Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn sử dụng tranh, ảnh trực quan trong dạy học lịch sử địa phương lớp 12 ở trường thpt hoằng hóa 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.04 KB, 21 trang )

1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
SỬ DỤNG TRANH, ẢNH TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH
SỬ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG HOẰNG HÓA 3
Người thực hiện: Trần Văn Tuyên
Chức vụ: Giáo viên
Tổ: Sử - Địa - GDCD
SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch sử THPT

CẤU TRÚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lời nói đầu
2. Thực trạng vấn đề.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Sử dụng tranh, ảnh trực quan trong dạy học lịch sử và
trong dạy học lịch sử địa phương.
2. Hệ thống tranh, ảnh cần sử dụng:
3. Những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sử
dụng tranh, ảnh trực quan trong dạy học lịch sử địa phương lớp
12 ở trường THPT Hoằng Hoá 3.
C. PHẦN KẾT LUẬN
2
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lời nói đầu
Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin đang ngày càng
phát triển mạnh mẽ, việc nâng cao hiểu biết lịch sử cho học sinh nhằm
giáo dục tư tưởng đạo đức, định hướng cho việc phát triển phát triển


con người toàn diện là rất quan trọng. Nhất là lịch sử địa phương đã
diễn ra tại những nơi mình đang sinh sống càng vô cùng cần thiết
nhằm giáo dục tư tưởng, những tố chất của con người Việt Nam với
tình yêu quê hương đất nước.
Con đường, phương pháp nhằm khắc phục tình trạng học sinh
ngày càng thờ ơ với quá khứ lịch sử mà ngay cả với những sự kiện
lịch sử ngay trên quê hương mình sinh sống là do cách dạy học nhồi
nhét kiến thức, tạo cho học sinh không có hứng thú học tập. Vì vậy
phải sử dụng đồ dùng trực quan, cụ thể là tranh, ảnh lịch sử vào trong
dạy học mà nhất là những hình ảnh ngay tại vùng đất mình đang ở.
Hơn nữa, việc sử dụng tranh, ảnh lịch sử là một biện pháp rất hiệu
quả, vì đặc trưng sự kiện lịch sử là không tái hiện lại được, không thể
trực tiếp tiếp xúc, cũng không thể thí nghiệm, tranh ảnh sẽ tạo cho bài
giảng thêm phong phú và hấp dẫn, giờ học sẽ sinh động, hiệu quả cao
hơn.
2. Thực trạng vấn đề
Trong công cuộc đổi mới giáo dục việc sử dụng đồ dùng trực
quan vào dạy học nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng đang ngày
càng trở thành vấn đề quan trọng nhằm giúp các em học tập tốt hơn,
qua đó phát triển các năng lực nhận thức bộ môn. Tranh ảnh thuộc
nhóm đồ dùng trực quan tạo hình “có khả năng khôi phục lại hình ảnh
của những con người, đồ vật, biến cố lịch sử, sự kiện lịch sử một cách
chân thực”. Nhưng tranh, ảnh lịch sử được sử dụng trong dạy học lịch
3
sử phản ánh hiện thực khác nhau tuỳ thuộc vào đối tượng tiếp nhận và
cần phải được vận dụng tối đa những mặt ưu điểm để đạt hiệu quả tối
ưu của bài học.
Thực tế hiện nay ở các trường THPT, phần lớn phương pháp của
giáo viên là thuyết trình, dạy theo lối cổ truyền: Thầy giảng, trò nghe,
giáo viên chủ động truyền dạy mọi kiến thức, ghi bảng, diễn giải và

cho học sinh ghi chép, học sinh thì tiếp thu một cách thụ động.
Nhất là những tiết dạy học lịch sử địa phương lại càng không
được chú ý, không được tác động thì sẽ tạo nên thái độ học tập miễn
cưỡng, uể oải. Học sinh thấy nhàm chán và học theo kiểu đối phó.
Hiện nay, với môn lịch sử, học sinh chỉ học khi có nội dung cần làm
bài kiểm tra, thậm chí chỉ học phần giáo viên giới hạn và sau giờ kiểm
tra học sinh không còn nhớ được gì dù đó là sự kiện thật cơ bản hay
gần gũi với mình.
Chính vì vậy mà chúng ta phải quan tâm đến thực tiễn gioá dục,
đưa ra những biện pháp hợp lý. Sử dụng tranh ảnh lịch sử tạo nên sự
sôi nổi, hứng khởi trong giờ học lịch sử địa phương, giúp học sinh
hiểu sâu sắc bản chất các sự kiện lịch sử, hình thành ở các em những
hiểu biết cặn kẽ lịch sử địa phương mình từ đó có cái nhìn trân trọng,
giáo dục lòng yêu quê hương, tự hào với vùng đất mình đang sinh
sống. “Trăm nghe không bằng một thấy”, tranh ảnh gây nên hứng thú
học tập cho học sinh, giúp các em nhớ kĩ, hiểu rõ về tranh ảnh điều ấy
đồng nghĩa với việc các em nắm vững kiến thức lịch sử. Xuất phát từ
suy nghĩ đó bản thân tôi đã tiến hành tìm tòi và thử nghiệm đề xuất
vấn đề “ sử dụng tranh, ảnh trực quan trong dạy học lịch sử địa
phương lớp 12 ở trường THPT Hoằng Hoá 3”. , để giúp bản thân
trau dồi lí luận dạy học bộ môn nói chung và khả năng biết vận dụng
vào việc dạy học của bản thân ở trường THPT Hoằng Hoá 3.
4
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Sử dụng tranh, ảnh trực quan trong dạy học lịch sử và trong
dạy học lịch sử địa phương.
Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử là một phương
pháp trong hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử. Không chỉ
trong dạy học lịch sử nói chung mà trong dạy học lịch sử địa phương
giáo viên nào cũng đều sử dụng các phương pháp sử dụng sao cho phù

hợp nhất. Họ cùng chung một mục đích là giúp học sinh hiểu bài, yêu
thích bộ môn, nâng cao chất lượng, hiệu quả bài học và đạt đến tính
tối ưu của bài học lịch sử. Nhưng trong quá trình sử dụng không ít
giáo viên lại xem nặng phần chính sử mà quá đơn giản phần lịch sử
địa phương dẫn đến chưa phát huy được hiệu quả của việc sử dụng đồ
5
dùng trực quan. Vì vậy muốn thành công khi đưa đồ dùng trực quan
vào dạy học phần lịch sử địa phương lớp 12 giáo viên cần căn cứ vào
nội dung kiến thức của bài, của mục… Bám sát mục đích, yêu cầu đặt
ra của bài để lựa chọn đò dùng trực quan hợp lí, cũng cần có sự lựa
chọn phương pháp thích hợp để phối hợp với phương pháp sử dụng đồ
dùng trực quan.
Chương trình lịch sử lớp 12 gồm 2 phần: Lịch sử thế giới và lịch
sử Việt Nam, trong đó đề cập rất nhiếu vấn đề chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội… Những phần học trước đây ở lớp 10 và lớp 11 có thể
xem như là nền móng ban đầu của kiến thức lớp 12. Ngoài nội dung
về lịch sử thế giới, học sinh cần chú ý nhất phần lịch sử Việt Nam.
Phần lịch sử địa phương chỉ gồm 2 tiết. Đây là một nội dung có ít thời
lượng học tập nhưng lại có tầm quan trọng trong tìm hiểu lịch sử đất
nước, giáo viên cần phải cố gắng tìm, sử dụng các phương pháp phù
hợp nhằm tạo ra sự thành công theo mục đích yêu cầu.
Theo chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 gồm 5 chương với
nội dung cơ bản là “đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,
xây dựng và bảo vệ đất nước”. Trong đó, những trận đánh bất ngờ,
những cuộc tấn công dồn dập, những kế hoạch tác chiến,…tạo nên
một Việt Nam bất khuất, kiên cường. Chính những bất ngờ này đã lôi
cuốn sự chú ý của học sinh, tạo nên ở các em một quá trình tư duy
lôgíc sáng tạo. Từ những sự kiện, nội dung cơ bản giúp các em nắm
vững bài học, liên kết được quá trình phát triển toàn diện lịch sử của
dân tộc và mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc với lịch sử thế giới và liên

hệ với lịch sử địa phương.
Thanh Hoá là tỉnh có lịch sử phát triển lâu dài cùng với lịch sử
đất nước. Cũng như lịch sử mỗi dân tộc trong quá trình đó đã tạo nên
một dòng lịch sử địa phương đầy tự hào, có nhiều đóng góp vào lịch
sử dân tộc.
Phần lịch sử địa phương trong chương trình giảng dạy lớp 12
được bố trí thành 2 tiết sau khi học xong chương trình lịch sử đất nước
từ 1919 đến 1975, gồm các tiết theo phân phối chương trình là các tiết
46, 47. Trãi qua phần lịch sử đất nước đầy hào hùng qua hai cuộc
kháng chiến thần thánh. Giáo dục lòng tự hào dân tộc, niềm tự hào với
lịch sử đất nước và dân tộc cũng như truyền thống quê hương ở trường
THPT Hoằng Hoá 3chúng tôi soạn giảng bài “Thanh Hoá trong hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ” nhàm giưói thiệu những
6
đóng góp to lớn mà nhân dân Thanh Hoá đã đóng góp vào thắng lợi
chung của Lịch sử dân tộc.
2. Hệ thống tranh, ảnh cần sử dụng:
Tranh, ảnh về những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm nói chung
và của quân dân Thanh Hoá trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mĩ rất nhiều, ảnh tài liệu gốc và một phần không nhỏ những
bức tranh do các nghệ nhân vẽ lại theo trí nhớ hoặc mô tả của của
những người được chứng kiến sự kiện, hiện tượng lịch sử đã xảy ra
trong quá khứ. Hoặc cũng có một số tranh, ảnh được các nhà nhiếp
ảnh, các nhà nghiên cứu khoa học chụp lại các hiện vật hoặc di tích
lịch sử đã được trùng tu, tôn tạo lại, tuy nhiên do đặc trưng của lịch sử
là không thể tái tạo, thí nghiệm được, không thể tạo nên những gì đã
xảy ra, vì vậy những tư liệu hiện có trong bảo tàng, thư viện, trong tay
những nhà khoa học, nhà sưu tầm tư liệu … nói chung trong đó có
tranh, ảnh tư liệu vẫn toát lên tính chân thực của nó, nó vẫn là điểm
tựa cốt yếu cho bộ môn dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông,

“ một phương cách làm cho những cái hiện thực xảy ra trong khoảnh
khắc ấy được hiển hiện mãi mãi”.
Toàn bộ tranh, ảnh sử dụng trong dạy học bài Thanh Hoá trong
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ (1945 – 1975) có thể
phân chia thành những nhóm chính như sau:
- Tranh, ảnh về đóng góp của nhân dân Thanh Hoá trong kháng
chiến chống Pháp (tranh, ảnh hoạt động sản xuất, vận chuyển đóng
góp sức người sức người, sức của cho chiến khu Việt Bắc, )
- Tranh, ảnh về cuộc đấu tranh chống lại âm mưu đánh phá miền
Bắc của Đế quốc Mĩ xâm lược ở Thanh Hoá, về Thanh Hoá là hậu
phương lớn của miền Nam “ruột thịt” (Cầu Hàm Rồng, cầu Ghép, bắn
rơi máy bay Mĩ, đào hầm tránh bom, đội mũ rơm đi học, thanh niên
Thanh Hoá nô nức xung phong Nam tiến,…)
- Những bức tranh về cá nhân anh hùng như anh hùng Tô Vĩnh
Diện, các cụ lão dân quân Hoằng Trường, bà Ngô Thị Tuyển, Nguyễn
Thị Hằng trong lịch sử dân tộc.
- Tranh, ảnh về các tượng đài chiến thắng chứng tỏ thắng lợi của
ta và sự ghi nhận của lịch sử đối với những thắng lợi đó.
3. Những phương pháp sử dụng tranh, ảnh và các hình thức
tổ chức dạy học.
Xuất phát từ những nguyên tắc chung, chúng ta vận dụng vào
bài học cụ thể.
7
Giáo viên phải xác định nội dung chính sẽ đề cập đến trong hai
tiết học qua đó có kế hoạch cụ thể trong việc sư tầm tư liệu và soạn
bài . Trong một địa phương có thể có rất nhiều các vấn đề nhưng giáo
viên phải chọn lọc những vấn đề nổi bật có mối liên hệ trực tiếp với
các kiến thức thông sử mà các em đã dược học trong chương trình , ở
đây trong hai tiết dạy của mình thông qua sưu tập tranh ảnh tư liệu tôi
đề cập đến hai sự kiện lịch sử tiêu biểu đó là : Những đóng góp của

quân dân Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Những
chiến thắng tiêu biểu trong chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của
đế quốc Mĩ ở Thanh Hoá.
Sau khi xác định được nội dung trọng tân giáo viên cần hướng
dẫn học sinh chuẩn bị kiến thức cho tiết học
Sau khi dạy xong tiết 45 trong phần dặn dò giáo viên đưa ra một
số đinh hướng cho học sinh nghiên về sưu tầm nghiên cứu chuẩn bi
cho 2 tiết học sau :
Ví dụ : - Em hãy sư tầm những tranh ảnh có liên quan đến
những đóng góp của quân dân Thanh Hoá trong hai cuộc kháng chiến
vĩ đại của dân tộc - chống Pháp và chống Mĩ cứu nước.
- Ở địa phương em có sự kiện và tư liệu lịch sử nào có liên quan,
tìm hiểu về sự kiện đó?
Tiến hành soạn giáo án trên sơ sở tư liệu thu thập và sưu
tầm được
- GV dẫn dắt : Thanh Hoá có một vị trí chiến lược trong hai
cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ, đầy anh dũng chống thực dân
Pháp (1946 - 1954) và chống đế quốc Mĩ (1954 - 1975) vì độc lập tự
do của dân tộc. Vừa là căn cứ, vừa là hậu phương , Thanh Hoá đã có
những đóng góp to lớn vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến.
Tiết 46
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm
Hoạt động : Cá nhân và tập
thể
GV: Dùng lược đồ Việt Nam và
yêu cầu học sinh xác định vị trí
của tỉnh Thanh Hoá và nêu câu
hỏi: Em biết gì về vị trí của Thanh
I- Vị trí chiến lược của Thanh
Hoá trong hai cuộc kháng chiến.

- Nằm ở địa đầu miền Trung, là
chiếc cầu nối giữa đồng bằng Bắc
Bộ với dải đồng bằng nhỏ hẹp
miền Trung.
8
Hoá và ý nghĩa của vị trí đó đối
với cách mạng cả nước. ?
HS trả lời ,GV bổ sung chốt ý trên
cơ sở sử dụng bản đồ trình chiếu
GV kết luận:
Thanh Hoá có đủ điều kiện để xây
dựng thành căn cứ, hậu phương
vững mạnh nhằm góp phần vào
thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Ngay từ đầu kháng chiến chống
Pháp Đảng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chủ trương xây dựng
Thanh Hoá thành căn cứ, hậu
phương vững mạnh toàn diện.
Hoạt động : Cá nhân và tập
thể
GV nêu những nhiệm vụ mà nhân
dân Thanh Hoá phải thực hiện
trong kháng chiến chống Pháp.
GV sử dụng một số hình ảnh tiêu
biểu Đại hội Đảng bộ tỉnh, các đội
vũ trang, một ngôi trường cũ, các
đoàn dân công đang vận chuyển
lương thực, hàng hoá phục vụ các
chiến dịch, tranh ảnh các anh

hùng lực lượng vũ tranh nhân dân
như Tô Vĩnh Diện, nêu câu hỏi:
Nội dung các bức tranh nói về
những hoạt động gì? Kết quả và
nêu ý nghĩa của những hoạt động
đó.
HS trả lời ,GV bổ sung chốt ý
(cung cấp ảnh tư liệu bằng giáo án
điện tử)
HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét,
bổ sung thêm và kết luận
Hoạt động : Cá nhân và tập
- Là tỉnh đất rộng, người đông, tài
nguyên thiên nhiên phong phú.
- Trong kháng chiến chống Pháp,
Thanh Hoá là địa đầu vùng tự do
Thanh - Nghệ - Tĩnh.
- Trong kháng chiến chống Mĩ
cứu nước có vị trí chiến lược là
“Địa đầu Bắc Bộ” và ”Cửa ngõ
miền Trung”. Trực tiếp chống
chiến tranh phá hoại vừa ra sức
sản xuất xây dựng CNXH.
II, Thanh Hoá trong cuộc kháng
chiến chống Pháp.
- Nhiệm vụ: Vừa xây dựng, bảo
vệ, củng cố hậu phương về mọi
mặt vừa ra sức chi viện cho các
chiến trường.
- Những thành tích tiêu biểu:

+ Về chính trị: Đảng bộ tỉnh
Thanh Hoá đã tiến hành 4 kì đại
hội. Đề ra chủ trương biện pháp
xây dựng, bảo vệ vùng căn cứ và
làm trọn nghĩa vụ hậu phương.
+ Về quân sự: Xây dựng và củng
cố lực lượng vũ trang nhân dân,
gồm 1 trung đoàn quân chủ lực
tỉnh, hàng chục đại đội bộ đội địa
phương và 227 ngàn chiến sĩ dân
quân du kích.
Là nơi đóng nhiều cơ quan
trung ương, các đại đoàn quân chủ
lực 304, 316, 320.
Thanh Hoá đóng góp hàng
chục vạn tấn lương thực, thực
phẩm, hàng trăm triệu đồng, huy
động 23 triệu ngày công, hàng
9
thể
GV : Việc các cụ lão dân quân
Hoằng trường bắn rơi máy bay
Mĩ có ý nghĩa như thế nào ?
HS trả lời ,GV bổ sung chốt ý
Hoạt động : Cá nhân và tập
thể
GV cung cấp nội dung lời biểu
dương, khen thưởng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh khi người về thăm
Thanh Hoá năm 1957 về những

đóng góp của quân dân Thanh
Hoá trong chiến dịch Điện Biên
Phủ.
Củng cố : Em có suy nghĩ gì qua
lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí
Minh? Em phải làm gì để xứng
đáng với ông cha trên quê hương
mình ?
Tiết 44
triệu dân công phục vụ các chiến
dịch lớn, nhất là chiến dịch Điện
Biên Phủ: với 200 ngàn dân công,
3540 xe đạp thồ, 1126 thuyền ván,
31 ô tô, 180 xe bò, 42 xe ngựa, 3
voi thồ để cung cấp 4361 tấn gạo,
355 tấn thực phẩm, 2000 con lợn,
1325 trâu bò, Thanh Hoá còn
huy động 60 ngàn người tham gia
bộ đội, thanh niên xung phong.
Trong kháng chiến chống
Pháp Thanh Hoá đã có 5 người
được phong danh hiệu anh hùng
lực lượng vũ trang nhân dân.
+ Về văn hoá, giáo dục: được
chú ý phát triển.
Với những thành tích trên đã góp
phần to lớn vào thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Pháp, đã được
Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu dương
khen thưởng khi Người về thăm

Thanh Hoá năm 1957: “Bây giờ
tiến Việt Nam đến dâu, tiếng Điện
Biên Phủ đến đó. Tiến Điện Biên
Phủ đến đâu đồng bào Thanh
Hoá cũng có vinh dự đến đó”
Tiết 47.
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm
Hoạt động : Cá nhân và tập
thể
GV Em biết gì về vì trí của
II - Những đóng góp của Thanh
Hoá trong chiến đấu chống
chiến tranh phá hoại của đế
10
Hoằng Trường ?
HS trả lời ,GV bổ sung chốt ý
trên cơ sở sử dụng bản đồ trình
chiếu.
Hoạt động : Cá nhân và tập
thể
GV trình chiếu hình ảnh các cụ
lão Trung đội Lão dân quân
Hoằng Trường và yêu cầu học
sinh quan sát trả lời câu hỏi:
Trung đội Lão dân quân Hoằng
Trường được thành lập vào thời
gian nào ?
HS trả lời ,GV bổ sung chốt ý
đồng thời cung cấp ảnh tư liệu
bằng giáo án điện tử

Hoạt động : Cá nhân và tập
thể
GV : Các cụ lão dân quân Hoằng
Trường đã bắn rơi máy bay Mĩ
như thế nào ?
HS trình bày KQ sưu tầm của
mình cho cả lớp nghe
GV biểu dương HS có tư liệu tốt
nhất sau đó nhận xét và bổ sung
thêm Các cụ dân quân Hoằng
Trường bắn rơi máy bay Mĩ
Hoạt động : Cá nhân và tập
thể
GV : Việc các cụ lão dân quân
Hoằng trường bắn rơi máy bay
quốc Mĩ (1965 - 1972).
1. Chiến công của các cụ lão
dân quân Hoằng Trường
bắn rơi máy bay Mĩ.
a. Hoàn cảnh
- Xã Hoằng Trường nằm ở phía
đông bắc Hoằng Hóa, phía Bắc
giáp huyện Huyện Lộc, phía Đông
giáp biển. Xã có sông Lạch Tr-
ường , núi Linh Trường một huyết
mạch giao thông… nên bị máy bay
Mĩ tìm cách đánh phá.
- 9/1967 Trung đội lão dân quân
Hoằng Trường đợc thành lập
gồm 28 cụ do cụ Lê Văn Hợp chỉ

huy
- Trung đội ngày đêm luyện tập
nhằm bắn rơi máy bay của địch,
bảo vệ vùng cửa sông.
b. Diễn biến
- 12h (14/10/1967) hai chiếc máy
bay F44từ biển bay vào trận địa
của các cụ, bằng 3 khẩu 12,7 ly và
súng bộ binh với tư thế hiên
ngang, các cụ đã bắn rơi 1 chiếc.
Đó là chiếc máy bay thứ 2.400của
giặc Mỹ bị bắn rơi ở miền Bắc.
- 24/10/1967 các cụ bắn rơi chiếc
AD6.
.
c. Ý nghĩa
- Là tấm gương sáng ngời về lòng
yêu nước căm thù giặc .
- Là tấm gương sáng để thế hệ con
cháu noi theo
- Được Bác Hồ gửi thư khen ngợi
và được phong tặng đơn vị anh
hùng lực lợng vũ trang nhân dân.
11
Mĩ có ý nghĩa như thế nào ?
HS trả lời ,GV bổ sung chốt ý
Hoạt động : Cá nhân và tập
thể
GV cung cấp nội dung thư khen
ngợi các cụ lão dân quân Hoằng

Trường của Bác qua máy chiếu
Củng cố : Em có suy nghĩ gì
trước việc các cụ lão dân quân
bắn rơi máy bay Mĩ ? Em phải
làm gì để xứng đáng với ông cha
trên quê hương mình ?
Hoạt động : Cá nhân và tập
thể
GV: cung cấp lược đồ Việt Nam,
lược đồ Thanh Hoá đánh dấu vị
trí cầu Hàm Rồng , tranh ảnh cầu
Hàm Rồng xưa và nay cho HS
quan sát và đặt câu hỏi: Em có
nhận xét gì về vị trí chiến lược
của cầu Hàm Rồng trong kháng
chiến chống Mĩ của dân tộc ta?
GV: Vì sao Mĩ tiến hành đánh
phá Hàm Rồng ?
Chủ tịch HCM gửi thư khen
trung đội lão dân quân Hoằng
Trường huyện Hoằng Hóa tỉnh
Thanh hoá bắn rơi máy bay Mĩ
“Tôi nhiệt liệt mùng chiến công
vẻ vang của các cụ. Với lòng yêu
nớc nồng nàn, chí căm thù địch
sâu sắc, các cụ đã nêu cao quyết
tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm l-
ợc. Thật là : tuổi cao chí càng
cao. Đây là một tấm gơmg sáng
cho đồng báo cả nnớc tiến lên

đưa sự nghiệp chống Mĩ cứu ưn-
ớc của toàn dân ta đến thằng lợi
hoàn toàn ”
2. Thanh Hoá , Hàm Rồng chiến
thắng giòn giã trận đầu
a. Vị trí của Hàm Rồng trong
kháng chiến chống Mĩ.
Khu vực Hàm Rồng sát thị xã
Thanh Hoá là 1 trọng điểm có ý
nghĩa chiến lược trong việc chi
viện cho tiền tuyến. Nơi đây địa
thế hiểm trở, cầu bắc qua sông dựa
vào 2 vách núi, nối liền đường sắt,
đường bộ Bắc – Nam, có sông
chảy ra biển, Hàm Rồng còn là
nơi tập trung nhiều nhà máy, kho
tàng, có nhiều di tích lịch sử và
danh lam thắng cảnh
b, Diễn biến
- Cuối tháng 3 và những ngày đầu
tháng 4- 1965 ĐQ Mĩ cho máy
bay trinh sát Hàm Rồng
12
Hoạt động 1 : Cá nhân và tập
thể
HS trình bày KQ su tầm của
mình cho cả lớp nghe
GV chọn 1 SK tiêu biểu sau đó
nhận xét và bổ sung thêm
Thanh Hoá , Hàm Rồng chiến

thắng giòn giã trận đầu
GV Cung cấp phim tư liệu
Tính chung trong 2 ngày : Mĩ đã
sử dụng 174 lần tốp máy bay ,
454 lần chiếc máy bay, ném 627
quả bom phá, 58 bom nổ chậm ,
Riêng Hàm Rồng địch đánh 85
lần , ném 350 quả bom, cắt 8 lần
bom phá , bắn 149 trái đạn rốc
két => Quy mô lớn dồn dập, với
nhiều loại máy bay hiện đaị ,do
những tên giặc lái sừng sỏ , dùng
nhiều thủ đoạn xảo quyệt, đánh
phá rất quyết liệt
- Tối 2/4 sở chỉ huy MT khu vực
Hàm Rồng nhận đợc lệnh : Địch
sẽ đánh lớn Hàm Rồng vào ngày
3,4/ 4 -> đồng bào, bộ đội, dân
quân trực chiến trong t thế sẵn
sàng đánh địch.
- 8h30 3/4 : Địch đánh cầu Lèn
(Hà Trung), cầu Đông, cầu Đại
Thuỷ, ga Văn Trai (Tĩnh gia),cầu
Cún (Nông cống) nhằm bắn phá
giao thông và cô lập Hàm Rồng
cả phía Bắc và phía Nam.
- Đúng 12 h địch tấn công Hàm
Rồng , từng tốp máy bay phản lực
F 105 , F8, RF 101 : đánh liên tục
vào khu vực cầu

- Sáng 4/4 lúc 7h 30 phút , nhiều
tốp máy bay đánh vào 1 số mục
tiêu trên đờng 1A . Từ 10h - 11h
địch mở đợt tấn công thứ hai vào
cầu Hàm Rồng với 40 lần chiếc
máy bay các loại, chiều chúng lại
cho máy bay đánh liên tục vào
khu vực cầu hớng tây nam
=> Quân dân Hàm Rồng và các
nơi khác đợc sự trợ lực của không
quân đã bình tĩnh, kiên quýêt,
dũng cảm, mưu trí, hiệp đồng chặt
chẽ, phát huy sức mạnh tổng hợp
giữa các binh chủng đánh trả địch
quyết liệt ngay trận đầu. Địch
nhào xuống bắn phá bị lực lượng
phòng không mặt đất bắn lên, địch
vọt lên cao bị các biên đội máy
bay Mích 17 bất ngờ đón đánh.
c. Kết quả
- Trong 2 ngày ta đã bắn rơi 47
13
máy bay các loại, bắt sống nhiều
giặc lái.
- Quân dân tỉnh Thanh Hoá chiến
thắng oanh liệt, giòn giã được Bộ
tư lệnh Quân đội nhân dânViệt
Nam đã gửi thư khen quân dân
Thanh Hoá. Quyết tâm đánh thắng
giặc Mĩ xâm lược

4, Ý nghĩa
- 3,4/4/1965 đã trở thành ngày Hội
truyền thống chiến đấu của quân
dân Thanh Hoá
- Sơ kết : Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng so sánh thành tích
và đóng góp của nhân dân Thanh Hoá trong chiến đấu chống chiến
tranh phá hoại lần thứ nhất qua đó giúp các em thấy được sự gắn bó
trong một thể thống nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam
2. Tiến hành giảng dạy trên lớp
Giáo viên kết hợp việc sử dụng câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh
trình bày các vấn đề mà các em đã sưu tầm qua tư liệu tại địa phương,
các vấnội dung được đặt ra trong giờ học . Sau mỗi vấn đề giáo viên
bổ sung chốt ý làm rõ vấn đề đồng thời khắc sâu kiến thức , liên hệ
giưa sự kiện lịch sử địa phương với những sự kiện trên toàn miền và
trong cả nước để qua đó các em cảm nhận dược tinh thần đoàn kết của
nhân dân cả nước trong đó có nhân dân Thanh Hoá trong sự nghiệp
chống Mĩ cứu nước. ứng dụng công nghệ thông tin qua việc cung cấp
tranh ảnh, phim tư liệu, bảng so sánh làm bật nổi ý chính. Đặc biệt
hàng năm Thanh Hoá thường tổ chức kỉ niệm các ngày lễ chiến thắng
Hàm Rồng nên giáo viên càng có điều kiện lên hệ rõ hơn trong giảng
dạy.
C. KẾT LUẬN
Qua kết quả thu được trong 2 năm học 2011- 2012 và 2012 –
2013 cho thấy việc soạn giảng lịch sử địa phương 1 cách nghiêm túc
14
đã mang lại hiệu quả cao trong việc khắc sâu kiến thức lịch sử và tăng
hơn niềm tự hào của học sinh về những chiến công mà cha anh đã lập
nên
Tiến hành kiểm chứng
Trong năm học 2010 – 2011 tôi cùng tiến hành giảng dạy lịch sử

địa phương ở lớp 12 A1 khoá 2008 - 2011 theo cách mà các giáo viên
vẫn thực hiện ,tức là không yêu cầu các em phải sưu tầm , tìm hiểu tư
liệu trước bài học, không ứng dụng công nghệ thông tin trong việc
cung cấp hình ảnh tư liệu sinh động để giảng dạy 2 tiết lịch sử địa
phương, không có sự so sánh và đặt sử địa phương trong tiến trình
phát triển chung của lịch sử dân tộc. Kết quả là các em nắm kiến thức
hời hợt như chùng sự kiện ấy diễn ra ở nơi nào xa xôi lắm
Trong năm học 2011 – 2012 tôi đã mạnh dạn đổi mới trong cách
soạn giảng tiến hành giảng tại lớp 12A1 khoá 2009 – 2012 và đã thu
được kết quả khả quan : đa số học sinh trong lớp đã nắm bắt được kiến
thức và cảm thấy có trách nhiệm hơn trong việc phát huy tinh thần học
tập vì ngày mai lập nghiệp để xứng đáng với cha, anh trên quê hương
Thanh Hoá nói riêng và trên cả nước nói chung
Kết quả cụ thể
Năm học Sĩ số
Giỏi Khá TB Yếu Kém
HS % HS % HS % HS % HS
%
2010-
2011
50 2 4 15 30 25 50 8 16 0 0
2011
-2012
48 8
16.
6
30
62,
5
10

20.
9
0 0 0 0
Mục đích dạy học là nâng cao hiệu quả bài học tức là phải cung
cấp đầy đủ kến thức lịch sử của bài học cho học sinh đồng thời phải
phát triển tư duy kĩ năng, kĩ xảo và bồi dường tình cảm đạo đức cho
các em . muốn đạt dược điều đó người giáo viên phải không ngừng
học hỏi đổi mới phương pháp sư phạm thích hợp cho từng bài học,
15
đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và các phưqơng tiện trực
quan trong giảng dạy. Việc đó phải thành nếp làm của mỗi giáo viên
lịch sử ở trường phổ thông .
Trên đây là một vài ý kiến và kinh nghiệm của tôi trong việc góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử phổ thông . Tôi rất mong
được sự góp ý của đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao
chất lượng bộ môn
Hoằng Hoá, ngày 15 tháng 5 năm 2013
Xác nhận của hiệu trưởng nhà
trường
Tôi xin cam đoan SKKN này là do
tôi viết không sao chép nội dung của
người khác.
Trần Văn Tuyên


16
PHỤ LỤC
Hình ảnh nhân dân Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống
Pháp (Các hoạt động văn hóa giáo dục, lập làng chiến đấu)
17

Hình ảnh cầu Hàm Rồng xưa và nay
18
19
Hình ảnh chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng
20
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm đơn vị lão dân quân Hoằng
Hóa (Thanh Hóa) - đơn vị bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng
trường, tại lễ duyệt binh nhân ngày Quốc khánh 2/9/1973.
21

×