Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Vận dụng dạy học tích cực nội dung văn học trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT tĩnh gia 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.3 KB, 22 trang )

A.MỞ ĐẦU
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong nhà trường phổ thông, bộ môn lịch sử là một trong những bộ môn có
tầm quan trọng và có tính giáo dục rất lớn, nó cung cấp cho học sinh một bức
tranh sinh động về lịch sử loài người và lịch sử dân tộc. Từ đặc điểm bộ mônvà
yêu cầu thực tế, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử
nhằm giúp học sinh hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của học sinh, giúp
học sinh tư duy và nắm được nội dung kiến thức trọng tâm.Vì vậy người giáo
viên nên sử dụng kiến thức liên môn như: Địa, công dân, văn học,... những bộ
môn đó làm cho giờ học lịch sử sống động hơn, hấp dẫn học sinh hơn. Trong đó,
nếu giáo viên biết vận dụng một số câu trích dẫn, câu văn, câu thơ, đoạn trích để
miêu tả tường thuật một sự kiện, một cuộc đời hoạt động của nhân vật, một cuộc
cách mạng...sẽ làm phong phú tri thức học sinh, giúp học sinh yêu thích, hứng
thú say mê học tập môn lịch sử và sẽ làm bớt đi sự khô khan của giờ học môn
lịch sử. Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học
lịch sử nói riêng, tôi xin trình bày một số vấn đề về việc: “ Vận dụng dạy học
tích hợp nội dung văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT
Tĩnh Gia 5”. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp
giáo viên có một giờ dạy học có hiệu quả tốt hơn, học sinh tự giác, chủ động lĩnh
hội kiến thức và ngày càng yêu thích học môn lịch sử.
II.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề tài này đi vào nghiên cứu một số tài liệu, nội dung văn học có thể vận
dụng hiệu quả vào dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT TĨNH GIA 5.
Từ đó khắc phục tình trạng học thụ động, học tập theo kiểu chép lại bài giảng, làm
cho giờ học lịch sử sống động hơn, hấp dẫn học sinh hơn. Giúp học sinh yêu thích,


hứng thú say mê học tập môn lịch sử và sẽ làm bớt đi sự khô khan của giờ học môn
lịch sử
Ngoài ra giáo viên có một giờ dạy học có hiệu quả tốt hơn, học sinh tự giác,
chủ động lĩnh hội kiến thức...
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu giảng dạy và học tập với nội dung “vận dụng dạy học tích
hợp nội dung văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12”. Đối tượng nghiên
cứu mà tôi áp dụng cho đề tài này là: Họcsinh lớp 12A2, 12A1, 12A3,12A4;
12A5;12A6 của trường THPT Tĩnh Gia 5. Đề tài được thực hiện trong năm học
1


2015-2016 và các năm tiếp theo tại trường THPT Tĩnh Gia 5 và có thể nhân rộng
ra các đơn vị bạn.
IV.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng rất nhiều phương pháp, nhưng
trong đó có các phương pháp được ứng dụng chủ yếu là:
Phương pháp sưu tầm sử liệu, phân tích, tổng hợp, khái quát;
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sưu tầm, phân tích, tổng hợp và hệ
thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài trên báo chí và nhiều tài liệu khác.
Phương pháp thực nghiệm : Tiến hành thí nghiệm ở các giờ dạy trên lớp
từ các đồng nghiệp và bản thân...

B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Bác Hồ kính yêu dạy“Dân ta phải biết sử taCho tường gốc tích nước nhà
Việt Nam”Tại kỳ họp của Quốc hội khoá X năm 2000, Quốc hội X đã thông qua

Nghị quyết số 40/2000/QH10 về vấn đề đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông. Tiếp đó ngày 11/6/2001 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 14/2001/CTTTg về đổi mới giáo dục phổ thông. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu của chương
trình đổi mới giáo dục phổ thông là nhằm thay đổi cách dạy và học theo hướng
tích cực hoá hoạt động của học sinh. Một trong những phương pháp để tích cực
hoá hoạt động dạy và học đó là việc dạy học liên môn. Dạy học liên môn là một
trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học ở trường phổ thông nói chung,
môn lịch sử nói riêng. Nó góp phần bổ sung lượng kiến thức các môn học khác
cho bài học, giúp học sinh hứng thú say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả
bài học, đồng thời từ đó học sinh hướng đến và làm theo những điều tốt đẹp vì con
người.
Mặt khác, bộ môn lịch sử cung cấp cho học sinh những tri thức ở nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới
(cả tri thức về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên). Do đó việc dạy học liên
môn là dùng các kiến thức ở các bộ môn khác bổ sung, hỗ trợ làm sáng rõ hơn
kiến thức mà học sinh đang được học trong môn học, cụ thể ở đây là bộ môn
lịch sử và việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử. Từ cơ sở đó tôi
2


mạnh dạn xin trình bày những kinh nghiệm về vận dụng nội dung văn học trong
dạy học lich sử Việt Nam lớp 12
“Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ; lịch sử loài người mà chúng
ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay” (SGK
Lịch sử 6 –trang 3 –NXB Giáo dục năm 2002). Như vậy, qua khái niệm trên
chúng ta đều thấy rằng: Việc học lịch sử có nét đặc trưng riêng, có cái khó riêng.
Đó là người học không thể tri giác trực tiếp; không thể “sờ” hay làm thí nghiệm
trong phòng thí nghiệm.... mà buộc phải tư duy, phải trừu tượng hoá, khái quát
hoá để dựng lại những gì đã diễn ra trong quá khứ, thông qua các sự kiện, niên
đại, nhân vật....Để làm được điều đó ngoài việc sử dụng các nguồn tư liệu sử học
(hiện vật, văn tự cổ....) thì việc sử dụng các tác phẩm văn học có tác dụng rất lớn

trong việc “dựng lại” lịch sử. Bên cạnh đó, việc dạy và học lịch sử ở nhiều
trường phổ thông hiện nay đang gặp nhiều khó khăn. Đó là tình trạng đại bộ
phận học sinh đang dần “xa lánh” môn lịch sử, không còn hứng thú với việc học
tập môn lịch sử. Đây là thực trạng đáng buồn, bởi vì sử học ở trường phổ thông
có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dụctư tưởng, tình cảm và hình thành
nhân cách của học sinh.Trong quá trình giảng dạy môn lịch sử, ở các bài học nội
dung truyền đạt cho học sinh chỉ là những kênh chữ, một vài bài có cung cấp
thêm hình ảnh, trong các tiết dạy lịch sử đa số giáo viên chỉ chú ý bám sát nội
dung kiến thức trong sách giáo khoa mà chưa chú ý sử dụng những hình thức
khác để bổ trợ làm cho tiết học thêm sinh động…
Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng trên, theo tôi có nhiều nguyên
nhân. Trong đó nguyên nhân quan trọng dẫn tới hiện tượng trên đó là: Giáo viên
dạy sử còn để giờ dạy sử quá khô khan, nặng nề nên thiếu sự thu hút đối với học
sinh. Do đó, để khắc phục hiện tượng này, theo tôi ngoài việc đổi mới phương
pháp, tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan.... thì chúng ta cần sử dụng nhiều
hơn nữa nguồn tài liệu văn học trong giờ học lịch sử để làm bài giảng thêm sinh
động, hấp dẫn hơn.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM.
1.Thuận lợi :
Bản thân là một giáo viên có nhiều năm tham gia giảng dạy môn Lịch sử
lớp 12 nên nắm bắt rất rõ đặc điểm của bộ môn, mục đích, yêu cầu của chương
trình và nắm bắt rất rõ những khó khăn mà các em gặp phải khi lĩnh hội kiến thức
3


lịch sử; chúng tôi thường xuyên thực hiện các chuyên đề, dự giờ, thao giảng và rút
kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
Ngày nay với sự bùng nổ của các phương tiện thông tin truyền thông đã
giúp các em tiếp cận Lịch sử với nhiều nguồn khác nhau để lĩnh hội kiến thức Lịch

sử một cách đầy đủ nhất. Bên cạnh đó các em nhìn nhận bộ môn Lịch sử cũng
theo chiều hướng tích cực hơn; Học sinh Trường THPT Tĩnh Gia 5 đa số các em
đều ngoan, được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, và có thư viện với các đầu sách
để các em tham khảo; Bản thân có sức khoẻ tốt, có thời gian công tác giảng dạy;
được Ban giám hiệu, tổ chuyên môn cùng đồng nghiệp trong đơn vị giúp đỡ, tạo
điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2. Khó khăn:
Học sinh Trường THPT Tĩnh Gia 5 có trình độ không đồng đều nên chất
lượng bộ môn thấp, nhà trường chưa có phòng học bộ môn, các trang thiết bị
phục vụ dạy học vẫn còn thiếu, xuống cấp; Đa số các em chưa biết khai thác các
kênh thông tin để nâng cao hiệu quả lĩnh hội kiến thức lịch sử; Phương pháp
nghiên cứu, trình bày, phân tích còn hạn chế… Nguồn tài liệu tham khảo còn
hiếm, khó sưu tầm (đặc biệt nguồn văn học dân gian).
3. Thực trạng vấn đề
Là giáo viên đã công tác được 8 năm trong ngành, trong quá trình được
tham gia tập huấn, dự giờ đồng nghiệp và hơn hết là có nhiều năm trực tiếp giảng
dạy bộ môn lịch sử tôi thấy nhiều giáo viên vẫn xem nhẹ bộ môn của mình, tâm
lí môn lịch sử là môn phụ, đã làm cho không ít giáo viên có suy nghĩ “dạy cho
xong”, hoặc là chỉ truyền tải những gì trong sách giáo khoa yêu cầu, mà không
chú ý đến việc đầu tư chiều sâu cho bài giảng, mặt khác chương trình lịch sử lớp
12 vẫn còn dài, nặng về kiến thức, làm cho học sinh khó khăn trong việc lĩnh hội
kiến thức.
Tâm lí học sinh vẫn xem nhẹ bộ môn lịch sử, coi môn lịch sử là môn phụ,
các em chưa thực sự tập trung tìm hiểu sâu bài học mà chỉ dừng lại ở mức độ học
thuộc những gì thầy cô cho ghi, mặt khác bộ môn lịch sử vốn khô khan, dễ nhàm
chán, nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp, nên các em không ưa thích,
không hứng thú học tập.
Đa số học sinh vẫn coi lịch sử là môn phụ, khô khan, dài dòng và chỉ cần
học những gì mà thầy cô cho ghi là được.Trong những năm gần đây kết quả các
kì thi đại học, cao đẳng cho thấy đa số học sinh không nắm được những kiến

4


thức của lịch sử dân tộc, tỉ lệ điểm môn lịch sử đạt trên điểm trung bình rất thấp,
điều đó làm cho chúng ta không khỏi băn khoăn và càng thấy sự cấp bách của
việc thay đổi phương pháp dạy học. Từ những thực trạng trên và nhiều năm
giảng dạy bộ môn lịch sử THPT tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp những kinh
nghiệm “Vận dụng nội dung văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở
trường THPT Tĩnh Gia 5”và mong muốn làm sao cho các em đừng lãng quên
lịch sử.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ“VẬN DỤNG DẠY HỌC TÍCH HỢP NỘI
DUNG VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 Ở
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 5”.
Văn học và sử học có mối quan hệ mật thiết với nhau, trước đây người ta
cho rằng “Văn, Sử, Triết bất phân” bởi lúc đó Văn học, Sử học, Triết học chưa
trở thành những môn khoa học độc lập, còn ngày nay chúng đã trở thành các
môn khoa học độc lập, nhưng giữa chúng vẫn có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Do đó, Văn học bổ trợ cho Sử học, ngược lại Sử học bổ trợ cho Văn học,
vì vậy nếu chúng ta biết vận dụng yếu tố Văn học trong dạy học lịch sử thì hiệu
quả dạy học lịch sử sẽ được nâng lên.
Ngoài SGK, tài liệu tham khảo có vị trí, ý nghĩa quan trọng trong việc làm
phong phú kiến thức lịch sử đang học, hiểu sâu hơn quá khứ, tạo bài giảng hấp
dẫn, sinh động có sức lôi cuốn học sinh. Có thể phân loại tài liệu tham khảm
như sau:
- Tài liệu lịch sử gốc: Gồm các văn kiện, tài liệu có liên quan trực tiếp đến
sự kiện, ra đời vào thời điểm xảy ra sự kiện như các hiệp ước, điều ước, tuyên
ngôn.... Ví dụ: Hiệp ước Hác Măng (1883); tuyên ngôn độc lập khai sinh ra
nước VNDCCH (2/9/1945).
- Tài liệu, văn kiện của Đảng, Nhà nước, phong trào công nhân và cộng sản
Quốc tế....

- Các tài liệu văn học (văn học dân gian, văn học bác học, văn học hiện
đại...)
- Tài liệu lịch sử rút ra từ các công trình nghiên cứu sử học, dân tộc
học....Như vậy, trong giờ dạy học việc sử dụng tài liệu tham khảo giúp học sinh
có thêm cơ sở để nắm vững, hiểu bản chất sự kiện lịch sử, hình thành khái niệm,
hiểu rõ quy luật, bài học của lịch sử, nó giúp các em khắc phục việc “hiện đại
hoá” lịch sủ hoặc “hư cấu” sai sự thực lịch sử.
5


1. Các nội dung văn học có thể tích hợp và cách sử dụng:
Trong việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông tuỳ vào từng khoá trình, nội
dung từng bài, từng phần mà giáo viên có thể đưa vào bài giảng các loại nội
dung văn học khác nhau như: Văn học dân gian; tác phẩm văn học ra đời vào
thời kì xảy ra sự kiện lịch sử; Tiểu thuyết lịch sử; Hồi kí cách mạng.... Mỗi loại
lại có ý nghĩa khoa học riêng, dó đó khi sử dụng phải phù hợp với yêu cầu bài
giảng; với từng sự kiện, nhân vật lịch sử mà giáo viên lựa chọn đưa vào.
Văn học dân gian
Văn học dân gian ra đời từ rất sớm và rất phong phú với nhiều thể loại khác
nhau như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, dân ca.... Đây là
những tài liệu có giá trị, nó phản ánh nội dung nhiều sự kiện quan trọng trong
lịch sử dân tộc.
Ví dụ như: khi dạy bài 14 “Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam” lớp
10; mục 1: Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc. Khi giảng dạy về việc xây dựng thành
Cổ Loa và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, giáo viên có thể đưa vào đó
một số câu chuyện cổ tích về Nỏ Thần, về xây Thành Cổ Loa. Nhưng quan trọng
hơn là qua những câu chuyện đó giáo viên có thể giúp học sinh thấy được bước
tiến lớn của quân dân Âu Lạc về kĩ thuật xây dựng cũng như kĩ thuật chế tác vũ
khí. Các loại hình văn học dân gian còn góp phần minh hoạ, làm rõ sự kiện, nhân
vật lịch sử. Do đó, giáo viên nên đưa vào để học sinh hiểu rõ hơn về sự kiện,

nhân vật lịch sử đó... Không những vậy, tài liệu văn học dân gian còn làm cho
bài học sinh động, tạo được không khí gần gũi với bối cảnh lịch sử đang học. Nó
phản ánh những hiểu biết về các sự kiện lịch sử đang học, giúp học sinh hiểu
được vấn đề cụ thể rõ ràng hơn.
Ngoài ra, việc sử dụng tài liệu văn học dân gian còn giúp học sinh biết
được, hiểu được về chí khí con người, về địa danh của một nhân vật lịch sử nào
đó.Ví như khi nói về Lí Công Uẩn giáo viên có thể dùng 4 câu thơ sau:
“Màn có trời cao, chiếu đất liền
Đêm trăng thanh thả giấc thần tiên
Suốt đêm nào dám vung chân duỗi
Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng.”
6


Bên cạnh những tác dụng trên, việc sử dụng tài liệu văn học dân gian sẽ
giúp cho việc giáo dục tư tưởng, đạo đức nói chung và giáo dục truyền thống dân
tộc nói riêng có kết quả hơn. Chẳng hạn như: để giáo dục truyền thống đấu tranh
bất khuất của dân tộc, giáo viên có thể sử dụng trong bài giảng những tác phẩm
như: Hịch Tướng Sĩ; bài thơ Thần của Lí Thường Kiệt;.... Hoặc để giáo dục lòng
biết ơn các vua Hùng, giáo viên sử dụng hai câu nói của Bác Hồ: “Các vua Hùng
đã có công dựng nướcBác cháu ta phải cùng nhau giữ nước.”
Các tác phẩm văn học ra đời vào thời kì diễn ra các sự kiện lịch sử
Đối với các tác phẩm văn học này, nó có ý nghĩa rất lớn đối với khi nhắc lại
hình ảnh quá khứ, làm quá khứ của sự kiện lịch sử trở lên sống động hơn, chân
thật hơn. Sự kiện trở nên có sức sống hơn và thu hút học sinh hơn khi theo dõi
bài giảng. Trong quá trình lịch sử từ đầu thế kỉ XX, khi nói về sự biến đổi của
xã hội Việt Nam, cũng như thân phận của người nông dân trong xã hội thuộc
Pháp. Giáo viên có thể sử dụng nhiều tác phẩm văn học có giá trị như: “Tắt đèn”
của Ngô Tất Tố; “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan; “Chí phèo” của
Nam Cao; “Vợ nhặt ” của Kim Lân... để khắc sâu hình ảnh thân phận người nông

dân trong lòng xã hội cũ. Như vậy có thể nói rằng các tác phẩm văn học, xuất
hiện cùng thời kì diễn ra các sự kiện lịch sử, đã giúp học sinh thấy được “bức
tranh” sống động của lịch sử, làm cho các em nhận thức được sự kiện đó một
cách toàn diện hơn.
Tiểu thuyết lịch sử
Tiểu thuyết lịch sử có vai trò không nhỏ đối với việc dạy học lịch sử, vì các
tiểu thuyết này có chủ đề gần với những sự kiện trong khoá trình lịch sử, giúp
học sinh khôi phục lại bối cảnh lịch sử, hình ảnh các sự kiện nhân vật của quá
khứ. Ví như: Tiểu thuyết “Đêm hội long trì”; tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống
Chí”.....tuy nhiên khi dạy giáo viên cần lựa chọn, sáng lọc loại bỏ những tiểu
thuyết bịa đặt, ảnh hưởng xấu đến nhận thức lịch sử của học sinh
2. Phương pháp sử dụng nội dung văn học trong dạy học lịch sử
Theo Trịnh Tùng, trong cuốn Phương pháp dạy học lịch sử (trang 164. NXB
Giáo Dục 1999) để sử dụng tài liệu văn học trong giờ dạy lịch sử, có thể tiến
hành theo cách sau:
Thứ nhất: Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, đoạn văn ngắn nhằm minh hoạ
những sự kiện đang học làm cho nội dung bài học được phong phú và giờ học
thêm sinh động.
7


Thứ hai: Dùng một đoạn trích để cụ thể hoá sự kiện, nêu ra kết luận khái
quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử.
Thứ ba: Tài liệu văn học được sử dụng để tổ chức những buổi ngoại khoá
(Dạ hội lịch sử).Tuỳ vào nội dung bài học, tiết dạy và năng lực của mỗi giáo viên
mà chúng ta có thể sử dụng một trong những cách trên sao cho phù hợp.
3. Một số yêu cầu khi sử dụng nội dung văn học trong dạy học lịch sử
Sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử giúp giờ học trở nên sinh động,
hấp dẫn lôi cuốn học sinh, giúp học sinh có cái nhìn đa chiều đối với một sự
kiện, một nhân vật, một hiện tượng lịch sử. Dễ dàng đưa kiến thức sử đến với

học sinh. Tuy vậy, theo tôi việc sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất: Tài liệu văn học đó phải đảm bảo cả giá trị giáo dục và giá trị văn
học
Thứ hai: Tài liệu ấy phải là một bức tranh sinh động về những sự kiện,
nhân vật lịch sử đang học phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
Thứ ba: Đối với giáo viên:
- Trước khi sử dụng, cần có sự lựa chọn kĩ càng, phải loại bỏ những yếu tố
không phù hợp. Đặc biệt đối với tài liệu văn học dân gian như thần thoại, cổ tích,
ca dao, dân ca.... giáo viên cần loại bỏ những yếu tố thần bí hoang đường giữ lại
những điểm cơ bản, khoa học phục vụ bài giảng.
- Khi sử dụng giáo viên chỉ đưa vào những nội dung phù hợp, tránh việc
lạm dụng đưa vào quá nhiều, làm loãng nội dung bài học lịch sử, biến giờ học sử
thành giờ giới thiệu các tác phẩm văn học, ảnh hưởng tới sự tập trung nhận thức
của học sinh vào những vấn đề đang học. Đồng thời, giáo viên cần sử dụng ngữ
điệu phù hợp với tài liệu văn học, với nội dung sự kiện lịch sử cần minh hoạ phải
đưa vào bài giảng một cách hợp lí, lôgíc.... làm được điều đó thì tính thuyết
phục, hấp dẫn sẽ tăng lên rất nhiều.
Nói tóm lại, việc sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử là một trong
những cách thức để giáo viên đưa tài liệu tham khảo vào trong giờ dạy sử. Thực
hiện theo sơ đồ dạy học của Đairi, qua đó hoàn thành mục tiêu bài học, kế hoạch
dạy học và nâng cao chất lượng bộ môn trong trường phổ thông.
8


4. Minh họa cách “Vận dung dạy học tích hợp nội dung văn học trong dạy
học lịch sử lớp 12”
Minh họa cách sử dụng tài liệu văn học trong dạy học trong một số bài ở
chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12; Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở
Việt Nam từ năm 1919 dến năm 1925. Ở mục I: Những chuyển biến mới về kinh

tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Khi
giảng đến phần Thực dân Pháp tăng cường đầu tư vào nông nghiệp và khai mỏ
giáo viên có thể minh họa bằng câu thơ:
“Em đi ra Hòn Gai cuốc mỏ
Anh đi vào đất đỏ làm phu
Đổi thân được mấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng”
Hoặc: “Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng, khi về bủng beo”
Hay: “Cao su đi dễ khó về
Khi đi mất vợ, khi về mất con”
Hoặc: "Chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn,
thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều, chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ,
nguyên liệu.Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng
đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta nhất là dân cày và dân buôn trở
nên bần cùng.Chúng không cho các nhà tư sản ngóc đầu lên, chúng bóc lột công
nhân vô cùng tàn nhẫn...”(Trích: "Tuyên ngôn độc lập"). Các câu thơ này và
đoạn trích trong "Tuyên ngôn độc lập" giúp cho học sinh hiểu được chính sách
bóc lột của thực dân Pháp đối với nhân dân ta và giáo dục lòng căm thù giặc cho
học sinh, có thái độ thương yêu những người lao động chân chính.
Khi giảng về những tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ
hai của thực dân Pháp đến sự phân hóa xã hội Việt Nam, giáo viên phân tích,
minh họa hình ảnh chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và nhân
vật “Chí Phèo” trong các phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao để cho học sinh
thấy rõ sự bần cùng không lối thoát của nông dân Việt Nam trước khi Đảng ra
9


đời, đồng thời giúp cho học sinh hiểu được chính sách bóc lột của thực dân Pháp
đối với nhân dân ta và giáo dục lòng căm thù giặc cho học sinh, có thái độ

thương yêu những người lao động chân chính. Đây là dẫn chứng: chứng tỏ
chính sách bóc lột thâm độc của thực dân Pháp đối với nhân dân ta bác bỏ luận
điệu “Khai phá văn minh” của mẫu quốc, qua đó giáo dục lòng yêu nước, lòng
căm thù giặc cho học sinh.
Ở mục II: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925, phần:
Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ; Khi giảng giáo viên có thể trích dẫn Bản yêu
sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm:
1. Tổng ân xá những người bản xứ bị tù chính trị.
2. Cải cách nền pháp lí Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũngđược
quyền hưởng những bảo đảm pháp lí như người châu âu. Xóa bỏ hoàn toàn
những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung
thực nhất trong nhân dân An Nam.
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận.
4. Tự do lập hội và hội họp.
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.
6. Tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật tại tất cả các tỉnh cho người
bản xứ.
7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
8. Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại
Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ.
( Trích: "Bản yêu sách của nhân dân An Nam") Hoặc: Khi đọc luận cương của
Lê-nin:“...Luận cương đến Bác Hồ và Người đã khóc:
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê Nin
Bốn bức tường im nghe
Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin
10


Bác reo lên một mình như nói cùng đất nước “Cơm áo là đây, hạnh phúc

đây rồi”.
Hình của Đảng lồng trong hình của nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười...”
Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô : Tuyết Mát-cơ –va sáng ấy lạnh trăm lần
Trông tuyết trắng như đọng nghìn nước mắt
Lê Nin mất rồi nhưng Bác chẳng dừng chân
Luận cương của Lê Nin theo người về quê
Việt
Biên giới còn xa nhưng Bác đã đến rồi
Kìa bóng Bác đang hôn lên hòn đá
Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước
phôi thai”
(Trích: "Người đi tìm hình của nước" của Chế Lan Viên)
Hoặc: “Tháng giêng, Mạc Tư Khoa tuyết trắng
Một người đi quên rét buốt xương
Anh tìm ai? Lê-nin vĩ đại
Tinh hoa trên đất chất kim cương”
(Trích: "Theo chân Bác" của Tố Hữu)
Trên đây là dẫn chứng nhằm cung cấp thêm tư liệu cho học sinh về “Bản
yêu sách của nhân dân An Nam” của Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Véc-xai,
qua các dẫn chứng này, chúng ta còn giúp học sinh dễ nhớ được các mốc lịch sử
và giáo dục cho học sinh tình cảm của mình dành cho Bác Hồ.
Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 dến năm
1930. Mục II: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Khi giảng về ý nghĩa sự ra đời cả
11


Đảng giáo viên phân tích so sánh hình ảnh người nông dân Việt Nam trước khi
Đảng ra đời (hình ảnh chị Dậu ở cuối tác phẩm và Chí Phèo ở cuối tác phẩm thể
hiện sự bần cùng, luẩn quẩn, không lối thoát của người nông dân Việt Nam trước

khi Đảng ra đời) với hình ảnh người nông dân Việt Nam sau khi Đảng ra đời
(Hình ảnh mẹ con anh cu Tràng đã nhìn thấy ánh sáng của lá cờ đỏ sao vàng của
đoàn người đi cướp kho thóc Nhật trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân), để
thấy rõ ánh sáng cách mạng đã soi đường, dẫn lối cho người nông dân nói riêng và
các giai cấp trong xã hội nói chung đấu tranh, đồng thời khắc sâu, minh chứng
cho học sinh thấy, hiểu rõ nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945…
Bài 14: Phong trào cách mạng 1930 -1935. Mục II: Phong trào cách mạng
1930 –1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh. Giảng về phong trào ở Nghệ Tĩnh
giáo viên có thê đưa vào bài giảng đoạn trích sau trong “Bài ca cách mạng” Nhằm
khắc sâu địa danh cách mạng trong thời kì này:
“.... Than ôi, nước mất nhà xiêu
Thế không chịu nổi, liệu chiều tính mau
Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lên
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
Anh Sơn, Hà Tĩnh 1 phen dậy rồi.........
Trên gió cả cờ đào phất thẳng
Dưới đất bằng giấy trắng tung ra
Chiến trường một trận xông pha
Bên kia đạn sắt, bên ta gan vàng....”
Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa cách mạng
Tháng Tám năm (1939- 1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Mục 3:
Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị lần thứ 8 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5- 1941) . Khi nói đến sự
kiện Nguyễn Ái Quốc về nước ngày 28/1/1941 giáo viên liên hệ:
12


“Ôi sáng xuân nay, xuân 41!
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về im lặng con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ
Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!
Nhớ thương hòn đất ấm hơi Người
Ba mươi năm ấy chân không nghỉ
Mà đến bây giờ mới tới nơi”
(Trích: "Theo chân Bác" của Tố Hữu)
Qua bài thơ này học sinh dễ dàng nhớ được mốc thời gian Bác Hồ về nước
là mùa xuân năm 1941 và năm ra đi tìm đường cứu nước là 1911 ( ba mươi năm
ấy...). Để thấy không khí cách mạng sôi sục dâng trào, ta liên hệ các câu thơ sau:
“Đồng cỏ héo đã bùng lên lửa cháy
Nước non ơi hết thảy vùng lên
Bắc, Trung, Nam khắp 3 miền
Toàn dân khởi nghĩa chính quyền về tay”.
Học sinh thấy được vai trò quần chúng để làm nên lịch sử, củng cố nhận
thức, tư tưởng của các em làm cho các em càng khắc sâu truyền thống anh hùng
của dân tộc.
Ở mục 3 :Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và mục IV: Nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập (2-9-1945). Khi nói về lệnh tổng khởi
nghĩa được ban bố, giáo viên cần trích đoạn:
“Việt Nam độc lập đồng minh
Có bản chương trình đánh Nhật, đánh Tây
Quyết làm cho nước non này
13


Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền....
Rồi ra sự nghiệp hoàn thành
Rõ tên Nam Việt, rạng danh Lạc Hồng
Khuyên ai nên nhớ chữ đồng

Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”
(Bản diễn ca: "Mười chính sách của Việt Minh" của Hồ Chí Minh)
Bản diễn ca này giúp cho chúng ta nắm được các chính sách của mặt trận
Việt Minh. Khi nói về sự kiện Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, nhà thơ Tố Hữu
viết:
“Hôm nay sáng mồng hai, tháng chín
Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ chim cũng nín
Bỗng vang lên câu hát ân tình
Hồ chí minh! Hồ chí minh!...
Người đọc tuyên ngôn rồi chợt hỏi:
Đồng bào nghe tôi nói rõ không?
Ôi! Câu hỏi hơn một lời kêu gọi
Rất đơn sơ mà ấm bao lòng
Cả muôn triệu một lời đáp: Có !
Như Trường Sơn say gió Biển Đông...”
Bài thơ này giúp học sinh dễ nắm không gian và thời gian Bác Hồ đọc bản
“Tuyên ngôn độc lập”, giáo dục cho học sinh tình cảm thân thương, gần gũi dành
cho Hồ Chủ Tịch; khắc họa hình tượng Bác Hồ vĩ đại, làm cho các em nhớ mãi
không quên ngày 2 tháng 9 năm 1945.
14


Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp (1946-1950).Mục I: Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược
bùng nổ; Giáo viên dẫn lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí
Minh: “Hỡi đồng bào toàn quốc!Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân
nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì
chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Hỡi đồng bào!Chúng ta phải đứng lên!
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng

phái, dân tộc hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu
Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng
cuốc xuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi
anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!Giờ cứu nước đã đến, ta phải hi sinh đến giọt
máu cuối cùng để giữ gìn đất nước, dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một
lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.Việt Nam độc lập và
thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm!”
Lời kêu gọi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất ngắn gọn và súc tích, lời kêu gọi
đã nói rõ được âm mưu của thực dân Pháp và tinh thần đấu tranh vì độc lập của
nhân dân Việt Nam, qua đó học sinh biết được khí thế cách mạng của những năm
đầu kháng chiến chống Pháp
Hoặc: Giọng của Người không phải sấm trên cao
Thấm từng tiếng ấm vào lòng mong ước
Con nghe Bác tưởng nghe lời non nước
Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau
Học sinh thấy rằng lời kêu gọi của Bác là tiếng gọi của non sông đất nước,
là mệnh lệnh của cách mạng tiến công dục dã soi đường chỉ lối cho mọi người
Việt Nam đứng dậy cứu nước.
Ở Mục III: Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947; Qua thơ ca giúp học
sinh xác định được các địa danh trong chiến dịch:“Anh kể chuyện tôi ngheTrận
chợ Đồn chợ Rã; Ta đánh giặc chạy re, Hai đứa cười ha ha”
Ở Mục IV: Chiến dịch Biên giới Thu-Đông 1950 Bác Hồ của chúng ta đã
trực tiếp ra trận để chỉ đạo chiến dịch. Khi dạy mục này giáo viên có thể cung
cấp thêm cho học sinh bài thơ :
“Đêm nay Bác không ngũ”
15


“Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi

Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ......”
Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết
thúc (1953-1954). Giáo viên có thể sử dụng các tác phẩm văn học viết về Điện
Biên Phủ trong thời kì này vào bài giảng như bài “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”
(Tố Hữu).
Mục 2: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954) giáo viên giảng thêm:
“Năm mươi sáu ngày đêm
Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơmvắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng, chí không sờn...”
Hoặc: “Kháng chiến ba ngàn ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay
Đêm lịch sử Điện Biên sáng rực
Trên đất nước, như huân chương trên ngực
Dân tộc ta dân tộc anh hùng”
Hay: “Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng...”
(Trích: “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” Tố Hữu)
Qua các bài thơ này giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ thời gian diễn ra chiến
dịch Điện Biên Phủ (56 ngày đêm), chín năm kháng chiến chống Pháp (từ 1946
đến 1954) và làm cho học sinh hiểu rõ sự hi sinh, gian khổ và đã làm nên một
16


Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Niềm tự hào dân tộc, thôi thúc các em ra sức
học tập và rèn luyện nêm người...Qua khổ thơ học sinh thấy được sự đồng lòng
đồng sức của nhân dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ:
“Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ
Đèo Lũng Lô anh hò chị hát”

Hoặc: “Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rủ bùn đứng dậy sáng loà”

(Nguyễn Đình Thi)

Ở Mục III: Hiệp Định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại
hòa bình ở Đông Dương. Khi dạy về nội dung hiệp định, giáo viên có thể đưa vào
những đoạn thơ như:
“Sông Bến Hải bên bồi bên lỡ
Cầu Hiền Lương bên nhớ bên thương
Cách chia mười mấy năm trường
Khi mô mới nối được đường vô ra”
Một giới tuyến quân sự tạm thời, nhưng đế quốc Mĩ đã âm mưu chia cắt đất
nước ta lâu dài Nam-Bắc ngăn cách nước:
“Nhưng súng gươm đâu ngăn được tình thương
Đâu ngăn được mặt trời đỏ rực
Khi lòng tôi đã hoá hướng dương” (Lê Anh Xuân)
Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, đấu tranh chống Đế Quốc
Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam (1954-1965). Khi dạy về phong trào
Đồng Khởi với chính sách tố cộng, diệt cộng và đạo luật 10/59 của Mĩ -Diệm,
giáo viên cho học sinh thấy được tộ ác của Mĩ - Ngụy qua đoạn thơ:
17


“Có những ông già chúng khảo tra
Chẳng khai nó chém giữa sân nhà
Có chị gần sinh không chịu nhục
Lấy vồ nó đập vọt thai ra” (Tố Hữu)

Khi nói đến Miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 –1965)
giáo viên trích dẫn: “Hỡi Miền Bắc đó nặng đôi vai
Gánh cả non sông vượt dặm dài
Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Hoặc: “Từ ngàyanh đi ruộng đồng em đảm đang
Ruộng chẳng chăng dây cây lúa thẳng hàng
Đào đắp đê khơi nước vào làng”
Qua các khổ thơ trên học sinh thấy được sự quyết tâm thi đua giữa hậu
phương và tiền tuyến cùng đồng lòng chung sức lập công và tin tưởng ngày chiến
thắng.
Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược.
Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973). Khi dạy trận Điện
Biên Phủ trên không của quân dân miền Bắc (chiến tranh phá hoại lần 2 của Mĩ
với 12 ngày đêm ở Hà Nội, Hải Phòng...) giáo viên miêu tả:
“Chúng muốn biến ta thành tro bụi
Ta hoá vàng nhân phẩm lương tâm
Chúng muốn ta bán mình ô nhục
Ta làm sen thơmngat giữa đầm....
Cả bốn biển hoan hô Hà Nội
18


Pháo đài bay rụng đỏ mặt hồ” (Tố Hữu)
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Tôi đã sử dụng kinh nghiệm này vào các tiết dạy và đạt được kết quả khả
quan, khi sử dụng một số câu thơ, câu văn, câu trích dẫn... minh họa cho một sự
kiện lịch sử, bài học lịch sử làm giờ học sinh động hơn, hấp dẫn học sinh hơn,
giờ học đạt hiệu quả cao. Trong dạy học dùng thơ văn cho học sinh có vai trò
tích cực, chủ động trong việc học tập, qua đó các em chủ động tìm những kiến

thức đã học để hiểu sâu, toàn diện một sự kiện lịch sử, đồng thời học sinh còn ôn
tập, củng cố, tổng hợp kiến thức ở mức độ cao hơn. Qua khảo sát chất lượng giờ
học và học tập bộ môn cho 3 lớp 12A4, 12A5; 12A6 (chưa vận dụng dạy học
tíc hợp nội dung văn học trong dạy học lịch sử ) so với 3 lớp 12A1, 12A2; 12A3
(vận dụng dạy học tích hợp nội dung văn học trong dạy học lịch sử ) Học kì I
năm học 2015 – 2016 tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Chất lượng giờ học
Tiêu chí đánh giá
Không khí giờ học

12A4, 12A5; 12A6
Trầm, căng thẳng

Khả năng tích cực, chủ động Chưa tích cực
lĩnh hội kiến thức của học sinh
Học sinh hiểu và nắm vững 35%

12A1, 12A2; 12A3
Sôi nổi, tích cực, nhẹ
nhàng
Rất tích cực
70%

nội dung trọng tâm của bài và
kiến thức liên quan
Điểm khá giỏi
15,52%
Bảng 2: Bảng so sánh chất lượng

46,25%


So sánh kết quả học tập Học kì I năm học 2015 – 2016 của 3 lớp 12A5, 12A4;
12A6 (Chưa vận dạy học tích hợp dụng nội dung văn học trong dạy học lịch sử )
so với 3 lớp 12A3, 12A1; 12A2 (Vận dụng dạy học tích hợp nội dung văn học
trong dạy học lịch sử) đã thu được kết quả:
Lớp

Sĩ số

12A1

HS
34 HS

Giỏi
2 HS

Kết quả môn Lịch sử Học kì I
Khá
Trung bình
Yếu
25 HS

7 HS

0 HS

Kém
0HS
19



Trường
THPT
TĨNH
GIA 5

11A2
12A3
12A4
12A5
12A6

35 HS
35 HS
38 HS
37 HS
39 HS

6 HS
2 HS
0 HS
0 HS
0 HS

22 HS
18 HS
14 HS
7 HS
6 HS


4 HS
15HS
20 HS
25 HS
22 HS

0 HS
0 HS
4 HS
5 HS
11 HS

0 HS
0 HS
0 HS
0 HS
0 HS

Nội dung văn học được vận dụng trong các tiết dạy lịch sử sẽ đạt được kết
quả cao nhất của học sinh về các mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển, giúp học
sinh hứng thú học tập, lĩnh hội kiến thức nhanh và vận dụng một cách sáng tạo vào
thực tế. Giáo viên không chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn để học sinh có cơ hội
tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức mà còn phải biết vận dụng vốn kiến thức đã biết để
hiểu kiến thức mới, có như vậy mới phát huy tính tích cực và chủ động của học
sinh trong học tập.

C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Nội dung văn học được vận dụng để tích hợp trong các tiết dạy sẽ đạt được

kết quả cao nhất của học sinh về các mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển, giúp
học sinh hứng thú học tập, lĩnh hội kiến thức nhanh và vận dụng một cách sáng
tạo vào thực tế. Giáo viên không chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn để học sinh
có cơ hội tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức mà còn phải biết vận dụng vốn kiến thức
đã biết để hiểu kiến thức mới, có như vậy mới phát huy tính tích cực và chủ động
của học sinh trong học tậpvà rèn luyện đạo đức.
Nội dung văn học được vận dụng trong các tiết dạy góp phần tạo cho học
sinh nắm đượctruyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta, trong chiến đấu
cũng như trong lao động sản xuất. Là cơ sở hình thành nhân cách, lối sống và tự
hào về truyền thống dân tộc đây là nền tảng giúp học sinh hứng thú hơn trong việc
học tập bộ môn lịch sử, là cơ sở phương pháp luận để học sinh chủ động nắm bắt
thông tin cũng như, sưu tầm thơ ca nhằm tiếp cận các sự kiện lịch sử chính xác
khoa học, làm cho tiết học sôi nổi và đạt kết quả cao, khắc sâu vào tâm trí học
sinhtrong quá trình nhận thức cũng như trong giờ học lịch sử. Mặt khác, học sinh
nhận thức được vai trò của bộ môn, nhiều em đã thay đổi suy nghĩ coi lịch sử là
môn phụ và đầu tư nhiều thời gian hơn cho bộ môn, các em không những tìm hiểu
lịch sử giới hạn trong sách giáo khoa mà còn khai thác kiến thức lịch sử thông qua
báo chí, ti vi và các phương tiện thông tin truyền thông khác. Trách nhiệm và
20


nghĩa vụ cơ bản của trường học là làm cho các em không quên lịch sử và không để
cho các em thờ ơ với bộ môn lịch sử.
Dạy học nói chung và dạy học môn lịch sử nói riêng là một hoạt động đặc
thù giữa thầy và trò. Muốn nâng cao chất lượng bộ môn, đòi hỏi sự nỗ lực của cả
thầy và trò không phải trong ngày một, ngày hai mà là cả một quá trình lâu dài,
trong dạy học lịch sử đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng linh hoạt và kết hợp
nhiều phương pháp dạy học khác nhau, biết kích thích sự tìm tòi và giúp các em
chiếm lĩnh được tri thức. Để đổi mới phương pháp dạy học: lấy học sinh làm
trung tâm, không có nghĩa là chúng ta phó mặc cho các em tự chiếm lĩnh tri thức.

Ngược lại, giáo viên đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn
phương pháp dạy học sao cho phù hợp, đề tài này cũng chỉ dừng lại ở việc vận
dụng, khai thác các yếu tố văn học, nhằm bổ trợ cho quá trình dạy học lịch sử phù
hợp, thích ứng theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng trường; cốt lõi và
chuẩn kiến thức bài dạy phải đảm bảo yêu cầu.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi, phần lớn dựa vào tình hình
học tập của học sinh trường THPT Tĩnh Gia 5 nên khả năng áp dụng thực tiễn có
thể còn hạn chế nhất định. Kính mong quí thầy cô đóng góp ý kiến thêm. Tôi chân
thành cảm ơn!
II. Kiến nghị
* Đối với cấp trường.
Thường xuyên tổ chức báo cáo các chuyên đề Lịch sử để rút kinh nghiệm,
cần đầu tư trang bị, xây dựng phòng học bộ môn để phục vụ cho công tác dạy học
Bổ sung tranh ảnh về các di tích lịch sử và di sản văn hóa, các chân dung
nhân vật lịch sử. Cung cấp nhiều tư liệu để giảng dạy tốt phần lịch sử địa phươngTổ chức những buổi học ngoại khóa, tham quan các di tích, bảo tàng lịch sử
* Đối với Sở Giáo dục
Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn trao đổi kinh nghiệm cho giáo viên
để giáo viên có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn trong quá
trình dạy học.
Cho lưu hành các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải trong các cuộc thi viết
sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên học hỏi, vận dụng vào dạy học.
21


Xác nhận củ thủ trưởng đơn vị

Thanh hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội dung
của người khác


Dương Thị Tâm

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử lớp 12 – NXB GD
2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử lớp 11 – NXB GD
3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử lớp 10 – NXB GD
4. Kiểm tra – Đánh giá thường xuyên và định kì môn Lịch sử 12 – NXB GD.
5. Kiểm tra – Đánh giá thường xuyên và định kỳ môn Lịch sử 11- NXBGD
6. Kiểm tra – Đánh giá thường xuyên và định kì môn Lịch sử 10 – NXB GD.
7. Kiểm tra - Đánh giá kết quả học tập Lịch sử lớp 11 – NXB GD.
8. Các triều đại Việt Nam – NXB Thanh niên
9. Những mẫu chuyện lịch sử Việt Nam – NXB quân đội nhân dân

22



×