Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy tiết ngoại giáo dục công dân lớp 11 với chủ đề phòng chống ma túy trong học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 18 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Chuẩn bị
2.3.2. Soạn giáo án
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
3. Kết luận và kiến nghị.

Trang
1
1
1
2
2
2
2

3
3
4
4
15
16




1. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Môn GDCD ở trường trung học phổ thông ngoài việc trang bị cho học
sinh những hiểu biết cơ bản về thế giới quan, nhân sinh quan, hệ thống các giá
trị đạo đức, pháp luật, thể chế chính trị và những chính sách định hướng phát
triển kinh tế - xã hội, định hướng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong
thời kì CNH, HĐH đất nước. Ngoài ra môn GDCD còn trang bị kĩ năng sống cần
thiết để học sinh tự chủ trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả.
Như vậy, mục tiêu, nội dung của môn học là góp phần trang bị kĩ năng
làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã
hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống trong cuộc sống. Đồng thời,
tự giác xác định phương hướng phát triển của bản thân sau khi tốt nghiệp THPT.
Ngoài những nội dung kiến thức bắt buộc trong sách giáo khoa, trong phân
phối chương trình môn GDCD còn một yêu cầu bắt buộc giáo viên cần chủ động lựa
chọn nội dung giảng dạy trong các tiết ngoại khóa mang tính thời sự, gần gũi với các
em học sinh, vừa có tác dụng tích cực với các em như: vững vàng trước những khó
khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề và giúp đỡ người khác một cách tích
cực và phù hợp; giúp các em yêu đời hơn và làm chủ cuộc sống của chính mình.
Tuy nhiên, tiết ngoại khóa lại không có nội dung trong sách giáo khoa và
sách giáo viên, chỉ có tài liệu hướng dẫn chọ chủ đề. Nên tôi đã vận dụng kiến
thức liên môn trong quá trình soạn giảng tiết ngoại khóa. Làm như vậy đã giúp
học sinh thấy được chủ đề các em đang tìm hiểu có nhiều bộ môn cùng nghiên
cứu ở các khía cạnh khác nhau, từ đó sẽ gây được hứng thú khi các em tìm hiểu,
các em thấy được vai trò trách nhiệm của mình đối với sự phát triển nói chung
của xã hội, hơn nữa xóa đi thành kiến về bộ môn GDCD.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Lứa tuổi các em đang hình thành những giá trị nhân cách tích cực song
còn thiếu kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh sống, dễ bị

kích động , dễ bị lôi kéo, …tham gia vào các tệ nạn xã hội. Trong khi đó, các em
chính là chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ đưa ra những quyết
định cho sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Vậy nên, trong các tiết
ngoại khóa và các tiết cuối kì của các lớp đã hoàn thành trong phân phối chương
trình bản thân tôi thường lựa chọn các chủ đề như: giáo dục về trật tự an toàn
giao thông; giáo dục về môi trường, phòng chống HIV/AIDS, Ma túy; giáo dục
kĩ năng sống… Tuy nhiên, trong phạm vi của bài viết này tôi xin chia sẻ với
đồng nghiệp kinh nghiệm của tôi về việc vận dụng kiến thức liên môn trong
giảng dạy tiết ngoại khóa GDCD lớp 11 với chủ đề phòng chống Ma túy
trong học đường. Với việc chọn chủ đề này, tôi hy vọng sẽ cùng các bộ môn
khác trong nhà trường sẽ giúp cho các em có thêm kĩ năng sống tích cực, giúp
các em hợp tác với nhau trong học tập và giúp đỡ nhau trong cuộc sống khi gặp
khó khăn, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp của giáo dục và đào tạo của
Việt Nam là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

1


1.3. Đối tượng nghiên cứu
Chủ đề phòng chống Ma túy trong học đường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Liên hệ thực tế, thu thập thông tin, thu thập ý kiến, rút kinh nghiệm từ
đồng nghiệp có chuyên môn.
- Tham khảo SGK: môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh lớp 10 bài 7: Tác
hại của Ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống Ma túy; môn
Hóa học lớp 12 bài 44: Hóa học và vấn đề xã hội.
- Tham khảo tài liệu Luật phòng chống Ma túy; Tài liệu Bồi dưỡng
thường xuyên giáo viên THPT: “Giáo dục phòng chống ma túy và chất gây
nghiện ở trường THPT”. Tác giả: Hoàng Văn Giao – Sở GD & ĐT Thanh Hóa.

- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thử nghiệm đối với học sinh ở 5
lớp: 11D1, 11D2, 11D3, 11D4, 11D5 trường THPT Triệu Sơn 4, năm học 2015-2016.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Với việc đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng phát huy tính tích
cực học sinh, gắn hoạt động dạy - học với hoạt động xã hội, hoạt động lao động
sản xuất và các hoạt động thực tiễn khác. Mặc dù trong sách giáo khoa lớp 10,
11, 12 đã có sự phối hợp hài hoà giữa lí thuyết với bài tập thực hành, giữa kiến
thức các phân môn, nhưng phân phối chương trình vẫn chỉ dành thời lượng rất ít
cho tiết thực hành ngoại khoá, mỗi khối lớp chỉ có 2 tiết cho cả năm học, mỗi kì
1 tiết và được bố trí vào gần cuối kì học( trước tiết ôn tập và kiểm tra học kì).
Với sự bố trí như vậy, bản thân tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau:
+ Việc bố trí các tiết thực hành ngoại khoá vào cuối kì học, cuối năm học
tôi thấy hợp lí ở chỗ sẽ có nhiều thời gian cho việc tìm hiểu của học sinh, lúc
này học sinh sẽ thấy được các vấn đề được học có liên quan như thế nào với
thực tiễn của bản thân, của các quan hệ xã hội và của địa phương thông qua việc
tiếp thu kiến thức của cả học kì và qua việc tìm hiểu của các em về tình hình
KT-XH ở địa phương. Tuy nhiên, việc bố trí vào thời gian này sẽ không gây
được hướng thú của học sinh, học sinh không nhiệt tình học vì lúc này tiết ôn
tập và tiết kiểm tra học kì đã được đẩy lên trước nhằm hoàn thành các con điểm
và tổng kết điểm để có số liệu báo cáo Sở GD & ĐT.
+ Bản thân môn GDCD đã được cho là môn học không quan trọng đối với
học sinh, nên tiết ngoại khóa chỉ có trong phân phối chương trình mà không có
trong sách giáo khoa lại càng gây nên tâm lý không bắt buộc đối với các em, các
em cho đó giống như bài đọc thêm, học cũng được không học cũng được. Trong
khi đó giáo viên vẫn phải dạy đủ theo phân phối chương trình, cho nên lúc này
giáo viên rất cần phải làm cách nào đó để vừa hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy
của mình, vừa gây được hứng thú cho các em trong tiết học ngoại khóa.
+ Căn cứ vào tài liệu phân phối chương trình THPT môn Giáo dục công
dân thì đã có sự hướng dẫn mang tính định hướng cho tiết dạy ngoại khóa, như


2


vậy là đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Tuy
nhiên, trong sách giáo viên và sách Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ môn Giáo
dục công dân lại không có phần hướng dẫn cụ thể hướng dẫn cho giáo viên yêu
cầu cần đạt những gì trong tiết ngoại khóa.
+ Trong những lần tập huấn thay sách, học chuyên đề tiếp thu vấn đề mới,
bồi dưỡng thường xuyên do Sở GD-ĐT tổ chức thì bản thân tôi chưa được tham dự
các chuyên đề hướng dẫn dạy tiết ngoại khoá, việc trao đổi kinh nghiệm giảng
dạy giữa các giáo viên cũng rất hạn chế, tài liệu giảng dạy đa phần là do bản thân tự
thu thập... Chính những thuận lợi và khó khăn ở trên đã làm ảnh hưởng nhiều đến
việc giảng dạy của giáo viên, sự hứng thú học tập, kết quả học tập của học sinh
đối với môn học Giáo dục công dân nói chung và tiết ngoại khoá nói riêng.
2.2. Thực trạng của vấn đề
- Vấn đề về phòng, chống Ma túy cũng đã được đề cập ở các môn học như
môn: GDQP lớp 10, môn Hóa học lớp 12… Nhưng được bố trí vào cuối năm
học nên ý thức, thái độ học tập của học sinh chưa được đầu tư đúng mức. Do vậy,
việc giáo dục kĩ năng sống phòng và chống các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn
nghiện Ma túy cho học sinh cần phải thực hiện liên tục và thường xuyên hơn.
- Về phía Đoàn trường trong năm học đã tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên
lớp cho các đoàn viên, thanh niên học sinh thông qua các bài viết dự thi, mít tinh,
biểu diễn văn nghệ, kí cam kết …về chủ đề phòng, chống Ma túy trong học đường.
- Với tiết ngoại khóa chưa có hướng dẫn cụ thể nội dung mà chủ yếu do
Gviên tự lên kế hoạch, tự lựa chọn nội dung trên cơ sở hướng dẫn của Sở Giáo
dục & Đào tạo, trình Ban Giám hiệu nhà trường duyệt, sau đó tổ chức soạn giảng.
- Điều kiện vật chất của nhà trường hằng năm đã được bổ sung, nhưng
kinh phí của nhà trường hạn hẹp cộng với học sinh của trường chủ yếu là con
em nông dân, nên việc tổ chức cho các em học tập ngoại khóa theo hình thức

tham quan, dự các phiên tòa xét xử, mời cán bộ, chuyên gia đến nói chuyện, trao
đổi… là việc không thể tổ chức được.
- Tính đến khi kết thúc năm học, ngoài một số lớp vừa hoàn thành theo
phân phối chương trình còn có một số lớp hoàn thành chương trình trước khoảng
1 đến 3 tiết (do không mất tiết, do học ở các tuần dự trữ). Để quản lí các em
trong thời gian này thực sự là rất khó khăn nếu giáo viên không lựa chọn được
nội dung giảng dạy phù hợp. Nên trong khoảng thời gian này tôi thường cho các
em hoạt động thực hành ngoại khóa.
Với thực trạng trên tôi nhận thấy: việc vận dụng kiến thức liên môn trong
giảng dạy bài ngoại khóa giáo dục công dân giáo là rất cần thiết và hiệu quả trong
giáo dục kĩ năng sống: phòng và chống các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn Ma
túy góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của Việt Nam: Học để biết, học để làm,
học để tự khẳng định và học để cùng chung sống.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Nhằm khắc phục những khó khăn ở trên và gây hứng thú cho học sinh
trong tiết học ngoại khóa tôi chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc vận dụng kiến

3


thức liên môn để soạn giảng tiết ngoại khóa ở khối lớp 11 với chủ đề: phòng
chống Ma túy trong học đường như sau:
2.3.1. Bước 1: Chuẩn bị
* Về phía giáo viên:
- Thứ nhất: giáo viên lựa chọn nội dung: vừa phù hợp, vừa thuyết phục,
vừa mang tính thời sự, vừa có ích với học sinh.
- Thứ hai: Giáo viên chuẩn bị nội dung cho tiết dạy. Lúc này giáo viên cần
phải dựa trên các câu hỏi sau:
+ Cách tổ chức, thực hiện như thế nào?
+ Nội dung lựa chọn thuộc lĩnh vực nào? Nội dung dạy đó có lợi gì cho

học sinh?
+ Lấy thông tin ở đâu? Lấy như thế nào?
+ Hình thành kĩ năng gì cho học sinh?
+ Học sinh có hứng thú với nội dung giáo viên lựa chọn hay không?
- Thứ ba: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung trên các
phương tiện thông tin, ở các môn học liên quan, ở thực tiễn cuộc sông.
* Về phía học sinh:
+ Học sinh phải cùng giáo viên chuẩn bị trước nội dung trên cơ sở hướng dẫn
của giáo viên.
+ Mỗi học sinh phải có một bài viết theo chủ đề giáo viên giao. Giáo viên
vừa động viên vừa xác định cho học sinh bài viết sẽ được chấm cho điểm miệng,
được đánh giá trong xếp loại hạnh kiểm và xếp loại đoàn viên.
2.3.2. Bước 2: Xây dựng giáo án
TIẾT PPCT : 33 NGOẠI KHÓA VỀ VẤN ĐỀ PHÒNG
CHỐNG MA TÚY TRONG HỌC ĐƯỜNG
I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
- Tuổi trẻ cần hiểu biết về tác hại của Ma tuý để giúp mình và giúp mọi người
tránh xa Ma túy.
- Giúp học sinh nhận thức đúng về công tác phòng chống Ma tuý và các tệ
nạn xã hội là không phải của riêng ai.
- Phát động phong trào truy tìm "địa chỉ đen".
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Tài liệu Luật phòng chống Ma túy; Tài liệu hướng dẫn giảng dạy về
phòng chống Ma túy do Sở GD & ĐT Thanh Hóa phát đầu năm học 2011 - 2012.
2. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT: “Giáo dục phòng
chống ma túy và chất gây nghiện ở trường THPT”. Tác giả: Hoàng Văn Giao –
Sở GD & ĐT Thanh Hóa.
3. Sách giáo khoa môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh lớp 10 bài 7: Tác
hại của Ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống Ma túy.
4. Sách giáo khoa môn Hóa học lớp 12 bài 44: Hóa học và vấn đề xã hội.

5. Các tài liệu, hình ảnh, thông tin trên mạng Internet.
6. Sử dụng máy tính, máy chiếu.

4


III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra việc chuẩn bị tài liệu, bài viết của học sinh cho bài ngoại khoá
mà giáo viên đã giao trước .
Nhóm 1-Bàn 1,2: Tìm hiểu về tác hại của tệ nạn Ma tuý đối với nền kinh tế.
Nhóm 2-Bàn 3,4: Tìm hiểu về tác hại của Ma tuý đối với bản thân người sử dụng.
Nhóm 3-Bàn 5,6: Tìm hiểu về: Qúa trình nghiện Ma tuý.
Nhóm 4-Bàn 7,8: Tìm hiểu về: Nguyên nhân dẫn đến nghiện các chất Ma tuý.
Nhóm 5-Bàn 9,10: Tìm hiểu về: Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện Ma túy.
Nhóm 6-Bàn 11: Tìm hiểu về: Biểu hiện của những người lên cơn “ngáo
đá”hay còn gọi là “phê Ma túy” và hậu quả của họ gây ra.
Nhóm 7-Bàn 12: Trách nhiệm của Học sinh trong phòng, chống Ma tuý.
3. Cách tiến hành các tiết ngoại ngoại khóa
- Giáo viên giới thiệu một số tài liệu liên quan.
- Giáo viên cho học sinh chia sẻ những nội dung đã chuẩn bị trước.
- Giáo viên căn cứ các tài liệu mà mình đã chuẩn bị để nhận xét bài tìm hiểu
của học sinh.
- Cuối buổi học giáo viên động viên tinh thần học tập, tìm hiểu của học sinh
bằng những nhận xét nêu lên những công việc mà học sinh đã chuẩn bị được và
tiếp tục động viên các em tích cực hơn nữa trong công tác phòng, chống Ma túy.
4. Củng cố tiết học
Yêu cầu viết bài thu hoạch: Sau khi tìm hiểu về vấn đề phòng chống
Ma túy, em rút ra bài học gì cho bản thân.

5. Hoạt động tiếp nối
- Yêu cầu HS tuyên truyền rộng rãi về công tác phòng chống Ma túy ở địa
phương.
- Tránh xa tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn Ma túy nói riêng. Bởi vì, thời
gian mắc nghiện chỉ 3 ngày nhưng thời gian cai nghiện có khi cả đời.
NỘI DUNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY
TRONG HỌC ĐƯỜNG
1. Khái niệm về ma túy
Tài liệu tham khảo và phục vụ giảng dạy:
- Giáo dục Quốc phòng – An ninh lớp 10 bài 7.
- Hóa học lớp 12 bài 44: Hóa học và vấn đề xã hội – Mục III. Hóa
học với việc bảo vệ sức khỏe con người.
* Ma túy là một từ Hán - Việt đã có từ lâu. Ma là tê mê, túy là say sưa.
Có lẽ trước đây ông cha ta ám chỉ là thuốc phiện và rượu.
* Chất Ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần, có nguồn gốc tự
nhiên hoặc tổng hợp, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành, các

5


chất này khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh
lý, có thể dẫn đến nghiện và từ đó gây tác hại về nhiều mặt đối với xã hội.
* Theo cách phân loại này các chất Ma túy được chia ra 3 nhóm sau:
+ Nhóm các chất Ma túy an thần:
Các chất Ma tuý trong nhóm an thần: Thuốc phiện, Morphine Heroine,
Các chất Ma tuý tổng hợp toàn phần trong nhóm có thể thay thế Morphine,
Heroine và các opiat khác (methadon, pethidine, phenazocine, diazepam,
dolagan...)
Heroin


Cafein
Cấu trúc hóa học của Heroin và Cafein
Hoa quả
cây anh túc
– cây thuốc
phiện

+ Nhóm các chất ma túy gây kích thích:
Nhóm các chất ma tuý gây kích thích amphetamine, methamphetamine,...

6


Tinh thể ma tuý đá - Methaphetamin
Đối tượng sử dụng ma tuý đá
+ Nhóm các chất ma túy gây ảo giác:
Cần sa và các sản phẩm của nó, thảo mộc cần sa, nhựa tinh dầu cần
sa.lysergide (LSD)

Cây cần sa

Cần sa sau khi sấy khô dùng để hút

2. TÁC HẠI CỦA TỆ NẠN MA TUÝ
Tài liệu tham khảo và phục vụ giảng dạy:
- Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT: “Giáo dục phòng
chống Ma túy và chất gây nghiện ở trường THPT”. Tác giả: Hoàng Văn Giao –
Sở GD & ĐT Thanh Hóa.
- Sách giáo khoa môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh lớp 10 bài 7: Tác
hại của Ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống Ma túy.

2.1. Tác hại của Ma tuý đối với bản thân người sử dụng
a) Gây tổn hại về sức khoẻ:
- Hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm suy giảm chức
năng thải độc, hệ thần, nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân,
suy giảm sức lao động.

7


Hình
ảnh
minh
họa

- Nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma tuý mãn tính, suy
nhược toàn thân, người gầy gò, xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám,
dáng đi xiêu vẹo, cơ thể gầy đét do suy kiệt hoặc phù nề do thiếu dinh dưỡng,
rối loạn nhịp sinh học, thức đêm ngủ ngày, sức khoẻ giảm sút rõ rệt.
- Người nghiện ma tuý bị suy giảm sức lao động, giảm hoặc mất khả năng
lao động và khả năng tập trung trí óc. trường hợp sử dụng ma tuý quá liều có thể
bị chết đột ngột.
b) Gây tổn hại về tinh thần:
Các công trình nghiên cứu về người nghiện ma tuý khẳng định rằng
nghiện ma tuý gây ra một loại bệnh tâm thần đặc biệt. Người nghiện thường có
hội chứng quên, hội chứng loạn thần kinh sớm (ảo giác, hoang tưởng, kích
động...) và hội chứng loạn thần kinh muộn (các rối loạn về nhận thức, cảm xúc,
về tâm tính, các biến đổi về nhân cách đặc trưng cho người nghiện Ma tuý). Ở
trạng thái loạn thần kinh sớm, người nghiện Ma tuý có thể có những hành vi
nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.


8


c) Gây tổn hại về kinh tế: Sử dụng Ma tuý tiêu tốn nhiều tiền bạc. Khi đã
nghiện, Người nghiện luôn có xu hướng tăng liều lượng dùng, chi phí về tiền
của ngày càng lớn, dẫn đến họ bị khánh kiệt về kinh tế.
Dẫn chứng: Theo báo cáo của Bộ LĐTB&XH, mỗi người nghiện ma túy
sử dụng khoảng 230.000 đồng/ngày (tương đương với 1/2 số tiền đóng học phí
của học sinh THPT trong năm học) . Do đó số tiền thiệt hại là rất lớn.
* Về nhân cách: Sử dụng Ma tuý làm cho người nghiện thay đổi trạng thái
tâm lý, sa sút về tinh thần. Họ thường xa lánh nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, xa
lánh người thân, bạn bè tốt. Khi đã lệ thuộc vào Ma tuý thì nhu cầu cao nhất đối
với người nghiện là Ma tuý, họ dễ dàng bỏ qua những nhu cầu khác trong cuộc
sống đời thường. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu bức bách về Ma tuý của bản thân, họ
có thể làm bất cứ việc gì kể cả trộm cắp, lừa đảo, cướp giật, thậm chí giết người,
miễn là có tiền mua Ma tuý để thoả mãn cơn nghiện. Hành vi, lối sống của họ bị
sai lệch so với chuẩn mực đạo đức của xã hội và luật pháp. Họ là những người bị
tha hoá về nhân cách. Gây tổn hại về kinh tế, tình cảm, hạnh phúc gia đình.

Hình ảnh
minh họa

2.2. Tác hại của tệ nạn Ma tuý đối với nền kinh tế

9


- Hàng năm Nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỷ đồng cho việc xóa bỏ cây
thuốc phiện, cho công tác cai nghiện Ma tuý, công tác phòng, chống và kiểm
soát Ma tuý.


Các lực lượng chức năng thường xuyên vận động, tuyên truyền nhân dân
xóa bỏ cây thuốc phiện. Nguồn Internet
- Làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về số lượng
và chất lượng; làm cho thu nhập quốc dân bị ảnh hưởng, chi phí cho dự phòng
và chăm sóc y tế lại tăng.
Dẫn chứng: Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội năm 2015, toàn quốc
thống kê được 201.180 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó có
13.769 người đang điều trị tại 142 cơ sở cai nghiện ma túy. Hiện có 57/63 tỉnh,
thành phố triển khai điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, với
239 cơ sở, điều trị cho 43.720 người.

10


Những người nghiện Ma túy ngồi
trong sân của Trung tâm cai nghiện
Ma túy Ba Vì ở tỉnh Hà Tây

Điều trị cai nghiện cho những
người nghiện Ma túy

- Ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài, khách du dịch.
2.3. Tác hại của tệ nạn Ma tuý đối với trật tự, an toàn xã hội
- Tệ nạn Ma túy là nguyên nhân làm nảy sinh, gia tăng tình hình tội phạm
trong nước gây ảnh hưởng đến ANTT (trộm, cướp, buôn bán Ma túy, buôn bán
người, khủng bố...);
- Tệ nạn Ma túy là nguyên nhân, điều kiện nảy sinh, phát triển các Tệ nạn
xã hội khác (mại dâm, cờ bạc...)
Dẫn chứng: Năm 2015 lực lượng chức năng đã phát hiện 19.517 vụ, bắt

29.963 đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ 1.510 kg heroin; 178 kg cocain
cùng nhiều tang vật, tài sản khác.
3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NGHIỆN MA TUÝ VÀ DẤU HIỆU
NHẬN BIẾT HỌC SINH NGHIỆN MA TUÝ
Tài liệu tham khảo và phục vụ giảng dạy:
- Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT: “Giáo dục phòng
chống Ma túy và chất gây nghiện ở trường THPT”. Tác giả: Hoàng Văn Giao –
Sở GD & ĐT Thanh Hóa.
- Sách giáo khoa môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh lớp 10 bài 7: Tác
hại của Ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống Ma túy.
3.1. Quá trình và nguyên nhân nghiện Ma tuý
a) Qúa trình nghiện ma tuý:
Sử dụng lần đầu tiên --> Thỉnh thoảng sử dụng --> sử dụng thường
xuyên --> Sử dụng do phụ thuộc
Quá trình mắc nghiện nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yêu tố:
- Độc tính của chất Ma túy
- Tần suất sử dụng
- Hình thức sử dụng (tiêm chích, hút, hít, uống)

11


- Thái độ của người sử dụng
* Thời gian nghiện Ma túy chỉ mất 3 ngày nhưng khi cai nghiện có khi mất
cả cuộc đời.
b) Nguyên nhân dẫn đến nghiện các chất Ma tuý:
+ Nguyên nhân khách quan:
* Do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường dẫn đến những tác động đối
với lối sống của giới trẻ như: lối sống thực dụng, buông thả... một số học sinh
không làm chủ được bản thân đã sa vào tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma tuý.

* Sự tác động của lối sống thực dụng, văn hoá phẩm độc hại dẫn đến một
số em có lối sống chơi bời trác táng tham gia vào các tệ nạn xã hội.
* Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong quản lý học sinh ở
một số địa phương chưa thực sự có hiệu quả.
* Công tác quản lý địa bàn dân cư ở một số địa phương chưa tốt, nên ở
một số khu vực xung quanh các trường học hoặc tại nơi các em cư trú, sinh sống
còn nhiều tụ điểm cờ bạc, mại dâm, Ma tuý từng ngày từng giờ tác động đến suy
nghĩ và hành động của lứa tuổi trẻ, trong đó có các em học sinh.
* Do một bộ phận các bậc cha mẹ thiếu quan tâm đến việc học tập, sinh
hoạt của con, em. Cha, mẹ và những người lớn tuổi do mải làm ăn, lo kiếm tiền
hoặc do nuông chiều con cái quá mức hoặc trong gia đình có người lớn tuổi
cũng mắc nghiện hoặc có hành vi buôn bán ma tuý....
+ Nguyên nhân chủ quan:
* Do thiếu hiểu biết về tác hại của Ma tuý, nên nhiều em học sinh bị
những đối tượng xấu kích động, lôi kéo sử dụng Ma tuý, tham gia vận chuyển,
mua bán Ma túy.
* Do muốn thoả mãn tính tò mò của tuổi trẻ, thích thể hiện mình, nhiều em
đã chủ động đến với Ma tuý.
* Do tâm lý đua đòi, hưởng thụ, nhiều em học sinh có lối sống buông thả,
dễ bị lôi kéo, sa ngã. Với những hoc sinh này không chỉ sử dụng Ma tuý mà còn
tham gia vận chuyển, mua bán Ma tuý nhằm mục đích kiếm tiền để thoả mãn
thú vui hưởng lạc.
* Một số trường hợp do buồn chán cô đơn, không làm chủ được bản thân
các em đã chủ động tìm đến với Ma tuý.
3.2. Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy
- Trong cặp sách hoặc túi quần áo thường có dụng cụ dùng sử dụng chất
ma túy như: bật lửa, kẹo cao su, giấy bạc;
- Hay xin ra ngoài đi vệ sinh trong thời gian học tập; Lực học giảm sút.
- Thường hay xin tiền bố mẹ nói là đóng tiền học, quỹ lớp, đi sinh nhật bạn ...
- Hay bị toát mồ hôi, ngáp vặt, ngủ gà ngủ gật, tính tình cáu gắt, da xanh

tái, ớn lạnh nổi da gà, buồn nôn, mất ngủ, trầm cảm…
- Thường tụ tập ở nơi hẻo lánh;Vuốt mũi, nhổ râu, nặn mụn, cắn móng tay,
lấy ráy tai, … người sử dụng heroin sợ tắm, sợ ồn ào.
- Ngại tiếp xúc với người thân, bạn tốt, có ý xa lánh mọi người; cố tránh
các hoạt động vui chơi lành mạnh.

12


Người nào càng có nhiều biểu hiện trên thì càng có khả năng mắc nghiện
Ma túy. Bố, mẹ, người thân trong gia đình, bạn bè, nhất là những người sống
cùng phòng nên chú ý phát hiện sớm người sử dụng Ma túy để tìm cách giúp
đỡ. Vì càng phát hiện sớm, cai sớm, thì càng có khả năng cai được và giảm
được nguy cơ nhiễm HIV.
3.3. Biểu hiện của những người lên cơn “ngáo đá” và hậu quả họ gây ra
* Tài liệu tham khảo và phục vụ giảng dạy:
Các tài liệu, hình ảnh, thông tin trên mạng Internet.
- Ngày 19.6.2012. Phạm Văn Mạnh (24 tuổi, ở Nhơn Trạch, Đồng Nai),
trong cơn “phê đá” đã chém mẹ ruột, chị ruột, 1 người đi đường, bà hàng xóm
và 2 cháu nhỏ bị thương nặng, 2 cháu nhỏ khác đã tử vong ngay tại chỗ.
- Ngày 12.8.2012. Nguyễn Văn Tiến (SN 1980 ở Tuy Phong, Bình Thuận),
trong cơn điên loạn đã chém 1 người thiệt mạng và 19 người bị thương. Hắn
khai“cảm giác lúc đó như có rất nhiều người đang đuổi theo truy sát” hắn.
- Ngày 4.11.2012, vì ma túy đá, Hồ Văn Dũng (SN 1992 tại TP.Vinh, Nghệ
An) dùng chày gỗ đánh tới tấp vào bà nội 84 tuổi, khiến bà tử vong.
- Ngày 16.10.2013. Lê Phương Quý (SN 1982 ở Đống Đa, HN), sau khi
chơi “đá” đã dùng dây điện siết cổ vợ đến chết, rồi cứ thế ngồi bên xác vợ khóc
đến tận sáng và gọi điện cho công an đến cứu, vì “sợ ai đó đến cướp xác vợ đi”.
- Ngày 13.12.2013, “MC kiêm ca sĩ” Nguyễn Hữu Chính đã sát hại người
yêu dã man. Khi được phỏng vấn, đối tượng này luôn miệng nói, người yêu

giống như một con trăn tinh khổng lồ, khi hôn Chính, “lưỡi nó như thọc vào tận
ruột em để hút máu”, nên cần phải giết chết.
- Ngày 3.1.2014, một cậu em trai bị ma túy đá biến thành “ác quỷ” đã cắt
lìa chân chị gái tại Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) khiến cả xã hội bàng hoàng.
Hiện nay, chị gái của “ác quỷ” đã tử vong.
* Một số hình ảnh khi những người nghiện lên cơn “ngáo đá”
Sáng 21/7/2015, lúc
9h sáng, tại
Chùa Làng Cót
(quận Cầu Giấy,
Hà Nội), một
nam thanh niên
chừng 26 tuổi đã
leo lên bảo tháp
11 tầng của chùa
la hét, đập phá
khiến người dân
khu vực vô cùng
phẫn nộ.

13


Nguyễn Đức Tình (Bà Rịa - Vũng Tàu)
Tưởng mình là nàng tiên cá,
leo lên đài phun nước đứng múa tay và trong cơn “ngáo đá” Nguyễn Văn
nói lảm nhảm vứt nhiều tờ tiền có mệnh Nam SN 1982 ở Hậu Lộc, Thanh
giá 500.000 đồng xuống hồ nước.
Hóa đã bơi ra Tháp Rùa, lên bãi cỏ
nằm tạo dáng nàng tiên cá.

4. Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống Ma tuý
a) Một số thủ đoạn của các đối tượng buôn bán và tổ chức sử dụng
trái phép chất Ma tuý thường sử dụng để lôi kéo, cưỡng bức học sinh, sinh
viên sử dụng Ma tuý, tham gia buôn bán Ma tuý:
- Kích thích tính tò mò, hiếu kỳ, tự ái của các em: cho dùng thử, gán nợ…
- Sử dụng“vệ tinh” đến khu vực trường học, thuê trọ quan sát phát hiện các
học sinh chơi bời, con nhà giàu, con nhà bố mẹ không quan tâm đến con thậm
chí hay chửi mắng con ... lôi kéo, dụ dỗ các em sử dụng, mua bán Ma túy;
- Thông qua các học sinh, sinh viên, thanh niên nghiện để dụ dỗ lôi kéo;
- Nắm bắt các điểm yếu của các em để từ đó khống chế, cưỡng bức các em
sử dụng Ma túy.
* Những học sinh, sinh viên mà các đối tượng buôn bán Ma tuý
thường chú ý rủ rê lôi kéo
+ Học sinh, SV thuộc con nhà giàu có, có biểu hiện chơi bời, hư hỏng.
+ Học sinh, sinh viên có ý thức tổ chức kỷ luật kém, thường vi phạm nội
quy, quy chế nhà trường, bị xử lý kỷ luật, biểu hiện chán học.
+ Học sinh, sinh viên là con em các đồng chí lãnh đạo các cấp, các ngành.
+ Học sinh, sinh viên là người nông thôn, dân tộc ít người có hoàn cảnh
kinh tế khó khăn hoặc ở những vùng trọng điểm về ma tuý.
+ Học sinh, sinh viên gia đình không hoàn thiện (Bố, mẹ mất sớm; Bố, mẹ
ly dị... hoặc trong gia đình có người phạm tội bị bắt giữ )
b) Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống Ma tuý:
- Học tập, nghiên cứu nắm vững những quy định của pháp luật đối với
công tác phòng, chống Ma tuý và nghiêm chỉnh chấp hành.

14


- Không sử dụng Ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào, không tàng trữ, vận
chuyển, mua bán hoặc làm những việc khác liên quan đến ma tuý.

- Khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng Ma tuý hoặc
không tham gia các hoạt động vận chuyển, mua bán Ma tuý.
- Khi phát hiện những người có biểu hiện sử dụng Ma tuý hoặc nghi vấn
buôn bán Ma tuý quanh khu vực trường học phải báo cáo kịp thời cho Thầy, Cô
giáo hoặc công an để có biện pháp ngăn chặn.
- Có ý thức phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dụ dỗ học
sinh, sinh viên sử dụng Ma tuý hoặc lôi kéo học sinh, sinh viên vào hoạt động
vận chuyển, mua bán Ma tuý;
- Tích cực tham gia phong trào phòng, chống Ma tuý do nhà trường, tổ
chức Đoàn, tổ chức Hội phụ nữ phát động.
- Ký cam kết không tham gia các tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn Ma tuý.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm
- Giúp cho giáo viên được bồi dưỡng thêm kiến thức và kinh nghiệm
chuyên môn qua quá trình thu thập thông tin, tư liệu. Ở trên lớp giáo viên được
nghe học sinh bày tỏ quan điểm của các em, từ đó định hướng cho các em nhận
thức và hành động đúng đắn trong cuộc sống.
- Rèn luyện cho học sinh các năng lực: thu thập và xử lý thông tin, thông tin
tuyên truyền, năng lực hợp tác làm việc nhóm, năng lực nhận biết đúng sai…Từ
đó các em sẽ không mắc sai lầm trong cuộc sống.
- Ngoài ra, giúp các em có thêm kĩ năng sống để vượt qua những cám dỗ ,
đồng thời góp sức của mình vào công cuộc phòng chống Ma túy nói chung.
- Thực tế, không có học sinh nào của trường vi phạm trong lĩnh vực Ma túy
như: hút, chích, buôn bán , tàng trữ…
2.4.2. Kết quả kiểm nghiệm
* Phương pháp kiểm nghiệm
Để đánh giá hiệu quả của đề tài tôi đã sử dụng phiếu điều tra về hứng
thú học tập và tinh thần, thái độ học tập của học sinh các lớp 11D1, 11D2, 11D3,
11D4, 11D5 sau khi tôi dạy xong chủ đề ngoài khóa: Phòng chống Ma túy trong
học đường, năm học 2015 -2016.

* Kết quả học tập trên lớp: Qua quan sát tinh thần, thái độ học tập trên lớp,
tôi thấy học sinh hào hứng với bài viết của mình, các em tham gia viết bài
100%, trong quá trình học hăng hái xung phong đọc bài của mình, sau buổi học
các em nộp bài để giáo viên kiểm tra, chấm điểm.
Bảng 1: Bảng thống kê về hứng thú học tập của học sinh khi học tiết ngoại
khóa không sử dụng kiến thức liên môn ở các lớp 11 D3, 11D4.
Lớp
11 D3

Sĩ số
46

Mức độ hứng thú
Rất thích
Bình thường
Không thích
SL
TL% SL
TL% SL
TL%
4
8,71 32
69,56 10
21,73

15


11 D4
42

3
7,15 25
59,52 14
33,33
Tổng
88
7
7,96 57
64,77 24
27,27
Bảng 2: Bảng thống kê về hứng thú học tập của HS khi học tiết ngoại
khóa có sử dụng kiến thức liên môn ở các lớp 11D1, 11D2, 11D5.

Lớp
11 D1
11 D2
11 D5
Tổng

Sĩ số
47
47
45
139

Rất thích
SL
TL%
37
78,72

34
72,34
37
82,22
108
77,69

Mức độ hứng thú
Bình thường
Không thích
SL
TL%
SL
TL%
8
17,02
2
4,26
10
21,27
3
6,39
6
13,33
2
4,45
24
17,26
7
5,05


3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
- Khi lựa chọn nội dung dạy tiết ngoại khóa phải vừa tầm nhận thức của
học sinh, nội dung đó phải gần gũi, thực tiễn và giáo dục cho học sinh những gì,
nhằm trang bị kiến thức thực tiễn cho học sinh.
- Nội dung được lựa chọn dạy giáo viên phải thông báo trước cho học
sinh, hướng dẫn và cho các địa chỉ để học sinh tìm tài liệu.
- Để dạy tiết ngoại khóa gây được không khí hào hứng khi học, giáo viên
cần giao nhiệm vụ cho học sinh, để học sinh chủ động làm chủ tiết học ngoại
khóa.
- Nội dung của chủ đề phòng, chống Ma túy là chủ đề mở. Vậy nên, giáo
viên tùy vào điều kiện thực tế của trường, lớp của mình dạy để lựa chọn nội
dung, kiến thức để truyền thụ cho học sinh.
3.2. Kiến nghị
- Điểm chấm của bài thu hoạch được tính vào điểm của bài thực hành,
trong khi đó môn Giáo dục công dân lại không có điểm thực hành, nên tôi kiến
nghị thêm một con điểm thực hành vào bài 15 phút.
- Bài viết ngoại khóa cũng được lưu trữ tại thư viện như các bài kiểm tra
khác.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình dạy học vận dụng
kiến thức liên môn trong tiết dạy ngoại khóa, chắc chắn cách thực hiện có những
điểm còn chưa hoàn thiện, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng
nghiệp để việc dạy học tích hợp liên môn ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2016
Tôi xin cam đoan
ĐƠN VỊ
đây là SKKN của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)


16


Nguyễn Thị Huệ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy về phòng chống Ma túy do Sở GD & ĐT
Thanh Hóa phát đầu năm học 2011 – 2012.
2. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT: “Giáo dục phòng
chống ma túy và chất gây nghiện ở trường THPT”. Tác giả: Hoàng Văn Giao –
Sở GD & ĐT Thanh Hóa.
3. Sách giáo khoa môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh lớp 10 bài 7: Tác
hại của Ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống Ma túy.
4. Sách giáo khoa môn Hóa học lớp 12 bài 44: Hóa học và vấn đề xã hội.
5. Các tài liệu, hình ảnh, thông tin trên mạng Internet.

17



×