Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn vào một số bài dạy phần lịch sử thế giới 12THPT nhằm nâng cao hiểu biết , tạo hứng thú học tập cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 25 trang )

MỤC LỤC
1. Mở đầu....................................................................................................trang 2
1.1.Lí do chọn đề tài..............................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm....................................................................4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.......................................................4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...................... 4
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện............................................................... 6
2. 3.1 Một số biện pháp vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn trong dạy học
phần Lịch sử thế giới lớp 12 THPT......................................................................6
2.3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện ................................................................9
a. Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn trong lời giới thiệu bài giảng..........9
b. Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn trong quá trình dạy học bài
mới.......................................................................................................................1
2
c. Vận dụng liên hệ các kiến thức thực tiễn sau khi kết thúc bài học..................17
d. Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn thông qua các bài tập về nhà.......17
e. Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn trong kiểm tra, đánh giá...............18
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ..........................................................19
3. Kết luận, kiến nghị........................................................................................20
3.1. Kết luận........................................................................................................20
3.2. Kiến nghị, đề xuất........................................................................................20
Tài liệu tham khảo............................................................................................22
Danh mục SKKN được giải..............................................................................23

1


1. MỞ ĐẦU


1.1. Lí do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Lịch sử là môn học được đưa vào
giảng dạy ở các trường phổ thông nhằm mục đích trang bị cho học sinh những
kiến thức cơ bản về khoa học lịch sử, cũng như vận dụng những kiến thức đó
vào cuộc sống để biết cách ứng xử với quá khứ, hiện tại, tương lai và xã hội
xung quanh. Đồng thời đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước bài giảng
môn Lịch sử không chỉ là một bài học về kiến thức cơ bản về rèn luyện kỹ năng,
về giáo dục tư tưởng mà còn là một bài học về đời sống. Mỗi bài giảng Lịch sử
cần chứa đựng một thực tế nhất định của đời sống. Để giúp học sinh ( HS) khắc
sâu kiến thức, phát huy tính chủ động tích cực tư duy của từng em, phải lồng
vào mỗi bài học “chất nóng” của thực tế sinh động và từ đó giúp học sinh hiểu
ra chân lý cuộc sống.
Khác với nhiều môn học, việc cập nhật thông tin hay bổ sung tư liệu liên
quan đến nội dụng bài giảng và liên hệ thực tế… là một trong những yêu cầu cần
thiết đối với môn Lịch sử ở trường THPT. Trong đời sống xã hội hiện nay, mỗi
ngày có nhiều thay đổi, nếu chỉ tổ chức học tập cho các em theo các nội dung,
các số liệu sách giáo khoa thì chưa thể cập nhật hết các thông tin, tính thời sự
của vấn đề cần tiếp thu.
Qua thực tế nhiều năm đi dạy tôi nhận thấy: việc tự tìm hiểu kiến thức của
các em học sinh còn hạn chế, đặc biệt là đối với một trường đóng ở địa bàn kinh
tế khó khăn như trường THPT 4Thọ Xuân chúng tôi. Phần lớn các em đang còn
thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, việc tìm tòi, khám phá những kiến thức
mới ngoài sách giáo khoa. Cho nên từ việc liên hệ thực tế những vấn đề kinh tế xã hội, những biến đổi của tự nhiên liên quan đến nội dung bài giảng, giáo viên
(GV) vừa khắc sâu kiến thức cho HS vừa tạo cơ hội và điều kiện cho các em
được tham gia một cách tích cực, chủ động vào quá trình khám phá, phát hiện,
đề xuất và lĩnh hội kiến thức, tự trình bày vốn hiểu biết đã có của mình để xây
dựng bài học với tinh thần và thái độ học tập tốt.
Qua việc gắn kết thực tế HS hiểu được quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của một nước từ trong quá khứ, hiện tại, tương lai, những thuận lợi cần phát huy,
những khó khăn cần khắc phục. Việc liên hệ thực tế, vận dụng những kiến thức

mới, đang xảy ra sẽ giúp HS có cái nhìn khách quan và nhận thức đúng đắn về
những diễn biến của các hiện tượng, vấn đề mới trong xã hội ngày nay. Vì vậy,
để nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử 12, tăng cường hiểu biết của HS về những
vấn đề mới nảy sinh trong thực tế ngoài sách giáo khoa tôi đã lựa chọn đề tài
“Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn vào một số bài dạy phần Lịch Sử
thế giới 12 THPT nhằm nâng cao hiểu biết, tạo hứng thú học tập cho học
sinh”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu đề tài tôi đã sưu tầm, tập hợp tư liệu liên quan đến
phần kiến thức Lịch sử thế giới từ năm 1945 - 2000 lớp 12 (chương trình chuẩn),
qua đó thấy được sự cần thiết phải vận dụng những kiến thức mới nảy sinh, liên
2


hệ thực tế đến những nội dung của môn học để nhằm tăng thêm hiệu quả giảng
dạy, thấy được sự gắn kết giữa bài học với cuộc sống thực tế hàng ngày của các
em, mở mang vốn kiến thức, tăng thêm hứng thú học tập cho HS.
Việc vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tế giúp học sinh phát triển năng
lực tư duy, năng lực hành động, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực
tiễn một cách có hiệu quả trên cơ sở hiểu được bản chất của vấn đề, làm cho nội
dung học tập sinh động, hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú với việc học tập hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhằm vận dụng liên hệ các vấn đề mới
về kinh tế - xã hội về một số quốc gia, khu vực trong chương trình Lịch sử 12
mà sách giáo khoa chưa kịp cập nhật nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học
sinh, để học sinh hiểu được sâu sắc hơn nội dung bài học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu nội dung này, tôi sử dụng một số phương pháp sau đây:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng lí thuyết.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.

Phương pháp quan sát.
Phương pháp thực nghiệm.
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu

3


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến:
Một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục phổ thông hiện nay
là vận dụng kiến thức vào thực tiễn nhằm phát triển khả năng sáng tạo,tự học ,
khuyến khích học tập của HS. Vì vậy, việc liên hệ các hiện tượng, vấn đề thực tế
vào trong quá trình dạy và học, trước hết tạo điều kiện cho việc học và hành gắn
liền với thực tế, tạo cho các em sự hứng thú, hăng say trong học tập.
Vận dụng kiến thức mới , liên hệ các hiện tượng, vấn đề thực tế vào trong
quá trình dạy và học góp phần xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp
học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự
học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Đồng thời giúp cho HS có được
những hiểu biết về các vấn đề kinh tế - xã hội của thế giới, của một số quốc gia
và khu vực. Từ đó, các em ý thức được hoạt động của bản thân trong cuộc sống,
đặc biệt là đối với vấn đề môi trường. Bên cạnh đó còn góp phần xây dựng cho
HS những kĩ năng quan sát, thu nhập thông tin và phân tích thông tin. Ngoài ra
còn giúp các em phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn và kĩ năng tư duy để giải
thích các hiện tượng thực tiễn, luôn chủ động trong cuộc sống.
Việc dạy học Lịch sử lớp 12 có nhiều kiến thức liên quan thực tế hiện nay
trong cuộc sống, nội dung chương trình phản ánh về tình hình tự nhiên, kinh tế
xã hội, đổi mới kinh tế của đất nước, khu vực, các vấn đề nóng mang tính chất
toàn cầu. Nội dung chương trình sách giáo khoa chỉ cung cấp cho cả GV và HS
các kiến thức cơ bản của các vấn đề, các số liệu trong sách giáo khoa có những
nguồn cách đây đã lâu không còn phù hợp với thực tế hiện nay. Vì thế, để nâng

cao hiệu quả trong dạy học Lịch sử 12 phần Lịch sử thế giới, tôi đã tìm hiểu
những vấn đề mới, những sự kiện mới xảy ra trong bối cách đất nước và thế giới
có nhiều biến động, vận dụng liên hệ thực tế hiện nay qua các nguồn tư liệu
(Internet, tivi, sách báo...) để cung cấp, cập nhật những thông tin mới nhất cho
học sinh, qua đó giúp các em hứng thú hơn trong học tập và cũng nâng cao hiệu
quả trong việc dạy học của bộ môn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Về phía giáo viên:
Từ thực tiễn giảng dạy kết hợp với dự giờ của đồng nghiệp tôi nhận thấy:
hiện nay GV đã và đang đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở cả khâu soạn
bài và lên lớp. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng câu hỏi, nhiều GV thường sử
dụng những câu hỏi có sẵn, đôi khi chưa sát với đối tượng học sinh. Không kích
thích được năng lực tự lực, tự sáng tạo của học sinh, chưa định hướng vào giải
quyết các vấn đề hay, khó, mới, làm cho HS thụ động trong việc lĩnh hội kiến
thức.
Kiến thức về Lịch sử kinh tế - xã hội luôn thay đổi, nếu GVchỉ dập khuôn
máy móc theo SGK thì chưa phản ánh đúng, đủ tình hình phát triển của các quốc
gia và khu vực, cập nhật những vấn đề mới và nóng của thế giới. Từ đó việc yêu
cầu HS liên hệ với nền kinh tế - xã hội nước nhà sẽ gặp nhiều khó khăn. Đồng
thời việc cập nhật các kiến thức, sự kiện mới của nhiều GV còn chưa kịp thời,
4


đang còn sử dụng những kiến thức cũ mà nhiều số liệu này không còn hợp với
tình hình hiện tại.
Tôi ví dụ như: trước năm 2013 Nhật Bản là trung tâm kinh tế lớn thứ 2 thế
giới thì đến sau năm 2013 lại tụt xuống vị trí thứ 3 (sau Hoa Kì và Trung Quốc)
hoặc hiện nay nước Anh không còn là thành viên của Liên minh Châu Âu ( EU).
Mặt khác, cách kiểm tra đánh giá của nhiều GV hiện nay chủ yếu tập trung
vào việc ghi nhớ, tái hiện kiến thức mà còn ít những câu hỏi mang tính vận dụng

kiến thức. Do phương pháp ít có tiến bộ mà người GV đã trở thành người cảm
nhận, truyền thụ tri thức một chiều. GV cần là người hướng dẫn HS chủ động
trong quá trình lĩnh hội tri thức Lịch sử.
Đa số GV bỏ qua phần liên hệ thực tế, cập nhật kiến thức mới là do một
trong các lý do sau: thời gian không còn đủ, phần liên hệ được coi là phần phụ,
giáo viên ít có kỹ năng thực tế, việc truy cập các số liệu mới còn hạn chế...
* Về phía học sinh
Khi được hỏi “Các em có thường hay xem tin tức thời sự không?” thì trên
95% các em HS được hỏi đều trả lời “không”, ngay cả việc nắm bắt thông tin
của địa phương các em cũng đang còn nhiều hạn chế.
Một số HS còn rất mơ hồ trong việc nắm bắt các kiến thức, việc nắm bắt kiến
thức bộ môn Lịch sử của các em chỉ ở mức độ thấp đó là nắm các khái niệm, quy
luật, hiện tượng… một cách máy móc. Học sinh chưa biết vận dụng… chưa đi
sâu vào quá trình giải thích, giải quyết các vấn đề nên các em hay nhàm chán.
Các em mới chỉ hiểu và nắm được kiến thức SGK, còn phần mở rộng thì hạn chế
nhiều, đặc biệt là đối với những kiến thức kinh tế - xã hội lại liên tục thay đổi.
Qua quá trình điều tra khảo sát HS lớp 12 trường THPT Thọ Xuân 4 trong
năm học 2015 - 2016 tôi thu được kết quả thể hiện sự hứng thú của HS đối với
môn học như sau:
Số
Rất thích học
Bình thường Không thích học
Lớp
học sinh
SL
%
SL
%
SL
%

12A1
46
12
13,2
22
47,8
12
26,1
12A2
36
6
16,7
20
55,6
10
27,7
12A3
45
10
22,2
20
65,8
15
21,0
12A4
48
5
26,1
25
44,5

18
33,3
12A5
42
8
19,1
18
42,8
16
38,1
12A6
40
6
15,0
19
47,5
15
37,5
Tổng
257
47
18,3
124
48,2
86
33,5
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Một số biện pháp vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn trong dạy
học phần Lịch sử thế giới lớp 12 THPT
Để thực hiện chuẩn kiến thức và kỹ năng môn Lịch Sử đòi hỏi người GV

không chỉ bám sát kiến thức chuẩn và kỹ năng để thiết kế bài giảng sao cho đạt
được các yêu cầu cơ bản cung cấp tối thiểu lượng thông tin cần thiết mà còn
5


phải hướng dẫn HScó thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các
vấn đề thực tiễn. Từ việc liên hệ thực tế những vấn đề kinh tế - xã hội, những
biến đổi của tự nhiên liên quan đến nội dung bài giảng, GV vừa khắc sâu kiến
thức cho HS vừa tạo cơ hội và điều kiện cho các em được tham gia một cách
tích cực, chủ động vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến
thức, tự trình bày vốn hiểu biết đã có của mình để xây dựng bài học với tinh thần
và thái độ học tập tốt.
Khi đánh giá kết quả và thành tích học tập của HS, khâu liên hệ thực tiễn
những vấn đề tự nhiên và kinh tế - xã hội tuy chưa phải là khâu tối ưu trong
phương pháp giảng dạy, những lại là khâu rất cần thiết giúp GV đánh giá chính
xác hơn ưu điểm của từng HS, khắc phục lối học tủ, học vẹt làm giảm vai trò
tích cực, chủ động và tự luận của các em trong quá trình học tập. Từ đó giúp GV
nắm được mức độ phân hóa về trình độ học lực của HS trong lớp giúp GV tự
điều chỉnh và hoàn thiện phương pháp truyền giảng sao cho phù hợp với khả
năng tiếp thu của HS nhằm nâng cao khả năng tái hiện và vận dụng kiến thức
của các em sau mỗi bài học.
Trong quá trình dạy học, để vận dụng mới, liên hệ thực tế kiến thức về tự
nhiên, kinh tế - xã hội của các quốc gia, khu vực, một số vấn đề nóng của thế
giới, tôi đã thực hiện các bước như sau:
Bước 1. Thu thập thông tin: Giáo viên và học sinh sưu tầm tư liệu thực tế qua
sách báo, tranh ảnh, chọn lọc thông tin qua mạng ôn lại những kiến thức đã học,
giúp học sinh tiếp thu được những thông tin cần thiết về các vấn đề lịch sử cần
học.
Bước 2. Xử lí thông tin: Thông qua một hệ thống câu hỏi, giáo viên hướng dẫn
học sinh căn cứ vào thông tin đã thu thập để rút ra những kết luận cần thiết.

Bước 3. Vận dụng: Dựa vào kết luận đã rút ra từ bài học, học sinh vận dụng vào
thực tiễn để hiểu sâu bài hơn.
Trong giới hạn đề tài nghiên cứu này tôi xin đưa ra một số phương pháp
để vận dụng kiến thức mới, liên hệ kiến thức thực tế trong quá trình giảng dạy
phần Lịch sử thế giới 12 chương trình sách giáo khoa cơ bản:
* Phương pháp trần thuật, miêu tả:
Công nghệ đột phá này chính là một
Đây là phương pháp dùng lời nói của
giáo viên.
Sử dụng
phápy
phương
pháp mang
tầmphương
lịch sử của
này để mô tả sự vật, hiện tượng của tự nhiên,học
kinh
xã và
hội.hứa hẹn sẽ là niềm hi
thếtế,giới
Ví dụ: Khi dạy bài 10: Cách mạng khoa học
côngcónghệ
thếtriệu
kỷ XX,
vọng
con nửa
cho sau
hàng
ôngbên
bố

cạnh những thành tựu SGK cung cấp, GV cần
liên
hệ
cho
HS
thấy
được
sang
tới
bà mẹ khắc phục được các bệnh nan
thế kỷ 21, khoa học kỹ thuật của nhân loạiy có
triểnnày
thầnđược
kì.
di những
truyền.bước
côngphát
nghệ
Chúng ta có những vật liệu mới, những sảnphát
phẩm
công
nghệ
và trong
triển
dựa
trêntrong
nền mơ
kỹ thuật
thụ
lĩnh vực xây dựng, loài người cũng đã tạo ratinh

những

quan
đáng
kinh
ngạc
như:
trong ống nghiệm. Cụ thể, bào
1. Công nghệ thụ tinh 3 bố mẹ, từ sự kiệnthai
consẽ
cừu
Đôly
GVtừliên
hệ vào
được
ra ,đời
nhiễm
sắc đầu
thể
năm 2016, em bé thụ tinh từ công nghệ 3 bốcủa
mẹ hai
đầu người
tiên đãphụ
được
chào
đời.
nữ và một người
đàn ông khi kết hợp ADN của cha
mẹ với ti thể khỏe mạnh của phụ nữ
hiến tặng. Phương pháp này sẽ giúp

giảm thiểu những căn bệnh di truyền6
cho con cái. Tuy nhiên công nghệ
này hiện vẫn đang nhận nhiều ý kiến
trái chiều. ( Nguồn: google.com)


2. Ước mơ sở hữu một chiếc ô tô
bay để tránh tắc đường và vi vu
trên bầu trời của con người giờ đây
đã có thể trở thành hiện thực chứ
không chỉ còn dừng lại trên màn
ảnh hay các câu chuyện viễn tưởng.
Một công ty công nghệ của Hà
Lan, đã bắt đầu nhận đơn đặt hàng
mua mẫu ô tô bay Liberty sắp được
đưa vào sản xuất, để tìm kiếm 1
giải pháp giảm thiểu tình trạng tắc
nghẽn giao thông. ( Nguồn:
google.com)
Từ đó GV hướng dẫn HS liên hệ đến thành tựu khoa học công nghệ nước
nhà. Việt Nam đã có nhiều thành tựu và sản phẩm khoa học có vị trí xứng đáng
trong khu vực và thế giới. Việt Nam là nước sản xuất Vaccin hàng đầu khu vực,
một trong 10 quốc gia trên thế giới đóng được giàn khoan tự nâng, quốc gia dẫn
đầu về thiết kế thi công nhà máy thủy điện cỡ lớn...
* Phương pháp giảng giải:
Thường sử dụng khi giải thích các vấn đề khó, giáo viên nêu ra các dẫn
chứng để làm rõ những kiến thức mới và khó về tự nhiên, về những biến động
kinh tế, xã hội của một quốc gia hay khu vực

7



Ví dụ 1: Khi dạy về những hạn chế của nền kinh tế Nhật Bản ở bài 8, GV tích
hợp với kiến thức Địa lý yêu cầu HS giải thích : Vì sao Nhật Bản nghèo nàn về
tài nguyên, lại thường hay xảy ra động đất, sóng thần?
Ví dụ 2: Khi dạy bài 7 về các nước Tây Âu, GV yêu cầu HS giải thích: Vì sao
các nước Tây Âu có thể liên kết với nhau về kinh tê- chính trị, tiến tới “nhất thể
hóa” Châu Âu?
* Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan:
Các phương tiện trực quan như: Tranh ảnh, băng hình video, phim ảnh đó
là những phương tiện rất hữu ích cho việc giảng dạy. Việc sử dụng các phương
tiện trực quan gây hứng thú và ấn tượng sâu sắc cho học sinh.
Ví dụ: khi dạy về thành tựu khoa học kỹ thuật của Nhật Bản, Tây Âu ngoài kiến
thức trong SGK, GV giới thiệu cho HS những phát minh ứng dụng mới nhất ở
các quốc gia, khu vực này:
Máy bay chạy bằng năng lượng
Mặt Trời lớn nhất thực hiện
chuyến bay quốc tế đầu tiên.
Solar Impulse, máy bay chạy
bằng năng lượng Mặt Trời lớn
nhất thế giới của Thụy Sỹ, đã thực
hiện thành công chuyến bay quốc
tế đầu tiên hồi tháng 5/2011 trên
quãng đường dài 630km từ Thụy
Sỹ sang Brussels, Bỉ trong khoảng
13 giờ. ( Nguồn: google.com)
Turbine gió là máy dùng để biến
đổi động năng của gió thành cơ
năng. Các nước ở châu Âu đã hợp
tác để xây dựng hệ thống lưới điện

năng lượng tái tạo. Hệ thống này sẽ
kết nối các turbine ở ngoài bờ biển
Scotland với các tấm thu năng
lượng Mặt trời lớn ở Đức, kết nối
năng lượng tạo ra từ những con
sóng đổ vào bờ biển Đan Mạch và
Bỉ với các đập thủy điện ở Na Uy.
Một công nghệ cung cấp lượng điện
năng khổng lồ và đặc biệt là nó rất
( Nguồn:
* Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải"xanh".
quyết vấn
đề: google.com)
Giáo viên đưa ra một vấn đề và yêu cầu cả lớp giải quyết hoặc học sinh tự
nêu ra vấn đề và cả lớp cùng giải quyết.
8


Ví dụ 1: Khi dạy về Liên minh Châu Âu ( EU) GV cần liên hệ kiến thức thực tế,
giúp HS hiểu được những thách thức mới mà Tây Âu đang gặp phải: Tại sao
hiện nay người nhập cư lại đổ xô tới châu Âu? Hoặc Tại sao người ta gọi Châu
Âu là “miền đất hứa”?
Ví dụ 2: Khi dạy về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN) GV đặt ra
câu hỏi: Em có biết, năm 2015, khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thành lập,
người lao động có trình độ có thể tự do làm việc tại các nước trong khối không?
* Phương pháp động não:
Động não là một kĩ thuật giúp cho người học trong một thời gian ngắn
nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về vấn đề nào đó. Giáo viên nêu
vấn đề cần tìm hiểu trước lớp hoặc nhóm.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 8 Nhật Bản, GV yêu cầu HS giải thích “ hiện tượng thần kỳ

Nhật Bản”. Tại sao lại là Nhật Bản mà không phải Mỹ, hay một đất nước khác?
Yếu tố nào, kinh tế, chính trị hay điều gì đã đưa Nhật Bản trở thành cái tên gắn
hai chữ “thần kỳ”?
Ví dụ 2: Khi dạy bài 5 “ Các nước Đông Nam Á”, nội dung kiến thức mới về
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thành lập năm 2015, GV đặt câu hỏi giúp HS
suy nghĩ, động não: Thời cơ và thách thức từ AEC cho các nước ASEAN trong
đó có Việt Nam là gì?
* Phương pháp giao cho học sinh làm các bài tập thực hành
Các bài tập sẽ giúp cho học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 10: Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó đối với các
quốc gia, dân tộc. GV giao bài tập về nhà giúp HS vận dụng kiến thức đã học
vào thực tiễn nước nhà “Em hãy kể tên các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại,
tài chính quốc tế và khu vực mà Việt Nam tham gia? Thời cơ và thách thức lớn
nhất của Việt nam khi tham gia các tổ chức đó?”
Ví dụ 2: Khi học xong bài 6: Nước Mỹ, GV giao cho HS làm bài tập cuối SGK “
Qua bài học và sách, báo, Internet em hãy nêu thành tựu khoa học- công nghệ
tiêu biểu của nước Mỹ mà em biết”?
2.3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện
a. Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn trong lời giới thiệu bài giảng.
Tiết học có gây sự chú của học sinh hay không nhờ vào người giáo viên
rất nhiều. Trong đó phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta đặt ra một tình
huống thực tiễn và yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích qua bài học sẽ cuốn
hút được sự chú ý của học sinh trong tiết dạy.
Cách 1: Vận dụng kiến thức thực tiễn trong lời giới thiệu bài mới bằng câu
hỏi nêu vấn đề của GV
Ví dụ 1: Khi dạy về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN) GV vận
dụng kiến thức mới đặt ra câu hỏi: Em có biết, năm 2015, Cộng đồng kinh tế
ASEAN (AEC) đã được thành lập, người lao động có trình độ tay nghề có thể tự
do làm việc tại các nước trong khối không?
Trả lời: Năm 2015 là dấu mốc quan trọng đối với ASEAN, bởi ngày 31/12/2015

một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN - Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
9


được thành lập, biến ASEAN thành một thực thể kinh tế trong đó có sự lưu
chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, vốn, đầu tư và lao động có tay nghề. Điều
này sẽ tác động trực tiếp đến cơ hội việc làm của các em trong tương lai
Như các em đã được học, EU tạo điều kiện cho một luật sư Italia có thể
làm việc tại Béclin như một luật sư Đức, một sinh viên kiến trúc Hy Lạp có thể
theo học một khóa đào tạo về kiến trúc như một sinh viên Hà Lan. AEC trong
tương lai kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội tương tự.
Vậy chúng ta cần hiểu biết hơn về ASEAN để biết cơ hội, tương lai của
mình nằm ở đâu?
Ví dụ 2: Khi dạy bài 1 về tổ chức Liên Hợp Quốc GV có thể vận dụng kiến thức
trong thực tiễn để giới thiệu về tổ chức này: Trong thời gian gần đây vấn đề
tranh chấp, xung đột chủ quyền giữa các nước trên Biển Đông ngày một gay gắt,
trên các phương tiện thông tin đều đưa tin Philippin đã kiện Trung Quốc vi
phạm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 lên Tòa án trọng tài
thường trực của Liên Hợp Quốc (PCA). Vậy Liên Hợp Quốc là một tổ chức có
chức năng và nhiệm vụ ra sao, có những cơ quan chuyên môn nào để có khả
năng giải quyết được những vụ tranh chấp xung đột ở nhiều quốc gia, khu vực.
Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Cách 2: Vận dụng kiến thức thực tiễn trong lời giới thiệu bài mới bằng tranh
ảnh, video minh họa
Ví dụ 1: Khi dạy bài 5 “ Các nước Đông Nam Á”, bài 7 “Nước Mỹ” GV giới
thiệu bài mới bằng cách đưa ra một số hình ảnh và nêu câu hỏi: Những hình ảnh
này cho ta biết đến quốc gia, khu vực nào?

( Nước Mỹ - Nguồn Google.com)


10


( Khu vực Đông Nam Á - Nguồn Google.com)
Ví dụ 2: Khi dạy bài 10 về Xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ XX, GV cung cấp
cho HS những hình ảnh và nêu câu hỏi: Theo sự hiểu biết của các em, những
hình ảnh này là biểu tượng của xu thế nào hiện nay?

Ví dụ 3: Khi dạy bài 1 giới thiệu về tổ chức Liên Hợp Quốc, bài 7 về Liên minh
Châu Âu ( EU), bài 5 về ASEAN, GV đưa ra những hình ảnh thực tiễn và yêu
cầu HS nhận biết đó là biểu tượng của những tổ chức nào?

( Cờ Liên Hợp Quốc )

( Trụ sở Liên Hợp Quốc)
11


( Cờ ASEAN)

( Biểu tượng ASEAN)

( Cờ EU)
( Biểu tượng EU)
b. Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn trong quá trình dạy học bài
mới
Đây là biện pháp tổ chức quan trọng nhất, cần được áp dụng thường xuyên
liên tục trong thực tiễn dạy học. Bằng việc sử dụng các phương pháp và hình
thức dạy học tích cực, GV vận dụng liên hệ các vấn đề kinh tế - xã hội vào trong
nội dung bài học mà chương trình SGK chưa kịp cập nhật. Thông qua việc liên

hệ giúp HS hiểu được những biến động về tình hình kinh tế, văn hóa, dân cư, các
vấn đề nóng, quan trọng của thế giới, từ đó các em có thể vận dụng vào tình hình
kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng như của địa phương.
Ví dụ 1: Ở bài 7 Tây Âu và Liên minh châu Âu (EU), đây là bài học có khá nhiều
kiến thức mới, thực tiễn yêu cầu GV phải cập nhật, có sự hiểu biết nhất định về
tình hình Tây Âu và EU trong giai đoạn hiện tại.
12


Trong quá trình dạy học bài này, GV cần giúp HS trang bị, cập nhật
những vấn đề mới nảy sinh, có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng và phát
triển của khu vực bằng cách đặt các câu hỏi nêu vấn đề, yêu cầu HS phải chuẩn
bị bài và suy nghĩ :
1. “Em có biết trong năm 2015, 2016 EU, Tây Âu phải đối mặt với những cuộc
khủng hoảng, nguy cơ cực kỳ nghiêm trọng. GV đưa ra các hình ảnh và HS trả
lời đó là những cuộc khủng hoảng, nguy cơ nào?”
Trả lời: năm 2015, 2016 EU phải đối mặt với cuộc khủng hoảng về cuộc di cư
lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II và sự hoành hành của chủ nghĩa
khủng bố.

Đây là hình ảnh phản ánh về làn sóng nhập cư vào châu Âu. Theo báo
cáo chính thức từ EU, khoảng 1 triệu người đã vượt biển để tới châu Âu trong
năm 2015. Số người không thể hoàn tất cuộc hành trình và bỏ mạng trên biển
chưa được thống kê.( Nguồn: google.com)

( Tòa tháp đôi tại NewYork - Mỹ sau ( Nhóm khủng bố IS với nhiều thủ
vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001)
đoạn tàn độc - Nguồn: google.com)
13



2. Khi dạy về quá trình phát triển và mở rộng thành viên của EU, GV cần cập
nhật kiến thức về một sự kiện rất quan trọng đã diễn ra trong năm 2016 đó là
việc nước Anh tuyên bố rời khỏi Liên minh Châu Âu. Đây là sự kiện có tác động
to lớn không chỉ đến bản thân nước Anh mà còn đối với cả tình hình kinh tế chính trị của Châu Âu và thế giới

(
Hình ảnh thể hiện nước Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu)( Nguồn: google.com)
Ví dụ 2: Khi dạy về những hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế của Nhật
Bản ở bài 8, GV tích hợp với kiến thức Địa lý, vận dụng kiến thức trong thực
tiễn kể tên một số trận động đất, sóng thần lớn ở Nhật Bản xảy ra gần đây,từ đó
giáo dục cho HS những phẩm chất vươn lên trong khó khăn của người Nhật mà
chúng ta cần phải học tập:

(3/2011 thảm họa động đất – sóng thần
với cường độ 9,0 richter xảy ra ở
vùng đông bắc Nhật Bản)

( Tinh thần Nhật Bản trong thảm họa
được cả thế giới ngưỡng mộ)
(Nguồn: google.com)
14


Ví dụ 3: Khi dạy bài 10 về Xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ XX, GV cung cấp
cho HS những hình ảnh minh họa và yêu cầu HS từ đó nêu ra các biểu hiện của
toàn cầu hóa.
Coca Cola - thương hiệu biểu
tượng của nước Mỹ, hình ảnh tiêu
biểu của toàn cầu hóa, biểu hiện

cho sự phát triển và tác động to
lớn của các công ty xuyên quốc
gia - chiếm lĩnh thị trường toàn
cầu, có mặt tại hơn 200 quốc gia
trên thế giới, trong đó có VN. Mỗi
ngày 1,7 tỉ sản phẩm của Coca
Cola được tiêu thụ trên toàn cầu
( Nguồn: google.com)

( Công ty xuyên quốc gia SamSung
xây nhà máy tại Bắc Ninh)

( Biểu tượng của công ty xuyên quốc gia)
(Nguồn: Google.com)
Sự sát nhập và hợp nhất các công
ty thành những tập đoàn lớn nhằm
tăng cường khả năng cạnh tranh.
Gần đây nhất là sự hợp nhất giữa
hai công ty Microsoft và Nokia

15


Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) với 153 thành viên chi
phối tới 90% hoạt động thương
mại thế giới, có vai trò to lớn
trong việc thúc đẩy tự do hóa
thương mại, tăng sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa các nước. (Nguồn

Google.com)

Ví dụ 4: Khi dạy bài 4: Các nước Đông Nam Á và ASEAN, giới thiệu quá trình
phát triển của khu vực từ đầu những năm 90 một chương mới đã mở ra cho các
nước Đông Nam Á, ASEAN chuyển trọng tâm sang hợp tác kinh tế. GV có thể
vận dụng kiến thức mới khi đặt câu hỏi : Em có biết năm 2015, khu vực Đông
Nam Á có những sự kiện lớn nào về kinh tế?
Trả lời: Năm 2015, trong khu vực có 3 sự kiện lớn về kinh tế, tài chính: đó là
việc kí kết thành công Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình
Dương (TPP), sự ra đời của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).
GV giới thiệu về AEC: Một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN là Cộng
đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập ngày 31/12/2015. AEC được coi là
sự kiện nổi bật nhất, vì đây là thị trường có quy mô dân số lớn thứ 3 trên thế giới
(630 triệu), và đứng thứ 7 thế giới về GDP (3 nghìn tỷ USD).

(Nguồn Google.com)
16


c. Vận dụng liên hệ các kiến thức thực tiễn sau khi kết thúc bài học
Để có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách
giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy
nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? GV có thể vận dụng các kiến thức
thực tế vào phần củng cố bài học. Cách làm này còn giúp khắc sâu kiến thức bài
học cho HS.
Ví dụ 1: Sau khi học xong bài 8 Nhật Bản, GV có thể đưa ra câu hỏi liên hệ: “Sự
phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến
nay đem lại bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam?”
Trả lời: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam đó là:

- Tập trung nguồn lực con người, tập trung đầu tư cho giáo dục và phát triển
khoa học – kĩ thuật
- Tích cực đẩy lùi nạn tham nhũng, quan liêu, ổn định chính trị - quốc phòng an
ninh từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế
- Đối nội: điều chỉnh cơ cấu ngành hợp lí, đầu tư có kế hoạch và trọng điểm cho
những ngành quan trọng, cải tổ cơ cấu công nghiệp và thị trường lao động...
- Đối ngoại: thực hiện chính sách mềm dẻo nhưng cương quyết, tranh thủ sự ủng
hộ của bạn bè quốc tế...
Ví dụ 2: Khi kết thúc bài 10 Xu thế toàn cầu hóa, GV đặt câu hỏi cho HS: Em
hãy kể tên các tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế mà Việt Nam tham gia?
Trả lời: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ
quốc tế . Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa
lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và
thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Tháng 7/1995 Việt Nam
đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức tham
gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996, năm 1996 tham gia
sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm 1998, Việt Nam được kết
nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Đặc biệt,
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng
khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) vào ngày 11/ 01/ 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này.
Đối tượng tiếp thu bài học Lịch sử là lớp học sinh THPT, có nhiều ý
tưởng, ham hiểu biết và hiếu động. Các em đã có nhiều cảm nhận và am hiểu
những vấn đề thời sự trong nước và trên thế giới. Tuy hàng ngày truy cập thông
tin trên mạng nhưng rất có thể những thôn tin cần thiết và mức độ chính xác của
nhiều luồng thông tin được lưu giữ trong bộ nhớ của từng học sinh không nhiều.
Vì vậy khi giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ thực tế cũng là khâu kiểm tra quá
trình thu nhập thông tin, đánh giá tính chuyên cần và thái độ học tập của HS.
d. Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tế thông qua các bài tập về nhà.
Cách nêu vấn đề này có thể giúp cho học sinh trong khi làm bài tập lại

lĩnh hội được vấn đề cần truyền đạt, giải thích. Thông qua các bài tập vận dụng
HS có thể lĩnh hội dược những kiến thức mới, những số liệu về kinh tế - xã hội
của thế giới mà SGK chưa kịp cập nhật.
17


Ví dụ 1: Khi dạy về Liên minh châu Âu (EU) GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu
tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng di cư, chủ nghĩa khủng bố hiện nay đối
với quá trình phát triển của EU?
Trả lời: đe dọa nguyên tắc tự do đi lại, đặt ra mối lo ngại về kinh tế, sự lai tạp về
văn hóa, nguy cơ khủng bố từ dòng người di cư.. -> bất đồng trong giải quyết
vấn đề này gữa các nước thành viên EU ngày càng sâu sắc. Đây cũng là một
trong những lý do khiến Anh rời khỏi EU
Ví dụ 2: Việc ra đời Cộng đồng kinh tế ASEAN (31 – 12 - 2015), đặt ra những
thời cơ và thách thức gì cho Việt Nam?Liên hệ trách nhiệm của bản thân?
Trả lời:
- Đón nhận thời cơ: Đối với Việt Nam việc AEC vận hành hứa hẹn sẽ mang lại
nhiều lợi ích về thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư dựa trên lợi thế không gian
của một thị trường thống nhất, mở và nâng cao tính cạnh tranh, Việt Nam có cơ
hội dễ dàng tiếp cận thị trường trong và ngoài khu vực, qua đó mở rộng thị
trường, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu; ổn định nguồn nhập khẩu và hạ giá đầu
vào, qua đó góp phần cải cách quản lý, dịch chuyển cơ cấu kinh tế và thực hiện
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh...
- Vượt qua thách thức: Đó là rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các thành
viên, năng lực cạnh tranh của các nước ASEAN cũng không đồng đều (Việt
Nam chỉ đứng thứ 6), bảo đảm năng suất, chất lượng hiệu quả, bảo đảm thông
tin và ổn định kinh tế vĩ mô, cơ cấu các ngành sản xuất, nhất là các ngành công
nghiệp phụ trợ còn chưa tốt...
Ví dụ 3: Khi học xong bài 10 Cách mạng khoa học công nghệ, GV tổng kết 4 trụ
cột của cuộc cách mạng và chia 4 nhóm vào giao cho HS bài tập về nhà tìm

hiểu: - Nhóm 1: Việt Nam đã áp dụng những thành tựu của công nghệ thông tin
như thế nào để phát triển kinh tế- xã hội?
- Nhóm 2: Việt Nam đã áp dụng những thành tựu của công nghệ sinh học như
thế nào để phát triển kinh tế- xã hội?
- Nhóm 3: Việt Nam đã áp dụng những thành tựu của công nghệ năng lượng như
thế nào để phát triển kinh tế- xã hội?
- Nhóm 4: Việt Nam đã áp dụng những thành tựu của công nghệ vật liệu như thế
nào để phát triển kinh tế- xã hội?
e. Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn trong các bài kiểm tra đánh giá
Hình thức kết hợp giữa các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận trong các bài
kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học kỳ. Trong khuôn khổ của một đề
tài SKKN tôi đưa ra một số câu hỏi mà tôi đã thực hiện trong các bài kiểm tra
của mình.
Câu 1: Tác động của của cách mạng khoa học - công nghệ? Những hậu quả của
cuộc CM KHCN đặt ra cho nhân loại những vấn đề cấp bách nào cần giải quyết?
Câu 2: Việc ra đời Cộng đồng kinh tế ASEAN (31 – 12 - 2015), đặt ra những
thời cơ và thách thức gì cho Việt Nam?Liên hệ trách nhiệm của bản thân?
Câu 3: Giải thích hiện tượng “thần kỳ Nhật Bản”. Những nguyên nhân quan
trọng đưa đến sự thành công của Nhật Bản. Bài học từ sự đi lên của Nhật Bản
18


mà Việt Nam cần học tập?
Câu 4. Trước xu thế mới trong quan hệ quốc tế thế kỉ XXI, Việt Nam có thuận
lợi gì ?
A. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật và sản xuất
B. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động
C . Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hóa .
D. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học – kĩ thuật
Câu 5: Bức ảnh dưới đây là biểu tượng của tổ chức nào?

A. Tổ chức văn hoá, giáo dục, khoa học của Liên
Hợp Quốc
B. Tổ chức nhi đồng Liên Hợp Quốc
C. Tổ chức lương thực Liên Hợp Quốc
D. Tổ chức y tế thế giới
Câu 6: Ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN được thành lập dựa
trên ba trụ cột chính là:
A.Kinh tế, chính trị -an ninh, văn hóa-xã hội
B. Kinh tế, chính trị, đối ngoại
C. Kinh tế, tiền tệ, văn hóa- xã hội
D. Văn hóa- xã hội, kinh tế, đối ngoại
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Khi chưa áp dụng đề tài này thì sự hiểu biết của HS về các vấn đề, sự kiện
mới đang còn hạn chế, khả năng vận dụng kiến thức của các em cũng không cao,
từ đó dẫn đến kết quả học tập của HS rất thấp, sự yêu thích môn học không cao.
Sau khi tôi áp dụng phương pháp tích cực vận dụng kiến thức mới, liên hệ
thực tiễn vào bài giảng, tôi nhận thấy học sinh trở nên thích môn học hơn, thích
những giờ dạy của tôi nhiều hơn. Đa số các em đều hứng thú trong quá trình học
tập và ý thức được tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức bài học vào giải
thích các sự vật, hiện tượng ở cuộc sống hàng ngày, qua đó sẽ tiếp thu bài học và
ghi nhớ kiến thức được lâu hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian ôn tập góp phần
nâng cao chất lượng môn học. Ngoài mục đích giúp các em học sinh nắm bắt
được nội dung học tập còn rèn luyện cho các em kĩ năng tư duy tổng hợp, kĩ
năng vận dụng, kĩ năng liên hệ thực tế.
Đối với bản thân, việc vận dụng kiến thức mới, kiến thức thực tiễn trong
dạy học đòi hỏi bản thân tôi phải không ngừng học hỏi, cập nhật, trau dồi kiến
thức, nâng cao sự hiểu biết. Đồng nghiệp đánh giá cao cho phương thức học tập
mới và không ngừng đóng góp ý kiến để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học.
Trong giờ học, tôi đã kết hợp hài hoà trong phong cách dạy của mình làm

cho giờ học mang không khí rất thoải mái, khả năng tiếp thu bài, kết quả học tập
của học sinh cũng rất tốt thể hiện trong bảng mô tả sau đây :
19


Lớp
12A1,
12A2
12A5,
12A6
12A3,
12A4

Mức
độ
Không
áp dụng
Ít áp
dụng
Thường
xuyên
áp dụng

Tổng
số HS

Giỏi

Khá


82

Sl
0

%
0

Sl
20

%
24,5

Yếu
TB
Sl %
Sl %
40 48,7 22 26,8

82

2

2,4

33

40,2


35 42,6 12 14,8

0

0

93

11

7,5

52

60,2

25 26,8

0

0

5

5,5

Kém
S %
0 0


3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận:
Việc vận dụng kiến thức mới, thực tế vào phần Lịch sử thế giới hiện đại –
phần kiến thức khó, đa dạng, sinh động của môn Lịch Sử đã giúp cho học sinh
rèn luyện các khả năng tự lực, nhạy bén trong cuộc sống như: khả năng liên hệ
thực tế các vấn đề học tập vào cuộc sống, khả năng tự học, khả năng tổ chức các
hoạt động học tập của học sinh, tăng cường học tập cá nhân phối hợp với học tập
hợp tác... đồng thời khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức của học sinh.
Việc giảng dạy vận dụng liên hệ thực tế thông qua bộ môn Lịch Sử là điều
cần thiết đối với nhận thức của học sinh. Tuy nhiên cách thức tổ chức giảng dạy
và vận dụng một cách nhẹ nhàng là điều cần thiết. Tránh tình trạng liên hệ một
cách miễn cưỡng sẽ làm cho nội dung bài dạy trở nên nặng nề. Áp dụng các vấn
đề thực tế phải biết lựa chọn đúng nội dung bài, thời gian hợp lí trong giờ học
mới cuốn hút sự chú ý, tập trung của học sinh tạo không khí thoải mái trong tiết
học, mới tạo được ý thức học tập và yêu thích bộ môn.
Vì thế sáng kiến kinh nghiệm ra đời mang lại hiệu quả học tập tốt hơn cho
học sinh trong quá trình học tập góp một phần vào đổi mới phương pháp dạy
học của ngành giáo dục đồng thời đáp ứng nhu cầu tìm tòi sáng tạo của người
giáo viên để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giảng dạy trong công tác dạy học.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
Do đặc điểm của học sinh ở nông thôn đa phần các em đều nhút nhát,
ngại nói ra ý kiến của mình nên các em ngày càng thụ động, giáo viên buộc phải
làm việc quá nhiều. Vì vậy trước hết giáo viên phải tạo được tâm lý thoải mái
cho học sinh, làm cho các em bước vào mỗi tiết học cảm thấy nhẹ nhàng, các em
cảm thấy việc tự mình làm chủ, lĩnh hội kiến thức là việc rất tự nhiên thì khi đó
bài học mới có hiệu quả.
Khi đánh giá kết quả và thành tích học tập của học sinh, khâu liên hệ thực
tiễn những vấn đề tự nhiên và kinh tế - xã hội tuy chưa phải là khâu tối ưu trong
phương pháp giảng dạy nhưng lại là khâu rất cần thiết giúp giáo viên đánh giá
chính xác hơn ưu điểm của từng học sinh, khắc phục lối học tủ, học vẹt làm

20


giảm vai trò tích cực, chủ động và tự luận của học sinh trong quá trình học tập.
Từ đó giúp giáo viên nắm được mức độ phân hóa về trình độ học lực của học
sinh trong lớp giúp giáo viên tự điều chỉnh và hoàn thiện phương pháp truyền
giảng sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh nhằm nâng cao khả
năng tái hiện và vận dụng kiến thức của các em học sinh sau mỗi bài học.
Vấn đề đổi mới phương pháp trong giờ học trong trường phổ thông đang
là vấn đề cấp thiết. Để dạy Lịch sử trong nhà trường phổ thông có hiệu quả tôi
đề nghị một số vấn đề sau:
Đối với giáo viên: Phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm, sức để tìm hiểu, cập
nhật các vấn đề mới, vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học để có bài
giảng thu hút được học sinh.
Đối với Sở GD & ĐT: Cần trang bị cho giáo viên thêm những tài liệu
tham khảo cần thiết để bổ sung, hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.
Với những sáng kiến kinh nghiệm hay, theo tôi nên phổ biến để cho các giáo
viên được học tập và vận dụng. Có như thế tay nghề và vốn kiến thức của giáo
viên sẽ dần được nâng lên.
Với thực trạng môn học và yêu cầu đổi mới, có thể coi đây là một phương
pháp của tôi đóng góp ý kiến vào việc nâng cao chất lượng bộ môn trong thời kỳ
mới. Mặc dù đã cố gắng song không thể tránh được các thiếu sót, rất mong được
sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến
của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, Ngày 15 tháng 05 năm 2017
ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác
Người viết sáng kiến


Lê Thị Thu Hà

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các phương pháp dạy học hiệu quả - Robert J. Marzano, Debra J. Pickering,
Jane E. Pollock... ( người dịch : Nguyễn Hồng Vân) - Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam - Năm 2012
2. Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi - Giselle O. Martin-Kniep
( người dịch: Lê Văn Canh) - - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - Năm 2012
3. Hiện thực hóa Cộng đồng kinh tế ASEAN và tác động đến Việt Nam - Nguyễn
Văn Hà (chủ biên) - NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội - Năm 2013.
4. Nguồn tư liệu trên Internet qua các trang báo:
4.1. baoquocte.vn/Brexit- được mất của Anh và hậu quả với EU
4.2. Dan tri.com.vn/thành tựu khoa học kỳ diệu nhất những năm đầu thế kỷ
XXI- 2009
4.3. vnexpress.net/khủng hoảng di cư Châu Âu/topic
4.4. vietnamnet.vn/vn/.../những vụ khủng bố rúng động Châu Âu năm 2016
4.5. Kenh 14.vn/ 3 thành tựu đáng kinh ngạc của thế kỷ XXI - 2012
4.6. www.doimoi.org/.../cộng đồng kinh tế Asean- cơ hội và thách thức đối với
Việt Nam -2016
4.7. philosophy.vass.gov.vn/.../Toàn cầu hóa và sự tác động của nó đối với Việt
Nam hiện nay -2015
4.8. Tranh ảnh sử dụng trong SKKN được download từ


22



DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả:

LÊ THỊ THU HÀ

Chức vụ và đơn vị công tác:

TRƯỜNG THPT 4 THỌ XUÂN

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp
Kết quả
đánh giá đánh giá
xếp loại xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

1

Tổ chức hoạt động ngoại khóa tìm
hiểu về các Tổng bí thư Đảng cộng

sản Việt Nam từ năm 1930 đến 2004

Sở GD
và ĐT

C

2004- 2005

2

Khai thác và sử dụng có hiệu quả
tranh ảnh Lịch sử trong dạy học lớp
10, 11 THPT

Sở GD
và ĐT

C

2005- 2006

3

Khai thác và sử dụng có hiệu quả
tranh ảnh Lịch sử trong dạy học lớp
12 THPT

Sở GD
và ĐT


C

2006- 2007

4

Khai thác một số bảng biểu trong
SGK Lịch sử 12 góp phần giúp HS
nắm vững chuẩn kiến thức và rèn
luyện kỹ năng tổng hợp

Sở GD
và ĐT

C

2009- 2010

5

Khai thác một số bảng biểu trong
SGK Lịch sử 10 góp phần giúp HS
nắm vững chuẩn kiến thức và rèn
luyện kỹ năng tổng hợp

Sở GD
và ĐT

C


2010- 2011

6

Khai thác một số bảng biểu trong
SGK Lịch sử 11 góp phần giúp HS
nắm vững chuẩn kiến thức và rèn
luyện kỹ năng tổng hợp

Sở GD
và ĐT

C

2011- 2012

7

Tích hợp có hiệu quả nội dung giáo

Sở GD

B

2012- 2013

23



dục môi trường trong dạy học Lịch sử và ĐT
nhằm góp phần giúp HS nâng cao
kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường
8

Sử dụng có hiệu quả bài hát cách
mạng trong dạy học Lịch sử 12 nhằm
giáo dục truyền thống và tăng cường
hứng thú học tập bộ môn cho HS

Sở GD
và ĐT

C

2013- 2014

9

Sử dụng tài liệu về di sản trong dạy
Sở GD
học Lịch sử ở trường THPT nhằm góp và ĐT
phần nâng cao kiến thức và ý thức bảo
vệ di sản cho HS

C

2014- 2015

24



25


×