Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

tieu luan quan tri logistic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.11 KB, 20 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
˜˜˜

TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ LOGISTICS
ĐỀ TÀI:

QUẢN TRỊ VẬT TƯ CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG BOURBON
TÂY NINH

Giảng viên hướng dẫn :
Nhóm thực hiên

:

Lớp

:

Tp Hồ Chí Minh, tháng năm


Tiểu luận: Quản trị Logistics
Đề tài: Quản trị vật tư của Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp sản xuất là tế bào của nền kinh tế,
lả đơn vị trực tiếp tiến hành các hoạt đọng sản xuất tạo ra sản phẩm. cũng như
bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào khác, doanh nghiệp xây dựng trong quá


trình sản xuất kinh doanh của mình đều phải tính toán các chi phí bỏ ra và thu
về. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, muốn tồn tại và phát
triển doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý vật liệu một cách hợp lý . Phải
tổ chức công tác nguyên vật liệu từ quá trình thu mua vận chuyển liên quan
đến khâu dự trữ vật tư cho việc thi công công trình. Phải tổ chức tôt côngtác
quản lý thúc đẩy kịp thời việc cung cấp nguyên vật liệu cho việc thi công xây
dựng , phải kiểm tra giám sát việc chấp hành việc dự trữ tiêu hao nguyên vật
liệu tại công ty để từ đó góp phần giảm những chi phí không cần thiết trong
xây dựng tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Muốn đạt được điều dó doanh
nghiệp phải có một lượng vốn lưu động và sử dụng nó một cách hợp lý, để
tháy được điều đó thi mỗi doanh nghiệp phải sử dụng nguên vật liệu một cách
hợp lý và quản lý chúng một cách chặt chẽ từ khâu thu mua đến khâu sử dụng
vừa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất vừa tiết kiệm chổng mọi hiện tượng sâm
phạm tài sản của nhà nước và tài sản của đơn vị
Xuất phát từ lí do đó bài tiểu luận này sẽ cho thấy được cách thức quản trị vật
tư của Công ty Cổ phần Mía đường Bourbon Tây Ninh. Bài tiểu luận gồm các
chương như sau:
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VẬT TƯ
Chương 2: ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ VẬT TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
MÍA ĐƯỜNG BOURBON TÂY NINH
Chương 3: KẾT LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VẬT TƯ TẠI CÔNG
TY

2


Tiểu luận: Quản trị Logistics
Đề tài: Quản trị vật tư của Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VẬT TƯ

1.1. CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIỆN QUAN ĐẾN QUẢN TRỊ VẬT TƯ
1.1.1. Khái niệm quản trị cung ứng
- Mua hàng là một trong những chức năng cơ bản không thể thiếu mọi tổ chức
. Mua hàng gồm những việc có liên quan đến việc mua nguyên vật liệu, máy
móc, trang thiết bị,…để phục vụ cho hoạt động của tổ chức
- Thu mua là hoạt động thiết yếu của tổ chức, là sự phát triển, mở rộng chức
năng mua hàng. So với mua hàng thì trong thu mua người ta chú trọngnhiều
hơn đến các vấn đề mang tính chiến lược. Thu mua bao gồm các việc mua
sắm, vận chuyển, dự trữ và tất các hoạt độn có liên quan đến việc nhập vật tư
đầu vào
- Quản trị cung ứng là sự phát triền ở một bước cao hơn của thu mua. Nếu
mua hàng và thu mua chủ yếu là các hoạt động mang tính chiến thuật, thì
quản trị cung ứng tập trung váo các quản trị chiến lược. Khái niệm cung ứng
được mở rộng, sâu chuỗi giữa nhiều tổ chức sẽ hình thành khái niệm chuỗi
cung ứng
Chuỗi cung ứng là quy trình phối hợp, tổ chức và kiểm soát sự chu chuyển
nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và các thông tin nhà cung cấp
đầu tiên qua các khâu trung gian đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm thõa
mãn nhu cầu của họ
1.1.2. Khái niệm về quản trị vật tư
- Quản trị vật tư là chức năng quan trọng, không thể thiếu của mọi tổ chức.
Quản trị vật tư bao gồm các công việc: quản trị cung ứng vật tư và theo dõi
quản lí vật tư trong suốt quá trình vật tư tồn tại trong tổ chức như một tài sản
thuộc sở hữu củ tổ chức
- Mối quan hệ giữa mua hàng, thu mua, quản trị cung ứng có mối quan hệ mật
thiết, là bước tiến hóa của hoạt động cung ứng

3



Tiểu luận: Quản trị Logistics
Đề tài: Quản trị vật tư của Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh

1.2. QUY TRÌNH CUNG ỨNG VẬT TƯ
1.2.1. Xác định nhu cầu vật tư
QUI TRÌNH NGHIỆP VỤ CUNG ỨNG VẬT TƯ
Gồm 5 giai đoạn:
1. Xác định nhu cầu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị,…
2. Lựa chọn nhà cung cấp
3. Soạn thảo đơn đặt hang – ký kết hợp đồng
4. Tổ chức thực hiện đơn hang/ hợp đồng
5. Nhập kho vật tư – bảo quản – cung cấp cho các bộ phận có nhu cầu
Xác định nhu cầu vật tư
- Xác định nhu cầu vật tư của từng bộ phận dựa trên cơ sở:
+ Phiếu yêu cầu vật tư
+ Bảng dự toán nhu cầu vật tư
- Nhu cầu vật tư được xác định theo công thức:
N=Q*M
+ N- nhu cầu nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm trong kỳ kế hoạch
+ Q- số sản phẩm cần sản xuất trong kỳ kế hoạch
+ M- mức sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm
- Tổng hợp nhu cầu vật tư của toàn thể tổ chức/ công ty: kiểm tra kỹ lưỡng độ
hoàn

chỉnh và tính chính xác của chúng.

- Xác định nhu cầu vật tư cần mua:
+ nhu cầu vật tư cần mua = tổng nhu cầu vật tư của các bộ phận trong tổ
chức – tồn kho – lượng vật tư mà tổ chức/ doanh nghiệp có thể tự sản
xuất.

1.2.2. Lựa chọn nhà cung cấp
Gồm 4 giai đoạn:
1. Giai đoạn khảo sát:
- Xem lại hồ sơ lưu trữ về các nhà cung cấp
- Tìm thong tin trên mạng
4


Tiểu luận: Quản trị Logistics
Đề tài: Quản trị vật tư của Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh

- Thông tin có được qua điều tra
- Phỏng vấn các nhà cung cấp, người sử dụng vật tư,…
2. Giai đoạn lựa chọn: trên cơ sở những thông tin thu thập được:
- Xử lý, phân tích, đánh giá ưu/ nhược điểm
- So sánh với tiêu chuẩn đặt ra sau đó lập danh sách những nhà cung cấp đạt
yêu cầu.
- Đến thăm nhà cung cấp, thẩm định lại những thông tin thu thập được.
- Chọn nhà cung cấp chính thức.
3. Giai đoạn đàm phán – ký kết hợp đồng
Gồm 5 giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị
- Giai đoạn tiếp xúc
- Giai đoạn đàm phán
- Giai đoạn kết thúc đàm phán – ký kết hợp đồng cung ứng
- Giai đoạn rút kinh nghiệm
4. Giai đoạn thử nghiệm
- Nếu đạt yêu cầu thì đặt quan hệ dài lâu
- Nếu thực sự không đạt yêu cầu thì chọn nhà cung cấp khác.
1.2.3. Lập đơn hàng, kí hợp đồng cung ứng

Nhập kho – nhập bảo quản – cung cấp cho các bộ phận có nhu cầu
Sau khi tiếp nhận vật tư. Bộ phận kho- quản lí vật tư của phòng cung ứng /
phòng logictics cần làm tốt các công việc
Nhập kho:
• bảo quản( tùy theo tính chất của từng loại vật tư):
• cung cấp vật tư cho các bộ phận có nhu cầu,
• Đây là khâu cuối của quy trình nghiệp vụ cung ưng ,đông thời là nội
dung chính của công tác quản lí vật tư trong nội bộ tổ chức
1.3. QUẢN TRỊ VẬT TƯ TRONG NỘI BỘ TỔ CHỨC
• Để thực hiện các mục tiêu của quản trị vật tư:
5


Tiểu luận: Quản trị Logistics
Đề tài: Quản trị vật tư của Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh








Đảm bảo số lượng,chất lương vật tư đúng các yêu cầu ;kịp thời gian ;
Chất lượng dich vu cao :
Chi phí thấp;
Sử dụng hiệu quả nguồn vốn
Làm tốt các chức năng hổ trợ các bộ phận khác
Bên cạnh thực hiện qui trình phục vụ cung ứng, cần tổ chức tốt khâu


quản lí vật tư
• Nhập kho, tổ chức bảo quản và cấp phép vật tư ( xuất kho) cho các bộ
phận có nhu cầu;
• Quản lí các hệ thống thông tin trong quản trị vật tư:
• Lập kế hoạch và kiểm soát dự trử vật tư;
• Tổ chức thu hồi, tái chế, tận dụng các phế liệu, phế phẩm, các sản
phẩm thừa
1.4. QUẢN TRỊ NGUỒN CUNG CẤP
1.4.1 Tầm quan trọng của việc lựa chọn nguồn cung cấp
Đối với các tổ chức cần sản phẩm hay dịch vụ, thì một nhà cung cấp tốt thật
sự là một tài nguyên vô giá, bởi chính họ sẽ góp phần trực tiếp vào thành công
của tổ chức.
Lựa chọn nhà cung gấp tốt và quan lý được họ, là điều kiện tiên quyết giúp tổ
chức sản xuất được sản phẩm có chất lượng đúng như mong muốn.
Để chọn được nhà cung cấp tốt, cần làm các việc sau:
+ Phát triển và duy trì các nguồn cung cấp bền vững
+ Đề ra những chiến lược và chiến lược thích hợp
+ Phân tích, đánh giá các nhà cung cấp cẩn thận, đảm bảo các nhà cung cấp
được chọn đạt các yêu cầu đề ra
+ Quyết định dùng đấu thầu canh tranh hay đàm phán là phương pháp để
chọn nguồn cung cấp
+ Lựa chọn được nhà cung cấp thích hợp
+ Quản lý nhà cung cấp đã được lựa chọn để đảm để họ luôn giao hang đúng
chất lượng, kịp thời gian, với giá cả hợp lý.
6


Tiểu luận: Quản trị Logistics
Đề tài: Quản trị vật tư của Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh


1.4.2 Phát triển và duy trì các nguồn cung cấp bền vững
Xây dựng nhà cung cấp tốt, bền vững là điều tối cần thiết đảm bảo cho sự tồn
tại và phát triển của một công ty trong điều kiện hội nhập toàn cầu và cạnh
tranh gây gắt hiện nay.
Để phát triển và duy trì được nguồn cung cấp bền vững lâu dài, cần phải:
+ Có đầy đủ các thông tin về các nhà cung cấp
+ Có chính sách phát triển các nhà cung cấp
+ Tạo sự tín nhiệm với các nhà cung cấp
+ Xây dựng quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp
+ Quản lý các nhà cung cấp
1.4.3 chiến lược và chiến thuật lựa chọn nguồn cung cấp
Dưới đây là một số chiến lược và chiến thuật chủ yếu:
+ Mời nhà cung cấp tham gia ý kiến ngay từ khâu thiết kế
+ Quyết định số lượng các nhà cung cấp và thị phần của họ
+ Lựa chọn mua tại địa phương, mua trong nước hay là nước ngoài
+ Lựa chọn nhà sản xuất hay nhà phân phối
+ Các tiêu chuẩn đạo đức cần xem xét
+ Các tiêu chuẩn khác….
1.4.4 Đánh giá một nhà cung cấp tiềm năng
Để đánh giá cần có các thông tin đày đủ như:
+ Cạnh tranh về công nghệ và chất lượng
+ Canh tranh về giá
+ Cạnh tranh về dịch vụ
Phương pháp đánh giá nhà cung cấp tiềm năng:
+ Khảo sát sơ bộ
+ Phân tích tài chính
+ Tham quan nhà máy của đối tác
+ Phỏng vấn
7



Tiểu luận: Quản trị Logistics
Đề tài: Quản trị vật tư của Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh

+ Điều tra
+ Tiến hành cho điểm
+ Lựa chọn
1.4.5 Nguồn cung cấp quốc tế
Muốn mở rộng hoạt động trên phạm vi toàn cầu, bắt buộc phải nắm vững:
+ Xung hướng phát triển của thế giới
+ Đặc điểm kinh tế_ chính trị_ xã hội_ văn hóa của các nước
+ Các điều kiện thương mại quốc tế
+ Các phương thức thanh toán quốc tế
+ Các kênh phân phối....
1.5. HỆ THỐNG THÔNH TIN TRONG QUẢN TRỊ VẬT TƯ
1.5.1 Các hệ thống MRP
Gồm MPR I: _ Materials Requirement Planning_ kế hoạch hóa nhu cầu vật tư
MRP II: _ Manufacturing Resourse Planning_ kế hoạch hóa nguồn lực
đầu vào của sản xuất
1.5.2 Các hệ thống DRP
DRP I là hệ thống áp dụng những nguyên tắc MRP cho quá trình phân phối,
nhằm đảm bảo nhu cầu đặc biệt về phân phối
DRP II là sự nối tiếp của DRP I, được sử dụng để phân phối các nguồn lực
đàu vào, chứ không riêng gì vật tư.

Chương 2: ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ VẬT TƯ CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG BOURBON TÂY NINH
2.1. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY
2.1.1. Lịch sử hình thành:
Công ty Cổ Phần Mía Đường Bourbon Tây Ninh (SBT) tiền thân là Công ty

liên doanh giữa Tập đoàn Group Sucrecries Bourbon (G.B) và Liên hiệp mía
đường II (LHMĐ II) v1à Liên hiệp mía đường Tây Ninh (LHMĐTN), được
8


Tiểu luận: Quản trị Logistics
Đề tài: Quản trị vật tư của Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh

thành lập theo Giấy phép Đầu tư số 1316/GP ngày 15/7/1995 do Bộ Kế
Hoạch & Đầu Tư cấp. Tổng số vốn đầu tư ban đầu của Công ty là 95 triệu
USD và vốn pháp định đăng ký là 28,5 triệu USD. Trong đó GB sở hữu 70%
vốn điều lệ, LHMĐII sở hữu 15% và LHMĐTN sở hữu 15%.
Đến tháng 12 năm 1998, SBT điều chỉnh tăng vốn đầu tư lần thứ nhất lên 111
triệu USD và vốn pháp định cũng được tăng lên 39,5 triệu USD theo Giấy
phép điều chỉnh số 1316/GPĐC1 của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư.
Tuy nhiên do tình hình sản xuất kinh doanh không thuận lợi, ngành đường rơi
vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Tháng 3 năm 1999, Tổng Công ty mía
đường II thực hiện chuyển nhượng toàn bộ phần góp vốn pháp định của mình
cho Group Bourbon theo Giấy phép Đầu tư điều chỉnh số 1316/GPĐC2 của
Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư.
Đến tháng 5 năm 2000, Liên Hiệp Mía Đường Tây Ninh đã chuyển nhượng
phần vốn góp cho Tập đoàn Bourbon. SBT được chính thức chuyển đổi hình
thức đầu tư thành Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo Giấy phép Đầu tư
điều chỉnh số 1316A/GP của Bộ Trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư.
Tháng 2 năm 2001, SBT điều chỉnh tăng vốn đầu tư lần thứ hai lên 113 triệu
USD và vốn pháp định là 112,189 triệu USD theo Giấy phép đầu tư điều
chỉnh số 1316A/GPĐC1 của Bộ Trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư sau khi Tập
đoàn Bourbon mua lại nợ vay nước ngoài và vốn hóa toàn bộ số nợ này, qua
đó thể hiện sự cam kết đầu tư và phát triển lâu dài của Tập đoàn Bourbon ở
Việt Nam.

Tháng 12 năm 2005, SBT được Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư chuẩn y điều chỉnh
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) còn 10% cho suốt đời dự án,
9


Tiểu luận: Quản trị Logistics
Đề tài: Quản trị vật tư của Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh

miễn thuế TNDN 4 năm kể từ năm đầu tiên có lãi (năm 2004) và giảm 50%
trong
04 năm tiếp theo và bãi bỏ quy định về thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
theo Giấy phép điều chỉnh số 1316A/GPĐC2.
Tháng 3 năm 2007, SBT được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh cấp phép
chuyển đổi hình thức doanh nghiệp thành Công ty cổ phần theo Giấy chứng
nhận đầu tư số 451033000014 ngày 23 tháng 3 năm 2007 với vốn điều lệ là
1.419 tỷ đồng trên cơ sở vốn góp của Công ty TNHH sau khi xử lý toàn bộ lỗ
lũy kế đến ngày 31/12/2006
2.1.2.Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty:
2.1.2.1. Đặc điểm hình thức pháp lí và loại hình sản xuất kinh doanh:
Hình thức pháp lí:
Công ty Cổ Phần Mía Đường Bourbon Tây Ninh được tổ chức hoạt động tuân
thủ theo:
• Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam được Quốc hội khóa X thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và các văn
bản hướng dẫn.
• Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
được Quốc hội khóa X thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và các văn bản
hướng dẫn.
• Luật và các quy định khác có liên quan.
• Điều lệ của Công ty Cổ Phần Mía Đường Bourbon Tây Ninh theo mẫu quy

định do Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Loại hình sản xuất kinh doanh:
- Sản xuất đường, các sản phẩm phụ;

10


Tiểu luận: Quản trị Logistics
Đề tài: Quản trị vật tư của Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh

- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm có sử dụng đường hoặc sử dụng phụ
phẩm, phế phẩm từ sản xuất đường;
- Sản xuất điện thương phẩm và điện để tự sử dụng;
- Sản xuất và kinh doanh phân bón, vật tư nông nghiệp;
- Trồng mía và đầu tư trợ giúp nông dân phát triển việc trồng và nâng cao
năng suất mía;
- Xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các công trình dân dụng;
- Xây dựng và kinh doanh nhà hàng, khách sạn
2.1.2.2. Số lượng, chất lượng sản phẩm:
Sản phẩm chính của SBT là đường tinh luyện (R.E) và phụ phẩm là mật rỉ.
Một sản phẩm khác nữa của SBT là điện, được sản xuất từ nguồn nhiên liệu là
bã mía được thải ra trong quy trình sản xuất đường.
Đường tinh luyện (R.E): có thương hiệu là Mimosa sản xuất theo tiêu chuẩn
Châu Âu, được sử dụng cho mục đích cho tiêu dùng cá nhân và công nghiệp.
Đây là sản phẩm chính của Công ty, doanh thu của sản phẩm này chiếm xấp
xỉ 90% của Tổng Doanh thu.
2.1.2.3.Số lượng lao động và cơ cấu lao động:
Tính đến thời điểm 31/12/2010tổng số lao động của Công ty 638 người, do
hoạt động sản xuất mang tính thời vụ nên tính bình quân số lao động cho cả
năm 484 người. Cơ cấu lao động của Công ty phân theo trình độ được thể

hiện trong bảng sau:

11


Tiểu luận: Quản trị Logistics
Đề tài: Quản trị vật tư của Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh

2.1.2.4. Chính sách đối với người lao động
Công ty xây dựng và áp dụng các chính sách lao động phù hợp với quy định
của Luật lao động Việt Nam và các quy định có liên quan đồng thời có tác
dụng khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả công việc và gắn bó lâu
dài với Công ty... Bên cạnh đó, thực hiện tốt chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo
hiểm y tế.
Công ty cũng chú trọng tới việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Hàng
năm đều dà nh ngân sách cho đào tạo theo kế hoạch được các bộ phận xây
dựng nhằm đảm bảo nâng cao kiến thức cho người lao động về mọi mặt, tổ
chức giao lưu trao đổi kinh nghiệm và học tập ở trong và ngoài nước.
12


Tiểu luận: Quản trị Logistics
Đề tài: Quản trị vật tư của Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh

Xây dựng nội quy lao động, ký thỏa ước lao động tập thể với công đoàn, luôn
quan tâm đến đời sống tinh thần và có những chính sách thưởng phạt hợp lý
cho người lao động.
Đối với việc quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động, Công ty có
phòng y tế với 1 bác sĩ và 1 y tá được trang bị xe cứu thương và các trang
thiết bị cần thiết cho việc khám chữa bệnh ban đầu. Mua bảo hiểm tai nạn rủi

ro 24/24h với mức 10.000USD/người, bảo hiểm nằm viện và phẫu thuật với
mức 2.000USD/người/năm.
2.1.2.5. Trình độ công nghệ:
SBT là một Nhà máy đường được xây dựng mới, theo công nghệ của Tập
đoàn Bourbon, được trang bị hệ thống kiểm soát và

điều khiển tự động

hoàn toàn, bắt đầu hoạt động từ năm 1998 sản xuất đường tinh luyện (R.E)
trực tiếp từ mía.
Đường tinh luyện của SBT được chế luyện theo phương pháp carbonat hóa
giúp hạ chi phí sản xuất và chất lượng cao hơn phương pháp phosphat hóa,
không sử dụng bất kỳ một loại hóa chất tẩy trắng nào, đảm bảo tuyệt đối vệ
sinh an toàn thực phẩm.
Do có kinh nghiệm 50 năm trong ngành sản xuất đường, ngay từ khi thành lập
dự án, tập đoàn Bourbon đã đề xuất và được các bên liên doanh ủng hộ việc
trang bị cho SBT các máy móc, thiết bị chọn lọc từ các thiết bị tiên tiến nhất
trên thế giới nhằm đảm bảo tối ưu hiệu suất của từng công đoạn. Một số thiết
bị chính có thể kể đến như: máy búa đập của Nam Phi, khuếch tán của Bỉ; hệ
thống bốc hơi của Thuỵ Điển; máy ly tâm của Anh; lọc carbonat của Pháp;
tẩy màu của Mỹ, hệ thống nồi hơi của Úc, tuabin của Anh và các bộ phận phụ
khác của Thái Lan. Vì vậy chi phí mua sắm máy móc thiết bị ban đầu khá lớn
so với các nhà máy khác. Đến nay mặc dù các máy móc chính đã khấu hao
gần 50% giá trị nhưng giá trị sử dụng hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Theo

13


Tiểu luận: Quản trị Logistics
Đề tài: Quản trị vật tư của Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh


đánh giá của các chuyên gia trong ngành thì các thiết bị chính, giá trị lớn (như
lò hơi) có thể sử dụng đến hết đời dự án.
Hệ thống sản xuất của SBT trích ly bằng phương pháp khuếch tán cho phép
thu hồi tối đa đường trong bã mía, so với phương pháp che ép thu hồi thêm là
1.5% độ pol. Chỉ với ưu thế này, vụ 06/07 SBT thu hồi thêm gần 5.000 tấn
đường từ bã mía
2.1.2.6. Thị trường cung ứng:
Tây Ninh có điều kiện để trở thành tỉnh có nền công nghiệp vững mạnh với
việc tập trung xây dựng Khu Công Nghiệp Trảng Bàng, hình thành Khu Công
Nghiệp Trâm Vàng, các cụm công nghiệp trong Khu Kinh tế Cửa khẩu Mộc
Bài và các cụm công nghiệp đã được quy hoạch, chuẩn bị tốt các điều kiện để
đón đầu tư trong và ngoài nước. Tỉnh ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến
nông sản, đặc biệt là các cây công nghiệp sau: mía đường, bột mì, cao su;
những ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động như dệt may, công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành sản suất có công nghệ cao khi có điều
kiện.
Một trong những lợi thế quan trọng của Tây Ninh là phát triển thương mại
qua biên giới trên cơ sở khai thác ưu thế của hệ thống các cửa khẩu. Tập trung
đầu tư để phát triển Khu Kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài, Khu Kinh tế Cửa khẩu
Xa Mát với vai trò là một trung tâm thương mại hạt nhân, cùng với các cửa
khẩu khác, tạo ra một không gian thương mại đồng bộ, hợp lý nhằm phát triển
mạnh lợi thế thương mại qua các cửa khẩu.
2.2. QUÁ TRÌNH ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ VẬT TƯ CỦA CÔNG TY
MÍA ĐƯỜNG BOURBON TÂY NINH
2.2.1.Công tác kế hoạch xây dựng cung ứng vật tư:

14



Tiểu luận: Quản trị Logistics
Đề tài: Quản trị vật tư của Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh

STT Nguyên liệu
1
Mía nguyên liệu
2
Đường thô

Nhà cung cấp
Các hộ nông dân
Công ty Kim Hà, Công ty Thành
Thành Công, Công ty cổ phần

3
4
5
6

Hoá chất
Vôi
Bao bì

đường Biên Hoà
Công ty Nam Việt, Công ty Vedan
Công ty Tam Hải, Công ty Lê Tam
Công ty cổ phần Trà Phi, Công ty

Muối


Thành Thành Công Tiền Giang
Công ty cổ phần Khánh Tường

2.2.2. Công tác quản lí và tiếp nhận thực hiện vật tư:
Ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu tới doanh thu và lợi nhuận
Nguồn nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất của SBT là mía nguyên liệu và
đường thô chiếm tỷ trọng 60% trên tổng chi phí giá thành của đường thành
phẩm, do vậy giá mía nguyên liệu có ảnh hưởng đáng kể đến tình hình lợi
nhuận của Công ty, giá mía thay đổi mang tính chu kỳ, cứ ba năm một lần, giá
mía tăng đột biến. Điều này có thể giải thích là do các nhà nông dân đã đốn,
không trồng mía khi giá mía xuống thấp vì đã không mang lại hiệu quả kinh
tế cho họ và chuyển qua những loại cây trồng khác do vậy đã tạo ra sự khan
hiếm về mía nguyên liệu.
-Đối với các vật liệu khác như bao bì, hóa chất, vôi và muối ... Công ty cũng
đã tạo dựng được mối quan hệ tốt và lâu dài với các đơn vị cung cấp nguyên
liệu. Các Hợp đồng ký kết với các đối tác thường được ký xuyên suốt cho cả
vụ sản xuất nên luôn đảm bảo được tính ổn về giá cả cũng như số lượng của
nguồn vật liệu.

Sự ổn định của nguồn cung cấp nguyên liệu:

15


Tiểu luận: Quản trị Logistics
Đề tài: Quản trị vật tư của Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh

Nguồn nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất của SBT là mía nguyên liệu và
đường thô. Mặc dù công suất thiết kế của Nhà máy là tiêu thụ khoảng
1,2 triệu tấn mía nguyên liệu/vụ nhưng tính đến nay Nhà máy sản lượng ép

cao nhất cũng chỉ đạt 933 ngàn tấn mía trong vụ 2002/2003 tương đương
78% công suất. Do vậy Công ty phải luyện kèm thêm đường thô để khai thác
tối đa công suất hoạt động của Nhà máy với lượng đường thô từ
4.000 tấn đến 10.000 tấn/vụ. Ngay từ giai đọan đầu, Công ty đã xác định là
phải tranh thủ và phát triển vùng trồng mía riêng để đảm bảo nguồn mía
nguyên liệu cho Nhà máy. Hiện tại, Công ty đã phát triển được diện tích trồng
mía phục vụ cho Nhà máy là 16.000 hecta và với sự hỗ trợ của 3.800 nông
dân trong khu vực. Chi tiết các khu vực trồng mía của SBT ở Tây Ninh như
sau:
- Tân Châu có 1.550 nông dân với diện tích trồng trọt là 5.600 hecta;
- Tân Biên có 1.100 nông dân với diện tích trồng trọt là 4.900 hecta;
- Dương Minh Châu 460 nông dân với diện tích là 2.100 hecta;
- Châu Thành có 520 nông dân với diện tích là 2.760 hecta;
- Bến Cầu có 70 nông dân với diện tích là 400 hecta;
- Trảng Bàng có 30 nông dân với diện tích là 150 hecta;
- Gò Dầu có 30 nông dân với diện tích là 50 hecta.
Các biện pháp phát triển và ổn định nguồn nguyên liệu:
Công ty đã nghiên cứu và sử dụng nhiều biện pháp để ổn định và phát triển
nguồn nguyên liệu. Công ty hỗ trợ người nông dân trồng mía bằng nhiều hình
thức khác nhau như bao gồm về vốn, về giống hoặc phân bón, đất trồng mía.
Để tạo điều kiện cho người nông dân canh tác, Công ty cũng đã đầu tư một số
công trình giao thông thủy lợi nội đồng tại các vùng nguyên liệu lớn thuộc các
Xã như Tân Hưng, Trà Vong, Tân Phong, Mỏ Công. Đối với những diện tích
đất nhỏ lẻ, manh mún nằm trong vùng quy hoạch, Công ty vận động nông dân
hợp tác trồng mía hoặc cho những hộ trồng mía mượn tiền thuê lại với giá cao
hơn lợi nhuận từ trồng lúa để nông dân chuyển sang trồng mía. Do vậy, tính
16


Tiểu luận: Quản trị Logistics

Đề tài: Quản trị vật tư của Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh

đến nay nguồn nguyên liệu của Công ty ngà y được ổn định hơn và mở rộng
ra. Dự kiến, trong mùa vụ 2007/2008, diện tích vùng nguyên liệu của SBT sẽ
được mở rộng ra đến 17.000ha.
Thêm và o đó, một hướng đi có nhiều tiềm năng phát triển là chuyển mía
xuống các vùng đất thấp, nơi cây mía có đủ độ ẩm để phát triển và cho năng
suất cao hơn. Hiện tại 90% diện tích mía của SBT là tại các vùng đất thấp.
Công tác khuyến nông luôn là biện pháp đem lại lợi ích thiết thực cho cả nhà
máy và nông dân. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và o nông
nghiệp đem lại lợi ích kinh tế cao cho nông dân và tăng thêm sản lượng
nguyên liệu cho Nhà máy. Để giảm thiểu rủi ro cho nông dân trong việc trồng
mía cũng như cho Công ty khi giá mía xuống thấp, Công ty hỗ trợ người nông
dân trồng mía những kỹ thuật trồng trọt và giới thiệu các loại giống mía tốt,
phù hợp với thổ nhưỡng ở Tây Ninh. Hiện nay, bằng những nỗ lực của Bộ
phận khuyến nông của Công ty, sản lượng trồng mía của các hộ trong khu vực
đang dần được cải thiện đưa năng suất từ 45 tấn/hecta đến nay đạt trung bình
khoảng 57 tấn/hecta.
2.2.3. Công tác quản lí thành phẩm:
-Sản phẩm chính của SBT là đường tinh luyện (R.E) và phụ phẩm là mật rỉ.
Một sản phẩm khác nữa của SBT là điện, được sản xuất từ nguồn nhiên liệu là
bã mía được thải ra trong quy trình sản xuất đường.
- Đường tinh luyện (R.E): có thương hiệu là Mimosa sản xuất theo tiêu chuẩn
Châu Âu, được sử dụng cho mục đích cho tiêu dùng cá nhân và công nghiệp.
Đây là sản phẩm chính của Công ty, doanh thu của sản phẩm này chiếm xấp
xỉ 90% của Tổng Doanh thu.
Mật rỉ: là một phụ phẩm của SBT trong quy trình sản xuất đường, được dùng
cho các nhà máy sản xuất bột ngọt, cồn... Doanh thu từ sản phẩm này chiếm
trung bình 5% đến 6% trên tổng Doanh thu của Công ty.


17


Tiểu luận: Quản trị Logistics
Đề tài: Quản trị vật tư của Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh

- Điện sản xuất: được tận dụng từ nguồn năng lượng đốt bã mía trong quá
trình sản xuất đường. Doanh thu trung bình chiếm từ 4% đến 5% của tổng
Doanh thu.
-Sản lượng của mật rỉ tùy thuộc nhiều và o sản lượng nguyên liệu của mía mà
SBT thu mua và đưa và o sản xuất hàng năm. Do vậy, doanh thu của mật rỉ và
điện cũng thay đổi theo sản lượng mía đầu và o. Nhìn chung, chịu ảnh hưởng
của tình trạng của ngà nh đường Việt Nam trong những năm trước đây, SBT
cũng đã phải đối phó với nhiều khó khăn trong việc thu mua mía nguyên liệu
do tình trạng chuyển đổi cây trồng từ mía sang các loại cây trồng khác cho
hiệu quả kinh tế cao hơn, như cây cao su và cây sắn. Mặc dù sản lượng sản
xuất của SBT có xu hướng giảm trong các năm từ 2003 đến 2005 nhưng SBT
vẫn duy trì đựợc mức độ tăng trưởng về doanh thu của Công ty

Chương 3: KẾT LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ VẬT TƯ
TẠI CÔNG TY
Trong điều kiện hiện nay, công ty Bourbon đã có những tiến bộ nhưng so với
mặt bằng chung của cả nước thì vẫn còn yếu kém. Mặc dù đã chú trọng rất
nhiều đến việc đầu tư máy móc, thiết bị và con người nhưng vẫn còn rất nhiều
thiếu sót cần giải quyết.
Công tác quản trị vật tư của công ty tuy đã đạt được một số yêu cầu nhất định
nhưng so với tình hình kinh tế thì vẫn còn nhiều bất cập.
Công ty phải tìm ra nhiều giải pháp hữu hiệu hơn để giải quyết những bất cập
cũng như những thiếu sót còn mắc phải để phát huy thế mạnh của mình.
Tuy thế ta không thể phủ nhận mọi nỗ lực, quyết tâm của toàn thể công ty.

Trong thời gian tới, với khả năng và lòng quyết tâm, họ sẽ thành công.
Công tác quản trị vật tư trong doanh nghiệp là vấn đề phức tạp, đòi hỏi khả
năng chuyên môn, thực tế lớn nên muốn phát triển một cách bền vững, không
chỉ riêng công ty Bourbon mà tất cả các công ty khác cũng phải nâng cao tính
18


Tiểu luận: Quản trị Logistics
Đề tài: Quản trị vật tư của Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh

chuyên môn cũng như khả năng xử lý trong khâu vật tư. Tránh được những
sai sót và đạt được những thành tựu trong tương lai.

19


Tiểu luận: Quản trị Logistics
Đề tài: Quản trị vật tư của Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................2
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VẬT TƯ...........................................3
Chương 2: ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ VẬT TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA
ĐƯỜNG BOURBON TÂY NINH............................................................................8
2.1.2.1. Đặc điểm hình thức pháp lí và loại hình sản xuất kinh doanh:...................10
2.1.2.2. Số lượng, chất lượng sản phẩm:..................................................................11
2.1.2.3.Số lượng lao động và cơ cấu lao động:........................................................11
2.1.2.4. Chính sách đối với người lao động.............................................................12
2.1.2.5. Trình độ công nghệ:....................................................................................13

2.1.2.6. Thị trường cung ứng:..................................................................................14
Chương 3: KẾT LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ VẬT TƯ TẠI CÔNG TY.....18
MỤC LỤC...............................................................................................................20

20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×