Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Sử dụng có hiệu quả một số phương pháp dạy học khi dạy bài 7 thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức môn GDCD lớp 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.9 KB, 21 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lý chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, Giáo dục công dân là một môn học có ý nghĩa rất lớn
trong toàn bộ chương trình giảng dạy ở trường THPT, đặc biệt là trong giai đoạn
hiện nay, khi mà cả Thế giới và Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi trong tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội . Là bộ môn khoa học Giáo dục công dân có
nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống cho mỗi công dân, góp phần đào tạo học sinh
thành những người lao động mới, hình thành những phẩm chất tốt đẹp tích cực
của người công dân tương lai, có thế giới quan khoa học, nhân sinh quan tiên
tiến, có đạo đức trong sáng ra sức thực hiện đường lối và cách mạng đúng đắn
của Đảng và Nhà nước. Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, có ý thức
trách nhiệm đối với tổ quốc, với nhân dân, với gia đình và với bản thân mình.
Khác với một số môn học khác trong chương trình giáo dục THPT, bộ môn
Giáo dục công dân mang tính trừu tượng và khái quát hóa cao. Đặc biệt trong
phần kiến thức triết học lớp 10 với lượng kiến thức rộng, chủ yếu tập trung vào
các khái niệm, phạm trù nên học sinh rất khó nhớ, khó tiếp thu bài học.
Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác
rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tạo hứng thú học tập cho học sinh đối
với bộ môn Giáo dục công dân, giúp học sinh có thể hiểu nắm vững được kiến
thức là vấn đề quan trọng được các cấp quản lý giáo dục và giáo viên hết sức
quan tâm.
Vì vậy, qua nhiều năm giảng dạy ở trường THPT Đào Duy Từ với nhiều đối
tượng học sinh cùng với việc dự giờ của đồng nghiệp và nghiên cứu đúc rút
sáng kiến kinh nghiệm . Có nhiều phương pháp dạy học phát huy được tính tích
cực , sáng tạo của học sinh trong đó việc sử dụng một số phương pháp như nêu
vấn đề, thảo luận nhóm, khai thác ví dụ thực tiễn và sử dụng hình ảnh trực quan
(sơ đồ, bảng, biểu, tranh ảnh) Sử dụng giáo án điện tử để hỗ trợ cho bài giảng
vào giảng dạy môn Giáo dục công dân là phương pháp thực sự có hiệu quả.
“Sử dụng có hiệu quả một số phương pháp dạy học khi dạy bài 7: Thực tiễn và
vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Môn GDCD lớp 10 - THPT” làm đề tài
sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn sẽ góp một phần nhỏ vào việc đổi mới


phương pháp giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Một là : - Giúp học sinh nhận thức được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
Nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở của thực tiễn, đi sâu vào
thực tiễn. Lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành. Nếu xa rời

1


thực tiễn sẽ dẫn đến các sai lầm của bệnh chủ quan, giáo điều , máy móc, bệnh
quan lưu.
- Giúp học sinh vận dụng được những tri thức đã học vào vào thực tiễn
cuộc sống, có cách nhìn, quan điểm toàn diện khi xem xét và đánh giá một vấn
đề cụ thể. Từ đó, góp phần định hướng cho việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai
của học sinh sau này. Quá trình thực hiện đề tài, tôi mong muốn giờ học hấp
dẫn, có ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng và thực sự tạo được hứng thú học tập cho
học sinh.
Hai là : Trang bị cho học sinh một số kĩ năng sống như : Kĩ năng tìm kiếm và
xử lí thông tin về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Kĩ năng phân tích vấn
đề vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Kĩ năng hợp tác, kĩ năng trình bày suy
nghĩ/ ý tưởng khi thảo luận.
Ba là : Qua hiệu quả của SKKN sẽ là cơ sở để các đồng nghiệp có thể tham
khảo, bổ sung, điều chỉnh việc giảng dạy để đem lại kết quả cao hơn nhất là với
đơn vị kiến thức khó khi dạy bài này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Từ thực tế giảng dạy ở trường THPT Đào Duy Từ trong nhiều năm, tôi đã chọn
đối tượng thực nghiệm và đối chứng là học sinh ở 6 lớp 10(năm học 2015-2016)
10A1, 10A2, 10A3, 10A4, 10A6, 10A7 có trình độ nhận thức tương tương
nhau, độ tuổi ngang nhau, tinh thần thái độ, ý thức học tập của học sinh ở 6 lớp
đều là ban cơ bản A. Tôi tiến hành dạy ở 6 lớp với 2 giáo án khác nhau trong

cùng một bài dạy. Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức(2
tiết)
1. 4. Phương pháp nghiên cứu
Trên phương pháp luận triết học Mác - Lênin, đề tài được thực hiện dựa trên
phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp tư duy - lôgic, phương pháp
phân tích - tổng hợp, Phương pháp nêu vấn đề, Phương pháp thảo luận nhóm,
tìm hiểu nội dung bài học khai thác ví dụ thực tiễn và sử dụng hình ảnh trực
quan (sơ đồ, bảng, biểu, tranh ảnh) Sử dụng giáo án điện tử để hỗ trợ cho bài
giảng. Ngoài ra đề tài còn được thực hiện dựa trên các phương pháp: Qua thực
tiễn giảng dạy và học tập trên lớp (quan sát, điều tra thực tế), qua các kênh thông
tin: Mạng internet, sách, báo, các tài liệu chuyên ngành có liên quan, qua kinh
nghiệm của các đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng nghiệp trực tiếp giảng dạy
môn GDCD.

2


2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Cơ sở lí luận
Môn GDCD ở trường THPT là môn học gồm nhiều hệ thống tri thức khác
nhau như: Triết học, Đạo đức, Kinh tế, Pháp luật... trong đó Triết học là một
trong những đơn vị kiến thức khó và trừu tượng nhất trong toàn bộ chương trình.
Mỗi bài đều có vị trí khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của tư duy,
nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Ở Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, để người học biết
được thực tiễn là cơ sở, động lực, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của
chân lí. Do đó, trong học tập và trong cuộc sống phải luôn coi trọng vai trò của
hoạt động thực tiiễn. Để làm được điều đó người dạy phải biết kết hợp và lựa
chọn những phương pháp phù hợp.
Điều 28.2 Luật giáo dục xác định: “Phương pháp giáo dục phổ thông

phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả
năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Quán
triệt những quy định của Luật giáo dục, nhà trường THPT cần cụ thể hoá định
hướng đổi mới giáo dục đối với từng môn học.Vì vậy, môn GDCD ở THPT cần
tích cực đổi mới nội dung, phương pháp dạy học để đáp ứng yêu cầu của công
cuộc đổi mới đất nước. Đổi mới nội dung và đặc biệt là phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học môn GDCD phải nhằm góp phần tích cực vào việc đào tạo
nguồn nhân lực và những công dân mới có tính năng động, sáng tạo, thích ứng
với cơ chế thị trường, có phẩm chất và năng lực để thực hiện thành công sự
nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay và phù hợp với xu thế phát triển chung
của thời đại.
Quá trình dạy học môn GDCD là quá trình học sinh được cuốn hút vào
các hoạt động do giáo viên thiết kế, tổ chức và chỉ đạo. HS có thể tự khám phá
và chiếm lĩnh tri thức. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải huy động , khai
thác tối đa năng lực tư duy của học sinh, tạo cơ hội và động viên , khuyến khích
học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về vấn đề đang học. Vậy muốn làm
tốt điều đó, giáo viên trong quá trình giảng dạy phải biết lựa chọn phương pháp
phù hợp với từng bài. Một sự thật mà bất kỳ ai trong nghề cũng thấy rõ là
không có phương pháp nào là chìa khóa vạn năng dù nó có tích cực đến bao
nhiêu đi chăng nữa. Mỗi phương pháp dạy học đều có mặt tích cực và mặt hạn
chế riêng, phù hợp với từng loại bài và đòi hỏi những điều kiện thực hiện riêng ,
chúng ta không nên phủ định hoặc quá lạm dụng một phương pháp dạy học nào.
Điều quan trọng là cần căn cứ vào nội dung, tính chất từng bài, căn cứ vào trình
độ nhận thức của học sinh và năng lực sở trường của giáo viên, căn cứ vào điều
3


kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường mà lựa chọn sử dụng phối hợp các

phương pháp dạy học một cách hợp lí. Để tạo nên một tiết dạy thành công,
chúng ta cần sử dụng kết hợp giữa các phương pháp mới và cũ, vừa kế thừa
được tính truyền thống lại hội tụ xu hướng thời đại. Là đổi mới phương pháp
dạy học, lấy học sinh làm trung tâm.
Vận dụng nguyên lí trên để dạy học bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn
đối với nhận thức, phần triết học Giáo dục công dân lớp 10 THPT.Tôi đã sử
dụng một số phương pháp như nêu vấn đề, thảo luận nhóm, tìm hiểu nội dung
bài học khai thác ví dụ thực tiễn và sử dụng hình ảnh trực quan (sơ đồ, bảng,
biểu, tranh ảnh) Sử dụng giáo án điện tử để hỗ trợ cho bài giảng.
Với phương pháp dạy học nêu vấn đề. Đây là một trong những phương
pháp dạy học tích cực: học sinh là trung tâm của quá trình dạy học giáo viên là
người tạo ra tình huống có vấn đề chứ không phải thông báo dưới dạng tri thức
có sẵn, các em tích cực chủ động, tự giác tham gia hoạt động học, tự mình tìm
tòi ra tri thức chứ không phải được thầy, cô dạy một cách thụ động, học sinh là
chủ thể sáng tạo ra hoạt động học. Bằng cách đó các em không chỉ nắm được
nội dung bài học mà còn biết được con đường và cách thức dẫn đến kết quả đó.
Học sinh được học cách phát hiện và giải quyết vấn đề. Với đặc thù của phương
pháp nêu vấn đề, người dạy hoàn toàn có thể sử dụng vào việc dạy những đơn
vị kiến thức trìu tượng như triết học. Tuy nhiên, ngoài tính ưu việt của nó
phương pháp nào cũng tồn tại một số hạn chế nhất định, đòi hỏi người giáo viên
phải có năng lực tổ chức cố vấn, trọng tài và ứng xử với các kiểu nhân cách của
học sinh và tìm kiếm từng loại vấn đề cho mỗi bài học là không dễ dàng.
Phương pháp khai thác ví dụ thực tiễn để làm rõ nội dung cũng là một
trong những phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp này hoàn toàn phù
hợp với kiến thức khó như các bài nêu trên, nếu giáo viên đưa ngay khái niệm
chắc chắn học sinh sẽ không hiểu được. Thay vào đó, chúng ta lấy ví dụ thực
tiễn gần gũi với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thì học sinh sẽ dễ dàng nhận
biết vấn đề hơn. Tạo được hứng thú để các em có thể khai thác vốn kiến thức
kinh nghiệm, kĩ năng đã có trong cuộc sống, từ đó học sinh không những nắm
được nội dung mà còn hiểu được bản chất căn nguyên của nó, ngoài ưu điểm

nêu trên, phương pháp này cũng tồn tại một số hạn chế nhất định nếu giáo viên
không nghiên cứu kĩ ví dụ, lấy ví dụ xa hoặc không phù hợp dẫn đến học sinh
hiểu sai hoặc không nắm được trọng tâm của vấn đề.
Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp giáo viên tổ chức cho học
sinh làm việc theo nhóm, cùng thảo luận, trao đổi và hợp tác giải quyết các nội
dung một cách thuận lợi hơn khi sử dụng những phương pháp khác. Qua đó học
sinh được hợp tác, trao đổi, tranh luận, chia sẻ ý kiến kinh nghiệm và được bày
tỏ quan điểm. Đây chính là cơ hội rèn luyện cho các em kĩ năng sống như tự tin,
mạnh dạn trong giao tiếp và hợp tác học hỏi lẫn nhau, tạo cho các em hứng thú
trong học tập.
4


Sử dụng hình ảnh trực quan là một phương pháp dạy học mới hình thành
trong những năm gần đây, khi nhân loại bước sang một giai đoạn mới - cách
mạng tri thức; Lý thuyết phải được minh họa bằng thực tiễn.
Để khai thác hình ảnh trực quan phù hợp với nội dung của mỗi bài dạy,
giáo viên cần xác định kiến thức cơ bản và trọng tâm của bài, sau đó vận dụng
khai thác hình ảnh vào bài dạy, linh hoạt hợp lý. Như vậy, để khai thác hình ảnh
trực quan, đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo về mặt kiến thức, thời
gian, lựa chọn, phân loại tranh ảnh phù hợp với nội dung, hình thức tổ chức dạy
học của từng bài, từng tiết, từng phần. Đặc biệt, giáo viên phải biết sử dụng máy
tính, máy chiếu thành thạo và trình chiếu hình ảnh là yêu cầu hết sức quan trọng,
quyết định sự thành công của mỗi tiết học.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng trình chiếu quá nhanh nội dung kiến thức hoặc
tham nhiều các tranh ảnh dẫn tới kết quả học sinh không khắc sâu trí nhớ , khiến
người quan sát sẽ có cảm nhận giờ học "rối", "lướt nhanh"... qua nhiều hình ảnh
và hiệu quả không đạt được như mong muốn.
Như vậy : Sử dụng tổng hợp các phương pháp trong giảng dạy nói chung
và đối với bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, phần triết

học Giáo dục công dân lớp 10 THPT nói riêng, rất cần đến sự linh hoạt của
giáo viên khi lựa chọn và áp dụng những phương pháp phù hợp để đạt được
hiệu quả cao nhất.
2.2 Thực trạng
Như chúng ta đã biết mục tiêu của Giáo dục chính là đào tạo thế hệ trẻ,
đáp ứng nhu cầu của đất nước theo từng giai đoạn phát triển. Trước hết phải kể
đến đó chính là xã hội, gia đình và bản thân ngành giáo dục còn chú trọng các
môn khoa học nhằm nâng cao trí tuệ mà chưa chú ý nâng cao rèn nhân cách đạo
đức cho học sinh . Thời gian dành cho bộ môn GDCD còn ít (1 tiết/tuần). Sách
giáo khoa hiện nay nội dung phong phú, hợp với lứa tuổi học sinh theo từng cấp
học nhưng nếu giáo viên thiếu sự đầu tư thì giờ học sẽ nhàm chán, học sinh
không thích học bộ môn này. Tuy nhiên, bộ môn GDCD ở trường THPT hiện
nay chưa được phụ huynh, học sinh và bộ phận giáo viên nhận thức một cách
đúng đắn. Cho đến nay, quan niệm GDCD là môn học bổ trợ, môn học phụ rất
khô khan, nhiều khái niệm, trừu tượng, khó học, khó nhớ vẫn còn tồn tại một
cách nặng nề. Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy
tính tích cực, tự giác rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tạo hứng thú học
tập cho học sinh đối với bộ môn GDCD, giúp học sinh có thể hiểu nắm vững
được kiến thức là vấn đề quan trọng được các cấp quản lý giáo dục và giáo viên
hết sức quan tâm.
Vì vậy, tôi đã đọc và nghiên cứu tài liệu rất nhiều, suy nghĩ là làm thế nào
để tìm và vận dụng một số phương pháp phù hợp với bài học và đối tượng học
sinh từng lớp để học sinh dễ hiểu lĩnh hội được kiến thức một cách hiệu quả,
gây được hứng thú cho người học để các em biết được là môn học này không
5


khô khan và trìu tượng như mọi người đã suy nghĩ. Đối với bản thân tôi dù mọi
người có nghĩ rằng là môn phụ không có học sinh học thêm cần gì phải đầu tư,
nhưng tôi vẫn cố gắng tìm và mua sách vở, tài liệu tham khảo, máy tính để đầu

tư cho chuyên môn của mình, có được nhiều giờ dạy thật hay và được học sinh
tôn trọng yêu quý với thâm niên đứng lớp 19 năm trong sự nghiệp trồng người.
Từ những thực trạng trên qua thời gian nghiên cứu thực dạy trong
nhiều năm, Tôi mạnh dạn đưa ra SKKN “Sử dụng có hiệu quả một số phương
pháp dạy học khi dạy bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận
thức. Môn GDCD lớp 10 - THPT” nhằm phát huy tối đa vai trò của bài học
cũng như cải thiện thực trạng dạy và học như hiện nay.
2.3 Giải pháp thực hiện
Sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học vào thiết kế một giáo
án cụ thể

BÀI 7
THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC

(2 tiết)- (Tiết 12 và tiết 13 theo PPCT)
I. Mục tiêu bài học:
Học xong tiết học này học sinh cần nắm được những yêu cầu sau:
1. Về kiến thức: - Hiểu được thế nào là nhận thức, quá trình nhận thức gồm có
hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính.
- Hiểu được thực tiễn là gì? Biết được thực tiễn có vai trò như thế nào đối với
nhận thức?
2. Về kỹ năng:
- Nếu được ví dụ về các dạng hoạt động của thực tiễn, ví dụ về vai trò của thực
tiễn. - Vận dụng những điều đã học vào thực tế phù hợp lứa tuổi và đời sống
hội.
3. Về thái độ:
- Luôn coi trọng vai trò của thực tiễn đối với nhận thức và đời sống xã hội.
- Có ý thức tham gia các hoạt động thực tiễn, tránh lí thuyết suông, học đi đôi
với hành, thường xuyên có sự liên hệ và vận dụngnhững tri thức đã học trong
trường , lớp, trong sách vở… vào thực tiễn cuộc sống.

II, Phương pháp:
- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, thuyết trình, thảo luận
nhóm, sử dụng hình ảnh trực quan,vận dụng tri thức liên môn...
III. Tài liệu, phương tiện và các kỹ năng sống.
1. Tài liệu.

6


- Sách giáo khoa GDCD lớp 10, Sách chuẩn kiến thức kỹ năng GDCD 10,
Giáo án GDCD lớp 10, Sách bài tập tình huống GDCD 10, Hiến pháp 1992,
Luật Giáo dục ...
2. Phương tiện
Máy tính kết nối máy chiếu, phiếu học tập in sẵn bài tập tình huống để phát
cho học sinh, tranh ảnh có liên quan đến từng đơn vị kiến thức, một số sự vật
trực tiếp như: Thanh sắt, quả cam và nhiều đồ dùng khác...
3. Các kỹ năng sống.
Giáo dục kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về vai trò của thực tiễn đối với
nhận thức. Giáo dục kĩ năng hợp tác, kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng khi
thảo luận về nhận thức và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Giáo dục kĩ
năng phân tích vấn đề vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Tại sao nói phủ định của phủ định là khuynh hướng phát
triển nói chung của các sự vật và hiện tượng? Bản thân em phải học tập như thế
nào để phù hợp với quan điểm biện chứng?
3. Giảng bài mới: Để biến đổi sự vật, cải tạo thế giới khách quan, con người
phải hiểu biết sự vật, phải có tri thức về thế giới (tự nhiên, xã hội và tư duy), tri
thức không có sẵn trong con người . Muốn có tri thức con người phải tiến hành
hoạt động nhận thức chúng ta sẽ tìm hiểu bài học mới: Thực tiễn và vai trò của

thực tiễn đối với nhận thức.

BÀI 7
THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC

(Tiết 1 - PPCT tiết 12)
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm nhận 1. Thế nào là nhận thức:
thức, khái niệm nhận thức cảm tính,
a. Quan điểm về nhận thức
nhận thức lí tính (Hoạt động này nhằm
giáo dục học sinh kĩ năng tìm kiếm và
xử lí thông tin, kĩ năng giải quyết vấn
đề/ ra quyết định trong xử lí tình huống
để tìm hiểu thế nào là nhận thức

7


- GV lập bảng so sánh sự khác nhau
giữa các quan điểm về nhận thức.

Quan điểm

Nhận thức

Triết học duy Nhận thức do

tâm
bẩm sinh
hoặc do thần
thánh mách
bảo mà có

- HS nêu các quan điểm về nhận thức?
* Em có nhận xét gì về các quan điểm
trên?
HS trả lời, GV kết luận
- Quan điểm duy vật biện chứng là đúng Triết học duy
đắn và được khẳng định qua lịch sử phát vật trước
Mác
triển của triết học.
Chuyển ý: Sự vật, hiện tượng trong thế giới
khách quan rất phong phú và đa dạng,
muôn hình, muôn vẻ. Do quá trình nhận
thức thế giới của con người diễn ra cũng
phong phú và đa dạng gồm 2 giai đoạn
Triết học duy
nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính
vật biện
Hoạt động 2 : Thảo luận lớp
chứng
Giáo viên trình chiếu lên màn hình
hình ảnh về quả cam và thanh sắt
đồng thời cho học sinh quan sát và
tiếp xúc trực tiếp bằng các cơ quan
cảm giác về 2 sự vật trên.


Nhận thức chỉ
là sự phản
ánh đơn giản,
máy móc, thụ
động về sự
vật, hiện
tượng.

Nhận thức bắt
nguồn từ thực
tiễn, quá trình
nhận thức
diễn ra rất
phức tạp,
gồm 2 giai
đoạn nhận
thức cảm tính
và nhận thức
lí tính
b. Hai giai đoạn của quá trình
nhận thức

Qủa
Cam

Thanh
sắt
8



Câu hỏi:
Qua quan sát quả cam và thanh sắt
em có nhận xét gì về đặc điểm hình
thức bề ngoài của nó?
- HS trả lời, GV kết luận và trình
chiếu lên màn hình bảng sau

Quả cam

Thanh sắt

- Nhìn thấy
màu vàng,
xanh...
- Đặt vào tay
nặng, nhẵn,
sần sùi, hình
tròn
- Mùi thơm
- Bóc ra bên
trong có rất
nhiều tép và
nước
- Ăn có vị ngọt

- Nhìn thấy
thanh sắt nhỏ,
dài
- Màu nâu,
xám đen

- Đặt vào tay
thấy nặng,
sần sùi
- Rất cứng,
không ăn được
...

Câu hỏi:
Nhờ đâu mà chúng ta nhận biết
được đặc điểm bên ngoài của quả
cam và thanh sắt?
- Nhờ vào các cơ quan cảm giác: Lµ
sù ph¶n ¸nh riªng lÎ bªn ngoµi
tõng thuéc tÝnh cña sù vËt,
hiÖn tượng
VD: Thị giác: Xác định hình khối, cấu
trúc, màu sắc...
Vị giác: Xác định vị của sự vật, hiện
tượng....
Nhận thức cảm tính là gì?
* chuyển ý: Để nhận thức đầy đủ,
hoàn chỉnh, sâu sắc về sự vật, hiện
tượng chúng ta phải nhận thức tiếp ở
giai đoạn sau đó là nhận thức lí tính.

* GV trình chiếu hình ảnh và cho
HS quan sát trực tiếp hình ảnh về
công dụng của quả cam và thanh sắt
để tìm hiểu đặc điểm bên trong của
chúng.


* Nhận thức cảm tính:
(Trực quan sinh động )
Là giai đoạn nhận thức được
tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp
của các cơ
quan cảm giác với sự vật hiện
tượng, đem lại cho con người
hiểu biết về đặc điểm bên ngoài
của sự vật, hiện tượng.

9


Cam dùng làm nước ép

Sắt dùng làm vật liệu xây dựng
Câu hỏi:
Những hình ảnh trên cho em biết
Quả cam
quả cam và thanh sắt có những
công dụng gì?
Lượng đường
của quả cam.
- HS trả lời, GV kết luận và trình
chiếu lên màn hình bảng sau
Nhận thức lí tính là gì?
Ho¹t ®éng 3 : GV đưa ra câu hỏi Lượng vitamin

Thanh sắt

Tính chất lý
học của thanh
sắt.
Đun nóng đến
một nhiệt độ

10


vn ỏp 1. Hai giai on nhn thc
C
nht nh s
lm st núng
cm tớnh v lớ tớnh cú u im v
chy.
nhc im gỡ?
n cam cú li
St dn in.
2. nhn thc lớ tớnh l c s con
cho sc kho...
ngi nhn thc cao nht. ú l
nhn thc lớ lun ỳng hay sai?
Cú th dựng
( Phn cõu hi ny dnh cho HS khỏ, cam iu ch St l kim loi.
gii)
thuc v cỏc
* GV cú th cho HS nờu thờm cỏc vớ
loi m phm,
d v nhn thc cng c kin thc.
cỏc loai nc

VD: - Nhn thc v nc ( L cht ung b dng
lng, khụng mu, Khụng mựi, khụng Cn tỡm ra vựng St dc dựng
v...)
t thớch hp nhiu trong xõy
- Nhn thc v tam giỏc trong
cam phỏt trin
dng v ch
hỡnh hc ( Tng 3 gúc trong ca mt
to mỏy múc
tam giỏc bng 180 )
Nhận
Nhận
thức
thức lý
Nhận thức lý tính:
cảm
tính
( T duy trừu tợng).
tính
Là giai đoạn nhận thức tiếp
Nhận
Nhận
theo, dựa trên các tài liệu
thức
thức
do nhận thức cảm tính
đơn
sâu
đem lại, nhờ các thao tác
Ưu

giản,
sắc,
của t duy nh: phân tích,
điểm
trức
toàn
tổng hợp, khái quát...tìm ra
tiếp,
diện
bản chất, quy luật của sự
chính
xác
vật, hiện tợng.

Nhợc
điểm

Phản
Phản
ánh bên
ánh
ngoài,
phức
cha
tạp, gián
sâu
tiếp,
sắc, ch- nên tha toàn
ờng
diện

mang
yếu tố
chủ
quan
của con
ngời
11


* Qua nội dung nghiên cứu ở trên
em hãy cho biết nhận thức là gì?
* Sau khi học xong bài này em rút ra
bài học gì cho bản thân?
HS trả lời ý kiến cá nhân, GV kết luận
và trình chiếu nội dung.
Hoạt động 4: Củng cố và luyện tập.
Nhận xét các VD sau đây xem có phải
là phán đoán không? Vì sao?
VD1: Người ăn bắp cải.
VD2: Kim loại dẫn điện.
VD3: Đồng là kim loại.
VD4: Xã hội là cộng đồng bao gồm
nhiều cá thể sống.
* GV: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm
nhận thức cảm tính và nhận thức lý
tính, khái niệm nhận thức?
* GV: Cho HS lấy VD minh hoạ về sự
nhận thức của con người đối sự vật
hiện tượng.
Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp.

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 4
(Trang 44 SGK)

c. Nhận thức là gì?
Nhận thức là quá trình phản ánh
sự vật, hiện tượng của thế giới
khách quan vào bộ óc con người
để tạo nên những hiểu biết về
chúng.
* Bài học:
- Muốn tìm hiểu bản chất của một
sự vật, hiện tượng nào đó phải bắt
đầu từ nhận thức cảm tính.
- Khi xem xét một sự vật, hiện
tượng hay một con người phải
xem xét một cách tổng thể và toàn
diện không nên chỉ nhìn hình thức
bên ngoài.
- HS đi học phải ghi chép bài đầy
đủ, phải chú ý lắng nghe thầy cô
giảng bài…

V. Kiểm tra và đánh giá:

- Phân biệt điểm giống và khác
nhau của nhận thức cảm tính và
- Yêu cầu học sinh học bài cũ, lấy
nhận thức lý tính.
thêm một số VD về nhận thức.
- HS không làm bài tập 2 SGK

- Yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung
mục 2. Thực tiễn là gì? Và mục 3. Vai
trò của thực tiễn đối với nhận thức
(Tiết 13 theo PPCT)

Bài 7 : Thực tiễn và vai trò của
thực tiễn đối với nhận thức Bài 7 : Thực tiễn và vai trò
của thực tiễn đối với nhận
(Tiết 2 - PPCT tiết 13)
thức (Tiết 2 - PPCT tiết 13)
1. Kiểm tra bài cũ ( GV chiếu lên màn
hình nội dung câu hỏi, HS trả lời, GV
nhận xét và cho điểm.)
2. Giới thiệu bài mới: Nguồn gốc để
con người nhận thức đó là thế giới
12


khách quan. Để nhận thức thế giới
khách quan con người không ngừng
hoạt động thực tiễn.
Vậy thực tiễn là gì? Chúng ta nghiên
cứu phần 2 và phần 3 của bài học hôm
nay.
* Giáo viên trình chiếu cho học sinh
quan sát một số hình ảnh về hoạt
động thực tiễn của con người.

Hình ảnh bức tranh số 1


Hình ảnh bức tranh số 2

13


Hình ảnh bức tranh số 3

Câu hỏi:
Em có nhận xét gì các hoạt động trong
những bức tranh 1,2,3 trên đây và cho biết
chúng thuộc các hoạt động nào?

1. Thế nào là nhận thức?
2. Thực tiễn là gì?

Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu khái
niệm và các hình thức cơ bản của hoạt động
thực tiễn. (Rèn luyện kĩ năng sống: Nhận
biết, tư duy phê phán, giao tiếp, xử lí tình
huống)
Nguồn gốc để con người nhận thức là gì?
Để nhận thức con người phải làm gì?
Kể một số hoạt động của con người mà em
biết? Chúng ta có nhận biết được những
hoạt động đó không? Vì sao.
Thực tiễn là gì?
Tại sao nói: Thực tiễn là hoạt động vật chất
có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của
con người?
- Hoạt động vật chất: Nhận biết bằng giác

quan.
- Hoạt động có mục đích: Cải tạo tự nhiên
và cải tạo xã hội, đem lại thu nhập cho bản
thân và cho gia đình, xã hội.
- Hoạt động mang tính lịch sử xã hội: Thay
đổi qua các thời kỳ lịch sử xã hội.

+ Thực tiễn là: Toàn bộ
hoạt động vật chất có mục
đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm
cải tạo tự nhiên và xã hội.

14


Thực tiễn bao gồm những hình thức cơ
bản nào?
Trong 3 hình thức cơ bản của hoạt động
thực tiễn thì hoạt động nào đóng vai trò
quan trọng nhất? Vì sao?
Hoạt động lao động sản xuất là cơ bản nhất
vì nó quyết định mọi hoạt động khác...

+ Hoạt động thực tiễn bao
gồm: Hoạt động lao động
sản xuất
Hoạt động thực nghiệm
khoa học Hoạt động chính
trị - xã hội.


Hoạt động 2: Thảo luận nhóm ( Hoạt động 3.Vai trò của thưc tiễn
này nhằm giáo dục HS kĩ năng hợp tác, kĩ đối với nhân thức:
năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng khi thảo
luận về vai trò của thực tiễn đối với nhận
thức )
GV chia lớp thành 4 nhóm . HS thảo luận
thời gian 5 phút ( Đại diện nhóm trình bày,
HS cả lớp bổ sung ý kiến, GV nhận xét và
kết luận )
a.Thực tiễn là cơ sở của
Nhóm 1: Tại sao nói: Thực tiễn là cơ sở nhận thức:
của nhận thức? Cho VD chứng minh?
+ Nhận thức phải thông
VD: Lao động sản xuất → Kết quả: Con qua thực tiễn: Thể hiện ở
người đúc rút kinh nghiệm thể hiện như: chỗ con người tiếp xúc có
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
thể gián tiếp hoặc trực tiếp
VD: Con người quan sát thời tiết từ đó có tri thế giới khách quan.
thức về thiên văn
+ Kết quả: Phát hiện ra
thuộc tính bản chất của sự
VD: Từ việc đo đạc ruộng đất con người
vật, hiện tượng. Để chi
hình thành nên tri thức về toán học.
phối nó.
Nhóm 2: Tại sao nói: Thực tiễn là động b. Thực tiễn là động lực
lực của nhận thức? Cho VD chứng minh? của nhận thức:
VD: Để thực hiện được ước mơ thi đỗ đại
+ Hoạt động thực tiễn luôn
học thì chúng ta phải không ngừng cố gắng thay đổi do thế giới vật

học tập, trau dồi kiến thức...
chất không ngừng vận
động.
VD: Hiện nay dịch cúm A H1N1 đang bùng
phát và lây lan nhanh trên phạm vi toàn thế + Kết quả: Thực tiễn đặt ra
yêu cầu, nhiệm vụ,
giới. Thực tế này đặt ra nhiệm vụ cấp thiết
phương hướng cho nhận
là phải nghiên cứu và chế tạo ra văcxin
thức phát triển.
phòng chống cúm A H1N1
Nhóm 3: Tại sao nói: Thực tiễn là mục c. Thực tiễn là mục đích
đích của nhận thức? Nhận thức nhằm để của nhận thức:
+ Nhận thức con người có
làm gì? Cho VD chứng minh?
15


VD: Phát minh khoa học của con người
được đưa vào hoạt động thực tiễn làm ra của
cải vật chất cho xã hội..
VD: Áp dụng công nghệ sinh học, để tạo ra
các giống mới trong trồng trọt, chăn nuôi...

giá trị khi tri thức khoa
học đó được vận dụng vào
thực tiễn cuộc sống.
+ Nhận thức nhằm chinh
phục, chi phối, cải tạo thế
giới vạt chất sao cho có lợi

cho con người.
Nhóm 4: Tại sao nói: Thực tiễn là tiêu d. Thực tiễn là tiêu
chuẩn của nhận thức? Chân lý là gì?
chuẩn của chân lý:
+ Chân lý là những tri
Chân lý là sự phù hợp giữa thực tại khách thức phù hợp với sự vật,
quan và tri thức khoa học.
hiện tượng mà nó phản
VD: Nhà bác học Acximet đã phát hiện ra ánh và đã được thực tiễn
lực đẩy
kiểm nghiệm.
+ Chỉ có đem những tri
VD: Bác Hồ đã chứng minh không có gì
thức thu nhận được ra
quý hơn độc lập tự do.
kiểm nghiệm qua thực tiễn
mới nhận rõ tính đúng đán
Hoạt động 3: Củng cố và luyện tập.
hay sai sót.
- GV: sử dụng các câu hỏi mở và bài tập để
kiểm tra, đánh giá, củng cố kiến thức cho
Kết luận: Thực tiễn là cơ
HS. GV đưa ra bài tập:
sở, động lực, mục đích
Câu 1: Bằng kiến thức đã học em hãy cho nhận thức và tiêu chuẩn
biết: Dựa vào cơ sở nào cha ông ta đúc rút của chân lý.
kinh nghiệm thành câu tục ngữ: “ Trăng
quầng trời hạn, trăng tán trời mưa”; “ Chuồn
chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng, Bài học:
bay vừa thì râm”; “ Chớp đông nhay nháy, -Trong học tập và cuộc

gà gáy thì mưa”
sống cần coi trọng thực
tiễn
- HS trao đổi trả lời ý kiến cá nhân
- GV: nhận xét và nhấn mạnh vai trò thực -Tránh lý luận suông hoặc
xa rời thực tiễn.
tiễn đối với nhận thức.
Câu 2: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
a. Chỉ cần học thức, nâng cao kiến thức
trong sách vở, tài liệu là đủ.

+ Phải tích cực hoạt động
thực tiễn để nâng cao lý
luận

b. Lao động giỏi, có kĩ năng là đủ. Không
cần suy nghĩ để nâng cao tri thức.

+ Hiểu mối quan hệ chặt
chẽ giữa lý luận và thực
tiễn

c. Học phải đi đôi với hành. Lí luận gắn với

+ Đánh giá con người phải
16


thc tin.


da vo thc tin

Cõu 3: hot ng hc tp, lao ng t
hiu qu cao ũi hi phi luụn:

+ Hc phi i ụi vi hnh

a. Gn lý thuyt vi thc hnh
b. Gn hc tp vi nghiờn cu
c. c tht nhiu sỏch v
d. Phỏt huy kinh nghim ca bn thõn
- HS tho lun v tr li ỏp ỏn ỳng. GV
rỳt ra bi hc
Hot ng 4: Hot ng ni tip.
* HS v nh hc bi, lm bi tp 1,3,4,5
Trang 44 SGK.
* HS c v chun b bi 9 : Con ngi l
ch th ca lch s, l mc tiờu phỏt trin
ca xó hi ( Tit 1)
- HS tỡm hiu v vai trũ ca cụng c lao
ng i vi s phỏt trin ca lch s.
- HS tỡm hiu vớ d con ngi l ch th
sỏng to ra cỏc giỏ tr vt cht v tinh thn
ca xó hi.

Kt lun ton bi:
- Con ngi cú th nhn
thc c th gii xung
quanh di hai trỡnh :
Nhn thc cm tớnh v

nhn thc lý tớnh. T nhn
thc cm tớnh n nhn
thc lý tớnh l bc nhy
vt trong quỏ trỡnh nhn
thc.
Nh ú con ngi tng
bc nm c quy lut
vn ng ca s vt, hin
tng trong th gii t
nhiờn.
- Kt qu ca quỏ trỡnh
nhn thc l cỏc tri thc.
S phự hp gia tri thc
vi tn ti khỏch quan l
chõn lớ, s phự hp ny do
thc tin xỏc nh. Vỡ vy
thc tin l tiờu chun ca
chõn lý.

3. Kiểm tra, đánh giá:
1. Phác thảo sơ đồ quá trình nhận thức?

Quỏ trỡnh
nhn thc

Nhn thc cm tớnh( Trc quan sinh ng )
Nhn thc lớ tớnh( T duy tru tng)
Thc tin kim tra ỏnh giỏ , b sung nhn thc

2. Cú my loi chõn lý? ú l nhng loi no? Nờu vớ d?

Cú 2 loi chõn lý:

17


Chân lý tương đối

Chân lý tuyệt đối

Tri thức đúng nhưng chưa sâu
sắc, chưa toàn diện. (Đúng
trong điều kiện này nhưng sai
trong điều kiện khác)

Tri thức đúng, sâu sắc, toàn diện
trong mọi điều kiện, mọi hoàn
cảnh

VD: Định lý đảo: Hai tam giác
bằng nhau thì đồng dạng nhưng
2 tam giác đồng dạng thì chưa
chắc đã bằng nhau

VD: Quy luật tự nhiên: Trái đất
quay xung quanh mặt trời.
Quy luật xã hội: Không có gì quí
hơn độc lập tự do.
2.4. Hiệu quả đạt được trong việc sử dụng một số phương pháp dạy học
khi dạy bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức GDCD lớp
10 - THPT

1. Đối với học sinh
Về nhận thức, thái độ và hành vi.
Sau mỗi một khoá học theo phương pháp như trên tôi thấy học trò đã học
tập tích cực hơn nhiều. Ngoài việc xác định rõ nhiệm vụ học tập của mình các
em đã có ý thức hơn trong việc thực hiện pháp luật an toàn giao thông, có ý thức
bảo vệ môi trường, biết thương yêu đoàn kết chia sẻ với những hoàn cảnh khó
khăn trong cuộc sống .
- Các lớp đều thành lập quỹ từ thiện riêng ( Ủng hộ hội người mù, Người tàn
tật, Chất độc da cam, chia khó vùng cao, đông ám xứ Thanh, miền trung Tây
nguyên hạn hán, nhiễm mặn…)
- Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường quyét dọn lớp học sạch sẽ được thực hiện
hàng hàng ngày.
- Nề nếp lớp học có những chuyển biến tích cực, sinh hoạt 10 phút đầu giờ có
hiệu, HS đi học đúng giờ không bỏ buổi , bỏ tiết…
Học sinh có ý thức kính trọng và lễ phép với các thầy cô giáo trong trường thể
hiện là người có văn hoá.
- Những hoạt động sinh hoạt ngoại khóa (ngày 20/10, 20/11, 8/3, 26/3) hoặc
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động hướng nghiệp đều được
các em ở các khối lớp tham gia nhiệt tình đầy đủ .
Hiệu quả cụ thể : Tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính
hiệu quả của bài dạy bằng một câu hỏi kiểm tra 5 phút ở mỗi tiết học.
1.Kết quả thực nghiệm
Lớp



Giỏi

Khá


Trung bình

Yếu

18


Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ
%

SL

Tỉ lệ
%

29

30

59

06


12

0

0

14

28

27

53

10

19

0

0

17

35.4

27

56.3


04

8.3

0

0

Số

SL

10A4(TN)

51

15

10A2(TN)

51

10A6(TN)

48

2. Kết quả đối chứng
Giỏi


Khá

Trung bình
Tỉ lệ
SL
%

Yếu
Tỉ lệ
SL
%

36

18

38

06

13

15

35.7

19

45.3


04

9.5

17

35

20

42

06

13

Lớp


Số

SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

10A1(ĐC)


47

06

13

17

10A3(ĐC)

42

04

9.5

10A7(ĐC)

48

05

10

So sánh bảng thống kê cho thấy kết quả học tập của học sinh ở các lớp thực
nghiệm (10A2, 10A4, 10A6) tỉ lệ học sinh giỏi và khá cao hơn, học sinh có khả
năng ghi nhớ kiến thức và liên hệ thực tế tốt hơn học sinh ở các lớp đối chứng
(10A1, 10A3, 10A7) còn có học sinh yếu, đa số học sinh chưa vận dụng được
kiến thức bài học vào liên hệ thực tế của vai trò thực tiễn đối với nhận thức.

2. Đối với đồng nghiệp:
Khi thực hiện tiết dạy dự giờ thao giảng chuyên môn ở lớp 10A6 . Tôi đã
được các giáo viên trong tổ đánh giá cao, đặc biệt là tiết học sôi nổi, tích cực
không có vẻ trừu tượng và khó hiểu. Chính vì vậy, thông qua giờ dạy đã giúp
cho các em học sinh nắm được kiến thức một cách có hiệu quả hơn. Học sinh
đã cảm nhận và yêu thích môn học này nhiều hơn trước.

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Đề tài được nghiên cứu từ thực tiễn và kinh nghiệm giảng dạy 19 năm của
bản thân ở trường THPT Đào Duy Từ, thực sự đem lại cho học sinh kết quả cao
trong quá trình học tập, học sinh không chỉ nắm vững kiến thức lý thuyết mà còn
biết vận dụng liên hệ thực tế tốt, học đi đôi với hành.
Với việc “Sử dụng có hiệu quả một số phương pháp dạy học khi dạy bài 7:
Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Môn GDCD lớp 10 THPT” là một phương pháp quan trọng và mang lại hiệu quả cao trong giờ dạy.

19


Việc vận dụng phương pháp này làm cho học sinh dễ hiểu, học tập tích cực, ghi
nhớ kiến thức lâu hơn, làm cho giờ dạy GDCD trở nên gần gũi, sinh động, lôi
cuốn các em vào bài giảng, giúp các em hiểu được khái niệm, nội dung, ý thức,
trách nhiệm công dân về thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
trong đời sống xã hội. Đồng thời, bài học cũng là hành trang để học sinh bước
vào cuộc sống tương lai sau này.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
- Đề nghị các cấp lãnh đạo, tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất, các
loại băng hình, tranh ảnh, tài liệu... để giáo viên có thể thực hiện tốt việc đổi mới
phương pháp dạy học bộ môn GDCD tích cực và hiệu quả hơn. Thường xuyên
mở lớp bồi dưỡng để chúng tôi được tiếp nhận những thông tin thời sự tươi mới,

chính sách mới, văn bản mới để giáo viên không bị lạc hậu và giảng dạy tốt hơn
nữa.
- Để có một giờ dạy thành công, giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, công sức
và sự say mê nghề nghiệp, tích cực sưu tầm và biết lựa chọn tranh ảnh tiêu biểu
phù hợp với từng bài dạy. Giáo viên phải không ngừng rèn luyện, học tập, bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng giờ dạy.
- Khi sử dụng tranh ảnh trực quan trên máy chiếu, yêu cầu giáo viên phải
hết sức linh hoạt, biết sử dụng máy tính kết nối máy chiếu thành thạo, phân bố
thời gian hợp lý cho các đơn vị kiến thức, tránh tình trạng tốn nhiều thời gian
dẫn đến "cháy giáo án".
- Trong quá trình áp dụng những phương pháp trên, giáo viên cần phải chủ
động, sáng tạo để điều chỉnh hoạt động của học sinh khi quan sát hình ảnh, thảo
luận nhóm tránh việc tự do thái quá để giờ học ồn không có hiệu quả.
“Sử dụng có hiệu quả một số phương pháp dạy học khi dạy bài 7: Thực
tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Môn GDCD lớp 10 - THPT” là
phương pháp giảng dạy đem lại hiệu quả cao trong dạy học GDCD, đó là điều
không thể phủ nhận. Tuy nhiên, chúng ta không tuyệt đối hoá bất kỳ một
phương pháp dạy học nào. Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên phải kết
hợp các phương pháp truyền thống và hiện đại vào bài giảng một cách linh hoạt
để đem lại niềm say mê, hứng thú học tập cho học sinh.
- Đề tài được nghiên cứu từ thực tiễn giảng dạy và kinh nghiệm của bản
thân, chắc chắn còn có những hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong được sự đóng góp ý
kiến của các đồng nghiệp, để tôi tiếp tục nghiên cứu, thiết kế và áp dụng
phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy bộ môn GDCD ngày càng có hiệu
quả hơn.

20


XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ

Thanh hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Bảo

21



×