Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tích hợp thơ ca vào giảng dạy chương trình lịch sử việt nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.06 KB, 17 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong nhiều năm qua việc học tập bộ môn lịch sử ở trường trung học phổ
thơng có nhiều sa sút, biểu hiện rõ nhất là kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, số
lượng ít chất lượng làm bài yếu kém. Nguyên nhân do học sinh chưa nhận thức
đúng về bộ môn lịch sử, đa phần học sinh làm bài không nắm được trọng tâm
kiến thức, các giai đoạn phát triển của lịch sử, các khái niệm … Vì vậy trong
quá trình làm bài các em thường lúng túng viết sai lệch các sự kiện, không nắm
được trọng tâm yêu cầu đặt ra. Điều này được phản ánh rất nhiều trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
Giảng dạy và học tập môn lịch sử có sự hấp dẫn riêng của nó, giúp mọi
người có thể hiểu biết về một dân tộc trong bối cảnh mà có văn hóa, kinh tế,
chính trị... Xã hội phát triển khơng ngừng theo quy luật song có những giai đoạn
đều có sự thăng trầm trong lịch sử của một xã hội, một nhân vật lịch sử mà trong
đó có bi hùng, sự hấp dẫn của quyền lực, sự sa đọa hay phát triển của một giai
cấp thống trị, sự cùng cực hay phồn thịnh của nhân dân, sự thành công hay cay
đắng ... đã tạo sức hấp dẫn cho mỗi người, mỗi chế độ qua đó mà ngẫm nghĩ về
thời cuộc, số phận và tương lai rồi sẽ ra sao.
Hiện nay cuộc sống con người nặng về yếu tố vật chất, nên việc học tập
lịch sử ít được quan tâm. Ở các trường trung học phổ thông hầu như học sinh chỉ
chú trọng vào các mơn tự nhiên, ít đầu tư cho môn lịch sử cũng như các môn xã
hội khác. Nhưng thực tế cuộc sống đòi hỏi các yếu tố tổng hịa của một con
người để có đủ tri thức tiếp cận với xã hội một cách hài hòa, tốt hơn bởi các sự
kiện trong cuộc sống gắn liền với yếu tố lịch sử, hiểu biết về lịch sử thì mới có
lịng tự hào về dân tộc và chúng ta sẽ vững tin trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Trong những năm qua, vấn đề dạy và học lịch sử ln được quan tâm, tuy nhiên
học sinh cịn xem nhẹ môn học, phương pháp truyền tải kiến thức lịch sử nặng
về truyền tải thông tin đã làm cho mơn học trở nên xơ cứng khơ khan, khơng
u thích mơn học.
Lịch sử có tác dụng giúp ta hiểu về cội nguồn của dân tộc, một dân tộc
anh hùng có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, không chịu


khuất phục trước kẻ thù xâm lược. Trong xu thế hội nhập hiện nay Việt Nam
ngày càng hịa mình vào tiến trình phát triển của thế giới, song cũng phải đối
mặt với những thử thách to lớn, và thực tế đang diễn ra là việc thể hệ trẻ hiểu
lịch sử Trung Quốc hơn lịch sử nước nhà, đó chính là sự thách thức đối với các
nhà viết và dạy lịch sử cũng như các nhà quản lí giáo dục.
Để tạo sự hứng thú cho học sinh trong học tập môn lịch sử, trong phạm vi
đề tài này tôi muốn đề cập đến cách tiếp cận lịch sử thông qua ngơn ngữ thơ ca
vì nét độc đáo của lịch sử Việt Nam đã đi vào thơ ca. Lịch sử Việt Nam các giai
đoạn đã được đúc kết thành ca dao, thơ và nhờ đó truyền tải thơng tin cho thế hệ
mai sau và đã đi vào văn hóa của người Việt, thơ ca truyền tải lịch sử không chỉ


qua trường lớp mà qua cuộc sống hàng ngày của người dân qua những câu ca.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định:
“Dân ta phải biết sử ta.
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Thơ ca nói về lịch sử không chỉ thông qua trường lớp mà thơng qua ngơn
ngữ truyền miệng, các hình thức dân gian đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác, ăn sâu vào tâm trí mỗi người. Thực tế cho thấy học sinh, được học những
kiến thức lịch sử nhưng không nắm được những kiến thức cơ bản, phải chăng có
sự xơ cứng trong truyền tải thông tin của giáo dục lịch sử. Trong lịch sử Việt
Nam cũng cho thấy những nhân vật kiệt xuất trong lịch sử không chỉ là những
nhà quân sự tài ba mà họ còn là những nhà văn , nhà thơ lớn của dân tộc ... nhất
là những tác phẩm thơ của họ luôn gắn liền với sự kiện lịch sử dân tộc.
Trong phạm vi đề tài này nghiên cứu phương pháp giảng dạy lịch sử
thông qua việc đưa thơ ca vào lồng ghép với nội dung bài học, thông qua ngôn
ngữ thơ ca tôi muốn có một cách học lịch sử nhẹ nhàng dễ nhớ, giúp các em cải
thiện được sự khô khan trong lịch sử và đam mê với môn học để hướng tới mục
đích cuối cùng là đạt hiệu quả trong cơng tác giảng dạy cũng như học tập.Trong
xu thế hội nhập như hiện nay mỗi giáo viên không sớm cải cách môn lịch sử ở

cấp học phổ thơng, khắc phục tình trạng sa sút lãng quên quá khứ thì sẽ tạo ra
những hẫng hụt trong kiến thức về lịch sử Việt Nam. Từ đó để lại những hệ quả
rất đáng lo ngại trong kế thừa các giá trị di sản lịch sử và văn hóa dân tộc, trong
gìn giữ bản sắc dân tộc, trong định hướng phát triển nhân cách, bản lĩnh con
người Việt Nam nhất là khi giao lưu và đối thoại với các nền văn minh, văn hóa
trên thế giới.
Vì vậy tơi đã quyết định chọn đề tài “Tích hợp thơ ca vào giảng dạy
chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông” nhằm nâng
cao chất lượng giảng dạy ở trường phổ thông và tăng sự hứng thú học tập môn
lịch sử của học sinh .
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận, và thực tiễn sáng kiến đề xuất một số giải pháp tích
hợp thơ ca trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường học phổ thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số giải pháp tích hợp thơ ca vào giảng dạy chương trình lịch sử Việt
Nam lớp 12 trong trường trung học phổ thông.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận, nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin, quan điểm Hồ Chí Minh về vấn đề văn học sử, từ đó rút ra tư tưởng,
lập trường trong việc nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, điều tra; phỏng vấn; tổng kết kinh
nghiệm giáo dục.
Phương pháp thống kê, hệ thống khái quát hóa những vấn đề cơ bản của các
tư liệu về lý luận dạy học, phương pháp dạy học các vấn đề liên quan đến thơ ca
về lịch sử Việt Nam trong chương trình lớp 12 ở trường trung học phổ thông.


Tiến hành sưu tầm các bài thơ, văn… có quan hệ sát với nội dung các bài lịch sử
thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Cần lưu ý rằng, khơng phải trong một bài
thơ liên quan ta có thể khai thác được hết cả bài mà nên lựa chọn những đoạn

thơ sát nhất, “đắt” nhất để sử dụng. Chọn lựa, phân loại các kiến thức thơ, văn
phù hợp với yêu cầu, phương pháp giảng dạy lịch sử theo từng mảng: thơ về tiểu
sử, cuộc đời nhân vật Lịch sử; thơ văn về diễn biến trận đánh hay biến cố lịch
sử, thơ văn trần thuật về tội ác của giai cấp thống trị, của bọn xâm lược… Sau
khi phân loại, chúng tơi tiến hành sắp xếp nguồn tư liệu đó thành từng chủ đề.


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
“Tích hợp ” là gì? Theo từ điển tiếng Anh, Integration - có nghĩa là sự kết
hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể. Những phần,
những bộ phận này có thể khác nhau nhưng kết hợp được với nhau. Như vậy
đây là một khái niệm rộng có nguồn gốc từ tiếng Latinh. Integration - có nghĩa
là xác lập cái chung, cái toàn thể, các thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng
lẻ.
Trong dạy học bộ mơn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội
dung từ các mơn học, lĩnh vực học tập khác nhau. Tích hợp trong dạy học lịch
sử có nghĩa là lồng ghép các nội dung có liên quan vào bài học lịch sử, ví như
lồng ghép kiến thức văn học, lồng ghép giáo dục truyền thống dân tộc trong
những bài học cụ thể. Trong khuôn khổ của đề tài này tôi đã chọn lồng ghép
kiến thức thơ ca của văn học để làm phong phú bài giảng, tạo hứng thú học tập
cho học sinh.
Lịch sử là một trong những bộ môn cơ bản được giảng dạy trong nhà trường
phổ thơng, nó giữ vị trí quan trọng trong mục tiêu và chiến lược đào tạo con
người xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta. Khoa học lịch sử dựa vào
những nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử có thật trong một giai đoạn nhất
định để khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách chân xác, khách quan. Văn
học dựa trên chất liệu cuộc sống để xây dựng hình tượng, cốt truyện, mỗi tác
phẩm văn học đều mang trong mình dấu ấn của thời đại. Như vậy Lịch sử: Là
những gì đã diễn ra trong quá khứ và gắn liền với xã hội loài người. Lịch Sử bao

gồm tất cả những lĩnh vực trong đời sống xã hội. Có thể nói văn học là nhân
học. Văn học dạy con người cách nhận thức về tự nhiên, xã hội. Văn học dạy
nhân cách làm người.
Hiện nay có nhiều bài viết, nhiều cơng trình nghiên cứu đều hướng tới việc
tìm hiểu thực trạng của việc dạy học Lịch sử hiện nay, từ đó tìm ra ngun nhân
và cuối cùng nêu ra những đề xuất, giải pháp nhằm khắc phục thực trạng của
việc dạy và học mơn Lịch sử.
Mục tiêu của chương trình đổi mới giáo dục phổ thơng là nhằm tích cực
hố hoạt động của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức mới. Một trong
những phương pháp hiệu quả nhất đó là áp dụng việc dạy học liên mơn.
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học
ở trường phổ thơng. Đây là cách tìm các nội dung chung giữa những môn học
với bộ môn lịch sử, từ đó sẽ bổ sung, làm sáng tỏ hơn những kiến thức mới cho
học sinh.
Vậy dạy học tích hợp là phương pháp giảng dạy kết hợp một hoặc nhiều
môn học nhằm làm sáng tỏ cho môn học mà giáo viên thấy sự cần thiết trong
việc giảng dạy. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn, dạy học tích hợp là vừa dạy
nội dung lý thuyết và thực hành trong cùng một bài dạy.


Một điểm quan trọng trong dạy học Lịch sử là tạo biểu tượng, tái hiện lại
lich sử để làm cho những sự kiện khơ khan trở thành những hình ảnh sinh động,
tác động thu hút trí tưởng tượng tư duy của học sinh, qua đó giúp học sinh ghi
nhớ. Trong khi đó những đoạn văn, thơ ngắn phù hợp nội dung kiến thức thực sự
là những bức tranh về ngôn ngữ hết sức sinh động mà khơng có ngơn từ hay đồ
dùng dạy học nào thay thế được, sự mềm mại uyển chuyển của văn học sẽ dễ
dàng lôi cuốn và đi vào cảm xúc của học sinh hơn những sự kiện Lịch sử khơ
khan.
Ngày nay q trình qc tế hố ngày càng mở rộng thì trở về nguồn là xu
thế chung của các dân tộc trên thế giới, với chúng ta đó là sự tìm tịi phát hiện

ngày càng sâu sắc hơn những đặc điểm xã hội Việt Nam, những phẩm chất cao
quý, những giá trị truyền thống và những bài học lịch sử giúp chúng ta lựa chọn
và tiến hành bước đi thích hợp hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng dân chủ và văn minh”.
Như vậy muốn đi theo xu thế chung của thời đại thì dạy học liên mơn là
hết sức cần thiết với việc sử dụng nội dung các bộ môn khác như văn học, địa lý,
hội họa, điêu khắc, …nhằm hổ trợ bổ sung những kiến thức lịch sử, trong đó đặc
biệt hiệu quả nhất là việc sử dụng các tư liệu thơ ca trong giảng dạy lịch sử.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Do cơ chế thị trường, sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão của
khoa học và cơng nghệ, do khơng tìm được việc làm vì thế mà một số em chú
trọng mơn khoa học tự nhiên, mơn lịch sử ít được quan tâm.
Lịch sử là khơi phục bức tranh q khứ do đó những sự kiện lịch sử
thường khô khan với rất nhiều những con số về thời gian (ngày, tháng, năm)
hoặc những số liệu kết quả (của các thành tựu hoặc của những cuộc chiến
dịch…). Nếu giáo viên chỉ dạy cho hết giờ khơng tâm huyết với bộ mơn thì
người học sẽ thấy giờ sử quá khô khan, nặng nề và thực tế này đã xảy ra ở nhiều
trường, học sinh “chán” học mơn sử, điều này thể hiện rõ nhất trong kì thi THPT
quốc gia hiện nay.
Thực trạng này đòi hỏi người giáo viên phải sáng tạo trong việc sử dụng
phương pháp và để làm bài giảng thêm sinh động hấp dẫn hơn giáo viên nên sử
dụng thơ ca trong giờ dạy lịch sử.
Tài liệu văn học có vai trị hết sức to lớn trong quá trình dạy học lịch sử ở
trường phổ thơng , góp phần vào việc giáo dục giáo dưỡng và phát triển tư duy
học sinh. Vì lịch sử và văn học có mối quan hệ khăng khít với nhau, tác động
qua lại và bổ trợ lẫn nhau. Lịch sử là cội nguồn sáng tạo của văn học, lịch sử nào
thì văn học ấy.
Tuy nhiên một phần lớn phụ huynh học sinh xem nhẹ môn lịch sử cho
rằng đây là mơn học khơng quan trọng, quan niệm đó có cả trong suy nghĩ của
lãnh đạo một số trường, rất quan tâm ưu ái cho môn khoa học tự nhiên cịn mơn

khoa học xã hội nói chung và mơn lịch sử nói riêng thì thiếu sự quan tâm đúng
mức.


Bản thân các em học sinh chưa thật sự ham thích mơn học lịch sử, coi
mơn lịch sử là mơn phụ nên thường xem nhẹ. Ngoài ra nếu chọn học lên đại học
thì khơng xin được việc làm, nên thái độ của các em thường là học đối phó, do
đó trong giờ học thường thụ động, chưa tích cực xây dựng bài.
Mặt khác tài liệu tham khảo văn học cũng cịn nằm rải rác ở nhiều nguồn
khac nhau, khó sưu tầm. Tuy nhiên trong những năm gần đây nguồn tài liệu
phục vụ cho giảng dạy bộ môn lịch sử rất phong phú như sách hướng dẫn, bản
đồ, lược đồ, tranh ảnh, phim tư liệu…
Mặc dù vậy nhưng chủ trương của Đảng được thể hiện ở Nghị quyết 29NQ/TW của ban chấp hành Trung ương Đảng, toàn ngành giáo dục thực hiện đổi
mới phương pháp, nội dung giáo dục.
Tổ chuyên môn, giáo viên bộ mơn cũng có nhiều trăn trở tìm tịi các giải
pháp nhằm nâng cao chẩt lượng mơn học Lịch sử
2.3. Một số giải pháp tích hợp kiến thức thơ ca vào giảng dạy một số bài
trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT.
- Tích hợp các dòng thơ gắn liền sự kiện lịch sử
* Ví dụ 1: Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm
1925:
- Làm sáng tỏ tội ác của thực dân Pháp xâm lược cũng như nỗi thống khổ của
nhân dân ta do chính sách bóc lột cướp đất lập đồn điền hết sức tàn bạo.
“Cao su đi dễ, khó về
Khi đi trai tráng, khi về bủng beo”
(Ca dao chống Pháp)
hoặc:
“Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ
Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu
Bán thân đổi mấy đồng xu

Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng”
(Tố Hữu – SĐD)
- Làm sáng tỏ: Thuế khoá trong bất cứ thời gian nào cũng là nguồn bóc lột chủ
yếu của thực dân đế quốc nói chung và thực dân Pháp đối với nhân dân Đơng
Dương nói riêng
“… Thuế đến cả phấn son phường phố
Thuế môn bài, thuế đuốc, thuế đèn
Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền
Thuế rừng tre gỗ, thuế tiền bán bn

Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt
Thắt chặt dần như thắt chỉ xe”
(Á tế á ca)


Hay để mô tả cảnh nhân dân ta phải nộp sưu thuế. Giáo viên có thể sử dụng 4
câu ca dao sau:
“Ơi nhớ những năm nào thuở trước
Xóm làng ta xơ xác héo hon
Nửa đêm thuế thúc trống dồn
Sân đình máu chảy đường thơn lính đầy.”
- Hoặc dạy mục Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
Hình ảnh Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin. Sẽ khơng có ngơn
ngữ nào có thể sinh động hơn, cảm động hơn để diễn tả nỗi vui mừng của
Người, khắc sâu sự kiện và làm rõ được ý nghĩa của nó bằng những câu thơ của
Chế Lan Viên trong tác phẩm " Người đi tìm hình của nước".
"Luận cương đến với Bác Hồ và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê Nin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách

Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin."
*Ví dụ 2: Dạy bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 đến 1930
Mục II : Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
Sự ra đời của Đảng đối với dân tộc Việt Nam- Là bước ngoặt lịch sử vĩ
đại, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam về sau
Để góp phần làm sinh động giờ học, ghi nhớ cho học sinh tránh sự nhàm
chán khơ khan có tính chính trị, giáo viên phác hoạ sinh động bằng hình ảnh của
đoạn thơ sau, trích : Ba mươi năm đời ta có Đảng (Tố Hữu)
+ Trước khi Đảng ra đời:
"Thuở nơ lệ, thân ta mất nước
Cảnh cơ hàn trời đất tối tăm
Một đời đau suốt trăm năm
Chim treo trên lửa, cá nằm dưới dao
Giặc cướp hết non cao biển rộng
Cướp cả tên nòi giống tổ tiên
Lưỡi gươm cắt đất ngăn miền
Núi sông một khúc ruột liền chia ba
+ Đảng ra đời:
Đảng ta sinh ở trên đời
Một hòn máu đỏ nên Người hơm nay
Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt
Đảng ta đây xương sắt da đồng
Đảng ta muôn vạn công nông


Đảng ta mn vạn tấm lịng niềm tin
Đảng ta Mác - Lênin vĩ đại
Lại hồi sinh trả lại cho ta
Trời cao đất rộng bao la
Bát cơm, tấm áo, hương hoa hồn người"

Như vậy học sinh sẽ dễ dàng nắm được: Đảng ra đời là sự chuẩn bị đầu
tiên, tất yếu quyết định mọi thắng lợi về sau cho cách mạng Việt Nam
*Ví dụ 3: Bài 14 : Phong trào cách mạng 1930-1935
Sau khi trình bày cho học sinh diễn biến của phong trào Cách mạng 1930-1931
và Xô Viết Nghệ - Tĩnh, giáo viên có thể sử dụng đoạn thơ trong “Bài ca cách
mạng” của Tố Hữu để minh họa cụ thể là:
“… Than ôi, nước mất nhà xiêu
Thế không chịu nổi, liệu chiều tính mau.
Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lên
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
Anh Sơn, Hà Tĩnh 1 phen dậy rồi…
…. Trên gió cả cờ đào phất thẳng
Dưới đất bằng giấy trắng tung ra
Chiến trường một trận xông pha
Bên kia đạn sắt, bên ta gan vàng…”
(Thơ văn cách mạng 1930 – 1945 NXB Văn học)
*Ví dụ 4: Dạy bài 15: Phong trào dân chủ 1936 -1939
Để khắc sâu phong trào cách mạng 1936 - 1939 thực sự là một phong trào
dân tộc dân chủ rộng lớn từ Bắc đến Nam, lôi cuốn đông đảo các lực lượng tham
gia với mục tiêu trước mắt "Tự do, cơm áo, hồ bình". Có ý nghĩa là cuộc tập
dượt lần thứ hai cho thắng lợi cuộc cách mạng tháng tám. Giáo viên có thể minh
hoạ bằng đoạn thơ sau:
"Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
Đòi cơm áo, đòi quyền dân chủ.
Đường càng đi đội ngũ càng đông.
Suối ngàn đã chảy thành sơng!
Đố ai tát cạn được dịng nước xi"
(Tố Hữu)

* Ví dụ 5: Bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám
(1939-1945 ) Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.


Mục 3 (II): Nguyễn ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị
Trung ương 8 Ban Chấp hành Đảng cộng sản Đơng Dương
- Nhằm khắc họa hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh và tình cảm của Người khi trở
về quê hương sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, có thể khai thác sử dụng:
“Ơi sáng xuân nay, xuân bốn mốt
Sáng rừng Việt Bắc trắng hoa mơ
Người về. Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ
Bác đã về đây Tổ Quốc ơi
Nhớ thương hòn đất ấm hơi Người
Ba mươi năm ấy chân không nghỉ
Mãi đến bây giờ mới tới nơi.”
(Tố Hữu-SĐD)
- Mở rộng thêm về Mặt trận Việt Minh, để khắc hoạ hình ảnh của chiến khu Việt
Bắc, có thể sử dụng thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“… Có mười chính sách bày ra
Một là ích nước, hai là lợi dân
Bao nhiên thuế ruộng, thuế thân
Đều đem bỏ hết cho dân khỏi phiền
Hội hè, tín ngưỡng, báo chương
Họp hành, đi lại có quyền tự do
Nơng dân có ruộng, có bị,
Đủ ăn, đủ mặc, khỏi lo cơ hàn.
Công nhân làm lụng gian nan
Tiền lương phải đủ, mỗi ban tám giờ.
Gặp khi tai nạn bất ngờ

Thuốc thang Chính phủ bây giờ giúp cho.
Thương nhân buôn bán nhỏ to
Môn bài thuế ấy bỏ cho phỉ nguyền
Nào là những kẻ chức viên
Cả lương đãi ngộ cho n tấm lịng
Binh lính giữ nước có cơng
Được dân trọng đãi, hết lịng kính u
Thanh niên có trường học nhiều
Chính phủ trợ cấp trị nghèo, bần nho
Đàn bà cũng được tự do
Bất phân nam nữ đều cho bình quyền
Người tàn tật, kẻ lão niên
Đều do Chính phủ cấp tiền ăn cho
Trẻ em bố mẹ khỏi lo
Dạy ni, chính phủ giúp cho đủ đầy”
(Hồ Chí Minh - Lịch sử nước ta – Tập 3, Tr 152, 153)


- Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng tám (1939-1945), để
giúp học sinh thấy được không khí cách mạng sơi sục dâng trào, vai trị quần
chúng đã làm nên lịch sử và củng cố nhận thức, tư tưởng của các em làm cho
các em càng khắc sâu truyền thống anh hùng của dân tộc.
Đồng cỏ héo đã bùng lên lửa cháy
Nước non ơi hết thảy vùng lên
Bắc, Trung, Nam khắp 3 miền
Tồn dân khởi nghĩa chính quyền về tay.
- Sự kiện Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, nhà thơ Tố Hữu viết:
“ Hôm nay sáng mồng hai, tháng chín
Thủ đơ hoa vàng nắng Ba Đình
Mn triệu tim chờ chim cũng nín

Bỗng vang lên câu hát ân tình
Hồ chí minh! Hồ chí minh!
…Người đọc tun ngơn rồi chợt hỏi:
Đồng bào nghe tơi nói rõ khơng?
Ơi! Câu hỏi hơn một lời kêu gọi.
Rất đơn sơ mà ấm bao lịng
Cả mn triệu một lời đáp : Có !
Như Trường Sơn say gió Biển Đơng…”
Bài thơ này giúp học sinh dễ nắm không gian và thời gian Bác Hồ đọc bản
Tuyên ngôn độc lập, giáo dục cho học sinh tình cảm thân thương, gần gũi dành
cho Hồ Chủ Tịch.
* Ví dụ 6: Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực
dân Pháp (1946 – 1950)
Giúp học sinh thấy rằng lời kêu gọi của Bác, là tiếng gọi của non sông đất
nước, là mệnh lệnh của cách mạng tiến công dục dã soi đường chỉ lối, là lời hiệu
triệu của triệu triệu trái tim Việt Nam đứng dậy cứu nước. (Lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đêm ngày 16- 12- 1946)
“..Giọng của Người không phải sấm trên cao
Thấm từng tiếng ấm vào lòng mong ước
Con nghe Bác tưởng nghe lời non nước
Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau...”
Hoặc
“Có gươm, có súng, có dao hãy dùng
Quyết kháng chiến đến cùng cứu nước!
Tồn dân trơng phía trước, tiến lên!
Nửa đêm vang tiếng lệnh truyền


Phố giăng chiến lũy, đường xuyên chiến hào...”
- Trong chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông năm 1947 qua thơ ca giúp học sinh xác

định được các địa danh trong chiến dịch.
Anh kể chuyện tôi nghe
Trận chợ Đồn chợ Rã
Ta đánh giặc chạy re
Hai đứa cười ha ha
Trong những năm 1948 - 1949 ta thực hiện kháng chiến toàn dân toàn
diện, đặc biệt là: Đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch, biến hậu
phương của địch thành tiền phương của ta. Để giúp học sinh nắm được khái
niệm"Chiến tranh du kích" và ý nghĩa của chủ trương này, giáo viên có thể minh
hoạ bằng bài thơ của Bác viết năm 1948 về "Kinh nghiệm du kích Pháp"
" Bất kỳ trẻ hay già...
Đánh du kích
Khơng có súng ta dùng dao
Ta dùng cuốc
Ta dùng cào
Ta lấy đòn gánh
Ta nhổ cọc rào
Đánh cho chúng nhào"
* Ví dụ 7: Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược
kết thúc (1953 - 1954)
Giáo viên có thể sử dụng các tác phẩm văn học viết về Điện Biên Phủ
trong thời kì này vào bài giảng. Giáo viên có thể trích dẫn câu thơ sau để khắc
sâu về sự hi sinh gian khổ. Nhưng chiến đấu dũng cảm của chiến sĩ Điện Biên:
“Khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt
Máu trộn bùn non, gan khơng núng, chí khơng sờn...
Chín năm là một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vang ...”
“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” (Tố Hữu)
- Phần chiến dịch Điện Biên Phủ qua khổ thơ học sinh thấy được sự đồng lòng
đồng sức của nhân dân ta.

Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ
Đèo Lũng Lơ anh hị chị hát
Hoặc


Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rủ bùn đứng dậy sáng lồ
( Nguyễn Đình Thi)
- Phần Hiệp Định Giơnevơ năm 1954 sự chia cắt đất nước chỉ là tạm thời
Sông Bến Hải bên bồi bên lỡ
Cầu Hiền Lương bên nhớ bên thương
Cách chia mười mấy năm trường
Khi mô mới nối được đường vô ra
- Một giới tuyến quân sự tạm thời nhưng đế quốc Mĩ đã âm mưu chia cắt đất
nước ta lâu dài Nam- Bắc ngăn cách.
Ta lớn lên giặc ngăn chia đất nước
Nhưng súng gươm đâu ngăn được tình thương
Đâu ngăn được mặt trời đỏ rực
Khi lịng tơi đã hố hướng dương
(Lê Anh Xn)
* Ví dụ 8: Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, đấu tranh chống đế
quốc Mĩ và chính quyền Sài Gịn ở Miền Nam
Với chính sách tố cộng, diệt cộng và đạo luật 10/59 của Mĩ Diệm
.Qua khổ thơ của Tố Hữu học sinh thấy được tộ ác của Mĩ- Ngụy.
“...Có những ông già chúng khảo tra
Chẳng khai nó chém giữa sân nhà
Có chị gần sinh khơng chịu nhục
Lấy vồ nó đập vọt thai ra...”

(Tố Hữu)
- Khi nói đến Miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (19611965)
Hỡi Miền Bắc đó nặng đơi vai
Gánh cả non sơng vượt dặm dài
Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
Hoặc là
Từ ngày anh đi ruộng đồng em đảm đang
Ruộng chẳng chăng dây cây lúa thẳng hàng
Đào đắp đê khơi nước vào làng.


- Qua các khổ thơ trên học sinh thấy được sự quyết tâm thi đua giữa hậu phương
và tiền tuyến cùng đồng lịng chung sức lập cơng và tin tưởng ngày chiến thắng
*Ví dụ 9: Bài 22 : Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm
lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
Khi nói đến chiến tranh phá hoại lần 2 của Mĩ với 12 ngày đêm ở Hà Nội,
Hải Phòng…
Chúng muốn biến ta thành tro bụi
Ta hoá vàng nhân phẩm lương tâm
Chúng muốn ta bán mình ơ nhục
Ta làm sen thơm ngat giữa đầm….
Cả bốn biển hoan hô Hà Nội
Pháo đài bay rụng đỏ mặt hồ
( Tố Hữu )
*Ví dụ 10: Dạy bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải
phóng hồn tồn miền Nam (1973 - 1975)
Mục IV: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)
Phân tích về nguyên nhân truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc ta

giáo viên có thể minh hoạ bằng những đoạn thơ sau:
"Dân ta gan dạ anh hùng
Trẻ làm đuốc sống, già xông lửa đồn "
" Tuốt gươm không chịu sống quỳ
Tuổi xanh chẳng tiếc, sá chi bạc đầu
Lớp cha trước, lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành "
Qua các khổ thơ trên góp phần tạo cho học sinh nắm được truyền thống đấu
tranh bất khuất của dân tộc ta, trong chiến đấu cũng như trong lao động sản xuất.
Là cơ sở hình thành nhân cách, lối sống và tự hào về truyền thống dân tộc đây là
nền tảng giúp học sinh hứng thú hơn trong việc học tập bộ môn lịch sử, là cơ sở
phương pháp luận để học sinh chủ động nắm bắt thông tin cũng như, sưu tầm
thơ ca nhằm tiếp cận các sự kiện lịch sử chính xác khoa học, làm cho tiết học sôi
nổi và đạt kết quả cao, khắc sâu vào tâm trí học sinh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Khi áp dụng các biện pháp đã nêu trên vào q trình giảng dạy tơi thấy học
sinh học hứng thú hơn, nhớ lâu hơn, nhận thức đúng về các nhân vật, các sự kiện
lịch sử. Học sinh không chỉ được giáo dục về tư tưởng, đạo đức khi tiếp xúc với
văn học mà những hình tượng văn học điển hình cịn tạo hứng thú học tập lịch
sử cho các em, góp phần làm các em thực sự, say mê, hứng thú học tập lịch sử.
Sử dụng thơ ca trong dạy học lịch sử làm cho những kiến thức lịch sử
khơng cịn khơ khan cứng nhắc vốn như những gì nó đã diễn ra. Sử dụng thơ ca
trong dạy học lịch sử có tác dụng phát huy trí tưởng tượng của học sinh.


Học sinh không thấy e ngại với những câu hỏi, bài tập lịch sử, học sinh tự
tin, hăng say xây dựng bài
Kết quả trước và sau khi áp dụng như sau:
Thực trạng trước khi sử dụng
Lớp


Tỉ lệ ( trên trung bình )

Kết quả sau khi sử dụng
Lớp

Tỉ lệ ( trên trung bình )

12 B1

45 %

12 B1

50%

12 B3

46 %

12 B3

55,3 %

12 B4

35,5 %

12 B4


47,5 %

12 B7

40,5 %

12 B7

61 %

12 B9

45,2 %

12 B9

65 %


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu trên của đề tài, Tơi có một số ý kiến.
Qua nghiên cứu chúng ta có thể thấy việc đưa các nội dung phong phú
vào bài giảng kích thích tính chủ động sáng tạo của học sinh nó khơng chỉ giúp
các em biết sử, hiểu sử mà con biết vận dụng vào cuộc sống đây là nội dung khá
mới mẻ trong phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh.
Tích hợp thơ ca thông qua dạy học lịch sử tạo biểu tượng sử có tác dụng
rất lớn trong việc phát triển nhận thức, hình thành nên những tư tưởng tình cảm
tốt đẹp trong các em, trau dồi cho các em đức tính, phẩm chất, đạo đức cần phải
có của người cơng dân.

Sử dụng phương pháp tích hơp kiến thức thơ ca trong dạy học lịch sử có
ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển tư duy và tạo hứng thú học tập cho học
sinh. Thông qua bài học các em được tái hiện kiến thức, sự kiện lịch sử qua
những vần thơ giàu màu sắc, giàu tính nghệ thuật. Qua đó các em sẽ đam mê
hơn đối với bộ môn.
Tuy nhiên mọi phương pháp đề ra phải luôn xuất phát từ thực tiễn giáo
dục hiện nay. Để dạy tốt nội dung này giáo viên cần phải có một giải pháp sư
phạm cần thiết giúp các em tiếp cận tri thức, không lạm dụng đưa quá nhiều thơ
vào trong tiết dạy lịch sử. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả dạy học, tạo hứng
thú học tập môn lịch sử cho học sinh, nâng cao kết quả mơn lịch sử trong các kì
thi. Hãy đưa môn lịch sử trở về đúng với vị trí và ý nghĩa của nó.
Trong q trình nghiên cứu và viết, chắc chắn đề tài sáng kiến kinh
nghiệm này cịn có những hạn chế, tơi mong nhận được sự góp ý chân thành của
đồng nghiệp, bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
3.2. Kiến nghị
Cần được sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp quản lí, phụ huynh học
sinh và tồn xã hội đối với mơn lịch sử. Nâng cao chất lượng đội ngũ bắt đầu từ
chính sách, cơ chế vào ngành sư phạm
Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa, tham quan đi thực tế các di tích, qua đó giáo
dục học sinh tơn trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và tinh thần
đấu tranh bất khuất của dân tộc nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người khác
Người viết

Nguyễn Ngọc Thanh


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, bài tập lịch sử 12 - Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Sách giáo viên, bài tập lịch sử 12 - Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Sách bài tập lịch sử 12 - Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Tài liệu hội thảo tập huấn : Đổi mới nội dung và phương pháp dạy lịch sử
5. Hoạt động dạy học ở trường THPT - Nhà xuất bản Giáo dục.
6. Phương pháp dạy học lịch sử của - Nhà xuất bản Giáo dục.
7. Phương pháp dạy học lịch sử.Chủ biên GS Phan Ngọc Liên-Nhà xuất bản
giáo dục
8. Chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử. Đồng chủ biên GS Phan Ngọc
Liên,PGS Trịnh Đình Tùng,PGS Nguyễn Thị Côi ,TS Trần Vĩnh Tường.
9. Thiết kế bài giảng lịch sử 12 cơ bản - Nhà xuất bản Hà Nội
10.Tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử để giáo dục tư tưởng cho học sinh.TS
Đặng Vũ Hồ. ĐH sư phạm Huế.


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU.............................................................................................
1.1. Lý do chọn đề tài...............................................................................
1.2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................
1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.......................................................
1.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................
2. NỘI DUNG .......................................................................................

Trang
1
1

3
3
3
4

2.1. Cơ sở lí luận ....................................................................................
2.2. Thực trạng của vấn đề ......................................................................
2.3. Một số giải pháp tích hợp kiến thức thơ ca vào giảng dạy một số

4
5
6

bài ............................................................................................................
2.4.
Hiệu
quả
của
sáng

13

kiến......................................................................
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.............................................................................................
3.2. Kiến nghị..........................................................................................
Tài liệu tham khảo

12
15

15
16



×