Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy học môn giáo dục quốc phòng an ninh qua tiết 28 bài 6 lớp 10 cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.97 KB, 18 trang )

1. MƠ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Khu công nghiệp mới Lọc hóa dầu Nghi Sơn mỗi ngày có đến 10-15
nghìn công nhân làm việc trong môi trường lao động việc xảy ra các chấn
thương trong lao động là điều không tránh khỏi. Trường THCS và THPT
Nghi Sơn thuộc Khu công nghiệp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, nên hầu hết gia
đình các em đều làm lao động phổ thông có những tai nạn tưởng như đơn
giản nhưng các em không nắm được kỹ thuật sơ cấp cứu và băng bó vết
thương nên nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra.Tai nạn lao động là một sự cố
xảy ra bất ngờ, không có nguyên nhân rõ ràng tác động đến mọi mặt đời
sống cá nhân và cộng đồng.Trong các tai nạn đó, có những loại tai nạn chỉ
cần biết sơ cứu chấn thương và điều trị tại nhà nhưng có nhiều trường hợp
phải cấp cứu băng bó một cách kịp thời hạn chế tối đa thương vong cho
nạn nhân. Là giáo viên giảng dạy Giáo dục quốc phòng tôi có những trăn
trở, muốn trang bị cho mọi người và các em học sinh những kĩ năng cơ bản
về sơ cứu chấn thương, vì vậy tôi đưa ra một số kinh nghiệm giúp học sinh
tiếp thu kiến thức không chỉ bằng kênh nghe, kênh nhìn mà còn phải được
tham gia thực hành, vận dụng, trao đổi và được thể hiện suy nghĩ, những
chính kiến của bản thân ngay trên lớp học, trong từng giờ học. Để đạt được
điều ấy, giáo viên cần phải đổi mới cơ bản phương pháp dạy – học. Như
vậy, chúng ta mới có thể đào tạo được lực lượng lao động có kĩ năng cơ
bản về sơ cứu chấn thương, góp phần nâng cao tính an toàn và hiệu quả
trong lao động.
Đối với môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh, đây là một môn học chính
khóa, quan trọng nằm trong chương trình giảng dạy bậc THPT nhằm rèn
luyện, hình thành nhân cách, nâng cao ý thức quốc phòng, củng cố nền
quốc phòng toàn dân vững mạnh. Do đó, việc tìm tòi, nghiên cứu, đổi mới
phương pháp dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh là vô cùng ý
nghĩa. Nó góp phần “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
học sinh”, “bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú


học tập cho học sinh” (Luật Giáo dục, điều 28).

1


1.2. Mục đích nghiên cứu.
Giúp cho học sinh nắm bắt được các kĩ năng băng bó cứu thương nhằm
hạn chế tối đa các thương vong xảy ra.
1.3. Đối tượng nghiên cứu. Trong đề tài này, tôi đưa ra “Một số kinh
nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An
ninh qua tiết 28 – Bài 6: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và
băng bó vết thương”
1.4. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài này tập trung nghiên cứu đối tượng
học sinh THPT khối 10 ở trường THCS&THPT Nghi Sơn-Tĩnh Gia.
Dùng phương pháp quan sát, điều tra điều tra giáo dục, phân tích tổng kết
rút ra kinh nghiệm, phương pháp thống kê, thực nghiệm sư phạm, trực
quan, siêu tầm tài liệu…
2. PHẦN NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lí luận.
Đổi mới phương pháp day học đamg là vấn đề quan tâm hàng đầu trong
nền giáo dục hiện nay.Trong đại hội đảng lần thứ VIII khẳng định:
Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo…từng bước áp dụng các
phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại trong quá trình dạy học. Đổi
mới phương pháp day học môn Giáo dục quốc phòng là một vấn đề quan
trọng giúp học sinh có hứng thú trong quá trình học tập lao động .
Xuất phát từ yêu cầu trên ,trong chuyên đề này tôi đưa ra giải pháp giúp
cho học sinh nâng cao hiệu quả học tập trong thực hành kỹ năng băng bó
vết thương môn Giáo dục quốc phòng –AN lớp 10 .
2.2. Thực trạng .
Hiện nay băng bó cứu thương đã được đưa vào các cấp học và được khu

Lọc hóa dầu nghi sơn phổ biến đến các xã thôn ,tuy nhiên còn nhiều hạn
chế như:
+ Việc tiếp thu nhưng kiến thức cơ bản và thưc hành băng bó chưa
được chú trong trong giảng dạy ít được thực hành chỉ giới thiệu sơ qua.

2


+ Nhiều học sinh chưa tiếp thu được các kiến thức kỹ năng cần thiết
trong quá trình học tập và làm việc nhất là những học sinh có học lực yếu
kém và coi thường môn học , hay dựa dẫm , đối phó, tình trạng học lệch.
Nguyên nhân của thực trang trên:
+ Trong một tiết dạy thực hành để chuẩn bị dụng cụ mất thời gian,
công sức chuẩn bị của một giáo viên.
+ Tốn kém về kinh phí trong quá trình giảng dạy và thực hành chưa có
sự hỗ trợ của nhà trường.
2.3. Các giải pháp thực hiện.
Căn cứ vào thực trạng trên, để việc dạy – học tiết 28 – Bài 6: “Cấp
cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương” đạt hiệu quả
cao, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
3.1. Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
Phương pháp tự học là phương pháp cốt lõi trong các phương pháp
học. Khi học sinh biết tự học đồng nghĩa với việc các em đang rèn cho
mình ý chí, nghị lực và có niềm đam mê chiếm lĩnh biển lớn tri thức mênh
mông của nhân loại, đưa các em đến với thành công.
Trong quan niệm của nhiều học sinh, môn Giáo dục quốc phòng –
AN, không cần phải chuẩn bị bài trước khi lên lớp. Nguyên nhân chính
xuất phát từ phía giáo viên không giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu
từng tiết học từ đầu năm học. Việc chuẩn bị bài của học sinh trước khi lên
lớp đối với môn Giáo dục quốc phòng – AN cũng rất quan trọng, thiết thực.

Nó giúp các em nắm được phần nào kiến thức của bài học mới, chủ động,
tích cực, sáng tạo hơn khi học trên lớp và có sự gắn kết giữa môn học với
thực tế đời sống. Vì vậy trước mỗi tiết học về môn Giáo dục quốc phòng –
AN, giáo viên cần hướng dẫn học sinh soạn bài ở nhà. Cách soạn có thể
theo câu hỏi sách giáo khoa kết hợp với mục đích dạy học của người thầy,
chất lượng giờ dạy sẽ cao hơn rất nhiều.
3.2. Giải pháp 2: Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy - học
- Giáo viên cần đặt học sinh vào tình huống có vấn đề bằng hệ thống
câu hỏi từ thấp đến cao như câu hỏi tái hiện, câu hỏi vận dụng, câu hỏi
nhận xét và đánh giá kết hợp với hình ảnh, video… để lôi cuốn học sinh
3


vào bài dạy, tạo hứng thú, phát huy tính sáng tạo, khả năng tư duy cho các
em.
- Giáo viên gợi cho học sinh vận dụng những kiến thức đã được biết
đến từ cấp Trung học cơ sở cùng sự liên hệ từ đời sống thực tế để học sinh
thấy được tính thực tiễn quan trọng của tiết học đối với mỗi người.
- Giáo viên tổ chức học sinh chiếm lĩnh kiến thức thông qua việc
tăng cường kết hợp hình thức học tập cá thể với học tập hợp tác. Tuỳ từng
đơn vị kiến thức và mục đích dạy học mà giáo viên tổ chức học sinh hoạt
động độc lập hay hoạt động hợp tác (theo tổ, nhóm). Hoạt động độc lập
giúp học sinh được bộc lộ, khẳng định ý kiến, qua đó người học nâng mình
lên một trình độ mới. Hoạt động hợp tác (mỗi tổ 6 đến 8 người) làm tăng
hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vướng mắc, vấn đề gay
cấn, cấp thiết. Như vậy, thông qua hoạt động kiểu này sẽ giúp học sinh làm
quen dần với sự phân công hợp tác trong trong học tâp .
3.3. Giải pháp 3: Đổi mới, nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy – học
Thiết bị dạy học đầy đủ là một trong những điều kiện quyết định
thành công của việc đổi mới phương pháp dạy – học, hướng học sinh vào

hoạt động tích cực, chủ động.
Trong từng tiết dạy, việc kết hợp linh hoạt giữa phương tiện dạy –
học truyền thống (Sách giáo khoa, giáo án, tranh ảnh,…) và các phương
tiện nghe nhìn như băng hình, các CD, máy chiếu hắt, máy chiếu đa năng,
máy vi tính, các thiết bị hiện đại sẽ tạo động lực khuyến khích tư duy sáng
tạo của học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học, phát triển năng lực thực hành.
Đặc biệt có được các thiết bị dạy – học hiện đại thích hợp, giáo viên sẽ
phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong quá trình dạy làm cho hoạt
động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn.
Để thực hiện tốt các giải pháp trên, qua tiết 28 – Bài 6: “Cấp cứu ban đầu
các tai nạn thông thường và băng bó vết thương”, tôi xin đưa ra một số
biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện như sau:
3.3.1. Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị bài ở nhà
Ở tiết dạy 28 – Bài 6 nói riêng và môn Giáo dục quốc phòng – AN
ninh nói chung, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh soạn bài theo cách
sau:
4


- Đối với học sinh mỗi em chuẩn bị một quận băng ,gạc,một quyển
vở ghi chung cả phần soạn bài và phần kiến thức học trên lớp.
- Cách soạn bài: Chia đôi vở, phần bên trái (hoặc bên phải) chuẩn bị
bài soạn thông qua hệ thống câu hỏi giáo viên cung cấp, phần vở còn lại để
bổ sung những thông tin cần thiết khi học trên lớp tiết thực hành Ví dụ:
Soạn bài tiết 28 – Bài 6: “Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường
và băng bó vết thương”, cách làm như sau:

Tiết 28 – Bài 6: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó
vết thương


Phần soạn bài

Phần bổ sung kiến
thức

Câu 1: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến chấn
thương?
……………………………………………………
.
Câu 2: Em cho một ví dụ vết thương ở phần
mềm , nêu cách băng?
……………………………………………………
.

Cách làm này có nhiều ưu điểm: học sinh đã nắm được một phần cơ
bản của bài học mới, chỉ bổ sung những kiến thức cần thiết từ giáo viên và
bạn bè nên có nhiều thời gian khắc sâu kiến thức trọng tâm và liên hệ thực
tế, phát huy được tính tự học, tích cực của học sinh.
3.3.2. Biện pháp 2: Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy – học
2.1. Yêu cầu chung

5


- Lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò tổ chức hướng
dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức thông qua những biện pháp đổi mới. Từ
đó giáo viên khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và tạo
bầu không khí học tập sôi nổi, thoải mái.
- Tổ chức học sinh lĩnh hội kiến thức qua hình thức kết hợp hoạt
động độc lập và hoạt động hợp tác (theo nhóm tổ).

- Tổ chức thảo luận vấn đề với hệ thống câu hỏi đi từ nhận biết, liên
hệ, mở rộng đến vận dụng ở mức độ cao.
2.2. Yêu cầu cụ thể.
a. Tạo tâm thế, hứng thú cho học sinh ngay từ kiểm tra bài cũ và
giới thiệu bài mới
Cách thức tiến hành như sau:
* Kiểm tra bài cũ
Đây là tiết 28 theo phân phối chương trình (bài 6). Giáo viên có thể
kiểm tra bài cũ bằng câu hỏi sau:
Câu hỏi: Em hãy nêu một vài vết thương thường găp ? Chúng ta thường
gặp những loại thương tích nào hay xảy ra ?
Gợi ý: Thương tích xảy ra ở bất cứ đâu chỗ nào cũng có thể gặp trong cuộc
sống học tập làm việc lao động do nhiều nguyên nhân trực tiếp hoặc gián
tiếp gây ra.
- Các thương tích thường găp
+ Nhóm thương tích gây ra không chủ ý như vui chơi, lao động...
+ Nhóm thương tích gây nên có sự chủ ý như bạo lực, đánh nhau,tự
tử, chiến tranh...
* Giới thiệu bài mới
Giáo viên cho học sinh xem lại toàn bộ cấu trúc bài học theo sơ đồ sau kết
hợp với dẫn vào bài mới: “Ở tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu mục I:
“Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường”, tiết học hôm nay chúng ta tìm
hiểu tiếp mục II: “Thực hành băng vết thương”. Đây là một nội dung cần
thiết để từ đó các em thấy rằng mỗi chúng ta có ý thức đươc sức khỏe ,an
toàn về bản thân mình và cộng đồng do thiết hiểu biết .Chảy máu nhiều
6


nếu không được sơ cứu kịp thời có thể làm cho nạn nhân bị choáng dẫn
đến tử vong.

Để nắm vững nội dung bài học mới các em xem sơ đồ sau.

b. Hướng dẫn học sinh tiếp thu nội dung kiến thức bài học theo phương
pháp đổi mới
Đây là tiết học cung cấp những kiến thức gần gũi với học sinh. Do
vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức chủ yếu bằng cách
thức hoạt động nhóm. Cách thức tiến hành như sau:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt
I. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông
thường .

GV: Cho học sinh xem một số
hình ảnh về các vết thương và
nêu câu hỏi:
II. Băng bó cứu thương.
Trong trường hợp một học - Học sinh nắm được nguyên tắc băng.
sinh nhảy xa bị ngã chảy máu
đầu gối các em thực hiên sơ
cứu như thế nào? Sau đó giáo 1. Mục đích
viên cho học sinh xem một số a. Bảo vệ cho vết thương khỏi bị ô
hình ảnh minh họa về một số

7


thương tích thường gặp.


nhiễm

- Băng kín, băng sớm vết thương có tác
dụng ngăn cản,hạn chế vi khuẩn từ môi
trường xung quanh sâm nhập vào vết
GV: Trong cuộc sống lao động
thương góp phần làm cho vết thương mau
và học tập thường xảy ra
lành
những chấn thương đáng tiếc
sảy ra do không nắm đươc kiến b. Cầm máu tại vết thương:
thức cơ bản
- Máu có ở khắp cơ thể sẽ theo vết
thương ra ngoài nhất là các vết thương
giập nát lớn,máu chảy nhiều, nếu được
băng ép chặt sẽ hạn chế việc mất máu,
-> Hình thức thảo luận:
góp phần tạo cho cơ thể chóng hồi phục.
+ Chiếu câu hỏi của 4 nhóm c. Giảm đau đớn cho nạn nhân.
lên máy đa năng.
- Vết thương khi đã băng chống sự cọ
+ Các nhóm thảo luận trong 5 sát,va quệt gây đau đớn làm cho vết
phút, ghi kết quả thảo luận vào thương yên tĩnh trong quá trình vận
phiếu học tập, sau đó cử một chuyển:
đại diện của nhóm 1 và nhóm 4
2. Nguyên tắc băng
trình bày. Các nhóm còn lại
a. Băng kín, băng hết các vết thương.
nghe, bổ sung.
-Khi băng các vết thương phải bình tĩnh

quan sát, kiểm tra kỹ để băng đũng chỗ
vết thương, nhất là khi băng trong điếu
kiện tròi tối hoặc có nhiều ngường bị
thương
b.Băng chắc đủ độ chặt.
không băng lỏng vì quá trình vận chuyển
dễ làm băng tuột do vậy phải băng dủ
chặt đẻ bảo vệ vết thương,vừa có tác
dụng cầm máu,nhưng cũng không băng
quá chặt làm cho máu không lưu thông
được

8


- Phải cởi hoặc xắn quần để bộc lộ vết
thương,dùng băng đã diệt khuẩn đẻ băng,
không dùng các vật bẩn đẻ đắp lên vết
thương, không băng trực tiếp vào quần áo
Sau khi các tổ đã thực hiện của người bị thương .
xong bài thực hành, giáo viên
c.Băng sớm băng nhanh.
nhận xét và chốt kiến thức.
- Phải băng ngay sau khi bị thương, tốt
nhất là người bị thương tự băng, hoặc
người xung quanh giúp, băng càng sớm
hạn chế được sự ô nhiễm và mất máu tại
vết thương.
- Phải băng nhanh đẻ khẩn trương đưa
người bị thương về các tuyến y tế cứu

chữa.
Không làm ô nhiễm vết thương, tránh sai
sót kỹ thuật như dùng tay bẩn sờ vào vết
thương .

- Giáo viên gọi 4 học sinh lên
thực hành bất kỳ một vết 3. Các loại băng.
thương, giáo viên quan sát a.Các kiểu băng cơ bản
nhận xét và đánh giá .
- Có nhiều kiểu băng được sử dụng để
băng vết thương như : Băng chữ x,băng
hình số 8, băng vòng xoắn, băng tam
giác... tuy thuộc vào từng vết thương mà
đưa ra kiểu băng cho phù hợp như băng
GV: Em có suy nghi nghĩ gì cuộn, băng cá nhân, băng tam giác, băng
bốn dải...
khi học thực hành băng bó nội
Tóm lại :
dung tiết học hôm nay ?
Trong sinh hoạt và làm việc thường sảy ra
các tai nạn, Nạn nhân thương chủ quan
tưởng chưng như đơn giản mà ta không
hiểu được mục đích nguyên tắc băng
băng vết thương và các kiểu băng đơn
giản mà nạn nhân ... .
9


3.3.3. Biện pháp 3: Sử dụng phù hợp, linh hoạt các phương tiện dạy học truyền thống kết hợp với hiện đại.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức ở trên lớp , giáo

viên sử dụng các phương tiện dạy – học một cách thích hợp sẽ phát huy
được nhiều khả năng sáng tạo của học sinh. Đặc biệt, những ứng dụng của
công nghệ thông tin sẽ làm cho hoạt động học của học sinh trở nên sôi nổi,
hưng phấn, khơi dậy niềm đam mê, thích thú, phát huy tối đa tính chủ
động, tích cực của học sinh.
Cụ thể như sau:
- GV sử dụng máy chiếu đa năng soạn thảo trên phần mềm Power
Point cho HS xem một số hình ảnh về cách băng các vết thương .
Ví dụ:
* Một số hình ảnh về băng bó vết thương
hình ảnh 1.Vết thương cổ tay

Kỹ thuật băng cổ tay vòng xoắn “ Băng lò xo ”

10


Vết thương ở cẳng chân

Kỹ thuật băng cẳng chân hình số 8

11


Vết thương đầu

12


Các bước kỹ thuật băng đầu ‘‘ Băng vòng gấp lại ”


Vết thương đầu gối

Kỹ thuật băng gối ‘‘Băng rẻ quạt ”

13


Đồng thời để học sinh hiểu và nắm bắt được kỹ thuật băng vết thương, giáo
viên cho học sinh xem các kỹ thuật bằng (kèm trong file SKKN:
giaoducquocphong-anninh – Trần văn Thục – THCS & THPT Nghi Son ).
GV dùng phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm về kỹ thuật băng bó
vết thương. Mẫu phiếu học tập có thể làm như sau:
* Ví dụ về mẫu phiếu học tập tổ 1:
Trường THCS& THPT Nghi Sơn

PHIẾU HỌC TẬP
Môn: Quốc phòng – An ninh

NHÓM 1
Câu hỏi: Em hãy nêu sơ cứu vết thương phần mềm ?

14


Trả lời:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

Học sinh trả lời đáp ứng yêu cầu sau.
- Rửa vết thương bằng nước sạch ,xoáy ốc từ trong ra ngoài.
- Nếu có dùng dung dịch sát trùng xung quanh vết thương.
- Đặt gạc phủ kín vết thương và băng lại.
- Kiểm tra lưu thông máu sau khi băng.

Giáo viên có thể thay hình thức thảo luận trên phiếu học tập bằng viết ở
giấy trong và trình bày trên máy chiếu hắt nếu điều kiện thuận lợi (có
phòng học đa năng). Việc sử dụng máy chiếu hắt và máy chiếu đa năng
một cách hợp lí cũng đem lại cho giờ dạy hiệu quả cao.
Kết quả.
4.1. Kết quả thưc nghiệm của đề tài.
Năm học 2016 – 2017, tôi được nhà trường phân công dạy 6 lớp 10
là 10A1, 10A2, 10A3, 10A4. 10A5,10A6, Sau khi dạy xong tiết 28 – Bài 6:
“Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương”, tôi
tiến hành kiểm tra 15 phút. Nhìn chung việc tiếp thu bài dạy và vận dụng
bài học vào thực tế chưa cao. Số lượng bài đạt mức điểm trung bình, trung
bình khá chiếm đa số, điểm giỏi không có em nào.
Khảo sát kết quả cụ thể ở lớp 10 A6 như sau:

15


Điể
m

0.0 - 4.5 5.0 - 5.5 6.0 - 6.5 7.0 - 7.5

8.0 - 8.5 9.0- 10.0


Số HS
01

2.1%

10

21.3%

28

59.6%

08

17.0%

0

0,0%

0

0.0%

Từ thực trạng trên, để dạy – học đạt hiệu quả cao hơn, tôi đã tìm tòi
nghiên cứu, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy – học tiết 28 – Bài 6: “cấp
cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương” theo đặc
trưng của môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh, tạo được sự say mê, hứng
thú, tích cực học tập cho học sinh và định hướng cho các em chủ động nắm

bắt nội dung môn học và hiểu sâu sắc hơn bài học.
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp
dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh kết hợp với quá trình thử
nghiệm trong giảng dạy trực tiếp từ lớp 10a6 trường THCS&THPT Nghi
Sơn năm học 2016 - 2017, tôi đã thu được kết quả sau đây để làm bài học
rút kinh nghiệm:
- Trong Tiết 28 – Bài 6: “Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường
và băng bó vết thương”, học sinh rất hứng thú học tập, tích cực và chăm
chỉ , nắm nội dung bài học sâu sắc hơn, đầy đủ hơn.
- Đặc biệt, học sinh nhận thức được một cách tương đối đầy đủ về
các kỹ thuật băng bó cứu thương và tỏ thái độ quyết tâm cao đẻ giảm thiểu
tối đa các thương vong cho con người.
Kết quả khảo sát chất lượng học sinh sau khi học thực hành nội dung
băng bó như sau:
* Lớp 10A6:

16


Điểm
0.0 - 4.5 5.0 - 5.5 6.0 - 6.5 7.0 - 7.5

8.0 - 8.5 9.0 - 10.0

Số HS
0
0

0.0%
0.0%


14
22
09
02

29.8%
46.8%
19.1%
4.3%

Có thể nói đây là một kết quả khả quan, việc áp dụng phương pháp dạy
– học theo hướng đổi mới đã cho thấy chất lượng dạy và học được nâng lên
một bước.
4.2. Bài học kinh nghiệm .
- Phương pháp dạy học của giáo viên Giáo dục Quốc phòng – An
ninh có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ trong việc tiếp thu kiến thức
mà còn thông qua đó nhằm rèn luyện hình thành nhân cách giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng, củng cố
nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Do vậy, việc đổi mới phương pháp
dạy học đối với môn Giáo dục quốc phòng – An ninh ở bậc THPT là yêu
cầu cần thiết, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò nhằm thực hiện tốt
cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong
nhà trường.
- Trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy – học lấy học sinh làm
trung tâm, người thầy tổ chức học tập bằng các hoạt động tích cực, học
sinh chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết.
Bên cạnh đó, mỗi học sinh cần phát huy tính tích cực, chủ động tinh thần
tự học, biến kiến thức của nhân loại thành kiến thức của mình.
- Người thầy bên cạnh những phẩm chất đạo đức tốt còn cần phải có

kiến thức sâu rộng, yêu nghề, tự trau dồi, tìm tòi, tích lũy nâng cao trình độ

17


chuyên môn. Học sinh luôn tìm thấy ở thầy một chỗ dựa vững chắc, một
niềm tin để thực hiện những ước mơ, hoài bão của mình.
3. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Qúa trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu,ứng dung thực tiễn giảng dạy bài “CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI
NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG”đã em lại
hiệu quả giúp học sinh rèn luyện kỹ năng phát huy tính tích cực chủ động
sáng tạo trong học tập đạt kết quả cao.
2. Một số kiến nghị. Căn cứ vào nội dung chương trình môn học và thực
tế giảng dạy ở trường THPT hiện nay, tôi xin đề xuất một số vấn đề sau:
- Đối với Sở Giáo dục:
Tạo điều kiện thuận lợi tổ chức các hội thảo chuyên đề đổi mới phương
pháp giảng dạy môn diáo dục Quốc phòng An ninh giúp giáo viên phát
triển chuyên môn trong giảng dạy.
Trong quá trình xây dựng và áp dụng sáng kiến,chúng tôi không thể
tránh khỏi các thiếu sót.Chúng tôi rất mong được sự nhân xét,góp ý của hội
đồng khoa học và đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện đề tài này.
- Đối với trường THCS & THPT Nghi Sơn.
Tăng cường cơ sở vật chất, tạo điều kiên cho giáo viên chuyên môn Quốc
phòng – An ninh
Trong quá trình xây dựng và áp dụng sáng kiến,chúng tôi không thể
tránh khỏi các thiếu sót.Chúng tôi rất mong được sự nhân xét,góp ý của hội
đồng khoa học và đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện đề tài này.


18


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 13 tháng 06 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Trần văn Thục

19



×