Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số kinh nghiệm thực tiễn trong công tác chủ nhiệm nhằm góp phần nâng cao ý thức học tập và giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT4 thọ xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 23 trang )

MỤC LỤC
1. Mở đầu...................................................................................................trang 2
1.1.Lí do chọn đề tài..............................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm....................................................................4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................................4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....................... 5
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện............................................................6
2.3.1. Điều kiện để người GVCN làm tốt công tác chủ nhiệm nhằm khơi dậy ý
thức học tập và giáo dục đạo đức cho học sinh.....................................................6
2.3.2. Một số kinh nghiệm bản thân nhằm khơi dậy, nâng cao ý thức học tập đối
với học sinh cá biệt................................................................................................7
2.3.3. Một số kinh nghiệm bản thân nhằm khơi dậy ý thức, giáo dục đạo đức cho
học sinh "chưa ngoan".........................................................................................10
2.4. Một số phương pháp nhằm nâng cao ý thức học tập, giáo dục đạo đức cho
học sinh cá biệt....................................................................................................13
2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ..........................................................18
3. Kết luận, kiến nghị........................................................................................20
3.1. Kết luận........................................................................................................20
3.2. Kiến nghị, đề xuất........................................................................................20
Tài liệu tham khảo............................................................................................22
Danh mục SKKN được giải..............................................................................23

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trường THPT 4 Thọ Xuân chúng tôi đóng trên địa bàn nông thôn, đời


sống nhân dân đa số là khó khăn, trình độ dân trí chưa cao, các gia đình thuần
nông còn chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con cái. Chính vì thế,
chất lượng tuyển sinh đầu vào của nhà trường là tương đối thấp, tỉ lệ học sinh
( HS) trung bình, yếu kém đang còn nhiều. Hơn nữa, bắt đầu từ năm học 20062007 bộ sách giáo khoa phân ban trung học phổ thông (THPT) được ứng dụng
đại trà, cũng là lúc đối tượng học sinh được xếp lớp theo trình độ năng lực. Đối
với khối lớp 10 thì xét kết quả thi tuyển đầu vào, khối lớp 11, 12 thì căn cứ trên
kết quả học lực và hạnh kiểm của năm học trước. Chính vì thế mà trong mỗi
trường đều có một, hai lớp cuối khối dành cho phần lớn những học sinh cá biệt yếu, kếm về học lực và hạnh kiểm
Mặt khác, thực hiện chủ trương của Đại hội Đảng XII cũng như của ngành
giáo dục là cần đào tạo nguồn nhân lực đủ đức, đủ tài để phục vụ cho công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy, giáo dục học sinh là nhiệm vụ quan
trọng, hàng đầu, trong đó có một bộ phận không nhỏ là những học sinh còn yếu
cả về kiến thức và ý thức. Để khơi dậy ý thức học tập cũng như rèn luyện, giáo
dục đạo đức cho những đối tượng học sinh này quả là điều không dễ đối với
ban giám hiệu nhà trường, với giáo viên ( GV), đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm
(GVCN). Thế nên khi phân công GVCN cho các lớp này, ban giám hiệu cũng
đã đắn đo, chọn lọc để có được người chủ nhiệm đủ "tầm", đủ "tâm" gánh vác,
dìu dắt lớp đi lên.
Mười lăm năm đứng lớp, cũng từng ấy năm làm công tác chủ nhiệm - là
giáo viên nam nên tôi thường được phân công chủ nhiệm các lớp cuối có nhiều
học sinh cá biệt, yếu kém nên ít nhiều gì bản thân tôi cũng đã đúc rút được đôi
chút kinh nghiệm. Xuất phát từ thiện chí mong muốn chất lượng giảng dạy, quản
lí học sinh của trường ngày một đi lên cũng như sẻ chia nỗi lòng, tâm sự của
người GVCN cùng các đồng nghiệp tôi xin mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm của
bản thân khi làm công tác chủ nhiệm qua bài viết với đề tài: " Một số kinh
nghiệm thực tiễn trong công tác chủ nhiệm nhằm góp phần nâng cao ý thức
học tập và giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT 4 Thọ
Xuân ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế trong công tác chủ nhiệm

nhằm nâng cao chất lượng trong quản lí học sinh. Qua đó, tôi cũng muốn nhấn
mạnh vai trò quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm lớp, đồng thời cũng thấy
được nếu người giáo viên khơi dậy được ý thức, trách nhiệm trong mỗi học sinh
thì dù là học sinh cá biệt như thế nào đi nữa cũng đã ít nhiều góp nên sự thành
công trong công tác chủ nhiệm của mình.
Với phạm vi bài viết này, bản thân đề xuất một số biện pháp để giáo dục
học sinh cá biệt ( HSCB) , mong tìm ra giải pháp tháo gỡ tình hình học sinh cá
biệt ở lớp tôi chủ nhiệm nói riêng và trong trường học nói chung.

2


1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài: " Một số kinh nghiệm thực tiễn trong công tác chủ nhiệm góp phần
nhằm nâng cao ý thức học tập và giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt ở
trường THPT 4 Thọ Xuân” giới hạn đối tượng nghiên cứu trong phạm vi là học
sinh lớp chủ nhiệm - lớp 12a3 khóa học 2014 -2017
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tổng hợp: Tập hợp các tư liệu liên quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Về tình hình chủ nhiệm lớp trong thực
tế ở nhà trường để xác lập cơ sở thực tiễn cho đề tài.
- Phương pháp phân tích: Để rút ra một số kinh nghiệm giúp người giáo
viên chủ nhiệm làm tốt vai trò, nhiệm vụ được giao.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Để chứng minh tính khả thi của đề
tài.
- Phương pháp thống kê: Thống kê các dữ liệu, số liệu đạt được sau khi
thực hiện đề tài.

3



2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2. 1. Cơ sở lý luận
Học sinh cá biệt là thuật ngữ thường dùng của nhà trường, thầy cô giáo
chỉ những học sinh chưa ngoan, ngỗ nghịch, ý thức học tập kém, thường gây gỗ
đánh nhau, bỏ giờ, trốn học … , không chấp hành nội qui nhà trường … thêm
vào đó là sự lôi kéo của bạn bè về phía mình nhằm thỏa mản cá tính hoặc thỏa
mản nhu cầu giải tỏa tâm lý bị ức chế về hoàn cảnh của bản thân mình.
HSCB là hiện tượng tâm lý ở lứa tuổi thanh thiếu niên, nó dễ bị lôi cuốn
làm cho HS dễ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu dẫn đến tình trạng bỏ học
giữa chừng và có nguy cơ phạm tội là nỗi day dứt của nhà trường, gia đình và xã
hội .Thực trạng hiện nay, ở hầu hết các trường THPT đều xuất hiện một bộ phận
HS như vậy, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền nếp chung của nhà trường và
chất lượng học tập giảm sút. Số HS này đang có xu hướng phát triển. Nhà
trường, giáo viên cũng đã có nhiều biện pháp uốn nắn, giáo dục nhưng chưa có
hiệu quả.
Để nâng cao ý thức học tập và giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh
cá biệt, học sinh yếu kém thì vai trò của Giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng.
Đó là người quản lí – giáo dục toàn diện học sinh ở một lớp học. Đối với những
học sinh yếu kém về mặt học tập và đạo đức, GVCN không chỉ là người thầy,
người cô mà trong nhiều tình huống còn phải là người cha, người mẹ, người bạn,
chỗ dựa tinh thần của học sinh. Thực tế cho thấy, những giáo viên chủ nhiệm
luôn gần gũi, tận tâm với học trò, có chuyên môn cao, yêu nghề sẽ giúp cho
công tác chủ nhiệm đạt được những hiệu quả to lớn.
Nhà giáo dục học lừng danh J.A.Comenxki nói: “Không thể là một
người thầy nếu chưa phải là một người cha”. Yêu thương con người và yêu
thương trẻ em là một trong những phẩm chất hàng đầu của nghề giáo. Phẩm chất
này giúp giáo viên tự giác chấp nhận những thử thách của nghề nghiệp đồng thời
luôn có sự tìm tòi, sáng tạo trong công việc với mong muốn mang đến những điề
u tốt đẹp nhất cho trẻ em nói chung và cho học sinh của mình. GVCN có phẩm

chất này sẽ đến với trẻ bằng tất cả tấm lòng, sự chân thành, thiện chí, thái độ
rộng lượng, bao dung, sự tôn trọng tối đa đối với nghề, từ đó, mang lại niềm vui
cho trẻ, những người xung quanh và cho chính bản thân. GVCN phải yêu nghề,
say sưa, nhiệt tình, có trách nhiệm cao với công tác giáo dục đồng thời là người
có nghị lực, có ý chí vượt khó. Đây cũng chính là những phẩm chất cần thiết để
nâng cao uy tín và khả năng lôi cuốn của GVCN. Thực tế cho thấy học sinh luôn
đánh giá cao những giáo viên tận tụy, say mê nghề thật sự. Khiêm tốn học hỏi
giúp giáo viên ngày càng nâng cao trình độ nghề, đáp ứng những yêu cầu cao
của công việc giáo dục, dạy học nói chung và công tác chủ nhiệm lớp nói riêng.
Giáo viên nói chung, đặc biệt là GVCN luôn là những tấm gương cho học sinh
noi theo. Vì vậy, điều hết sức quan trọng là lời nói phải đi đôi với việc làm.
GVCN không thể yêu cầu học sinh làm những việc mà mình không làm được,
cũng không thể nói với học sinh về những điều mà mình không thật sự nghĩ.

4


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng chung
Thực tế cho thấy, trong một trường học ngoài tỉ lệ học sinh khá, giỏi trong
học tập; tốt, khá trong thi đua rèn luyện đạo đức thì tỉ lệ HS yếu, kém về mặt
học tập cũng như thiếu ý thức trong việc rèn luyện đạo đức, trao dồi nhân cách
không phải là không có. Đặc biệt là đối với các trường THPT không đủ điều
kiện để xét tuyển đầu vào. Dù tỉ lệ này chiếm số lượng nhiều hay ít, thì cũng là
vấn đề nan giải, là gánh nặng cho nhà trường nói chung cũng như các giáo viên
trong trường mà đặc biệt là thử thách không nhỏ đối với GVCN lớp đó.
Trước đây khi chưa thực hiện chương trình phân ban, phân lớp thì trong
một lớp học, tỉ lệ học sinh thiếu ý thức trong học tập và rèn luyện là rất ít. Có
chăng chỉ một, hai trường hợp nhiều thì đôi ba trường hợp là cùng. Thế nhưng,
từ khi đã phân ban, phân lớp, xếp lớp dựa vào kết quả học tập và rèn luyện của

năm học trước hoặc đối với lớp đầu cấp thì thi tuyển, xét tuyển nên một thực tế
không thể tránh khỏi là những lớp cuối khối chỉ toàn là học sinh yếu, kém.
Trước tình hình vậy, là giáo viên chủ nhiệm, bản thân trăn trở và cố tìm ra biện
pháp tối ưu nhằm giáo dục HSCB bởi vì nếu chúng ta không kịp thời uốn nắn,
giáo dục các em thì dễ dẫn đến các em từ những vi phạm nhỏ đến việc làm
không có ý thức khác, rồi bỏ học và có nguy cơ trở thành tội phạm .
2.2.2. Thực trạng về đối tượng học sinh cá biệt, yếu kém trong học tập và
rèn luyện ở lớp 12a3 trường THPT 4 Thọ Xuân
Ở đây tôi không đi vào tìm hiểu, lí giải nguyên nhân vì sao các em yếu,
kém mà chỉ tập trung sẻ chia "cái cách", biện pháp mà mình đã đón nhận, chèo
chống và đưa các em qua sông như thế nào! Nói không có thì chưa phải, nhưng
có lẽ là rất ít khi nào (từ lâu lắm rồi) tôi biểu lộ tình cảm của mình trước các em
học sinh lớp mà mình chủ nhiệm. Nhưng không phải là tôi không có cảm xúc
mà đây là một trong những "cái cách" tôi làm mặt lạnh, nghiêm khắc ngay từ
đầu với các em. Bởi thực tế mà nói hoàn cảnh không bao giờ cho phép! Phải
nghĩ sao, xúc động làm sao được khi giờ đầu tiên nhận lớp chủ nhiệm điều mà
tôi nhận được thường là những tiếng nói chuyện rầm rầm, tiếng đập bàn, những
gương mặt lì lợm, không cảm xúc như thách thức của các HS nam, những gương
mặt to son đỏ choét của một số HS nữ ăn chơi xí xớn, nhiều HS áo không bỏ vào
trong quần, tay áo xắn lên, ống quần gấp cao, in hình quái dị, tóc chải rẽ giữa,
nhuộm màu, để đuôi sau, bấm lỗ tai , mặt dán kim tuyến, nói tục Đó là cái cách
các em lớp cuối chào đón tôi. Vậy chính tôi cũng phải có một cái cách chào đón
lại các em vậy! Phải làm sao để có thể trụ vững ở một lớp như thế này, làm sao
để khơi dậy ý thức học tập, giáo dục, rèn luyện đạo đức cho các em tốt hơn luôn
là điều tôi quan tâm, suy nghĩ.
Kết quả học tập, rèn luyện từ cấp hai đưa lên thật đáng báo động về cả
kiến thức và ý thức của nhiều thành phần học sinh cá biệt. Đồng nghiệp trong
trường thường nói chắc cũng do tôi là GV nam có gương mặt lạnh lùng, nghiêm
khắc nên năm nào cũng được BGH nhà trường “ ưu đãi” cho chủ nhiệm lớp cuối
của mỗi khóa học.


5


Theo thống kê của tôi, đây kết quả học tập và rèn luyện ở lớp 9 của HS
lớp tôi chủ nhiệm. Nhìn thực trạng này thật có thể làm nản lòng bất của một
GVCN cũng như giáo viên bộ môn khi được phân công giảng dạy.
Xếp loại
Học lực
SL
%
( 43 HS)
Giỏi -Tốt:
0
0.0%
Khá:
12
27,6%
T.bình:
24
55,8%
Yếu:
7
18,6%
Kém:
0
0.00%
Cộng
43
100%

Danh hiệu học sinh Giỏi
Danh hiệu học sinh Tiên tiến

Hạnh kiểm
SL
%
12
27,9%
21
48,8%
10
23,3%
0
0.0%
43
0
12

100%
0.0%
27,6,6%

2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Điều kiện để người GVCN làm tốt công tác chủ nhiệm nhằm khơi dậy
ý thức học tập và giáo dục đạo đức cho học sinh
Công tác chủ nhiệm lớp là công tác quan trọng, không thể thiếu được
trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, đây cũng là công việc nhiều khó khăn,
đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc. Để làm tốt công tác này, theo tôi, GVCN cần rèn
luyện để có được những phẩm chất và năng lực sư phạm của người giáo viên nói
chung, trong đó đặc biệt chú trọng rèn luyện những phẩm chất và năng lực đặc

thù sau:
- Yêu thương học sinh: Đây là phẩm chất hàng đầu của nghề giáo, giúp
GVCN tự giác chấp nhận những thử thách của nghề nghiệp, đồng thời luôn có
sự tìm tòi, sáng tạo trong công việc với mong muốn mang đến những điều tốt
đẹp nhất cho học sinh của mình.
- Yêu nghề, say sưa, nhiệt tình, có trách nhiệm cao với công tác giáo dục
và có nghị lực, có ý chí vượt khó. Đây là phẩm chất cần thiết để nâng cao uy tín
và khả năng lôi cuốn của GVCN.
- Khiêm tốn học hỏi: giúp người giáo viên ngày càng nâng cao trình độ
nghề, đáp ứng những yêu cầu cao của công việc giáo dục, dạy học và công tác
chủ nhiệm lớp.
- Lời nói phải đi đôi với việc làm: GVCN không thể yêu cầu học sinh làm
những việc mà mình không làm được, cũng không thể nói với học sinh về những
điều mà mình không thật sự nghĩ.
- Lối sống giản dị, mẫu mực: giúp cho hình ảnh của người giáo viên gần
gũi hơn, làm tăng uy tín và khả năng thuyết phục của họ với học sinh.
- Cần có những năng lực sư phạm như năng lực giao tiếp, năng lực cảm
hóa, thuyết phuc, xây dựng uy tín, năng lực sáng tạo trong công tác giáo dục,
dạy học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, giải quyết các tình huống sư phạm…

6


2.3.2. Một số kinh nghiệm bản thân nhằm khơi dậy, nâng cao ý thức học tập
đối với học sinh cá biệt
Thường thì những học sinh cá biệt vốn rất lười học. Hoặc có những em
biết mình yếu nên cố gắng học để bù khuyết kiến thức nhưng các em này vẫn
yếu bởi đa phần các em học mà không có phương pháp, chỉ là cách học vẹt, học
trước quên sau.
Đối với học sinh lười học, hơn ai hết người GVCN cần phải có biện pháp

kiên quyết để các em chịu học hơn. Cách mà tôi áp dụng đối với những trường
hợp này là:
- Trước hết: tôi dành thời gian phân tích, chỉ rõ mục đích của việc học để các em
nhận thấy bổn phận và trách nhiệm của mình là phải học để cải thiện tình hình.
Thế nhưng cứ đâu phải động viên, phân tích là các em chịu học ngay, "giang sơn
dễ đổi, bản tính khó dời" mà, vậy nên tôi đã có cách riêng của mình và đã ít
nhiều đạt được kết quả.
Trường hợp 1: em Lê Hữu Đạt trong năm lớp 11, là một trong những học
sinh cá biệt em này học được nhưng rất lười, ham chơi điện tử dẫn đến kết quả
học tập yếu, GVBM nhắc nhở nhiều. Qua nhiều lần thất bại, cuối cùng tôi đã
nhờ phụ huynh học sinh ( PHHS) hỗ trợ và may sao phụ huynh này cũng là
người làm trong lĩnh vực giáo dục nên chỉ trong ba tháng cuối năm học em đã
vươn lên đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Cách mà tôi và phụ huynh áp dụng là:
PHHS thức học bài cùng HS - thời gian học cùng con do gia đình tự sắp xếp, có
thể vào đầu tối hoặc sáng dậy sớm học.

( Tôi và HS Lê Hữu Đạt năm lớp 12)
Trường hợp 2: Hay như trường hợp Phạm Văn Công lớp 12A3 năm học
2016 - 2017, cứ sáng nào không học bài, bị điểm kém là tôi báo liền cho PHHS
bằng tin nhắn vnedu hoặc bằng cách gọi điện. Lần này tôi và PHHS áp dụng

7


cách: trưa đó HS phải ở lại trường học thuộc bài, chiều tiếp tục học phụ đạo tôi và PHHS gọi là: "Không học trước, phải học sau. Tận dụng buổi trưa cho
chừa lười học". ( Tất nhiên cách này phải có sự đồng ý của phụ huynh và chỉ
những hôm bị điểm kém mới phải ở lại. Và khi phải ở lại một, hai lần là HS sẽ
sợ, không dám vi phạm lần sau)
Trường hợp 3: Có trường hợp, tôi cùng PHHS và giám thị áp dụng cách
như sau: thông qua Ban giám hiệu nhà trường cho HS nghỉ học 3 đến 4 ngày

liên tiếp để PH cho HS đi lao động, phụ giúp gia đình cùng bố mẹ, sau thử thách
đó HS tự quyết định tiếp tục đi học hay nghỉ học luôn phụ giúp gia đình làm
kinh tế - đây là trường hợp của em Trần Văn Quân mà tôi chủ nhiệm năm lớp 12
và sau vài ngày lao động chân tay, xa trường, lớp, bè bạn... em Quân quyết định
đi học lại và hiện tại đang ôn thi tốt nghiệp cùng các bạn.

( Tôi và HS Phạm Văn Công, Trần Văn Quân năm lớp 12)
- Đó là những trường hợp HS được PHHS quan tâm và hỗ trợ, ngược lại những
trường hợp không được hỗ trợ từ phía PHHS thì sao? Đối với HS không nhận
được sự quan tâm mấy từ phía gia đình, cách mà tôi áp dụng là phải dành nhiều
thời gian nói chuyện, tâm sự, hỏi han các em, quan tâm đến các em thực sự như
một người anh.
Trường hợp 4: Ở một HS khác là Trần Văn Đạt. Sau nhiều biện pháp
như: phân tích để HS thấy mục đích của việc học, chép phạt, bản kiểm điểm, lao
động, mời PHHS... Nhưng vẫn không tiến bộ, bởi PHHS vừa lên tới trường đã
chỉ thẳng vào mặt HS: "Mày không học thì nghỉ, tao không rảnh để lên đây
hoài!", rồi sau đó rút thuốc lá ra "hạ hỏa" trước mặt tôi và học trò... Trước tình
hình đó tôi chỉ còn biết nói nhẹ nhàng để PHHS hiểu lí do vì sao tôi mời PH, rồi
cảm ơn vì bác đã đến họp. Hôm sau, tôi đã phải mất hàng tiếng đồng hồ để tâm
8


sự cùng HS này, tôi động viên nếu em không thích học nữa thì nên nghỉ để đi
học nghề, hoặc phụ việc cho bố mẹ; còn nếu học thì phải nỗ lực hết mình, thầy
sẽ nhờ thêm một nhóm bạn chăm, khá giỏi trợ giúp cùng em học nhóm... Và
cuối cùng em HS này cũng đã lên được lớp 12.

( Tôi và HS Trần Văn Đạt năm lớp 12)
- Thứ hai: hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
Một học sinh muốn có kết quả học tập tốt ngoài việc tiếp thu những

kiến thức ở trên lớp thôi chưa đủ mà việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới tại nhà
cũng vô cùng quan trọng. Trong khi đó, tôi thấy điều kiện gia đình, không gian
sống của học sinh cũng như nhận thức của cả phụ huynh lẫn học sinh chỉ dừng
lại ở nhận thức học tại lớp là đủ.Và điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả
học tập của các em. Đối với những học sinh yếu kém thì việc tự học ở nhà lại
càng quan trọng hơn.
Muốn học sinh tự học ở nhà có kết quả thì các em phải có góc học tập
và mỗi em phải có phương pháp tự học ở nhà. Tại cuộc để kiểm tra họp phụ
huynh đầu năm tôi yêu cầu tất cả các gia đình phải có góc học tập riêng cho con
em mình dù là nhỏ và tôi cũng đã giành thời gian nhất định luân phiên đến nhà
để kiểm tra việc thực hiện của gia đình. Về phương pháp học tập, đối với những
học sinh yếu kém thì phương châm của tôi là không cần học nhiều nhưng phải
học thường xuyên, tối nào cũng phải dành thời gian khoảng 1 tiếng để học bài,
cố gắng làm được những bài tập cơ bản trong SGK là tốt lắm rồi.
2.3.3. Một số kinh nghiệm bản thân nhằm khơi dậy ý thức, giáo dục đạo
đức cho học sinh "chưa ngoan"

9


So với việc khơi dậy ý thức học tập thì việc khơi dậy ý thức rèn luyện về
nhân cách, giáo dục về đạo đức cho HS những lớp cuối khối đối với tôi là "cam
go và khổ sở" nhất! Tốn rất nhiều thời gian, công sức thậm chí cả mồ hôi và
nước mắt.
Trường hợp 1: Hồi đầu khóa học năm lớp 10 nhắc lại cái cách mà HS lớp
cuối chào đón tôi - GVCN mới toanh của tụi nó bằng tiếng kêu, hét, hú, đập bàn,
đá ghế như đã đề cập ở trên. Hôm sau tôi bước vào lớp, không cười không nói,
không biểu lộ cảm xúc gì cứ đứng chào lớp như thế ( như đồng nghiệp nhận xét
tôi vốn có gương mặt “lạnh”)... Lúc đầu lớp còn nhao nhao, ồn ồn, sau đó lắng
xuống, nhiều ánh mắt dồn về phía tôi, rồi lớp trở nên im bặt, sau đó là "Ngồi đi

thầy !"... Tôi tiến lên bục giảng, vào bàn GV, đặt cặp, rồi bước xuống lớp đi một
vòng quanh lớp còn HS vẫn đang đứng chào tôi - GVCN của các em. Tôi hỏi
một HS, sao lại đứng vậy em? Đứng để làm gì? Những câu trả lời đại loại như:
"Thầy có cho ngồi đâu mà ngồi! Đứng chào thầy mà thầy!"... Tôi chẳng nói gì
thêm trước những câu trả lời đó, tôi cúi xuống nhặt viên giấy vo tròn dưới sàn
lớp, tiện thể nhặt luôn vỏ sing-gum trò nào vứt linh tinh, tiến lên bàn GV sửa lại
cái khăn bàn xộc xệch, với tay lấy giẻ lau bảng trong khi đó HS vẫn đang đứng
để chào tôi - GVCN của tụi nó... và tôi bắt đầu những câu chuyện vu vơ sau khi
nói: "Giờ thì chúng ta có thể ngồi xuống bởi lớp học đã tươm tất, HS đã ổn
định."... Vâng! Những câu chuyện vu vơ xoáy vào mục đích gì thì chắc ai cũng
sẽ biết và cảm nhận được rồi phải không ạ? Vậy đấy, thay vì trách mắng, hò hét
lại các em... Tôi đã im lặng, làm một vài việc để đánh động ý thức của các em
ngay khi tiết đầu nhận lớp. Tôi nghĩ, như thế chắc ít nhiều gì các em cũng sẽ
hiểu được tôi muốn gì ở các em. Các em đã thấy những trò đùa của mình không
vui gì cả! Bởi trong chúng ta, những ai làm nhà giáo đều biết một điều rằng
không gì khiến "lũ học trò" vui mừng bằng việc trêu chọc thành công một giáo
viên nào đó.
Trường hợp 2: Đời làm GVCN, tôi vẫn còn nhớ như in: “ Tôi như thế
đấy, ông làm gì được tôi , ĐKM, ông nhớ cái mặt tôi đó”... trong tiếng đập bàn
rất mạnh, rồi ôm sách vở bỏ lớp ra về"- đó là lời nói, cử chỉ và thái độ của Phạm
Văn Bình năm lớp 10 năm học 2014 - 2015. Chỉ mới vào học một tháng, bị tôi
phạt trực nhật và nhắc nhở nhiều vì đi học trễ, tóc dài, dép lê, không sơvin... HS
này đã xúc phạm tôi như thế trước tập thể lớp. Có thể tha thứ cho em ấy không
ạ? Tôi đã làm gì? Có lẽ tôi đã đỏ mặt! Có lẽ tôi đã chết trân! Có lẽ chỉ còn một
nước độn thổ! Hay đơn giản nhất lấy quyền người GV, người GVCN lớp ra để:
"Kể từ nay trong lớp học này một có mày không tao, hai có tao không mày!" hay
là chạy qua khóc cùng ban giám hiệu, xin cho em thôi chủ nhiệm lớp này... Hay
nóng giận hơn, tôi sẽ giơ tay tát em đó. Ngày ấy tôi đã ngồi im, không phản ứng
gì nhưng thực tế mặc dù là GV nam nhưng trong tôi rất hoang mang, rất "sốc"
và ngồi im nhưng thật sự là tôi đang kìm nén điều tồi tệ nhất có thể xảy ra. Mất

năm bảy phút, sau khi HS ấy rời khỏi lớp, tôi mới lên tiếng trong sự im phăng
phắc của lớp chủ nhiệm: "Thế thầy có xứng đáng để học trò đối xử với mình như
thế không ạ?" Lớp càng im lặng hơn! Tiết học hôm ấy đắng nghét trong đời GV

10


của tôi. Kết thúc tiết học, tôi gọi điện cho PHHS liền. Bố HS nghe máy, lời đầu
tiên tôi hỏi PH là: "Em Bình về nhà chưa bác?". PH đáp: "Cháu, sáng nay đi học
mà thầy. Nó lại gây sự hả thầy?". Tôi nói rành rỏi lời HS xúc phạm mình trước
lớp, mục đích là để thông báo tình hình HS đã rời khỏi trường cùng lời nói:
"..DKM. Ông nhớ cái mặt tôi đó!" , nhằm ngăn chặn tình hình xấu hơn. Sau khi
nghe xong, PHHS thay con xin lỗi tôi liền và bác ấy còn bảo: "Cháu về, tôi sẽ
dẫn cháu đến gặp thầy". Chiều ấy, mẹ trò dắt trò lên, bảo trò nói lời xin lỗi, xin
tôi tha thứ, xin tôi cho cháu được tiếp tục học. Sau khi lặng im để PHHS và HS
nói xong, tôi lên tiếng:
+ Thứ nhất, em nhắc lại lời nói ở trong tập thể lớp sáng nay trước mặt tôi và
phụ huynh.
+ Thứ hai, ở cương vị là một GV, lại là GVCN trò nên tôi không thể tha thứ cho
em được. Không tha thứ vì tôi thấy mình không xứng đáng để bị xúc phạm như
thế. Không tha thứ không phải là em phải rời khỏi lớp! Tôi đã đuổi học trò đâu
mà em xin tôi cho em đi học lại, là em tự ý bỏ đi mà!
+ Thứ ba, trò phải xin lỗi tập thể HS lớp tôi, và hãy tự suy nghĩ, kiểm điểm
Năm học ấy rồi cũng kết thúc! Giữa em ấy và tôi và tập thể lớp vẫn bình
thường trong sự bất thường như thế. Mới ngày nào đầu năm học, nay đã sắp phải
chia xa... Dòng đời vẫn cứ thế trôi, nay ngồi viết đề tài này mới thấy lòng mình
xúc động, mới thấy hoặc cảm thấy hình như HS này đã có ý thức rất nhiều trước
phương cách giáo dục của mình.

Tôi và HS Pham Văn

Bình năm lớp 12

Trường hợp 3: Mới tết vừa rồi, một học trò cá biệt cũ vì hoàn cảnh gia
đình phải nghỉ học năm 11 để vào nam cùng gia đình đã cùng lớp tôi đang chủ

11


nhiệm đến chơi. Nhân câu chuyện vui giữa các học trò và GVCN em học sinh
đó đã nhắc lại kỉ niệm xưa: "Thầy còn nhớ vụ đánh nhau của em hồi cuối năm
lớp 10 không? Thầy biết sao mà hồi đó em thôi không đánh nữa mà chấp nhận
nhịn nhục trước mấy thằng 11A5 kia không? Vì cái ôm đỡ đòn của thầy hôm ấy
đấy!". Chuyện xưa tua về trong tôi như những thước phim ngắn, đứt đoạn, tôi
chợt nhớ: Hôm ấy khi vừa nghe có vụ đánh nhau, học sinh lớp mình bị một toàn
học sinh khác chặn đánh ngay sau khi tan học tại cổng trường, tôi vừa chạy ra
vừa gọi điện báo PHHS lên trường hỗ trợ tôi cùng nhà trường ngăn chặn . Làm
GVCN mà tôi yêu cầu các em giảng hòa không được. Làm GVCN mà phải nghe
rõ học trò lớp mình chủ nhiệm nói:"Em đánh chết tụi nó chiều nay, rồi nghỉ học
luôn cho thầy xem!" . Khi tôi đến học trò của tôi bị một người cầm gậy đang
định phang, tôi đứng gần đã giơ tay lên đỡ cho em đòn ấy. Đúng lúc đó PHHS
cũng đến nơi. An lòng nào hơn cho người thầy khi sau sự việc đó em ấy không
bao giờ đánh nhau nữa. Vậy, phải chăng đây là một trong những minh chứng để
thấy rằng chính bằng tấm lòng yêu thương chân thành HS lớp chủ nhiệm mà tôi
đã khơi dậy được ý thức trong những học sinh vì thiếu thốn điều gì đó mà lâu
nay các em chưa thể ngoan!
Trường hợp 4: Một kỉ niệm khác cũng khá ấn tượng trong tôi, đó là
trường hợp Nguyễn Văn An tôi chủ nhiệm năm lớp 10 năm học 2014-2015. HS
này nhà xa trường, đi học bằng xe đạp điện, nhưng vì mê chơi điện tử nên để
mất xe. PHHS không phản ánh gì, hơn nữa HS để mất xe ngoài quán internet
nên tôi nghĩ nhà trường cũng chẳng có trách nhiệm gì. Một thời gian sau, em Trí

càng mê điện tử, mê đến nỗi trốn, nghỉ học nhiều lần. Tôi đã nhắc nhở, động
viên, cảnh cáo, phạt lao động nhưng vẫn không mấy tiến bộ. Cuối cùng tôi đã
gửi giấy mời phụ huynh. Mời lần thứ nhất, không thấy. Lần thứ hai cũng không.
Lần thứ ba, tôi nói với học trò:"Nếu em vẫn không mời phụ huynh cho thầy, thầy
sẽ gọi điện mời. Mà để thầy mời mời nghĩa là thầy sẽ xử em thêm tội chống đối,
tội không hợp tác với thầy và nhà trường!". Cuối cùng em An nói: " em sẽ nói
với bố mẹ nhưng thầy hứa với em là đừng nói với PH em chơi điện tử mất xe
được không ạ!". Tôi rất ngạc nhiên, hỏi lại: "Chứ nhà chưa biết mất xe hả?". "Dạ rồi, nhưng em dối là ghé nhà chở bạn đi học, để xe ngoài ngõ bị mất." Trời!
Vậy là giờ tôi mới biết sự thật. Và tôi đã hứa: "Thôi được rồi, mai thầy sẽ không
nói gì!". Nghe vậy em An nói cảm ơn thầy và gương mặt đỡ căng thẳng hơn,
vừa đi vừa nhảy chân sáo... Và đúng như lời hứa, hôm sau gặp PHHS tôi đã lặng
im nhưng An- của tôi thì phải tự "thú tội trước bình minh" vì tôi chỉ nói: "Cháu
chào bác, cảm ơn bác đã đến họp theo lời mời của cháu!". PHHS cũng chào tôi
và hỏi: "Cháu An vi phạm gì hả thầy?". Tôi đáp: "Dạ cháu đã hứa với An là sẽ
không được nói gì khi gặp bác, nên hôm nay chúng ta chỉ giải quyết xong vấn đề
khi tự bản thân em An phải nói hết những vi phạm của mình, đúng không bác?".
Vậy đấy, trong hoàn cảnh đó, tôi nghĩ học sinh của tôi ít nhiều gì cũng ý thức
được những việc mình đã làm, những việc mà hiện tại và sau này nữa phải làm...

12


Tôi

HS
Nguyễn Văn An
năm lớp 12

2.4. Một số phương pháp nhằm nâng cao ý thức học tập, giáo dục đạo đức
cho học sinh cá biệt

Làm thế nào để giáo dục học sinh cá biệt? Giáo dục HSCB không phải là
vấn đề quá khó, chỉ cần giáo viên có kiến thức tốt về tâm lý trẻ và có sự chuẩn bị
tốt với các tình huống sư phạm. Tôi xin được đưa ra các phương pháp để góp
phần giáo dục học sinh cá biệt từ thực tiễn dạy học và chủ nhiệm của mình.
2.4.1. Tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề
Không có HS nào tự nhiên đang ngoan ngoãn mà trở nên hư hỏng cả, vì
vậy trước khi đánh giá HS, các GV nên tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ lại như
vậy. Giáo dục học sinh cá biệt là một quá trình lâu dài và phức tạp đòi hỏi GV
phải có sự kiên nhẫn cao. Ở lớp tôi chủ nhiệm, sau khi tìm hiểu tôi đã nhận ra
có nhiều lý do khiến các em trở nên ngỗ nghịch. Nguyên nhân phổ biến thường
là những tác động từ phía môi trường sống như: cuộc sống gia đình không hạnh
phúc, cha mẹ ly hôn, chịu sự kỳ vọng quá lớn từ phía gia đình, thiếu sự quản lý
của gia đình, gia đình quá nuông chiều, một phần lớn là từ bạn bè lôi kéo…
Với HSCB, sự mềm mỏng là giải pháp hiệu quả hơn cả. Giáo viên nên nhẹ
nhàng trò chuyện với HS để tạo cảm giác gần gũi, tin tưởng và yêu quý từ đó

13


ngày qua ngày từng bước đưa các em trở vào nề nếp. Lưu ý đây là cả một quá
trình dài mà GV cần hết sức kiên nhẫn và linh hoạt để đạt được hiệu quả.
Bên cạnh đó, giáo viên cũng nên thường xuyên tổ chức các hoạt động tập
thể để các em làm quen với những tương tác xã hội và rèn tính kỷ luật khi sinh
hoạt chung. Khi tiếp xúc cùng các học sinh ngoan, các em cũng dần dần thay đổi
mình. Đây cũng được xem là biện pháp hiệu quả mà giáo viên nên kết hợp song
song để giáo dục học sinh cá biệt.
2.4.2. Xây dựng môi trường học tập thân thiện:
Theo kinh nghiệm của tôi, sự thân thiện và chân thành của giáo viên là
điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói,
ánh mắt, nụ cười giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các

em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình.
Trong khi giáo dục các em, tôi không nặng về kiểm điểm, phê bình, mà
phải tìm ra và xác định đúng nguyên nhân đã tác động đến các em làm cho các
em mắc sai lầm, vi phạm. GVCN nêu những việc làm tốt, những cố gắng nổ lực
của các thành viên trong lớp để xây dựng tập thể lớp thành lớp tiên tiến … với
thành tích như vậy thì không được bất cứ thành viên nào trong lớp phá vỡ .
Tôi luôn tạo bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không trách
mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy
sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình.
Bên cạnh đó, tôi luôn cố gắng là người đem lại cho các em những phản hồi tích
cực. Ví dụ như nên thay chê bai bằng khen ngợi, nên tìm những việc làm mà em
hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em. Hoặc có thể dùng các
phiếu thưởng có in các lời khen phù hợp với từng việc làm của các em như:
“Biết giúp đỡ người khác”, “ Thái độ nhiệt tình và tích cực”. Với sự chân thành
của mình, tôi tin HS khi vi phạm sẽ sớm nhận ra lỗi lầm mà sửa chữa
2.4.3. Kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục HSCB: tránh hời hợt
Giáo dục học sinh cá biệt cần có một vòng tròn khép kín từ gia đình đến
nhà trường vì nếu chỉ có nhà trường thôi thì chưa đủ. Vì vậy, khi tôi thấy học
sinh có những dấu hiệu bất thường về tâm, sinh lý thì phải thông báo ngay với
phụ huynh để có những thông tin thêm về trẻ cũng như tìm ra biện pháp hỗ trợ
tốt. Ngay từ đầu năm học, tôi đã cho các em viết sơ yếu lý lịch, trong cuộc họp
phụ huynh đầu năm phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia đình
và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ chức các trò chơi
có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức vươn lên
trong học tập, làm cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học.
Đồng thời, tôi thường chia sẻ với phụ huynh về những phương pháp
giáo dục đúng để phụ huynh cùng biết và phối hợp thực hiện giáo dục con cái tại
nhà, phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập của học sinh. Do hiện nay, có
một số phụ huynh luôn gò ép việc học của con em mình, sự áp đặt và quá tải sẽ
dẫn đến chất lượng không cao. Bản thân tôi đã phân tích để các bậc phụ huynh

thể hiện sự quan tâm đúng mức. Nhận được sự quan tâm của gia đình, thầy cô sẽ

14


tạo động lực cho các em ý chí phấn đấu vươn lênnhất. Nhờ vậy việc giáo dục
HS cá biệt mới trở nên dễ hơn và mang lại hiệu quả tích cực hơn.
Tôi đã lập kế hoạch đi thăm gia đình học sinh trong lớp, đặc biệt là học
sinh cá biệt, mỗi tháng thăm được ít nhất 2 gia đình học sinh để trong 2 năm học
có thể thăm được hết gia đình học sinh trong lớp. Từ việc trực tiếp đến gia đình,
gặp gỡ cha mẹ học sinh, tôi đã hiểu hơn hoàn cảnh học sinh, từ đó có biện pháp
giáo dục phù hợp.
Lựa chọn hình thức trao đổi thông tin, có thể bằng sổ liên lạc, bằng điện
thoại... Với sổ liên lạc, tôi nhận xét về kết quả học tập, số buổi nghỉ, số lần bỏ
tiết, đi học chậm và các vi phạm khác, nhận xét về thái độ, chiều hướng tiến bộ
của học sinh và đưa học sinh chuyển về cho phụ huynh vào thứ 7 hàng tuần.
Phụ huynh nhận xét các hoạt động của con em tại gia đinh, ký xác nhận
và chuyển lại cho giáo viên chủ nhiệm vào sáng thứ 2 tuần sau (phụ huynh học
sinh phải ký mẫu vào sổ liên lạc).
Với hình thức liên lạc bằng điện thoại: tôi cho phụ huynh đăng ký số điện
thoại và thông báo số điện thoại của mình cho phụ huynh học sinh biết ngay từ
buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm để chủ động liên lạc trực tiếp với phụ
huynh khi cần thiết và ngược lại .
Đặc biệt đối với học sinh hay nghỉ học, bỏ giờ, nếu nghỉ học không có lí
do, hoặc viết giấy phép nhưng không có chữ ký phụ huynh, có chữ ký phụ
huynh nhưng không đúng ..., tôi thường gọi điện trực tiếp cho gia đình học sinh
ngay trong buổi học hôm đó để xác định thông tin.
2.4.4. Kết hợp với đồng nghiệp và trường học
Việc giáo dục học sinh cá biệt không phải là việc riêng của một mình
giáo viên chủ nhiệm mà là trách nhiệm chung của tất cả giáo viên, vì thế tôi đã

có sự trao đổi với các giáo viên giảng dạy về những trường hợp học sinh cá biệt
để cùng nhau phối hợp. Ngoài ra, nhà trường cũng nên thường xuyên tổ chức
các buổi chuyên đề giáo dục tâm lý học đường, tập huấn các kỹ năng xã hội,
giúp các em có kiến thức để nhận thức các vấn đề và biết cách giải quyết khi gặp
các tình huống trong quá trình phát triển của mình.
2.4.5. Phân loại các đối tượng học sinh
Căn cứ vào học bạ cấp 2, ngay từ đầu năm học tôi đã xem xét, phân
loại những học sinh yếu đúng với những đặc điểm vốn có của các em để lựa
chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung và riêng của từng em. Một
số khả năng thường hay gặp ở các em là: Sức khoẻ kém, khả năng tiếp thu bài,
lười học, thiếu tự tin, nhút nhát
Trong thực tế người ta nhận thấy có bao nhiêu cá thể thì sẽ có chừng ấy
phong cách nhận thức. Vì vậy hiểu biết về phong cách nhận thức là để hiểu sự
đa dạng của các chức năng trí tuệ giúp cho việc tổ chức các hoạt động sư phạm
thông qua đặc trưng này.
2.4.6. Thực hiện nội quy trường, lớp: Nhắc nhở thường xuyên, nghiêm túc
Điều quan trọng đầu tiên như tôi đã nói là giáo viên cần tập trung xây
dựng tập thể lớp đoàn kết, thân thiện, đa số học sinh trong lớp phải hiểu và thực

15


hiện nghiêm túc nội quy lớp, không vi phạm những điều cấm. Qua đó, học sinh
chậm tiến thấy được những lỗi vi phạm của mình gây ảnh hưởng đến tập thể lớp
như thế nào!
Để làm được điều này, tôi đã sử dụng các biện pháp:
- Cho học sinh viết cam kết thực hiện nghiêm nội quy nhà trường, không vi
phạm điều cấm đối với học sinh theo điều lệ trường trung học, sau đó cho phụ
huynh ký xác nhận. Bản cam kết được viết làm 2 bản, học sinh giữ 1 bản, giáo
viên chủ nhiệm giữ 1 bản.

- Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục về các nội quy nhà trường, luật an toàn
giao thông ... trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần, sinh
hoạt chi đoàn cuối tháng với các hình thức.
- Cụ thể: Cập nhật các học sinh vi phạm, chỉ rõ lỗi vi phạm, nguyên nhân vi
phạm và hình thức xử lí của nhà trường đối với các học sinh đó, nêu rõ lý do tại
sao lại xử lí như vậy? Đưa ra các tình huống cho học sinh thảo luận nhằm giảm
bớt căng thẳng.
- Hướng dẫn học sinh tổ chức buổi hoạt động tập thể như: Tọa đàm nhân ngày
Phụ nữ Việt Nam 20/10 (tổ chức văn nghệ, bốc thăm tặng quà ...), hoạt động
chào mừng ngày 20/11 (tham gia văn nghệ do đoàn trường tổ chức), qua đó để
học sinh hiểu hơn về truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "tôn sư trọng đạo"
của người Việt Nam...
2.4.7. Kèm cặp học sinh học yếu:
Ngay từ đầu năm, giữa học kỳ tôi phải khảo sát chất lượng để biết số
lượng học sinh yếu là bao nhiêu để có kế hoạch phụ đạo. Như lớp 12a3 mà bản
thân chủ nhiệm, có rất nhiều học sinh học lực yếu. Vì vậy tôi đã lên kế hoạch
phụ đạo cho các em. Ngoài ra, tôi đã phối hợp với một số GV bộ môn dạy các
môn Toán, Tiếng Anh, Văn có thể tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu khi
các biện pháp giúp đỡ trên lớp chưa mang lại hiệu quả cao. Có thể tổ chức phụ
đạo từ 1 đến 2 buổi trong một tuần. Tuy nhiên, việc tổ chức phụ đạo phải kết
hợp với hình thức vui chơi nhằm lôi cuốn các em đến lớp đều đặn và tránh sự
quá tải, nặng nề.
Lập danh sách học sinh học yếu và chú ý quan tâm đặc biệt đến những
học sinh này trong mỗi tiết dạy như thường xuyên gọi các em đó lên trả lời câu
hỏi, khen ngợi các em đó khi các em trả lời đúng,
Chủ động gặp phụ huynh trao đổi về việc học của học sinh, cùng với
phụ huynh tìm biện pháp khắc phục.
2.4.8. Luôn theo dõi sát sao
Cùng với việc phân loại HSCB, xác định những lỗi mà học sinh đó hay
vi phạm, tìm hiểu nguyên nhân, giáo viên cần hường xuyên theo dõi, nắm bắt

đầy đủ, chính xác mọi hoạt động, lỗi vi phạm hay biểu hiện tích cực của học
sinh trong từng buổi học để tác động, uốn nắn hoặc biểu dương kịp thời.
Nguồn thông tin giúp tôi thu thập là: Nhận xét trong sổ đầu bài; thông
qua giáo viên bộ môn; qua ban theo dõi nề nếp của nhà trường; qua ban cán sự
lớp và thông qua bạn bè thân quen với học sinh đó...

16


Đặc biệt, cần thường xuyên quan tâm, gần gũi với các học sinh cá biệt
để các em cảm thấy mình không bị xa lánh, ghét bỏ và có thể chia sẻ những
vướng mắc, từ đó, tôi có lời khuyên đúng đắn, phù hợp, tháo gỡ cho các em.
Tôi luôn nhấn mạnh: Tất cả học sinh trong lớp đều phải có trách nhiệm
giúp đỡ các bạn học chậm tiến trong lớp. Nhưng để theo dõi chính xác, đầy đủ
và có trách nhiệm hơn, cần phân công cụ thể người theo dõi, giúp đỡ HSCB
2.4.9. Hình thức xử lí vi phạm
Với các học sinh vi phạm, có thể dùng các biện pháp xử lý sau: Cho học
sinh viết bản tự kiểm điểm, kiểm điểm trước lớp và tự nhận hình thức kỉ
luật( như chép phạt, lao động, đình chỉ học, hạ hạnh kiểm, mời PHHS...)
Tùy vào mức độ vi phạm có thể khiển trách trước lớp hoặc đề nghị lên
Hội đồng kỉ luật để xử lí; Xếp loại hạnh kiểm không quá mức trung bình trong
tháng đó. Thông báo cho gia đình học sinh biết.
Các biện pháp trên đôi khi chỉ có hiệu quả đối với những HS hiếu động,
nông nổi nhất thời còn đối với những HS cá biệt, ngỗ nghịch, khó dạy đến cả gia
đình phải đầu hàng thì buộc lòng phải dùng biện pháp mạnh, sau nhiều lần kết
hợp với gia đình khuyên bảo, giáo dục mà HS vẫn không tiến bộ thì tôi xử lý
như sau: Mỗi một vi phạm là một tờ tự kiểm được đọc trước lớp trong giờ
SHCN, đúng 5 tờ tự kiểm tôi cho cảnh cáo trước lớp lần thứ nhất, sau đó tiếp tục
3 tờ tự kiểm nữa tôi cho cảnh cáo trước lớp lần thứ hai. Toàn bộ hồ sơ có liên
quan tôi nộp cho Ban quản lý HS đề nghị đưa ra hội đồng kỷ luật xử lý. Bên

cạnh đó, những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng như đánh nhau, vô lễ với
GV…thì lập hồ sơ ngay để đưa ra hội đồng kỷ luật.
2.4.10. Dùng phương pháp kết bạn :
Ngày nay, sự phổ biến của mạng xã hội đã tạo điều kiện rất tốt để giao
viên có thể kết bạn, làm bạn với HS. Vì vậy, tôi cũng đã kết bạn với các em
thông qua Facebook, Zalo, nhiều khi nói chuyện trực tiếp với tôi các em thường
ngại nhưng nói chuyện qua mạng xã hội thì thầy trò lại thấy tự nhiên, thoải mái,
dễ tâm sự hơn rất nhiều.
Thường lứa tuổi HS dễ bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu nhưng cũng dễ
tiếp thu những điều hay lẽ phải, dễ hòa mình vào những trò chơi có tính tập thể,
tính giáo dục cao . Do đó cũng đã phân công một nhóm bạn tốt, cùng hoàn cảnh,
cùng sở thích, uớc mơ ... sinh hoạt, học tập với đối tượng này dần dần lôi kéo
các em hòa nhập vào các cuộc chơi bổ ích, từ đó xóa bỏ các mặc cảm là HS hư
để rồi cùng với các thành viên trong lớp xây dựng tập thể vững mạnh .
Mặt khác, tôi thường giao cho HSCB thực hiện một số công việc,
tạo những điều kiện để những HS này hoàn thành và động viên khích lệ các em
để các em xóa những tự ti, mặc cảm là HSCB để hòa mình với bạn bè.
- Như vậy, trong việc giáo dục học sinh cá biệt bên cạnh những biện pháp
thông thường GVCN cần có những biện pháp đặc biệt hơn nhằm giúp các em tốt
hơn trong học tập và rèn luyện về đạo đức:

17


+ Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu lý lịch, tính cách học sinh, tìm hiểu điểm yếu,
thế mạnh của những học sinh này. Kết hợp với giáo viên bộ môn, nhà trường,
gia đình trong hoạt động giáo dục.
+ Giáo viên không nên nóng vội mà phải kiên trì uốn nắn dần; giao cho học sinh
cá biệt một số việc phù hợp với năng lực; sau đó động viên khuyến khích kịp
thời những việc làm tốt.

+ Lập kế hoạch cho cán sự lớp để thành lập các cặp đôi bạn cùng tiến. Luôn
thông báo kịp thời các thông tin về học sinh với gia đình và ngược lại.
+ Phải gần gũi, thân thiện, biết lắng nghe để học sinh cá biệt giải bày được tâm
tư, khúc mắc để cùng giáo viên bộ môn và gia đình phối hợp giáo dục.
Nhìn chung, dù là phương pháp gì thì đối với công tác chủ nhiệm người
GVCN phải vạch ra kế hoạch và những biện pháp cụ thể để quản lí, để dìu dắt
lớp. Trước tiên, GVCN phải làm cho các em thích đi học. Muốn thế, GVCN phải
mất rất nhiều công sức và thời gian trong việc giáo dục nhận thức của các em,
GVCN tranh thủ trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, trong hoạt động ngoài giờ lên
lớp, trong các buổi lao động tập thể, trong các buổi dã ngoại…GVCN phải phân
tích, giải thích, minh chứng cụ thể những sự việc xảy ra hàng ngày trong cuộc
sống gia đình và ngoài xã hội mà các em thấy được, khơi dậy lòng hiếu tử của
một người con khi chính mắt nhìn thấy cha mẹ vất vả cả đời kiếm tiền lo cho
con ăn học với mong muốn con mình đỗ đạt – có nghề nghiệp ổn định – người
có ích cho xã hội sau này, để từ đó các em hiểu rõ mục đích, lý do mà các em
phải đi học, một khi các em đã nhận thức đúng đắn về việc học tập của mình rồi
thì GVCN sẽ dễ dàng hướng các em đến ước mơ, hoài bảo về tương lai sự
nghiệp của bản thân mình. Một nhiệm vụ nặng nề như thế, nếu chỉ có một mình
GVCN làm thì không thể nào đạt hiệu quả được mà phải nhờ nhiều người chung
tay gánh vác như BGH nhà trường, đoàn – hội, GVBM, gia đình và xã hội…
Hơn nữa, các em học sinh chính là thế hệ tương lai của đất nước. Nên
bản thân luôn luôn hướng các em theo khẩu hiệu “Học vì ngày mai lập nghiệp”.
Học để hiểu biết, học để trau dồi tri thức và học để trở thành những người công
dân có ích cho xã hội. Tôi cũng tin tưởng rằng, mình đã đưa ra những biện pháp
thích hợp trong việc khơi dậy hứng thú học tập và rèn luyện, giáo dục đạo đức
cho học sinh cá biệt. Đây là yếu tố cần thiết, giúp cho chất lượng học tập của
các em ngày một được nâng cao
2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi áp dụng đề tài " Một số kinh nghiệm thực tiễn trong công tác
chủ nhiệm góp phần nhằm nâng cao ý thức học tập và giáo dục đạo đức cho học

sinh cá biệt ở trường THPT 4 Thọ Xuân” tại lớp chủ nhiệm, tôi nhận thấy có sự
thay đổi rất khả quan về mặt nhận thức của các em. Các em lớp cuối hình như
không còn mặc cảm, tin vào mình hơn, có kế hoạch, có ước mơ hoài bão hơn.
Lượng HS bỏ, nghỉ học giữa chừng ít hơn và nếu có trường hợp bỏ học giữa
chừng thì các em cũng đường đường chính chính bước vào đời. Xếp loại về mặt

18


học lực và rèn luyện về hạnh kiểm, đạo đức trong năm lớp 12 đã minh chứng và
ghi nhận nỗ lực của cả tập thể thầy và trò chúng tôi.
Xếp loại
Học lực
Hạnh kiểm
SL
%
SL
%
( 40 HS)
Giỏi -Tốt:
0
0.0%
25
62,5%
Khá:
18
45,0%
12
30,0%
T.bình:

22
55,0%
3
7,5%
Yếu:
0
0,00%
0
0.0%
Kém:
0
0.00%
Cộng
43
100%
43
100%
Danh hiệu học sinh Giỏi
0
0.0%
Danh hiệu học sinh Tiên tiến
18
27,6,6%
Qua một số biện pháp, cách thức mà tôi áp dụng , tôi thấy kết quả
học tập và rèn luyện của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt. Các em ngày càng
chăm ngoan. Điều đó làm tôi rất vui mừng và vơi đi những vất vả, mệt nhọc.
Tình cảm thầy- trò, bạn bè ngày càng gắn bó và thân thiện . Những công việc tôi
làm đều bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm lớp, từ
tình yêu đối với học trò của mình. Lao động của một giáo viên chủ nhiệm lớp là
lao động sáng tạo không ngừng, sự sáng tạo đó đòi hỏi phải toàn diện: sáng tạo

trong soạn giảng, trong tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, trong sinh hoạt
tập thể và đặc biệt là trong các biện pháp giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng
sống cho học sinh. Vì vậy chỉ có những giáo viên thực sự tâm huyết với nghề,
thực sự thương yêu học sinh của mình thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.

(Tôi và tập thể lớp 12a3 trong ngày tổng kết năm học 2016 - 2017)
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Kết luận

19


Làm chủ nhiệm vất vả, khó khăn nhưng nếu đời người giáo viên đi dạy
mà không làm công tác kiêm nhiệm này thì quả là rất buồn. Bởi có những niềm
vui, nỗi buồn, những bài học thực tế để làm giàu cho nghề nghiệp, cho cuộc
sống chỉ đến được qua công tác chủ nhiệm. Thú vị hơn nữa là, ngày mỗi ngày ta
được tiếp cận những học sinh, hiểu được những tâm sinh lí trong các em để từ
đó có được những kinh nghiệm sâu sắc hỗ trợ công tác giảng dạy cũng như chủ
nhiệm.
Với phương châm: "Kỉ cương, tình thương, trách nhiệm" thì có lẽ không
bao giờ ta không thành công trong công tác này!. Nếu chúng ta không có cái
tâm, không có tấm lòng của một người cha, người mẹ lo lắng cho học sinh một
cách thật lòng, có lẽ người GVCN không thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Bởi có
bao nhiêu việc “ có tên” và “không tên” đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải
ra tay giải quyết, có biết bao trách nhiệm mà người GVCN phải gánh trên vai. Quan điểm giáo dục của tôi luôn được xác định rất rõ ràng và trong các cuộc
họp phụ huynh tôi luôn nhấn mạnh điều đó “ Trước khi dạy con giỏi, chúng ta
sẽ dạy con ngoan. Trước khi dạy con thành tài, chúng ta sẽ dạy con sống tốt”.
Tôi luôn cho học sinh thấy được tình cảm yêu thương của một người thầy đối
với học sinh. Hãy nhớ rằng lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy
luôn có một sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh.

Dẫu chưa có danh hiệu nào dành cho những GVCN tận tụy thì sự trưởng
thành của học trò sẽ là những phần thưởng quí giá nhất mà những GVCN hết
lòng với học sinh luôn hạnh phúc đón nhận.
Đề tài SKKN không đi sâu vào các phương pháp trong giáo dục học sinh;
vai trò, trách nhiệm của người GVCN. Đề tài chỉ là một vài kinh nghiệm trong
công tác quản lí, giáo dục những học sinh học yếu, những học sinh chưa được
ngoan. Vì thời gian có hạn, kinh nghiệm cũng chưa nhiều, nên trên đây cũng chỉ
là một vài kinh nghiệm nhằm sẻ chia cùng đồng nghiệp. Qua nhiều năm tận tụy
với nghề, hết lòng yêu nghề, quý mến học sinh. Thực hiện phương châm “Tất cả
vì học sinh thân yêu”. Kết hợp với kinh nghiệm của bản thân và sự chia sẽ của
bạn bè đồng nghiệp, bản thân luôn hoàn thành tốt việc giúp đỡ đối tượng học
sinh yếu. Đây là một trong những tác động lớn đưa bản thân đến việc nghiên cứu
viết sáng kiến kinh nghiệm này một cách thiết thực và áp dụng trong giảng dạy
kết quả có khả thi.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
- Ban giám hiệu nhà trường tránh tạo áp lực thành tích đối với những GVCN lớp
cuối khối.
- Đối với những học sinh lớp cuối khối thì chúng ta chỉ nên rèn cho các em đạt
chuẩn tối thiểu của mình chứ không nên chạy theo thành tích.
- Các em yếu, kém ở cấp THPT là phần lỗi của nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố.
Nên đừng vội quy lỗi cho các em, đừng bắt tội gia đình, đừng đổi thừa nhà
trường, và cũng đừng bắt GVCN gánh chịu. Mà chúng ta hãy cùng chung tay

20


tháo gỡ, dìu dắt các em để chí ít các phải biết mình phải rời trường phổ thông để
vào bể đời như thế nào!
- Cần mạnh dạn đánh giá học lực cuối năm một cách xác thực theo chuẩn kiến
thức mà học sinh đạt được, nhằm khắc phục tình trạng học sinh yếu dứt khoát

cho những năm tiếp theo.
- Để tạo điều kiện cho giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm đề nghị các cấp cần
có những hình thức để khuyến khích giáo viên như sau:
+ Tuyên truyền và vận động phụ huynh không coi việc giáo dục con em là
việc riêng của giáo viên.
+ Các cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức các hội thảo về công tác chủ
nhiệm để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
+ Có hình thức khen thưởng các giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm
nhằm động viên khuyến khích họ.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong việc giúp đỡ học sinh yếu
kém có hiệu quả. Trong SKKN chắc không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong quí
thầy, cô bạn bè, đồng nghiệp đóng góp, chia sẽ những kinh nghiệm hay hơn để
áp dụng trong thực tế giảng dạy có hiệu quả đồng thời chất lượng học tập của
các em ngày một tiến bước . Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, Ngày 15 tháng 05 năm 2017
ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác
Người viết sáng kiến

Đỗ Anh Tuấn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

21


1. PGS. PTS Hà Nhật Thăng (chủ biên ), Công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường
phổ thông - Nhà xuất bản Giáo dục - Năm 1998.
2. Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Nguyễn Thị Kỷ - Những tình huống giáo

dục học sinh của người GVCN - NXB Đại học Quốc gia HN - Năm 2000.
3. Bùi Thị Mùi - Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học
phổ thông - NXB Đại học sư phạm. Năm 2005
4. PGS.PTS Hà Nhật Thăng -Thực hành tổ chức hoạt động Giáo dục, Nhà xuất
bản Giáo dục - Năm 1998
5. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo - Giáo viên chủ nhiệm lớp những ký ức khó phai Nhà xuất bản Giáo dục - Năm 2011
6. Nguồn tư liệu trên Internet qua các trang báo:
www.baomoi.com/bien-phap-giao-duc-hoc-sinh-ca-biet/c/16669163.epi
www.baomoi.com/cam-ky-trong-giao-duc-hoc-sinh-cabiet/c/13661814.epi

22


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả:

ĐỖ ANH TUẤN

Chức vụ và đơn vị công tác:

TRƯỜNG THPT 4 THỌ XUÂN

TT
1

Tên đề tài SKKN


Cấp
Kết quả
đánh giá đánh giá
xếp loại xếp loại

"Tích hợp có hiệu quả nội dung tư Sở GD
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy và ĐT
học Lịch sử nhằm bồi dưỡng lòng yêu
nước và ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ Tổ quốc cho học sinh THPT"

C

Năm học
đánh giá
xếp loại
2014- 2015

23



×