Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Quan điểm đạo đức Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.87 KB, 29 trang )

Bài tiểu luận cá nhân .
LỜI MỞ ĐẦU
Giả như con người không có nền đạo đức thì thế giới này sẽ ra sao? Nếu vậy ắt hẳn
con người sẽ không tồn tại. Đạo đức là để hướng dẫn những hành vi của mình, nếu con
người không có đạo đức thì con người cũng giống như bao nhiêu sinh vật khác vậy,
không hơn không kém. Con người khác với con vật là ở chỗ, con người có tình yêu
thương được thể hiện trong quan hệ giữa người với người. Những tiêu chuẩn hướng dẫn
hành vi giúp con người sống đúng với hữu thể có lý trí và linh hồn. Một xã hội mà trong
đó con người không tôn trọng nhau, nghĩa là không được xây dựng trên những giá trị
đạo đức thì xã hội ấy không còn là xã hội đúng như tên gọi của nó nữa. Một xã hội trong
đó mọi người tôn trọng nhau, cư xử với nhau có trên có dưới thì xã hội đó mới thực là xã
hội của con người.
A/ NHỮNG KHÁI NIỆM Ở CÁC KHÍA CẠNH KHÁC NHAU VỀ ĐẠO
ĐỨC.
- Theo chủ nghĩa Mác thì đạo đức là cái có thật trong ý thức xã hội, trong đời sống tinh
thần của con người nghĩa là về lý luận nó là bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội.
Đạo đức tồn tại trong mọi ý thức, hoạt động giao lưu, trong toàn bộ hoạt động sống của
con người.
- Góc độ xã hội: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt được phản ánh dưới
dạng những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực điều chỉnh (hoặc chi phối) hành vi của con
người trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên với xã hội, giữa con người với
nhau và với chính bản thân mình.
- Góc độ cá nhân: Đạo đức chính là những phẩm chất, nhân cách của con người, phản
ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử của họ trong các mối quan
hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, giữa bản thân họ với người khác và trong đời
GVHD: NCS. Phan Thanh Hải
SVTH : Nguyễn Đình Hoàng – Lớp C15KCD5 Trang 1
Bài tiểu luận cá nhân .
sống xã hội, đòi hỏi tất yếu mỗi người phải ý thức được ý nghĩa, mục đích hoạt động của
mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Những hoạt động đó bao giờ cũng có sự chi
phối của những quan hệ giữa các cá nhân, cá nhân và xã hội. Những mối quan hệ đó qui


định giới hạn nhất định nhằm đảm bảo lợi ích của cộng đồng và xã hội. Những qui định
này tự giác tạo thành động lực cho phát triển xã hội. Đó là các qui tắc, chuẩn mực hoàn
toàn tự giác trong hành động của mỗi cá nhân trong tất cả các quan hệ xã hội. Nói cách
khác, đó chính là đạo đức của con người trong xã hội.
- Đạo đức là một hiện tượng xã hội phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ
bản thân cuộc sống của con người.
- Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc,− nguyên tắc, chuẩn
mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với
lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân - cá nhân
và quan hệ cá nhân - xã hội.
- Đạo đức là− toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng
xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên.
- Đạo đức là− hệ thống các qui tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ con
người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả bản thân
mình.
B/ NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC THEO QUAN ĐIỂM CỦA HỒ
CHÍ MINH. LÀM GÌ ĐỂ NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC TRONG CÔNG VIỆC.
I. Phân tích đạo đức theo quan điển của Hồ Chí Minh.
GVHD: NCS. Phan Thanh Hải
SVTH : Nguyễn Đình Hoàng – Lớp C15KCD5 Trang 2
Bài tiểu luận cá nhân .
1. Nội dung cơ bản của quan điểm “Đức là gốc”.
Hồ Chí Minh không để lại những trước tác đạo đức lớn (xét về dung lượng tác phẩm)
nhưng những tư tưởng lớn của Người về đạo đức lại hiển hiện rất rõ trong những bài
nói, bài viết ngắn gọn, cô đọng, hàm súc, theo phong cách lý luận phương Đông và rất
quen thuộc với con người Việt Nam. Đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống
đạo đức của dân tộc Việt Nam, đồng thời kế thừa những tư tưởng đạo đức phương
Đông, những tinh hoa đạo đức của nhân loại và đặc biệt quan trọng là tư tưởng đạo đức
của chủ nghĩa Mác – Lênin. Trong lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh có sử dụng một số
khái niệm và mệnh đề tư tưởng đạo đức của Nho giáo, nhưng trên cơ sở mới, chuyển tải

những nội dung mới, và vì vậy, về thực chất, đó là đạo đức mới – đạo đức cách mạng.
Quan điểm “đức là gốc” của con người đã xuất hiện từ xa xưa trong học thuyết “đức trị”
của Nho giáo. Rõ ràng, quan điểm “đức là gốc” của Nho giáo chứa đựng những yếu tố
hợp lý nhất định, nhưng vấn đề ở đây là “đức” mà Nho giáo nói đến lại là những chuẩn
mực đạo đức phong kiến trói buộc con người vào những lễ giáo hủ bại, phục vụ cho chế
độ đẳng cấp, tôn ti trật tự hết sức hà khắc của giai cấp phong kiến. “Đức là gốc” trong tư
tưởng Hồ Chí Minh là đạo đức mới – đạo đức cách mạng mang bản chất giai cấp công
nhân, kết hợp truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và những tinh hoa của đạo đức
nhân loại. Sự khác biệt giữa đạo đức cũ với đạo đức mới đã được Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“Có người cho đạo đức cũ và đạo đức mới không có gì khác nhau. Nói như vậy là lầm
to. Đạo đức cũ và đạo đức mới khác nhau nhiều. Đạo đức cũ như người đầu ngược
xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững dưới đất,
đầu ngẩng lên trời. Đó quyết không phải là đạo đức thủ cựu. “Nó là đạo đức mới, đạo
đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân
tộc, của loài người.
Xét về lý luận, quan điểm “đức là gốc” của Hồ Chí Minh có nội dung phong phú, bao
trùm và xuyên suốt toàn bộ tư tưởng đạo đức cách mạng của Người. Theo chúng tôi,
GVHD: NCS. Phan Thanh Hải
SVTH : Nguyễn Đình Hoàng – Lớp C15KCD5 Trang 3
Bài tiểu luận cá nhân .
bước đầu, có thể hiểu quan điểm “đức là gốc” của Hồ Chí Minh gồm những nội dung cơ
bản như sau:
Thứ nhất, đạo đức là “gốc”, là nền tảng của người cách mạng. Giống như cây phải có
gốc, sông, suối phải có nguồn, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền
tảng thì mới hoàn thành được sự nghiệp cách mạng cực kỳ gian khổ khó khăn. Không
phải ngẫu nhiên mà khi Lênin mất, Hồ Chí Minh đã viết những dòng đầy xúc động trước
tấm gương đạo đức trong sáng mẫu mực của người thầy vĩ đại : “Không phải chỉ thiên
tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong
sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh
hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về người,

không gì ngăn cản nổi. Còn trong “Đường kách mệnh” tác phẩm “gối đầu giường” của
những người cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã giành chương đầu tiên để bàn về tư
cách người cách mệnh, sau đó mới nói về lý luận và đường lối cách mạng. Với Hồ Chí
Minh, “đức là gốc” cho nên, đạo đức cách mạng không chỉ giúp cải tạo xã hội cũ, xây
dựng xã hội mới mà còn giúp người cách mạng không ngừng cầu tiến bộ và hoàn thiện
bản thân mình. Người có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn gian khổ, thất bại tạm
thời... cũng không rụt dè lùi bước, khi gặp thuận lợi và thành công, vẫn giữ vững tinh
thần gian khổ, khiêm tốn, chất phác, không công thần, địa vị, kèn cựa hưởng thụ, thật sự
trở thành người “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Vì “đức là gốc” cho nên đạo đức
cách mạng là thước đo lòng cao thượng của con người. Theo quan điểm của Hồ Chí
Minh, trong đời sống xã hội cũng như trong hoạt động cách mạng, mỗi người có công
việc, tài năng, vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng bất cứ ai
giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng.
Thứ hai, trong mối quan hệ giữa đức và tài thì “đức là gốc” nhưng đức và tài phải đi đôi
với nhau, không thể có mặt này mà thiếu mặt kia được. Bởi người nào có đức mà không
có tài thì chẳng khác gì ông bụt ngồi trong chùa, không làm hại ai, nhưng cũng chẳng ích
gì, còn nếu có tài mà không có đức thì chỉ có hại cho dân cho nước còn sự nghiệp bản
GVHD: NCS. Phan Thanh Hải
SVTH : Nguyễn Đình Hoàng – Lớp C15KCD5 Trang 4
Bài tiểu luận cá nhân .
thân thì sớm muộn cũng đổ vỡ. Hồ Chí Minh yêu cầu: tài lớn thì đức càng phải cao. Vì
khi đã có cái trí thì cái đức chính là cái đảm bảo cho người cách mạng giữ vững được
chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, đã chấp nhận và lựa chọn tin theo. Chính vì thế, Hồ Chí
Minh khẳng định: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông
cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức,
không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn
giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình
không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì.
“Đức là gốc” vì trong đức đã có tài, có cái đức sẽ đi đến cái trí. Bởi người thật sự có
đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, rèn luyện năng lực để hoàn

thành mọi nhiệm vụ được giao. Và khi đã thấy sức không vươn lên được thì sẵn sàng
nhường bước, học tập và ủng hộ người tài đức hơn mình, để họ gánh vác việc nước việc
dân. Như vậy, “đức là gốc” ở đây phải là “đức lớn” – đức tận tâm, tận lực phấn đấu hy
sinh vì cách mạng, vì nước vì dân, nó không đồng nhất với những phẩm chất đạo đức
thông thường cụ thể, như hiền lành, ngoan ngoãn, tốt bụng... trong đời sống hàng ngày.
Thứ ba, "Đức là gốc" trong xây dựng Đảng là Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”.
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, Đảng phải "là đạo đức, là văn minh" trong đó đạo đức là
"gốc", vẫn là vấn đề được Hồ Chí Minh đặt lên trên hết, trước hết. Bởi Đảng cộng sản
muốn đóng được vai trò tiên phong thì trước hết phải là một đảng tiêu biểu cho đạo đức
cách mạng, tận tâm, tận lực phụng sự tổ quốc và nhân dân. Có lẽ trong lịch sử phong
trào cách mạng thế giới, hiếm có một lãnh tụ cách mạng nào coi trọng vấn đề đạo đức
đến tầm mức như Hồ Chí Minh, đã đặt đạo đức lên vị trí hàng đầu trong công tác xây
dựng Đảng. Bởi thế, một đảng nếu xa rời mục tiêu lý tưởng cách mạng, nếu thoái hóa về
đạo đức thì tức là đã hỏng từ "gốc" và cuộc cách mạng nếu được tiếp tục, tất yếu sẽ bị
biến chất và không còn ý nghĩa. Tất nhiên, một đảng tiên phong cách mạng nếu chỉ có
đạo đức cách mạng thì chưa đủ mà Đảng còn phải "là văn minh", phải tiêu biểu cho trí
tuệ của cả dân tộc. Ngoài đạo đức cách mạng là yêu cầu tiên quyết, Đảng còn phải có trí
GVHD: NCS. Phan Thanh Hải
SVTH : Nguyễn Đình Hoàng – Lớp C15KCD5 Trang 5
Bài tiểu luận cá nhân .
tuệ, có năng lực nhận thức quy luật và hành động cách mạng đúng đắn, biết phân tích
chính xác tình hình, đề ra đường lối, chủ trương sát đúng, đưa cách mạng tiến lên từng
bước.
Có thể nhận thấy, quan niệm "Đảng ta là đạo đức, là văn minh", đạo đức là "gốc" trong
xây dựng Đảng là một tư tưởng xuyên suốt, nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ
Chí Minh cho rằng, Đảng sẽ mất vai trò lãnh đạo và không được nhân dân tín nhiệm nữa
nếu Đảng yếu kém, không trong sạch, suy thoái về đạo đức. Người cảnh báo: "Một dân
tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất
định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi nếu lòng dạ không
trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân. Do đó, thường xuyên tự đổi mới và tự

chỉnh đốn Đảng là một yêu cầu khách quan của chính sự nghiệp cách mạng trong tất cả
các thời kỳ. Trong di chúc của mình, phần nói về những công việc phải làm sau thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ: "việc cần phải làm trước
tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức
làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Làm
được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng
lợi. Và, không chỉ trong Di chúc, mà chính trong bài viết cuối cùng mà Hồ Chí Minh để
lại cũng là bài viết về đạo đức. Phải chăng, Người muốn dành bài viết cuối cùng cho
điều mà Người tâm huyết nhất và cũng là điều mà Người trăn trở nhất trong sự nghiệp
cách mạng - Đó là vấn đề "nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân",
là "thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ
chủ nghĩa cá nhân".
Vậy:
"Đức là gốc" là quan điểm cơ bản, xuyên suốt trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Với
những nội dung sâu sắc, chứa đựng chiều sâu tư tưởng lớn, quan điểm "đức là gốc" của
Hồ Chí Minh không chỉ tiếp nối và nâng cao quan niệm đạo đức truyền thống của
phương Đông và Việt Nam mà còn là một cống hiến quan trọng của Người đối với kho
GVHD: NCS. Phan Thanh Hải
SVTH : Nguyễn Đình Hoàng – Lớp C15KCD5 Trang 6
Bài tiểu luận cá nhân .
tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đối với dân tộc ta, di sản tư tưởng Hồ Chí
Minh, trong đó có tư tưởng về đạo đức cách mạng là tài sản tinh thần vô giá, là ngọn cờ
thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Mà không chỉ là tư tưởng, cuộc đời cách mạng
không một gợn một chút riêng tư của chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta
những bài học lớn về đạo làm người. Xét đến cùng, triết lý lớn về con người trong tư
tưởng Hồ Chí Minh là triết lý về đạo làm người được tóm gọn trong sáu chữ: Thành
người, làm người và ở đời. Và phải chăng, "tầm cỡ của một hiền triết chưa chắc ở chỗ
giải đáp mối tương quan giữa tồn tại và tư tưởng... ở chỗ lựa chọn giáo điều quen thuộc
hay sáng tạo mới lạ, mà chung quy là ở mức quan tâm đến con người, con người thật
đang phải sống trên quả đất này và chắc còn sống lâu dài đến vô tận thời gian, lấy đó

làm trung tâm của mọi suy tư và chủ đích của mọi hành động. Cụ Hồ thuộc loại hiền
triết đó.
2. Quan điểm nhân, nghĩa, trí, dũng:
- Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Vì thế mà kiên
quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân. Vì thế mà sẵn
lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà không ham
giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền.
Những người đã không ham, không e, không sợ gì thì việc gì phải họ đều làm được.
- Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải
giấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích riêng phải lo toan. Lúc Đảng giao
cho việc, thì bất kỳ to nhỏ, đều ra sức làm cẩn thận. Thấy việc phải thì làm, thấy việc
phải thì nói. Không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng luôn luôn
đúng đắn.
- Trí vì không có việc tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt.
Dễ hiểu lý luận. Dễ tìm phương hướng. Biết xem người. Biết xét việc. Vì vậy, mà biết
GVHD: NCS. Phan Thanh Hải
SVTH : Nguyễn Đình Hoàng – Lớp C15KCD5 Trang 7
Bài tiểu luận cá nhân .
làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc người tốt, đề
phòng người gian.
- Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sửa
chữa. Cực khổ khó khăn, có gan chịu đựng. Có gan chống lại những sự vinh hoa, phú
quý không chính đáng. Nếu cần, thì có gan hy sinh cả tính mệnh cho Đảng, cho Tổ quốc,
không bao giờ rụt rè, nhút nhát.
1.Quan điểm đạo đức trung với nước, hiếu với dân.
Xét về mối quan hệ của đạo đức thì Bác Hồ đặt ưu tiên hàng đầu cho mối quan hệ
giữa dân với nước, giữa nhân dân với tổ quốc. Đây là mối quan hệ chi phối tất cả các
mối quan hệ khác. Chính vì vậy, Bác Hồ đặt phẩm chất trung với nước, hiếu với dân là
phẩm chất hàng đầu của người đảng viên. Trung hiếu là khái niệm thuộc đạo đức truyền
thống nhưng được Bác Hồ vận dụng theo quan điểm mới phù hợp với hoàn cảnh mới

của lịch sử.
Theo quan điểm Bác Hồ, “trung với nước, hiếu với dân” có mối quan hệ gắn bó chặt
chẽ với nhau. Vì “dân là dân của nước, nước là nước của dân”. Nghĩa là nhân dân là chủ
của đất nước. Còn theo quan điểm của đạo đức phong kiến, coi nước là của vua, vua là
người quyết định tất cả, còn dân chỉ có nhiệm vụ làm tôi trung theo quan điểm “Quân xử
thần tử thần bất tử bất trung” (Vua xử tôi phải chết thì tôi phải chết, không tuântheo lệnh
vua là tôi không trung thành). Rõ ràng, quan điểm của Bác hoàn toàn khác hẳn với quan
niệm của đạo đức phong kiến. Bác Hồ chỉ rõ: “Trung là trung với tổ quốc, hiếu là hiếu
với nhân dân”. Và cũng chính Người là biểu tượng cao đẹp thể hiện phẩm chất này. Suốt
cuộc đời vì dân, vì nước. Đến khi chuẩn bị vĩnh biệt thế giới này Bác cũng tính toán sao
cho khỏi tốn kém thì giờ và tiền bạc của nhân dân đối với việc riêng của mình. Bác
khẳng định: “Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích là làm
cho ích nước, lợi dân.
GVHD: NCS. Phan Thanh Hải
SVTH : Nguyễn Đình Hoàng – Lớp C15KCD5 Trang 8
Bài tiểu luận cá nhân .
Còn “hiếu với dân” được Bác cụ thể hóa bằng chủ trương “Đảng và Chính phủ là đày tớ
của nhân dân”, “chính quyền phải có trách nhiệm lo cho dân: Làm cho dân có ăn, làm
cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành”. Bác còn chỉ rõ:
“Chính sách của Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân.
Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu
dân dốt, Đảng và chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng ta và Chính phủ có lỗi. Vì vậy,
cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đời sống
của nhân dân”. Bác dạy rằng cán bộ các cấp đều là “công bộc của dân, nghĩa là gánh vác
việc chung cho dân”. Và, “việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho
dân phải hết sức tránh”. Phẩm chất trung với nước, hiếu với dân được coi là hạt nhân cơ
bản của tư tưởng Hồ Chí Minh.
4. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Một dân tộc biết cần kiệm, biết liêm chính là một
dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh, tiến bộ”;

Người còn nhấn mạnh: “Cán bộ muốn cho xứng đáng phải làm được việc. Muốn
làm được việc, thì phải được dân tin dân phục dân yêu. Muốn được dân tin dân
phục dân yêu, cán bộ phải tự mình làm đúng đời sống mới. Nghĩa là phải siêng
năng, tiết kiệm, trong sạch, chính đáng. Nếu không thực hành bốn điều đó mà
muốn được lòng dân, thì cũng như bắc dây leo trời”.
Cần: Tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai. Dao siêng mài thì sắc bén. Ruộng
siêng làm cỏ thì lúa tốt. Người siêng học tập thì mau tiến. Siêng nghĩ ngợi thì hay có
sáng kiến. Siêng hoạt động thì có sức khỏe. Người siêng năng thì mau tiến bộ. Cả nhà
siêng năng thì chắc ấm no. Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh. Cả nước siêng năng
thì nước giàu mạnh. Muốn cho chữ cần có nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho
mọi công việc.
GVHD: NCS. Phan Thanh Hải
SVTH : Nguyễn Đình Hoàng – Lớp C15KCD5 Trang 9
Bài tiểu luận cá nhân .
Cây gỗ bất kỳ to nhỏ đều có gốc và ngọn. Công việc bất kỳ to nhỏ đều có điều nên làm
trước, nên làm sau. Nếu không có kế hoạch, điều nên làm trước mà để làm sau, điều nên
làm sau mà đưa làm trước, như thế sẽ hao tổn thời giờ, mất công nhiều mà kết quả ít.
Siêng năng và kế hoạch phải đi đôi với nhau. Kế hoạch lại phải đi đôi với phân công để
nhằm vào hai điểm: công việc (làm trước sau) và nhân tài (năng lực ai vào việc nấy).
Cần và chuyên phải đi đôi với nhau. Cần là phải biết cách nuôi dưỡng, phân bổ cả tinh
thần, vật chất và lực lượng của mình một cách hợp lý để làm việc lâu dài.
Đêm 30 Tết năm 1957, Bác đến thăm ba đồng chí cảnh vệ trực Phủ Chủ tịch và dạy anh
em cách pha trà. Lượt nước đầu tiên và thứ hai, Bác đều rót vào một chiếc ca to, đậy kín
lại. Lượt nước thứ ba, Bác rót ra 4 chén con để mọi người cùng uống. Tiếp những lượt
nước sau, Bác chuyển trà từ ca vào ấm rồi thêm nước sôi vào, nhờ thế nước trà vẫn đậm
đà. Cuối buổi, Bác mới nói: “Nghe nói mấy chú đầu tháng “trung nông”, giữa tháng
“bần nông”, cuối tháng “cố nông” như thế là chi tiêu không kế hoạch. Nếu các chú chi
tiêu theo lối pha trà của Bác thì vừa đủ tiền tiêu, vừa khỏi phải trả nợ”.
Kiệm: Là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Cần với kiệm phải đi
đôi với nhau như hai chân của con người. Cần mà không kiệm, làm chừng nào, xào

chừng nấy như cái thùng không đáy. Kiệm mà không cần thì không tăng thêm, không
phát triển được. Thời giờ cũng phải được tiết kiệm như của cải. Của cải hết còn có thể
làm thêm nhưng khi thời giờ đã qua rồi, không bao giờ kéo trở lại được. Biết tiết kiệm
thời giờ của mình, lại phải tiết kiệm thời giờ của người khác.
Thánh hiền có nói: Một tấc bóng là một thước vàng. Tiết kiệm không phải là bủn xỉn.
Khi không nên tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc
đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù hao bao nhiêu công, tốn bao
nhiêu của, cũng vui lòng. Kết quả chữ cần kiệm to lớn như vậy cho nên người yêu nước
thì phải thi đua thực hành cần kiệm.
GVHD: NCS. Phan Thanh Hải
SVTH : Nguyễn Đình Hoàng – Lớp C15KCD5 Trang 10
Bài tiểu luận cá nhân .
Tháng 4/1969, Bộ Chính trị họp bàn chuẩn bị tổ chức 4 ngày lễ lớn năm sau. Bác đang
mệt nặng nên vắng mặt. Sau đó trên giường bệnh, nghe báo cáo lại cuộc họp, Người nói:
“ Các chú nên bàn bạc cho kỹ. Còn ý kiến của Bác, Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác
không đồng ý đưa 19/5 làm ngày kỷ niệm lớn năm 1970. Hiện nay các cháu học sinh sắp
vào năm học mới, giấy mực tiền bạc dùng tuyên truyền về ngày sinh của Bác thì các chú
nên dùng để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.
Liêm: Là trong sạch, không tham lam. Liêm có nghĩa rộng hơn là trung với Tổ quốc,
hiếu với nhân dân. Chữ liêm phải đi đôi với chữ kiệm. Có kiệm mới liêm được vì xa xỉ
mà sinh tham lam. Tham tiền, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều
là bất liêm. Để thực hiện chữ liêm, cần có tuyên truyền và kiểm soát, giáo dục và pháp
luật, từ trên xuống, từ dưới lên. Trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao
thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn
của đút, có dịp di công - dinh tư.
Vì vậy cán bộ phải thực hành chữ liêm trước để làm kiểu mẫu cho dân. Quan tham vì
dân dại. Nếu dân hiểu biết không chịu đút lót thì quan dù không liêm cũng phải hóa ra
liêm. Vì vậy cần phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán
bộ thực hiện chữ liêm. Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy
ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì. Cán bộ thi đua thực hành liêm khiết thì sẽ gây nên tinh

thần liêm khiết trong nhân dân.
Thời kỳ chống chiến tranh phá hoại Mỹ năm 1965, nhân dân Hà Nội phải ăn cơm độn
mỳ sợi, ngô, bột, bo bo. Bác yêu cầu: “Các chú thổi cơm độn cho Bác. Nhân dân, cán bộ
ta ăn độn bao nhiêu phần trăm, cứ độn cho Bác từng ấy, giống như cán bộ với dân”, anh
em cấp dưỡng thương Bác quá bèn thưa rằng quy định các cụ già trên 70 tuổi không phải
ăn độn, nhưng Bác không đồng ý. Anh em bèn xay nhỏ ngô trộn vào gọi là thì Bác vẫn
nhắc lại rõ ràng: “50% cơ mà!”.
GVHD: NCS. Phan Thanh Hải
SVTH : Nguyễn Đình Hoàng – Lớp C15KCD5 Trang 11

×