
a. 1971
b. 1972
c. 1973
d. 1974.
Câu 5: Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc
quyền kinh tế và thêm lục địa Việt Nam thời gian nào?
a. 4/2014
b. 5/2014
Nguyễn Tiến Hùng
c. 6/2014
d. 7/2014.
14
Sáng kiến kinh nghiệm
Lịch sử
Câu 6: Việt Nam chính thức ra nhập công ước Liên hợp Quốc về luật biển quốc tế
(1982) vào thời gian nào?
a. 1981
b. 1982
c. 1993
d. 1994.
Câu 7: Dưới thời Pháp thuộc cũng như thời kì kháng chiến chống Mĩ hòn đảo nào
ở Việt Nam được kẻ thù xây dựng làm nơi giam giữ các chiến sĩ yêu nước của ta?
a. Côn Lôn
b. Côn Đảo
c. Phú Quốc
d. Cồn Cỏ.
Câu 8: Trong cuộc chiến đấu bảo vệ đỏ Gạc Ma có bao nhêu chiến sĩ đã hi sinh?
a. 64
b. 65
c. 66
d. 67.
Câu 9: Tĩnh Gia, Thanh Hóa có xã đảo nào?
a. Phú Sơn
b. Xuân Lâm
c. Hòn Mê
d. Nghi Sơn
Câu 10: Đường lưỡi bị dọc biển Đơng là do nước nào vẽ?
a. Việt Nam
b. Trung Quốc
c. Philipin
d. Nhật Bản.
* Đáp án:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
C
b
b
d
B
d
B
a
d
b
4.2. Kết quả
Giỏi
Khá
TB
Yếu
12C3
80%
13%
7%
0%
12C4
72%
15%
13%
0%
12C5
78%
16%
12%
0%
12C6
85%
11%
4%
0%
Trong năm học 2016- 2017, kết hợp với huyện đoàn Như Thanh trường
THPT Như Thanh 2 tổ chức chương trình ngoại khóa “Khi tơi 18” dành cho cho
học sinh khối 12, lớp 12C6 đứng thứ nhất với chủ đề “Ước mơ trở thành chiến sĩ
Hải quân” do tơi hướng dẫn. Đó là kết quả học tập tìm hiểu về biển đảo của học
sinh trong quá trình học tập – rèn luyện.
C. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng góp phần thực hiện mục tiêu
đào tạo ra thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước có đầy đủ trình độ kiến thức,
kỹ năng và phẩm chất đạo đức để tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Việc sử dụng tài liệu về biển, đảo trong dạy học lịch sử ngoài yếu tố nâng cao
chất lượng dạy học ở trường THPT còn giúp học sinh hiểu biết toàn diện về lịch sử
Nguyễn Tiến Hùng
15
Sáng kiến kinh nghiệm
Lịch sử
dân tộc. Trong dạy học lịch sử có nhiều nguồn tài liệu tham khảo có thể sử dụng
giảng dạy, trong đó có nguồn tài liệu về biển đảo. Tuy nhiên, để phát huy tác dụng
của nguồn tài liệu này, trong dạy học địi cần phải có phương pháp sử dụng thích
hợp, có rất nhiều phương pháp sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo trong học lịch
sử. Tuy nhiên khơng có phương pháp nào là vạn năng, nên khi sử dụng chúng ta
cần phải kết hợp chặt chẻ các phương pháp với nhau, cùng hổ trợ nhau để phát huy
tối đa ưu điểm, hạn chế thấp nhất nhược điểm. Để làm được điều đó người giáo
viên khơng chỉ có kiến thức un thâm mà cịn phải biết sử dụng nhuần nhuyễn các
phương pháp dạy học khác nhau, phải có nghệ thuật sư phạm và lịng yêu nghề,
nhiệt tình, gần gũi, yêu thương học sinh hết mực.
2. Kiến nghị.
Xuất phát từ tình hình thực tế và thông qua công tác giảng dạy tôi mạnh dạn
đưa ra một số kiến nghị:
- Trong sách giáo khoa phổ thông hiện nay rất ít bài, mục nói về biển, đảo. Vì vậy
trong đợt thay sách giáo khoa sắp tới bộ giáo dục cần đưa nhiều bài học về biển,
đảo vào trong chương trình.
- Đối với nhà trường cần phải tổ chức nhiều buổi hoạt động ngoại khóa với nhiều
hình thức khác nhau như: cuộc thi văn nghệ hát về biển đảo, tìm hiểu kiến thức về
biển đảo. Ngồi ra, có thể thơng qua các bài dự thi viết tìm hiểu, viết cảm nghĩ về
biển đảo do nhà trường hay đoàn trường tổ chức kết hợp với các tổ chuyên môn.
- Đối với giáo viên bộ môn cần tăng cường lồng ghép kiến thức về biển đảo thông
qua các môn học Lịch sử, Địa lí, Ngữ văn, Quốc phịng....
- Tăng cường tập huấn kiến thức về biển đảo cho giáo viên căn cứ vào tình hình cụ
thể ở địa phương mình.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người thực hiện
Nguyễn Tiến Hùng
Nguyễn Tiến Hùng
16
Sáng kiến kinh nghiệm
Lịch sử
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Cung, Nguyễn Văn Hoa (2006). Giáo trình lịch sử Việt Nam từ năm 1954
đến năm 2000, NXB Đại học Huế.
[2] Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đệ, Trần Văn Thư(2006), Đại cương lịch sử Việt
Nam(t3), nxb Giáo dục.
[3] Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Cơi (2010). Phương pháp dạy
học lịch sử, tập 2, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
[4] Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối
với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (2013), NXB Giáo dục Việt Nam.
[5] Bùi Văn Toản (2002). Ác liệt Côn Đảo (1969-1975), NXB Tuổi trẻ, Hà Nội.
[6] Đảng Cộng Sản Việt Nam (2007) . Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 khóa 10 về
chiến lược biển Việt Nam năm 2020, Hà Nội.
[7] Nguồn từ Internet.
[8] Luật giáo dục 2005,(2006), nxb chính trị quốc gia.
Nguyễn Tiến Hùng
17