Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số kinh nghiệm dạy tích hợp giáo dục kỹ năng sống, môn giáo dục công dân lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.4 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TÔ HIẾN THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ
NĂNG SỐNG
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10

Giáo viên thực hiện: Phạm Minh Phương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Giáo dục công dân

THANH HÓA NĂM 2016

1


MỤC LỤC
1. Mở đầu
* Lý do chọn đề tài……………………………………………………… 1
* Mục đích nghiên cứu của đề tài……………….. …………………….. 3
* Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………. 4
* Phương pháp nghiên cứu ………………………………………….. .... 4
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN……………………………………………. 4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN ………………………. 7
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã được sử dụng để giải quyết vấn đề … 9
2.4. Hiệu quả cuaR SKKN đối với hoạt động giáo dục ………………... 17
3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ…………………………………………… 18



2


1. Mở đầu
* Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện của nền kinh tế nước ta hiện nay đang phát triển mạnh mẽ, bên
cạnh những thành tựu của khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, trên thế giới mở
ra thời kì hội nhập quốc tế, làm cho con người tiếp cận với những tri thức nhanh
hơn, hiệu quả hơn…bên cạnh đó kèm theo mặt trái tiêu cực ngoài xã hội, đã tác
động không nhỏ đến suy nghĩ và hành động của HS, cộng với sự phối hợp của các
ngành chức năng còn lỏng lẻo, một mặt các em chưa được sự quan tâm chăm sóc,
động viên, giáo dục từ phía gia đình như cha mẹ chỉ biết lao vào kiếm tiền, mà
không quan tâm gì đến việc học tập, sinh hoạt và những hoạt động khác của con em
mình như thế nào, mặt khác về phía nhà trường thì nội dung chương trình giáo dục
đạo đức, giáo dục công dân có bài còn nặng về lí thuyết, ít liên hệ với thực tiễn địa
phương, phương pháp giảng dạy của một số giáo viên chậm đổi mới còn nặng về
phương pháp truyền thống nên ít nhiều chưa cuốn hút được học sinh.
Công tác giáo dục đạo đức lối sống cho HS ở những nơi còn mang nặng dạy
“chữ” nhẹ về dạy “người”, còn nặng về biện pháp xử lí kỷ luật hơn tìm biện pháp
ngăn chặn. Trong nhà trường một số thầy cô chưa thể hiện hết trách nhiệm của mình
trong việc giáo dục và định hướng cho HS.
Thực tế hiện nay, một bộ phận lớn HS còn thiếu hiểu biết về pháp luật, đạo đức,
lối sống. Đặc biệt kĩ năng sống còn kém, chưa biết ứng xử với lối sống có văn hóa
và chưa biết đấu tranh với những văn hóa đồi trụy, phản động, chưa nhận thức được
việc phạm tội, vi phạm đạo đức của mình, chủ yếu là đua đòi phạm tội một cách hồn
nhiên, ít chịu tu dưỡng, rèn luyện, sống buông thả theo thị hiếu tầm thường. Nhiều
em có hoàn cảnh kinh tế khá, nhưng thiếu ý chí vươn lên, tự buông thả mình và
trượt dài trên con đường vi phạm pháp luật, đạo đức.
Vấn đề HS hiện nay thiếu kĩ năng sống, thiếu tự tin, tự lập, sống ích kỉ, vô tâm,

thiếu trách nhiệm với gia đình, và bản thân đang là những cản trở lớn cho sự phát
triển của thanh thiếu niên hiện nay, khiến không ít các bậc làm cha mẹ phải phiền
lòng vì con, khiến nhà trường phải bận tâm vì những đối tượng HS này. Trong một
xã hội phát triển năng động như hiện nay, mà đúng ra các em sẽ rất năng động, tự
tin khi được thể hiện mình trong cuộc sống và trong sinh hoạt, học tập.
Vấn đề khác là tình trạng bạo lực học đường ngày càng tăng và có dấu hiệu lan
rộng, làm cho HS lo lắng làm thế nào để bảo vệ mình an toàn, khi đi học từ nhà đến
trường, khi có nhóm đối tượng xấu rình rập, ức hiếp những HS ngoan hiền…nhiều
HS có cuộc sống khép kín với thực tại, luôn đắm mình vào thế giới ảo của Internet
của thế giới game…, mà quên đi hoặc đánh mất những cơ hội kết bạn, thể hiện khả
năng tiềm ẩn của mình trước đám đông và ngoài xã hội.
Trước những yêu cầu thiết thực trên, bộ môn GDCD giữ vai trò quan trọng và
trực tiếp trong việc giáo dục cho học sinh ý thức và hành vi người công dân, phát
triển tâm lực và nhân cách con người toàn diện. Tuy nhiên, thực tế khi xét về
phương diện nào đó thì vai trò của môn học này chưa được nhìn nhận một cách
đúng đắn như nó vốn có.
3


Đối với HS lớp 10 mới bước chân vào môi trường mới các em chưa thật sự tự
tin, còn rụt rè, lúc này các em cần có những mối quan hệ xung quanh như: kết bạn,
mối quan hệ giữa thầy, cô, nhà trường và xã hội…với những mối quan hệ phức tạp
ấy, các em cần những kỹ năng để tiếp cận trước những lôi cuốn của những bạn bè
xấu sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập .
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của bộ môn GDCD, trong việc giáo
dục hình thành nhân cách của thế hệ trẻ, trong thời gian qua nhà trường đã tạo mọi
cơ hội cho việc giáo dục đạo đức HS học chính khóa, bằng tình thương và trách
nhiệm đã từng bước uốn nắn cho các em kịp thời.
Tuy nhiên tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh
niên HS hiện nay như: Bạo lực học đường, tình trạng sống buông thả thiếu trách

nhiệm đối với bản thân, gia đình và XH… và đây cũng là điều trăn trở để đưa đến
quyết định khi thực hiện viết đề tài này. Tôi xin trình bày, những điều rút ra từ thực
tiễn mong muốn được chia sẽ với đồng nghiệp cùng đóng góp ý kiến, vì chương
trình này vừa được Bộ GD triển khai áp dụng tích hợp, tính đến thời điểm này vẫn
còn mới mẽ và lúng túng.
Với phạm vi đề tài, tôi xin mạnh dạn trình bày ở đây là ứng dụng nhiều phương
pháp dạy học tích cực nhằm tích hợp kĩ năng sống vào giảng dạy bộ môn GDCD
trong quá trình giảng dạy một số bài với hy vọng cung cấp cho đồng nghiệp những
kinh nghiệm nho nhỏ trong thời gian đứng lớp vừa qua, nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả giảng dạy của bộ môn góp phần tích cực vào việc học tập của HS góp phần
thực hiện mục tiêu chung của nền giáo dục đào tạo nước nhà. Đây chính là lí do tôi
chọn đề tài này.
* Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Mục đích:
Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu từ thực tế những tiết dạy môn học GDCD
ở trường THPT Tô Hiến Thành, với đề tài này tôi xin đề xuất sử dụng nhiều phương
pháp dạy học tích cực, làm thế nào có thể biến hành vi, từ chương trình kiến thức đã
học trong chương trình, thành hành động cụ thể đi vào cuộc sống của cá nhân một
cách hiệu quả, tổ chức trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, xã hôi. Giúp
HS giải quyết được nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả
thông qua bài dạy. Giúp HS có kiến thức, thái độ, hành vi và thói quen tích cực,
lành mạnh.
KNS giúp các em có kỹ năng vững vàng trước khó khăn, thử thách; biết ứng xử
giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp trong cuộc sống, luôn yêu đời và
làm chủ cuộc sống của mình.
Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu, nghiên cứu tâm lí năng lực ứng dụng KNS của HS THPT trong giai
đoạn hiện nay.
- Tìm hiểu, khảo sát việc sử dụng các phương pháp học tập tích cực nhằm tích
hợp KNS vào chương trình GDCD .

- Rút ra một số kinh nghiệm từ giải pháp thực hiện tích hợp KNS qua quá trình
giảng dạy.
4


- Giáo dục KNS cho HS là giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của bản
thân mỗi người, nhằm mục đích mỗi người có nhận thức đúng trong cuộc sống, biết
tự rèn luyện và phấn đấu để vượt qua mọi thử thách, tôi luyện mình trở thành người
phát triển toàn diện.
* Đối tượng nghiên cứu:
- Một số bài trong chương trình GDCD lớp 10 .
- Độ tuổi HS THPT là độ tuổi các em có nhiều biến động vầ tâm- sinh lý cần có
những KNS sống cơ bản.
- Vận dụng tất cả những phương pháp dạy học nhằm tích hợp kĩ năng sống mà
trọng tâm là ứng dụng vào giảng dạy nhằm giáo dục kỹ năng sống cho HS THPT.
Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu về độ tuổi, giới tính khi tích hợp kỹ năng sống vào giảng dạy một
số bài trong chương trình GDCD lớp 10.
- Nghiên cứu những phương pháp dạy học tích cực nhằm tích hợp KNS vào bộ
môn GDCD cụ thể là:
Lớp 10.
- Bài 1: Thế giới quan và phương pháp luận biện chứng.
- Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất.
- Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
- Bài 10: Quan niệm về đạo đức.
- Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
- Bài 12: Công dân với tình yêu,hôn nhân và gia đình.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp, tư duy động não.
- Phương pháp thuyết trình, diễn giải.

- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp giải quyết tình huống.
- Phương pháp đóng vai.
- Phương pháp trực quan sinh động.
- Phương pháp xử lí tình huống, phim, ảnh, biểu đồ… tham quan, thư giãn…
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Đối với các trường THPT hiện nay việc đưa vào tích hợp KNS trong chương
trình môn học là hoàn toàn mới mẽ, vì chương trình này mới được BGD& ĐT triển
khai trong thời gian vừa qua. Vì thế, vấn đề vận dụng tích hợp KNS vào trong bộ
môn học cụ thể gặp rất nhiều khó khăn là điều không thể tránh khỏi.
Như đã nói ở trên, môn GDCD có vị trí và nhiệm vụ hết sức quan trọng, trong
trường THPT đối với việc hình thành và phát triển nhân cách, góp phần xây dựng tư
cách và trách nhiệm công dân là những người chủ tương lai của đất nước. Song vấn
đề thực tế hiện nay, mà bất cứ ai cũng nhìn thấy rõ khi nó đã và đang diễn ra trong
cuộc sống hằng ngày, đó là một bộ phận thanh thiếu niên nói chung và HS THPT
nói riêng, đang xuống cấp về mặt đạo đức, có lối sống buông thả, chạy theo thị hiếu
5


tầm thường mà ít hoặc không quan tâm tu dưỡng đạo đức, dẫn đến vi phạm pháp
luật do thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng ứng phó trước những lôi cuốn mà mặt trái của
xã hội phát triển để lại.
Nhưng trong thực tế, việc giảng dạy ở bộ môn này gặp rất nhiều khó khăn bất
cập, vì từ trước tới nay bộ môn vẫn xem là một môn học phụ, có vai trò thứ yếu và
mờ nhạt trong nhà trường, việc giảng dạy thường diễn ra một cách khô khan, nặng
nề, đơn điệu ít gây hứng thú cho HS. Do đó chất lượng và hiệu quả giảng dạy còn
thấp, chưa mang lại hiệu quả giáo dục, đặc biệt HS chưa thấy được những điều bổ
ích rõ rệt, việc học tập chưa gắn với thực tiễn nhất là những thay đổi mau lẹ diễn ra

trong cuộc sống hàng ngày.
Từ những thách thức và yêu cầu cấp bách trên, thì việc đưa KNS vào trong giảng
dạy là hết sức cần thiết và bổ ích, góp phần quan trọng to lớn vào sự hình thành
nhân cách cũng như KNS cho HS. Tuy nhiên, lồng ghép vào mục nào trong bài, sử
dụng phương pháp gì? kỹ thuật dạy học nào? nhìn chung vẫn còn hạn chế hoặc xa lạ
đối với một số GV khi kinh nghiệm thực tế chưa nhiều.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, trong đó có nguyên nhân chủ yếu
sau đây: Về phía xã hội, ngành giáo dục và nhà trường:
* Về phía xã hội:
Trong những năm trở lại đây nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách
để đưa đất nước phát triển sánh kịp với bạn bè quốc tế. Vì thế, chính sách mở cửa
hội nhập kinh tế toàn cầu đã đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn. Bên cạnh sự phát
triển mạnh mẽ đó đã kèm theo mặt trái tiêu cực ngoài xã hội, tác dộng không nhỏ
đến suy nghĩ và hành động của HS cộng với sự phối hợp lỏng lẽo của một số ngành
chức năng, không khó lắm để mọi người nhìn thấy quán Internet mọc đầy dãy hai
bên đường mà không tuân thủ hoạt động theo giờ giấc nào miễn sao có khách là tiếp
nhận. Chưa hết, gần đây báo chí và thông tin đại chúng đã lên tiếng cảnh báo đối
với những loại sách, tranh ảnh mang nội dung khiêu dâm, đồi trụy, băng đĩa hình
tràn ngập thị trường, với nội dung tương tự bày bán công khai. Game online, đồ
chơi trẻ em như kiếm, súng…mang tính chất bạo lực, nhiều tệ nạn xã hội .…những
sân chơi lành mạnh, những khu vui chơi giải trí công cộng còn ít, sự phục hồi giá trị
văn hóa truyền thống ở nhiều nơi chưa chú trọng, cho thấy việc quản lí và xử lí chưa
nghiêm là vấn đề đáng lo ngại và báo động trong xã hội hiện nay.
* Về phía ngành giáo dục và nhà trường.
Nhận thức được tầm quan trọng trong ngành giáo dục, những năm qua BGD&
ĐT đã đưa vào giảng dạy với nhiều chương trình ngoại khóa như: Hoạt động ngoài
giờ lên lớp, hướng nghiệp, giáo dục pháp luật về môi trường, an toàn giao thông…
Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học lấy HS làm trung tâm, xây dựng phong
trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được các thầy cô và các em HS
hưởng ứng tích cực. Bằng tình thương và trách nhiệm với HS, những năm qua đã

xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến học tập và làm theo tấm gương đạo
đức HCM. Có nhiều giáo viên tận tâm ngoài việc truyền đạt tri thức còn giúp đỡ các
em có hoàn cảnh khó khăn biết tự mình vươn lên học tập, trong cuộc sống…điều đó
phần nào làm giảm đáng kể tình trạng nêu trên.
6


Tuy nhiên ở những nơi còn nặng về dạy “chữ” mà chưa trú trọng về dạy
“người”, công tác Đoàn trong nhà trường còn nặng về hình thức, chưa đi vào chiều
sâu nên chưa cuốn hút HS tham gia tích cực. Tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối
sống, tình hình tội phạm và bạo lực học đường trong nhà trường đã và đang diễn ra
theo chiều hướng khó kiểm soát. Đây là điều trăn trở gây lo lắng và bức xúc trong
toàn xã hội, đặc biệt là những người làm công tác giáo dục và những người mang
trọng trách cao cả trong sự nghiệp “trồng người”.
* Về phía gia đình.
Trong xã hội phát triển năng động như hiện nay, các bậc phụ huynh phải lao
động kiếm tiền, ngoài việc phục vụ cho cuộc sống gia đình, chăm sóc cho con cái
học hành và nhiều vấn đề phải lo lắng khác với thời kỳ bão giá như hiện nay. Nhưng
có lẽ điều mà phụ huynh quan tâm nhất là trẻ thiếu KNS, thiếu tính tự lập, sống ích
kỷ vô tâm thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội làm cho cha mẹ không
phải chặnh lòng.
Trước tình hình phực tạp diễn ra trong cuộc sống hiện nay, nhiều phụ huynh
chỉ lo kiếm tiền thật nhiều mà không quan tâm gì đến việc học tập và giáo dục con
cái. Vì họ cho rằng, như thế sẽ giúp cho con cái họ có cuộc sống sung túc, đầy đủ
thì con mình sẽ có điều kiện phát triển năng động. Đó cũng là một trong những
nguyên nhân khiến nhiều phụ huynh phải ngậm ngùi hối tiếc khi con mình trượt dài
và đắm mình với thế giới ảo game online, quan hệ với bạn bè xấu lao vào tệ nạn xã
hội: Cướp giật, ma túy thậm chí là giết người…lúc phát hiện ra đã quá muộn màng.
Lo lắng về một lớp trẻ thiếu kỹ năng sống, nhiều phụ huynh bên cạnh việc cho
con đi học các môn như ngoại ngữ, thể thao, năng khiếu… cũng cho con tham gia

những lớp về giao tiếp ứng xử tại các trung tâm văn hoá. Đó cũng là những dấu hiệu
tích cực cho thấy phụ huynh, không còn phó mặc việc giáo dục con em cho nhà
trường như trước nữa, nhưng có một điều căn bản mà ít bậc phụ huynh có thể nhận
ra rằngvai trò của gia đình, trách nhiệm của người làm cha, mẹ chính là môi trường
giáo dục kỹ năng sống đầu tiên cho con họ.
Trước một xã hội ngày càng phát triển nhưng đầy phức tạp, phụ huynh lại lo âu
và vội vàng tách con mình ra khỏi môi trường xung quanh, đưa con mình vào môi
trường gò bó nhất định càng khiến cho việc tiếp xúc, trải nghiệm cuộc sống chỉ là
những thứ sẵn có, khiến chúng không thể thích nghi với những thay đổi và khi xảy
ra những tình huống thật sự ngoài đời, sẽ phản ứng theo bản năng một cách tiêu cực
thiếu suy nghĩ. Khi những sự việc đáng tiếc xảy ra, điều đầu tiên mà người ta nhắc
tới là sự giáo dục lỏng lẻo của nhà trường, rồi mới tới trách nhiệm của gia đình.
Nhưng bài học đầu đời về học ăn, học nói, học cách đối nhân xử thế lại bắt
nguồn từ cách cha mẹ đối xử với con cái, với những người xung quanh. Rõ ràng, giá
trị sống trong mỗi gia đình là giải pháp đầu tiên. Hãy để trẻ trải nghiệm những kỹ
năng sống “thật” trong môi trường gia đình (một xã hội thu nhỏ) trước khi bước ra
một môi trường lớn hơn, phức tạp hơn.
* Về phía học sinh:
So với trước đây HS hiện nay có nhiều điều kiện thuận lợi do gia đình và xã hội
đem lại, đa số các em biết tận dụng những lợi thế nhất định này tập chung cho việc
7


học tập và tìm tòi khám phá tri thức, để từ đó khẳng định được mình trong nhà
trường, là con ngoan trong gia đình, là công dân tốt cho xã hội. Bên cạnh đó, có
những gương HS nghèo hiếu học biết cách tự lập cho riêng mình lập được những
thành tích cao được tôn vinh trong ngày lễ sơ kết, tổng kết…
Trong khi có những HS biết vươn lên từ hoàn cảnh, có ước mơ hoài bảo lớn thì
vẫn còn một bộ phận HS ham chơi, đua đòi, chạy theo những thói hư tật xấu, điển
hình, thời gian gần đây, dư luận xã hội lên án mạnh mẽ những hành vi bạo lực trong

học sinh. Mọi người chưa hết bàng hoàng khi tận mắt chứng kiến hoặc gián tiếp
xem qua thời sự VTV3 đài TH VN, trên Internet…Có thể suy nghĩ gì khi nhiều bạn
cung lớp chỉ đứng nhìn cổ vũ, khiêu khích cho bạo lực tăng thêm, sau đó quay lại
những hình ảnh của bạn mình rồi tung lên Internet cho mọi người cùng chiêm
ngưỡng, ngay cả khi có người lớn đi qua mà không hề can ngăn…những hình ảnh
thật sự đã gây chấn động đến các ngành chức năng có liên quan phải quan tâm về
vấn đề đạo đức, lối sống của HS hiện nay.
Có thể nói lên hiện trạng các em thiếu KNS một cách trầm trọng, tình trạng
không tự tin làm chủ bản thân, thường vi phạm đạo đức, chạy theo những thị hiếu
tầm thường, lố bịch đang là xu hướng chung của giới trẻ hiện nay. Chúng ta nhìn
thấy những quán Internet dọc hai bên đường lúc nào cũng đông HS, dù thời gian đó
là đang học, không kể ngày hay đêm những HS này đang đắm mình vào một thế
giới “ảo” thay vì thời gian đó là để nghĩ ngơi, tham gia vận động rèn luyện sức
khỏe.
Vấn đề khác nổi lên hiện nay là lối sống buông thả của một phận HS, các em
nhầm lẫn giữa tình bạn và tình yêu, quan niệm tình yêu cởi mở hơn, họ yêu sớm và
ghi lại những hình ảnh cho là kỉ niệm ấy tung lên Internet cho mọi người cũng
thưởng thức. Biểu hiện của hành vi nêu trên đã xâm phạm đến danh dự và nhân
phẩm của người khác cho đến nay nhà trường và xã hội chưa có biện pháp xử lí
thích đáng những hành vi trên, song vấn đề đáng nói ở đây là các em phải biết giữ
mình trước khi để sự việc đáng tiếc xảy ra, đây là vấn đề cần thiết phải giải quyết,
để các em xác định đước mục đích cần phải rèn luyện để hoàn thiệnbản thân, chuẩn
bị cho tương lai của các em.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Nguyên nhân thực trạng :
- Thiếu định hướng từ gia đình, do cha mẹ không quan tâm chỉ lao vào kiếm tiền,
cha mẹ li hôn, gia đình bất hòa…
- Xã hội chưa tạo được nhiều khu vui chơi giải trí công cộng thích hợp với độ
tuổi, chưa quản lí tốt những văn hóa lai căng, đồi trụy đang lan rộng khắp nơi trên
cả nước…

- Nhà trường chưa chú trọng đến việc rèn luyện KNS cho HS, cơ sở tổ chức
đoàn trong nhà trường còn mang tính bề nổi, chưa có những hoạt động thu hút đoàn
viên, thanh niên tham gia…
- Cách truyền đạt của GV chưa thu hút, chưa chú trọng đến kỹ năng sống cho
HS…
8


- Do áp lực thành tích của gia đình, do áp lực kiến thức môn học quá nhiều, do
yêu cầu của GV, nhà trường và xã hội ngày càng cao…
- Do bản thân HS chủa chủ động trong học tập, do một số thầy cô quá nghiêm
khắc sẽ làm cho HS bị áp lực, căng thẳng.
- Do đa số HS, nhà trường và ngay cả xã hội cũng coi bộ môn GDCD là môn
phụ nên tâm lí thờ ơ, học đối phó kiếm điểm cho qua.
- Do ảnh hưởng tác động bởi cuộc sống mưu sinh vừa học vừa phụ giúp cha mẹ,
do tác động bởi mội trường xã hội: phim ảnh, Internet, game online…
Đế khắc phục được những thực trạng trên, chúng ta cần phải có phương pháp
tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đạc biệt là trong môn giáo dục công
dân hiện nay.
Phương pháp tích hợp KNS vào trong bộ môn GDCD là xuất phát từ yêu cầu đổi
mới của BGD& ĐT, xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Giáo dục KNS
càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ hiện nay. Bởi vì, thế hệ trẻ là chủ nhân tương
lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong tương
lai. Nếu không có KNS, các em sẽ không thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân, gia
đình và xã hội.
Mục tiêu của giáo dục nước nhà đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ
yếu, sang hình thành và phát triển thành những năng lực cần thiết ở người học,
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời kì mới, thế kỉ XXI. Tích hợp KNS vào
bộ môn GDCD nhằm đáp ứng mục tiêu chung về con người mới cho xã hội năng
động như hiện nay; học để biết, học để làm, học để khẳng định mình không bị tụt

hậu so với thời đại.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và thời buổi cơ chế thị trường như hiện nay, thì
việc tích hợp KNS vào giảng dạy trong bộ môn GDCD là hết sức cấp bách, vì lứa
tuổi HS THPT đang hình thành những giá trị sống với những ước mơ, hoài bão luôn
tìm tòi khám phá… nhưng lại thiếu hiểu biết sâu sắc về kiến thức xã hội, thiếu KNS
nên dễ bị lôi kéo, kích động có những hành vi tiêu cực, bạo lực, sống ích kỉ, thực
dụng và rơi vào phạm tội: Đua xe, nghiện hút, chích ma túy, thậm chí hành hung
cha mẹ…
Vì vậy, việc tích hợp KNS vào môn GDCD chính là rèn luyện hành vi có trách
nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và tổ quốc. Giúp các em có khả năng ứng
phó tích cực, trước tình huống của cuộc sống nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp
với những người xung quanh, chủ động an toàn, hài hòa và lịch sự.
Phương pháp học KNS: Thảo luận nhóm, tự suy nghĩ và đưa ra quyết định, kỹ
năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng nhận thức biết tự trọng và tự tin vào bản thân, biết
ứng phó với căng thẳng và kiềm chế cảm xúc, biết giải quyết những mâu thuẫn,
thương lượng, từ chối, đóng vai, trò chơi, thư giản…là phù hợp với đổi mới phương
pháp dạy và học trong nhà trường; hơn thế nữa mục đích cao nhất của việc tích hợp
vào bộ môn là làm thế giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực vào môi
trường sống “thật”.
* Những ưu điểm và hạn chế của việc ứng dụng phương pháp dạy học tích
cực nhằm tích hợp KNS vào bộ môn GDCD vào một số tiết học
9


- Ưu điểm:
+ GV có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực để lồng ghép (Cần nói
thêm là chọn một vài PP phù hợp với nội dung kiến thức cần tích hợp cho từng đề
mục chứ không phải tất cả PP đều áp dụng vào đó).
+ GV dễ dàng đưa vào tích hợp nhiều KNS với những vấn đề nóng bỏng mà xã
hội đang quan tâm trong thời gian ngắn. Tuy nhiên không nên đưa quá nhiều nội

dung vào 1 tiết như vậy sẽ làm cho người tiếp nhận bị “bội thực” và ảnh hưởng đến
nội dung chính của bài học.
+ KNS có thể đưa vào tích hợp ở những không gian và địa điểm khác nhau như:
Hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp, tiết chào cờ, thậm chí cả những lúc thư
giản của sinh hoạt ngoại khóa…
+ Có thể tập hợp được số lượng lớn HS đối với tiết học ngoại khóa. ( Chủ động
được thời gian, chủ đề,…)
+ Người trình bày chủ động về thời gian trình bày theo nội dung chuẩn bị trước
hoặc yêu cầu HS chuẩn bị.
+ Do đặc thù của bộ môn GDCD nên việc giáo dục KNS là gần gũi, thích hợp từ
trong chương trình bày dạy gắn liền với liên kết thực tế cuộc sống.
- Hạn chế:
+ Đây là chương trình mời được triển khai vào tháng 11 năm 2010 nên việc vận
dụng tích hợp vào mục nào của bài dạy, sử dụng phương pháp gì cho phù hợp thì
vấn đề lung túng là không thể tránh khỏi.
+ Thời gian tích hợp KNS khoảng 5->8 phút, GV dễ bị cuốn theo những vấn đề
HS quan tâm về KNS của mình ở một số trường hợp cụ thể nhất định
+ Một số GV KNS của bản thân chưa nhiều.
+ Ở những tiết học ngoại khóa số lượng HS đông nên tình trạng mất tập trung,
không chú ý lắng nghe.
+ HS chỉ thích ứng tích cực với môn học này nhưng chưa có được liên hệ với
những môn học khác và ngoài xã hội.
Vì thế, việc giáo dục KNS cho HS được diễn ra thuận lợi với số lượng đông và
nhiều nội dung KNS được truyền tải.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Cuộc sống của chúng ta có thể chia làm 3 mặt:
- Thể chất/ sức khỏe.
- Trí tuệ/ thực hành.
- Tình cảm/ tinh thần.
Việc đầu tiên dù giáo viên có sử dụng phương pháp nào, mục nào trong bài dạy

cần tích hợp KNS làm sao cho thật sống động, gần gũi hơn với cuộc sống mà HS có
thể thể thay đổi hành vi của mình từ lý luận biến thành hành vi thực tiễn trong cuộc
sống.
Lứa tuổi HS THPT là lứa tuổi đang có sự thay đổi mạnh mẽ về thể chất lẫn tinh
thần, chính vì có sự biến động về mặt tâm- sinh- lý nên các em rất năng động, luôn
tìm tòi, khám phá, có những ước mơ và hoài bảo lớn. Vì thế, độ tuổi này có những
em rất ngoan biết vượt lên số phận, nhưng có những HS rất khó dạy bảo, không
10


muốn ai chỉ trích nói đến mình ngay cả lời dạy bảo của cha mẹ, HS cho là cổ hữu,
luôn đề cao cái tôi của mình rất lớn, quan niệm sống buông thả, tầm thường, lố bịch,
luôn đua đòi học theo những thị hiếu mà các em cho rằng đó là cái mốt, thời thượng
của một xã hội phát triển đem lại. Không phủ nhận hoàn toàn cách tiếp cận của HS
hiện nay, tuy nhiên các em cần thích ứng như thế nào cho phù hợp với chuẩn mực
xã hội, văn hóa đó phải được mọi người công nhận và hưởng ứng.
Trước những hành vi phản ứng tích cực và tiêu cực của lứa tuổi này, chứng tỏ
các em thiếu kiến thức xã hội nên dễ dàng bị lôi kéo vào những lối sống thiếu lành
mạnh, thói quen sống buông thả chính là nguyên nhân đem đến hậu quả khó lường.
Nói cách khác là các em thiếu KNS trước những thách thức và thay đổi nhanh
chóng của hệ quả xã hội phát triển để lại hiện nay.

Lối sống buông thả và thác loạn của giới trẻ hiện nay.

* Nội dung ứng dụng tích hợp giáo dục KNS vào bộ môn GDCD
Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng:
Chọn mục 1- b/ Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. ( Để tích hợp)
- Phương pháp:
+ Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp tìm hiểu qua truyện và giải quyết bài tập.

- Bước 1: Cho đại diện HS đứng dậy đọc mẫu truyện “ Thần trụ trời”
- Bước 2: GV: Đặt câu hỏi từ truyện trên.
11


? Em hãy chỉ ra đâu là yếu tố duy vật và duy tâm trong truyện thần thoại “ Thần
trụ trời”?
- Bước 3: HS cả lớp suy nghĩ trả lời. Cả lớp bổ sung, nhận xét.
- GV: Nhận xét, kết luận.
=> KNS: Thông qua câu truyện trên, GV chỉ cho HS biết nhận xét, hiểu được thế
giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm, từ đó nhận thức được thế giới quan duy
vật là cần thiết, là cơ sở khoa học giúp hỗ trợ các môn học khác.
- GV cho HS làm bài tập để nhấn mạnh thêm yếu tố duy vật.
BT: Em hãy giải thích cau tục ngữ sau: “ Sống chết có mệnh, giàu sang do trời”
- Sau khi HS đưa ra những ý kiến khác nhau, GV chốt lại đặt câu hỏi cho HS làm
rõ vấn đề. Con người sinh ra ai không muốn giàu sang, sung túc mà không cần lao
động? Giáo dục KNS ở đây là cho HS thấy được muốn giàu có phải lao động sản
xuất, làm ra của cải vật chất phục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội. Biết đấu tranh
chống lại tư tưởng duy tâm làm cho con người lười biếng chỉ biết hưởng thụ mà
không lao động, tránh tư tưởng “ Ngồi gốc cây chờ sung rụng”.
Bài 3: Vận động là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất.
Chọn mục 2- Thế giới vật chất luôn luôn phát triển.
Ở mục 1 GV đã làm rõ các hình thức vận động cơ bản của SV, HT. Mục này GV
làm rõ thế nào là phát triển trong tự nhên, XH và tư duy.
- Phương pháp: Kích thích tư duy, động não.
* Cách tiến hành:
- GV: Cho HS lấy VD về vận động của SV, HT trong tự nhiên, xã hội và trong tư
duy?
- Sau khi HS lấy VD xong, GV đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ, động não.
? Từ các hình thức vận động trên, những vận động nào nói lên sự phát triển?

? Vận động và phát triển có mối quan hệ với nhau không?
- HS: Cả lớp suy nghĩ, phát biểu
- GV: Liệt kê tất cả các ý kiến của HS lên bảng phụ.
- Cả lớp bổ sung, nhận xét.
- GV: Kết luận.
Vận động và phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau, bất kì SV,HT nào
cũng vận động, không có vận động thì không thể phát triển được.
Vậy có ý kiến cho rằng mọi sự vận động đều được xem là phát triển đúng hay
sai?
GV đặt thêm câu hỏi để tích hợp KNS.
? Để lên được lớp 10, các em có trải qua quá trình vận động không? Vậy có được
xem là phát triển? Từ lớp 1->9 có lúc nào gặp khó khăn, thụt lùi?
? Các em học môn Tin học đi từ tầng 1 lên tầng 3 có xem là vận động? Vận động
đó có gọi là phát triển không? Vì sao?
? Em quan sát cây Bàng ở trường (ở nhà), chăm sóc từ nhỏ, đến lớn rồi ra hoa,
kết trái? Sự lớn lên của cây có được gọi là sự vận động và phát triển không? Vì sao?
=> Từ những câu hỏi nêu trên GV chỉ cho HS hiểu thế nào là phát triển, Từ đó
giúp HS có kỹ năng và thái độ luôn phải vận động không ngừng để đem lại kết quả
12


cao nhất trong học tập, lao động…Biết vận động theo chiều hướng đi lên (mặc dù
có lúc khúc khuỷu, quanh co) nhưng với ý chí vươn lên nhất định đến 1 lúc nào đó
ta có thể làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.
KNS: Loại bỏ tư tưởng bảo thủ không biết cầu tiến, lười vận động…
Vận động trong học tập bằng cách làm bài và học bài đầy đủ trước khi đến lớp.
Sắp xếp thời gian học tập, giải lao hợp lí.
Thực hiện tốt nội quy trường, lớp.
Vận động TDTT lành mạnh không tham gia vào những trò chơi vô bổ, để có sức
khỏe tốt phục vụ cho việc học.

Vận động trong gia đình: Phụ giúp cha mẹ lúc rảnh rỗi bằng những hành động cụ
thể: nấu cơm, giặt đồ, giúp đỡ em học tập…
Vận động xã hội bằng cách: Tích cực tham gia các hoạt động trong nhà trường,
đoàn trường, và một công tác xã hội khác. ( Hiến máu cứu người, ủng hộ đồng bào
bị thiên tai, lũ lụt, giúp đỡ bạn khi gặp hoạn nạn, khó khăn…)
Bài 4: Nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật hiện tượng.
1/ Thế nào là mâu thuẫn:
- Phương pháp:
+ Kể chuyện, VD minh họa.
+ Thảo luận nhóm.
- GV: Kể 2 câu truyện nói về mâu thuẫn ( Theo cách hiểu thông thường và theo
nghĩa triết học).
* Cách tiến hành:
Chuyện kể 1: Đầu giờ vào lớp An thường đi học trước khi vào tiết học khoảng
15 phút để nghỉ ngơi và ôn bài, như thường lệ An vào vị trí chổ ngồi bỏ cặp vào học
bàn, vừa định lấy quyển vở của môn học dầu tiên ra xem lại thì có một bạn cùng lớp
tên K xuống tát vào mặt ồ ạt mấy cái, lúc đó bạn trong lớp can ra trong sự ngỡ ngàn
chưa hiểu sự tình tại sao lại bị tát như vậy. Bạn can An ra định qua gọi Quản sinh
giải quyết nhưng An không cho để hỏi rõ xem chuyện gì đã vì mình cũng chưa bị
trầy xước gì mà, nghe có cơ sở An và bạn qua hỏi sự tình thì ra mới biết chiều hôm
qua đi học về An đi phía sau K từ cầu thang xuống, An bị một bạn phía sau xô đẩy
làm An lao vào phía trước đẩy theo bạn K làm bạn K chúi nhủi, không nói gì hết ra
về và để bụng đợi đầu giờ chiều hôm sau An vào lớp rồi mới xử tội.
GV đặt câu hỏi từ nội dung câu truyện vừa kể trên. ( Chia lớp 4 nhóm)
Nhóm 1,3: Hãy chỉ ra những chi tiết mâu thuẫn giữa bạn An và ban K trong câu
truyện vừa kể trên? Sự hiểu lầm dẫn tới đánh bạn, sự việc đó gọi là gì? Hãy lấy
thêm VD về sự sung đột, chống đối nhau cả về hình thức và nội dung?
Chuyện kể 2: Bốn năm liền Q là HS tiên tiến ở trường cấp II em luôn là niềm tự
hào của cha mẹ vì ham học ít đi chơi. Vào lớp 10 Q thi xếp vào lớp chọn của khối,
vì học giỏi, hiền là con nhà khá giả nên một số bạn tìm cách làm quen và kết bạn.

Vào môi trường mới nên Q cần có những mối quan hệ bạn bè, chẳng may những
bạn mà Q làm quen có tính hay ham chơi cứ giờ nào rãnh là lướt Web với trò chơi
ưa thích và game online…là bạn nên Q thường được mấy bạn rủ đi theo, mới đầu
13


thì coi cho biết, sau đó tập chơi thử vì theo Q đó cũng là môn giải trí. Thời gian lặng
lẽ trôi đi, cứ mỗi ngày em dành thời gian một ít đi chơi với bạn, ngày sau lại tăng
thêm 1 ít…cứ như thế trò chơi này em đã nghiện từ lúc nào không biết. Kết quả thi
HK I đã rõ có nhiều môn dưới 3,5 khi cha mẹ đi họp PHHS mới vỡ lẽ…
Được gia đình động viên và tự bản thân hứa sẽ cố gắng làm lại từ đầu, bắt đầu từ
HK II, Q đã hạ quyết tâm phải dậy sớm học bài và làm bài để lấy lại kiến thức, Q đã
hành động, 4h 30 sáng Q hẹn đồng hồ báo thức, khi nghe chuông reo…Q ngáp ngủ,
trời lại lạnh,…thôi tắt ngủ thêm xíu nữa,…lúc bật dậy đã là 6h sáng.
Nhóm 2,4: Em có nhận xét gì về mâu thuẫn trong cùng một con người của bạn
Q? Chi tiết nào cho thấy điều đó? Mâu thuẫn đó diễn ra ở đâu? Lấy thêm VD khác
minh họa?
- HS: thảo luận nhóm, đại diện trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận và tích hợp KNS.
Qua câu truyện trên giúp HS phân biệt đâu là mâu thuẫn thông thường, đâu là
mâu thuẫn theo nghĩa triết học. Từ đó, đấu tranh chống lại sự sung đột đối kháng
xung đột thông thường.
KNS: HS cần đấu tranh giải quyết giữa chăm học >< Biếng học, lười học, phê
phán lối sống ngại va chạm với những bài tập khó trong học tập, trong suy nghĩ,
trong thảo luận nhóm thì đùn đẩy nhau đứng dậy trình bày…phê phán những bạn
quay cóp khi làm bài kiểm tra, tránh tư tưởng dĩ hòa vi quý trong cuộc sống cá
nhân, tập thể.
Bài 10: Quan niệm về đạo đức.
Tích hợp mục 1-b/ Phân biệt giữa đạo đức, pháp luật và phong tục tập quán.
- Phương pháp: Tình huống, đóng vai.

- GV: Giao tình huống cho HS khi kết thúc tiết dạy bài 9, chuẩn bị 4 nội dung
giao về cho 4 tổ thực hiện ( GV gợi ý trước nội dung nào HS thắc mắc). Khi dạy bài
10 cho HS tiến hành tại lớp như sau.
* Cách tiến hành:
Tổ 1: Đóng vai ( Giúp người hoạn nạn, gặp khó khăn khi qua đường: người già,
người tàn tật, trẻ em…)
Tổ 2: Đóng vai ( Hành vi vi phạm đạo đức: Con bất hiếu với ông bà cha mẹ…)
Tổ 3: Đóng vai ( Hành vi vi phạm pháp luật của HS hiện nay: An toàn giao
thông…)
Tổ 4: Đóng vai ( Hành vi vi phạm tới tính mạng của người khác: bạo lực học
đường ….)
- HS: 4 tổ lên thực hiện, cả lớp trao đổi, bổ sung nhận xét.
- GV: nhận xét, kết luận và rút ra KNS cho HS qua phương pháp đóng vai trên.
Sau khi HS kết thúc GV đặt câu hỏi bài tập để làm rõ:
14


Bài tập: Làm con cha mẹ dạy bảo → cãi lại? Khi cha mẹ nói nặng liền dùng
hành động đánh cha mẹ rồi lấy xe máy của cha mẹ bỏ nhà ra đi? Không có tiền vì
quen theo thói ăn sài đã đi cướp giật…
Hỏi: Em hãy chỉ ra đâu là vi phạm pháp luật? Vi phạm đạo đức?
=> Giúp HS nhận biết và hiểu đạo đức, pháp luận và phong tục tập quán, các em
có thể tự rút ra điểm giống nhau đều là điều chỉnh hành vi của con người cho phù
hợp với cộng đồng và xã hội. Từ đó, điều chỉnh hành vi của bản thân theo hướng
tích cực, chuẩn mực xã họi qui định.
KNS: Kỹ năng tự tin thể hiện mình trước tập thể, HS có thể bọc lộ khả năng cá
tính của mình thông qua vai diễn.
Biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, biết quan tâm chia sẽ với mọi người
xung quanh một cách tự nguyện. ( Giúp bạn trong lớp nhà có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn, nhường ghế cho người phụ nữ mang thai khi đi xe buyts từ nhà tới

trường…).
Có khả năng tự đánh giá năng lực của bản thân làm sao cho phù hợp với cộng
đồng, xã hội. Hiện nay vấn đề về HS đánh nhau trong nhà trường đặc biệt là HS nữ,
ngay cả trường chúng ta đã diễn ra các em cần tu dưỡng đạo đức, tham gia các hoạt
động lành mạnh do đoàn trường và nhà trường tổ chức, tránh xa những thói quen
không tốt.
Biết được cái nào cần thực hiện, việc gì nên tránh và hướng dẫn mọi người
không vi phạm đạo đức, pháp luật và phong tục tập quán…
Có ý thức giữ gìn phong tục tập quán, đấu tranh loại bỏ những thói hư tật xấu
trong bản thân: Đi xe gắn máy đội nón bảo hiểm, không tống 3, không dàn hàng
ngang trên đường, không nói tục chửi thề, không chửi cha mẹ… đấu tranh loại bỏ
những hủ tục: Bói toán, cờ bạc, mê tín dị đoan, đi lễ cầu xin được học giỏi trong khi
đó không chịu học bài,…
Bài 11: Nghĩa vụ.
1-a/ khái niệm nghĩa vụ:
- Phương pháp: Động não, so sánh, hình ảnh trực quan.
- GV: Đưa ra bài tập tình huống cho HS so sánh, Sau đó cho HS bài tập để làm
rõ khái niệm nghĩa vụ. Từ đó liên hệ nghĩa vụ của bản thân đối với bản thân, gia
đình và xã hội.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa cha mẹ nuôi con và vật
nuôi con?
- Bước 2: Đưa ra câu hỏi hoặc bài tập có tình huống cho HS giải thích.
Bài tập: Trong xã hội hiện nay có một số người sống theo kiểu “ Đèn nhà ai, nhà
ấy rạng”. Em có suy nghĩ và nhận xét gì? Em có đồng tình với kiểu sống của một số
người như trên không? Vì sao?
- Bước 3: Chiếu hình ảnh trực quan về “Nghĩa vụ” cho các em liên hệ thực tế.
15



( Thanh niên lên đường nhập ngũ)
( Canh gác hải đảo)
? Muốn có được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, không có chiến tranh thì nghĩa
vụ đặt ra chúng ta cần phải làm gì?

( Nghĩa vụ đối với xã hội)
- Bước 4: Nhận xét, kết luận và rút ra KNS cho HS.
=> KNS:
Giúp HS hiểu được nghĩa vụ là gì? xác định được nghĩa vụ của bản thân cần phải
làm gì?
Trong gia đình làm con, HS phải biết nghĩa vụ ngoan ngoãn, vâng lời ông bà cha
mẹ, chăm sóc và phụng dưỡng khi cha mẹ già yếu, biết phụ giúp gia đình những
công việc phù hợp với bản thân, sức khỏe…
Trong nhà trường: Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng học phí, làm bài và học bài
trước khi đến lớp, biết vâng lời thầy cô, thực hiện tốt nội quy nhà trường…
Ngoài xã hội có ý thức tham gia những hoạt động chung của xã hội như: Bảo vệ
môi trường, tham gia tình nguyện mùa hè xanh, giúp đỡ những người không may
mắn trong cuộc sống, tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi…
Những hình ảnh, bài tập và VD trên giúp HS có kỹ năng phân tích, đánh giá
nghĩa vụ của bản thân vận dụng vào trong thực tế cuộc sống. Phê phán những người
thiếu ý thức nghĩa vụ đối với bản thân, gia đình và xã hội như quan điểm sống “
16


Đèn nhà ai, nhà ấy rạng”. Đấu tranh với tư tưởng né tránh trong xã hội như gặp tai
nạn giao thông không giúp đỡ, thấy người khác vứt xác động vật ra đường không tố
cáo,…
Bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình.
Chọn phần 1-b Những điều cần tránh trong tình yêu.
- Phương pháp: nêu vấn đề, xử lí tình huống.

- Mục đích: Giúp HS hiểu thế nào là tình yêu, tình yêu chân chính, HS hiểu được
và biết điều nào trong tình yêu chúng ta cần giữ gìn và điều nào cần tránh.
* Cách tiến hành:
GV cho HS tìm hiểu và giải quyết tình huống sau:
Hiện nay có một số quan niệm cho rằng:
+ Tuổi HS trung học phổ thông là lứa tuổi đệp nhất, không yêu sẽ bị thiệt thòi?
Em cho biết ý kiến của mình, có đồng tình với quan niệm trên hay không?
+ Thời kì Phong kiến cho rằng “ Nam nữ thụ thụ bất thân”, thời đó không được
lựa chọn người mình yêu…là xưa rồi, thời nay chúng ta phải yêu một lúc nhiều
người để có nhiều cơ hội lựa chọn.
? Theo em “ Nam nữ thụ thụ bất thân” của thời kì phong kiến áp dụng vào thời
kì hiện nay có còn phù hợp không? Em có đồng tình với quan niệm yêu một lúc
nhiều người để có nhiều lựa chọn?
+ Hiện nay quan niệm của giới trẻ cho rằng: Khi yêu là yêu hết mình, hiến dâng
cho nhau tất cả ( Sống thử trước hôn nhân) mà không cần suy nghĩ đắn đo.
? Em có đồng tình với quan niệm trên hay không? Nếu là em, em sẽ thể hiện
quan niệm tình yêu của mình như thế nào?
KNS: HS Trình bày quan niện sống của mình về tình yêu, tất nhiên có rất nhiều
quan điểm khác nhau được nêu ra, GV cần lắng nghe và tôn trọng tất cả các ý kiến
trên (không nên phủ nhận). Cần có thái độ tế nhị, chia sẽ kiến thức như một người
bạn đáng tin cậy để HS có thể bọc lộ tâm tư, tình cảm của mình khi chia sẽ vấn đề
này. từ đó giúp các em hiểu sâu sắc ý nghĩa của tình yêu trong sáng, lành mạnh phù
hợp với quan niệm đạo đức xã hội. có trách nhiệm sống nghiêm túc với bản thân.
- GV: Sau khi HS thể hiện hết ý kiến của mình, GV nhận xét và đưa ra những
dẫn chứng bằng kinh nghiệm sống của mình dưới nhiều góc độ khác nhau để thuyết
phục. VD: Sống thử trước hôn nhân đặc biệt ở lứa tuổi học trò là vi phạm pháp luật
dù có đồng tình từ 2 phía nhưng chưa tới độ tuổi pháp luật cho phép, “Sống thử” có
thể để lại nhiều vấn đề phức tạp như có thai ngoài ý muốn, mất khả năng làm mẹ,
quan hệ tình dục không an toàn dẫn đến HIV/ AIDS. Đặc biệt, phái nữ sẽ bị thiệt
thòi và chịu nhiều tai tiếng, ảnh hưởng đến tương lai…

Các giá trị truyền thống cho tới nay vẫn còn có ý nghĩa nhất định và tình yêu
chân chính không nhất thiết phải chứng minh bằng sống thử trước hôn nhân.
Không đổ lỗi cho hoàn cảnh xã hội, gia đình sau khi hiểu rõ tác hại của việc yêu
sớm và sống thử hay chạy theo mốt yêu nhiều người mới chứng tỏ mình với bạn
khác phái…Các em hãy tập trung học tập thật tốt, sau khi có công việc ổn định tuổi
tác đã chửng trạc thì xác định yêu và tiến tới hôn nhân vẫn chưa muộn màng.
17


Biết đấu tranh chống lại tư tưởng về lối sống buông thả vi phạm chuẩn mực đạo
đức xã hội, biết cách bảo vệ mình và làm chủ được danh dự và nhân phẩm của
chính mình, đừng để sự việc xảy ra mới hối hận muộn màng.
Tích hợp KNS vào bài kiểm tra thu được kết quả sau:
STT

LỚP

SỈ SỐ

LIÊN HỆ VÀ ỨNG DỤNG VÀO
THỰC TIỄN

KHÔNG LIÊN HỆ VÀ ỨNG
DỤNG VÀO THỰC TIỄN

1
10C1
43
43/40
3

2
10C2
43
43/41
2
3
10C3
42
42/38
4
4
10C4
40
40/38
2
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, giúp HS có cách nhìn nhận đúng
đắn về vai trò của bộ môn GDCD trong nhà trường. GV phải là người có lòng nhiệt
huyết, biết lựa chọn và kết hợp tốt các phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá…
có nhiều phương pháp, trong đó có phương pháp giáo dục KNS cho HS THPT. Việc
tích hợp KNS vào trong chương trình phải diễn ra một cách nhẹ nhàng, thoải mái
tránh gây áp lực về tâm lí, điểm số thì việc hình thành KNS cho HS mới đem lại hiệu
quả thiết thực.
Việc giáo dục KNS cho HS hiện nay là hết sức cần thiết đòi hỏi Gia đình chính
là môi trường thu nhỏ của xã hội để khi trải nghiệm các em có thể rút ra bài học cho
mình, biết tự mình lựa chọn cách giải quyết các vấn đề trong thực tế. Nếu chỉ vận
dụng lí thuyết thì chỉ như nét chấm phá mờ nhạt trong tư duy của các em, HS chỉ có
thể phản ứng tích cực với bộ môn này nhưng chưa có sự tác động đến bộ môn khác
cũng như ngoài xã hội.
Khi truyền đạt nội dung bài học, người dạy phải làm thế nào vận dụng những

kiến thức biến thành KNS vào những tình huống xảy ra trong cuộc sống, giúp HS
tìm cách đối diện và đương đầu với những khó khăn, biết cách tự mình vượt qua
cũng như biết cách giải quyết những mâu thuẫn, xung đột bạo lực giữa người với
người. Bên cạnh việc tiếp thu kiến thức của người học, bản thân người dạy cũng
không ngừng trau dồi đạo đức, lối sống vì hình ảnh của giáo viên cũng là nhân tố
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển KNS cho HS.
Vấn đề qua trọng không kém để hình thành KNS cho HS là mối qua hệ giữa phụ
huynh với nhà trường, mối liên hệ giữa thầy và trò là mối liên hệ cần thiết trong
việc giáo dục KNS cho HS, vì chỉ có GV nào thì biết HS của lớp đó, phụ huynh chỉ
biết GVCN của con mình như vậy sẽ thiếu đi môi trường trao đổi xung quanh vì thế
KNS của HS cũng bị thu hẹp.
Thông qua chương trình GDCD giáo viên có thể tích hợp KNS tùy vào nội dung
và kiểu bài khác nhau, có thể lựa chọn nhiều phương pháp để tích hợp KNS phù
hợp nhằm thu hút sự tò mò, hiếu kì, kích thích sự hứng thú của người học. GV chú ý
hệ thống câu hỏi không quá dài, không quá ngắn cần nhiều câu hỏi gợi mở và liên
hệ thực tiễn gần gủi với cuộc sống, sinh hoạt và học tập của các em. Thông qua đó
sẽ làm thay đổi nhận thức của HS về môn học đồng thời HS sẽ có thái độ tích cực
hơn trong học tập và trong cuộc sống.
18


Quá trình giáo dục KNS cho HS không nhất thiết chỉ diễn ra trong giờ học chính
khóa, GV có thể vận dụng kỹ năng vốn có của mình áp dụng trong những tiết dạy
ngoại khóa, giờ sinh hoạt chủ nhiệm thậm chí giờ giải lao khi các em cần tới sự giúp
đỡ về những vướng mắc, khó khăn trong phương pháp học tập, chọn nghề hay một
số vấn đề khác trong cuộc sống mà các em đang trăn trở.
So với năm học trước vấn đề HS gây mâu thuẫn dẫn tới đánh nhau của trường
THPT Tô Hiến Thành bị đưa ra hội đồng kỷ luật đã giảm một cách rõ rệt, không
còn tình trạng kết thành băng nhóm đánh nhau ngoài cổng trường như những năm
trước đây, mặc dù tình trạng xích mích dẫn tới mâu thuẫn là không thể tránh khỏi

nhưng tính chất và mức độ đã có nhiều chuyển biến giảm rõ rệt. Đó được xem là kết
quả mà tập thể sư phạm nhà trường nói chung và việc giáo dục KNS cho HS bộ
môn GDCD nói riêng trong việc định hướng, giúp HS biết cách kìm chế những
xung đột, có thái độ tích cực hơn trong học tập và cuộc sống hằng ngày.
3. Kết luận, kiến nghị
* Kết luận:
Thời gian gần đây dư luận xã hội lên án mạnh mẽ về hành vi bạo lực trong HS,
mọi người không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến cảnh hờ hững của những người
xung quanh đứng nhìn. Câu chuyện về về giáo dục đạo đức lối sống cho HS cho tới
nay không phải là vấn đề mới đưa vào. Tuy nhiên việc thiếu ý thức và cách hành xử
của một bộ phận HS nêu trên làm cho những ngành giáo dục phải có cách nhìn nhận
mới hơn trong một xã hội đầy năng động nhưng không kém phần phức tạp như hiện
nay. Điều đó sẽ đặt ra trách nhiệm nặng nề hơn cho những người làm công tác giáo
dục mà người thầy là con thuyền định hướng cho cả một thế hệ trong tương lai.
Nhìn nhận một cách thực tế hiện nay HS thiếu KNS một cách báo động, HS
thiếu kiến thức, suy nghĩ nông cạn, lối sống thực dụng, thiếu hiểu biết để đối phó
với những nảy sinh diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Muốn giáo dục KNS cho HS
cần nhiều yếu tố phối hợp như: Gia đình, nhà trường, xã hội…mà cốt lõi bản chất
của từng cá nhân. Trong đó:
Gia đình phải có trách nhiệm giáo dục định hướng cho con tránh xa những biểu
hiện tiêu cực trong xã hội, biết lắng nghe khi con cần chia sẽ, giúp đỡ…
Nhà trường cần quan tâm rèn luyện KNS ngoài dạy chữ, luôn quan tâm đến đời
sống tâm tư nguyện vọng của các em để có hướng giáo dục KNS cho phù hợp.
Nhận thức rõ điều đó: Việc tích hợp giáo dục KNS một mặt hướng người học
đáp ứng nhu cầu, tạo ra năng lực đáp ứng trước những thử thách của cuộc sống và
nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân. Mặt khác; tích hợp giáo dục KNS vào bộ
môn GDCD sẽ tạo ra sự tương tác, đề cao tính chủ động của HS góp phần tích cực
tới mối quan hệ giữa HS với HS giữa thầy và trò…Qua đó các em sẽ thấy mình
cùng được tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản than, các
em sẽ biểu hiện tích cực hơn trong lao động, học tập góp phần nâng cao chất lượng

đạo đức và KNS của các em ngày càng được hoàn thiện.
Có nhiều phương pháp tích cực trong giảng dạy, KNS cũng là một phương pháp
nhằm phát huy tính chủ động, tích cực trong học tập. Tuy nhiên việc tích hợp giáo
dục KNS vào bộ môn GDCD không phải là để giải quyết tất cả những tồn tại nêu
19


trên, sự chủ động tích hợp vào bộ môn này sẽ phần nào hạn chế tính tiêu cực, cùng
với giáo dục toàn diện trong nhà trường sẽ giúp cho HS có những KNS vững vàng
khi bước vào đời. giáo dục cho các em sống đúng chuẩn mực của xã hội, để trở
thành con người phát triển toàn diện.
Xuất phát từ thực tiễn trên, với tâm huyết nghề nghiệp, trong quá trình giảng dạy
bản thân tôi luôn tìm tòi, học hỏi vận dụng những phương pháp phù hợp nhằm giúp
HS hứng thú với bộ môn từ đó HS có thể tiếp thu bài học một cách tốt nhất. Vấn đề
quan trọng làm thế nào GV áp dụng tích hợp giáo dục KNS vào thực tiễn. Tích hợp
KNS mới được lồng ghép vào bộ môn bản than tôi gặp không ít khó khăn vì kinh
nghiệm bản thân còn hạn chế. Vì vậy, những thiếu sót là không thể tránh khỏi, tuy
nhiên với một người đứng lớp đặc biệt môn GDCD chưa được người học và xã hội
quan tâm đúng mức thì việc giúp HS KNS là vấn đề cần thiết hiện nay nhằm góp
phần đào tạo con người phục vụ cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.
Đây là kinh nghiệm bước đầu chắc hẳn không tránh được sự thiếu só, rất mong
sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp để giúp tôi có những kinh nghiệm ngày
càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
* Kiến nghị:
Cần có những buổi hội thảo, thảo luận chuyên đề về giáo dục KNS cho GV để có
thể chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm.
Mở các lớp tập huấn về giáo dục KNS cho bộ môn GDCD.
Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục
KNS cho HS.
Cần có sự hỗ trợ của SGD và nhà trường về nguồn tài chính để thực hiện những

tiết ngoại khóa, thăm quan…
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 2 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN viết,
không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết SKKN

Phạm Minh Phương

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Tài liệu giáo dục KNS môn GDCD THPT của BGD&ĐT – NXB giáo dục
Việt Nam.
2/ Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 10,12.
3/ Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 10 THPT nhà
xuất bản giáo dục năm 2006.
4/ Một số tư liệu, hình ảnh từ sách báo, Internet…
5/ Thường xuyên cập nhật các thông tin mới….

21



×