Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy chưng III phần 2 lịch sử lớp 12 ban cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả bài học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.56 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
PHẦN
1. MỞ ĐẦU…………………………………………………………….
1. 1. Lí do chọn đề tài……………………………………………..
1. 2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………

TRANG
2
2
3

1. 3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………….
1. 4. Phương pháp nghiên cứu……………………………..………
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM………………………
2. 1. Cơ sở lí luận …………………………………………………
2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..
2. 3. Các giải pháp………………………………………………...
2. 3. 1. Phân loại trò chơi ………………………………………..
2. 3. 2 Các bước tiến hành ………………………………………
2. 3. 3. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng phương pháp tổ chức trò
chơi………………………………………………………………….
2. 3. 4. Tổ chức trò chơi ………………………………………….
2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường ………………………..
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ………………………………………….
3. 1. Kết luận…………………………………..………………….
3. 2. Kiến nghị………………………………..…………………..
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………….

3
3


5
5
5
6
6
6
6
7
15
17
17
17
18

1


1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lí do chọn đề tài.
Làm thế nào để tạo được hứng thú học tập cho học sinh trong tiết học? Đó là trăn trở
của các thầy cô giáo đứng trên bục giảng nói chung và các thầy cô giáo giảng dạy môn Lịch
sử nói riêng.
Mấy năm gần đây học sinh quay lưng, thờ ơ với môn Lịch sử không còn là chuyện xa
lạ nữa.

Số liệu thống kê của hai năm gần đây nhất cho thấy, trong kỳ thi tốt
nghiệp THPT 2014, toàn quốc có 910.831 học sinh đăng ký dự thi, có số lượng
thí sinh đăng ký thấp nhất trong 4 môn thi tự chọn là môn Lịch sử với 104.959
chiếm 11,52%.
Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 vừa qua, môn Lịch sử cũng có số

lượng thí sinh chọn thi thấp nhất với 153.688 thí sinh đăng ký (chiếm 15,3%
trong tổng số gần 960 nghìn thí sinh đăng ký dự thi), trong đó có rất nhiều
trường tỉ lệ học sinh chọn môn Lịch sử là 0%. Thậm chí, đã có nhiều hội đồng
thi đóng cửa trong buổi thi môn Lịch sử vì “trắng” thí sinh.
Học sinh không thích học môn Lịch sử có nhiều nguyên nhân khác nhau:
Nguyên nhân từ chính bộ môn nhiều sự kiện khó nhớ; nguyên nhân từ giáo viên
chưa thực sự tạo được hứng thú học tập cho học sinh; nguyên nhân từ xu hướng
chung của xã hội chú trọng đến các môn tự nhiên nhiều hơn.
Học sinh không thích học môn Lịch sử đã ảnh hưởng không nhỏ đến
những giáo viên tâm huyết khi truyền đạt tri thức cho học sinh, ảnh hưởng
không tốt đến chất lượng giáo dục học sinh.
Mục tiêu giáo dục của nước ta hiện nay là giáo dục con người Việt Nam
phát triển toàn diện, trong đó có môn Lịch sử.
Môn Lịch sử có một tầm quan trọng đặc biệt, mỗi quốc gia dân tộc đều có lịch sử của
mình ghi lại những gì đã diễn ra trong suốt quá trình phát triển, thể hiện bản sắc văn hóa dân
tộc, truyền thống phong tục tập quán của dân tộc. Đồng thời góp phần không nhỏ trong việc
hình thành nhân cách cho học sinh, các em biết trân trọng những thành quả mà ông cha ta đã
đổ bao mồ hôi, xương máu xây dựng nên; để rồi cố gắng học tập, rèn luyện trở thành những
công dân có ích xây dựng đất nước, sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng
mong ước.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay, để có thể hội nhập tốt với bạn bè quốc tế
chúng ta không thể không có kiến thức về lịch sử dân tộc ta, nếu không có hiểu biết về lịch sử
dân tộc chúng ta rất dễ rơi vào tình trạng “mất gốc”, mất đi bản sắc văn hóa dân tộc và rất dễ
bị “đồng hóa” trong bối cảnh các nước đang phát triển nền văn hóa nước mình đến các nước
khác trên thế giới.
Để hội nhập tốt với bạn bè năm châu chúng ta cũng phải có kiến thức cơ bản về lịch
sử, văn hóa nước bạn. Điều đó giúp chúng ta thành công trong các quan hệ giao lưu hợp tác
với các nước trên thế giới.
Để lấy lại sự yêu thích môn Lịch sử đối với học sinh, đáp ứng được mục tiêu giáo dục
cần phải có nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố đó là giáo viên phải có phương pháp tốt để

tạo được hứng thú học tập cho học sinh.
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học,
lấy học sinh làm trung tâm, gắn “học” với “hành”. Phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy
học đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục, giúp phát huy tính tích cực của học
sinh, phát huy khả năng tìm tòi, năng động của các em.

2


Bản thân tôi qua thời gian nghiên cứu, thực nghiệm tôi nhận thấy tổ chức
trò chơi cho học sinh vừa tạo được hứng thú học tập cho học sinh vừa nâng cao
được hiệu quả bài học.
Về phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử hiện nay đã có nhiều tài liệu
đề cập đến, nhưng vẫn chưa có tài liệu nào chuyên sâu; đồng nghiệp và nhà trường cũng tổ
chức tiến hành nhưng mới ở bước thử nghiệm, kinh nghiệm chưa nhiều.
Chương trình môn Lịch sử ở các khối lớp 10, 11, 12 đều có thể sử dụng phương pháp
tổ chức trò chơi, trong đó chương III – Phần II – Lịch sử lớp 12 ban cơ bản là chương có thể
sử dụng nhiều trò chơi để nâng cao hiệu quả bài học. Vì vậy tôi chọn đề tài Phương pháp tổ
chức trò chơi trong dạy chương III – phần II – Lịch sử lớp 12 ban cơ bản nhằm nâng cao
hiệu quả bài học.
1. 2. Mục đích nghiên cứu.

- Nhằm thiết kế, xây dựng và tổ chức được một số trò chơi học tập trong
dạy học Lịch sử làm cho tiết học bớt khô khan, nặng nề mà trở nên nhẹ
nhàng, sinh động, hấp dẫn, hiệu quả; tạo cho học sinh hứng thú trong giờ
học; lĩnh hội được những kiến thức cần thiết, bồi dưỡng tư tưởng cần có
của bài học; rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản của bộ môn để
nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy.
- Vận dụng và thực hiện được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay: Giáo
viên thực sự là người tổ chức, hướng dẫn, điều kiển hoạt động của học sinh còn học sinh là

đối tượng tham gia trực tiếp, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động học tập của mình,
tạo ra một không khí phấn khởi, hào hứng trong học tập môn Lịch sử.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn
Lịch sử lớp 12.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Phân tích, tổng hợp, hệ thống
hóa, khái quát hóa nguồn tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý
luận cho đề tài.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Quan sát hoạt động dạy
học môn Lịch sử thông qua dự giờ, thăm lớp để thu thập thông tin liên quan đến việc sử dụng
trò chơi trong dạy học môn Lịch sử.
- Phương pháp phỏng vấn: Thông qua phỏng vấn giáo viên và học sinh về việc xây
dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học, nhận xét của giáo viên và học sinh về các trò chơi
dạy học đề tài đưa ra.
- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm kết quả nghiên cứu, so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp này để xử lý kết quả thu
thập được phục vụ cho việc phân tích, đánh giá trong quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Căn cứ vào các sản phẩm nghiên cứu
để xây dựng phương pháp tổ chức các trò chơi dạy học phù hợp.

3


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2. 1. Cơ sở lí luận:
Tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ đã nêu quan điểm: “Chúng ta phải
chuyển cả một nền giáo dục lấy tiếp cận nội dung là chủ đạo sang một nền giáo dục chú trọng
dạy phương pháp, kỹ năng trên nền tảng kiến thức chuyên môn cần thiết để phát triển năng
lực người học và dạy làm người. Để đạt được mục tiêu ấy, việc đổi mới chương trình, nội

dung và phương pháp dạy, kiểm tra, đánh giá phải được triển khai một cách khoa học, đồng
bộ theo hướng hội nhập quốc tế, nhưng phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam” (1).
Quan điểm trên của Bộ trưởng Bộ Giáo dục cho thấy vai trò quan trọng của phương
pháp dạy học, mỗi giáo viên trên nền tảng kiến thức mình có phải tìm ra được những phương
pháp tốt nhất để tiết học đạt được hiệu quả cao giúp học sinh phát triển cả về kiến thức, tư
tưởng và kĩ năng.
Môn Lịch sử là môn học có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học làm cho tiết học
đạt hiệu quả cao. Một trong những phương pháp đó là phương pháp tổ chức trò chơi.
Trò chơi dạy học được hiểu là trò chơi có nhiệm vụ giáo dục, trò chơi dạy học là trò
chơi do giáo viên soạn và đưa vào tiết học.
Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức
các trò chơi cho học sinh.
Phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học có tầm quan trọng đặc biệt: Tạo mối
quan hệ gần gũi giữa giáo viên và học sinh. Tạo không khí lớp học vui tươi, thoải mái. Giúp
tiết học nhẹ nhàng, sinh động. Học sinh thích học hơn và nhớ bài lâu hơn.
Phương pháp tổ chức trò chơi không chỉ nhằm cung cấp kiến thức mới cho học sinh
mà còn nhằm củng cố kiến thức đã học, hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức, rèn luyện kĩ
năng tư duy, phân tích, tổng hợp, … Vì vậy dựa vào từng bài học, từng mục đích mà giáo viên
tổ chức những trò chơi phù hợp để tạo được hứng thú học tập cho các em, giúp các em thêm
yêu Lịch sử mà ra sức cố gắng học tập.
Đối với học sinh lớp 12 thì việc sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi giúp các em có
hứng thú học tập, thêm yêu thích môn Lịch sử. Đây là một trong những yếu tố giúp các em
chọn môn Lịch sử làm môn thi tốt nghiệp trong bối cảnh học sinh ngày càng “quay lưng” lại
với bộ môn, giúp trang bị cho các em vốn kiến thức Lịch sử cần thiết là hành trang để các em
tiến những bước xa hơn trên con đường lập nghiệp sau này.
2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Giáo dục đang là vấn đề được xã hội quan tâm, đã có nhiều cuộc cải cách, thay đổi
sách giáo khoa nhằm làm cho chất lượng giáo dục được nâng cao.
Tuy nhiên, hiện nay sách giáo khoa môn Lịch sử còn nặng về cung cấp kiến thức để
thi cử, quá nhiều sự kiện, còn nặng tính hàn lâm.

Học sinh học Lịch sử phải chịu áp lực ghi nhớ nặng nề dẫn đến học sinh nhàm chán,
không yêu thích bộ môn Lịch Sử.
Qua thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy nhiều giáo viên cũng nặng về cung cấp kiến
thức cho học sinh, chưa chú ý nhiều đến không khí học tập của lớp, chưa có nhiều phương
pháp để gây hứng thú học tập cho học sinh, chưa nhận thức một cách đúng đắn, đầy đủ về tác
dụng của tổ chức các trò chơi trong dạy học.
Một số giáo viên tuy cũng nhận thức được tác dụng của phương pháp tổ chức trò chơi
trong dạy học nhưng ngại soạn ra các trò chơi sẽ mất thời gian và công sức.
Một số giáo viên cũng có tổ chức trò chơi cho học sinh nhưng còn sơ sài, chuẩn bị
chưa chu đáo, chủ yếu chỉ tổ chức khi thao giảng, chưa thường xuyên nên chưa mang lại hiệu
quả tốt.
Chính vì vậy, học sinh vốn sẵn tâm lí ngại học môn Lịch sử, lại không có hứng thú học
tập nên không nắm chắc kiến thức lịch sử trong chương trình.
1( )

Theo báo điện tử VNEXPRESS ngày 10/4/2016

4


2. 3. Các giải pháp:
2. 3. 1. Phân loại trò chơi:
Dựa vào mục đích, trò chơi trong tiết học tôi có thể phân thành hai nhóm sau:
- Nhóm trò chơi giới thiệu nội dung mới: Trò chơi Đoán hình ảnh
- Nhóm trò chơi củng cố, ôn tập: Trò chơi Giải ô chữ; Hái hoa; Đoán ý đồng đội.

2. 3. 2. Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên của trò chơi.
Bước 2: Chuẩn bị chơi
- Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người (số đội) tham gia.

- Hướng dẫn cách chơi.
- Quy định luật chơi
- Quy định cách xác nhận kết quả và cách tính điểm, giải của cuộc chơi
(nếu có).
Bước 3: Thực hiện trò chơi.
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi, công bố kết quả. Bước này bao gồm những
việc làm sau: Giáo viên nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội,
những việc làm được và chưa được của các đội để rút kinh nghiệm, công bố kết
quả chơi và trao phần thưởng cho người (đội) thắng cuộc (nếu có).
2. 3. 3. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi:
- Chọn trò chơi phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.

- Trò chơi phải có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của học sinh, tạo
không khí thoải mái, hấp dẫn trong học tập.
- Giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo.
- Tổ chức trò chơi phải xác định được thời gian.
- Xác định được thời điểm tổ chức trò chơi.
- Xác định được phạm vi, mục đích của trò chơi.
- Biên soạn câu hỏi trong trò chơi phải dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng
của bài học.
2. 3. 4. Tổ chức trò chơi:
a. Nhóm trò chơi giới thiệu nội dung mới: Trò chơi Đoán hình ảnh.
Mục đích: Để giới thiệu nội dung mới. Ở đây tôi sử dụng trò chơi này để giới thiệu bài
17: Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2 – 9 – 1945 đến trước ngày 19 - 12 –
1946.
Phạm vi: Sử dụng kiến thức trong bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa từ sau
ngày 2 – 9 – 1945 đến trước ngày 19 - 12 – 1946.
Thời điểm tổ chức: Đầu bài học.
Chuẩn bị của giáo viên:
- Chuẩn bị những hình ảnh để học sinh đoán. Những hình ảnh trong trò chơi này là:

Hình ảnh về kì họp thứ nhất Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa; Hình ảnh
về Lớp học bình dân học vụ sau Cách mạng tháng Tám 1945; Hình ảnh Đoàn quân “Nam
tiến” lên đường vào Nam chiến đấu; Hình ảnh Đồng tiền của nước Việt Nam Dân chủ cộng
hòa.
- Máy tính kết nối với máy chiếu để sử dụng phần mềm Powerpoint.
Các bước tiến hành
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên trò chơi với cả lớp: Trò chơi Đoán hình ảnh.
Bước 2: Chuẩn bị chơi:
- Tổ chức người tham gia trò chơi: Cả lớp cùng chơi.

5


- Hướng dẫn cách chơi: Học sinh cả lớp quan sát hình ảnh và đoán đó là hình ảnh gì.
- Quy định luật chơi: Giáo viên cho cả lớp xem hình ảnh trong vòng 30 giây, học sinh
xung phong để đoán đó là hình ảnh gì. Học sinh nào xung phong trước được trả lời trước. Nếu
học sinh đó trả lời sai thì học sinh khác được xung phong trả lời.
- Quy định cách xác nhận kết quả: Ai có câu trả lời đúng trước người đó thắng cuộc.
Bước 3: Thực hiện trò chơi:
Hình ảnh 1:
Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh:

Câu

hỏi: Đây là hình ảnh

gì?
Câu
kì họp thứ nhất Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Hình ảnh 2:

Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh:

Câu hỏi:

trả lời: Hình ảnh về

Đây là hình ảnh

gì?
Câu trả lời: Hình ảnh về Lớp học bình dân học vụ sau Cách mạng tháng Tám 1945.
Hình ảnh 3:
Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh:

6


Câu hỏi: Đây là hình ảnh gì?
Câu trả lời: Hình ảnh Đoàn quân “Nam tiến” lên đường vào Nam chiến đấu.
Hình ảnh 4:
Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh:

hỏi: Đây
ảnh gì?

Câu
là hình

Câu trả
lời: Hình ảnh Đồng tiền của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi, công bố kết quả: Giáo viên nhận xét về thái độ tham

gia trò chơi của học sinh trong lớp, những việc làm được và chưa được của các em để rút kinh
nghiệm, công bố kết quả chơi và tuyên dương người thắng cuộc.
Sau khi kết thúc trò chơi giáo viên giới thiệu bài mới: Những hình ảnh trên đều nói về
những biện pháp để nước ta vượt qua khó khăn sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Vậy sau
Cách mạng tháng Tám 1945 nước ta gặp những khó khăn gì? Đảng và Chính phủ ta đã làm gì
để đưa đất nước vượt qua khó khăn? Các em sẽ tìm hiểu ở bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ
cộng hòa từ sau ngày 2 – 9 – 1945 đến trước ngày 19 - 12 – 1946.
Tác dụng:
- Đối với học sinh: Trò chơi diễn ra trong khoảng 2 phút nhưng đã làm cho tiết học sôi
động, gây được hứng thú học tập cho học sinh và là điểm nhấn để học sinh chú ý tìm hiểu bài
học mới.
- Đối với giáo viên: Giáo viên thông qua trò chơi này có thể kiểm tra được khả năng
hiểu biết của học sinh về bài học mới.
b. Nhóm trò chơi củng cố, ôn tập: Trò chơi Giải ô chữ; Hái hoa; Đoán ý đồng đội.
* Trò chơi Giải ô chữ:
Mục đích: Để củng cố ôn tập lại kiến thức đã học của bài. Tôi sử dụng trò chơi này để
củng cố bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946
– 1950).
Phạm vi: Sử dụng kiến thức trong bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn
quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950).
Thời điểm tổ chức: Khi kết thúc bài học.
Chuẩn bị của giáo viên:

7


- Chuẩn bị ô chữ gồm 8 hàng ngang, một hàng dọc và các câu hỏi tương ứng để lật mở
các ô chữ đó.
- Máy tính kết nối với máy chiếu để sử dụng phần mềm Powerpoint.
Các bước tiến hành

Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên trò chơi với cả lớp: Trò chơi Giải ô chữ.
Bước 2: Chuẩn bị chơi:
- Tổ chức người tham gia trò chơi: Giáo viên chia lớp thành 4 đội, mỗi đội cử một đội
trưởng.
- Hướng dẫn cách chơi: Giáo viên lần lượt cho các đội chọn ô chữ hàng ngang trả lời
câu hỏi để tìm ra ô chữ hàng dọc
.
- Quy định luật chơi: Đội chọn câu hỏi phải trả lời trong vòng 15 giây, nếu trả lời sai
thì đội khác có quyền trả lời. Sau khi các ô hàng ngang được lật mở hết, các đội xung phong
trả lời câu hỏi ô hàng dọc. Đội nào xung phong trước giành được quyền trả lời trước. Nếu đội
xung phong trước trả lời sai thì đội khác có quyền xung phong trả lời.
- Quy định cách xác nhận kết quả: Đội nào trả lời đúng được ô hàng dọc trước là thắng
cuộc. Trường hợp các đội không trả lời được ô hàng dọc thì đội nào trả lời đúng nhiều ô hàng
ngang hơn là đội đó thắng cuộc.
Bước 3: Thực hiện trò chơi:
1
2
3
4
5
6
7
8
Giáo viên lần lượt cho các đội chọn hàng ngang trả lời câu hỏi.
Câu hỏi hàng ngang:
- Hàng ngang số 1: Có 7 chữ cái. Đây là chiến dịch đã đánh bại kế hoạch “đánh nhanh
thắng nhanh” của thực dân Pháp?
- Hàng ngang số 2: Có 8 chữ cái. Đây là một nội dung trong đường lối của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Nội dung này thể hiện cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp của ta diễn ra trên tất các lĩnh vực?

- Hàng ngang số 3: Có 7 chữ cái. Đây là trận đánh mở màn trong chiến dịch Biên giới?
- Hàng ngang số 4: Có 7 chữ cái. Đây là một nội dung trong đường lối của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta?
- Hàng ngang số 5: Có 10 chữ cái. Đây là chiến thắng tiêu biểu của quân dân ta trên
đường số 4 trong chiến dịch Việt Bắc?
- Hàng ngang số 6: Có 9 chữ cái. Ngày 18 – 12 – 1946 thực dân Pháp gửi ….. cho
chính phủ ta?
- Hàng ngang số 7: Có 6 chữ cái. Đây là thị trấn quân Pháp nhảy dù xuống trong chiến
dịch Việt Bắc?
- Hàng ngang số 8: Có 8 chữ cái. Đây là tên gọi tắt của Hội Liên hiệp quốc dân Việt
Nam?

8


Sau khi các đội trả lời được các câu hỏi hàng ngang, giáo viên đọc câu hỏi hàng dọc
để các đội xung phong trả lời.
Câu hỏi hàng dọc: Đây là tên chiến dịch đã đưa cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp của ta vươn lên giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát
triển mới của cuộc kháng chiến.
1
2

V

I



T


B



C

T

O

À

N

D

I



N

3

Đ

Ô

N


G

K

H

Ê

4

T

O

À

N

D

Â

N

5

Đ

È


O

B

Ô

N

G

L

A

U

T



I

H



U

T


H

Ư



M



I

L

I

Ê

N

V

I



T

6

7
8

C

H

Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi, công bố kết quả: Giáo viên nhận xét về thái độ tham
gia trò chơi của các đội, những việc làm được và chưa được của các đội để rút kinh nghiệm,
công bố kết quả chơi và tuyên dương đội thắng cuộc.
Tác dụng:
- Đối với học sinh: Giúp học sinh củng cố được kiến thức vừa học, rèn luyện kĩ năng
tư duy và khả năng giải quyết vấn đề nhanh, tạo được không khí sôi động trong lớp và gây
được hứng thú học tập cho học sinh giúp học sinh thêm yêu thích môn Lịch sử.
- Đối với giáo viên: Giáo viên thông qua trò chơi này có thể biết được khả năng hiểu
bài của học sinh đến đâu.
* Trò chơi Hái hoa
Mục đích: Để củng cố ôn tập lại kiến thức đã học của bài. Tôi sử dụng trò chơi này để
củng cố lại kiến thức bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp (1951 - 1953).
Phạm vi: Sử dụng kiến thức bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp (1951 - 1953).
Thời điểm tổ chức: Khi kết thúc bài học
Chuẩn bị của giáo viên:
- Chuẩn bị 8 bông hoa, mỗi bông hoa có một câu hỏi.
- Máy tính kết nối với máy chiếu để sử dụng phần mềm Powerpoint.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên trò chơi với cả lớp: Trò chơi Hái hoa trả lời câu hỏi.
Bước 2: Chuẩn bị chơi:
- Tổ chức người tham gia trò chơi: Giáo viên chia lớp thành 4 đội, mỗi đội cử một đội

trưởng.
- Hướng dẫn cách chơi: Các đội lần lượt lên hái hoa và trả lời câu hỏi trong các bông
hoa.
- Quy định luật chơi: Đội lên hái hoa trả lời câu hỏi trong bông hoa trong vòng 15
giây. Nếu đội lên hái hoa không có câu trả lời hoặc trả lời sai thì trong vòng 5 giây các đội
khác được quyền trả lời.
- Quy định cách xác nhận kết quả: Đội nào có nhiều câu trả lời đúng hơn thì thắng
cuộc.
Bước 3: Thực hiện trò chơi:

9


Giáo viên cho các đội lần lượt lên hái hoa và trả lời câu hỏi trong các bông hoa.
Nội dung câu hỏi trong các bông hoa:
Bông hoa 1
Câu hỏi: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai (năm 1951) của Đảng đã quyết định
đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là gì?
Câu trả lời: Đảng Lao động Việt Nam.
Bông hoa 2:
Câu hỏi: Từ ngày 3 đến ngày 7 – 3 – 1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thống
nhất thành một mặt trận lấy tên là gì?
Câu trả lời: Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
Bông hoa 3:
Câu hỏi: Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất diễn ra
vào thời gian nào?
Câu trả lời: Ngày 1 – 5 – 1952.
Bông hoa 4:
Câu hỏi: Anh hùng lao động được bầu trong Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương
mẫu toàn quốc lần thứ nhất là ai?

Câu trả lời: Anh hùng Hoàng Hanh.
Bông hoa 5:
Câu hỏi: Ngày 11 – 3 – 1951, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Khơme Ítxarắc, Mặt trận
Lào Ítxala họp Hội nghị đại biểu để thành lập Liên minh gì?
Câu trả lời: Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào.
Bông hoa 6:
Câu hỏi: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (năm 1951) diễn ra ở đâu?
Câu trả lời: Xã Vinh Quang (Chiêm Hóa – Tuyên Quang).
Bông hoa 7:
Câu hỏi: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (1951) đã bầu ai làm Chủ
tịch Đảng?
Câu trả lời: Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bông hoa 8:
Câu hỏi: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (1951) đã bầu ai là Tổng Bí
thư?
Câu trả lời: Đồng chí Trường Chinh.
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi, công bố kết quả: Giáo viên nhận xét về thái độ tham
gia trò chơi của các đội, những việc làm được và chưa được của các đội để rút kinh nghiệm,
công bố kết quả chơi và tuyên dương đội thắng cuộc.
Tác dụng:
- Đối với học sinh: Giúp học sinh củng cố được kiến thức vừa học, rèn luyện kĩ năng
tư duy và khả năng giải quyết vấn đề nhanh, tạo được không khí sôi động trong lớp và gây
được hứng thú học tập cho học sinh giúp học sinh thêm yêu thích môn Lịch sử.
- Đối với giáo viên: Giáo viên kiểm tra được khả năng hiểu bài của học sinh.
* Trò chơi Đoán ý đồng đội
Mục đích: Để củng cố ôn tập lại kiến thức đã học của bài. Tôi sử dụng trò chơi này để
củng cố lại kiến thức bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc
(1953- 1954).
Phạm vi: Sử dụng kiến thức bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
kết thúc (1953- 1954).

Thời điểm tổ chức: Khi kết thúc bài học.
Chuẩn bị của giáo viên:
- Chuẩn bị câu trả lời.

10


- Máy tính kết nối với máy chiếu để sử dụng phần mềm Powerpoint.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên trò chơi với cả lớp: Trò chơi Đoán ý đồng đội.
Bước 2: Chuẩn bị chơi:
- Tổ chức người tham gia trò chơi: Giáo viên chia lớp thành 4 đội, mỗi đội cử một đội
trưởng.
- Hướng dẫn cách chơi: Mỗi đội cử 2 bạn lên, 2 bạn quay lưng vào nhau, một bạn
quay xuống lớp, một bạn quay lên bảng. Giáo viên đưa ra câu trả lời trên bảng. Bạn quay lên
bảng đặt câu hỏi để bạn quay xuống lớp trả lời đúng được từ do giáo viên đưa ra.
- Quy định luật chơi: Thời gian cho mỗi đội là 1 phút. Bạn quay lên bảng đặt câu hỏi
không được có từ trong câu trả lời, không được sử dụng kí hiệu, không được nói lái, không
được sử dụng ngoại ngữ. Bạn quay xuống lớp nếu không trả lời được câu hỏi nào thì thông
báo chuyển để bạn quay lên bảng hỏi câu hỏi khác.
- Quy định cách xác nhận kết quả: Đội nào có nhiều câu trả lời đúng hơn thì thắng
cuộc.
Bước 3: Thực hiện trò chơi:
Giáo viên cho các đội lần lượt lên chơi.
Đội 1:
Nội dung câu trả lời:
1. Tháng 9 – 1953.
2. Hiệp định Giơnevơ.
3. Võ Nguyên Giáp.
4. Kế hoạch Nava.

5. Ngày 7 – 5 – 1954.
Đội 2:
Nội dung câu trả lời
1. Điện Biên Phủ.
2. Ngày 10 – 12 – 1953.
3. Bắc Tây Nguyên.
4. Xe đạp thồ.
5. Ngày 8 – 5 – 1954.
Đội 3:
Nội dung câu trả lời
1. Him Lam.
2. Cuối tháng 1 – 1954.
3. Đánh chắc, tiến chắc.
4. Ngày 21 – 7 – 1954.
5. Phạm Văn Đồng.
Đội 4:
Nội dung câu trả lời
1. Hội nghị Giơnevơ.
2. Đờ Caxtơri.
3. Đèo Lũng Lô.
4. 16 200.
5. Đầu tháng 2 – 1954.
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi, công bố kết quả: Giáo viên nhận xét về thái độ tham
gia trò chơi của các đội, những việc làm được và chưa được của các đội để rút kinh nghiệm,
công bố kết quả chơi và tuyên dương đội thắng cuộc.
Tác dụng:

11



- Đối với học sinh: Giúp học sinh củng cố được kiến thức vừa học, tạo được không khí
sôi động trong lớp, rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi và khả năng nhanh nhạy trong đoán ý bạn
mình của học sinh, gây được hứng thú học tập cho học sinh giúp học sinh thêm yêu thích môn
Lịch sử.
- Đối với giáo viên: Thông qua trò chơi này giáo viên có thể kiểm tra được khả năng
hiểu bài của học sinh trong tiết học; kĩ năng diễn đạt, đặt câu hỏi của học sinh, kĩ năng phán
đoán để trả lời của học sinh từ đó xác định được học sinh khá giỏi trong lớp.
2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường.
Tôi thực hiện tiến hành giảng dạy chương III – Phần 2 so sánh ở hai lớp 12C2 (lớp
thực nghiệm) và lớp 12C6 (lớp đối chứng).
+ Lớp 12C2: Giáo án thực nghiệm có sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi dạy học
lịch sử nhằm gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh.
+ Lớp 12C6: Giáo án đối chứng được soạn và giảng dạy theo phương pháp bình
thường, không sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi.
Kiểm tra chất lượng dạy học bằng cách cho học sinh cả lớp đối chứng và lớp thực
nghiệm làm bài kiểm tra, đánh giá trong thời gian 15 phút. Trình độ, nhận thức và số lượng
học sinh của hai lớp này ngang nhau, lớp 12C2 có 42 học sinh, lớp 12C6 có 42 học sinh, bao
gồm cả những học sinh học lực giỏi, khá, trung bình, yếu tương đồng. Câu hỏi kiểm tra hoạt
động nhận thức các lớp có nội dung hoàn toàn giống nhau theo bài học.
Tiêu chuẩn đánh giá câu hỏi: Học sinh lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu hỏi trắc
nghiệm, trình bày đầy đủ ý trong câu hỏi tự luận. Điểm tối đa của bài là 10 điểm, điểm giỏi là
điểm 9, 10; điểm khá là điểm 7, 8; điểm trung bình là 5, 6; điểm yếu là 3, 4, còn lại là điểm
kém.
Kết quả: Sau khi chấm bài kiểm tra đúng theo thang điểm đã quy định, xếp loại học
lực theo các mức: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém, tôi thu được kết quả như sau:
Lớp
12C2 (lớp
thực
nghiệm)

12C6
(lớp đối
chứng)

Số
học
sinh

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

42

7

16,66

23

54,77

12

257

0

0

0

0


42

1

2,38

13

30,95

26

61,91

2

4,76

0

0

Kết quả trên cho thấy sự chênh lệch giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm: Lớp
12C2 có tỉ lệ học sinh giỏi cao hơn lớp 12C6 là 14,22%, tỉ lệ học sinh khá lớp 12C2 cao hơn
lớp 12C6 là 23,82%, đồng thời, tỉ lệ học sinh trung bình của lớp 12C2 thấp hơn lớp 12C6 là
33,34% và đặc biệt là lớp 12C2 không có học sinh yếu kém trong khi ở lớp 12C6 tỉ lệ này là
4,76%.
Như vậy, chất lượng dạy học ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, học sinh ở lớp
thực nghiệm nắm vững kiến thức hơn lớp đối chứng. Ở lớp thực nghiệm không khí học tập rất
sôi nổi, các em ở lớp thực nghiệm hăng hái phát biểu, xây dựng bài, tiếp thu bài nhanh và hiểu

bài sâu sắc. Ngược lại với lớp thực nghiệm, ở lớp đối chứng, các em tham gia xây dựng bài
một cách chiếu lệ, không khí lớp học buồn tẻ, nặng nề dẫn tới hiệu quả giờ học không cao.
Như vậy, sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử đã nâng cao
được chất lượng bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng chung của nhà trường và địa phương.

12


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3. 1. Kết luận.
Phương pháp dạy học là con đường, cách thức truyền thụ kiến thức. Có phương pháp
tốt thì kiến thức Lịch sử và ý nghĩa của sự kiện quan trọng sẽ chuyển tải đến học sinh bằng
con đường ngắn nhất và đầy đủ nhất.
Qua kết quả đạt được, tôi nhận thấy phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học là
một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao cho tiết học, giúp tiết học nhẹ nhàng, tạo
được không khí sôi động trong lớp, học sinh hứng thú học tập, giúp giáo viên bồi dưỡng được
cả kiến thức, tư tưởng và kĩ năng cần thiết của bộ môn cho học sinh, đáp ứng được yêu cầu
đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, học gắn liền với thực tiễn.
Việc thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học cũng không quá phức tạp, giáo viên chỉ
cần tâm huyết đầu tư thêm thời gian có thể soạn được những trò chơi hay, có chất lượng tốt để
nâng cao hiệu quả tiết dạy.
Sáng kiến kinh nghiệm mới dừng lại ở chương III – phần 2 – lớp 12 ban cơ bản đã
mang lại thành công cho các tiết dạy vì vậy có thể mở rộng ra nhiều bài ở các khối lớp 10, 11,
12 góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của bộ môn và nhà trường, đóng góp vào thành
công của mục tiêu giáo dục hiện nay là giáo dục con người phát triển toàn diện.
Vì những ưu điểm như vậy nên phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học có khả
năng ứng dụng cao trong thực tế nhà trường.
3. 2. Kiến nghị.
Phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học có thể được tiến hành bằng nhiều phương
tiện khác nhau. Hiện nay đa phần giáo viên đều sử dụng phần mềm Power point vì có nhiều

tiện ích. Tuy nhiên, muốn sử dụng phần mềm này phải có máy chiếu hỗ trợ. Vì vậy, tôi kiến
nghị lắp máy chiếu đa năng ở tất cả các phòng học không chỉ phục vụ tổ chức trò chơi cho
học sinh mà cho tất cả các hoạt động dạy và học được tốt hơn.
Hiện nay sĩ số trung bình ở mỗi lớp từ 40 đến 45 học sinh. Trong khi đó khi tổ chức
trò chơi cho học sinh thì không phải tất cả các em đều được lên trả lời. Vì vậy tôi đề nghị
giảm sĩ số ở mỗi lớp và tăng số lớp. Như vậy tất cả các em sẽ được tham các trò chơi do giáo
viên đưa ra hoặc các hoạt động học tập khác (như hoạt động nhóm, …) chứ không phải vài
em đại diện như hiện nay.
Hiện nay việc tổ chức trò chơi cho học sinh trong giờ học đều do giáo viên tự biên
soạn do đó chất lượng, hiệu quả không đồng đều. Đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo mở các lớp
tập huấn về phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học cho giáo viên để góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo viên môn Lịch sử lớp 12 ban cơ bản, Phan Ngọc Liên, Vũ Dương Ninh, Trần Bá
Đệ, NXB Giáo dục - 2008.
2. Sách giáo viên môn Lịch sử lớp 12 ban nâng cao, Phan Ngọc Liên, Vũ Dương Ninh, Trần
Bá Đệ, NXB Giáo dục – 2008
3. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 nâng cao, Phan Ngọc Liên (tổng chủ biên), nhà xuất bản
Giáo dục, 2008.
4. Sách giáo khoa Lịch sử 12 cơ bản, Phan Ngọc Liên (tổng chủ biên), nhà xuất bản Giáo dục,
2010.
5. Thiết kế bài giảng Lịch sử ở trường phổ thông, Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn
Thị Côi, NXB Đại học quốc gia Hà Nội -1999.
6. Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12. Nguyễn Thị Côi (chủ
biên), Nguyễn Mạnh Hướng, Nguyễn Thị Thế Bình. NXB Đại học sư phạm.
7. Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập 3, Trương Hữu Quýnh, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002.

8. Phương pháp dạy học Lịch sử, Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Trần Văn Trị. NXB Giáo dục,
Hà Nội, 1998.
9. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiễn thức, kĩ năng môn Lịch sử lớp 12, Phan Ngọc Liên –
Nguyễn Xuân Trường (đồng chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Ngọc Cơ, Nguyễn Quốc
Hùng, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009.
10. Mạng Internet

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Thu Hương

14



×