Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Ý NGHĨA CUỘC TỰ THIÊU CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC (11061963)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.56 KB, 39 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA LỊCH SỬ
======

TIỂU LUẬN
Học phần: Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam những năm 60
ĐỀ TÀI: Ý NGHĨA CUỘC TỰ THIÊU CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH
QUẢNG ĐỨC (11/06/1963)

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

PGS.TS. LÊ CUNG

VÕ THỊ HOÀI THU
MSV: 14S6021127
NHÓM 3

Huế 5/2017


MỤC LỤC

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử phát triển 2000 năm của Phật giáo Việt Nam, phong trào


Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 ghi một dấu ấn hết sức quan trọng.
Dấu ấn của phong trào này có thể lý giải rằng phong trào đã vận dụng tối đa
phương pháp bất bạo động suốt quá trình đấu tranh chống chế độ bạo trị Ngô
Đình Diệm, trong đó nổi bật nhất chính là ngọn lửa tự thiêu của Bồ tát Thích
Quảng Đức được thắp lên giữa đường phố Sài Gòn ngày 11/6/1963.
Khi nghe đến Bồ tát Thích Quảng Đức hẳn mọi người khá ngạc nhiên vì
thời đại hiện nay làm gì có Bồ tát. Bồ tát chỉ xuất hiện trong những câu chuyện
xa xưa mà chúng ta thường được nghe ông bà kể lại. Vậy mà ngày nay lại có Bồ
tát! Vị Bồ tát ấy không giống như những vị Bồ tát ta thường được nghe kể trong
những câu chuyện thường ngày, trong phim ảnh ta vẫn xem. Vị Bồ tát ấy là một
vị Bồ tát giữa đời thường, cũng là người như bao con người khác nhưng Ngài là
một nhà sư đã tự thiêu để đòi quyền bình đẳng tôn giáo trong Pháp nạn 1963 của
chính quyền Ngô Đình Diệm. Và đặc biệt hơn cả là Ngài đã để lại “Trái tim bất
diệt” cho muôn đời sau về vô hạnh úy và lòng trắc ẩn mà nó kết tinh từ sự tu tập
và tình thương vô bờ bến khi thấy chúng sinh chìm ngập trong bể khổ. Người đã
thắp lên ngọn lửa từ bi thức tỉnh lòng người. Sự hy sinh của Bồ tát không có bút
mực nào để viết hết được, không một lời văn hoa mỹ nào để diễn đạt cho thấu
được.
Thật vậy, ở trong nước, “cái chết vô úy của Hòa thượng Thích Quảng
Đức là một hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người, một tiếng gọi đàn cho hàng tứ
chúng” [1,197]. Đối với thế giới, sự hy sinh của Thích Quảng Đức là “một hành
động tiêu biểu vĩ đại. Nó không chỉ chống lại Diệm, để chỉ sự hiện hữu của Phật
giáo và được để ý tới, mà nó còn có nghĩa chống lại sự bất công, bất chính của
toàn thế giới …”. [1,199]
Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài “Ý nghĩa cuộc tự thiêu của Hòa
thượng Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963” làm đề tài nghiên cứu.
4


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đề tài này đã được các nhà sử học, các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước quan tâm đến, có thể kể ra đây một số tác phẩm tiêu biểu như: “Quốc Tuệ
- Công cuộc đấu tranh của Phật giáo Việt Nam” hay “Lê Cung - Phong trào
Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963”. Trong các tác phẩm này, nhà nghiên
cứu đã phân tích khá chi tiết về Bồ tát Thích Quảng Đức.
Riêng tôi là sinh viên, trong khuôn khổ đề tài tiểu luận, nên tôi chỉ nghiên
cứu những vấn đề mà tôi tâm đắc nhất trong những nội dung đó, sao cho phù
hợp với tầm nhìn và sự hiểu biết của tôi. Một trong những vấn đề mà tôi tâm đắc
nhất là: "Ý nghĩa cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức (11/6/1963)”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiều luận là Ý nghĩa cuộc tự thiêu của Hòa thượng
Thích Quảng Đức (11/6/1963).
Không gian và thời gian: Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu trong phạm vi
cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề trên để làm rõ hơn những nguyên nhân cơ bản dẫn tới
cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức (11/6/1963), cũng như ảnh
hưởng, ý nghĩa vị trí của nó đối với lịch sử trong và ngoài nước.
Để hoàn thành được đề tài cần phải giải quyết được các vấn đề nguyên
nhân cơ bản dẫn tới cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức
(11/6/1963), cũng như ảnh hưởng, ý nghĩa vị trí của nó đối với lịch sử tron và
ngoài nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được thực hiện chủ yếu dựa trên việc sử dụng các phương pháp:
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp logic, phương
pháp lịch sử. Đồng thời tiểu luận còn thực hiện dựa trên việc sưu tầm các nguồn
tư liệu, sách báo, cộng với việc tham khảo có chọn lọc các tài liệu có liên quan
đến cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức nói riêng và phong trào
Phật giáo năm 1963 nói chung.
6. Đóng góp của tiểu luận


5


Đề tài góp phần làm rõ hơn về tinh thần đấu tranh của giới Tăng Ni, Phật tử
và biểu hiện của nó là trong các cuộc tự thiêu với đỉnh cao là cuộc tự thiêu của
Hòa thượng Thích Quảng Đức, qua đó phát huy và vận dụng tinh thần yêu nước
của con người trong cuộc sống hiện nay.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của tiểu
luận gồm có 4 chương:
Chương 1: Tiểu sử và nguyên nhân dẫn đến cuộc tự thiêu của Hòa thượng
Thích Quảng Đức
Chương 2: Cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức (11/06/1963)
và phản ứng của chính quyền Ngô Đình Diệm
Chương 3: Những ảnh hưởng từ cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích
Quảng Đức
Chương 4: Ý nghĩa từ cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức

CHƯƠNG 1
TIỂU SỬ VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CUỘC TỰ THIÊU CỦA HÒA
THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC
6


1.1. Tiểu sử Hòa thượng Thích Quảng Đức
Hòa thượng Thích Quảng Đức, thế danh Lâm Văn Tức, ông sinh năm
1897 tại làng Hội Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, thuộc miền Trung
Việt Nam. Xuất thân trong một gia đình có bảy chị em, thân phụ là Lâm Hữu
Ứng và thân mẫu là Nguyễn Thị Nương.

Năm lên bảy tuổi, cậu bé Lâm Văn Tức được Hòa thượng Như Đại Nghĩa
Hoằng Thâm, vừa là bổn sư, vừa là cậu ruột nhận làm con chính thức, nên lấy
tên là Nguyễn Văn Khiết. Sau đó, Ngài được cho xuất gia tu hành với pháp danh
Thị Thủy, pháp tự Hạnh Pháp và pháp hiệu là Quảng Đức. Ngoài thiền sư Hoằng
Thâm, Thích Quảng Đức còn tham học với thiền sư Thiện Tường và Phước
Tường.
Năm mười lăm tuổi Lâm Văn Tức thọ giới Sa Di, năm hai mươi tuổi thọ
Tỳ Kheo giới lấy tên là Thích Quảng Đức. Thọ giới xong Hòa thượng vào một
ngọn núi ở Ninh Hòa phát nguyện tịnh tu ba năm.
Sau quãng thời gian sống biệt lập, Ngài bắt đầu du hành khắp miền Trung
để giảng pháp. Sau 2 năm Ngài trở lại nhập thất tại chùa Sắc Tứ Thiên gần thành
phố Nha Trang. Năm 1932, Ngài được bổ nhiệm làm chức kiểm tăng tại chi hội
Phật giáo Ninh Hòa, sau đó nhận nhiệm vụ kiểm tăng trong tỉnh Khánh Hòa.
Lúc tu hành ở Khánh Hòa, Ngài còn trẻ tuổi nhưng đã cống hiến rất nhiều cho
Phật giáo địa phương.
Trong suốt thời gian ở miền Trung Việt Nam, Ngài đã tiến hành kiến tạo
và trùng tu 14 ngôi chùa. Các văn kiện còn lưu giữ ở những ngôi chùa vùng này
đã kể lại câu chuyện chính Bồ tát Thích Quảng Đức là người đã xin phép và tổ
chức thực hiện xây dựng, trùng tu nhiều ngôi chùa ở khu vực. Trong đó có ngôi
chùa Hiên Lộc được xây dựng trên một ngọn núi ở Ninh Hòa mà Ngài từng nhập
thất tịnh tu trước đó. Và cũng tại ngôi chùa này, vào khoảng năm 1935 – 1936,
Ngài đã đúc hai chiếc chuông lớn vẫn còn đến ngày nay.
Năm 1934, rời Khánh Hòa vào miền Nam để giáo hóa, Ngài cũng từng
đến Campuchia hai năm để học hỏi và nghiên cứu kinh điển theo truyền thống
Theravada. Cũng như ở miền Trung, hai mươi năm hành đạo ở miền Nam, ông
7


đã khai sơn và trùng tu 17 ngôi chùa. Như vậy, Ngài đã có công xây dựng hoặc
trùng tu tất cả 31 ngôi chùa. Bồ tát Thích Quảng Đức có tính cách rất ngăn nắp,

những việc quan trọng như xin phép xây dựng, trùng tu, hoạt động quyên góp
của Phật tử đều được Bồ tát ghi chép lại rất cẩn thận. Chính những tài liệu này
về sau đã giải mã hoạt động nhiều công đức trong giai đoạn đầu tu hành của
Ngài ở quê nhà.
Ngôi chùa cuối cùng nơi Ngài trụ trì là chùa Quan Thế Âm, trước đây là
đường Nguyễn Huệ, quận Phú Nhuận, Gia Định, nay con đường này đã đổi thành
chính tên của Ngài là Thích Quảng Đức. Đây là một ngôi chùa được dân địa
phương lập từ năm 1920 để thờ Quan Thế Âm Bồ tát. Ngoài tên Quan Thế Âm tự,
chùa còn được quen gọi là chùa Bạch Lô và chịu cảnh tiêu điều, lạnh lẽo hương
khói trong những năm tháng nửa đầu thế kỷ XX đầy biến động của đất nước.
“Năm 1959, bước chân hoằng hóa của Bồ tát Thích Quảng Đức đã có
duyên dừng chân lại ngôi chùa Quan Thế Âm. Và Ngài đã bỏ ra rất nhiều tâm
huyết, công sức sửa chữa lại chùa cho đến khi xảy ra sự đàn áp Phật giáo ngày
càng nặng nề của chính quyền Ngô Đình Diệm. Ngài đã từng giữ chức Phó trị
sư và Trưởng ban nghi lễ của Giáo hội Tăng ni già Nam Việt trong một thời
gian khá lâu. Trước đó, Ngài có lúc đã nhận nhiệm vụ trụ trì chùa Phước Hòa,
trụ sở đầu tiên của Hội Phật học Nam Việt. Khi trụ sở này dời về chùa Xá Lợi,
Ngài xin thôi việc để có đủ thời gian an tâm tu niệm” [7].
Ngài mất ngày 11/06/1963, trong một cuộc tự thiêu tại ngã tư đại lộ Phan
Đình Phùng và phố Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn (nay là ngã tư Nguyễn Đình Chiểu
và Cách Mạng Tháng Tám) để phản đối chế độ độc tài của Ngô Đình Diệm đàn
áp Phật giáo. Cuộc tự thiêu của Ngài đã là một ngọn lửa thiêng un đúc tinh thần
yêu tự do hòa bình dân tộc và bình đẳng tôn giáo.
1.2. Nguyên nhân dẫn đến cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức
Đạo Phật đã in sâu vào lòng dân tộc từ khi mới du nhập vào Việt Nam.
Vào thời điểm năm 1963, khoảng 70 – 90% dân số nước ta theo đạo Phật. Trong
khi Tổng thống Ngô Đình Diệm lại là con chiên của Công giáo, chính quyền đã
theo đuổi những chính sách mà các nhà sử học cho là rất thiên vị. Cụ thể, chính
phủ Việt Nam Cộng hòa đã thiên vị Công giáo về các mặt dịch vụ công cộng
8



cùng với các vị trí trong quân đội cũng như cắt đất, sắp đặt thương mại và giảm
thuế. Nhiều sĩ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã cải sang đạo Thiên
Chúa vì nghĩ rằng viễn cảnh quân đội sẽ phụ thuộc vào tôn giáo này. Thêm vào
đó, vũ khí dành cho lực lượng dân quân trong ấp chiến lược chống cộng thì chỉ
được phát cho những người theo đạo Chúa. Một số cha xứ thậm chí còn có
quyền chỉ huy quân đội riêng của mình và đã có những cưỡng bức cải đạo cũng
như cướp bóc và tấn công chùa chiền tại một số khu vực trong khi chính phủ cố
tình làm ngơ. Một số ngôi làng mà phần đông dân cư theo Phật giáo phải cải đạo
hoặc bị cưỡng ép tái định cư. Tình trạng riêng được áp đặt đối với Phật giáo từ
thời Pháp cai trị, vốn bắt buộc phải có sự cho phép chính thức từ chính quyền
mới được tổ chức các hoạt động Phật giáo nơi công cộng, nay vẫn không được
Tổng thống Diệm bãi bỏ. Giáo dân trên thực tế là những người được miễn thuế
(mặc dù không chính thức) và họ được nhận phần lớn viện trợ từ đồng minh Hoa
Kỳ. Nhà thờ là những địa chủ lớn nhất cả nước và đất đai sở hữu bởi nhà thờ cũng
được miễn thuế. Lá cờ vàng – trắng của Vatican được treo ở những nơi công cộng
trong suốt các sự kiện lớn ở miền Nam Việt Nam. Năm 1959, Tổng thống Diệm
cung hiến đất nước mình cho Đức mẹ Maria với niềm tôn kính Đức mẹ.
Vụ khủng hoảng chính trị ở miền Nam Việt Nam bắt nguồn từ lệnh cấm
treo cờ Phật giáo nhân mùa Phật Đản, Phật lịch năm 2507 (08/05/1963) của
chính quyền Ngô Đình Diệm. Trong khi chỉ vài ngày trước đó, giáo dân Thiên
Chúa giáo được cho phép treo cờ Vatican trong một buổi lễ tấn phong Tổng
giám mục xứ Huế của Ngô Đình Thục, anh trai Ngô Đình Diệm. Ông Ngô Đình
Thục, nuôi tham vọng được thăng chức Hồng Y, ra lệnh cho chính quyền địa
phương cấm treo cờ Phật giáo trong dịp lễ Phật Đản. Các Tăng Ni, Phật tử cảm
thấy bị nhục mạ, tìm cách chống đối, kể cả Tướng Lê Văn Nghiêm, Tư lệnh
Quân đoàn I. Đúng ngày Phật Đản, Thượng tọa Thích Trí Quang đọc diễn văn
tại chùa Từ Đàm, với sự hiện diện củng khá đầy đủ các viên chức chính quyền
và quân sự, đòi hỏi bình quyền tôn giáo. Tối đó, một đám đông Phật tử Huế

phản đối lệnh cấm, bất chấp chính phủ bằng việc diễu hành ngoài trụ sở đài phát
thanh với cờ Phật giáo trên tay, để yêu cầu phát lại bài diễn văn của Thầy Trí
9


Quang và kêu gọi bình đẳng. Các lực lượng chính quyền đã phóng hỏa vào đám
đông biểu tình. Kết quả cuộc tàn sát công khai đầu tiên và ghê rợn này là thấy 7
người chết ngay tại chỗ và 15 người bị thương được ba xe hồng thập tự chở về
điều trị tại bệnh viện Trung ương Huế. Một người nữa qua đời tại phòng cấp
cứu. Trong số 8 người chết có 2 em học sinh bị xe cán mất nửa đầu, một em bị
cán mất một phần đầu không nhận diện được và một em bị mất hẳn đầu. “8
người chết đó được Tăng Ni và Phật tử tôn xưng là Thánh Tử Đạo, Pháp danh
và thế danh của tám vị Thánh là:
1. Tâm Đồng – Đặng Văn Công: 13 tuổi
2. Tâm Thành – Dương Viết Đạt: 13 tuổi
3. Tâm Thanh – Nguyễn Thị Yến: 20 tuổi
4. Tâm Thông – Nguyễn Thị Phúc: 15 tuổi
5. Tâm Hiển – Lê Thị Kim Anh: 17 tuổi
6. Tâm Thuận – Trần Thị Phước: 17 tuổi
7. Tâm chánh - Nguyễn Thị Ngọc Lan: 12 tuổi
8. Tâm Tôn – Huyền Tôn Nữ Tuyết Hoa: 12 tuổi”. [5, 44]
Hiện nay, tại số 19 đường Lê Lợi TP Huế vẫn còn dấu tích của sự kiện
này qua Đài tưởng niệm với biểu tượng bánh xe Pháp Luân tại một hoa viên gần
cầu Trường Tiền.
Lệnh cấm treo cờ Phật giáo nhân dịp Phật Đản là một sai lầm vô cùng
nghiêm trọng và đây là ngọn lửa đưa vào thuốc súng để có dịp bùng nổ, sau bao
nhiêu năm vẫn âm thầm âm ỷ, mà chưa có dịp bốc cháy. Sau này, chính phủ Ngô
Đình Diệm và cá nhân ông Nhu tìm cách che đậy sai lầm của họ bằng cách ngụy
biện rằng ông Diệm chỉ cho lệnh cấm treo cờ nơi công cộng và phải treo cờ tôn
giáo cùng với quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa, tức cờ vàng ba sọc đỏ tại các chùa

chiền. Sai lầm hơn nữa, Tổng thống Diệm đã từ chối nhận trách nhiệm về
thương vong và đổ lỗi cho “Việt Cộng” khiến cho sự phản kháng càng dữ dội.
Không hiểu tại sao anh em ông Diệm và thuộc hạ lại thản nhiên, lì lợm chụp cái
mũ cộng sản cho những người tranh đấu đòi bình đẳng tôn giáo.
Chính quyền Kennedy đã vội chỉ thị cho Truehart phải dùng mọi áp lực để
khuyến cáo chính quyền Ngô Đình Diệm phải ngừng đàn áp Phật giáo và phải
công khai giải quyết các đòi hỏi của Phật giáo. Do đó ngày 05/06/1963, phó
Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ được lệnh tiếp xúc với phía Phật giáo.
10


Tại Sài Gòn lúc đó trụ sở chính của Ủy ban Liên phái Phật giáo vẫn đặt tại
chùa Xá Lợi, nhưng quý Ngài lãnh đạo Phật giáo trong cuộc đấu tranh thường
xuyên di chuyển địa điểm họp mật để đặt kế hoạch đấu tranh. Đến ngày
09/06/1963, qua những lần thảo luận giữa Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo và
Ủy ban Liên bộ của chính quyền Ngô Đình Diệm không đi đến thoả thuận. Trái
lại chính quyền Diệm vẫn gia tăng các cuộc khủng bố, đàn áp Tăng Ni, Phật tử.
Trong tình hình đó nếu cứ kéo dài các cuộc đấu tranh bình thường như từ trước
đến nay thì dần dần sẽ bị tan rã vì thiếu hình thức khác lạ để có thể gây xúc động
lương tâm con người. Nên quý Ngài lãnh đạo Liên phái Phật giáo lúc đó đã phải
chấp nhận hạnh nguyện được tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức.

11


CHƯƠNG 2
CUỘC TỰ THIÊU CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC
(11/06/1963) VÀ PHẢN ỨNG CỦA CHÍNH QUYỀN NGÔ ĐÌNH DIỆM
2.1. Hòa thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (11/06/1963)
Ngày 27/5/1963, Hòa thượng Thích Quảng Đức đề Bức tâm thư lên giới

lãnh đạo Phật giáo với nội dung xin tự thiêu để bảo vệ Phật pháp, họ vẫn không
chấp thuận. Mặc dù không được chấp thuận, nhưng ý nguyện tự thiêu của Thích
Quảng Đức vẫn tiếp tục được nuôi dưỡng. Ngài lưu lại chùa Ấn Quang trì tụng
kinh Pháp Hoa và mong muốn đạt được ý nguyện. Tới ngày 9/6/1963, sau những
lần thương lượng giữa Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo và Ủy ban Liên bộ
không đem lại kết quả, trái lại chính quyền Ngô Đình Diệm vẫn gia tăng các
hoạt động đàn áp, khủng bố, giới lãnh đạo Phật giáo bị bắt buộc phải chấp nhận
ý nguyện tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức. Và “khi được thông báo
tin này, Hòa thượng Thích Quảng Đức hết sức mừng rỡ, hình tướng của Ngài
toát lên một sức hấp dẫn khó tả, trông như một vị Bồ tát hóa thân ở cõi ta bà
này”. [2, 260]
Ngày 10 tháng 06, phát ngôn viên của giới Phật tử tiết lộ cho các nhà báo
Mỹ biết rằng một chuyện gì đó quan trọng sẽ xảy ra sáng hôm sau bên ngoài đại
sứ quán Campuchia ở Sài Gòn. Phần lớn phóng viên đều không đếm xỉa đến lời
nhắn và ngày hôm sau, rất ít nhà báo xuất hiện.
Ngày 11 tháng 06, tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt Sài Gòn
– (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám và Nguyễn Đình Chiểu TP HCM), Hòa
thượng Thích Quảng Đức xuất hiện trong một đám diễu hành bắt đầu từ một
ngôi chùa gần đó. Khoảng 350 Tăng Ni dẫn đầu bởi một chiếc Austin
Westminster chia làm hai nhánh giương cao khẩu hiệu bằng cả tiếng Việt và
tiếng Anh. Họ lên án chính quyền Ngô Đình Diệm vì chính sách kỳ thị Phật giáo
và đòi bình đẳng tôn giáo.
Thích Quảng Đức đi ra từ chiếc ô tô cùng với hai nhà sư khác. Một người
đặt một tấm nệm xuống đường còn người kia mở cabin xe và lấy ra một bình
12


xăng dung tích 5 gallon. Vì đoàn diễu hành đang tạo thành nhiều lớp vòng tròn
xung quanh mình, Thích Quảng Đức bình tĩnh ngồi thiền trên tấm đệm. Hai nhà
sư bắt đầu trút xăng lên đầu ông. Thích Quảng Đức lần tràng hạt và bắt đầu

niệm: “Nam Mô A Di Đà Phật” trước khi tự tay châm lửa bằng diêm. Lửa nhanh
chóng thiêu rụi áo cà sa và da thịt Hòa thượng, khói đen bốc lên từ cơ thể đang
cháy bùng của ông.
Trước khi tự thiêu Hòa thượng Thích Quảng Đức đã để lại lời tâm nguyện:
“Tôi pháp danh Thích Quảng Đức, Hòa thượng trụ trì chùa Quán Âm
Phú Nhuận (Gia Định). Nhận thấy Phật giáo nước nhà đương lúc ngửa
nghiêng, tôi là một tu sĩ mệnh danh là trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi
điềm nhiên tọa thị để cho Phật Pháp tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện
thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn
Phật giáo. Mong ơn mười phương chư Phật, chư Đại Đức Tăng Ni chứng minh
cho tôi đạt thành chí nguyện như sau:
1.

Mong ơn Phật Tổ gia hộ cho Tổng thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận

2.
3.

năm nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt Nam ghi trong bản tuyên ngôn.
Nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam được trường cửu bất diệt.
Mong nhờ hồng ân chư Phật gia hộ cho chư Đại Đức Tăng Ni, Phật tử Việt

4.

Nam tránh khỏi tai nạn bắt bớ giam cầm của kẻ gian ác.
Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc.
Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời cho Tổng
thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân và thi hành
chánh sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thuở.
Tôi tha thiết kêu gọi chư Đại đức Tăng Ni và Phật tử nên đoàn kết nhất

trí hy sinh để bảo tồn Phật giáo.
Nam Mô Đấu Chiến Thắng Phật
Làm tại chùa Ấn Quang, ngày mùng 8 tháng 4 nhuần năm Quý Mão
Tỳ kheo Thích Quảng Đức
Kính bạch”. [6]
Bằng lời lẽ nhẹ nhàng, cô đúc nhưng lại giàu tính thuyết phục, Thích
Quảng Đức đã gởi gắm tâm nguyện của mình vào bức thư tuyệt mệnh với mong
13


ước bảo vệ Phật giáo ở Việt Nam. Đó quả là một tấm gương một lòng vì đạo
pháp mà xưa nay hiếm vậy.
Chừng 10 phút sau thì lửa tàn, Ngài bật ngữa ra, tay vẫn co trước ngực.
Sau này có người kể lại rằng nếu tâm nguyện vị pháp thiêu thân và hòa bình cho
dân tộc của Ngài được Phật Tổ chứng giám, Ngài sẽ về cõi Phật trong tư thế
nằm ngửa và nguyện để lại một trái tim xá lợi. Phải chăng nguyện của Ngài đã
linh ứng?
Khi ngọn lửa tự thiêu đã tắt hẳn, Hòa thượng Thích Đức Nghiệp (lúc này
là Đại Đức Thích Đức Nghiệp) và đồng đạo lấy cờ Phật quấn thi hài Bồ tát
Thích Quảng Đức. Tuy nhiên, lá cờ không thể bọc kín Ngài được vì Ngài ra đi
trong tư thế tay chắp trước ngực, hai chân vẫn hơi co lại như đang ngồi thiền.
Lúc này, tiếng khóc của các Tăng Ni và dân chúng át cả tiếng ồn ào, la hét của
lực lượng cảnh sát. Đám rước thi hài Ngài về chùa Xá Lợi đã kéo theo một đoàn
Tăng Ni, Phật tử và dân chúng dài hàng cây số. Họ tiễn đưa một Bồ tát đã cung
hiến thân mình cho đạo pháp và hòa bình dân tộc. Sau lễ nhập kim quan, hàng
ngàn Tăng Ni, Phật tử ngày đêm tụ tập về chùa Xá Lợi để cầu nguyện và canh
phòng chính quyền Diệm cướp mất thi hài của Ngài.
Lúc 13:30, khoảng 1000 Tăng Ni tập trung trong chùa để họp trong khi
bên ngoài, đám đông sinh viên ủng hộ Phật giáo tập trung giương biễu ngữ:
“Một hòa thượng đã tự thiêu vì 5 yêu cầu của chúng tôi” và dàn thành hàng rào

xung quanh ngôi chùa. Cuộc họp nhanh chóng kết thúc và các nhà sư quay trở
lại ngã tư nơi Thích Quảng Đức tự thiêu.
Buổi chiều cùng ngày, chính quyền Diệm ra lệnh phong tỏa các chùa, nhất
là chùa Xá Lợi, nơi đặt nhục thân cố Hòa thượng Thích Quảng Đức. Khắp các
nẻo đường dẫn về chùa Xá Lợi, cảnh sát được điều động đến ngăn chặn làn sóng
người đang đổ dồn về chùa Xá Lợi. Khoảng 18:30, 30 ni cô và 6 nhà sư đã bị bắt
vì tội tổ chức cầu nguyện trên phố bên ngoài chùa Xá Lợi. Cảnh sát lúc đó đã
bao vây ngôi chùa và chặn đứng sự tiếp xúc với bên ngoài. Những người chứng
kiến cảm thấy rằng một cuộc đàn áp vũ trang sắp xảy ra. Chiều ngày hôm đó,
hàng nghìn người dân Sài Gòn khẳng định rằng họ đã thấy ảo cảnh trên trời như
14


khuôn mặt Đức Phật, họ cho rằng Phật tổ đang nhỏ lệ.
2.2. Phản ứng của chính quyền Ngô Đình Diệm sau khi Hòa thượng
Thích Quảng Đức tự thiêu
Lúc 19 giờ cùng ngày Thích Quảng Đức tự thiêu, Tổng thống Ngô Đình
Diệm đọc một bài diễn văn trên sóng phát thanh rằng ông “hết sức lo ngại” về
vụ việc và khẩn khoản kêu gọi “đồng bào bình tâm”. Ông cũng thông báo rằng
tiến trình đàm phán đang tiến triển tốt. Ông Diệm cho biết chính tính hình tôn
giáo căng thẳng như thế này đã làm nổi bật vai trò của thuyết nhân cách trong
Thiên chúa giáo đối với các luật lệ của ông. Ngô Đình Diệm còn cho rằng những
người có tư tưởng cực đoan đã bóp méo sự thật và khẳng định rằng các Phật tử
có thể tin tưởng vào Hiến pháp, hay nói cách khác là tin tưởng Ngô Đình Diệm.
Ông lo sợ một cuộc bùng nổ lớn, chính quyền Ngô Đình Diệm cấp tốc mở một
cuộc điều đình với Phật giáo. Phiên họp đầu tiên diễn ra ngày 14/6/1963, sau
năm phiên họp thì Thông cáo chung được ký kết vào lúc 1:30 sáng ngày
16/6/1963. Và để tránh một cuộc nổi dậy của quần chúng, chính quyền Ngô
Đình Diệm ra lệnh loan truyền bản Thông cáo chung ngay khi vừa được ký kết
bằng xe phóng thanh của Bộ Thông tin. Điện tín đánh đi các tỉnh về nội dung

Thông cáo chung, Đài phát thanh Sài Gòn loan tin khi trời chưa sáng …
Quân lực Việt Nam Cộng hòa hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng thống, bày
tỏ sự đoàn kết với nhau đằng sau Ngô Đình Diệm để cô lập các sĩ quan chống
đối. 30 quan chức cấp cao đứng đầu bởi tướng Lê Văn Ty đã khẳng định quyết
tâm thực thi mọi nhiệm vụ giao phó cho quân đội để bảo vệ hiến pháp và nền
cộng hòa. Bản tuyên bố thực ra là vỏ bọc che đậy cho kế hoạch lật đổ Ngô Đình
Diệm. Một số người tham gia ký kết về sau có dính líu trực tiếp tới cuộc đảo
chính và ám sát Diệm tháng 11 năm đó. Các tướng Dương Văn Minh và Trần
Văn Đôn cố vấn quân sự của Tổng thống và là người sẽ lãnh đạo cuộc lật đổ, lúc
đó đang ở nước ngoài và không phải tham gia màn kịch ký kết.
Về sự hy sinh của Hòa thượng Thích Quảng Đức, Nhu cho là “một vụ
làm chết người có tổ chức, bằng cách tưới xăng đốt một vị Hòa thượng”
[5,151]. Trần Lệ Xuân, vợ của Ngô Đình Nhu là em dâu của Tổng thống, lúc đó
được mệnh danh là Đệ nhất phu nhân Việt Nam Cộng hòa vì Tổng thống sống
15


độc thân đã cho rằng việc Thích Quảng Đức tự thiêu là “nướng sư”. “Trả lời
phỏng vấn của ký giả báo New York Time, Trần Lệ Xuân nói: Tôi còn đánh sư
gấp mười lần như thế nữa à. Phương pháp giải quyết vấn đề Phật giáo là phớt
tỉnh, không cần biết tới” [2, 288]. Những phát biểu thiếu cân nhắc và quá khích
của bà như rót thêm nước sôi vào tình hình căng thẳng lúc đó. Cuối tháng 6,
chính phủ Ngô Đình Diệm cáo buộc rằng Thích Quảng Đức đã bị chích thuốc
trước khi bị ép tự vẫn. Chính quyền cũng buộc tội Browne đã hối lộ nhà sư để
ông tự thiêu.

16


CHƯƠNG 3

NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỪ CUỘC TỰ THIÊU CỦA
HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC
3.1. Cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức đưa đến việc ký
kết Thông cáo chung vào ngày 16/06/1963
Sau vụ Thích Quảng Đức tự thiêu, phía Hoa Kỳ gia tăng sức ép buộc Việt
Nam Cộng hòa tiếp tục thương lượng và hòa giải với phía Phật giáo. Lúc 11:30
ngày 11 tháng 06, Tổng thống Diệm triệu tập nội các để họp khẩn cấp bàn về
vấn đề khủng hoảng Phật giáo. Thế nhưng sau cái chết của Thích Quảng Đức,
ông đã hủy cuộc họp và gặp riêng với các bộ trưởng của mình. Đại sứ Mỹ
William Trueheart đã cảnh báo Nguyễn Đình Thuận, thư ký của Diệm, rằng tình
hình hiện rất nhạy cảm và đặt hy vọng Tổng thống sẽ sớm đáp ứng những yêu
sách của giới Phật tử. Tại Mỹ, ngoại trưởng Dean Rusk cũng cảnh báo đại sứ
quán Sài Gòn rằng Nhà Trắng sẽ công khai công bố bản yêu sách đó “tự nó sẽ
không liên quan” gì đến chính quyền nếu sự việc đã không xảy ra.
Ngày 14 tháng 06 chính quyền và Phật giáo chính thức họp ở hội trường
Diên Hồng và hai ngày sau tức ngày 16/06 Thông cáo chung về năm nguyện
vọng của Phật giáo đã được hai bên cùng ký kết vào lúc 2 giờ sáng. Với Thông
cáo chung, chính quyền Ngô Đình Diệm thừa nhận việc treo cờ của các tôn giáo
trong những ngày lễ tôn giáo và buộc phải chấp thuận:
“Tách hiệp hội có tính chất tôn giáo ra khỏi Dụ số 10 và lập một quy chế
hợp với tính cách đặc biệt về nhu cầu sinh hoạt của những hiệp hội tôn giáo ấy.
Những sinh hoạt thuần túy tôn giáo và thường xuyên, như 14, rằm, 30,
mồng một, cầu siêu, cầu an hay các ngày vía, nếu làm trong phạm vi nhà chùa
hay trụ sở của hội thì khỏi phải xin phép.
Dành mọi sự dễ dàng cho sự kiểm duyệt về kinh sách Phật giáo.
Những cán bộ có trách nhiệm về các vụ xảy ra ở Huế từ ngày 8/5/1963,
bất kỳ thuộc thành phần nào, cũng sẽ bị nghiêm trị, nếu cuộc điều tra chứng tỏ
lỗi của họ …”. [5, 140-141]
Ngày 17 tháng 06, Hòa thượng Thích Tịnh Khiết báo tin cho toàn thể
17



Tăng Ni, Phật tử biết về những thắng lợi đã đạt được trong Thông cáo chung và
kêu gọi họ “hãy trở lại nếp sống bình thường và thành tâm cầu nguyện cho bản
Thông cáo chung, một văn kiện được cam kết long trọng giữa Chính phủ và
Phật giáo được thi hành nghiêm chỉnh”. [5, 143-144]
3.2. Lưu lại “Trái Tim Bất Diệt” tạo nên lòng tin lớn cho Phật giáo đồ
Ngày 16 tháng 06 được chọn làm ngày tổ chức lễ tang cho Thích Quảng
Đức nhưng buổi lễ lại bị hoãn. Tang lễ Bồ tát Thích Quảng Đức ở chùa Xá Lợi
trở thành một sự kiện trọng đại của Sài Gòn lúc bấy giờ. Tăng Ni, Phật tử và dân
chúng ở các địa phương nghe tin đã nhanh chóng về Sài Gòn để thắp hương tiễn
biệt Ngài lần cuối. Lượng người đổ về chùa Xá Lợi càng lúc càng đông hơn
4000 người, khiến lực lượng cảnh sát, mật vụ chính quyền Ngô Đình Diệm phải
ra sức ngăn chặn nhằm giảm thiểu ý nghĩa linh thiêng và quy mô của tang lễ. Họ
vây chặt vòng ngoài thậm chí một số đối tượng giả dạng thương binh còn đến
quấy rối, đe dọa Tăng Ni, Phật tử ...
Đến ngày 20 tháng 06 năm 1963, Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo và
nhiều Tăng Ni, Phật tử đưa nhục thân Ngài hỏa táng tại An Dưỡng địa Phú Lâm
cách trung tâm thành phố 16km (khoảng 10 dặm). Theo như bản Thông cáo
chung vừa được ký kết trước đó vài ngày trong đó có sự đồng thuận giữa các
chức sắc Phật giáo và cảnh sát thì số người tham dự lễ tang được giới hạn
khoảng 400 người.
Sau 24 tiếng đồng hồ đốt trong lò với sức nóng 4000 oC, kim quan và nhục
thân Ngài đã biến thành tro bụi, nhưng một kỳ tích ngoài tưởng tượng của mọi
người, đó là quả tim của Ngài vẫn còn nguyên vẹn, lúc đầu ở trạng thái mềm và
săn dần dần cứng như sắt. Người ta liền cấp báo giới lãnh đạo ở chùa Xá Lợi và
đưa tim thiêu thêm một lần nữa. Lần này thiêu lên đến 12000 oC nhưng tim vẫn
không cháy. Đúng như tâm nguyện của Ngài trước Tam Bảo khi phát nguyện tự
thiêu “in thân làm đuốc cảnh tỉnh chế độ Ngô Đình Diệm và xin cho trái tim này
được tồn tại mãi mãi”. Về sau quả tim này được đặt trên một cốc rượu lễ bằng

thủy tinh tại chùa Xá Lợi. Giới Phật tử coi đây là một điều linh thiêng, một biểu
tượng của lòng trắc ẩn và suy tôn ông thành một vị Bồ tát.
Thượng tọa Thích Thông Bửu trụ trì chùa Quan Thế Âm là nơi Hòa
18


thượng Thích Quảng Đức trú sứ và thầy Thông Bửu cũng là trưởng tử của Hòa
thượng Thích Quảng Đức đã nói chuyện lại rằng sau đó Tăng Ni đã đem hài cốt
và Trái Tim Bất Diệt của Hòa thượng về chùa Xá Lợi ... Khi biết được trái tim
không cháy, chính quyền Ngô Đình Diệm luôn gây sức ép căng thẳng với Phật
giáo lúc bấy giờ đều nhằm mục đích chiếm đoạt lại hoặc phá hủy Trái Tim Bất
Diệt này. Ủy ban Liên phái Phật giáo biết được ý đồ đó đã họp và quyết định
thay thế trái tim thật thành trái tim giả.
Ngày 28 tháng 06 năm 1963, chính quyền Diệm mở cuộc tấn công và đàn
áp vào chùa Xá Lợi để chiếm đoạt trái tim. Cảnh sát mật định cướp bình đựng
tro của Thích Quảng Đức. Tuy nhiên lính của ông Nhu cũng đã lấy được trái tim
xá lợi. Trái tim mà lực lượng quốc gia lấy được khi đó là trái tim giả còn trái tim
thật đã được niêm phong cất vào tủ sắt và bí mật cất vào một ngân hàng lưu giữ.
3.3. Ảnh hưởng từ cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức
đối với chính trị - truyền thông trong và ngoài nước
Những bức ảnh của Browne chụp cảnh tự thiêu nhanh chóng truyền đi bằng
các phương tiện điện tín và lên trang nhất của nhiều tờ báo khắp thế giới. Việc
một hòa thượng tự thiêu tại một đất nước mà phần đông dân số theo đạo Phật đã
được ghi nhận là bước ngoặt trong cuộc khủng hoảng Phật giáo và dẫn đến sự sụp
đỗ của chính quyền Ngô Đình Diệm. Mặc dù sự suy yếu của chính phủ bắt đầu lộ
rõ từ trước nhưng vụ việc vẫn được coi là bước then chốt trong tình hình hỗn loạn
lúc bấy giờ. Đối với Browne và hãng thông tấn AP, những bức ảnh là một thành
công trong tiếp thị Ray Herndon, nhà báo hãng thông tấn UPI đã quên không
mang máy ảnh ngày hôm đó nên bỏ lỡ cơ hội chụp cảnh một hòa thượng tự thiêu,
sau đã bị cấp trên la rầy. UPI ước lượng rằng có 5000 độc giã ở Sydney, một

thành phố lúc đó có khoảng 1,5 đến 2 triệu dân, đã chuyển sang lấy tin từ các
nguồn hãng AP. Về phía chính quyền Ngô Đình Diệm, tờ Time of Vietnam, cơ
quan ngôn luận bằng tiếng Anh, đã gia tăng sự công kích đối với các nhà báo Mỹ
và giới Phật tử. Những dòng tít kiểu như “Giới chức chùa Xá Lợi đưa ra lời hăm
dọa mới” hay “Sư sãi âm mưu ám sát” xuất hiện trên mặt báo.
Tại châu Âu, bức ảnh được bày bán hàng loạt trên đường phố như những
tấm bưu thiếp trong suốt thập niên 1960. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã in
bức ảnh ra hàng triệu bản và phân phát khắp châu Á và châu Phi như một minh
19


chứng về “chủ nghĩa đế quốc Mỹ”.
Địa điểm được chọn làm nơi tự thiêu, trước cổng đại sứ quán Campuchia
tại Sài Gòn, đã làm dấy lên những nghi vấn liệu đó chỉ là sự ngẫu nhiên hay còn
có ý gì khác. Trueheart và nhân viên sứ quán cảm thấy rằng địa điểm này được
chọn như để bày tỏ tình đoàn kết với chính phủ Campuchia của Hoàng thân
Norodom Sihanouk. Quan hệ giữa Việt Nam Cộng hòa và Campuchia lúc đó
đang căng thẳng.
3.4. Ảnh hưởng từ việc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức
đến các vụ tự thiêu của Tăng Ni Phật tử khi chính quyền Ngô Đình Diệm vi
phạm Thông cáo chung
Cái chết phi phàm của Bồ tát Thích Quảng Đức đã làm chấn động dư luận
khắp hoàn cầu. Báo chí thế giới đăng tin lên trang đầu cùng ảnh tự thiêu của
Ngài. Việc Ngài tự thiêu, được đồng bào cả nước biết ngay chiều hôm đó và đã
gây xúc động sâu xa trong mọi tầng lớp, không phân biệt tôn giáo. Sự hy sinh vì
đạo của Ngài đã làm cho Ngô Đình Diệm vô cùng hốt hoảng và lo sợ, tìm mọi
cách đối phó với Phật giáo.
Đối với việc thực hiện Thông cáo chung, phía chính quyền thì nhượng bộ
nhưng phía gia đình trị và tôn giáo của ông Diệm không chấp nhận. Do đó, chưa
đầy một tuần lễ sau là một chiến dịch do ông, bà Ngô Đình Nhu và ông Tổng

giám mục Ngô Đình Thục đã tận dụng mọi phương tiện của nhà nước dùng các
tổ chức Thanh Niên Cộng hòa, Hội Phụ nữ Liên đới, trung tâm Nhân Vị Vĩnh
Long, Đảng Cần Lao, thương phế binh, Công an mật vụ, ... Truyền thông báo
chí thi nhau vu khống, mạ lỵ đàn áp, cách chức, bắt giam, ám sát, bắt cóc, tra
tấn, thủ tiêu, ... Thế là các nhà lãnh đạo Phật giáo lại phải kêu gọi các chư Tăng
Ni cùng đồng bào Phật tử vùng lên tái đấu tranh.
Cuộc đấu tranh này quả thực gay go và phức tạp, Ngoại trưởng Vũ Văn
Mẫu đã phải từ chức để phản đối hành động đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô
Đình Diệm. Ông Trần Văn Chương, đại sứ của chính phủ Việt Nam Cộng hòa tại
Liên Hợp Quốc và là thân phụ của bà Trần Lệ Xuân vợ ông Nhu, cũng từ chức
để phản đối cuộc đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Tướng Lê
Văn Nghiêm tư lệnh Quân Đoàn I, lên tiếng phản đối sự đàn áp dã man của
20


chính quyền thì bị cách chức, đa số các quân nhân ở Quân Đoàn I đã cùng đồng
bào Phật tử tham gia biểu tình, nhất là ở tại Huế và Đà Nẵng. Thị trưởng Đà
Nẵng lúc đó là Đại tá Lê Quang Mỹ nguyên là tư lệnh Hải quân, bị cách chức,
sau đó lại được Tổng thống Ngô Đình Diệm cử Đại tá Trần Ngọc Châu ra thay
thế. Trần Ngọc Châu có rất nhiều kế hoạch thâm độc để đánh phá các cuộc biểu
tình của Phật giáo lúc đó. Tại Huế và Đà Nẵng khí thế tranh đấu đòi bình đẳng
tôn giáo của Phật giáo rất sôi động.
Noi gương Bồ tát Thích Quảng Đức, khi chính quyền Ngô Đình Diệm vi
phạm Thông cáo chung còn có 6 Tăng Ni và 1 cư sĩ của Phật giáo Việt Nam
cũng tự thiêu để đòi quyền tự do bình đẳng tôn giáo đã tạo nên một làn sóng
cuồn cuộn làm sụp đổ chế độ độc tài, gia đình trị của Ngô Đình Diệm vào ngày
1/11/1963.
3.4.1. Đại đức Thích Nguyên Hương tự thiêu ngày 04/08/1963 tại
Phan Thiết
Đại đức Thích Nguyên Hương 23 tuổi, hiệu là Đức Phong, tục danh là

Huỳnh Văn Lễ, sinh năm 1940 tại làng Long Tỉnh, xã Liên Hương, quận Tuy
Phong, tỉnh Bình Thuận. Thân phụ là Huỳnh Thân, thân mẫu là Trương Thị
Lang, chỉ sinh một mình Đại đức.
Trong thời ấu thơ, vì nhà ở sát chùa nên Đại đức thường được mẹ dẫn dắt
tới lui cảnh thiền môn để lễ Phật nghe kinh. Do đó, năm vừa lên 6 tuổi, lòng
mến đạo đã thấm nhuần trong tâm tưởng, Đại đức được cha mẹ cho xuất gia học
đạo và được Thượng tọa Thích Quang Chí tọa chủ chùa Linh Bửu cho thọ Tam
Qui, pháp danh là Nguyên Hương. Năm 12 tuổi, Đại đức được thọ ngũ giới, từ
đó Đại đức chuyên tâm tu niệm, dốc lòng phụng sự Tam Bảo.
Năm 20 tuổi, Đại đức thọ Cụ túc giới được hiệu là Đức Phong. Thọ giới
xong đạo niệm của Đại đức ngày một thêm tinh tấn và trên bước đường vân du
Hóa – Đạo, Đại đức đã được rất nhiều người cảm mến nên Đại đức dừng bước
vân du và nhận chức Trụ trì tại chùa Bảo Tạng.
Từ ngày Phật giáo bị đại nạn, Đại đức đã thấu triệt sự tồn vong của Đạo
pháp là vấn đề trọng đại, còn tấm thân uẫn này là tạm bợ, nên sau 2 ngày tuyệt
thực tại chùa Tỉnh hội Phật giáo Bình Thuận, Đại đức một mình lặng lẽ rời chùa
21


tay xách thùng xăng dấu trong tấm áo cà sa đi thẳng lên đài Chiến sĩ, trước tòa
Tỉnh trưởng Phan Thiết. Thầy đắp y vàng, ngồi kiết già, tẩm xăng rồi tự thiêu.
Chỉ trong chốc lát lửa cháy bừng lên, Thầy không cử động, tay quyết ấn, ngồi
ngay thẳng với dáng điệu tọa thiền cho tới khi lửa tắt và Thầy nằm xuống. Lập
tức một đơn vị quân đội kế cận được huy động đến chở thi hài Thầy vào bệnh
viện Phan Thiết, lúc ấy là 12 giờ ngày 4/8/1963.
Nghe tin này, một số Tăng Ni, Phật tử đến bệnh viện để thăm Thầy. Thấy
vậy lực lượng canh phòng mỗi lúc một tăng, trong cảnh ấy Tăng Ni, Phật tử
đành phải nằm quanh nhà xác để canh chừng nhục thân của Thầy vì sợ chính
quyền cướp lấy không biết giờ phút nào. Một số Tăng Ni, Phật tử bị giam lỏng
không ăn, không uống, không một tin tức. Ngày 5/8, chính quyền bắt ba mẹ Đại

đức Thích Nguyên Hương đến ghi âm lại những lời họ bịa đặt ra để trấn an dư
luận. “Họ còn ra lệnh cứ ba bốn nhân viên thuộc hạ kéo một Ni cô hoặc một
Thầy liệng vào phòng điên, còn những Tăng Ni, Phật tử không còn chỗ chứa bị
họ bắt vặn tay lui đằng sau và dẫn ra đứng trước sân. Trong khi ấy những
Tăng Ni, Phật tử ngoài bệnh viện kêu cứu phản đối nhưng đều bị đàn áp. Thế
rồi, nhân viên công lực ào vào nhà xác bế nhục thân Thầy Nguyên Hương cho
vào hòm. Đau đớn nhất là khi nghe những tiếng lắc cắc do gân đứt xương gãy
tạo nên! Sở dĩ họ phải bẽ gãy vì lúc thiêu Thầy ngồi kiết già, tay bắt ấn” [5,
248]. Chỉ trong chốc lát họ đã bỏ được vào hòm, cho lên xe và chạy về Tuy
Phong. Trong tình cảnh ấy, một số Tăng Ni, Phật tử quá đau đớn nhào lên xe cố
đòi cho được xác Thầy nhưng sức yếu thế cô, bị nhân viên công lực đạp xuống
nên đành đứng lại gào thét, khóc than nhìn theo thân xác đã khuất với nỗi niềm
vô vọng, tiếc thương.
Thế là gần 2 tháng sau ngày ký bản Thông cáo chung của chính quyền
Ngô Đình Diệm, một lần nữa Thầy Nguyên Hương một tăng sĩ trẻ tuổi của Phật
giáo Việt Nam noi gương Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu vì đạo để phản đối
chính sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền họ Ngô. Huyễn thân tuy mất, nhưng
Đại đức còn để lại trong lòng người một cái gì bất diệt.
3.4.2. Đại đức Thích Thanh Tuệ tự thiêu ngày 13/08/1963 tại
22


Thừa Thiên
Đại đức Thích Thanh Tuệ 18 tuổi, tục danh Bùi Huy Chương, sinh tại Ba
Khê, quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân phụ là Bùi Dư, thân mẫu là bà Hoàng
Thị Phục. Mẹ mất từ lúc Đại đức lên 10 tuổi, cụ Dư ở vậy nuôi con. Đại đức có
2 chị gái lớn và 1 anh trai là Bùi Cầu 23 tuổi, quân nhân, sau Đại đức còn 1 em
trai út.
Vì ham mộ đạo lý nhà Phật, nên năm 1960 Đại đức vào quy y chùa Phước
Duyên, thuộc xã Hưng Long, quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, được pháp danh

là Thanh Tuệ.
Năm 1963, Đại đức đỗ bằng trung học đệ nhất cấp với hạng binh thứ. Vì
tính rất ôn hòa và hiền hậu, nên Đại đức đã được Ngài trụ trì chùa cụ Võ Đức
Phú, pháp danh Thích Đãnh Lễ rất thương yêu. Đặc biệt là Đại đức rất hiếu thảo
với cha mẹ, thường tỏ ý thương tiếc từ mẫu quá vãng sớm. Hằng năm đến ngày
rằm tháng 6 là ngày giỗ mẹ, dầu cho bận việc thế nào, Đại đức cũng về quê tại
Hải Lăng tụng kinh niệm Phật ngày đêm để cầu siêu cho mẹ.
Trước ngày tự thiêu 9 hôm, tức là ngày mùng 4/8/1963, nhằm ngày rằm
tháng 6 là ngày giỗ mẹ, Đại đức cùng Ngài trụ trì là Thích Đãnh Lễ về quê nhà.
Đại đức tụng niệm suốt đêm ngày, để cầu siêu cho mẹ và cũng là lần chót Đại
đức từ giã gia đình về cõi Phật.
Vì thấy Phật giáo bị đại nạn, đứng trước sự tồn vong của đạo pháp, Đại
đức phát nguyện tự thiêu để cứu nguy Đạo pháp vào đêm 12 rạng sáng
13/8/1963 tại chùa Phước Duyên, thuộc núi Thiên Mụ, tỉnh Thừa Thiên. Chính
quyền Ngô Đình Diệm đã cướp lấy thi hài của Đại đức nên đã gây ra một cuộc
đàn áp với Phật tử. Kết quả cuộc đàn áp này là 25 Phật tử bị thương, trong đó có
5 người bị thương khá nặng phải đem vào bệnh viện điều trị. “Ngay chiều hôm
Đại đức Thích Thanh Tuệ thiêu thân, Thượng tọa Thích Trí Thủ đã đánh điện
vào Sài Gòn yêu cầu Ủy ban Liên Phái can thiệp với chính quyền Ngô Đình
Diệm trả lại thi hài Đại đức Thích Thanh Tuệ. Tuy nhiên yêu cầu của Phật giáo
không những không có hiệu quả mà thi hài Đại đức không biết chính quyền đã
chôn lén ở một nơi nào” [5,347].
3.4.3. Ni cô Diệu Quang tự thiêu ngày 15/08/1963 tại Ninh Hòa
23


Ni cô Thích Nữ Diệu Quang, tục danh là Ngô Thị Thu Minh, tự Minh
Nguyệt, 27 tuổi, tự thiêu vào 8:30 sáng ngày 15/8/1963, Ni cô đã dùng xăng tự
thiêu tại một ngõ hẻm gần chùa Chi Hội, cạnh trường Hòa Xuyên tại Ninh Hòa.
Chính quyền địa phương lập tức tới nơi nhặt thi hài của Ni cô và mang đi mất

tích. Cũng vì chính quyền quá mau lẹ cho nên Tỉnh hội Phật giáo Nha Trang
không tìm kiếm được một di tích gì của Ni cô để lại, cả di bút là lá thư thứ mà
thông thường trước khi tự thiêu vị nào cũng ghi lại để nói lên nguyện vọng của
mình. “Sau ngày Ni cô Diệu Quang tự thiêu Phật giáo đồ Nha Trang đứng lên
biểu tình đòi trả lại thi hài của Ni cô. Cuộc biểu tình này ngay lập tức bị đàn áp
dã man của nhân viên công lực, khiến gần 30 người bị thương và trên 200 thiện
tín bị bắt”. [5,354]
“Sau đó, nhà cầm quyền cho bao vây hai chùa Tỉnh Hội và Phật học viện
Nha Trang nhốt hơn 300 Tăng Ni và thiện tín trong đó. Trong 3 ngày hai chùa
này bị đàn áp dã man và kết quả của cuộc đàn áp này có 4 Tăng, 1 Ni và 3 Phật
tử bị trọng thương, 2 vị Tăng khác bị quăng xuống hồ và gia đình Phật tử
Phước Hải vớt lên. Rất đông học sinh Phật tử bị bắt, nhiều nhất là các nữ sinh
Phật tử”. [5,354]
Theo Trần Tuyết Hoa tác giả của bài viết “Thánh tử đạo Diệu Quang” đã
viết: “… có cái gì đó rất đặc biệt ở người con gái có đôi mắt đẹp mơ màng rất
Huế và buồn vời vợi, buồn đến lạ lùng, một nét buồn thánh thiện mà ai nhìn vào
cũng phải chao lòng. Lúc chưa xuất gia chị đi dạy ở trường tiểu học và nổi
tiếng là cô giáo rất thương yêu học trò – em trai tôi học với chị cũng thần tượng
chị là cô giáo hiền thục nhất trường. Ở nhà, là người chị gương mẫu hiền lành,
ít nói, luôn thương chiều các em. Nhìn dáng chị đi về thanh thoát, nhẹ nhàng,
giọng nói nhỏ và êm ru, có vẻ sợ làm kinh động đến người khác. Thỉnh thoảng
chị cười nhẹ mà đôi mắt vẫn buồn tênh, ưa nhìn vào khoảng không, tư lự … Tôi
cảm thấy ở chị một phong cách khác người, là lạ mà hồi đó tôi chưa nghĩ ra.
Tôi thường nói đùa với Hương (em gái Ni cô Diệu Quang): Chị Nguyệt có vẻ
như một tiên nữ đi lạc xuống cõi trần ô trọc này vậy! … Hương cười tự thú: Chị
hiền lắm mi ơi! – Me tao hay lo là chị hiền quá sợ sau ra đời sẽ khổ… - Tội
nghiệp chị ghê đi…” [4].
24



3.4.4. Thượng tọa Thích Tiêu Diêu tự thiêu ngày 16/08/1963 tại Huế
Thượng tọa Thích Tiêu Diêu 71 tuổi, hiệu là Tâm Nguyện, tục danh là
Đoàn Mễ, sinh năm 1892 tại làng An Tuyền tức là Chuồn, quận Phú Vang, tỉnh
Thừa Thiên, cách thị xã Huế 10 cây số.
Thượng tọa sinh trưởng trong một gia đình đạo đức giàu có và chức sắc
trong làng. Thượng tọa có 9 người con, hai người cũng đã xuất gia tu hành là
Đại đức Thích Thiện Ân (đậu bằng tiến sĩ ở Nhật) và Đại đức Thích Đức Tường.
Thượng tọa Thích Tiêu Diêu xuất gia năm 1930 và tu hành tại chùa Tường
Vân, làng Dương Xuân Thượng. Thượng tọa là đệ tử của Hòa thượng Thích
Tịnh Khiết, Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Năm 1952,
người thọ Cụ túc giới, vì muốn tu trong cảnh thanh vắng, nên Thượng tọa đã lấp
một cái cốc trên ngọn đồi bên chùa Châu Lâm để tiện nhập thất tu niệm.
Thượng tọa rất chuyên tâm nghiên cứu Phật pháp qua kinh sách và đã dự
các lớp Phật pháp tại Phật học viện Tây Thiên, Linh Quang. Thượng tọa tu theo
hạnh Đầu đà: ăn ngủ rất ít, cứ 2 ngày mới ăn một bữa vào giờ ngọ.
Khi cuộc tranh đấu của Phật giáo phát khởi, Thượng tọa thường đến ở
chùa Từ Đàm Huế để tham dự các cuộc cầu siêu và tuyệt thực. Không một cuộc
biểu tình, xuống đường, tuyệt thực hay cầu an cầu siêu nào cho cuộc đấu tranh
và cho những người hy sinh vì đạo pháp mà Ngài không có mặt. Người dân cố
đô Huế luôn thấy hình ảnh vị Sư già yếu ấy, có mặt trước tiên và bền bĩ ở khắp
mọi nơi có làn sóng biểu thị.
Tình trạng đàn áp Phật giáo đồ khắp mọi nơi của chính quyền Ngô Đình
Diệm đã không ngừng mà còn gia tăng khốc liệt. Những tin tức chẳng lành từ
khắp nơi liên tiếp đưa về khiến lòng Ngài càng thêm đau buồn lo ngại. Đặc biệt,
ngọn lửa hùng lực dũng trí của Hòa thượng Thích Quảng Đức (11/6/1963), tiếp
đến là của Đại đức Nguyên Hương (04/8/1963), Đại đức Thanh Tuệ (13/8/1963),
Ni cô Diệu Quang (15/8/1963) đã làm chấn động lương tri khắp cả nhân loại yêu
công lý, tự do và bình đẳng. Nhưng chỉ riêng gia đình nhà Ngô là vẫn tiếp tục
điên cuồng nhắm đến một kế hoạch lớn là thủ tiêu Phật giáo. Thông tư mang
tính nhân bản và từ bi của Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo ngày 14/8/1963

nhằm “kêu gọi Tăng Ni hạn chế tự thiêu cúng dường Tam Bảo” vẫn chưa đủ sức
hạn chế sự căm phẫn, xót xa của hàng triệu Tăng tín đồ khắp mọi nơi. Hơn thế
25


×