Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

GIÁO dục kỹ NĂNG mềm TRONG môi TRƯỜNG kỹ THUẬT ở TRƯỜNG TRUNG học kỹ THUẬT THỰC HÀNH THEO ĐỊNH HƯỚNG TUYỂN DỤNG của DOANH NGHIỆP NHẬT tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HUỲNH THỊ TRÚC MAI

GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM TRONG MÔI TRƯỜNG
KỸ THUẬT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP NHẬT
TẠI VIỆT NAM

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 60140101

S K C0 0 4 9 2 3

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HUỲNH THỊ TRÚC MAI

GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT THỰC HÀNH THEO
ĐỊNH HƯỚNG TUYỂN DỤNG CỦA DOANH
NGHIỆP NHẬT TẠI VIỆT NAM


NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

TP. Hồ Chí Minh, tháng 07/2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HUỲNH THỊ TRÚC MAI

GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT THỰC HÀNH THEO
ĐỊNH HƯỚNG TUYỂN DỤNG CỦA DOANH
NGHIỆP NHẬT TẠI VIỆT NAM

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401
Hướng dẫn khoa học:
TS. BÙI VĂN HỒNG

TP. Hồ Chí Minh, tháng 07/2016


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ & tên: Huỳnh Thị Trúc Mai
Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 06/02/1986
Nơi sinh: Hội Bài

Quê quán: Long Đất, Bà Rịa – Vũng Tàu
Dân tộc: Kinh
Điện thoại: 099 555 3877
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Trung học chuyên nghiệp:
Hệ đào tạo:
Thời gian đào tạo từ …/… đến …/…
Nơi học (trường, thành phố):
Ngành học:
2. Đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo từ 09 / 2004 đến 09 / 2008
Nơi học (trường, thành phố): Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh
Ngành học: Tiếng Anh.
3. Thạc sĩ:
Hệ đào tạo: tập trung
Thời gian đào tạo từ 09 / 2013 đến 09 / 2015
Nơi học (trường, thành phố): trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí
Minh
Ngành học: Giáo dục học
Tên luận văn: Giáo dục kỹ năng mềm trong môi trường kỹ thuật ở trường
Trung học Kỹ thuật Thực hành theo định hướng tuyển dụng của doanh
nghiệp Nhật tại Việt Nam
Ngày & nơi bảo vệ luận văn: 23/07/2016, Viện Sư Phạm Kỹ Thuật, 484 Lê Văn
Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, Tp. HCM
Người hướng dẫn: TS. Bùi Văn Hồng
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC:
Thời gian

Nơi công tác
Công việc đảm nhiệm

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 07 năm 2016

Huỳnh Thị Trúc Mai

ii


LỜI CẢM ƠN
---Luận văn Thạc sĩ này được hoàn thành là kết quả của một quá trình học tập rèn
luyện và trao dồi kiến thức tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Qua đây,
tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình truyền đạt những kinh nghiệm,
kiến thức quý báu và vô cùng phong phú cho tôi trong suốt hai năm học vừa qua. Đặc
biệt là TS. Bùi Văn Hồng, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà
trường, quý thầy cô trong Viện Sư phạm kỹ thuật, các thầy cô và anh chị trong
Phòng Đào tạo – Sau đại học đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật TPHCM.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè cùng những người thân đã luôn quan

tâm động viên và ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Do thời gian
thực hiện luận văn có hạn và kiến thức còn những hạn chế nên luận văn không tránh
khỏi những sai sót nhất định. Kính mong sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu, quý
thầy cô giáo và các anh chị học viên cùng các bạn để luận văn này được hoàn thiện
hơn.

iii


TÓM TẮT
Ngày nay, bất cứ một quốc gia nào cũng không thể hoạt động độc lập mà không
có sự giao lưu kinh tế với các quốc gia khác, trong quan hệ quốc tế, vấn đề hợp tác
trí tuệ luôn được xem là yếu tố quan trọng đặc biệt. Muốn hợp tác trí tuệ đòi hỏi phải
có một nguồn nhân lực dồi dào, luôn thích nghi và chủ động thích nghi để phù hợp
với tốc độ phát triển của khoa học, kinh tế và công nghệ. Tuy nhiên, thực trạng cho
thấy, ngày nay sinh viên ra trường thường vẫn lúng túng trước tình huống thực tế, sự
thất bại này một phần quan trọng là do sinh viên thiếu kỹ năng mềm. Nhật Bản được
xem là một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Làm việc với
doanh nghiệp Nhật mang lại cơ hội thăng tiến và mức lương cao hấp dẫn, tuy
nhiên, doanh nghiệp Nhật luôn nổi tiếng với những yêu cầu tiêu chuẩn khắt khe
về mặt kỹ năng mềm.
Đề tài: “Giáo dục kỹ năng mềm trong môi trường kỹ thuật ở trường Trung học
Kỹ thuật Thực hành theo định hướng tuyển dụng của doanh nghiệp Nhật tại Việt
Nam” góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh trường Trung
học Kỹ thuật Thực hành.
Cấu trúc luận văn gồm những phần chính
-

Chương I: Cơ sở lý luận về kỹ năng mềm trong môi trường kỹ thuật theo định
hướng tuyển dụng của doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam


-

Chương II: Thực trạng về giáo dục kỹ năng mềm trong môi trường kỹ thuật
ở trường Trung học Kỹ thuật Thực hành theo định hướng tuyển dụng của
doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam

-

Chương III: Giải pháp giáo dục KNM trong môi trường kỹ thuật cho học sinh
trường Trung học Kỹ thuật Thực hành theo định hướng tuyển dụng của doanh
nghiệp Nhật tại Việt Nam
Kết luận và kiến nghị

Kết quả của đề tài đã đề xuất bốn giải pháp thiết thực nhằm giáo dục kỹ năng mềm
cho học sinh trường Trung học Kỹ thuật Thực hành và hướng phát triển của đề tài.

iv


ABSTRACT

Nowadays, it is impossible for countries to develop independently without
economic exchanges, the international economic relations have required human
resources that can adapt and raise the sense of initiative in all work have been an
important factor. However, almost graduates have lost their confidence in actual
situation because of lacking the soft skills. Japan is considered to be one of the most
important economic partners of Vietnam. Working with Japanese business offers
opportunities and higher salaries, however, Japanese companies are known for
rigorous standards required in terms of soft skills.

The subject: “Training soft skills in environment engineering at the Technical
Practice College orients to recruitment of Japanese enterprises in Viet Nam”
contributes to improving the quality of education in soft skills for students at the
Technical Practice College.
This subject has three chapters:
-

Chapter I: Basis theory of soft skills in environment engineering orienting
to recruitment of Japanese enterprises in Viet Nam

-

Chapter II: Current status of soft skills education in environment
engineering for students at the Technical Practice College orients to
recruitment of Japanese enterprises in Viet Nam

-

Chapter III: Solutions of soft skills education in environment engineering
for students at the Technical Practice College orient to recruitment of
Japanese enterprises in Viet Nam
Conclusions and recommendations
Results of the research have proposed four solutions to improve the quality
of education in soft skills for students at the Technical Practice College and
the trend of the project.

v


Mục lục

Quyết định giao đề tài
LÝ LỊCH KHOA HỌC ............................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iv
ABSTRACT ................................................................................................................v
Mục lục ...................................................................................................................... vi
Danh sách các chữ viết tắt ......................................................................................... xi
Danh sách các hình .................................................................................................. xiii
Danh sách các bảng ................................................................................................. xiv
Danh sách các biểu đồ ...............................................................................................xv
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .........................................................................................1
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................3
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .................................................................................3
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ...............................................4
1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................4
2. Khách thể nghiên cứu.............................................................................................4
V. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .............................................................................4
VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................4
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................4
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ........................................................................4
2. Phương pháp khảo sát ............................................................................................4
3. Phương pháp chuyên gia ........................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG .....................................................................................................6

vi


Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KNM TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT

THEO ĐỊNH HƯỚNG TUYỂN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP NHẬT TẠI
VIỆT NAM ................................................................................................................6
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................6
1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước ......................................................................................6
1.1.2 Nghiên cứu trong nước.....................................................................................12
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI ..........................15
1.2.1. Môi trường kỹ thuật ........................................................................................15
1.2.2. Kỹ năng ...........................................................................................................16
1.2.3. Kỹ năng mềm .................................................................................................16
1.2.4. Kỹ năng mềm trong môi trường kỹ thuật .......................................................17
1.3. KỸ NĂNG MỀM TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT THEO ĐỊNH HƯỚNG
TUYỂN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP NHẬT TẠI VIỆT NAM ........................17
1.3.1. Kỹ năng mềm và năng lực của người học .......................................................17
1.3.2. Các yếu tố của môi trường kỹ thuật ................................................................22
1.3.3. Kỹ năng mềm trong môi trường kỹ thuật theo định hướng tuyển dụng của doanh
nghiệp Nhật tại Việt Nam .........................................................................................27
1.3.3.1. Tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động và đạo đức nghề nghiệp .............28
1.3.3.2. Kỹ năng giao tiếp .........................................................................................34
1.3.3.3. Kỹ năng quản lý nhà xưởng .........................................................................40
1.4 Đặc điểm nhận thức của học sinh Trung cấp chuyên nghiệp ..............................44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................47
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM TRONG MÔI
TRƯỜNG KỸ THUẬT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT THỰC HÀNH
THEO ĐỊNH HƯỚNG TUYỂN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP NHẬT TẠI
VIỆT NAM ..............................................................................................................48
2.1. Khái quát về trường THKTTH...........................................................................48

vii



2.1.1. Đặc điểm chương trình đào tạo .......................................................................48
2.1.2. Tầm nhìn .........................................................................................................48
2.1.3. Sứ mạng...........................................................................................................49
2.1.4. Chuẩn đầu ra ...................................................................................................49
2.1.5. Cấu trúc khung chương trình đào tạo ..............................................................50
2.2. Mục đích đánh giá ..............................................................................................50
2.3. Đối tượng và nội dung đánh giá .........................................................................50
2.3.1. Đối tượng ........................................................................................................50
2.3.2. Nội dung đánh giá ...........................................................................................50
2.4. Phương pháp và công cụ khảo sát ......................................................................51
2.5. Đánh giá kết quả khảo sát ..................................................................................51
2.5.1. Thống kê mẫu khảo sát ...................................................................................51
2.5.2. Xử lý thông tin, số liệu ....................................................................................51
2.5.3. Nhận định của giáo viên về những KNM cần phải được trang bị cho người học
ngành kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng từ phía doanh nghiệp Nhật ............51
2.5.4. Mức độ giáo dục KNM cho người học tại trường THKTTH .........................56
2.5.5. Mức độ hiểu biết của học sinh về những yêu cầu KNM từ phía doanh nghiệp
Nhật ...........................................................................................................................59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................62
Chương 3: GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM TRONG MÔI TRƯỜNG
KỸ THUẬT CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT THỰC
HÀNH THEO ĐỊNH HƯỚNG TUYỂN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP NHẬT
TẠI VIỆT NAM ......................................................................................................63
3.1. Nguyên tắc chỉ đạo đề xuất xây dựng giải pháp giáo dục kỹ năng mềm cho học
sinh trường THKTTH ...............................................................................................63
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ..................................................................63
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ....................................................................63

viii



3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ..................................................................63
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ....................................................................64
3.2. Đề xuất các giải pháp giáo dục KNM trong môi trường kỹ thuật theo định hướng
tuyển dụng của doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam cho học sinh trường THKTTH ...64
3.2.1. Giải pháp 1: Xây dựng nội dung môn học KNM trong môi trường kỹ thuật theo
định hướng tuyển dụng của doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam ..................................64
3.2.1.1. Mục đích.......................................................................................................64
3.2.1.2. Nội dung .......................................................................................................65
3.2.1.3. Cách thức thực hiện......................................................................................65
3.2.2. Giải pháp 2: Tích hợp KNM với dạy học bộ môn, nhất là dạy học thực hành
xưởng.........................................................................................................................67
3.2.2.1. Mục đích.......................................................................................................67
3.2.2.2. Nội dung .......................................................................................................68
3.2.2.3. Cách thức thực hiện......................................................................................68
3.2.2.4. Ví dụ minh họa 1 ..........................................................................................69
3.2.2.5. Ví dụ minh họa 2 ..........................................................................................74
3.2.3. Giải pháp 3: Tổ chức cho học sinh tham quan hướng nghiệp, thực tập tại nhà
máy (trong đó có doanh nghiệp Nhật) ......................................................................82
3.2.3.1. Mục đích.......................................................................................................82
3.2.3.2. Nội dung .......................................................................................................83
3.2.3.3 Cách thức thực hiện.......................................................................................84
3.2.4. Giải pháp 4: Mời đại diện doanh nghiệp (trong đó có doanh nghiệp Nhật) về
trường bồi dưỡng chuyên môn và KNM cho học sinh..............................................85
3.2.4.1. Mục đích.......................................................................................................85
3.2.4.2. Nội dung .......................................................................................................85
3.2.4.3. Cách thức thực hiện......................................................................................86
3.3. Khảo nghiệm kết quả nghiên cứu bằng phương pháp chuyên gia .....................87
3.3.1. Mục đích..........................................................................................................87


ix


3.3.2. Công cụ và đối tượng ......................................................................................87
3.3.3. Nội dung khảo nghiệm ....................................................................................87
3.3.4. Đánh giá kết quả khảo nghiệm ........................................................................87
3.3.4.1. Kết quả đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về tính hợp lý của các giải
pháp ...........................................................................................................................87
3.3.4.2. Kết quả đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về tính khả thi của các giải
pháp ...........................................................................................................................89
3.3.4.3. Nhận xét chung ............................................................................................90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................91
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................92
1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................92
2. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................93
3. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................95
PHỤ LỤC ................................................................................................................101
Phụ lục 1 ..................................................................................................................101
Phụ lục 2 ..................................................................................................................106
Phụ lục 3 ..................................................................................................................108
Phụ lục 4 ..................................................................................................................115
Phụ lục 5 ..................................................................................................................171
Phụ lục 6 ..................................................................................................................173
Phụ lục 7 ..................................................................................................................191

x


Danh sách các chữ viết tắt


THKTTH

: Trung học Kỹ thuật Thực hành

TCCN

: trung cấp chuyên nghiệp

KN

: kỹ năng

KNM

: kỹ năng mềm

KNC

: kỹ năng cứng

THPT

: trung học phổ thông

CNH

: công nghiệp hóa

HDH


: hiện đại hóa

XHCN

: xã hội chủ nghĩa

TCVN

: tiêu chuẩn Việt Nam

OECD

: Organization for Economic Co-operation and
Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)

FDI

: Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)

ODA

: Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển
chính thức)

G7

: Group of Seven

GED


: General Educational Development

IQ

: Intelligence Quotient (Chỉ số thông minh)

UNESCO

: United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
của Liên hiệp quốc)

ECPD

: European Center for Peace and Development

ESCAP

: Economic and Social Commission for Asia and the
Pacific (Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương
Liên Hiệp Quốc)

ACFE

: Association of Certified Fraud Examiners

xi



JPC-SED

: Japan Productivity Center for Socio - Economic
Development

JICA

: The Japan International Cooperation Agency (Cơ quan
Hợp tác Quốc tế Nhật Bản)

APO

: Asian Productivity Organization (Tổ chức Năng suất
Châu Á)

VJCC

: Vietnam – Japan Human Resources Cooperation Center

VDI

: The Association of German Engineers

xii


Danh sách các hình
Hình 1.1 Các yếu tố quan trọng hình thành kỹ năng giao tiếp của một người (Schulz,
2008, tr.148) ................................................................................................................7
Hình 1.2 Biểu đồ thực nghiệm về kỹ năng nhận thức và phi nhận thức đối với 3 đối

tượng: học sinh bỏ học cấp ba, học sinh thi GED, học sinh tốt nghiệp THPT (từ
Heckman, 2012-13, tr.5-6) ........................................................................................10
Hình 1.3 Các thành phần của năng lực (từ Meier và Cường, 2014, tr.68)................19
Hình 1.4. Phát triển năng lực là mục tiêu giáo dục (từ Meier và Cường, 2014, tr.69).
...................................................................................................................................19
Hình 1.5 Mô hình năng lực theo OECD (từ Tuấn, 2010). ........................................20
Hình 1.6 Hệ thống năng lực trong quản trị nhân sự (từ “Mô hình năng lực”, 2013) 21
Hình 1.7 Các yếu tố của môi trường kỹ thuật ...........................................................23
Hình 1.8 Cấu trúc KNM trong môi trường kỹ thuật .................................................27
Hình 1.9 Các kiểu chào của người Nhật ...................................................................38

xiii


Danh sách các bảng

Bảng 2.1: Nhận xét của giáo viên về việc đưa KNM thành môn học chung bắt buộc
cho tất cả học sinh trường THKTTH. .......................................................................51
Bảng 2.2: Đánh giá của giáo viên về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động
rèn luyện KNM của học sinh. ...................................................................................51
Bảng 2.3: Mức độ cần thiết của các hình thức giáo dục KNM (ý kiến của giáo viên)
...................................................................................................................................53
Bảng 2.4: Mức độ cần thiết của những KNM trong việc đáp ứng nhu cầu tuyển dụng
từ phía doanh nghiệp Nhật (ý kiến của giáo viên) ....................................................54
Bảng 2.5: Mức độ KNM tương tác kèm trong mỗi môn học ...................................57
Bảng 2.6: Nhu cầu làm việc tại doanh nghiệp Nhật của học sinh trường THKTTH
...................................................................................................................................59
Bảng 2.7: Mức độ tự tin của học sinh trường THKTTH khi tham gia phỏng vấn tuyển
dụng vào doanh nghiệp Nhật.....................................................................................59
Bảng 2.8: Lý do học sinh trường THKTTH không tự tin để trở thành nguồn lao động

cho doanh nghiệp Nhật..............................................................................................59
Bảng 2.9: Nhu cầu về hình thức đào tạo KNM theo nhu cầu tuyển dụng của doanh
nghiệp Nhật của học sinh trường THKTTH .............................................................60
Bảng 3.1: Mức độ hợp lý của các giải pháp .............................................................87
Bảng 3.2: Tính khả thi của các giải pháp .................................................................89

xiv


Danh sách các biểu đồ

Biểu đồ 2.1 Mức độ cần thiết của các hình thức giáo dục KNM (ý kiến của giáo viên)
...................................................................................................................................53
Biểu đồ 2.2 Mức độ cần thiết của những KNM trong việc đáp ứng nhu cầu tuyển dụng
từ phía doanh nghiệp Nhật (ý kiến của giáo viên). ...................................................55
Biểu đồ 2.3 Mức độ KNM tương tác kèm trong mỗi môn học .................................58
Biểu đồ 2.4 Nhu cầu về hình thức đào tạo KNM theo nhu cầu tuyển dụng của doanh
nghiệp Nhật của học sinh trường THKTTH. ............................................................60
Biểu đồ 3.1 Mức độ hợp lý của các giải pháp ...........................................................88
Biểu đồ 3.2 Tính khả thi của các giải pháp ...............................................................89

xv


PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội Việt Nam luôn tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của
thời đại, thế giới ngày nay là thế giới phụ thuộc vì mỗi quốc gia không thể hoạt động
độc lập mà không có sự giao lưu kinh tế với các quốc gia khác, trong quan hệ quốc

tế, vấn đề hợp tác trí tuệ luôn được xem là yếu tố quan trọng đặc biệt. Muốn hợp tác
trí tuệ đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực dồi dào, nguồn nhân lực này phải luôn
được thay đổi tư duy kịp thời, thích nghi và chủ động thích nghi, biết phát huy sở
trường bản thân, tự tin sáng tạo để phù hợp với tốc độ phát triển như vũ bão về khoa
học, kinh tế và công nghệ thông tin. Và chính vì vậy, nghị quyết hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng lần 2, khoá VIII khẳng định: “Muốn tiến hành công nghiệp
hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực
con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững … giáo dục – đào tạo
là quốc sách hàng đầu” [41]. Chất lượng và hiệu quả lao động trong thời đại cách
mạng khoa học - kỹ thuật luôn luôn phụ thuộc vào trình độ được đào tạo của nguồn
nhân lực. Thực chất của vấn đề đào tạo nguồn nhân lực là cung cấp một lực lượng
lao động có kiến thức và kỹ năng lao động đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Việc đào tạo nguồn nhân lực thông qua trực tiếp từ hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
Tuy nhiên, theo nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8
khóa XI: “chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào ta ̣o còn thấp so với yêu cầu, nhất là
giáo du ̣c đại học, giáo dục nghề nghiê ̣p. Hệ thống giáo dục và đào ta ̣o thiếu liên thông
giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào ta ̣o; còn nă ̣ng lý thuyế t, nhe ̣
thực hành. Đào tạo thiế u gắ n kế t với nghiên cứu khoa ho ̣c, sản xuấ t, kinh doanh và
nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú tro ̣ng đúng mức việc giáo du ̣c đa ̣o đức, lố i
số ng và kỹ năng làm viê ̣c.” [42].
Nghị quyết số 29 còn đưa ra mục tiêu: “Đối với giáo dục nghề nghiê ̣p, tập
trung đào tạo nhân lực có kiế n thức, kỹ năng và trách nhiê ̣m nghề nghiê ̣p. Hình thành

1


hệ thống giáo dục nghề nghiê ̣p với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng
nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ
thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế.” [42].
Thực trạng cho thấy, ngày nay sinh viên ra trường với tấm bằng trên tay, thậm

chí đạt được bằng hạng ưu nhưng vẫn tỏ ra ngỡ ngàng, lúng túng trước tình huống
thực tế, sự thất bại này một phần quan trọng là do sinh viên thiếu kỹ năng mềm. Ngoài
ra nghị quyết số 29 còn đưa ra nhiệm vụ: “Chủ đô ̣ng hội nhập quốc tế về giáo dục,
đào ta ̣o trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa,
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh
hoa văn hóa và thành tựu khoa học, công nghệ của nhân loại. Hoàn thiện cơ chế hợp
tác song phương và đa phương, thực hiện các cam kết quốc tế về giáo dục, đào tạo.”
[42].
Ngày nay, việc hợp tác đa phương giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới
ngày càng được mở rộng mà trong số đó, phải kể đến Nhật Bản.
Nhật Bản là đối tác hàng đầu của Việt Nam và cũng là nước G7 đầu tiên công
nhận quy chế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011). Nhật Bản cũng là nước tài
trợ nguồn ODA lớn nhất cho Việt Nam [45]. Tính đến ngày 20/04/2016, Nhật Bản là
nhà đầu tư lớn thứ hai trong tổng số 114 quốc gia đầu tư vào Việt Nam, với hơn 3000
dự án đầu tư trực tiếp [49]. “Hơn 86% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật
Bản ở Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực chế biến và chế tạo”, các dự án này cần
nguồn nhân lực rất lớn [52]. Năm 2013, Việt Nam và Nhật Bản đã kỉ niệm 40 năm
thiết lập quan hệ ngoại giao. Báo Nikkei đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam và
một số cơ quan Nhật Bản tổ chức Diễn đàn đặc biệt về hợp tác giáo dục Việt - Nhật
[53]. “Bên cạnh đó, Nhật Bản là một trong những quốc gia cung cấp viện trợ không
hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục Việt Nam, đặc biệt là đào tạo nhân lực bậc cao”
[51].
Làm việc với doanh nghiệp Nhật luôn mang lại cơ hội thăng tiến và mức lương
cao hấp dẫn, tuy nhiên, doanh nghiệp Nhật luôn nổi tiếng với những yêu cầu tiêu
chuẩn khắt khe. Việc hợp tác với Nhật Bản - một cường quốc về kinh tế, kỹ thuật

2


công nghệ được xem là một thách thức lớn, vì để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất

của các doanh nghiệp Nhật, chúng ta không chỉ đơn giản là cung cấp cho thị trường
Nhật một nguồn nhân lực dồi dào mà cần phải đào tạo một nguồn nhân lực chất lượng
cao, với trình độ đáp ứng công nghệ Nhật Bản. Đặc biệt hơn khi các em muốn trở
thành nhân lực cho một doanh nghiệp Nhật, ngoài kỹ năng chuyên môn thì doanh
nghiệp Nhật luôn đòi hỏi các em phải có kỹ năng về ngôn ngữ, kỹ năng tương tác, tác
phong công nghiệp … tất cả gọi chung là kỹ năng mềm mà các em cần được giáo dục
theo định hướng của doanh nghiệp Nhật ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường.
Xuất phát từ tình hình trên, người nghiên cứu chọn đề tài: “Giáo dục kỹ năng
mềm trong môi trường kỹ thuật ở trường Trung học Kỹ thuật Thực hành theo định
hướng tuyển dụng của doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của
mình, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc cải thiện chất lượng cho
nguồn lao động Việt Nam, giúp các em có cơ hội phát triển bản thân trong môi trường
làm việc với các doanh nghiệp Nhật Bản.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu kỹ năng mềm trong môi trường kỹ thuật, từ đó, đề xuất nhóm kỹ
năng mềm cần được trang bị cho học sinh hệ Trung cấp Chuyên nghiệp (TCCN) của
trường Trung học Kỹ thuật Thực hành (THKTTH) theo định hướng tuyển dụng của
doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho học sinh
sau khi tốt nghiệp.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kỹ năng mềm trong môi trường kỹ thuật và nhu
cầu tuyển dụng của doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam.
- Đánh giá về thực trạng giáo dục kỹ năng mềm tại trường THKTTH.
- Đề xuất giải pháp giáo dục kỹ năng mềm trong môi trường kỹ thuật cho học
sinh hệ TCCN của trường THKTTH theo định hướng tuyển dụng của doanh
nghiệp Nhật tại Việt Nam.

3



IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
- Kỹ năng mềm trong môi trường kỹ thuật.
- Kỹ năng mềm cho học sinh hệ TCCN của trường THKTTH.
2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học tại trường THKTTH.
V. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu áp dụng được các giải pháp đã nghiên cứu vào quá trình rèn luyện kỹ năng
mềm cho học sinh trường THKTTH, thì sẽ nâng cao năng lực cho người học khi tham
gia vào làm việc tại doanh nghiệp Nhật.
VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Khảo sát thực trạng về giáo dục kỹ năng mềm trên đối tượng học sinh hệ TCCN
của trường THKTTH.
- Đề xuất giải pháp giáo dục kỹ năng mềm trong môi trường kỹ thuật, đưa ra hai
ví dụ minh họa cho hai ngành Điện công nghiệp - Dân dụng và Công nghệ kỹ thuật
cơ khí tại trường THKTTH và lấy ý kiến chuyên gia cho các giải pháp mà người
nghiên cứu đã đề xuất.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Tìm hiểu, sưu tầm các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến kỹ năng
mềm và văn hóa trong doanh nghiệp Nhật.
- Tiến hành phân tích, so sánh, khái quát từ những nguồn tham khảo, từ đó kế
thừa, phát huy và rút kinh nghiệm để áp dụng vào việc xây dựng nhóm kỹ
năng mềm sao cho phù hợp với khách thể đang nghiên cứu.
2. Phương pháp khảo sát
- Khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng mềm trong môi trường kỹ thuật tại trường
THKTTH.

4




×