MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đính nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng
2.3. Các giải pháp đã thực hiện
2.3.1. Giải pháp 1: Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chương trình SGK
2.3.2. Giải pháp 2: Rèn kĩ năng phân tích đề, tìm ý và lựa chọn ý, kĩ
năng lặp dàn ý, viết đoạn văn và liên kết đoạn
2.3.3. Giải pháp 3: Giúp học sinh có kỹ năng quan sát chọn lựa, chắt
lọc từ ngữ, hình ảnh miêu tả
2.3.4. Giải pháp 4: Rèn cho học sinh kỹ năng lựa chọn, sử dụng từ
ngữ giàu tính gợi tả, gợi cảm, nói, viết văn có dùng phép so sánh,
nhân hóa phù hợp với đối tượng miêu tả
2.3.5. Giải pháp 5: Rèn kỹ năng học tập từ ngữ, ý văn, hình ảnh hay
khi làm văn
2.3.6. Giải pháp 6: Trang bị cho học sinh những kiến thưc kĩ năng
làm bài
2.3.7. Giải pháp 7: Rèn kĩ năng viết đoạn văn, bài văn từ dàn ý đã lập
2.4. Hiệu quả của SKKN
3. Kết luận và kiến nghị
- Kết luận
- Kiến nghị
TRANG
1
2
2
2
2
3
3
3
5
5
5
7
8
9
10
12
13
14
14
14
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
“Trong hệ thống giáo dục phổ thông thì bậc Tiểu học là bậc nền móng. Ở
bậc Tiểu học thì môn học có ý nghĩa và vai trò quan trọng nhất đó là môn Tiếng
Việt. Dạy Tiếng Việt là dạy tiếng mẹ đẻ - tiếng phổ thông”. [2] Môn Tiếng Việt
ở Tiểu học là môn chiếm thời lượng nhiều nhất với 8 tiết/tuần. Trong đó phân
môn Tập làm văn chiếm 25% - 2 tiết/tuần. Trong chương trình phân môn Tập
làm văn lớp 4, các em được học thể loại văn miêu tả, một trong những dạng bài
mới. Đây là dạng bài rất khó đối với học sinh Tiểu học. Nó là dạng bài tổng hợp,
có sự lồng ghép của tả đồ vật, tả cây cối, … vào trong một bài tả cảnh.
Thông qua việc dạy văn miêu tả ở Tiểu học, mục đích giúp học sinh biết
cách và có thói quen quan sát, phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới
xung quanh, biết truyền tình cảm của mình vào đối tượng miêu tả. Bước đầu
giúp các em biết sử dụng những từ ngữ có giá trị để biểu cảm. Đồng thời qua bài
văn tả cảnh, giúp các em có dịp quan sát kĩ cảnh vật xung quanh, giúp các em
có cái nhìn mới về mọi vật xung quanh, giúp các em có tình cảm yêu thiên
nhiên, gần gũi, gắn bó với cảnh vật xung quanh,…
Với mục tiêu đặt ra là lớn lao như vậy nhưng trong thực tế để làm được
điều đó là vô cùng khó, không những khó với các em mà khó cả với giáo viên.
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, nhiều em đã không tự giác trong
việc học bài và làm bài nhất là các bài văn. Các em ngại suy nghĩ, ngại viết, nên
một số em thường sao chép, copy một cách máy móc. Nhưng sợ cô giáo và các
bạn phát hiện thì các em khôn khéo thay đổi hoặc đã cắt xén, chắp vá…. Một số
em thì không biết viết cái gì, một số khác thì không dựa vào dàn ý đã lập để
triển khai thành bài văn mà nghĩ đến đâu viết đến đó, nhớ được cái gì thì viết cái
đó,…nên bài viết thường có những dạng lỗi như:
- Bài viết quá ngắn, sơ sài.
- Trình tự miêu tả lộn xộn.
- Thiếu sự liên kết giữa các ý, các đoạn…
Lên lớp 4, các em phải hiểu thế nào là văn miêu tả, biết cách quan sát, tìm
ý, lập dàn ý, viết đoạn văn và liên kết đoạn văn thành một bài văn miêu tả đồ
vật, cây cối hoặc con vật- những đối tượng gần gũi và thân thiết của các em. Để
hoàn thành bài văn miêu tả đối với học sinh lớp 4 thường rất khó khăn. Do đặc
điểm tâm lí, học sinh tiểu học còn ham chơi, khả năng tập trung chú ý quan sát
chưa tinh tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa phát triển tốt, dẫn đến khi viết văn
miêu tả, học sinh còn thiếu vốn hiểu biết về đối tượng miêu tả,…hoặc không
biết cách diễn đạt điều muốn tả. Việc tìm tòi phương pháp để hướng dẫn học
sinh quan sát, tìm ý, lập dàn ý, tưởng tượng,…còn nhiều hạn chế. Với mong
muốn giúp các em biết diễn đạt trôi chảy, trình bày những câu văn, ý văn giàu
hình ảnh, có cảm xúc, tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp rèn kĩ năng
làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4” tại Trường Tiểu học Nga Yên.
2
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Giúp học sinh lớp 4:
+ Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý.
+ Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát,
mạch lạc.
+ Rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
+ Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xung
quanh các em.
+ Có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả lớp4
- Giúp giáo viên:
+ Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4 để
vận dụng phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh
hoạt.
+ Tự tìm tòi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy TLV
nói chung và trong dạy học sinh viết văn miêu tả nói riêng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Loại thể văn miêu tả lớp 4.
- Học sinh lớp 4 trường tiểu học Nga Yên.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của đề tài, tôi đã sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp khảo sát thực tiễn: thu thập một số vấn đề lí luận làm cơ sở
khoa học cho đề tài nghiên cứu.
+ Nghiên cứu nội dung chương trình TLV 4 mạch kiến thức: Dạy viết văn
miêu tả.
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tiến hành đồng thời với phương
pháp kiểm tra toán học và phương pháp tổng hợp số liệu. Khi kiểm tra đánh giá
chất lượng bài văn miêu tả của từng học sinh, tôi mô tả và thống kê chất lượng
ấy bằng những số liệu cụ thể, sau đó tổng hợp các số liệu đã thu được nhằm rút
ra kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Dạy tiết Luyện tập miêu tả cây cối
3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận.
Miêu tả là lấy nét vẽ hay câu văn để biểu hiện các chân tướng của sự vật,
giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy. Văn miêu tả mang
tính thông báo thẩm mỹ, giúp người đọc hình dung một cách cụ thể hình ảnh của
sự vật thông qua những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc thể hiện cảm
xúc thẩm mỹ của người viết.
Với học sinh tiểu học, nhất là học sinh các lớp 4, việc hình thành và phát
triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là vô cùng quan trọng, được thực hiện ở tất
cả các môn học và nổi bật nhất là ở môn Tiếng Việt. Do đó, việc dạy Tập làm
văn ở tiểu học góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ,
tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tốt các
môn học khác. Chính những văn bản viết các em có được từ phân môn Tập làm
văn đã thể hiện những hiểu biết thực tế, những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt mà
các em được học ở môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập làm văn nói riêng
và các môn học khác. [1]
2.2. Thực trạng của việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 tại
Trường Tiểu học Nga Yên.
2.2.1. Thực trạng
Năm học 2016 - 2017 tôi tiếp tục được phân công chủ nhiệm lớp 4B. Qua
nhiều năm giảng dạy tại khối lớp 4, qua dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp. Từ
thực tế dạy học của bản thân tôi nhận thấy:
* Về phía giáo viên:
Trong phân môn Tiếng Việt thì phân môn khó nhất là Tập làm văn, nó đòi
hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, phong phú và cần có vốn sống
thực tế. Người giáo viên phải biết kết hợp linh hoạt các phương pháp trong
giảng dạy. Biết gợi mở sự tò mò, có khả năng sáng tạo, độc lập ở học sinh, giúp
các em nói viết thành văn bản.
Tuy nhiên, vẫn còn không ít giáo viên chưa nhận thức được hết tầm quan
trọng của việc quan sát, tìm ý, viết đoạn văn nên chất lượng giờ dạy Tập làm văn
mà đặc biệt là viết văn miêu tả còn hạn chế. Nhiều giáo viên vẫn chỉ dừng lại ở
việc hướng dẫn các em hoàn thành những nội dung yêu cầu của bài tập dựa vào
gợi ý trong sách giao khoa và sách giáo viên. Một số giáo viên chưa thực sự
quan tâm, phát huy hết năng lực của học sinh cũng như chú ý giúp cho các em
biết rèn dũa câu văn, ý văn.
* Về phía học sinh:
Nhiều em chỉ dừng lại ở mức độ trả lời, liệt kê các chi tiết, các bộ phận của sự
vật theo gợi ý của thầy cô một cách máy móc, khuôn mẫu. Mặt khác, với đa số học
sinh lớp 4, vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn, việc diễn đạt câu văn, ý văn
còn nhiều hạn chế. Nhất là khi làm các bài Tập làm văn miêu tả, các em chỉ
dừng lại ở việc liệt kê các chi tiết, các bộ phận của sự vật một cách đơn giản dẫn
4
đến câu văn hết sức khô khan. Thậm chí, có những em khi miêu tả một sự vật thì
không biết phải bắt đầu từ đâu, không biết phải tả những gì, tả thế nào.
VD: Bài văn tả cái cặp có học sinh tả như sau: - Cái cặp của em nhiều
màu. Mặt trước có siêu nhân rất đẹp. Nó có ba ngăn. Một ngăn em để bút, một
ngăn em để vở, một ngăn để sách. Hoặc bài văn tả cây bàng: - Cây bàng cao đến
mái nhà. Thân nó to, xù xì. Cây bàng có nhiều cành, tán rộng. Lá màu xanh.
Quả ăn có vị chát. Đoạn văn như vậy được coi là tạm được vì đúng ý. Câu văn
rõ nghĩa. Nhưng miêu tả như vậy chỉ cần vài câu là tả xong một đồ vật, một cây
và nó cũng rất chung chung, không làm nổi bật được nét riêng của đồ vật đó, cây
đó.
* Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:
- Giáo viên chưa đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm;
nhiều giáo viên ngại đổi mới nên vẫn chủ yếu là thầy giảng, trò nghe. Mặt khác
nhiều giáo viên chưa đầu tư thời gian để nghiên cứu bài dạy, chưa thực sự bồi
dưỡng vốn từ, khả năng cảm thụ văn của mình vào quá trình dạy học.
- Học sinh ngại học văn vì các em nghèo vốn từ. Hơn nữa, các em chưa hiểu rõ
đặc điểm cơ bản của văn miêu tả, chưa phân biệt được sự khác biệt giữa văn bản
miêu tả với các kiểu bài văn khác. Khả năng quan sát và lựa chọn hình ảnh để
quan sát và miêu tả chưa tinh tế. Vốn từ miêu tả còn nghèo nàn. Chưa có thói
quen tích luỹ các từ ngữ gợi tả. Kĩ năng lựa chọn từ ngữ, dùng từ, đặt câu, viết
đoạn văn, kĩ năng diễn đạt,…còn hạn chế. Các em chưa biết cách sắp xếp ý khi
viết bài, bố cục thiếu rõ ràng, chưa khoa học. Không có thói quen sử dụng các
biện pháp so sánh, nhân hoá khi viết văn. Khả năng giao cảm với đối tượng
miêu tả còn hạn chế; cảm xúc, tình cảm không tự nhiên, có sự gượng ép. Trong
tiết trả bài, học sinh chưa được sửa lỗi và tự sửa lỗi kĩ càng, đầy đủ; các em cảm
thấy nặng nề, thất vọng về bài viết của mình. Các em chưa thực sự cảm thấy yêu
môn học.
2.2.2. Kết quả của thực trạng:
Khảo sát thực tế khả năng viết văn miêu tả của học sinh lớp 4B cuối
năm học 2015-2016 khi chưa áp dụng biện pháp trên như sau: Với đề bài: “Tả
con vật nuôi trong nhà mà em thích”.
Tổng số HS
22 HS
Điểm 9-10
SL
TL
1
9%
Điểm7-8
SL
TL
6
37%
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
SL
TL
SL
TL
8
45%
7
9%
Từ kết quả khảo sát chất lượng viết văn của học sinh còn quá thấp.
Nhiều học sinh viết bài sơ sài, một số bài lại có hình ảnh, chi tiết thiếu chân
thực, trình tự miêu tả lộn xộn, có bài được viết theo mẫu có sẵn trong các bài
văn mẫu, ít có sự sáng tạo …
5
Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp rèn kĩ năng làm văn
miêu tả cho học sinh lớp 4.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp 1. Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chương trình Sách giáo
khoa
Việc nắm vững mục tiêu, nội dung của phân môn Tập làm văn lớp 4, giúp
giáo viên nắm vững yêu cầu cần đạt theo chuẩn kiến thức kĩ năng để từ đó giáo
viên có sự hiểu biết một cách có hệ thống các mạch kiến thức liên quan trong
giai đoạn, trong môn học và của phân môn. Làm tốt điều này giúp giáo viên khai
thác có hiệu quả các mạch kiến thức, giúp các em phát huy, kế thừa và phát triển
những kiến thức đã học. Vì vậy, trước hết người giáo viên cần:
a. Nắm các kiểu bài văn miêu tả trong chương trình lớp 4.
- Miêu tả đồ vật
- Miêu tả cây cối
- Miêu tả con vật
b. Hiểu thế nào là miêu tả ?
Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của
vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy.
c. Nắm được cấu tạo chung của đoạn văn trong bài văn miêu tả.
Mỗi đoạn văn miêu tả có một nội dung nhất định, khi viết hết mỗi đoạn cần
xuống dòng. Cấu tạo văn bản miêu tả gồm có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
Như vậy, người giáo viên phải nắm rõ: Loại văn miêu tả được dạy ở lớp 4
trong 30 tiết (7 tiết ở HK1, 23 tiết ở HK2). Sau bài mở đầu Thế nào là miêu tả?
(tuần 14, giúp HS có khái niệm về miêu tả nói chung, các em lần lượt đi sâu vào
kiểu bài cụ thể: miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối, miêu tả con vật ( Lên lớp 5 sẽ
học tiếp về tả cảnh, tả người). So với các bài tập về miêu tả đơn giản ở lớp 2, 3
(nói, viết thành đoạn văn ngắn), HS lớp 4 đã bắt đầu được học một cách tương
đối có hệ thống về kỹ năng xây dựng văn bản hoàn chỉnh( gồm 3 phần: mở bài,
thân bài, kết bài). Do đó, để dạy tốt loại văn miêu tả, GV vừa phải giúp đỡ HS
thực hiện những yêu cầu làm văn miêu tả nói chung vừa phải chú ý những đặc
điểm riêng của từng loại đối tượng ( đồ vật, cây cối, con vật) để hướng dẫn HS
miêu tả cho cụ thể và sinh động.
Nghiên cứu, nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình phân môn Tập
làm văn lớp 4 giúp giáo viên có một cái nhìn tổng quát về những nội dung sẽ
dạy cho học sinh. Từ đó, giáo viên có thể lập kế hoạch với những biện pháp,
phương pháp phù hợp để thực hiện hiểu quả công tác dạy học nói riêng, thực
hiện nhiệm vụ giáo dục nói chung.
2.3.2. Giải pháp 2: Rèn kỹ năng phân tích đề, tìm ý và lựa chọn ý, kỹ năng
lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn.
Đây là một yêu cầu rất thường xuyên nhưng trên thực tế lại có rất nhiều
em không thể thực hiện được, có những em không biết lập dàn ý là làm cái gì,
6
để làm gì. Bởi lẽ, ở những lớp dưới, các em không phải làm việc này, mà các
em chỉ viết câu văn, đoạn văn bằng cách trả lời những câu hỏi cho sẵn hoặc dựa
vào những gợi ý của thầy cô một cách đơn giản, ngắn gọn. Trong khi lên lớp
Bốn thì việc lập dàn ý cho một đề bài cụ thể (loại bài miêu tả) là yêu cầu bắt
buộc các em phải biết thực hiện, tự thực hiện để dựa vào đó mà hoàn chỉnh
đoạn văn, bài văn.
Để giúp các em dễ dàng hơn trong việc tự lập dàn ý cho bài văn, khi dạy học
các bài Cấu tạo của bài văn miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối và tả loài vật), tôi chủ
động giúp các em dựa vào nội dung phần Ghi nhớ trong sách giáo khoa, cùng xây
dựng một dàn bài chung cho loại bài văn miêu tả đang học. Dàn bài chung này tôi
sẽ ghi cố định ở một bảng phụ để làm cơ sở cho học sinh xây dựng dàn ý riêng cho
mỗi bài văn miêu tả sau này. Dàn bài này cũng được sử dụng chung cho cả lớp
trong các tiết tập làm văn có yêu cầu viết một đoạn văn hay hoàn chỉnh một bài
văn.
Ví dụ: Khi dạy bài Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật (sách giáo khoa
lớp Bốn, tập hai, trang 112), sau khi giúp học sinh rút được nội dung ghi nhớ
như trong sách giáo khoa, tôi sẽ chủ động bám vào nội dung phần ghi nhớ, dùng
câu hỏi gợi ý, dẫn dắt cho các em nêu để xây dựng dàn bài chung cho bài văn
miêu tả con vật:
Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả.
- Để giới thiệu con vật sẽ tả, em cần giới thiệu những gì?
Tên con vật, nơi nó ở, lí do em thích nó,…
Thân bài:
a) Tả hình dáng.
- Mỗi con vật thường đều có những bộ phận nào?
+ Đầu: Mắt, mũi, miệng (mõm, mỏ), tai, …;
+ Mình: thân, lưng, bụng, ngực,…; móng vuốt, cựa,…;
+ Đuôi, cánh, …., ...
b) Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật.
- Thói quen sinh hoạt là những thói quen nào? (ăn, ngủ, …)
- Những hoạt động chính của con vật là gì? Ví dụ? (con mèo: bắt chuột; con chó:
giữ nhà, …)
Kết luận: Nêu cảm nghĩ đối với con vật.
+ Cảm nghĩ của em đối với con vật có thể là gì? (yêu, thích, thấy thiếu vắng khi
đi đâu về mà không trông thấy nó, …); Em làm gì để thể hiện tình cảm của em
đối với nó? (chăm sóc, bảo vệ, …)
Hoặc, khi hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 (Hãy viết một đoạn văn có
chứa câu mở đoạn như sau: Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp.)
của bài Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật (sách lớp Bốn, tập hai,
trang 130), tôi sử dụng Dàn bài chung cho bài văn miêu tả con vật đã xây dựng,
7
gợi ý cho các em có thể dựa vào nội dung Tả hình dáng ở phần thân bài trong
dàn bài để hoàn thành bài tập. Như thế, các em sẽ dễ dàng chọn lựa những bộ
phận nổi bật của con gà trống để miêu tả như: cái đầu, cái mào, cái mỏ, cặp mắt,
bộ lông, đôi cánh, đôi chân, chiếc cựa, cái đuôi, …
Với cách làm trên học sinh lớp tôi đã có kỹ năng phân tích đề, lựa chọn ý để lập
dàn bài chi tiết.
2.3.3. Giải pháp 3: Giúp học sinh có kỹ năng quan sát chọn lựa, chắt lọc từ
ngữ, hình ảnh miêu tả.
Môn Tập làm văn ở tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kỹ năng
nghe, nói, viết. Nhưng học sinh còn lúng túng không biết lắng nghe gì? Nói gì?
Viết gì? Vì vậy, dạy học cho học sinh biết quan sát tìm ý để hình thành thói quen
chuẩn bị bài tốt là một yêu cầu quan trọng khi làm văn. Muốn quan sát tốt, học
sinh cần nắm được cách quan sát và những yêu cầu quan sát để làm văn. Cùng
một đối tượng nhưng mỗi cá nhân lại có sự cảm nhận riêng. Giáo viên phải tôn
trọng ý kiến của các em, không phê phán vội vàng, chủ quan, phải giúp học sinh
tự tin trong học tập. Tuy nhiên, để miêu tả một đối tượng nào đó, giáo viên cần
giúp các em biết quan sát đối tượng theo từng góc nhìn, từng thời điểm, biết cảm
nhận và chọn “điểm nhấn” của đối tượng tạo ra nét riêng biệt trong bài viết của
mình. Do vậy, để đảm bảo tính chân thực của bài miêu tả cần phải được bắt
nguồn từ quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả, kết hợp với kinh nghiệm sống, trí
tưởng tượng của học sinh, phải thể hiện được tình cảm, cảm xúc thực của các
em trước đối tượng miêu tả. Tính chân thực đòi hỏi phải có chi tiết thực, tả đúng
bản chất của đối tượng miêu tả, thể hiện được những nét đẹp đẽ, đúng đắn trong
tư tưởng, tình cảm của người học sinh khi bộc lộ thái độ của các em với đối
tượng miêu tả.
Để thực hiện những yêu cầu trên, tôi thường hướng cho học sinh thực
hiện thật tốt từng bước:
+ Xác định cụ thể về đối tượng cần quan sát.
+ Quan sát sự vật bằng các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác
và cả xúc giác. Trước tiên là quan sát bao quát đối tượng và cảm nhận (nó đẹp,
dễ thương,...), rồi quan sát thật kĩ những cảnh vật xung quanh em mà em thích
thú, ấn tượng. Khi quan sát sự vật, các em cũng có thể trao đổi theo nhóm với
nhau để tìm ra những đặc điểm của đối tượng một cách tốt nhất.
+ Kết hợp quan sát là ghi chép (ghi chép những điều quan sát được) và
liên tưởng (liên tưởng để so sánh, nhân hóa sự vật).
* Ví dụ: Khi miêu tả cây cối, đồ vật, con vật giáo viên phải cho học sinh tìm ra
những từ ngữ, hình ảnh đặc trưng của cây cối, đồ vật, con vật để tả.
+ Các từ thường dùng trong miêu tả cây cối: xanh mướt, mơn mởn; khẳng
khiu; xum xuê; rực rỡ; đo đỏ;…
+ Các từ thường dùng trong miêu tả đồ vật: tròn xoe, nhỏ nhắn,…
8
+ Các từ thường dùng trong miêu tả con vật: tinh nhanh, rón rén, oai vệ,…
- Các từ miêu tả đó thường là những từ láy, gợi lên hình ảnh, âm thanh,…
để miêu tả cho sinh động.
Hoặc chẳng hạn, để giúp học sinh làm tốt bài tập 3 (Hãy viết một đoạn văn có
chứa câu mở đoạn như sau: Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp.)
của bài Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật (sách lớp Bốn, tập hai,
trang 130), thì ở tiết học trước đó, tôi yêu cầu các em:
+ Chọn hoặc nhớ lại một con gà trống mà em đã gặp.
+ Quan sát (hoặc nhớ lại) và ghi lại các đặc điểm của từng bộ phận của
nó. Chú ý ghi thật chi tiết những bộ phận nổi bật của con gà đó.
Với cách làm trên học sinh đã biết lựa chọn từ ngữ giàu hình ảnh, biết bộc lộ
cảm xúc khi viết văn để bài văn thêm sinh động.
2.3.4. Giải pháp 4: Rèn cho học sinh kỹ năng chọn lựa, sử dụng từ ngữ giàu
tính gợi tả, gợi cảm, nói-viết câu văn có dùng phép so sánh, nhân hóa phù
hợp với đối tượng miêu tả:
Việc dùng từ ngữ giàu hình ảnh, gợi tả, gợi cảm, các biện pháp so sánh,
nhân hóa khi viết văn sẽ giúp cho câu văn, bài văn trở nên sinh động hơn, mượt
mà hơn, ý tứ hơn và thu hút người đọc, người nghe hơn.
Như vậy, việc giúp các em biết tìm từ ngữ, ý văn hay, hình ảnh đẹp, phù
hợp để miêu tả sự vật cụ thể là vừa giúp phát huy tốt năng lực của mỗi học sinh,
vừa góp phần cung cấp ý văn, từ ngữ phù hợp cho những học sinh khác.
+ Cùng với việc giới thiệu một số hình ảnh cụ thể cho học sinh quan sát,
giáo viên có thể gợi ý cho mỗi học sinh tự chọn chi tiết cụ thể của đối tượng cần
miêu tả, rồi tìm những từ ngữ, ý văn, câu văn, hình ảnh so sánh, nhân hóa mà
mình cảm thấy phù hợp, hay có thể sử dụng để miêu tả chi tiết đó của đối
tượng.
+ Lớp nhận xét, bình và chọn những từ ngữ, ý văn hay, hình ảnh đẹp, phù
hợp.
+ Vận dụng chính những từ ngữ, câu văn, ý văn được lớp đánh giá cao
theo ý thích của riêng mình đưa vào bài của mình, tạo ra nét riêng trong chính
bài làm của mình.
Tiếp theo ví dụ ở trên, (với bài tập 3 của bài Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu
tả con vật): Trước tiên, tôi giới thiệu cho các em hình ảnh về một số con gà
trống cho các em chọn lựa và quan sát một con mà em thích. Sau đó là cùng với
việc sử dụng Dàn bài chung của bài văn miêu tả con vật đã xây dựng (nội dung
Tả hình dáng ở phần thân bài), tôi sẽ lần lượt hướng cho các em nêu các bộ phận
tiêu biểu của con gà trống và những ý văn, câu văn, hình ảnh so sánh, nhân hóa
mà mình cảm thấy hay, phù hợp, có thể sử dụng để miêu tả các bộ phận đó. Lúc
này các em có thể kết hợp vừa quan sát trực tiếp hình ảnh giáo viên cung cấp,
vừa dựa vào những điều mình đã ghi chép khi chuẩn bị ở nhà để thực hiện yêu
9
cầu của thầy cô. Với những từ ngữ, ý văn các em nêu được, tôi gợi ý cho lớp
cùng nhận xét, bình và chọn những từ ngữ, ý văn hay, hình ảnh đẹp, phù hợp rồi ghi
nhanh lên bảng làm cơ sở cho các em chọn lựa, vận dụng chính những từ ngữ, câu
văn, ý văn được lớp đánh giá cao theo ý thích của riêng mình để thực hiện yêu
cầu của bài tập.
Cùng với việc giới thiệu một số hình ảnh cụ thể cho học sinh quan sát,
giáo viên có thể gợi ý cho mỗi học sinh tự chọn chi tiết cụ thể của đối tượng cần
miêu tả, rồi tìm những từ ngữ, ý văn, câu văn, hình ảnh so sánh, nhân hóa mà
mình cảm thấy phù hợp, hay có thể sử dụng để miêu tả chi tiết đó của đối tượng.
Lớp nhận xét, bình và chọn những từ ngữ, ý văn hay, hình ảnh đẹp, phù hợp. Vận
dụng chính những từ ngữ, câu văn, ý văn được lớp đánh giá cao theo ý thích của
riêng mình đưa vào bài của mình, tạo ra nét riêng trong chính bài làm của mình.
Ví dụ : Khi làm một bài văn tả con mèo có học sinh tả:
- Chú ta có cái đuôi thon dài như một cái măng ngọc.
GV hỏi: Em nào nhận xét cách đặt câu của bạn?
HS có thể nhận xét: Bạn đã sử dụng biện pháp so sánh để so sánh cái đuôi con
mèo như một cái măng ngọc.
GV cho học sinh thảo luận nhóm đôi tìm câu khác để miêu tả cái đuôi của chú
mèo sao cho sinh động hơn:
- Lúc chú ngồi, hai chân sau xếp lại, hai chân trước chống lên, đăm chiêu nhìn
và nghe ngóng, cái đuôi mềm mại, phe phẩy như làm duyên.
Hay: Cái đuôi dài trắng điểm đen phe phất thướt tha cùng với tấm thân thon dài
mềm mại, uyển chuyển trông thật đáng yêu.
Như vậy, cùng là miêu tả về cái đuôi của chú mèo nhưng những câu văn
sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, có dùng những từ gợi tả, gợi cảm như các
câu trên thì hiệu quả khác hẳn. Ta thấy miêu tả như vậy vừa sinh động, tinh tế
vừa rất tình cảm và sẽ cuốn hút người đọc, người nghe.
2.3.5. Giải pháp 5: Rèn kỹ năng học tập từ ngữ, ý văn, hình ảnh hay khi làm
văn:
Biện pháp này cũng rất hữu ích đối với học sinh. Đây chính là khâu giúp
các em biết tích lũy thêm nhiều vốn kiến thức cho mình, nhất là tranh thủ đọc
sách trong tiết Đọc sách thư viện. Các em biết học tập, “trộm” những câu văn, ý
văn mà mình đọc được của bạn bè, thầy cô hay ở đâu đó rồi biến nó thành ý
riêng trong câu văn, bài văn của mình. Tôi khuyến khích các em tích cực đọc
sách, báo hoặc những bài văn hay (văn mẫu) và ghi chép lại những chi tiết, hình
ảnh mình thích vào một cuốn sổ tay. Sau đó sẽ chọn lựa một số câu và ghi ra
giấy dán vào mục “Lời hay ý đẹp” ở lớp để giới thiệu cho các bạn khác cùng
tham khảo. Chính bản thân tôi là người thường xuyên đọc những “lời hay ý
đẹp” mà các em sưu tầm được để khi gặp trường hợp có thể vận dụng, “trộm”
những từ ngữ, ý văn đó mà các em không nhớ, không biết vận dụng tôi sẽ chủ
10
động gợi ý giúp các em nhớ lại, tập vận dụng vào bài của mình. Hoặc khi phát
hiện các em biết học tập, bắt chước cách diễn đạt, cách dùng từ ngữ, ý văn của
người khác (không sao chép), tôi sẽ động viên, khích lệ các em tiếp tục phát
huy. Ngoài ra, tôi còn thường xuyên tổ chức cho các em nhận xét, đánh giá bài
của bạn (cách dùng từ, đặt câu, ...) rồi rút kinh nghiệm, vận dụng vào bài của
mình theo các bước:
+ Chọn đọc bài, câu văn của bạn và trao đổi, bàn bạc, suy nghĩ tìm ý hay,
cách chỉnh sửa những ý chưa hay, chưa phù hợp.
+ Rút kinh nghiệm, học tập ở bài làm của bạn để bổ sung, chỉnh sửa bài
làm của mình.
2.3.6. Giải pháp 6. Trang bị cho học sinh những kiến thức kĩ năng làm bài
- Giáo viên giúp các em hệ thống các bài văn miêu tả đã học và sắp học:
Tả đồ vật
Tả cây cối
Tả con vật.
Giúp học sinh nhớ lại những yêu cầu cần đạt của từng kiểu bài đã học:
Tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Chỉ ra cho học sinh sự giống và khác nhau giữa
con vật, cây cối, đồ vật,…cùng xuất hiện trong bài văn tả cảnh với những bài
văn tả con vật, cây cối, đồ vật,… riêng rẽ.
- Phương pháp làm bài văn tả cảnh:
Bước 1 : Tìm hiểu đề
Đây là bước đầu tiên và quan trọng, nó định hướng cho các bước tiếp
theo. Học sinh có hiểu đúng đề, xác định được nội dung, yêu cầu của đề thì mới
biết cần viết gì, tả gì,… bài làm mới đạt kết quả.
Ví dụ đề bài : Tả một đồ chơi mà em thích - Tiếng Việt 4- Tập 1- Trang 162. Với
đề này, các em phải xác định được chỉ tả một đồ vật. Khi tả Xác định cụ thể và
chọn một đối tượng cần quan sát (đó là vật gì?). Quan sát sự vật bằng các giác
quan như thị giác, thính giác, khứu giác và cả xúc giác. Trước tiên là quan sát
bao quát đối tượng và cảm nhận (nó đẹp, dễ thương,..), rồi quan sát từng bộ
phận của đối tượng theo một trình tự nhất định (từ trên xuống dưới, từ trước ra
sau, …) Quan sát thật kĩ những bộ phận của sự vật mà em thích thú, ấn tượng.
Khi quan sát sự vật, các em cũng có thể trao đổi theo nhóm với nhau để tìm ra
những đặc điểm của đối tượng một cách tốt nhất.
Để làm tốt điều này, giáo viên yêu cầu học sinh xây dựng thói quen đọc
đề nhiều lần, gạch chân những từ ngữ quan trọng.
Bước 2 : Quan sát cảnh sẽ tả, ghi chép lại những gì quan sát được.
Sau khi xác định được cảnh sẽ tả cả về thời gian, không gian thì các em
phải có sự bố trí quan sát cảnh đó một cách trực tiếp. Nhưng không phải với đề
bài nào cũng có dịp quan sát trực tiếp mà nhiều đề bài các em phải nhớ lại hoặc
tái hiện lại để ghi chép.
Để học sinh có nguồn tư liệu phong phú, đầy đủ phục vụ cho lập dàn ý
của bài văn tả cảnh, việc định hướng quan sát, phương pháp quan sát, rèn thói
quen quan sát và ghi chép kết quả quan sát cho học sinh là hết sức cần thiết.
11
Kết hợp với kiến thức về quan sát một đồ vật, một cái cây, một con vật,
…. thông qua đó, học sinh rút ra được phương pháp quan sát và lập dàn ý:
- Quan sát tổng thể trước, quan sát từng phần sau; Quan sát từ một số góc
nhìn khác nhau (chọn góc nhìn thấy rõ sự vật).
- Quan sát đúng trình tự: từ xa đến gần hoặc từ gần đến xa; từ cao xuống
thấp (trên xuống dưới) hoặc ngược lại; hay quan sát từ ngoài vào trong (không
nên quan sát từ trong ra ngoài), … Chọn trình tự quan sát nào thì phải tuân thủ
đúng theo trình tự đó trong suốt quá trình quan sát.
- Sử dụng các giác quan để quan sát. Chú ý đến những tính chất, đặc điểm
nổi bật của sự vật về tầm vóc, hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị, chất liệu,
cấu tạo, cách sắp đặt, ….
- Mối quan hệ giữa sự vật đó với xung quanh, với bản thân, …
- Quan sát đến đâu, ghi chép lại đến đó đồng thời ghi nhớ những gì đã
quan sát và ghi chép được.
- Sau khi hoàn thành một quá trình quan sát, cần có sự kiểm tra và tiến
hành điều chỉnh, sắp xếp lại các ý cho hợp lí (nếu cần thiết).
Từ việc biết cách quan sát (tái hiện) nhằm tìm ra những nét tiêu biểu,
riêng biệt của cảnh vật đó giúp học sinh viết được bài văn trở nên sống động,
chân thật, gần gũi hơn.
Bước 3 : Lập dàn bài-dàn ý
Qua thu thập và ghi chép lại những điều quan sát được của cảnh vật thì
các em phải biết lựa chọn chi tiết để lập thành dàn ý, dàn bài. Điều này cũng
không dễ đối với học sinh. Có em thì không tìm được ý, không biết ghi lại
những gì, dẫn đến bài văn nghèo nàn, sơ sài. Có những em thì ghi rất nhiều, cái
gì quan sát thấy cũng ghi lại một cách chi tiết, gần như không phân biệt được
giữa dàn bài và bài văn. Những em này thường có bài viết dài, dàn trải, lan man,
ý văn lặp đi lặp lại.
Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách lập dàn bài một cách tỉ mỉ.
Để củng cố vững chắc cho học sinh phương pháp lập dàn bài, tôi đã giành một
tiết ôn tập đầu năm để hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý cho bài văn tả cảnh.
Đặc biệt, trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 5, phần hướng dẫn lập
dàn bài rất rõ ràng và yêu cầu lập dàn bài trong các tiết tập làm văn về tả cảnh
cũng rất nhiều. Hầu như đề nào cũng có bước yêu cầu lập dàn ý trước khi viết
thành đoạn văn hoặc bài văn. Nhưng hầu như đa số học sinh đều xem nhẹ hoặc
bỏ qua bước này mà chuyển thành viết đoạn văn hay bài văn luôn, chính vì vậy
mà nhiều em miêu tả rất lộn xộn, lặp từ, ý văn không liền mạch, …
Dàn ý của bất kì bài viết nào, thuộc bất kì lĩnh vực nào cũng đều tuân thủ
những quy tắc, nguyên tắc chung của một dàn ý khoa học. Một dàn ý của bài
văn tả cảnh ở học sinh Tiểu học cũng vậy. Vậy một dàn ý cho bài văn tả cây cối
của học sinh lớp 4 cần đảm bảo những yêu cầu nào? Qua nghiên cứu tài liệu và
sử dụng kinh nghiệm của bản thân, tôi đã đưa ra những yêu cầu cụ thể như sau:
12
* Yêu cầu tổng quát:
- Bố cục đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Nội dung cơ bản của mỗi phần:
+ Mở bài: Giới thiệu về cây sẽ tả.
+ Thân bài: Miêu tả cảnh vật theo từng phần của cây hoặc miêu tả sự thay
đổi của cây theo thời gian hoặc kết hợp cả hai trình tự trên.
+ Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của học sinh về cây vừa tả.
* Yêu cầu cụ thể:
- Hình thức thể hiện: Là những ý ngắn gọn, rõ ràng.
- Các ý được sắp xếp theo thứ tự: Ý chính trước, sau đó là các ý nhỏ làm
rõ cho ý chính. Mỗi ý chính và các ý nhỏ kèm theo sẽ được dùng để phát triển
thành một đoạn văn tả cảnh.
- Mỗi ý chính thể hiện một hình ảnh chính, tiêu biểu, nổi bật của cảnh cần
tả và sẽ dùng để viết câu mở đoạn hoặc kết đoạn. Một dàn ý chỉ nên có 3 đến 4 ý
chính. Các ý chính được sắp xếp theo trình tự (không gian hoặc thời gian) hợp lí.
- Các ý nhỏ đi kèm một ý chính có tác dụng làm sáng tỏ cho ý chính đó.
Mỗi ý nhỏ được dùng để phát triển thành một hoặc một số câu văn miêu tả. Các
ý nhỏ cũng được sắp xếp theo trình tự (không gian hoặc thời gian) hợp lí.
- Ý chính quan trọng hơn sẽ có nhiều ý nhỏ hơn.
- Những từ ngữ quan trọng mang tính phát hiện mới hoặc có giá trị gợi tả,
gợi cảm cao có thể được đặt ngay trong hoặc sau mỗi ý.
Tôi đã căn cứ vào những yêu cầu trên để hướng dẫn học sinh phương
pháp lập dàn ý cho bài văn tả cảnh. Đồng thời tôi đã hướng dẫn học sinh phải
chọn lọc những ý chính, những chi tiết được cho là chủ đạo làm nổi bật cảnh
định tả. Sau đó sắp xếp lại theo bố cục, theo từng mảng của cảnh từ xa đến gần
hoặc từ gần đến xa. Hay sắp xếp theo trình tự thời gian, sự thay đổi của cảnh
theo thời gian. Có thể bố trí từng phần của cảnh thành một đoạn, hay mỗi giai
đoạn phát triển của cảnh thành một đoạn theo trình tự quan sát để tránh bị lộn
xộn.
Bước 4 : Hoàn chỉnh đoạn văn, bài văn
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại dàn bài, bài nháp xem phù hợp với yều
cầu đề chưa, các chi tiết của cảnh nổi bật chưa. Ví dụ tả cảnh trường phải có học
sinh, lớp học, sân chơi, cây bóng mát… ; Tả cảnh con đường phải có xe cộ,
người đi lại, cảnh hai bên đường... hay cảnh sông nước thì phải có dòng nước,
sự thay đổi của dòng chảy, những hoạt động diễn ra xung quanh,…
Bên cạnh đó giáo viên còn phải hướng dẫn học sinh bổ sung thêm ý còn
thiếu để phục vụ chủ đề chính của bài, hoặc lược bỏ bớt những ý rườm rà. Liên
kết các ý, liên kết đoạn để bài viết không bị rời rạc mà lôi cuốn người đọc.
2.3.7. Giải pháp 7. Rèn kĩ năng viết đoạn văn, bài văn từ dàn ý đã lập
Nếu ví một bài văn tả cảnh là một “cơ thể hoàn chỉnh” thì dàn ý của bài
văn đó chính là “bộ xương” của nó. Trên cơ sở “bộ xương” đó, tác giả chỉ việc
13
“đắp thêm da, thêm thịt” phù hợp là có ngay một “cơ thể hoàn chỉnh”. Cũng có
thể giáo viên nên đưa ra hình ảnh so sánh giữa dàn ý của một bài văn tả cảnh với
cái “cốt”, cái “sườn” cho một bài văn. Đây cũng là một cách hình tượng hóa phù
hợp giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của bước lập dàn bài trong trình tự
làm bài văn nói chung và làm bài văn tả cảnh nói riêng.
Nhiều học sinh không có thói quen dựa vào dàn ý đã lập để viết thành
đoạn văn, bài văn tả cảnh. Chính vì vậy, bài viết của các em dễ thiếu ý hoặc
miêu tả không đúng trình tự. Để giúp học sinh thấy rõ được sự cần thiết phải dựa
vào dàn ý để viết đoạn văn, bài văn miêu tả hoặc lập dàn ý trước khi viết văn
miêu tả, tôi đã hướng dẫn học sinh so sánh giữa những đoạn văn, bài văn của
những bạn biết dựa vào dàn ý với những đoạn văn, bài văn của những bạn chưa
biết dựa vào dàn ý. Ngoài ra, các bài viết biết dựa vào dàn ý còn tránh được các
lỗi viết dài lan man, trình tự miêu tả lộn xộn. Qua đó, các em đã thấy được
những nhược điểm, hạn chế của những đoạn văn, bài văn viết không dựa vào
dàn ý. Từ đó, học sinh sẽ nghiêm túc hơn, có trách nhiệm hơn trong lập dàn ý,
đồng thời có thói quen dựa vào dàn ư để viết đoạn văn, bài văn tả cảnh nói riêng,
các bài văn nói chung.
Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đó vẫn chưa đủ, vẫn còn có những học sinh
chưa biết cách phát triển dàn ý thành đoạn, bài văn tả cảnh. Nếu lập ra một dàn ý
rồi mà không biết cách phát triển dàn ý đó thành bài viết hoàn chỉnh thì dần dần,
các em sẽ nản lòng và tất nhiên sẽ không quan tâm đến lập dàn ý nữa, kĩ năng
lập dàn ý của các em sẽ kém đi là điều không thể tránh khỏi. Chính vì thế cần
phải hướng dẫn, giúp các em biết phát triển dàn ý để có một đoạn văn, bài văn
hoàn chỉnh dựa trên các từ ngữ, các biện pháp tu từ đã chọn lọc ở phần quan
sát...
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua thời gian áp dụng các biện pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học
sinh như đã nêu ở trên, Học sinh lớp 4B do tôi chủ nhiệm đã tự tin, chủ động
hơn trong các tiết học tập làm văn (văn miêu tả). Các giờ Tập làm văn cũng trở
nên nhẹ nhàng, sinh động hơn. Các em đã biết miêu tả một số đặc điểm của một
sự vật cụ thể theo yêu cầu, biết viết câu văn đúng ngữ pháp, rõ ý; biết sử dụng
những từ ngữ sát nghĩa, có tác dụng gợi tả, gợi cảm; bước đầu biết sử dụng biện
pháp tu từ đơn giản khi viết văn. Lời văn, ý văn của các em không còn nặng tính
liệt kê hay kể lể nữa.
- Kết quả cụ thể:
Tổng số HS
22 HS
Điểm 9-10
SL TL
5
22.5
Điểm7-8
SL
TL
11
50.0
Điểm 5-6
SL
TL
6
27.0
Điểm dưới 5
SL
TL
0
0
14
3. Kết luận và kiến nghị
- Kết luận:
Trong dạy học Tập làm văn miêu tả lớp 4 là phải hướng cho học sinh cách
tự học sáng tạo tri thức, phần lớn là cho học sinh tìm tòi, thực hành, luyện tập là
chủ yếu. Không nên dạy học một cách khuôn khổ mà giáo viên phải tạo điều
kiện tối đa cho học sinh phát huy khả năng của mình mà không đi lệch hướng.
Không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Để đưa lại hiệu quả dạy học
cao mà người tổ chức dạy học cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học
cho phù hợp với đối tượng học sinh, với từng dạng bài học. Trong quá trình tổ
chức dạy học cần tạo ra một không gian mở kích thích sự sáng tạo hoạt động của
học sinh. Với hệ thống đề tài phong phú, mở ra nhiều hướng suy nghĩ, nhiều
cách cảm thụ cho học sinh, đặc biệt gần gũi và phù hợp với cuộc sống học sinh,
giúp học sinh có vốn kiến thức nhất định về kĩ năng quan sát, hồi tưởng, tưởng
tượng, kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn,…để tiÕp tôc cho việc rèn kĩ năng
viết văn miêu tả với yêu cầu cao hơn ở lớp 5.
Dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy phân môn tập làm văn nói riêng là
khó. Không những khó với người dạy mà khó cả với người học. Bởi không như
dạy - học toán, chỉ cần nhớ quy tắc, công thức là có thể áp dụng giải cho tất cả
các dạng bài. Mà dạy - học Tiếng Việt là thể hiện khả năng ghi nhớ vốn từ, khả
năng tái hiện kiến thức Tiếng Việt một cách tổng hợp,…Vì vậy để dạy tốt môn
Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn lớp 4 nói riêng, người giáo viên
phải :
- Không ngừng tích cực học hỏi để đổi mới phương pháp, phát huy tính
tích cực chủ động của học sinh. Xây dựng các hình thức học tập mới để lôi cuốn
học sinh hăng say học tập.
- Từ ngữ và ngữ pháp Tiếng Việt vô cùng phong phú, đa dạng. Vì vậy
người giáo viên luôn trau dồi kinh nghiệm, vốn hiểu biết về từ ngữ, các biện
pháp tu từ. Liên tục trang bị cho mình giàu vốn từ ngữ, cách hành văn, đoạn văn
hay có như vậy mới làm tốt việc định hướng, sửa sai cho học sinh, giúp các em
hành văn trôi chảy hơn, đồng thời cung cấp thêm cho các em nguồn tư liệu.
- Xây dựng cho học cách học khoa học, tuân thủ các tiến trình thực hành
nhiệm vụ theo yêu cầu: như Viết đoạn văn, bài văn phải dựa vào dàn ý đã lập.
- Tổ chức dạy lồng ghép các mạch kiến thức, nhất là các phân mônTiếng
Việt trong phân môn tập làm văn. Thông qua nội dung yêu cầu bài giáo dục các
em tình cảm yêu mến gắn bó với cảnh vật, quê hương đất nước.
Trên đây chỉ là một vài ý kiến của bản thân tôi với mong muốn là khắc
phục những vướng mắc trong quá trình giảng dạy văn miêu tả trong phân môn
Tập làm văn lớp 4. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những hạn chế.
Rất mong sự góp ý chân thành của bạn bè đồng nghiệp – Hội đồng khoa học các
cấp để kinh nghiệm của tôi được áp dụng thiết thực hơn trong quá trình dạy học.
- Kiến nghị:
15
Các cấp thường xuyên tổ chức các chuyên đề về phương pháp dạy tập làm văn
miêu tả khối 4,5.
- Triển khai các SKKN về phân môn Tập làm văn đã được xếp loại để giáo viên
có cơ hội được học tập và ứng dụng vào trong quá trình dạy học nhằm nâng cao
chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Nga Sơn, ngày 2 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình không sao chép của người
khác.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Nguyễn Thị Hiền
16
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phương pháp dạy học Môn Tiếng Việt của Lê Phương Nga .
Nhập môn Giáo dục Tiểu học.
Tiếng Việt 4.Tập 1,2 sách giáo viên
Vở bài tập Tiếng Việt 4. Tập 1,2.
Tiếng Việt 4.Tập 1,2 Sách giáo
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III.
Chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 4.
17
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hiền
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Nga Yên.
STT
1
2
TÊN ĐỀ TÀI SKKN
CẤP
PHÒNG;
SỞ ĐÁNH
GIÁ
Dạy dấu hiệu chia hết ở lớp 4.
Phòng GD
Giúp đỡ học sinh yếu thực hiện hai - Phòng
phép tính nhân, chia trong bảng ở
giáo dục
lớp 3.
KẾT QUẢ
ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI
NĂM
HỌC
ĐÁNH
GIÁ XẾP
LOẠI
- B cấp huyện.
2008-2009
- C cấp huyện
2010-2011
* Liệt kê tên đề tài theo thứ tự năm học, kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào
Ngành cho đến thời điểm hiện tại.
----------------------------------------------------
18