Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.49 KB, 1 trang )

Hồ Chí Minh – nhà tư tưởng, nhà lý luận cách mạng sáng tạo
GS SONG THÀNH
I. Quan niệm về nhà tư tưởng, nhà lý luận
Đến nay, vẫn không tránh khỏi còn có người băn khoăn một cách thành thật: xét về vị thế, gọi Chủ tịch
Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất, điều đó không cần phải bàn
cãi, nhưng còn nhà tư tưởng, nhà lý luận?
Bác Hồ không để lại cho chúng ta những công trình đồ sộ có tính chất lý luận chung, hoàn chỉnh và hệ
thống, mà phần lớn chỉ là những bài báo, thư từ, lời kêu gọi… Gọi là tác phẩm, thì như người đã từng
nói: trong đời mình, Người chỉ viết có một tác phẩm duy nhất là “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
Làm gì có nhiều lý luận trong những bài viết giản dị, ngắn gọn ấy? Người có cố tình làm “lý luận”, viết
“lý luận” đâu? Không cần thêm nhà tư tưởng, nhà lý luận, Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta cũng đã
đủ vĩ đại, đã được thừa nhận là một trong những vĩ nhân in dấu ấn sâu sắc vào thế kỷ XX rồi.
Một vài nhà nghiên cứu phương Tây cũng cho rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh không có tham vọng là một
nhà tư tưởng, nhà lý luận, Người chỉ là một nhà tổ chức, một nhà hoạt động thực tiễn, mặc dù họ có
kèm theo sau đó những tính từ như “to lớn, kỳ tài, thiên tài”, v.v..
Jean Lacouture viết: “Vị

lãnh tụ của Việt Nam không tỏ ra là một nhà lý
luận và hình như ít chú ý về mặt này, thậm chí còn tỏ ra khó chịu
hoặc coi thường những cuộc tranh luận về chủ nghĩa …” (1). Đọc tác phẩm
của Hồ Chí Minh, ông đưa ra nhận xét: Không thấy những tiểu luận dài có tính lý luận khái quát mà chỉ
thấy một chuỗi nghiên cứu chính trị cụ thể, những bài khái lược, những bản báo cáo khả dĩ cho chúng
ta thấy rõ một sự quan tâm thường xuyên nhằm xâm nhập thời cuộc… Từ đó, ông cho rằng “sự nghiệp
kỳ lạ của Cụ Hồ không ở chiều độ tư tưởng của nó… Cụ chỉ là một “người điều khiển kỳ tài”, một “người
khéo tay thiên tài”. Ông còn gọi Cụ Hồ là một “người cộng sản cấu trúc” vì đã dành cả cuộc đời của
mình để “xây đắp, nhào nặn, tạo dựng phong trào” (2).



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×