Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

GIÁO dục HỨNG THÚ học tập CHO SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM kỹ THUẬT THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHẠM ĐĂNG CHÍNH

GIÁO DỤC HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 60140101

S K C0 0 4 9 2 2

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHẠM ĐĂNG CHÍNH

GIÁO DỤC HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHẠM ĐĂNG CHÍNH

GIÁO DỤC HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401
Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS TRẦN THỊ THU MAI

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2016


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:
Họ & tên: PHẠM ĐĂNG CHÍNH

Giới tính: NAM

Ngày, tháng, năm sinh: 26/02/1989

Nơi sinh: GIA LAI


Quê quán: IANHIN – CHUPAH – GIA LAI

Dân tộc: Kinh

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: THÔN 6 XÃ IANHIN – CHUPAH – GIA
LAI
Điện thoại nhà riêng: 0973671126
E-mail:
II. Q TRÌNH ĐÀO TẠO:
Hệ đào tạo: Đại học chính quy

Thời gian đào tạo từ 09/2012 đến 03/2015

Nơi học (trƣờng, thành phố): Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP. HCM
Ngành học: Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệ

Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: 22/03/2014.
Ngƣời hƣớng dẫn: Th.S Vũ Văn Phong
III. Q TRÌNH CƠNG TÁC CHUN MƠN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC:
Nơi cơng tác

Thời gian
06/2014 –
05/2016
07/2016 –
Nay


Công việc đảm nhiệm

Công ty công nghệ bán dẫn tồn
cầu.
Cơng ty cổ phần DTT eduspec

I

Kỹ sƣ sản xuất

Giáo viên ROBOTIC


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng cơng bố
trong bất kì cơng trình nào khác.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 10 năm 2016
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Phạm Đăng Chính

II


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Thị Thu Mai đã tận tình giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các đồng
nghiệp, bạn bè và cộng tác viên đã giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.

Tơi xin cảm ơn cơ sở đào tạo Trƣờng Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí
Minh, và các cơ quan liên quan đã tạo điều kiện để tơi hồn thành khóa học

Xin chân thành cảm ơn!

III


TÓM TẮT
Hứng thú học tập là một trong những yếu tố quyết định tới chất lượng của giáo
dục, cũng như sự phát triển của một con người, với hứng thú càng cao thì việc tiếp
thu kiến thức càng tốt, và ngược lại. Với sinh viên hiện nay việc giáo dục hứng thú
còn là một khái niệm xa lạ với họ. Hứng thú dường như chưa được coi trọng ở các
cấp học bậc học, cơ quan tổ chức vẫn chưa quan tâm nhiều tới hứng thú học tập của
sinh viên, và chính bản thân sinh viên cũng vẫn cịn đang mơ màng với với hứng thú.
Vậy nên chất lượng đào tạo vẫn còn chưa đạt hiệu quả cao nhất. Việc giáo dục hứng
thú học tập là một phần giúp cho sinh viên có thể tự định hướng cho mình trong q
trình học tập, nâng cao chất lượng giáo dục. Ở đề tài này chúng tôi đã khảo sát hứng
thú học tập của sinh viên khoa Điện – Điện tử tại trường ĐH SPKT TP.HCM từ đó
chúng tơi đưa ra những biện pháp giáo dục hứng thú học tập và khảo sát tính khả thi
của những biện pháp.

IV


ABSTRACT
Enthusiasm for learning is one of the factors affecting quality of education as
well as human development. The higher enthusiasm, the better they gain knowledge
and vice versa. As for students, enthusiasm for learning is still a strange definition.
Enthusiasm seems not to be appreciated in University and coporations as well since

they do not care much about this issue and students themselves are still not aware of
enthusiasm for learning. Therefore, study quality could not reach the highest
effectiveness. Educating enthusiasm for learning is an element to help students orient
themselves in learing process, improve education quality. In this project, we carried
out a survey of learning enthusiasm of students in Faculty of Electrical & Electronics
Engineering at Ho Chi Minh city of University of technonogy education, then we give
solutions to educate enthusiasm for learning and studied those of feasibility.

V


MỤC LỤC
Trang

LÝ LỊCH KHOA HỌC .............................................................................................I
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... II
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... III
TÓM TẮT ............................................................................................................... IV
ABSTRACT ............................................................................................................. V
MỤC LỤC ............................................................................................................... VI
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................ IX
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... X
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................. XI
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 3
Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 3
Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................ 3
Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 4
Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4

Đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 4
Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .............................. 4
Kết cấu của luận văn. ................................................................................. 5

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HỨNG THÚ HỌC TẬP CÁC
MÔN HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM ...... 6
1.1.

TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ...................................................... 6
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài..................................................................... 6
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước về hứng thú học tập .................................. 12

1.2.

CÁC KHÁI NIỆM ......................................................................................... 17
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.
1.2.4.


1.3.

Giáo dục.................................................................................................... 17
Hứng thú ................................................................................................... 17
Hứng thú học tập ...................................................................................... 18
Giáo dục hứng thú học tập ....................................................................... 19

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỨNG THÚ HỌC TẬP .......................................... 20
1.3.1. Các giai đoạn và điều kiện hình thành hứng thú học tập ......................... 20
1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới hứng thú học tập ......................................... 21

VI


1.3.3. Các biểu hiện và các tiêu chí đánh giá hứng thú học tập của sinh viên đại
học. 28
1.4.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HỨNG THÚ HỌC TẬP .................... 31
1.4.1 Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên. ................................................ 31
1.4.2 Nội dung giáo dục hứng thú cho sinh viên ............................................... 32
1.4.3 Các biện pháp tổ chức giáo dục hứng thú cho sinh viên .......................... 33
1.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục hứng thú học tập cho sinh viên ........ 34

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ........................................................................................... 38
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HỨNG THÚ HỌC TẬP CÁC MÔN
CỦA SINH VIÊN SƢ PHẠM KỸ THUẬT ............................................................ 39
2.1 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ............................................................................... 39
2.1.1. Sơ lược về địa bàn và khách thể nghiên cứu ............................................. 39
2.1.2. Mẫu khảo sát.............................................................................................. 41

2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN KHOA ĐIỆN ĐIỆN TỬ .................................................................... 41
2.2.1 Xác định nội dung các thành tố cơ bản của hứng thú học tập các môn
chuyên ngành của sinh viên Khoa điện – Điện tử ............................................... 41
2.2.2. Thực trạng thành tố nhận thức trong hứng thú học tập của sinh viên đại
học sư phạm kỹ thuật TP.HCM............................................................................ 45
2.2.3. Thực trạng thành tố xúc cảm – tình cảm trong hứng thú học tập các môn
chuyên ngành khoa điện tử trường đại học sư phạm kỹ thuật............................. 48
2.2.4 Thực trạng thành tố hành vi trong hứng thú học tập các môn chuyên ngành
khoa Điện – Điện tử trường sư phạm kỹ thuật .................................................... 49
2.2.5. So sánh các thành tố nhận thức, xúc cảm – tình cảm, hành vi trong hứng
thú học tập ........................................................................................................... 52
2.2.6 . Phân tích kết quả điều tra những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập
các của sinh viên khoa Điện – Điện tử ................................................................ 56
2.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HỨNG THÚ HỌC
TẬP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM ............... 63
2.3.1 Khảo sát mục tiêu của giáo dục HTHT theo đánh giá của giáo viên ......... 63
2.3.2 Thực trạng Nội dung của biện pháp giáo dục hứng thú cho sinh viên khoa
điện tử trường SPKT ............................................................................................ 64
2.3.3 Thực trạng giáo dục hứng thú học và khó khăn khi giáo dục hứng thú học
tập cho sinh viên .................................................................................................. 66
2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ........................................................................... 68
2.4.1. Những ưu điểm........................................................................................... 68
2.4.2. Những vần đề cần khắc phục, hoàn thiện .................................................. 69
2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng...................................................................... 69

VII


TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ........................................................................................... 70

CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO SINH
VIÊN. .......................................................................................................................... 71
3.1. CƠ SỞ ĐỂ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIÁO DỤC. .......................................... 71
3.2 ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HTHT CHO SINH VIÊN
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ TRƢỜNG ĐHSPKT TP.HCM. ................................. 72
3.2.1 Lồng ghép nội dung giáo dục HTHT vào quá trình dạy học ...................... 73
3.2.2 Tổ chức hoạt động ngoại khoá phần học, hội thảo theo chủ đề về nội dung
giáo dục HTHT .................................................................................................... 73
3.2.3 Nâng cao khả năng tự giáo dục tự rèn luyện cho sinh viên thông qua các
hoạt động trong nhà trường................................................................................. 79
3.2.4 Xây dựng chuyên đề “Giáo dục hứng thú học tập cho sinh viên “Giảng dạy
trong sinh hoạt đầu khóa”. .................................................................................. 82
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP VÀ KHẢO SÁT TÍNH CẦN
THIẾT, TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP .............................................. 83
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ........................................................................................... 89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 92
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 95
PHỤ LỤC 01............................................................................................................ 95
PHỤ LỤC 02.......................................................................................................... 101
PHỤ LỤC 03: ........................................................................................................ 107
PHỤ LỤC 04: ................................................................................................................................. 119

VIII


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BP

Biện pháp


CB GV

Cán bộ giảng viên

CBQL

Cán bộ quản lý

ĐH

Đại học

ĐTB

Điểm trung bình

GDHTHT

Giáo dục hứng thú học tập

GV

Giảng viên

HTHT

Hứng thú học tập

Nxb


Nhà xuất bản

SPKT

Sƣ phạm Kỹ thuật

SV

Sinh viên

SL

Số lƣợng

TS

Tổng số

TB

Trung bình

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


IX


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng:

Trang

Bảng 2. 1 Xác định nội dung các thành tố cơ bản của hứng thú học tập các
môn chuyên ngành của sinh viên Khoa điện – Điện tử ..........................................42
Bảng 2. 2: Nội dung các tiểu thành tố trong HTHT các môn chuyên ngành của
sinh viên ..................................................................................................................45
Bảng 2. 3: TSTB của các Item đánh giá thực trạng thành tố nhận thức trong
HTHT các môn học chuyên ngành của sinh viên đại học sƣ phạm kỹ thuật
Tp.hcm.....................................................................................................................46
Bảng 2. 4: TSTB của các Item đánh giá thành tố xúc cảm – tình cảm trong
HTHT ......................................................................................................................48
Bảng 2. 5: TSTB của các Item đánh giá thành tố hành vi HTHT ..........................50
Bảng 2. 6: So sánh các thành tố nhận thức, xúc cảm-tình cảm, hành vi trong ......52
Bảng 2. 7: Thực trạng hứng thú học tập các môn chuyên ngành của sinh viên .....54
Bảng 2. 8: Những yếu tố ảnh hƣởng tới hứng thú học tập của sinh viên trong
môn chuyên ngành ..................................................................................................56
Bảng 2. 9: Những yếu tố ảnh hƣởng tới hứng thú học tập của sinh viên trong
môn chuyên ngành ý kiến của giáo viên .................................................................59
Bảng 2. 10: Những yếu tố giáo dục hứng thú học tập cho sinh viên .....................63
Bảng 2. 11: Những biện pháp giáo dục hứng thú học tập cho sinh viên đại học
sƣ phạm kỹ thuật TP.HCM . ...................................................................................64
Bảng 2. 12 : Thực trạng giáo dục HTHT cho sinh viên Đh sƣ phạm kỹ thuật
Tp.HCM ..................................................................................................................65

Bảng 3. 1:Đánh giá của GV và SV về tính cần thiết của các biện pháp đƣợc đề
xuất. .........................................................................................................................85
Bảng 3. 2: Đánh giá của GV và SV về tính khả thi của các biện pháp đƣợc đề
xuất ..........................................................................................................................86

X


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ:

Trang

Biểu đồ 2. 1: TSTB của các tiểu thành tố đánh giá thực trạng thành tố nhận
thức trong HTHT .......................................................................................................47
Biểu đồ 2. 2: Biểu đồ so sánh các thành tố nhận thức, xúc cảm tình cảm, hành
vi trong hứng thú học tập. .........................................................................................53
Biểu đồ 2. 3: Thực trạng hứng thú học tập các mồn chuyên ngành của sinh viên ...55
Biểu đồ 2. 4: Những yếu ảnh hƣởng tới hứng thú học tập môn chuyên ngành
của sinh viên. ( theo đánh giá của sinh viên) ............................................................58
Biểu đồ 2. 5: So sánh kết quả đánh giá của sinh viên và giảng viên về các yếu
tố ảnh hƣởng đến hứng thú học tập của trƣờng ĐH SPKT TP.HCM. ......................62
Biểu đồ 2. 6: Nhận xét của giáo viên về hứng thú học tập của sinh viên.................66
Biểu đồ 2. 7: Thực trạng khó khăn trong giáo dục hứng thú học tập cho sinh
viên. ...........................................................................................................................67

XI


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thế giới đang phát triển từng ngày, tri thức của nhân loại ngày càng nhiều,
yêu cầu của xã hội về con ngƣời, về đào tạo và nhân lực càng cao, Tổ chức
UNESCO đã khẳng định: “Nền giáo dục hôm này và tƣơng lai phải dựa trên 04 trụ
cột” learning to know (Học để biết); learning to do (Học để làm); Learning to be
(Học để khẳng định mình) và Learning to live together (Học để cùng chung
sống)”[15,Tr 20] Do vậy ta thấy việc học tập rất quan trọng với một con ngƣời, để
nắm đƣợc những tri thức khoa học, và có khả năng tự học, tự nghiên cứu, có kỹ
năng, kỹ xảo để đáp ứng đƣợc sự phát triển nhanh chóng của thực tế. Và thực tế cho
ta thấy hứng thú học tập là một yếu tố quyết định tới khả năng học tập của con
ngƣời. Khơng hứng thú học tập sẽ khơng có thành tích tốt, việc học sẽ biến thành
đêm trƣờng u tối, con ngƣời sẽ trở thành “Tội phạm khổ sai” suốt ngày chịu dày vò.
[20,tr134]. Vậy hứng thú học tập là gì? Mà có thể mang yếu tố quyết định tới việc
học của con ngƣời?
Hứng thú học tập chính là thái độ nhận thức đặc biệt của con ngƣời đối với
hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong
đời sống của cá nhân. Nhờ hứng thú học tập mà sinh viên có thể giảm mệt mỏi căng
thẳng, tăng sự chú ý, thúc đẩy tính tích cực tìm tịi, sáng tạo trong q trình học tập
và dễ dàng thành cơng trong học tập. Nhiều thậm chí rất nhiều nghiên cứu xem xét
nhiều khía cạnh khác nhau của việc đổi mới và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt
động dạy học các môn học ở các trƣờng tiểu học, trung học cho tới các đại học vv..
Dƣới góc độ tâm lý học đã chỉ ra rằng hứng thú học tập có một vai trị cực kỳ quan
trọng trong q trình học tập của con ngƣời, và các nhà nghiên cứu quan tâm tới
hình thành và phát triển hứng thú học tập cho sinh viên. Vì hứng thú học tập ln
gắn liền với sự say mê, tìm tịi tích cực học hỏi của sinh viên trong q trình học
tập, do đó tìm tòi phƣơng pháp để nâng cao hứng thú học tập cho sinh viên, ta có
thể thấy nhƣng mơn sinh viên có hứng thú học tập thì thành tích học và kiến thức
chun mơn về những mơn học đó sinh viên nắm rất rõ và ngƣợc lại, qua đó cho ta

1



thấy hứng thú không chỉ là giúp cho sinh viên có thể nắm nhiều kiến thức hơn, và
hơn thế nữa nâng cao nhận thức, của xã hội, và học tập suốt đời là một trong những
điều chúng ta muốn giáo dục hứng thú học tập cho sinh viên.
Xu hƣớng của giáo dục hiện đại từ lâu đã lấy ngƣời học làm trung tâm của
việc học. Nếu quá trình dạy học là một bản nhạc, thì ngƣời giáo viên đƣợc ví nhƣ là
nhạc trƣởng còn học sinh là ngƣời thể hiện. Điều quan trọng nhất không phải là
truyền đạt kiến thức mà là ngƣời tổ chức hƣớng dẫn các hoạt động của sinh viên để
sinh viên có thể bộc lộ hết đƣợc khả năng của mình. Giáo viên phải là ngƣời truyền
hứng thú cho sinh viên của mình. Để sinh viên khám phá chủ động khám phá bản
thân cũng nhƣ xã hội xung quanh, kích thích tính tích cực của sinh viên trong học
tập.
Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng tới hứng thú học tập của sinh viên bởi mọi góc
độ, và nó làm hạn chế khả năng sáng tạo của sinh viên trong thời đại mới thời đại
hội nhập. Vậy đâu là nguyên nhân chán học của sinh viên. Trong số các nguyên
nhân khác nhau chắc chắn có việc sinh viên chƣa xác định đƣợc đúng đắn các mục
tiêu làm động cơ tự thân cho việc học của mình. Mặt khác, nội dung và phƣơng
pháp đào tạo đại học của chúng ta cũng chƣa phù hợp.
Hơn nữa, mỗi giáo viên cũng chƣa thực sự trang bị đƣợc cho mình những kỹ
năng cần thiết để lôi cuốn sinh viên học tập, hay các yếu tố bên ngồi mơi trƣờng xã
hội cịn ảnh hƣởng lớn đến hứng thú của sinh viên. Chính vì thế mà chúng ta vẫn
chƣa thu hút đƣợc sinh viên nhiệt tình học tập nhằm tạo ra hiệu quả tốt hơn cho quá
trình đào tạo. Do vậy, trong những việc phải làm để thu hút sinh viên tích cực thì
trƣớc hết phải giúp tạo ra cho họ một hứng thú trong học tập.
Theo nghiên cứu của ngƣời nghiên cứu thì hầu hết các đề tài làm về hứng thú
chủ yếu là nghiên cứu biện pháp tạo hứng thú cho sinh viên ở trong từng môn học,
đi vào cái cụ thể, nhƣng cái tổng quát cái nền tảng về hứng thú học tập trong mỗi
con ngƣời hầu nhƣ không đƣợc coi trọng, vì vậy nó chỉ giải quyết đƣợc bề nổi của
vấn đề về hứng thú học tập. Qua đây cũng cho chúng ta thấy đƣợc việc giáo dục


2


hứng thú học tập còn đang bị bỏ ngỏ, chƣa có một mơn học hay một trung tâm nào
dạy về hứng thú cho học sinh, sinh viên. Do đó, ngƣời nghiên cứu thực hiện đề tài:
GIÁO DỤC HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ
THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH, nhằm tìm ra một biện pháp giáo dục hứng thú học tập
cho sinh viên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng hứng thú học tập và Giáo dục hứng thú
học tập của sinh viên khoa Điện - Điện tử Trƣờng ĐH sƣ phạm kỹ thuật TP. HCM
với môn chuyên ngành. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp giáo dục nhằm nâng
cao hứng thú học tập của sinh viên, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo sinh viên
của trƣờng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát và hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến GDHTHT
của sinh viên.
Khảo sát thực trạng Giáo dục hứng thú học tập và chỉ rõ các thành tố cơ bản
ảnh hƣởng tới hứng thú học tập các môn chuyên ngành khoa điện trƣờng SPKT TP.
HCM. Trên cơ sở đó đƣa ra biện pháp giáo dục hứng thú học tập cho sinh viên.
Đề xuất các biện pháp và khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
giáo dục nâng cao HTHT của sinh viên có phù hợp với thực tế trong trƣờng ĐH
SPKT TP.HCM
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình Giáo dục hứng thú học tập đối với sinh viên khoa Điện – Điện tử
trƣờng ĐH SPKT TP.HCM
4.2 Đối tƣợng nghiên cứu
Các biện pháp giáo dục HTHT cho sinh viên khoa Điện – Điện tử trƣờng ĐH

SPKT TP.HCM

3


5. Giả thuyết nghiên cứu
Mức độ hứng thú học tập của sinh viên đối với các môn chuyên ngành chƣa
cao do nhiều nguyên nhân. Nếu nhƣ các biện pháp giáo dục hứng thú học tập cho
sinh viên đề xuất trong đề tài đƣợc áp dụng thống nhất và đồng bộ, sẽ góp phần
nâng cao hứng thú học tập của sinh viên đối với các môn chuyên ngành
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứ những vấn đề lý luận về giáo dục hứng thú học tập, Khảo sát thực
trạng hứng thú học tập và giáo dục hứng thú học tập của sinh viên Khoa điện – điện
tử trƣờng SPKT TP.HCM trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp giáo dục hứng thú
học tập cho sinh viên và khảo sát tính khả thi của các biện pháp.
Nghiên cứu chỉ thực hiện trên đối với sinh viên Đại học Khoa Điện – Điện tử
của trƣờng ĐH SPKT TP.HCM.
Đề tài tiến hành khảo sát 40 Giảng viên và 110 sinh viên Khoa Điện – Điện
tử trƣờng ĐH SPKT TP.HCM.
Chỉ đƣa ra các biện pháp giáo dục và khảo sát tính khả thi mà chƣa ứng dụng
thực tế.
7. Đóng góp mới của đề tài
Xây dựng hoàn thiện các khái niệm về hứng thú học tập của sinh viên.
Chỉ ra các yếu tố ảnh hƣởng tới hứng thú học tập của sinh viên.
Làm rõ thực trạng HTHT của sinh viên trƣờng ĐH SPKT TP.HCM ở khoa
Điện – Điện Tử
Làm rõ thực trạng giáo dục hứng thú học tập cho sinh viên ĐH SPKT.
Đề xuất biện pháp giáo dục nhằm nâng cao HTHT của sinh viên.
8. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng phối hợp các phƣơng pháp cơ bản sau

đây

4


-

Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phƣơng pháp chuyên gia
Phƣơng pháp thống kê
Phƣơng pháp điều tra
Để nghiên cứu hứng thú học tập của sinh viên Khoa Điện – Điện Tử với môn

chuyên ngành, chúng tôi thành lập bảng hỏi để điều tra sinh viên. Bảng hỏi đƣợc
xây dựng dƣới dạng phiếu thăm dò ý kiến.
- Bƣớc 1: Xây dựng phiếu thăm dò mở:
Ngƣời nghiên cứu xác định biểu hiện của hứng thú học tập qua nhận thức, thái độ
và hành vi học tập.
- Bƣớc 2: Xây dựng phiếu thăm dị chính thức:
Tổng hợp các ý kiến thu đƣợc qua phiếu thăm dò mở, đối chiếu với những vấn đề lý
luận để thiết lập hệ thống câu hỏi trong phiếu thăm dị chính thức
Phƣơng pháp thống kê toán học
Dùng phần mềm SPSS for Window 15.5 để xử lý số liệu thu thập đƣợc qua điều tra
bằng phiếu thăm dò ý kiến, cụ thể
9. Kết cấu của luận văn.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HỨNG THÚ HỌC TẬP CÁC
MÔN HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HỨNG THÚ HỌC TẬP CÁC MÔN
CỦA SINH VIÊN SƢ PHẠM KỸ THUẬT

CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO SINH VIÊN.

5


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HỨNG THÚ HỌC TẬP CÁC
MÔN HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
1.1.

Tổng quan lịch sử nghiên cứu

1.1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Ở các quốc gia phát triển, nghiên cứu về giáo dục và phát triển con ngƣời
đƣợc tiến hành từ rất lâu. Đến thế kỷ XVII đã có những cơng trình nghiên cứu về
giáo dục nói chung và hứng thú học tập nói riêng, tổng quan một số cơng trình
nghiên cứu trên thế giới nhƣ sau:
1.1.1.1.

Các nghiên cứu về hứng thú

John Dewey (1859-1952), nhà tâm lý- giáo dục học ngƣời Mỹ, ngay từ năm
1896 đã sáng lập Trƣờng thực nghiệm, trong đó các học sinh đƣợc ƣu tiên hoạt
động tập trung vào những hứng thú hoặc nhu cầu đặc trƣng cho từng lứa tuổi. Theo
Ông: “hứng thú thực sự xuất hiện khi cái tôi đồng nhất hố với một ý tưởng hoặc
một vật thể, khi nó tìm thấy ở chúng phương tiện biểu lộ và chúng trở thành thức ăn
thiết yếu cho sự hoạt động của nó” [19,tr.180].
J. Piage (1896 -1989) nhà tâm lý học ngƣời Thụy Sỹ ngƣời nghiên cứu về
hoạt động trí tuệ của trẻ em đã cho những kết luận “Nhà trƣờng mới yêu cầu hoạt
động động nhận thức phải dựa trên những cơ sở nhu cầu của cá nhân và hứng thú
của cá nhân“Hứng thú không chút nào loại bỏ sự nỗ lực… một sự giáo dục chuẩn bị

cho cuộc sống không bao hàm việc thay thế những nỗ lực tự phát bằng sự lao
dịch…. Các phương pháp hoạt động không hề dẫn đến một chủ nghĩa cá nhân vơ
chính phủ; trái lại, nhất là khi nó kết hợp được cơng việc của cá nhân với cơng việc
theo nhóm, nó sẽ dẫn đến sự giáo dục kỷ luật tự giác và sự nỗ lực tự nguyện
”[19,tr107].
Qua nghiên cứu cũng cho ta thấy rõ đƣợc vai trị cũng nhƣ tính quyết định
của HTHT tới sự nỗ lực của ngƣời học. Và quan trọng hơn là địi hỏi phải có một
nền giáo dục mới ngay từ rất sớm. Trong một văn cảnh khác, Piaget nhấn mạnh
“Cũng giống như người lớn, đứa trẻ là một thực thể hoạt động mà hoạt động bị chi

6


phối bởi quy luật của hứng thú hoặc của nhu cầu, sẽ không đem lại hiệu suất đầy đủ
nếu người ta không động viên tới những động cơ tự do của hoạt động ấy” Khi phân
tích trí thơng minh của trẻ và những đòi hỏi của một nền giáo dục mới, Piaget đã có
sự phân tích hết sức tài tình
Từ những năm đầu của thế kỷ XX, trong cuốn chuyên khảo Hứng thú công
bố năm 1914. X .A Ananhin đứng trên quan điểm chức năng luận, cho rằng:
“Khơng có hứng thú với tƣ cách là một hiện tƣợng tâm lý độc lập trong đời sống
tâm lý của cá nhân. Với quan điểm nhƣ vậy, Ananhin đã quy hứng thú về nhu cầu
(Hứng thú chính là nhu cầu được nhận thức). Một số tác giả khác lại đồng nhất
hứng thú với xu hƣớng, chú ý... Trên thực tế, hứng thú có quan hệ mật thiết với nhu
cầu, chú ý nhƣng không đồng nhất với các hiện tƣợng tâm lý này, mà có tính độc
lập tƣơng đối với những đặc điểm riêng.[2,Tr 225]
Năm 1931, nhà Tâm lý học ngƣời Mỹ E. K. Strong (Trƣờng đại học tổng hợp
Stanford) nghiên cứu “Sự biến đổi hứng thú theo lứa tuổi” (Change of interest with
age) đã đƣa ra kết luận đƣợc đánh giá cao: Sự phát triển của hứng thú thường gắn
liền với sự phát triển lứa tuổi. Điều đó dễ hiểu vì muốn hình thành một hứng thú
nào đó, cần phải có một mức độ phát triển tâm lý cũng như một mức độ tri thức và

kinh nghiệm sống nhất định.[28,tr8]
L. X Xôlôvâytrich – nhà Tâm lý học ngƣời Nga nghiên cứu về mối quan hệ
giữa hứng thú với việc phát triển các thuộc tính tâm lý của nhân cách, đặc biệt là đối
với các trình độ phát triển của năng lực. Ơng viết “Hứng thú - đó là chiếc dù nhỏ
mở ra trƣớc tiên, tạo điều kiện tập trung vịm dù chính bao bọc các năng khiếu, năng
khiếu nảy sinh trƣớc hết từ hoạt động nào gây ra hứng thú cao độ và bao trùm tồn
bộ cá tính”. [30, tr.71]. Đối với tài năng và thiên tài X. Xơlơvâytrích cho rằng:
“Hứng thú mãnh liệt, đắm say thƣờng là dấu hiệu của những năng lực to lớn. Và
ngƣợc lại, tài năng thƣờng kèm theo hứng thú mạnh mẽ đối với hoạt động. Thiên
tài, thƣờng say mê làm việc nhƣ ma ám” [30, tr.88].
- Quan điểm sinh vật luận

7


Đại diện cho phái theo quan điểm sinh vật luận là: J. F. Herbart, nhà Tâm lý
học ngƣời Đức. Ông là ngƣời mong muốn xây dựng Tâm lý học nhƣ một hệ thống
các khoa học dựa trên phép siêu hình, kinh nghiệm và toán học. Khi đề cập đến bản
chất của hứng thú Herbart cho rằng: Hứng thú là thuộc tính bẩm sinh vốn có của
con người, được biểu hiện thơng qua thái độ tình cảm của con người vào một đối
tượng nào đó trong thế giới khách quan. Ở đây, Herbart đã chỉ ra đƣợc mặt biểu
hiện cơ bản của hứng thú, đó là tình cảm của chủ thể trong mối quan hệ với đối
tƣợng tạo nên sự hứng thú. [19]
Tuy nhiên, Herbart đã lý giải một cách không thỏa đáng về nguồn gốc của
hứng thú. Hứng thú không phải là thuộc tính tâm lý có sẵn mang tính bẩm sinh di
truyền, mà cũng nhƣ mọi hiện tƣợng tâm lý khác trong đời sống tinh thần – tâm lý
của con ngƣời, hứng thú đƣợc hình thành và phát triển trong hoạt động, thông qua
mối quan hệ tác động qua lại giữa các chủ thể của hứng thú và đối tƣợng gây nên
hứng thú, dựa trên cơ sở nhận thức và thái độ của chủ thể đối với đối tƣợng.
Ngƣời thứ hai đại diện cho quan điểm sinh vật luận đó là Ch. Buhler ơng cho

rằng: Hứng thú là một hiện tƣợng tâm lý phức hợp của nhận thức, cảm xúc tình
cảm, có nguồn gốc từ những nhu cầu mang tính bản năng của cá nhân. Trong quan
điểm của mình Buhler đã chỉ ra đƣợc hai mặt cơ bản tạo nên hứng thú học tập của
cá nhân đó là mặt nhận thức và mặt cảm xúc [22, tr. 10].
- Quan điểm duy tâm:
Ngƣời đại diện cho quan điểm duy tâm là R. Annoi, nhà Tâm lý học ngƣời
Mỹ. Theo Annoi: Hứng thú là sự sáng tạo của tinh thần tối cao đối với đối tượng
mà người hứng thú tham gia vào. “Tinh thần tối cao” theo quan điểm của Annoi đó
là thần linh, thƣợng đế hay cịn gọi là Lực lượng siêu nhiên. Điều đó có nghĩa là,
hứng thú của cá nhân hoàn toàn do sự mách bảo, sự sắp đặt của thần linh, thƣợng đế
chứ không phụ thuộc vào các yếu tố thuộc về chủ thể nhƣ: Nhu cầu, động cơ, nhận
thức, cảm xúc, tình cảm... Quan điểm của Annoi đã phủ nhận vai trò của chủ thể
hứng thú, đồng thời góp phần bảo vệ quan điểm duy tâm trong nghiên cứu đời sống
tâm lý của con ngƣời.

8



×