Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một số biện pháp nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh lớp 10 trường THPT như thanh 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.68 KB, 12 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Năm 2006 tôi tốt nghiệp đại học ra trường và được Sở GD & ĐT Thanh Hóa
phân về giảng dạy tại trường THPT Như Thanh 2, tính đến thời điểm này là 10 năm
tròn. Trong 10 năm ra trường tôi đã làm công tác chủ nhiệm đến 8 năm, với tinh
thần nhiệt huyết của một giáo viên trẻ mới ra trường tôi luôn cố gắng hoàn thành
tốt nhiệm vụ được Ban giám hiệu nhà trường giao cho. Đối tượng học sinh tôi chủ
nhiệm đa phần là những học sinh có nền tảng kiến thức chưa tốt, khả năng hòa
nhập và tham gia các phong trào tập thể của các em còn rất hạn chế, bên cạnh đó
tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng. Làm thế nào để các em đoàn kết tham
gia vào các hoạt động tập thể luôn là câu hỏi lớn đối với tất cả các giáo viên làm
công tác chủ nhiệm.
Đứng trước bài toán khó đó bản thân tôi luôn nỗ lực hết mình trong việc tìm hiểu
tâm tư nguyện vọng của học sinh, tạo ra sân chơi bổ ích cho học sinh lớp chủ
nhiệm nhằm giúp các em đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Với kinh nghiệm 8
năm liên tục làm công tác chủ nhiệm, đã áp dụng nhiều hình thức tổ chức hoạt động
tập thể khác nhau, tôi quyết định viết sáng kiến về: “ Một số hình thức sinh hoạt
tập thể nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết trong tập thể lớp chủ nhiệm ở
trường THPT Như Thanh 2”, tôi hy vọng với những kinh nghiệm nhỏ này, tôi có
thể chia sẻ với đồng nghiệp cùng cơ quan và với những giáo viên đã nhiều năm tâm
huyết với công tác chủ nhiệm.
1.2.

Mục đích nghiên cứu.

Mục đích tôi viết đề tài này là tổ chức các hoạt động tập thể lớp chủ nhiệm
nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết của tập thể học sinh, giúp các em gắn bó với
nhau như những người bạn thân thiết nhất, từ đó các em có thể giúp đỡ nhau trong
học tập và nâng cao chất lượng học tập của lớp.
1.3.


Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này của tôi là học sinh lớp tôi đã chủ nhiệm
từ năm học 2006 – 2007 đến năm học 2013 – 2014.
1.4.

Phương pháp nghiên cứu.

1


Với một đề tài đã nghiên cứu trong nhiều năm, tôi đã lựa chọn phương pháp
nghiên cứu gồm:
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Sở dĩ tôi chọn phương pháp này vì tôi nghĩ đây là phương pháp phù hợp nhất
với đề tài này, chỉ có tiến hành thực nghiệm áp dụng trên đối tượng học sinh lớp
chủ nhiệm thì tôi mới có được lời giải tốt nhất cho bài toán khó nêu trên.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Đoàn kết là gì?
Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, thể hiện qua sự tương trợ,
giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể, nhất là những khi gặp hoạn nạn,
khó khăn. Đoàn kết là sự hợp tác chung tay góp sức để kết thành 1 khối thống nhất
về cả tư tưởng lẫn hành động nhằm thực hiện 1 mục đích chung , đem lại lợi ích vì
sự phát triển của tập thể.
2.1.2. Vai trò của đoàn kết đối với tập thể lớp chủ nhiệm.
Dựa trên kinh nghiệm của bản thân đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp,
tôi hiểu rõ một chân lý: chỉ có đoàn kết thì tập thể lớp mới tiến bộ về cả nhận thức
cũng như các năng lực hoạt động khác. Chính vì thế bên cạnh việc tìm hiểu tâm tư
nguyện vọng của học sinh, tôi cũng tham khảo học hỏi kinh nghiệm của bạn bè,

đồng nghiệp, lắng nghe ý kiến góp ý từ phụ huynh học sinh trong nhà trường để
làm cơ sở cho sáng kiến này.
2.2.

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này thì thực trạng các lớp tôi nhận
chủ nhiệm đầu vào có thể mô tả đơn giản như sau: một tập thể lớp có rất nhiều học
sinh nhút nhát, một tuần tới lớp vẫn chưa biết hết tên của nhau, đến lớp học trống
đánh thì vào chỗ ngồi cô giáo đã sắp xếp, hết buổi học cứ thế xách cặp ra về, chỉ trả
lời khi cô giáo hỏi và gần như chỉ có những học sinh đã từng học cấp 2 cùng nhau
mới nói chuyện với nhau…Nói chung đó là một tập thể rời rạc, buồn tẻ.
2.3.

Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề
2


Sau một thời gian nghiên cứu và đã áp dụng ở đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm
ở nhiều năm học, tôi đã đưa ra giải pháp nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết trong
tập thể lớp chủ nhiệm là tổ chức các hình thức sinh hoạt tập thể, bởi lẻ chỉ có chơi
cùng nhau, tham gia phong trào cùng nhau mới có thể giúp các em hiểu về bạn
mình và sống hòa đồng với các bạn trong lớp.
Dưới đây là các hình thức sinh hoạt tập thể tôi đã áp dụng ở lớp chủ nhiệm:
2.3.1. Tổ chức hoạt động tập thể trong tuần lễ sinh hoạt đầu năm.
Với tuần lễ sinh hoạt đầu năm, tôi dựa trên kế hoạch chung của trường, sau đó
cụ thể hóa với đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm. Cụ thể với từng khối lớp chủ
nhiệm như sau:
- Hoc sinh lớp 10: Đây là đối tượng học sinh mới từ THCS chuyển lên, các em

từ nhiều xã trong huyện được xếp vào một lớp, chính vì thế đây là đối tượng học
sinh khó gắn kết nhất, bởi vì đa số các em chưa biết nhau, chưa quen nhau, nếu có
chỉ là những bạn cũ từ cấp 2 hay đã nhìn thấy nhau trong kì thi vào 10 mới diễn ra
cách đó không lâu. Chính vì thế tôi xác định tuần lễ sinh hoạt đầu năm việc tôi cần
làm là:
+ Phổ biến nội quy học sinh của nhà trường, giúp các em làm quen với môi
trường mới và hình thành tâm lý các em đã trưởng thành hơn và đã trở thành một
học sinh cấp 3.
+ Phân công cán bộ lớp theo sự lựa chọn cảm quan của mình.
+ Sắp xếp chỗ ngồi và chia tổ, cử tổ trưởng cho từng tổ…
+ Ngoài những công việc thường niên mà giáo viên nào cũng phải làm như trên
tôi đưa ra hoạt động tập thể đầu tiên giúp các em làm quen nhau, biết tên nhau, nơi
ở của nhau…là yêu cầu các tổ làm một bài vè ngắn về các thành viên tổ mình sao
cho trong bài vè đó phải kể được đầy đủ tên và nơi ở của các thành viên trong tổ.
Sau đó tôi sẽ yêu cầu tổ trưởng của từng tổ đọc bài vè đó trước lớp, khi đọc đến tên
của bạn nào bạn đó sẽ đứng lên để các bạn trong lớp làm quen.
Bằng hoạt động này tôi nhận thấy các em thuộc tên nhau rất nhau, từ đó mới có
thể làm quen, trò chuyện cùng nhau và đó là điểm khởi đầu cho tình bạn mới.
3


- Học sinh lớp 11: Đối tượng học sinh này đã quá quen với nhau, vì thế tuần lễ
sinh hoạt đầu năm tôi tập trung vào tổ chức hoạt động tập thể học mà chơi, chơi mà
học sau hè như:
+ Tổ chức thi thể thao giữa các tổ như thi đấu kéo co, bóng đá.

+ Tổ chức thi thể thao giữa 2 dãy như thi đấu bóng chuyền.

4



+ Tổ chức thi rung chuông vàng với hệ thống câu hỏi là những kiến thức cơ bản
nhất của các môn học các em đã học ở lớp 10.

Với cách tổ chức này vừa giúp các em gần gũi nhau sau thời gian dài nghỉ
hè, vừa tạo tâm lý là đã bước vào một năm học mới.
-Học sinh lớp 12: Đối tượng này là đối tượng học sinh cuối cấp, hết năm học
này các em sẽ ra trường và lựa chọn cho mình những hướng đi khác nhau, vì thế
hoạt động tập thể tôi lựa chọn cho học sinh 12 rất thiết thực là tổ chức trò chơi tập
thể nói về ngành nghề em yêu thích, cụ thể:
5


+ Học sinh lớp sẽ viết ước mơ của mình vào một mảnh giấy và gấp thành máy
bay, mỗi học sinh sẽ ngồi đúng vị trí của mình và lao máy bay đó đến một vị trí
khác.
+ Giáo viên chuẩn bị các hệ thống câu hỏi khác nhau về các ngành nghề từ điều
kiện thi tuyển, trường thi tuyển… của các ngành cho đến công việc chính của các
nghề mà học sinh sẽ học từ các trường dạy nghề hay từ thực tế.
+ Khi trò chơi bắt đầu, các em sẽ chọn máy bay ở gần vị trí mình ngồi nhất và
mở ra xem đó là ngành nghề gì, sau đó giáo viên sẽ đọc câu hỏi về ngành nghề đó
và học sinh trả lời, nếu câu hỏi đó học sinh không trả lời được thì giáo viên sẽ để lại
cho lần lựa chọn khác.
+ Kết thúc trò chơi giáo viên sẽ trao đổi chung với học sinh những vấn đề liên
quan đến các ngành nghề cơ bản, từ đó giúp các em định hướng phấn đấu trong
năm học để đạt được kết quả như mong muốn.
2.3.2. Tổ chức các hình thức sinh hoạt trong 15 phút đầu giờ.
Sinh hoạt 15 phút đầu giờ là hoạt động diễn ra hàng ngày ở tất cả các khối lớp
dựa trên lịch phân công của Đoàn trường. Theo lịch đó, hoạt động mà các lớp sinh
hoạt gồm có: hát và sửa bài tập. Để cho các hoạt động này không trở nên nhàm

chán tôi đã thực hiện lịch sinh hoạt 15 phút ở lớp chủ nhiệm theo một số hình thức
sau:
-Nội dung sinh hoạt văn nghệ: thay bằng việc hát các bài hát đã cũ, tôi đã định
hướng cho lớp phó văn thể chủ trì tổ chức các hoạt động khác nhau:
+ Tập hát các bài hát về đoàn, về Bác Hồ, về đất nước.
+ Tổ chức thi hát đồng ca giữa các tổ.
+ Tổ chức thi hát đơn ca trong lớp.
Đây là một số hoạt động tôi nghĩ rất quan trọng để tạo không khí vui tươi cho
một buổi học căng thẳng rất diễn ra, vì vậy giáo viên chủ nhiệm không nên xem
nhẹ.
-Nội dung học tập: ngoài việc cử cán sự bộ môn lên sửa bài tập cho lớp, tôi đã
định hướng cho lớp phó học tập tập tổ chức các hoạt động:
6


+ Đặt ra các câu hỏi bổ ích về các lĩnh vực khác nhau như dạng câu hỏi mười
vạn câu hỏi vì sao để giúp các em hiểu biết thêm các kiến thức ngoài sách vở, hỗ
trợ cho việc học tập về lâu dài của học sinh.
+ Đưa ra các câu trong đề thi của những năm học trước để các em tìm hiểu và
cùng trao đổi với nhau về định hướng giải và lời giải chi tiết cho câu hỏi đó.
+ Trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm đơn giản như hình thức thi khởi động
của một số trò chơi truyền hình, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng làm bài thi trắc
nghiệm.
2.3.3. Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao nhân các ngày lễ .
Trong một năm học có rất nhiều ngày lễ, trong đó nhà trường và đoàn trường
thường xuyên phát động các phong trào thi đua nhằm thúc đẩy tinh thần học tập
của học sinh toàn trường. Dựa trên các kế hoạch đó, tôi đưa ra các hình thức tổ
chức khác nhau trong tập thể lớp:
-Với phong trào văn nghệ: tập thể lớp tôi chủ nhiệm đã có nguồn văn nghệ từ
các tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ, vì thế lớp chỉ cần chọn tiết mục thi phù hợp cho

học sinh tham gia với sự góp ý từ tập thể và sự sáng tạo của các em trong đội văn
nghệ.
-Với các hoạt động thể thao như: bóng chuyền, bóng đá…tôi luôn tổ chức thi
giữa các tổ để chọn ra đội hình tốt nhất tham giam thi đấu cấp trường.
-Với hoạt động thi học sinh thanh lịch: không tổ chức thi mà lựa chọn đối tượng
học sinh phù hợp, sau đó lên kế hoạch tập luyện cụ thể, có sự tham gia góp ý của
các thành viên trong lớp.
-Với hoạt động báo tường 20/11: tôi tổ chức cho học sinh thi viết bài tại lớp, sau
đó lựa chọn ban biên tập, tiến hành biên tập lại các bài viết trước khi đưa lên các
trang báo. Nhờ đó báo tường lớp tôi chủ nhiệm đạt giải nhất toàn trường một cách
thuyết phục.

7


Trên đây là một số hình thức tổ chức hoạt động tập thể tôi đã áp dụng tại lớp
chủ nhiệm trong nhiều năm qua và bản thân tôi nhận ra tất cả những hình thức này
đều rất phù hợp với đối tượng học sinh miền núi như trường tôi.
2.3.4. Tổ chức hoạt động tri ân khi ra trường.
Bằng kinh nghiệm đứng lớp chủ nhiệm 12 nhiều năm tôi đã tổ chức cho tập thể
lớp lên kế hoạch cụ thể cho lế tri ân. Lớp tôi đã khắc họa lại hình ảnh từ những
ngày đầu tiên vào trường cho tới khi chuẩn bị rời mái trường THPT thân yêu,
những hình ảnh cô trò đầy xúc động bồi hồi và chắc chắn tôi cũng như những học
trò bé nhỏ sẽ không bao giờ quên.
8


2.4.

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,với

bản thân , đồng nghiệp và nhà trường .

Với nhiều năm tổ chức các hình thức sinh hoạt tập thể cho lớp chủ nhiệm với
sự góp ý sâu sắc của đồng nghiệp tôi nhận thấy tập thể học sinh lớp trưởng thành
hơn rất nhiều qua từng hoạt động, các em sống đoàn kết, chân tình với nhau. Sau 3
năm học cùng nhau khi ra trường tình cảm của các em trở nên bền chặt, thể hiện
qua những giây phút đầy kỉ niệm mà sau này chắc chắn các em còn nhớ về, đó là
những ngày lễ vui vẻ bên nhau:

9


Đó là những khoảnh khắc lưu lại kỉ niệm:

Đó là lúc giây phút ngắn ngủi còn cùng nhau dưới một mái trường:
10


Tinh thần đoàn kết đó đã giúp các em xây dựng tập thể lớp vững mạnh, từ đó nâng
cao tinh thần học tập trong lớp.
Kết quả đạt được từ những hoạt động đó là tập thể lớp chủ nhiệm luôn hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao, nhiều năm đạt tập thể lớp tiên tiến, có nhiều học sinh
đậu đại học, cao đẳng trở thành các cán bộ hoạt động Đoàn, Hội năng nỗ và có kĩ
năng giao tiếp rất tốt khi học tại các trường chuyên nghiệp và khi ra trường tìm
được những cơ hội việc làm cho bản thân.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1.

Kết luận.


Tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh lớp chủ nhiệm nhằm nâng cao tinh
thần đoàn kết trong tập thể lớp không phải là đề tài mới mẻ nhưng luôn đòi hỏi sự
sáng tạo, tâm huyết của các giáo viên được phân công làm chủ nhiệm. Tôi hy vọng
với đề tài đã mang lại kết quả trong thực tế này, tôi có thể chia sẻ, học hỏi đồng
nghiệp để ngày một có nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong công tác chủ nhiệm với
mục đích chính tất cả vì sự đoàn kết của tập thể học sinh thân yêu.
3.2.

Kiến nghị.
11


Liên quan đến đề tài này, các tổ chức trong trường và Ban giám hiệu nhà trường
luôn tạo điều kiện cho các giáo viên làm chủ nhiệm như tôi hoàn thành tốt nhiệm
vụ, vì vậy tôi không có kiến nghị gì, chỉ mong nhận được sự góp ý chân thành từ
đồng nghiệp để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 22 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết sáng kiến
Bùi Thị Thanh Hà

12




×