Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số giải pháp nhằm xây dựng tập thể lớp vững mạnh ở trường THPT đặng thai mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.56 KB, 16 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi bàn về vai trò của giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác
Hồ đã viết:
“ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn.
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người sinh ra vốn bản chất là tốt
nhưng do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống mà hình thành những con
người thiện - ác khác nhau. Do đó giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết là
rèn luyện, biến đổi tính cách con người, hướng con người đến sự hoàn thiện nhân
cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với những con người sống có ước mơ, hoài bão,
có ích và hướng thiện.
Công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông (THPT) có vai trò rất
quan trọng trong việc giáo dục học sinh (HS). Để đào tạo các thế hệ học sinh thành
những chủ nhân tương lai của đất nước, có tri thức, có đạo đức, giúp các em rèn
luyện thể chất, tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh, hoàn thiện nhân cách, người giáo
viên chủ nhiệm (GVCN ) luôn luôn đóng vai trò quan trọng.
Đối với HS lứa tuổi THPT, lứa tuổi mà ở đó đặc điểm sinh lý khá phát triển,
trí tuệ biến đổi cả về chất và lượng, các em biết quan sát nhạy bén và cảm nhận tinh
tế, tư duy trừu tượng ở mức cao nhưng lại rất dễ thay đổi tính nết, dễ sa ngã và bị
lôi kéo, lứa tuổi đang muốn khẳng định mình với mọi người. Vì vậy GVCN có vai
trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục và uốn nắn HS.
Hiện nay công tác chủ nhiệm mặc dù được chú ý đến nhưng chưa có phương
pháp, nhiều GV chỉ chú tâm vào công tác chuyên môn mà xem nhẹ công tác chủ
nhiệm, ngại làm công tác chủ nhiệm , GVCN chưa có phương pháp tối ưu nhất là
đối với GV trẻ. Trong công tác chủ nhiệm chỉ chú ý vào giáo dục HS cá biệt mà
không chú ý đến việc xây dựng tập thể lớp, vì thế chưa phát huy được sức mạnh
tập thể , chưa đưa được phong trào học tập rèn luyện đi lên.
Với thực tế trên đã dẫn đến hiện tượng HS có đạo đức xuống cấp, tác phong
không đúng, lời nói, cử chỉ chưa phù hợp, học lực sa sút, các thành viên trong lớp
không có tinh thần tập thể , một số HS sa vào tệ nạn xã hội...


Năm học 2014-2015 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 11B8 và
năm 2015-2016 là lớp 12C8 . Khi còn ở lớp 10 thì đây là một lớp thường xuyên bị
nhà trường phê bình vì chưa ngoan, được xếp vào tập thể yếu kém. Với lòng yêu
nghề,yêu trẻ, qua thời gian chủ nhiệm lớp đã có nhiều tiến bộ được các tổ chức
đoàn thể và nhà trường ghi nhận.
Là một GV đang trực tiếp làm công tác chủ nhiệm lớp, với mong muốn làm
tốt công tác chủ nhiệm và có thêm những kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực này
cùng với những trăn trở về tình hình HS hiện nay tôi mạnh dạn trình bày đề tài “
một số giải pháp nhằm xây dựng tập thể lớp vững mạnh ở trường THPT Đặng Thai
Mai ”. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để tôi có thêm


nhiều kinh nghiệm quý báu trong công tác chủ nhiệm lớp, giúp tôi hoàn thành
nhiệm vụ của năm học và ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng công tác chủ nhiệm ở
trường THPT Đặng Thai Mai – tỉnh Thanh Hóa để đề ra một số giải pháp chủ yếu
nhằm xây dựng tập thể lớp vững mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện cho học sinh của nhà trường .
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số kinh nghiệm trong quá trình chủ nhiệm để đưa tập thể lớp 11B8 năm
học 2014-2015 và lớp 12C8 năm học 2015-2016 (năm trước là lớp 11B8) trở thành
một tập thể lớp vững mạnh.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp điều tra , khảo sát thực tế, thu thập thông tin từ phụ huynh, học sinh,
giáo viên bộ môn.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- Phương pháp quan sát.



II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
GVCN có một vị trí quan trọng trong việc giáo dục, tư tưởng, ý thức đạo đức
của HS, tạo điểm nhấn góp phần trong phong trào xây dựng “trường học thân thiện,
học sinh tích cực”. Do đó GVCN là một trong những nhân tố thúc đẩy sự hình
thành nhân cách HS, mang lại một kết quả rèn luyện đạo đức, học tập của các em.
HS THPT cần được trau dồi tư tưởng vững vàng, có nghị lực vượt khó trong
học tập và đời sống, các em còn đóng vai trò quan trọng trong chất lượng, tỉ lệ thi
tốt nghiệp THPT, tỉ lệ thi Đại học, cao đẳng của nhà trường. Vì vậy việc quản lý
giáo dục HS không phải là dễ dàng đòi hỏi người GVCN tùy thuộc vào từng đối
tượng phải có nhiều biện pháp giáo dục khác nhau.
1.1. Vị trí của GVCN lớp.
Ở trường THPT mỗi lớp đều có một GVCN, GVCN lớp là do Ban giám hiệu
nhà trường phân công , chịu trách nhiệm quản lý công tác giáo dục và đào tạo HS
lớp mình phụ trách, là người chịu toàn bộ trách nhiệm trước BGH về mọi vấn đề
thuộc lớp mình phụ trách.
GVCN thay mặt BGH, hội đồng nhà trường và cha mẹ HS quản lý toàn diện
HS lớp mình phụ trách. Điều này đòi hỏi GVCN vừa quản lý tập thể HS, vừa quan
tâm đến từng cá nhân trong lớp về mọi phương diện như học tập, tu dưỡng rèn
luyện đạo đức, lao động, sinh hoạt tập thể, hoàn cảnh gia đình...
GVCN là người lãnh đạo tổ chức, điều hành kiểm tra mọi hoạt động và các
mối quan hệ ứng xử thuộc lớp mình phụ trách theo đúng chương trình kế hoạch của
nhà trường.
1.2. Chức năng của GVCN lớp.
GVCN xây dựng , tổ chức tập thể lớp mình thành đơn vị vững mạnh.
GVCN tổ chức điều khiển, lãnh đạo các hoạt động giáo dục của tập thể lớp
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
GVCN luôn thiết lập và phát triển các mối quan hệ với các lực lượng giáo
dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục HS.

1.3. Những phẩm chất chủ yếu của GVCN
GVCN phải có nhân cách toàn vẹn thể hiện qua việc nhận thức, có thái độ và
hành vi cá nhân phù hợp với chuẩn mực xã hội và phát huy truyền thống đạo đức
của dân tộc. Muốn vậy GVCN cần phải:
- Có lòng nhân ái.
- Yêu nghề, say sưa với công tác giáo dục.
- Có tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng cao, có lương tâm nghề nghiệp vững
vàng.
- Khiêm tốn, cầu tiến , tích cực tự hoàn thiện không ngừng.
- Mẫu mực trung thực trong cuộc sống.
1.4. Ý nghĩa của công tác chủ nhiệm lớp.
Công tác chủ nhiệm lớp là công tác chiến lược trong nhà trường, có ảnh
hưởng trực tiếp đến qúa trình giáo dục và kết quả đào tạo của nhà trường.


Công tác chủ nhiệm lớp có ảnh hưởng lớn và lâu dài đến HS, ảnh hưởng về
mọi mặt chứ không chỉ về học tập hay đạo đức.
Công tác chủ nhiệm lớp rất cần thiết cho lứa tuổi thanh niên THPT với
những đặc điểm sinh lý, trình độ hiểu biết và vốn sống còn rất hạn chế. GVCN sẽ
giúp HS có một chỗ dựa tinh thần để các em có thể nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ
hoặc hướng dẫn, chỉ dạy, uốn nắn kịp thời nếu cần thiết.
2. Thực trạng của vấn đề
2.1 Khái quát đặc điểm tình hình của đơn vị
Trường THPT Đặng Thai Mai đóng trên địa bàn xã Quảng Bình, huyện
Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá có quy mô 26 lớp với gần 1.000 học sinh. Đây là
một trường có xuất phát điểm là loại hình trường bán công, giờ đây khi chuyển
sang công lập chất lượng đầu vào của học sinh đã được cải thiện so với trước đây
song vẫn còn thấp . Bên cạnh đó điều kiện kinh tế của gia đình học sinh còn nghèo
vì phần đa các gia đình học sinh đều làm nông, không có nghề phụ. Có nhiều em
hoàn cảnh gia đình rất éo le như bố hoặc mẹ ốm đau triền miên, đi làm ăn xa, gia

đình đông con.... Chính những lí do trên đã làm ảnh hưởng đến quá trình học tập,
rèn luyện của học sinh.
Đối với Trường THPT Đặng Thai Mai là một trường nằm trên địa bàn kinh tế
còn khó khăn, toàn trường có hơn 10% HS vào diện nghèo, cận nghèo, nhiều học
sinh ở vùng bãi ngang với điều kiện dân trí thấp, điều kiện học tập và giao lưu còn
hạn chế nên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học. Chất lượng đầu vào
thấp . Từ đó dẫn đến một thực trạng là chất lượng những năm qua của nhà trường
chưa cao. Thực trạng ấy đưa đến cho nhà trường một áp lực là phải nâng cao chất
lượng ở tất cả các mặt hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành. Vì vậy nhà
trường rất quan tâm và có chỉ đạo sát sao đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm.
Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp uỷ Đảng, Ban giám hiệu nhà trường
trong những năm qua trường đã gặt hái được nhiều thành công được cấp trên, đông
đảo phụ huynh học sinh ghi nhận. Với những thành tích đã đạt được năm học 20142015 trường được Chủ tịch UBND tỉnh tặng cờ đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi
đua.
2.2. Thuận lợi
- Được BGH tin tưởng nhiều năm liền phân công làm công tác chủ nhiệm lớp nên
mỗi năm tôi lại tích lũy được một số kinh nghiệm và bài học cho những năm tiếp
theo.
- BGH rất quan tâm đến công tác chủ nhiệm, GVCN cùng với Hội cha mẹ HS và
GV bộ môn luôn phối kết hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục HS.
- Nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất để HS được học hành, vui
chơi và tham gia các hoạt động.
- Bản thân tôi luôn nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc được giao.
2.3. Khó khăn
- Tôi không chủ nhiệm từ lớp 10 nên mất một thời gian dài của lớp 11 mới nắm bắt
được hết tình hình của HS. Đây là lớp chưa ngoan, phần lớn là HS lười học, ý thức


tổ chức kỷ luật kém, không có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Khi gặp phải
những lớp như thế này hầu như ai cũng ngại, không ai muốn nhận lớp chủ nhiệm.

- Về học lực lớp không có HS giỏi, chủ yếu là HS trung bình và yếu, nhiều em phải
thi lại ở năm lớp 11 (em Trần Hoài Anh, em Nguyễn Ngọc Nam, em Trần Bá Đức,
em Ngô Thị Lài).
- Về đạo đức: đa phần là HS chưa ngoan, nhiều em phải đi rèn luyện về hạnh kiểm
trong hè (em Nguyễn Xuân Quý, em Đỗ Xuân Hiếu, em Dương Mạnh Hùng) .
- Hoàn cảnh gia đình : 36,6 % HS thuộc diện cận nghèo, hộ nghèo và vùng 135
( vùng đặc biệt khó khăn). 100 % HS là con em gia đình sản xuất nông nghiệp chủ
yếu tập trung ở 7 xã (Quảng Bình, Quảng Ninh, Quảng Khê, Quảng Lĩnh, Quảng
Chính, Quảng Trung, Quảng Lưu). Một số em bố mẹ đi làm ăn xa ở nhà với ông bà,
vì vậy còn thiếu sự quan tâm của các bậc phụ huynh nên nhiều HS có biểu hiện sa
sút.17% HS mất bố hoặc mất mẹ nên các em thiếu thốn tình cảm, thiếu sự quan tâm
của gia đình, nhiều em nghiện game (Phạm Văn Đại, Nguyễn Văn Long, Dương
Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Văn Bách...), lún sâu vào chuyện tình cảm
chưa tập trung học tập (Phạm Thị An, Hoàng Thị Mận, Trần Ngọc Vũ...), nhiều HS
cá biệt như : em Trần Hoài Anh, Nguyễn Ngọc Nam, Trần Ngọc Vũ, Lê Văn Long,
Hoàng Đình Phúc, Phạm Thị An, Ngô Thị Lài ...
- Lớp có số HS nam đông chiếm tới 60% sĩ số của lớp.
- Bản thân tôi dạy GDCD nhưng một tuần chỉ có một tiết trên lớp nên việc theo dõi
quản lý HS gặp nhiều khó khăn.
- Từ những khó khăn trên dẫn đến kết quả học tập và hạnh kiểm của lớp 10 rất
thấp:
Năm học
2013-2014

Khá
5,4%

Học lực
TB
89,2%


Yếu
5,4 %

Tốt
24,3%

Hạnh kiểm
Khá
TB
54,4% 10,5%

Yếu
10,8%

3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Công tác chủ nhiệm lớp là một trong những nhiệm vụ cực kỳ khó khăn nếu
thực hiện đầy đủ và có trách nhiệm các yêu cầu , nhiệm vụ của người GVCN.
Người giáo viên phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội, phải rèn luyện đạo
đức, tác phong sư phạm, đây vừa là trách nhiệm, vừa là yêu cầu cần thiết trong việc
giáo dục HS. Vì để làm tốt công tác chủ nhiệm trước hết phải được HS tin yêu, quý
trọng có vậy thì trong lời nói, cử chỉ, hành động của thầy mới có tính thuyết phục
cao đối với HS. Khi được phân công làm công tác chủ nhiệm phải làm sao để HS
yếu, HS lười học chăm chỉ cần cù trong học tập, HS có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn biết phấn đấu vượt khó, duy trì việc học tập của mình... Đó là công việc hết
sức cần thiết và cũng là một trong những mục tiêu, yêu cầu đầu tiên đối với công
tác chủ nhiệm... Để công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả cao, rút kinh nghiệm từ những
việc bản thân tôi đã làm trong năm học qua tôi đưa ra một số giải pháp sau nhằm
xây dựng tập thể lớp vững mạnh:



3.1. Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm.
Để công tác chủ nhiệm đạt kết quả như mong muốn đòi hỏi người GVCN
phải lập kế hoạch chủ nhiệm lớp. Khi xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp người
GVCN cần chú ý bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch công tác giáo dục
của trường, của ngành, đặc điểm tình hình lớp, mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi, khó
khăn, HS có năng khiếu ở các lĩnh vực, HS cá biệt...
- Đối với kế hoạch năm cần căn cứ vào:
+ Căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ năm học của trường.
+ Căn cứ đặc điểm tình hình lớp(thuận lợi, khó khăn)
+ Căn cứ vào chủ đề các đợt thi đua của trường, của các tổ chức đoàn thể.
+ Căn cứ vào nhiệm vụ công tác chủ nhiệm của năm học.
- Đối với kế hoạch hoạt động theo tháng, theo tuần:
+ Xác định được công việc chủ điểm của tháng, tuần.
+ Xác định đối tượng tham gia.
+ Đề ra biện pháp thực hiện.
+ Dự kiến kết quả đạt được.
+ Nhận xét, rút kinh nghiệm.
Ví dụ:
Tháng
Nội dung
Đối Biện pháp Người Dự kiến Nhận
tượng
phụ
kết quả xét, rút
trách
kinh
nghiệm
11
Chủ đề: “Hoa điểm 100% Quán GVCN -Đạt

-Nhận
10”
HS
triệt tinh lớp,
90% giờ xét:....
Nội dung cụ thể :
lớp
thần.Động Cán bộ học tốt -Biểu
- Giành nhiều điểm
viên khích lớp
trở lên.
dương:.
tốt, giờ học tốt dâng
lệ.giao chỉ
Có nhiều ..
lên thầy cô nhân
tiêu
điểm tốt -Phê
ngày 20/11.
- Đôn đốc,
tham gia bình:...
- Tập một tiêt mục
kiểm tra
quay vé
văn nghệ với chủ đề
thường
số học
“biết ơn thầy cô”
xuyên
tập.

-Văn
nghệ đạt
giải từ
giải ba
trở lên
Công tác chủ nhiệm lớp là công tác khó khăn vất vả đòi hỏi GVCN phải làm
việc khoa học, tránh tình trạng tùy hứng, tùy tiện, thiếu kế hoạch. Vì thế xây dựng
kế hoạch là yêu cầu cần thiết để đảm bảo hiệu quả công tác giáo dục HS. Trong khi


xây dựng kế hoạch phải đặt ra yêu cầu ngày càng cao nhưng phải vừa sức để kích
thích sự tiến bộ của HS.
Khi xây dựng kế hoạch GVCN cần đặt ra yêu cầu trọng điểm cho từng giai
đoạn, sau đó phác thảo kế hoạch, tham khảo ý kiến đồng nghiệp, ban cán sự lớp,
cán bộ chi đoàn để thống nhất một số nội dung.
Sau khi lập kế hoạch GVCN cần phải chỉ đạo HS thực hiện kế hoạch. Muốn
có hiệu quả cao GVCN cần phải:
- Phổ biến rõ kế hoạch cho tập thể HS; thống nhất quyết tâm thực hiện kế hoạch,
biến kế hoạch thành chương trình hành động cụ thể.
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết như cơ sở vật chất, nhân lực...
- Phối hợp với ban cán sự lớp để điều hành công việc.
- Theo dõi, kiểm tra, uốn nắn kịp thời điều chỉnh để hoạt động luôn đi đúng hướng.
- Kết thúc công việc cần đánh giá tổng kết ưu,nhược điểm, rút kinh nghiệm, biểu
dương kịp thời những cá nhân tích cực đồng thời phê bình những cá nhân chưa tự
giác, chưa tích cực...
3.2. Xây dựng ban cán sự lớp, xây dựng đội ngũ tự quản, phát huy vai
trò đoàn kết của tập thể lớp.
a. Lựa chọn ban cán sự lớp.
- Căn cứ vào sơ yếu lý lịch đầu năm
- Căn cứ vào sự tín nhiệm của lớp thông qua đại hội lớp, đại hội chi đoàn.

- Căn cứ vào ý kiến của các giáo viên bộ môn dạy ở lớp.
b. Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp:
- Lớp trưởng: quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của lớp dưới sự chỉ đạo của
GVCN, chủ trì sinh hoạt lớp, sinh hoạt cuối tuần, chủ động tham mưu báo cáo các
hoạt động cho GVCN.
- Lớp phó học tập kiêm giữ sổ đầu bài: báo cáo việc học tập của HS trong lớp, chủ
động tham mưu với GVCN, GV bộ môn có kế hoạch giúp đỡ HS yếu kém, tổng
hợp việc kiểm tra bài tập về nhà của các bạn từ tổ trưởng, quản lý giữ sổ đầu bài,
ghi biên bản các cuộc họp của lớp...
- Lớp phó lao động: đôn đốc vệ sinh, lao động của lớp, điều hành các bạn làm
nhiệm vụ trực tuần, trực tiết chào cờ...
- Lớp phó phụ trách văn- thể - mỹ kiêm thủ quỹ: phụ trách văn nghệ, giải trí, hoạt
động thể dục thể thao của lớp, phụ trách thu- chi quỹ lớp và thăm hỏi.....
- Bốn tổ trưởng: theo dõi các hoạt động của tổ mình và tổng hợp vào chiều thứ 6...
- Bí thư chi đoàn: nắm bắt kịp thời những thông báo của đoàn cấp trên, kịp thời
triển khai cho chi đoàn mình thực hiện đầy đủ.
c. Khi đã tìm được đội ngũ cán bộ lớp GVCN cần bồi dưỡng cho các em
có ý thức trách nhiệm cao đối với lớp, phục vụ tập thể lớp, biết đoàn kết
thương yêu nhau xem nhau như anh em trong một nhà, đoàn kết là sức mạnh
tập thể, biết phê bình và tự phê bình, bồi dưỡng cho các em phương pháp
quản lý lớp.


Trước khi sinh hoạt lớp hàng tuần GVCN cần giao ban 10 phút để nắm bắt
sơ bộ tình hình lớp trước khi lên sinh hoạt. Có sổ theo dõi cho cán bộ lớp làm cơ sở
xếp loại hạnh kiểm từng tháng.
GVCN cần tránh thay cán bộ lớp giữa chừng (trừ trường hợp đặc biệt),
không phó mặc việc cho cán bộ lớp.
Các hoạt động của tập thể lớp luôn luôn đòi hỏi sự tham gia tích của tất cả
các thành viên trong lớp. Do đó để xây dựng tập thể lớp đoàn kết, xây dựng phong

trào thi đua của lớp, GVCN cần nêu cao truyền thống của nhà trường, của lớp từ
những năm học trước đó, từ đó có tác dụng cổ vũ, khích lệ các em vươn lên giữ
truyền thống đó, phát huy năng lực của các thành viên tích cực trong lớp.
Đề ra tiêu chí thi đua đầu năm học, tổ chức tổng kết đánh giá hàng tuần, hàng
tháng, tuyên dương khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt phong trào thi
đua. Tăng cường vận động, thuyết phục kích thích lòng nhiệt tình, say mê hoạt
động đồng thời nhắc nhở, uốn nắn kịp thời những hành vi chây lười làm ảnh hưởng
đến hoạt động giáo dục chung.
Nhờ có sự lựa chọn đúng đắn, sử dụng cán bộ lớp hợp lý tôi đã dễ dàng trong
công tác chủ nhiệm. Lớp tôi đã tự giác thực hiện các công việc hàng ngày dưới sự
theo dõi của cán sự lớp và của GVCN.
3.3.Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với ban chấp hành hội cha
mẹ HS, với GV bộ môn và với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
a.Phối hợp với phụ huynh HS và Ban chấp hành chi hội phụ huynh của
lớp.
- Tổ chức và thực hiện tốt các cuộc họp phụ huynh do nhà trường tổ chức, thông
qua các cuộc họp GVCN phổ biến các chủ trương, đường lối, quan điểm giáo dục
chung, vận động phụ huynh tạo điều kiện tốt nhất cho con cái học hành...
- Thăm hỏi các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tạo sự gần gũi, thân thiện giúp các
em tự tin cố gắng vươn lên trong học tập.
- Mời phụ huynh gặp để trao đổi tình hình HS khi có hiện tượng bất thường, khẩn
cấp như HS đánh nhau, bỏ giờ, trốn học đi chơi game...
- Liên hệ thường xuyên với Ban chấp hành chi hội cha mẹ HS để trao đổi tình hình
của lớp.
- Thiết lập mối quan hệ giữa GVCN với gia đình HS qua sổ liên lạc điện tử.
Nhằm nâng cao nhận thức và tạo điều kiện cho HS tham gia tích cực các
phong trào hoạt động cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho GVCN, trong phiên họp
phụ huynh đầu năm nên phổ biến cho phụ huynh nội dung các phong trào, nêu rõ
tình hình lớp chủ nhiệm, những nội dung cần sự phối hợp giữa nhà trường và phụ
huynh.

Để tiện việc trao đổi thông tin, tránh đi lại nhiều, GVCN đề nghị phụ huynh
cung cấp số điện thoại liên lạc và lập danh bạ điện thoại cho lớp cung cấp số điện
thoại của GVCN, của trường để phụ huynh tiện liên hệ...
b. Phối hợp chặt chẽ với GV bộ môn.


- GVCN cần thống nhất hình thức và biện pháp tác động đối với HS, nắm bắt kịp
thời những thông tin của GV bộ môn để điều chỉnh kịp thời đối với HS, cần thiết
phải trao đổi với phụ huynh (ví dụ như tinh thần thái độ chưa nghiêm túc học trong
các giờ học, những học sinh thường xuyên bị điểm kém, lười học bài, vô lễ với
GV...)
- Phản ánh trao đổi kịp thời những mong muốn của HS đến GV bộ môn để GV bộ
môn điều chỉnh cách thức làm việc, phương pháp giảng dạy... phối hợp giáo dục
HS, nâng cao chất lượng bộ môn.
- Thường xuyên thông báo trao đổi với GV bộ môn về tình hình học tập của lớp,
cũng như của từng HS để GV bộ môn có phương pháp giảng dạy phù hợp. Xin
phép GV bộ môn được dự giờ lớp mình để biết được học lực từng môn, cũng như ý
thức tổ chức kỷ luật trong các giờ học.
- Thường xuyên kiểm tra sổ đầu bài để nắm bắt kịp thời tình hình các tiết học. Tôi
đề nghị GVBM ghi nhận xét cụ thể từng tiết học, tránh việc ghi chung chung, hình
thức .
c. Kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường.
GVCN cần chú ý rèn luyện đạo đức, tác phong của bản thân,nêu cao trách
nhiệm với công tác, với HS, đi đầu trong các phong trào; luôn đổi mới hình thức tổ
chức các hoạt động một cách sáng tạo để tạo không khí vui vẻ, tạo sự đoàn kết
trong tập thể lớp; kết hợp chặt chẽ với các tổ chức khác trong nhà trường như công
đoàn, đoàn thanh niên, hội khuyến học, hội chữ thập đỏ, ban nề nếp... tạo sự đồng
bộ trong khi giáo dục, nâng cao chất lượng của các phong trào lớp.
Trong hai năm qua tập thể lớp 11B8 -12C8 đã tham gia phong trào do công
đoàn, đoàn thanh niên tổ chức và đạt nhiều thành tích được các tổ chức ghi nhận.

Lớp đã tham gia thi văn nghệ, thi kéo co , thi làm hoa nghệ thuật, làm các bài thi
tìm hiểu do đoàn cấp trên phát động ...Tất cả các hoạt động tôi cùng tham gia với
HS vì thế các em nhận được sự góp ý kịp thời, có tôi cùng làm các em vui hơn, có
tinh thần trách nhiệm hơn vì thế các phong trào lớp tôi đều giành giải cao...Như
giải nhất cuộc thi làm hoa nghệ thuật, giải nhất cuộc thi văn nghệ, giải khuyến
khích cuộc thi vẽ tranh cổ động phòng chống ma tuý...
Ngày nay cuộc sống hiện đại có những tác động không nhỏ tới ngành giáo
dục, do đó công tác chủ nhiệm lớp đặt trên vai của người giáo viên ngày càng nặng
nề. Song dù thế nào trọng trách giáo dục đào tạo người học vẫn luôn đòi hỏi mỗi
người thầy, người cô tình yêu, sự tâm huyết với nghề.
3.4. Coi trọng công tác giáo dục HS cá biệt.
Khi tôi nhận lớp có rất nhiều HS cá biệt như em Trần Hoài Anh : lười học,
không ghi chép bài, nghỉ học vô lý do, vô lễ với GV...: em Nguyễn Văn Đại bỏ học
vô lý do vì nghiện game, em Nguyễn Ngọc Nam lười học, vô lễ với GV, em Lê Thị
Trang bố mẹ thường xuyên cãi vã và em chính là nơi để họ trút giận nên em trở nên
lì lợm, chơi bời, em Hoàng Thị Mận là HS ham chơi, sa đà vào việc yêu đương,
không chú ý học hành...Trước tình hình đó tôi đã gặp riêng gia đình để trao đổi,
năm bắt thêm tình hình, tôi đã gặp riêng các em để răn đe đồng thời động viên, an


ủi, nhắc nhở thường xuyên.Em Phạm Văn Đại do bố mẹ đi làm cả ngày nên nhiều
lần đã bỏ học đi chơi game. Khi có thông tin tôi đã cùng phụ huynh đến các quán
gần trường tìm đưa về trường giáo dục, răn đe, nhắc nhở phụ huynh quản lý chặt
chẽ thời gian học tập của con từ đó em đã đi học đều. Em Nguyễn Ngọc Nam hay
nói chuyện riêng, lười học, vô lễ với giáo viên. Khi xếp chỗ ngồi tôi cho em ngồi
gần em chăm ngoan để em hạn chế dần tình trạng nói chuyện riêng. Hàng ngày tổ
trưởng tăng cường kiểm tra bài tập trước khi đến lớp. . Đã có lần em vô lễ với giáo
viên tôi đã gọi em ra ngoài để tâm sự, trao đổi đồng thời răn đe, giáo dục ngoài việc
xử lý kỷ luật theo quy định, tôi đã mời phụ huynh cùng bàn bạc cách giáo dục, yêu
cầu HS xin lỗi thầy cô và cam kết không tái phạm. Em Lê Thị Trang có gia đình

không hòa thuận nên em trở nên chơi bời, lì lợm. Bằng phương pháp thuyết phục,
bằng tình cảm của người mẹ, người chị tôi đã khuyên nhủ em, dần dần em thấy
được tình cảm chân thành và em đã cởi mở hơn.
Bằng sự ân cần, thương yêu nhưng cũng rất nghiêm khắc, phối hợp nhiều
biện pháp giáo dục dần dần tôi đã cảm hóa được các em, giúp các em tìm lại sự cân
bằng trong cuộc sống, không còn bỏ học vô lý do, chăm chỉ hơn trong học tập.
Giáo dục HS không thể áp dục theo một công thức chung chung đặc biệt là
đối với HS cá biệt. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng HS cá biệt. Để
giúp HS tìm thấy giá trị của cuộc sống thì việc đầu tiên là phải điều tra tình hình
của HS thông qua tìm hiểu hoàn cảnh gia đình HS, tìm hiểu môi trường sống của
HS, tìm hiểu bạn bè của HS... Có thể nói đây là công việc đầy khó khăn phức tạp
nhưng nó lại có ý nghĩa quan trọng quyết định sự thành bại của GV trong công tác
quản lý giáo dục HS cá biệt. Nếu không khéo léo và tế nhị GV sẽ thất bại ngay từ
bước đầu.
Đối với GVCN để có thể cảm hóa được các em đưa các em về cuộc sống đời
thường thì cần có cái nhìn đúng đắn không nên có định kiến với các em. Con
đường ngắn nhất và có hiệu quả nhất là phải tiếp cận, gần gũi, quan tâm đến các
em. GVCN không chỉ giữ vai trò là người giảng dạy, giáo dục, là bề trên mà đôi khi
cần phải trở thành người bạn để nghe HS tâm sự. Từ chỗ quan tâm động viên,
khuyến khích các em học tập, phải tránh chửi mắng các em, dồn các em vào chân
tường, làm cho các em tổn thương về tinh thần, điều này hết sức quan trọng với
GVCN.
Khi làm công tác chủ nhiệm thường chúng ta không giám giao việc cho đối
tượng HS cá biệt, bởi chúng ta luôn có định kiến về đối tượng này cho rằng đối
tượng này không đủ năng lực để làm. Đó là sự sai lầm trong phương pháp giáo dục
HS cá biệt . Bản thân tôi khi nhận lớp tôi đã nắm bắt tìm hiểu và đã cử em Hoàng
Thị Mận làm lớp trưởng, phát huy khả năng lãnh đạo của em, đưa em vào công
việc từ đó em đã tiến bộ rất nhiều, giúp tôi quản lý lớp và em đã chăm chỉ nghiêm
túc học hơn. Vì vậy muốn HS tiến bộ phải có lòng tin ở các em. Tin các em không
có nghĩa là nghe tất cả những lời biện hộ của các em hoặc đồng tình với tất cả

những việc các em làm. Tin các em là giao công việc thích hợp phù hợp với năng
lực và trình độ của các em. Trước hết hãy giao cho các em những công việc nhỏ sau
10


ú cú s khen thng ng viờn kp thi, ri dn dn mi giao cụng vic ln
hn.Khi đã làm cho các em có sự tin tởng vào bản thân, các em
không còn cảm thấy mình là ngời thừa, ngời đối lập với cả lớp thì
từ đó các em sẽ tiến bộ vợt bậc. Tuy nhiên cần phải nghiêm khắc
phê phán thậm chí kỷ luật các em nếu nh các em có những hành
vi vợt ranh giới t cách đạo đức của một học sinh, có nh thế chúng
ta mới có một sự thởng phạt công minh nghiêm túc và khi đó
chúng ta mới có sự cảm phục của các em học sinh và khi chúng ta
- những nhà giáo dục đã có một chỗ đứng trong tâm t tình cảm
của các em thì chắc chắn sẽ xây dựng và đào tạo đợc những
con ngời có t cách đạo đức tốt.
Bng s mm mng, linh hot nhng cng rt cng rn, nghiờm khc dn
dn lp tụi ó gim s HS cỏ bit. C th:
Lp
10

S lng
11

11
12 (kI)
(k II )

3
1

0

HS phi rốn luyn hố, thi li
Quý, Mn, Trang, Hoi Anh, V, c, Thin,
i, Hiu, Hựng, Nam, Li...
Hiu, Hựng, Hoi Anh
Li ( do s dng ti liu khi thi)
0

3.5. Xõy dng a ch .
Thc t lp 12C8 cú rt nhiu HS cú hon cnh c bit khú khn vi 36,6
% HS thuc din h nghốo v cn nghốo, 17% HS mt b hoc m, nhiu em b
m i lm n xa quanh nm nh vi ụng b. Cỏc em khụng ch thiu thn v mt
tỡnh cm m cũn thiu thn v mt vt cht . Chớnh iu ny lm tụi rt bn khon
lm sao cỏc em bt khú khn cú th yờn tõm hc hnh? Cựng vi s quan tõm
ca BGH nh trng,ca cỏc nh ho tõm, cựng vi ban chp hnh Hi ph huynh
hc sinh tụi ó giỳp c mt s em cú hon cnh c bit khú khn, c th l:
- ngh vi BGH nh trng cho cỏc em mn SGK hc ú l em : Lờ Vn
Bn, em Mai Th Nam, em Lờ Vn Long, em Trn Bỏ c v em Viờn ỡnh c.
- Tham mu vi BGH trao qu Tt cho 2 em ú l em Lờ Vn Bn v em Lờ Vn
Long giỳp gia ỡnh cỏc em cú cỏi Tt m m hn, vui v hn.
- ngh hi ch thp nh trng ng h cỏc em: Hong Dng, Lờ Vn Bn, Lờ
ỡnhVit...
- Kờu gi s ng h ca cỏc nh ho tõm v cỏc bc ph huynh trong lp tng ỏo
m cho cỏc em cỏc em c m hn trong mựa ụng ú l em Lờ Vn Bn, em
Viờn ỡnh c, em Nguyn Vn Anh, em Lờ Th Trang.
- Vi nhng em b m i lm n xa vo ngy mựa tụi ó vn ng cỏc em HS cựng
xó n giỳp bn gt lỳa, thu hoch mựa cỏc em vt v hn v cỏc em cm



nhận được tình yêu thương, đoàn kết của các bạn. Đó là các em Trần Thị Hà, em
Mai Thị Nam
- Trong năm học vừa qua tôi đã đến thăm được 21 gia đình phụ huynh học sinh.
Khi đến thăm phụ huynh rất cảm động họ đón nhận được sự yêu thương chân thành
của GVCN đồng thời họ cũng nhắc nhở con em mình cố gắng học tập tu dưỡng để
không phụ lòng mong mỏi của thầy cô.
Với những việc làm trên năm học vừa qua số HS nghèo, khó khăn lớp tôi các
em vui vẻ, yên tâm học hành, không có em nào bỏ học. Các em và gia đình cảm
nhận được sự yêu thương chia sẻ của GVCN, của cộng đồng, từ đó các em đã có cố
gắng vươn lên trong cuộc sống, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ học
tập.
3.6. Giáo dục HS thông qua tiết sinh hoạt hàng tuần.
Chắc thầy,cô cũng đồng ý với tôi rằng trong công tác chủ nhiệm, tiết sinh
hoạt lớp đóng vai trò khá quan trọng. Thực hiện tốt tiết sinh hoạt sẽ tác động tích
cực đến các tiết học khác trong toàn tuần học của lớp và là cơ sở để theo dõi, đánh
giá quá trình rèn luyện và tiến bộ của mỗi học sinh xuyên suốt cả năm học
Trong chương trình giáo dục phổ thông, tiết sinh hoạt lớp được quy định như
một tiết học bắt buộc không thể thiếu ở mỗi cấp học. Đối với bậc trung học đây là
tiết tự quản được các nhà trường xếp ở tiết học cuối của mỗi tuần học, thời điểm để
mỗi học sinh thực hiện phê và tự phê , tự đánh giá và đánh giá hoạt động học tập,
rèn luyện của cá nhân và tập thể lớp sau mỗi tuần học đồng thời xây dựng kế hoạch
hoạt động cho tuần học tập tiếp theo nhằm mục tiêu hoàn thành tốt kế hoạch năm
học của mỗi lớp đã đề ra . Tiết sinh hoạt lớp được đặt dưới sự quản lý, giám sát và
tác động giáo dục của GVCN.
Tiết sinh hoạt lớp đặt ở cuối mỗi tuần học, tiết học không có phân phối
chương trình hay nội dung yêu cầu cụ thể lại đi đôi với tâm lí mỏi mệt muốn xả
hơi cuối tuần nên dễ bị thực hiện qua loa đại khái, do đó dễ bị đánh mất mục tiêu, ý
nghĩa và nhiệm vụ quan trọng của tiết học. Làm mất tác dụng vốn có của tiết học
đó.
Xây dựng tiết học thân thiện, học sinh tích cực. GVCN đóng vai trò vừa là nhà

viết kịch bản vừa là đạo diễn và cũng là cá nhân tác động tích cực trong giáo dục
hoàn thiện nhân cách cho học sinh và hoàn thành nhiệm vụ tiết học. Để hoàn thành
tốt tiết sinh hoạt tôi đã thực hiện theo các theo các bước:
Bước 1: Thu thập thông tin- Điều khiển gián tiếp
- Rà soát nhiệm vụ giáo dục của tháng, của tuần theo chủ đề,
- Nắm bắt tình hình hoạt động và học tập của toàn lớp trong tuần thông qua các
nguồn: Sổ đầu bài, thầy cô bộ môn và cán bộ lớp. Cần nắm và phân loại các thông
tin trong giờ học và ngoài giờ học: Tiến bộ, sa sút, yếu có cố gắng, thiếu tập
trung… và việc thực hiện nội quy của tập thể lớp cũng như cá nhân học sinh trong
lớp.

12


- Trao đổi, định hướng trước với cán bộ lớp về nhiệm vụ của tiết sinh hoạt chuẩn bị
thực hiện và kế hoạch tuần tiếp theo (dựa trên chủ đề hoạt động và các công tác
đột xuất của nhà trường và ban thi đua đoàn trường )
Bước 2: Tiến hành giờ sinh hoạt : Có thể chia thành 3 hoạt động lớn
- Hoạt động 1: Tổng kết và đánh giá hoạt động trong tuần
+ Các tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi thi đua của từng thành viên và cả tổ trong
tuần.
+ Lớp trưởng ( hoặc bí thư chi đoàn )cho các bạn đóng góp ý kiến về các hoạt
động của lớp : Phản ánh đúng sai của quá trình theo dõi của các tổ. Những trường
hợp sai phạm chưa được báo cáo, các cá nhân cần tuyên dương…
+ Lớp trưởng (hoặc bí thư chi đoàn ) tổng kết : Dựa trên quá trình theo dõi, quản lý
lớp trực tiếp trong suốt tuần học và qua báo cáo của các thành viên trong lớp. Cần
nêu rõ những mặt nổi bật trong tuần đồng thời vạch rõ những khiếm khuyết của tập
thể, cá nhân trong lớp. Cuối cùng đề xuất tuyên dương cá nhân điển hình của lớp
cũng như đề xuất phê bình cá nhân vi phạm với GVCN.
+ Đây là hoạt động quan trọng nhất của tiết sinh hoạt, thể hiện tốt khả năng tự quản

của học sinh. Nêu cao được tinh thần phê và tự phê trong tập thể, giúp các em có
được sự đoàn kết, thấy rõ trách nhiệm của mỗi thành viên trong xây dựng tập thể
đồng thời ngăn ngừa được mầm mống của những sai phạm về đạo đức học đường.
+ Đây cũng là điểm khó khăn nhất của tiết sinh hoạt tự quản vì: Tâm lý học sinh
thường e ngại khi tiến hành phê bình bạn, sợ bạn ghét, bị cô lập hoặc có thể có
những hành động “trả thù” nên xu hướng thường bao che.
Như vậy để hoạt động này được hiệu quả thì ngay từ đầu năm học GVCN
cần phải xây dựng đội hình cán bộ lớp vững vàng có thể thu hút, thuyết phục được
tập thể. Đồng thời có sự tập dượt cho lực lượng cán bộ lớp phương pháp làm việc,
phương pháp theo dõi đánh giá, phương pháp nhận xét trước tập thể như: tuyên
dương thì cần làm nổi bật, phê bình thì nhẹ nhàng thuyết phục không nên dùng từ
ngữ gay gắt gây tổn thương trực diện đến đối tượng bị phê bình. Bên cạnh đó
GVCN cũng phải giảng giải cho tập thể lớp hiểu đó là công việc phải làm với mục
tiêu xây dựng tập thể, đoàn kết giúp đỡ nhau tiến bộ. Mọi người trong tập thể lớp
bình đẳng, việc phê bình chỉ giúp hoàn thiện chứ không mang tính chất chỉ trích,
trù dập hay cô lập một thành viên nào đó trong tập thể.
- Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch tuần học tiếp theo
Dựa trên sự định hướng trước của GVCN, nhiệm vụ đặt ra của nhà trường và
đoàn trường, mục tiêu thi đua rèn luyện, lớp trưởng phát thảo kế hoạch thực hiện
bao gồm: nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phân đấu đạt được trên tính thần
khắc phục những mặc yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập
thể lớp.Tập thể lớp trao đổi và đi đến phương án thực hiện.
- Hoạt động 3: GVCN góp ý ,nhận xét và đánh giá
Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập của các em,
GVCN cần:
13


+ Đánh giá góp ý phương pháp làm việc của cán bộ lớp, uốn nắn điều chỉnh để rèn
luyện kỹ năng tự quản cho lớp

+ Phát hiện và tuyên dương , động viên kịp thời các học sinh đã có sự cố gắng
phấn đấu trong tuần
+ Phê bình nhẹ nhàng nhưng cương quyết những cá nhân sai phạm , chây lười, lơ là
trong học tập và thiếu tính thần trách nhiệm với tập thể. Phát hiện và ngăn chặn kịp
thời hiện tượng học sinh cá biệt.
+ Thưởng, phạt công minh đảm bảo được tính thuyết phục, thu hút và ràng buộc
học sinh
+ Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời góp ý bổ sung kế
hoạch hoạt động theo định hướng giáo dục đã có
Để tránh sự nhàm chán, căng thẳng của tiết sinh hoạt ngoài thái độ nhẹ nhàng
GVCN cần định hướng cho lớp có những tiết mục văn nghệ thư giãn như: hát, kể
chuyện vui, tấu hài, những trò chơi nhỏ… cũng có thể tổ chức tặng quà sinh nhật
cho các em có ngày sinh thuộc tháng hoặc tuần đang sinh hoạt đan xen hợp lý, linh
hoạt giữa các hoạt động. Có như thế giúp các em cảm thấy nhẹ nhàng và thích thú
tăng thêm hiệu quả giờ sinh hoạt lớp.
4. Kiểm nghiệm
Việc áp dụng đồng bộ các giải pháp trên đã đưa lớp tôi từ một lớp yếu kém
trở thành lớp xuất sắc được nhà trường và các tổ chức trong nhà trường ghi nhận.
4.1. Đối với học tập và rèn luyện
Bằng sự nỗ lực không ngừng của GVCN và tập thể lớp trong năm học qua
lớp tôi đã có nhiều tiến bộ vượt bậc điều đó được thể hiện ở kết quả đánh giá xếp
loại học lực, hạnh kiểm, kết quả của các đợt thi đua, của cuối kỳ, cuối năm học.
a. Khi chưa áp dụng các giải pháp :
Năm
Học lực
Hạnh kiểm
Danh
học
Khá
TB

Yếu
Tốt
Khá
TB
Yếu hiệu thi
đua
20135,4% 89,2% 5,4 % 24,3% 54,4% 10,5% 10,8%
0
2014
b. Khi áp dụng các giải pháp :
Năm
học

Khá

Học lực
TB

Yếu

Tốt

Hạnh kiểm
Khá
TB

Yếu

20142015


17%

78,13
%

4,87%

53,6%

41,53
%

3.0%

1.87%

20152016

57.5%

42.5%

0

50%

50%

0


0

Danh
hiệu thi
đua
Lớp
xuất
sắc
Lớp
xuất
sắc
14


.4.2. Đối với các phong trào khác.
- Giải nhất cuộc thi văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Giải khuyến khích thi kéo co
- Lớp được khen thưởng trong các đợt thi đua chào mừng 20/11, 26/03 .
- Năm học 2014-2015, 2015-2016 được nhà trường công nhận là tập thể lớp xuất
sắc và bản thân tôi cùng được công nhận là GVCN giỏi.
Từ một tập thể yếu kém trở thành tập thể đi đầu trong mọi hoạt động đó là
nhờ sự cố gắng nỗ lực hết mình của bản thân GVCN và sự tiến bộ đi lên của
HS.Cuối năm học phụ huynh rất vui vì con em mình đã có nhiều tiến bộ.

15


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .
1. Kết luận
Công tác chủ nhiệm rất phức tạp và khó khăn, đòi hỏi người GVCN phải bỏ

nhiều công sức và thời gian. Để làm tốt vai trò của mình GVCN cần phải biết đặt
tình thương, trách nhiệm để giải quyết các tình huống của lớp trên cơ sở nề nếp kỷ
cương của nhà trường, biết phối hợp chặt chẽ giữa ba lực lượng giáo dục đó là gia
đình, nhà trường và xã hội.
Vì vậy để xây dựng tập thể lớp vững mạnh, nhất là xây dựng từ một lớp yếu
kém đi lên đòi hỏi người giáo viên phải khéo léo sử dụng nhiều giải pháp khác
nhau, không có một khuôn mẫu nhất định, GVCN phải hết sức sáng tạo, có tinh
thần trách nhiệm cao mới có thể hoàn thành tốt công việc này.
2. Kiến nghị, đề xuất:
- Đối với Sở GD & ĐT cần mở thêm các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác
GVCN lớp.
- Đối với BGH nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến công tác chủ nhiệm
lớp.
- Đối với cá nhân cần phải nhiệt tình, có trách nhiệm cao với lớp chủ nhiệm.
Phát huy hết vai trò, khả năng của mình bằng tình yêu thương, chân thành và cái
tâm của người làm công tác giáo dục.
Bằng sự nỗ lực của bản thân nên tôi đã gặt hái được những thành công trong
công tác chủ nhiệm. Kết thúc năm học lớp tôi đã nhận được sự tin yêu của BGH
nhà trường, các thầy cô, bản thân tôi được phụ huynh tín nhiệm, học sinh tin yêu.
Trên đây là một số biện pháp nhằm xây dựng tập thể lớp vững mạnh mà tôi
đã vận dụng và thấy có hiệu quả. Tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến về đề tài của mình để
đồng nghiệp tham khảo. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các
đồng nghiệp để tôi có thêm kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2016.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình, không sao chép của người khác


16


17



×