Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Phuơng pháp sử dụng mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến nay ở trường phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả bài học.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.6 KB, 52 trang )

Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử
A. MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Công cuộc đổi mới của đất nước ta đang diễn ra rất mạnh mẽ, sôi động trên
mọi lĩnh vực, vấn đề đào tạo con người đáp ứng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
đất nước hiện nay đặt ra cấp thiết. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân,
trong đó giáo dục và đào tạo giữ vai trò quan trọng. Chính vì vậy mà Đại Hội Đảng
Cộng Sản Việt Nam lần thứ VII đã chỉ rõ giáo dục là quốc sách hàng đầu và khẳng
định mục tiêu của giáo dục là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực
hành tự chủ, năng động sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu
chủ nghĩa xã hội”.
Ngày nay do sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, những biến
động to lớn về chính trị - xã hội, cùng với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và sự hợp tác khu vực ngày càng trở thành yếu tố quyết định sự phát triển của lịch
sử nhân loại. Một dân tộc lãng quên quá khứ, dân tộc đó tất sẽ bị diệt vong. Hòa
nhập vào sự phát triển chung của thế giới không có nghĩa là quên đi cội nguồn
của mình mà phải “đặc biệt quan tâm gìn giữ và nâng cao bản sắc văn hóa dân
tộc”.
Môn lịch sử ở nhà trường phổ thông có vị trí rất quan trọng trong việc đào
tạo con người. Với tư cách là một môn khoa học, lịch sử có vai trò quan trọng
trong việc đào tạo, giáo dục học sinh trở thành một con người toàn diện. Môn lịch
sử có nhiều ưu thế trong giáo dục đạo đức, thẩm mĩ, thế giới quan khoa học,…
cho học sinh như: giáo dục lòng yêu nước, truyền thống dân tộc, lòng biết ơn
Đảng, Bác Hồ…Lịch sử không chỉ giáo dục cho học sinh tình cảm yêu ghét trong
đấu tranh giai cấp mà còn bồi dưỡng cho các em năng lực đối xử với mọi người
xung quanh, biết yêu quý cái đẹp, yêu lao động, sự căm thù quân cướp nước và
chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khơi dậy ở học sinh sự thông cảm sâu sắc và
lòng kính yêu đối với quần chúng nhân dân. Bởi vì lịch sử chính là “cô giáo của
1
Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử


cuộc sống”, giúp các em có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và kế tục xứng
đáng sự nghiệp cách mạng dân tộc của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ đất nước.
Trước thực trạng dạy học lịch sử hiện nay, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải
cải tiến phương pháp dạy học lịch sử nhằm nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng
yêu cầu đào tạo. Một biện pháp quan trọng đó là sử dụng tài liệu tham khảo trong
đó có sử dụng những mẩu chuyện lịch sử nhằm gây hứng thú học tập cho học
sinh.
Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 đến nay có vị trí quan trọng trong tiến trình
lịch sử dân tộc. Đây là thời kì nhân dân hai miền Nam Bắc thực hiện hai chiến
lược khác nhau và sau khi thống nhất đất nước cả nước cùng bước vào thời kì đi
lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhân dân miền Bắc vừa hàn gắn vết thương chiến
tranh, vừa khôi phục kinh tế, xây dựng CNXH, vừa đấu tranh chống lại chiến tranh
phá hoại của đế quốc Mĩ và hết lòng chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến
lớn. Nhân dân miền Nam anh dũng đấu tranh hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân tiến tới thống nhất nước nhà. Thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước đã đưa nhân dân Việt Nam vào thời kì lịch sử mới, thời kì cả
nước xây dựng CNXH. Dân tộc Việt Nam từ đây được làm chủ vận mệnh của
mình. Cả nước tiến thẳng lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện công cuộc đổi
mới đất nước được đề ra từ Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986). Có thể nói
trong giai đoạn này gắn với mỗi bước phát triển của lịch sử là những sự kiện,
nhân vật – những câu chuyện lịch sử. Những câu chuyện lịch sử có tác dụng cụ
thể hóa kiến thức, giúp các em tái hiện quá khứ một cách chân thực, tránh hiện
đại hóa lịch sử. Đồng thời có tác dụng mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm của học
sinh, hình thành trong các em lý tưởng sống cao đẹp và ý thức trách nhiệm của
mình với quê hương đất nước, tin tưởng vào con đường xã hội chủ nghĩa mà
Đảng và Bác đã lựa chọn.
Vì vậy để nâng cao hiệu quả bài học, nhằm gây hứng thú học tập lịch sử
cho học sinh và vận dụng nó trong bài dạy một cách tốt nhất, em mạnh dạn đi sâu
2

Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử
vào tìm hiểu việc sử dụng những mẩu chuyện trong dạy học lịch sử dân tộc giai
đoạn 1954 đến nay. Qua đó người viết cũng mạnh dạn đưa ra một số phương
pháp sử dụng các mẩu chuyện để bài học lịch sử đạt hiệu quả tốt nhất.
2. Lịch sử vấn đề
Trong những năm gần đây, nhiều tác giả trên thế giới – các nhà giáo dục đã
có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến việc sử dụng tài liệu tham khảo cho
giáo viên và học sinh trong quá trình dạy – học. Trong phạm vi dạy học bộ môn đã
có hai hội nghị giáo dục bàn về biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử.
Nhiều bài viết của các tác giả đăng trên các tạp chí nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu
giáo dục…Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã nêu lên hệ thống lý luận và
thực tiễn, biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả bài học lịch sử.
Ngoài nước, vấn để sử dụng tài liệu tham khảo trong đó việc sử dụng tài
liệu về những câu chuyện lịch sử để cụ thể hóa lịch sử được đề cập đến trong
nhiều chương trình nghiên cứu. Thành công nhất phải kể đến tiến sỹ khoa học
N.Đ.Đairi trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào”. Ông đã đề cập
đến tính đa dạng của kiến thức và cần thiết phải trang bị cho giờ học các phương
tiện dạy học, sử dụng tài liệu tham khảo khác như một nguồn kiến thức để cụ thể
hóa kiến thức trong sách giáo khoa nhằm “gây hứng thú với giờ học”. Để có
một giờ học tốt người giáo viên phải kết hợp được nhiều khâu khác nhau, quan
trọng nhất là tham khảo các tài liệu để làm cho nội dung bài giảng phong phú,
chính xác .
Ở Việt Nam trong cuốn “Giáo dục học” của Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt
cũng đề cập đến việc sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử, các tác giả
đã xem tài liệu tham khảo như một nguồn kiến thức để minh họa và làm phong
phú thêm sách giáo khoa.
Đặc biệt trong các giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” cũng đánh
giá cao vai trò của việc sử dụng tài liệu tham khảo, có tác dụng cụ thể hóa một số
sự kiện lịch sử. Phan Ngọc Liên (CB), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi trong
“Phương pháp dạy học lịch sử”, tập II, NXB ĐHSP, H, 2002 cho rằng: bên cạnh

3
Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử
sách giáo khoa, tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh cũng có vị trí ý nghĩa
nhất định. Việc sử dụng tài liệu tham khảo giúp cho học sinh có cơ sở để nắm
vững bản chất các sự kiện, hình thành các khái niệm, hiểu rõ những quy luật, bài
học quan trọng của lịch sử, rèn luyện cho học sinh thói quen nghiên cứu khoa học,
phát triển tư duy lịch sử.
Nguyễn Thị Côi trong “Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả bài
học lịch sử ở trường phổ thông”, NXB ĐHSP, H, 2006 cho rằng: Một trong
những biện pháp để nâng cao hiệu quả bài học là việc trình bày hình ảnh, xúc cảm
lịch sử cho học sinh.
Đồng thời các tác giả cũng đề cập đến nguyên tắc và phương pháp sử dụng
tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong các tạp chí nghiên cứu giáo dục, nghiên cứu lịch sử, các tác
giả đã khẳng định vai trò của tài liệu tham khảo cũng như sự cần thiết phải sử
dụng nó trong dạy học lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả bài học. Đặc biệt là một số
luận án PTS, khóa luận tốt nghiệp đại học cũng đề cập đến vần đề này và vận
dụng lý luận về sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử, coi đó là một
biện pháp nâng cao hiệu quả bài học. Song vẫn chưa có một luận án hay khóa
luận tốt nghiệp nào đi sâu vào tìm hiểu tài liệu về sử dụng những mẩu chuyện
trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 đến nay.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
* Mục tiêu
Trên cơ sở tìm hiểu lý luận về sử dụng tài liệu lịch sử để cụ thể hóa các sự
kiện, hiện tương lịch sử, đề tài đi sâu vào tìm hiểu về những mẩu chuyện lịch sử
giai đoạn 1954 đến nay và đề xuất các phương pháp sử dụng trong dạy học.
*Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu lý luận về sử dụng tài liệu lịch sử nói chung, tài liệu về mẩu
chuyện lịch sử nói riêng để cụ thể hóa các sự kiện hiện tượng lịch sử.

4
Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử
- Khai thác nội dung cơ bản của lịch sử 1954 đến nay, xác định những mẩu
chuyện lịch sử cần giới thiệu cho học sinh.
- Đề xuất một số phương pháp về sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong
dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 đến nay.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của đề tài là những quan điểm của chủ nghĩa
MácLênin về giáo dục nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, những nguyên tắc
của dạy học hiện đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng các quan điểm, đường lối giáo
dục của Đảng và chính phủ qua các văn kiện, nghị quyết của các kì Đại hội, của
Bộ chính trị về cải cách giáo dục, dựa trên lý luận về giáo dục học, tâm lý học,
giáo dục lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các tài liệu lịch sử, tài liệu lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin và
Hồ Chí Minh, các nghị quyết về cải cách giáo dục, về mục tiêu giáo dục và đào
tạo.
Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục lịch sử và các tài liệu lịch sử có liên
quan đến đề tài.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: đề tài nhằm làm phong phú và nâng cao trình độ nhận
thức của bản thân về lý luận dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng cũng
như phương pháp sử dụng tài liệu về những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học
lịch sử. Kết quả của đề tài không chỉ khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng
tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở nhà trường phổ thông mà còn lý giải
nghiên cứu việc sử dụng những mẩu chuyện lịch sử ở mỗi bài học lịch sử cụ thể
trong giai đoạn 1954 đến nay nhằm nâng cao hiệu quả bài học.
- Ý nghĩa thực tiễn: nghiên cứu đề tài nhằm giúp bản thân nâng cao trình
độ hiểu biết thực tiễn dạy học lịch sử ở trương phổ thông. Qua đó có khả năng

5
Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử
vận dụng tài liệu tham khảo vào thực tiễn quá trình dạy học thực tập và giảng dạy
sau này.
6. Giới hạn của đề tài
Nguồn tài liệu tham khảo được sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường phổ
thông vô cùng phong phú và đa dạng. Do thời gian và trình độ bản thân có hạn, đề
tài chỉ đi sâu vào sử dụng những mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam giai
đoạn 1954 đến nay.
Cấu trúc đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài gồm
có 2 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng những mẩu chuyện
trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT.
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
II. Quan niệm về hiệu quả bài học
III. Vai trò ý nghĩa của việc sử dụng những mẩu chuyện trong dạy học
lịch sử Việt Nam ở trường THPT đối với hiệu quả bài học.
Chương II: Phuơng pháp sử dụng mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt
Nam từ 1954 đến nay ở trường phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả bài học.
I. Vị trí, mục tiêu và nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử Việt Nam từ
1954 đến nay.
II. Những mẩu chuyện lịch sử có thể sử dụng trong dạy học lịch sử Việt
Nam từ 1954 đến nay
III. Phuơng pháp sử dụng mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam từ
1954 đến nay ở trường phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả bài học.
6
Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I : Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng những mẩu

chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trương THPT.
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1. Cơ sở lý luận
a) Đặc trưng bộ môn
Công cuộc đổi mới hiện nay đòi hỏi giáo dục trong nhà trường phổ thông
phải đào tạo những con người phát triển toàn diện, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đaị hóa: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có tri
thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực
của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Mỗi môn học ở nhà trường phổ thông với đặc trưng của mình đều phải góp
phần vào đào tạo thế hệ trẻ trong đó có lịch sử. Những kiến thức lịch sử thế giới,
lịch sử dân tộc từ cổ đến kim có tác dụng không chỉ đến trí tuệ mà cả trái tim học
sinh. Các con người thực, việc thực trong quá khứ sẽ khơi dậy trong học sinh
những tư tưởng tình cảm đúng đắn, mà những tư tưởng tình cảm này là hành
trang cần thiết cho thế hệ trẻ trong điều kiện hội nhập với thế giới.
Do đặc trưng của bộ môn: lịch sử mang tính quá khứ, là những sự kiện đã
xảy ra, không thể quan sát trực tiếp được lịch sử quá khứ mà chỉ nhận thức chúng
một cách gián tiếp thông qua nguồn tài liệu; lịch sử không lặp lại mà chỉ diễn ra
một lần duy nhất, càng không thể diễn ra trong phòng thí nghiệm như những bộ
môn khoa học khác. Lịch sử mang tính cụ thể vì mỗi sự kiện bao giờ cũng diễn ra
trong một hoàn cảnh cụ thể về không gian, thời gian và con người nên khi trình
bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử càng cụ thể, sinh động, có hình ảnh bao nhiêu
thì càng hấp dẫn và hứng thú bấy nhiêu; … Để đảm bảo quá trình nhận thức của
học sinh được toàn diện thì bài giảng của giáo viên phải đảm bảo tính khoa học,
tính cụ thể, tính hình ảnh, tính sinh động của các sự kiện lịch sử. Do những đặc
trưng trên của bộ môn lịch sử ta nhận thấy trong giảng dạy lịch sử ngoài sách giáo
7
Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử
khoa là tài liệu cơ bản thì việc sử dụng tài liệu tham khảo cũng là một nguồn kiến

thức cần thiết, quan trọng giúp các em nắm sâu kiến thức lịch sử, làm cơ sở cho
việc bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, phát triển năng lực nhận thức học sinh, góp
phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông. Trong đó có sử dụng
tài liệu tham khảo là những mẩu chuyện lịch sử. Những mẩu chuyện về sự kiện,
nhân vật phản ánh một mức độ nhất định lịch sử của một dân tộc. Nó có tác dụng
làm cụ thể hóa, sáng tỏ nội dung lịch sử. Khi giảng về cuộc sống gian khổ của Bác
Hồ trong quá trình đi tìm đường cứu nước, hay trong thời gian ở PácBó, giáo viên
không dùng những từ chung chung như “khó khăn”, “gian lao vất vả” mà dựa vào
một tư liệu để xây dựng một mẩu chuyện lịch sử dưới dạng một bài tường thuật
về một ngày lao động của Nguyễn Ái Quốc trên tàu Latusơ – Tơrevin: “Hàng ngày,
Thành phải cọ rửa gian bếp lớn trên tàu, sau đó nhóm lò, rồi khuân than, kéo theo
theo những sọt rau quả, thịt cá, nước đá…từ dưới hầm tàu lên. Có lần trong lúc
giông bão, Thành đang kéo một sọt nặng trên boong thì một đợt sóng lớn chồm
tới, cuốn lấy thân thể mảnh dẻ của anh, và suýt lôi anh xuống biển. Thật may mắn,
vào khoảnh khắc cuối cùng thì anh bám được vào dây cáp và nhờ đó thoát
chết…”
1
. Đoạn tường thuật dựa vào tài liệu nêu trên không chỉ tạo cho học sinh
biểu tượng cụ thể, sinh động và hấp dẫn về khó khăn mà Bác Hồ đã trải qua trên
đường đi tìm đường cứu nước, mà còn có tác dụng giáo dục sâu sắc về tấm
gương của Bác Hồ để các em noi theo.
Đặc biệt sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong giai đoạn 1954 đến nay:
21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
gắn với biết bao sự kiện, con người mà xung quanh là những câu chuyện lịch sử
sẽ giúp các em hiểu rõ lịch sử kháng chiến hào hùng của dân tộc và tinh thần lao
động của nhân dân ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
b) Đặc điểm nhận thức học sinh
1
Xem Trần Dật Tiên: Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, in lần thứ hai, NXB Sự
thật, Hà Nội, 1976, tr. 13 – 16.

8
Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử
Hoạt động nhận thức của con người diễn ra theo qui luật từ nhận thức giản
đơn đến nhận thức phức tạp, từ hiện tượng đến bản chất. Quá trình tiếp thu chân
lý phải trải qua nhiều giai đoạn: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là con đường biện chứng
của nhận thức đối với sự vật, của nhận thức đối với hiện thực khách quan”.
Trong học tập lịch sử, quá trình nhận thức của học sinh bắt đầu từ quan sát (tri
giác) tài liệu, từ đó nhớ, hiình dung lại để hình thành những mối liên hệ tạm thời
tương ứng (biểu tượng). Biểu tượng là dấu ấn ghi lại trong ý thức của các em
những hình ảnh về sự kiện, hiện tượng lịch sử đã được tri giác. Song để hiểu sự
kiện, hiện tượng quá khứ phải tìm ra bản chất của chúng tức là hình thành khái
niệm lịch sử. Muốn làm được việc này phải thông qua các thao tác tư duy như: đối
chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp…vạch ra dấu hiệu bản chất. Yêu cầu tìm ra
bản chất của sự kiện hiện tượng quá khứ là biểu hiện của những nhiệm vụ nhận
thức nảy sinh ra trên cơ sở tri giác.
Cho nên trong nhận thức nói chung và trong dạy học lịch sử nói riêng thông
qua lời nói, đồ dùng trực quan, các loại tài liệu giáo khoa… học sinh mới có biểu
tượng lịch sử cụ thể về quá khứ. Biểu tượng lịch sử càng cụ thể, chân thực bao
nhiêu thì hệ thống khái niệm mà học sinh thu nhận được càng vững chắc bấy
nhiêu. Việc sử dụng các mẩu chuyện lịch sử trong mỗi bài học sẽ không chỉ góp
phần tạo biểu tượng sinh động chính xác mà còn giúp các em có cơ sở để hình
thành khái niệm. Rõ ràng nếu giáo viên biết cách đưa vào trong bài giảng của
mình những câu chuyện lịch sử cụ thể gắn với sự kiện, nhân vật – những câu
chuyện có cốt truyện rõ ràng sẽ không chỉ giúp học sinh tái hiện lại kiến thức đúng
như nó tồn tại trong quá khứ mà còn kích thích hoạt động nhận thức của học sinh,
gây hứng thú trong học tập.
2. Cơ sở thực tiễn
Sách giáo khoa vốn là tài liệu cơ bản với học sinh, và cũng là tài liệu đáng
tin cậy đối với giáo viên. Vấn đề đặt ra là giáo viên nên sử dụng bài viết của sách

giáo khoa như thế nào cho tôt để tránh được hai khuynh hướng sai lầm thường
9
Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử
gặp phải: thoát ly nội dung sách giáo khoa, hoặc lặp lại nguyên văn bài viết. Theo
N.G. Đairi sử dụng sách giáo khoa trong dạy học được minh họa theo sơ đồ sau:
Bài giảng trên lớp
Bài viết trong sách giáo khoa
Theo N.G.Đairi, con số (2) chỉ phần nội dung vừa có trong bài giảng, vừa có
trong sách giáo khoa. Đó là những vần đề cơ bản nhất, khó nhất. Nắm vững
những vấn đề này một cách sâu sắc là nhiệm vụ được đặt ra hàng đầu.
Con số (1) chỉ phần tài liệu không có trong sách giáo khoa, giáo viên đưa
phần này vào bài giảng, nhằm nâng cao tính khoa học, sự trong sáng, tính vừa
sức của sách giáo khoa.
Con số (3) chỉ nội dung sách giáo khoa không giảng trên lớp mà học sinh sẽ
tự học ở nhà.
Thực tiễn trong dạy học lịch sử hiện nay ở trường phổ thông cho thấy rằng
phần lớn giáo viên chỉ dựa vào sách giáo khoa mà chưa chú trọng vào việc mở
rộng nguồn nhận thức, mở rộng các hình thức tổ chức dạy học nhằm tích cực hóa
hoạt động nhận thức cho các em. Đặc biệt là chưa có phương pháp sử dụng tài
liệu tham khảo khi tiến hành bài học, đây có thể coi là mặt chủ yếu góp phần nâng
cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông.
Phần lớn giáo viên chỉ trình bày lại nội dung sách giáo khoa, nếu có sử dụng tài
liệu tham khảo thì cũng rất hình thức như: giới thiệu vắn tắt nội dung của tư liệu,
trích đọc một đoạn tài liệu để minh họa, nhắc đến một nhân vật nào đó thì học sinh
cũng quên ngay sau tiết học và rất ít giáo viên sử dụng những mẩu chuyện lịch sử
trong bài giảng của mình. Sử dụng tài liệu tham khảo có ý nghĩa to lớn, góp phần
nâng cao hiệu quả bài học. Nhưng có thể nói phần lớn giáo viên chưa nhận thức
được tác dụng của nguồn tài liệu đó đặc biệt là sử dụng những mẩu chuyện lịch
1 2
2 3

10
Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử
sử. Hơn nữa việc sưu tầm nguồn tài liệu này còn nhiều khó khăn nhất là phần lịch
sử dân tộc từ 1954 đến nay. Hiện tượng học sinh không hiểu rõ lịch sử dân tộc
còn phổ biến. Có học sinh viết rằng: “ Nhật – Pháp đánh nhau, Việt Nam vớ bở”,
“hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ở Ngã Tư Sở”, nhiều học sinh xếp cụ Đào
Duy Từ vào trong 5 Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam bị đế quốc Pháp kết án
tử hình giai đoạn 1930-1945…Quả là một hiện tượng nhức nhối trong dạy học lịch
sử hiện nay.
Tuy nhiên thực tế cũng phải ghi nhận là một số giáo viên ở các trường họ
nhận thức rõ tầm quan trọng của việc sử dụng tài liệu tham khảo nên có ý thức tìm
tòi nghiên cứu, sử dụng đa dạng các nguồn tài liệu để cụ thể hóa kiến thức cơ bản
trong sách giáo khoa và sử dụng đa dạng các hình thức hoạt động trong học tập,
do đó chất lượng giảng dạy đựợc nâng cao.
Trong thời đại hiện nay, xã hội có nhiều biến động đã tác động không nhỏ
đến mọi người dân Việt Nam đặc biệt là lứa tuổi thanh niên. Rất nhiều người
không biết gì về lịch sử dân tộc, không hiểu lịch sử dân tộc…Và nhiệm vụ đặt ra
cho bộ môn lịch sử là phải cung cấp những kiến thức lịch sử, quan điểm lịch sử cơ
bản, phương pháp học tập lịch sử…để nâng cao ý thức trách nhiệm giữ gìn bản
sắc, truyền thống dân tộc, kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của cha ông
trong mọi người dân. Yêu cầu đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học lịch sử đặt
ra cấp thiết trong đó có sử dung những mẩu chuyện lịch sử nhằm nâng cao hiệu
quả bài học.
II. Quan niệm về hiệu quả bài học
Công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo
những con người phát triển toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện
đại hóa trong đó có lịch sử. Những kiến thức lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc từ cổ
đến kim có tác dụng không chỉ đến với trí tuệ mà cả trái tim học sinh. Các con
người thực, việc thực trong quá khứ sẽ gợi dậy trong học sinh những tư tưởng
tình cảm đúng đắn, mà những tư tưởng này là hành trang cần thiết cho thế hệ trẻ

11
Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử
trong điều kiện mở cửa, hội nhập với thế giới. Song muốn phát huy tốt chức năng,
nhiệm vụ của bộ môn trong việc giáo dục học sinh, cần nâng cao hiệu quả bài học.
Về hiệu quả bài học lịch sử, trong thực tế vẫn tồn tại hai quan niệm khác
nhau. Quan niệm phiến diện xem hiệu quả bài học được thể hiện ở mức độ hình
thành kiến thức của học sinh trong giờ học. Song xuất phát từ quan niệm “dạy chữ
để dạy người”, quan niệm “đồng bộ toàn diện” lại cho rằng, hiệu quả bài học được
xác định không chỉ bằng việc hình thành các kiến thức mà còn là kết quả của việc
giáo dục và phát triển tư duy, kĩ năng kĩ xảo, tính tích cực học tập của học sinh.
Thứ nhất về mặt kiến thức, bài học hiệu quả phải giúp học sinh nắm được
những kiến thức cơ bản của bài. Đó là những sự kiện lịch sử cơ bản, niên đại,
nhân vật lịch sử quan trọng; việc đánh giá các sự kiện, rút ra bài học, quy luật và
hình thành khái niệm lịch sử, xác đinh phương pháp học tập, kiểm tra. Kiến thức
cơ bản ấy giúp học sinh trả lời được các câu hỏi như thế nào? Và vận dụng kiến
thức đã học vào cuộc sống ra sao?
Thứ hai, bài học hiệu quả phải đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Kết quả
giáo dục thể hiện ở thái độ, cảm xúc lịch sử của học sinh đối với các sự kiện nhân
vật, những phản ứng tự nhiên của các em đối với hiện tượng và nhân vật lịch
sử. Mặt khác, kết quả giáo dục còn thể hiện ở kĩ năng của học sinh trong việc
đánh giá đúng sự kiện, vai trò của nhân vật lịch sử, kĩ năng sử dụng những kiến
thức lí luận đã học để phân tích các hiện tượng xã hội của quá khứ và hiện tại.
Những biểu hiện này là cơ sở để giáo dục cho học sinh tư tưởng chính trị, đạo
đức trong quá trình học tập.
Thứ ba, hiệu quả bài học còn thể hiện ở việc phát triển toàn diện học sinh
như: năng lực nhận thức (tri giác, tưởng tượng, trí nhớ, tư duy ), các thành phần
nhân cách (xúc cảm lịch sử, hứng thú học tập, ý chí ), năng lực thực hành và các
kĩ năng kĩ xảo.
Như vậy hiệu quả bài học lịch sử phải được thể hiện trên cả ba mặt: kiến
thức, tình cảm, và kĩ năng của học sinh. Ba mặt này có quan hệ chặt chẽ, tác

động biện chứng với nhau. Nhiệm vụ giáo dục và phát triển của bài học chỉ có thể
12
Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử
thực hiện trên cơ sở hình thành kiến thức. Mặt khác, hoàn thành nhiệm vụ giáo
dục và phát triển trong giờ học sẽ làm cho việc nắm kiến thức của học sinh sâu
sắc hơn. Một vấn đề quan trọng đặt ra là phải có biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả bài học lịch sử. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của việc tiến hành bài học vì
nó thể hiện kết quả lao động, tài năng sư phạm của giáo viên và việc phát huy tính
tích cực độc lập trong học tập của học sinh để đạt được mục tiêu, kết quả giáo
dục thế hệ trẻ qua bộ môn. Một trong những biện pháp góp phần tích cực vào việc
nâng cao hiệu quả bài học là “trình bày hình ảnh và việc hình thành xúc cảm
lịch sử cho học sinh”
2
. Nguốn gốc, phương tiện tạo nên hình ảnh về sự kiện, con
người quá khứ trong dạy học lịch sử là lời nói của giáo viên và học sinh, tranh ảnh
bản đồ, các đoạn trích từ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, phim ảnh Trong đó
sử dụng những mẩu chuyện lịch sử.góp phần quan trọng vào việc khôi phục bức
tranh lịch sử trong nhận thức của học sinh, tạo biểu tượng lịch sử chân thực,
chính xác cụ thể về các sự kiện, hiện tượng lích sử thế giới, dân tộc; và khơi dậy
ở học sinh những xúc cảm lịch sử như: căm ghét, phản đối hay đồng tình yêu
mến Sự hồi hộp, xúc động đối với các sự kiện hiện tượng, nhân vật lịch sử càng
làm tăng thêm hứng thú học tập cho học sinh.
III. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng những mẩu chuyện
trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT đối với hiệu quả bài
học.
1. Vai trò
Sử dụng những mẩu chuyện lịch sử là một nguồn tài liệu, nguồn kiến thức
quý, quan trọng trong dạy học lịch sử. Nó góp phần cụ thể hóa kiến thức, làm
phong phú kiến thức đồng thời góp phần nhất định vào việc khôi phục, tái hiện
hình ảnh quá khứ. Nó giúp các em khắc phục được việc “hiện đại hóa” lịch sử,

hoặc “hư cấu” sai sự thực. Từ đó học sinh có cơ sở để nắm vững bản chất các sự
kiện, hình thành các khái niệm, hiểu rõ những quy luật, bài học quan trọng của lịch
sử, rèn luyện cho học sinh thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy lịch
2
Nguyễn Thị Côi: Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông,
NXBĐHSP, 2006, tr.91.
13
Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử
sử. Đồng thời là phương tiện có hiệu quả để học sinh hiểu rõ hơn sách giáo khoa,
góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Trong giai đoạn lịch sử dân tộc từ năm 1954 đến nay, xung quanh mỗi sự
kiện kinh tế, chính trị, quân sự hay văn hóa… hay mỗi bước phát triển của cuộc
kháng chiến đêu gắn liền với những câu chuyện lịch sử. Sử dụng những mẩu
chuyện lịch sử trong giai đoạn này sẽ giúp các em cụ thể hóa lịch sử, khắc sâu
kiến thức gây hứng thú học tập. Mỗi câu chuyện với một cốt truyện rõ ràng, tình
tiêt ly kỳ hấp dẫn sẽ lôi cuốn học sinh vào bài học mà vẫn đảm bảo kiến thức cơ
bản của bài. Ví dụ như câu chuyện anh Nguyễn Văn Trỗi đặt mìn tại cầu Công Lý
để giết tên bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mác-na-ma-ra trên đường đi ra sân bay Tân
Sơn Nhất. Trận đánh chưa thực hiện được thì bị lộ và anh bị bắt. Dù bị bắt giam,
tra tấn dã man vẫn không khuất phục được anh. Anh vẫn chiến đấu đến hơi thở
cuối cùng. 9 phút cuối cùng ở pháp trường, Nguyễn Văn Trỗi đã hiên ngang vạch
tội quân bán nước và cướp nước, khẳng định việc làm chính đáng của mình,
khẳng định cách mạng Việt Nam nhất đinh thắng lợi. Anh đã dõng dạc hô to 3 lần:
“Hồ Chí Minh muôn năm ”! Khi bị trúng đạn ngã xuống Nguyễn Văn Trỗi cố gắng
gượng dậy hô: “Việt Nam muôn năm!”. Với những lời kể chuyện hùng hồn, sinh
động của giáo viên sẽ làm cho quá khứ xích lại gần với quá khứ của học sinh,
biến kiến thức sách vở thành những hiểu biết cụ thể, sâu sắc về cuộc sống hiện
thực.
2.Ý nghĩa của việc sử dụng những mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt
Nam ở trường THPT

Những mẩu chuyện ghi chép về những sự kiện nhân vật lịch sử như: mẩu
chuyện về cuộc đời, sự nghiệp, sinh hoạt đời thường của Hồ Chí Minh, các chiến
sĩ cộng sản, các anh hùng… và sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học
có ý nghĩa to lớn về các mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Bởi vì: “qua các
mẩu chuyện học sinh sẽ có cái nhìn khái quát về những sự kiện lớn của lịch
sử và quá trình phát triển của xã hội loài người”.
3
3
Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Phương pháp dạy học lịch sử. tập II, tr. 272
NXBĐHSP, 2002.
14
Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử
a. Về mặt giáo dưỡng
Sử dụng những mẩu chuyện trong dạy học lịch có ý nghĩa quan trọng trong
việc khôi phục tái hiện hình ảnh, quá khứ. Nó là căn cứ khoa học, bằng chứng về
tính chính xác, tính cụ thể phong phú của sự kiện lịch sử học sinh thu nhận.
Đối với mỗi bài học lịch sử, việc sử dụng tài liệu tham khảo nói chung trong
đó có sử dụng những mẩu chuyện lịch sử sẽ góp phần cụ thể hóa các sự kiện,
hiện tượng lịch sử đang học, tạo cho học sinh biểu tượng ràng cụ thể, giàu hình
ảnh, tăng thêm tính chất sinh động của bài giảng và gây hứng thú học tập cho học
sinh. Những mẩu chuyện lịch sử được sử dụng trong mỗi bài giảng với cốt truyện
rõ ràng, có tình tiết li kì, hấp dẫn, nội dung súc tích, giàu hình tượng, học sinh sẽ
tiếp thu một cách dễ dàng, không gây nhàm chán trong giờ học. Đây là phương
tiện rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng nhất, giúp cho
học sinh nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội.
Nó còn có tác dụng giải thích một sự kiện lịch sử, học sinh sẽ hiểu được
bản chất của sự kiện, càng làm cho các em thêm hứng thú học tập.
Thực tế trong việc dạy học lịch sử hiện nay, khi sử dụng tài liệu tham khảo
chúng ta cần chú ý tránh tình trạng “quá tải”, làm cho giờ học trở nên quá nặng nề,
hoặc làm loãng nội dung, mất đặc trưng của bài lịch sử, hoặc biến lịch sử trở

thành một bài văn học, bài giảng giáo dục công dân. Do đó cần sử dụng tài liệu
tham khảo phù hợp, đúng lúc đúng chỗ để nâng cao hiệu quả bài học và chất
lượng giáo dục môn học.
b. Về mặt giáo dục
Việc sử dụng tài liệu tham khảo vào dạy học lịch sử góp phần thực hiện
chức năng giáo dục của bộ môn lịch sử. Đặc biệt là những mẩu chuyện lịch sử có
hiệu quả giáo dục rất cao. Bằng phương pháp nêu gương những người thực, việc
thực, chúng ta sẽ để lại cho học sinh những ấn tượng sâu sắc: nhất là những câu
chuyện kể về các trận đánh, những câu chuyện về giải phóng Sài Gòn, các địa
phương ở miền Nam, hay những anh hùng lao động trong thời kì đổi mới… Từ đó
giáo dục cho các em lòng biết ơn đối với tổ tiên, với những người có công với tổ
15
Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử
quốc, giáo dục lòng kính yêu với quần chúng nhân dân, giáo dục tinh thần thái độ
lao động đúng đắn cũng như ý thức về truyền thống dân tộc và giáo dục niềm tin
lý tưởng xã hội chủ nghĩa của các em.
c. Về mặt phát triển
Sử dụng những mẩu chuyện trong dạy học lịch sử sẽ giúp học sinh phát
triển khả năng tri giác, tưởng tượng để cụ thể hóa các sự kiện, có biểu tượng
chân thực về bức tranh lịch sử. Trên cơ sở những dấu hiệu phản ánh trong óc các
em về sự kiện, nhân vật học sinh tiến hành so sánh, phân tích, khái quát sự kiện,
hình thành khái niệm và rút ra quy luật, các mối liên hệ của các sự kiện, hiện
tượng và giúp cho học sinh có cái nhìn biện chứng về các vấn đề lịch sử quá khứ
cũng như hiện tại, tương lai mà cuộc sống đặt ra. Với những câu chuyện sinh
động, hấp dẫn, giàu hình ảnh của giáo viên góp phần rất lớn vào quá trình phát
triển các thao tác tư duy học sinh mà trước hết là sự kích thích trí tưởng tượng ở
học sinh. Khi đó biểu tượng về lịch sử được hình thành trong óc học sinh.
Đặc biệt, qua những câu chuyện lịch sử, học sinh sẽ có nhận thức đúng đắn
và biết đánh giá một cách khách quan về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch
sử. Nghĩa là sẽ giúp học sinh có biểu tượng lịch sử đúng, đồng thời có tác dụng

bồi dưỡng cho học sinh năng lực đánh giá đúng bản chất của sự kiện, hiện tượng
lịch sử, biết cách xem xét sự kiện lịch sử trong mối quan hệ nhiều mặt với các yếu
tố xã hội.
Tóm lại việc sử dụng tài liệu học tập là phương tiện cần thiết và quan trọng
đối với việc dạy học lịch sử của giáo viên và học sinh. Nó có vai trò không nhỏ đối
với việc tiếp thu tri thức lịch sử cũng như với phát triển tư duy. Phương pháp sử
dụng tài liệu là một trong những vấn đề trung tâm của lý luận dạy học bộ môn, có
ý nghĩa rất lớn về giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Để nâng cao hiệu quả bài
học lịch sử không thể không sử dụng các loại tài liệu vào giảng dạy. Do đó không
thể thiếu khâu sưu tầm chuẩn bị và sử dụng tài liệu tham khảo vào quá trình dạy
học nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao hiệu quả bài học.
16
Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử
Chương II: Phuơng pháp sử dụng các mẩu chuyện trong dạy học lịch
sử Việt Nam từ 1954 đến nay ở trường phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả
bài học.
I. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử Việt Nam
từ 1954 đến nay.
1. Vị trí
Giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1954 đến nay có nội dung rất quan trọng,
thuộc 2 chương: Chương V “Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước
1954-1975” và chương VI: “Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa (1975-1991)” trong chương trình sách giáo khoa lớp 12 – tập 2 (cải cách
giáo dục).
Đây là chương có vị trí quan trọng trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam.
Nhân dân ta đã tiến hành cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại, cuộc chiến tranh giải
phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc tiêu biểu chống lại một đế quốc lớn mạnh nhất là
đế quốc Mỹ. Hai miền thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng khác nhau
nhưng đều nhằm một mục tiêu chung là chống Mỹ cứu nước. Miền Bắc tiến hành

cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, khôi phục kinh tế, chống chiến tranh phá hoại
bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, và là hậu phương lớn chi viện cho
tiền tuyến lớn ở miền Nam. Nhân dân miền Nam trực tiếp tiến hành cuộc chiến
tranh chống bọn xâm lược Mỹ, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân, tiến hành thống nhất nước nhà. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang
chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh
hùng cách mạng và trí tuệ con người…”. Thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước đã mở ra kỷ nguyên mới của cách mạng Việt Nam – kỷ
nguyên đất nước độc lập thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Sau đó đã tiến hành
ổn định tình hình miền Nam, khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát
triển kinh tế văn hóa ở hai miềm đất nước và hoàn thành thống nhất đất nước về
17
Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử
mặt nhà nước. Đồng thời Việt Nam bước đầu đi lên chủ nghĩa xã hội (1976-1986)
với các kế hoạch nhà nước 5 năm và thực hiện đường lối đổi mới đất nước được
đề ra từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986). Trải qua 15 năm đổi mới
đất nước(1986-2000) Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực,
chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng đề ra la hoàn toàn đúng đắn làm cho thế và
lực của nước ta lớn mạnh lên nhiều.
Phân tích nội dung từng bài chúng ta sẽ thấy được vị trí, ý nghĩa của lịch sử
dân tộc giai đoạn này đồng thời giúp học sinh nhân thức được thời kỳ đấu tranh
gian khổ nhưng oanh liệt hào hùng của nhân dân ta, hiểu được vai trò lãnh đạo
của Đảng, của Bác Hồ và câu chuyện về các nhân vật, các sự kiện… Giúp học
sinh hiểu rõ các khái niệm: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, chiến tranh
nhân dân, bạo lực cách mạng, chủ nghĩa xã hội, chiến lược, sách lược…Từ đó
giáo dục tư tưởng, tình cảm, phẩm chất đạo đức, niềm tin vào sự lãnh đạo của
Đảng và phát triển tư duy độc lập cho học sinh.
2. Mục tiêu
a. Về mặt giáo dưỡng

Nội dung lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến nay được chia làm 2 giai đoạn:
giai đoạn 1954- 1975 và giai đoạn 1975-nay (2000). Trong sách giáo khoa lịch sử
lớp 12 được chia ra làm 7 bài, từ bài 12 đến bài 18.
- Nội dung cơ bản học sinh cần nắm được trong giai đoạn từ 1954 – 1975:
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi đã mở ra cho cách mạng nước
ta một thời kì phát triển mới. Cách mạng nước ta đứng trước tình hình mới, đất
nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân miền Bắc tiến hành công cuộc khôi
phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt được những thành tựu quan trọng
trong phát triển kinh tế, văn hóa giáo dục…Miền Bắc trở thành căn cứ địa cách
mạng vững chắc của cả nước với chế độ chính trị ưu việt, với lực lượng kinh tế và
quốc phòng lớn mạnh, làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn với tiền tuyến lớn.
18
Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trải qua các giai đoạn: 1954
-1960, 1961-1965, 1965-1973 và 1973-1975.
Miền Nam trong 21 năm đã tiến hành hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ, vạch trần
các âm mưu, tội ác của đế quốc Mĩ và tay sai phản động tiến tới giải phóng hoàn
toàn miền Nam thống nhất nước nhà.
Sau hơn 20 năm kiên cường, anh dũng chiến đấu, với cuộc tổng tiến công
và nổi dậy vĩ đại mùa xuân năm 1975, sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ của nhân
dân ta đã thắng lợi. Một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước ta, kỉ nguyên của một
nước Việt Nam độc lập, thống nhất xã hội chủ nghĩa mở rộng.
- Nội dung cơ bản học sinh cần nắm được trong giai đoạn 1975-nay: đó là
những sự kiện hoàn thành thống nhất đất nước (về mặt nhà nước), công cuộc đấu
tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, mở rộng quan hệ quốc tế nhằm góp phần
đấu tranh cho hòa bình, chống chiến tranh, xây dựng thế giới văn minh và tiến bộ.
Đặc biệt nhấn mạnh đến công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo.
Những thành quả của sự nghiệp đổi mới làm cho đất nước đã thoát ra khỏi tình

trạng khủng hoảng trầm trọng, tiến hành nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
b. Về mặt giáo dục
Trên cơ sở khai thác triệt để nội dung của khóa trình lịch sử trong giai đoạn
1954 đến nay có tác dụng giáo dục rất lớn đến học sinh.
Thông qua những hành động và tội ác mà đế quốc Mĩ và tay sai gây ra cho
nhân dân ta như: chính sách tố cộng diệt cộng, luật 10/59, tiến hành chiến tranh
tâm lý, chiến tranh phá hoại…sẽ giáo dục cho học sinh lòng căm thù quân xâm
lược, kẻ bán nước, căm ghét chiến tranh và quyết tâm bảo vệ độc lập của tổ quốc.
Không những thế còn giáo dục cho các em lòng biết ơn vô hạn đối với Đảng và
Bác Hồ. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Đảng là người giữ vai trò
quyết định trong việc đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn. Với biết
bao tấm gương hy sinh quên mình vì Tổ quốc của các thế hệ sẽ khơi dậy trong
19
Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử
các em lòng biết ơn vô hạn và sự kính phục, ghi nhớ công ơn của các vị anh
hùng, khơi dậy trong các em niềm tự hào về truyền thống anh hùng, từ đó các em
sẽ có ý thức trách nhiệm hơn trong cuộc sống và học tập để xứng đáng với thế hệ
đi trước.
Dù trải qua bom đạn chiến tranh nhưng miền Bắc vẫn đạt được những
thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, khẳng định tính ưu
việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, hết lòng chi viện sức người sức của
cho miền Nam đánh Mĩ. Đặc biệt là những thành tựu nhân dân ta đạt được trong
công cuộc đổi mới đất nước. Qua đó giáo dục cho các em lòng yêu lao động, giáo
dục tinh thần thái độ lao động đúng đắn, lòng kính yêu đối với quần chúng nhân
dân lao động và giáo dục niềm tin lý tưởng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của
Đảng mà đứng đầu là Hồ Chủ Tịch. Trong giai đoạn hiện nay khi chủ nghĩa xã hội
ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ, các thế lực đế quốc và bọn phản động tìm mọi
cách can thiệp và phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta thì
việc giáo dục cho các em lòng tin vào Đảng, Bác và lý tưởng xã hội chủ nghĩa là

một trong những nhiệm vụ quan trọng của sử học.
c. Về mặt phát triển
Nội dung kiến thức lịch sử dân tộc trong giai đoạn 1954 đến nay khá phong
phú và đa dạng, nó có tác dụng rất lớn đến việc phát triển toàn diện học sinh. Nếu
giáo viên biết kết hợp sử dụng đa dạng các hình thức tổ chức dạy học, các
phương tiện dạy học …sẽ giúp học sinh tái hiện lại bức tranh lịch sử dân tộc một
cách rõ nét và chân thực nhất, giàu hình ảnh và sinh động, cụ thể. Do đó có tác
dụng phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng …của học sinh, các năng lực thực
hành: sử dụng bản đồ, vẽ biểu đồ, sưu tầm tài liệu, làm quen với công tác nghiên
cứu khoa học… Đặc biệt là kĩ năng tư duy độc lập: phân tích, so sánh, khái quát,
tổng hợp
3. Nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 đến nay
20
Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử
Lịch sử Việt Nam từ 1954 đến nay tương ứng với chương V “Cách mạng
xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở
miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước 1954-1975” và chương VI: “Công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”
Chương V tương ứng với 4 bài từ bài 12 đến bài 15: trình bày về tình hình
Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ 1954 và nhiệm vụ của cách mạng trong thời kì
mới (1954-1975): 2 miền thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược khác nhau nhưng đều
nhằm một mục tiêu chung là chống Mĩ cứu nước tức là đánh Mĩ và tay sai, giải
phóng miền Nam bảo vệ miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân, đấu tranh thống nhất đất nước để đi lên chủ nghĩa xã hội.
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn. Miền Bắc đã hoàn thành cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế, cải tạo xã
hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa (1954-1965). Năm 1960 Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (từ 5-12/9/1960) được triệu tập, đại hội đã xác
định nhiệm vụ chung của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng
miền Bắc Nam và đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) nhằm “thực

hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước đầu cơ sở vật
chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa”.
“Miền Bắc đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước,
xã hội và con người đều đổi mới”. Đồng thời, Mĩ mở rộng chiến tranh không quân
và hải quân phá hoại miền Bắc lần 1 (5-8-1964) và lần 2 (16-4-1972). Nhân dân
miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ, vừa sản xuất làm tròn
nghĩa vụ hậu phương lớn, chi viện cho tiền tuyến lớn ở miền Nam.
Miền Nam thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, lần lượt
đánh bại các chiến lược thống trị thực dân kiểu mới của Mĩ, buộc chúng phải từng
bước xuống thang chiến tranh. Từ năm 1954-1960, miền Nam đấu tranh chống
chế độ Mĩ Diệm, củng cố hòa bình tiến tới “đồng khởi”. Đồng khởi thắng lợi đánh
dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực
lượng sang thế tiến công. Nhân dân miền Nam tiếp tục đánh bại các chiến lược
21
Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử
“chiến tranh đặc biệt” (1961-1965), chiến tranh cục bộ (1965-1968), Việt Nam hóa
chiến tranh (1969-1973) của Mĩ. Sau chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (18
-29/12/1972) đã buộc Mĩ phải kí hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa
bình ở Việt Nam (27/1/1973). Đó là cơ sở để ta mở rộng các cuộc tổng tiến công
và nổi dậy mùa xuân năm 1975, đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào, giải phóng
hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Chương VI tương ứng với 3 bài từ bài 16 đến bài 18: hoàn thành thống
nhất đất nước, đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, mở rộng quan hệ quốc
tế. Việt Nam trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội với bước đầu đầy khó khăn
thử thách (1976-1980). Từ sau Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986),
trên cơ sở nhất trí cao trong Đảng và trong toàn xã hội về yêu cầu đổi mới đất
nước, đổi mới con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở nhận thức và nắm
vững đặc điểm thời kì quá độ ở nước ta, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương biện
pháp đổi mới đúng đắn, sáng tạo. Vì vậy đã đạt được những thành tựu đáng phấn
khởi về các mặt chủ yếu là kinh tế.

Bên cạnh những tiến bộ và những thành tựu to lớn đạt được, cũng có
không ít khó khăn và yếu kém nhất là trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Nguyên nhân
quan trọng là do sai lầm trong lãnh đạo, khuyết điểm trong chủ trương cải tạo và
xây dựng kinh tế, trong tổ chức và chỉ đạo thực hiện, trong quản lí kinh tế, nhà
nước…
II. Những mẩu chuyện lịch sử có thể sử dụng trong dạy học lịch
sử Việt Nam từ 1954 đến nay.
1. Yêu cầu của việc lựa chọn, sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong
dạy học
Phải căn cứ vào mục tiêu của bài học để lựa chọn những mẩu chuyện lịch
sử tương ứng thích hợp. Mục tiêu được xác định đúng là cơ sở để giáo viên chọn
lựa tài liệu học tập của bài, những sự kiện lịch sử cụ thể, những biểu tượng, khái
niệm; xác định mức định mức độ trình bày các sự kiện hiện tượng hợp lí, có hiệu
quả; tiến hành việc giáo dục tư tưởng đạo đức, rèn luyện kĩ năng cho học sinh.
22
Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử
Những mẩu chuyện lịch sử đưa ra không chỉ đảm bảo mục tiêu giáo dưỡng mà
còn giáo dục tư tưởng, tình cảm một cách tự nhiên có hiệu quả.
Xuất phát từ nội dung bài học, giáo viên sẽ lựa chọn những mẩu chuyện lịch
sử cho phù hợp. Nội dung những câu chuyện lịch sử phải là việc phổ biến kiến
thức lịch sử một cách khoa học chứ không phải là những câu chuyện hư cấu,
tránh những chi tiết li kỳ không có giá trị khoa học, không phù hợp với yêu cầu học
tập. Chúng ta phải loại bỏ những loại truyện kiếm hiệp, tiểu thuyết võ hiệp xuyên
tạc lịch sử, có ảnh hưởng xấu đến việc hình thành tri thức lịch sử, giáo dục tư
tưởng tình cảm cho học sinh. Do đó, nội dung câu chuyện phải có chủ đề: một sự
kiện, một nhân vật và dựa vào tài liệu chính xác.
Một yêu cầu nữa khi lựa chọn các mẩu chuyện lịch sử là cần phải làm rõ
kiến thức cơ bản của bài học. Những mẩu chuyện giáo viên đưa ra phải là những
câu chuyện gắn liền với kiến thức cơ bản của bài, là cơ sở để học sinh hiểu rõ lịch
sử.

Sử dụng những mẩu chuyện lịch sử để gây hứng thú và phát triển tính tích
cực học tập của học sinh. Nếu như thông báo chỉ cung cấp cho người nghe một
số tri thức nhất định, ngắn gọn, khô khan thì kể chuyện bao giờ cũng có chủ đề và
tình tiết. Hơn nữa nội dung mỗi câu chuyện không chỉ có khối lượng sự kiện tri
thức được cung cấp mà còn bao gồm cả việc phân tích, nêu lên bản chất của sự
vật, hiện tượng. Thông thường, nội dung một câu chuyện kể bao gồm những yếu
tố sau đây:
- Giới thiệu vấn đề
- Tình huống đặt ra
- Diễn biến sự kiện
- Sự phát triển của tình tiết đến cao độ
- Câu chuyện kết thúc.
Một câu chuyện được bố cục như vậy mang kịch tính cao, dẫn dắt người
nghe qua các sự kiện, làm cho họ ngày càng hứng thú. Người nghe kể hứng thú
23
Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử
lắng nghe không phải chỉ vì được cung cấp các sự kiện, chi tiết hay hấp dẫn mà
còn vì nội dung của câu chuyện có sức giáo dục mạnh mẽ.
Khi sử dụng những mẩu chuyện lịch sử vào bài học yêu cầu giáo viên phải
trình bày rõ ràng, đúng phương pháp bộ môn kết hợp với lời nói sinh động. Lời nói
rất quan trọng vì thông qua cách diễn đạt của giáo viên không chủi giúp học sinh
khôi phục hình ảnh quá khứ mà còn nhận thức sâu sắc sự kiện, trình bày những
suy nghĩ trong hiểu biết tìm tòi nghiên cứu. Không thể có những câu chuyện lịch
sử khi ca ngợi những hành động anh hùng của nhân dân trong chiến đấu nếu giáo
viên không rung cảm trước hành động ấy. Không thể giáo dục học sinh căm thù
giai cấp thống trị, quân xâm lược nếu giáo viên không thực sự căm thì chúng. Lời
nói nhiệt tâm, chân thành tăng thêm tác dụng, lời nói lạnh nhạt hững hờ làm giảm
nhẹ hoặc gây phản tác dụng. Trong một khoảng thời gian nhất định, giáo viên cần
đưa ra một lượng thông tin, từ ngữ và hình ảnh thích hợp để các em hiểu được
nội dung câu chuyện và hiểu sâu sắc sự kiện, nhân vật.

2. Nội dung những mẩu chuyện lịch sử
1. Ngô Đình Diệm (1901-1963)
“Ngô Đình Diệm là tổng thống chính quyền Sài Gòn từ năm 1959-1963, quê
làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Con là Ngô Đình Khả (một viên
đại thần triều Thành Thái, Duy Tân). Thửa nhỏ học tại Huế, năm 1918 học trường
Hậu Bổ. Tốt nghiệp và bắt đầu làm quan từ năm1920 tại Thừa Thiên Huế, Quảng
Trị. Năm 1930 làm Quảng Đạo tỉnh Ninh Thuận. Năm 1933, nhân nội các Nguyễn
Hữu Bài bị buộc từ chức, Bảo Đại đứng đầu nội các, Ngô Đình Diệm được cử làm
thượng thư (Bộ trưởng), rồi Bộ lại (tương tự bộ nội vụ) sung cơ mật viện đại thần.
Năm 1934, từ chức thượng thư bộ lại vì tranh chấp với Phạm Quỳnh và
mâu thuẫn với Pháp. Từ đó Ngô Đình Diệm trở thành một nhân vật chống lại
Phạm Quỳnh nên gia nhập phe Cường Để và thường xuyên liên lạc với các phần
tử khác từ Huế đến Sài Gòn, có thời gian ẩn mình ở tòa giám mục Vĩnh Long- nơi
anh ruột là Ngô Đình Thục là giám mục.
24
Bài tập lớn: Phương pháp dạy học Trần Thị Thu Hà – Lớp CLC – K54 – Lịch sử
Năm 1945 bị Nhật loại không cho làm thủ tướng chính phủ thân Nhật sau
cách mạng tháng 8, bị lực lượng cách mạng tạm giữ một thời gian rồi được phóng
thích về sống ẩn ở Đà Lạt với em là Ngô Đình Nhu. Năm 1950 sang Mỹ sống tại
các chủng viện lớn ở Mỹ và học đại học Michêgan Hoa Kì.
Năm 1954 được Bảo Đại mời làm thủ tướng – do Mỹ chỉ đạo thay Bửu Lộc.
Sau khi cầm quyền năm1955 đã lật đổ Bảo Đại. Từ đó Ngô Đình Diệm trực tiếp
đối đầu với cách mạng Việt Nam, ra sức phá hoại hiệp định Giơnevơ và ý đồ chia
cắt đất nước.
Được nuôi dưỡng từ thế lực ngoại bang qua bàn tay trùm gián điệp hồng y
Spellman, y và gia đình là tiêu biểu cho tầng lớp tư sản, đại địa chủ đội lốt thiên
chúa giáo, có nhiều nợ máu với nhân dân và mang ý thức phục thù. Do đó để duy
trì chính quyền, Ngô Đình Diệm đã thi hành nhiều chính sách và biện pháp đi
ngược lai truyền thống dân tộc. Ngay khi được Mỹ đưa về làm thủ tướng rồi làm
tổng thống bù nhìn Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách “gia đình trị” gồm 4 anh

em ruột: Ngô Đình Thục (giám mục), Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Luyện và Trần Lệ
Xuân (vợ Nhu) với các nhân vật trong gia đình thông gia (Trần Văn Trương) cùng
các thế lực đàn áp nhân dân và các lực lượng đối kháng, coi “sự nghiệp truyền
đạo là thành lũy chống cộng sản”. Trong thời gian cầm quyền thực hiện nhiều
chính sách; chống phật giáo, âm mưu đưa thiên chúa giáo lên vị trí Quốc đạo và
sử dụng tôn giáo này là công cụ đắc lực để phá hoại phong trào cách mạng miền
Nam. Thi hành chính sách: ”tố cộng diệt cộng”, luật 10/59 lê máy chém khắp
miền Nam, đàn áp lực lượng cách mạng…
Ngày 2-11-1963 anh em Ngô Đình Diệm bị các thế lực khác do Mỹ dàn
dựng và tổ chức- giết chết trong cuộc đảo chính 1-11-1963 trên đường từ chợ Lớn
về Sài Gòn.”
Giáo viên giới thiệu cho học sinh về Ngô Đình Diệm để qua đó vạch trần bản
chất phản động và tội ác dã man của Mĩ cùng với bộ mặt phản dân hại nước của
Ngô Đình Diệm. Từ đó giáo dục cho các em lòng căm thù chế độ Mĩ Diệm, bất
bình với những hành động phi nhân tính của chúng.
25

×