Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Giọng điệu trong di cảo thơ chế lan viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.65 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
NGUYỄN ANH TUẤN

NGUYỄN ANH TUẤN

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM

GIỌNG ĐIỆU
TRONG DI CẢO THƠ CHẾ LAN VIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

KHÓA: 19
HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN ANH TUẤN

GIỌNG ĐIỆU
TRONG DI CẢO THƠ CHẾ LAN VIÊN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. La Nguyệt Anh
(Chữ ký của người hướng dẫn)



HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam
với đề tài “Giọng điệu trong Di cảo thơ Chế Lan Viên”, tôi đã nhận được sự quan
tâm của Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, của
quí thầy cô giảng dạy chuyên ngành Văn học Việt Nam (Cao học khóa 19 – Đại
học Sư phạm Hà Nội 2). Đặc biệt, tôi vinh dự nhận được sự giúp đỡ hết sức tận
tình và nhiệt thành của Tiến sĩ La Nguyệt Anh - người trực tiếp hướng dẫn tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ La Nguyệt Anh, Ban Chủ nhiệm
khoa Ngữ văn, quí thầy cô, các phòng ban của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
cùng gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời
gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Nguyễn Anh Tuấn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực, không trùng lặp với bất cứ đề tài nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi
sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn
trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên


Nguyễn Anh Tuấn


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Lịch sử vấn đề

3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

7

4. Mục đích nghiên cứu

7

5. Phương pháp nghiên cứu


7

6. Đóng góp của luận văn

8

7. Cấu trúc của luận văn

8

NỘI DUNG

9

Chương 1. Những vấn đề chung về giọng điệu và Di cảo thơ
Chế Lan Viên

9

1.1. Giọng điệu và giọng điệu nghệ thuật

9

1.1.1. Giọng và giọng điệu

9

1.1.2. Giọng điệu thơ trữ tình


12

1.2. Chế Lan Viên và hành trình kiến tạo giọng điệu nghệ thuật

15

1.3. Vị trí Di cảo thơ trong sự nghiệp thi ca của Chế Lan Viên

20

Chương 2. Những sắc thái giọng điệu đặc trưng
trong Di cảo thơ Chế Lan Viên

23

2.1. Giọng suy tư, chiêm nghiệm

23

2.1.1. Suy tư, chiêm nghiệm về bản thể

23

2.2.2. Suy tư, chiêm nghiệm về thế sự, đời thường

32

2.2. Giọng chất vấn, đối thoại

36


2.2.1. Chất vấn, đối thoại về nghề

36

2.2.2. Chất vấn, đối thoại với người

43

Chương 3. Những yếu tố nghệ thuật góp phần biểu hiện giọng

54

điệu Di cảo thơ Chế Lan Viên
3.1. Ngôn ngữ thơ

54

3.1.1. Ngôn ngữ thơ giàu chất trữ tình

54


3.1.2. Ngôn ngữ thơ đậm tính tự sự

57

3.2. Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ

59


3.2.1. So sánh

59

3.2.2. Đối lập, tương phản và tương đồng

62

3.2.3. Câu hỏi tu từ

66

3.3. Thể thơ và nhịp điệu

68

3.3.1. Sự đa dạng trong nhịp điệu thơ tứ tuyệt

68

3.3.2. Cách tạo nhịp lạ trong thể thơ tự do

71

KẾT LUẬN

77

TÀI LIỆU THAM KHẢO


80

PHỤ LỤC

85


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Vận động và phát triển là phương thức tồn tại của văn học nghệ thuật.
Quy luật ấy mang tính phổ quát cho mọi nền văn học trên thế giới và ở mọi thời
đại. Đối với những nhà văn, nhà thơ lớn đã từng sống và sáng tác vào những thời
điểm lịch sử và văn học chuyển mình mang ý nghĩa bước ngoặt thì dấu ấn của chủ
thể sáng tạo càng thể hiện rõ nét trong tác phẩm. Nền văn học viết Việt Nam đã
có lịch sử hình thành và phát triển trên một nghìn năm nay. Qua bao nhiêu bước
thăng trầm, các thế hệ nhà văn Việt Nam đã xây dựng nên một nền văn học tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong cả chặng đường dài phát triển, có thể khẳng
định văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay được xem là giai đoạn có nhiều
bước biển chuyển mạnh mẽ nhất. Đây là thời kỳ văn học vận động và không
ngừng đổi mới theo xu hướng hiện đại hóa và dân chủ hóa cả về nội dung và hình
thức biểu hiện. Sự chuyển biến này có ý nghĩa cách mạng, làm thay đổi phạm trù
văn học, chuyển văn học Việt Nam từ thời trung đại sang hiện đại.
Nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, để chiếm lĩnh những giá trị
nhân văn và giá trị thẩm mĩ của nó, chúng ta không thể không chú ý đến sự vận
động và phát triển chung của cả nền văn học Việt Nam và cụ thể hóa ở những
tác gia, tác giả tiêu biểu.
1.2. Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt
Nam hiện đại. Con đường thơ của Chế Lan Viên trải dài hơn nửa thế kỷ, qua ba

thời kỳ: thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, thời kỳ kháng chiến và
thời kỳ sau 1975. Thơ ông luôn có sự tìm tòi, khám phá và sáng tạo, gắn với một
phong cách đặc sắc và có vẻ đẹp riêng. Thơ Chế Lan Viên được đánh giá là đạt
đến đỉnh cao về tư tưởng, nghệ thuật và có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn
học nước nhà. Trong tiến trình phát triển của thơ Việt Nam hiện đại, hiếm có
một nhà thơ nào chiếm lĩnh được cả ba đỉnh cao ở cả ba thời kỳ sáng tác như
Chế Lan Viên. Chính tài năng và những thành tựu to lớn trong sự nghiệp sáng
tác mà Chế Lan Viên đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt là


2
những vần thơ Di cảo được người bạn đời của ông - nhà văn Vũ Thị Thường
miệt mài sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu cùng bạn đọc ba tập Di cảo thơ vào
các năm 1992, 1993, 1996. Mặc dù phần lớn Di cảo thơ mới chỉ ở dạng phác
thảo nhưng tác phẩm đã cho ta thấy một Chế Lan Viên chân thực, luôn trăn
trở không ngừng để đổi mới bản thân, một con người dám sống thật với chính
mình, dám nói lên tiếng nói của mình.
1.3. Trong thế giới nghệ thuật của Di cảo thơ Chế Lan Viên thì vấn đề
“giọng điệu” giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Nó đã góp phần tạo nên chân
dung một Chế Lan Viên mới, mang lại cho Di cảo thơ những giá trị riêng. Giọng
điệu nghệ thuật thơ Chế Lan Viên đã được nghiên cứu ở nhiều mức độ khác
nhau. Nhưng việc nghiên cứu chuyên sâu giọng điệu Chế Lan Viên ở từng giai
đoạn sáng tác vẫn còn nhiều bỏ ngỏ với nhiều khía cạnh cần được kiến giải thấu
đáo, thấy được những đặc sắc nghệ thuật trong từng giai đoạn sáng tác của tác
giả. Bởi vậy, nghiên cứu giọng điệu trong Di cảo thơ Chế Lan Viên là một việc
làm hữu hiệu để thấy được nét độc đáo trong phong cách, sự ổn định, vận động,
biến đổi cùng những đóng góp của Chế Lan Viên trong tiến trình thơ Việt Nam
hiện đại.
1.4. Thơ Chế Lan Viên “là một minh chứng cho sức nghĩ, sức cảm của một
tâm hồn thơ không ngừng tỏa sáng trong suốt cuộc đời từ những vần thơ tài

năng của tuổi mười sáu trong những trang Di cảo cuối đời” [1, tr.12]. Nhiều tác
phẩm của Chế Lan Viên được đưa vào giảng dạy trong chương trình ngữ văn ở
các cấp học từ Trung học đến Cao đẳng, Đại học. Tìm hiểu thơ Chế Lan Viên
nói chung, vấn đề giọng điệu trong Di cảo thơ Chế Lan Viên nói riêng sẽ góp
phần thiết thực vào việc giảng dạy, nghiên cứu tác giả, tác phẩm trong nhà
trường. Chúng tôi hi vọng việc nghiên cứu đề tài này sẽ là sự để bổ sung thêm
kiến thức về Chế Lan Viên đồng thời góp phần khẳng định tài năng và phong
cách nghệ thuật của nhà thơ.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giọng
điệu trong Di cảo thơ Chế Lan Viên”.


3
2. Lịch sử vấn đề
Chế Lan Viên là cây đại thụ trong thi ca Việt Nam hiện đại. Thơ Chế Lan
Viên thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình văn học với nhiều ý
kiến. Đặc biệt, ngay khi ba tập Di cảo thơ của Chế Lan Viên ra mắt đã dành
được những tình cảm yêu mến của bạn đọc, sự quan tâm lớn của các nhà nghiên
cứu phê bình.
Trong Đôi điều suy nghĩ bộc bạch cùng bạn đọc, tác giả Phong Lan viết:
“Cũng giống như bất kỳ nhà văn, nhà thơ lớn hiện đại nào khác, việc đánh giá
từng tác phẩm nói riêng hay toàn bộ sự nghiệp văn chương của Chế Lan Viên
nói chung trải dài trong suốt sáu mươi năm, hẳn không tránh khỏi ở thời kỳ này
hay thời kỳ khác, ở tác giả này hay tác giả khác, do chi phối của lịch sử hay sự
ràng buộc của điều kiện khách quan, chủ quan nào đó mà đã có nhiều cách
đánh giá thơ ông khác biệt nhau, thậm chí trái ngược nhau tùy theo quan điểm
thẩm định riêng của mỗi thời và mỗi người. Đó cũng là điều bình thường và là
quyền của người viết. Lẽ thường xưa nay, nhà văn tầm vóc càng lớn, các tác
phẩm của họ càng đa diện, đa thanh, đa sắc, đa tầng bao nhiêu thì sự đánh giá
họ càng phong phú, phức tạp bấy nhiêu. Tuy nhiên, rồi sự định giá công tâm

sáng suốt và đáng tin cậy nhất bao giờ cũng là của thời gian và các thế hệ độc
giả hôm nay và mai sau” [25, tr.32].
Trần Thanh Đạm đã viết: “những bài thơ đang còn dở dang anh để lại trong
Di cảo phần lớn là những chiếc lá thơm hái lúc về già, mỗi chiếc mang một chút
hương tư tưởng từ cuộc đời anh như cây đó lâu năm ruột hóa thành trầm và
hương trầm đó đã chuyển chất thơm lên lá. Đó là những mảnh suy tư và xúc cảm
về vũ trụ, về nhân sinh, về nghệ thuật, về thơ”. Đồng thời ông khẳng định:
“Trong các nhà thơ của thế kỉ chúng ta, Chế Lan Viên vẫn là nhà thơ giàu chất
triết lí hơn cả” [48, tr.106].
Tác giả Võ Tấn Cường viết bài Di cảo thơ Chế Lan Viên coi đó là “di chúc
thơ về cuộc đời và nghệ thuật... đã gây nên những dao động về cảm xúc thẩm mỹ
trong người đọc” và nhà thơ “hướng về những triết lý nhân sinh sâu thẳm và sinh


4
tồn của nhân loại”. Tác giả Trần Hoài Anh với bài viết Nhà thơ trong quan niệm
thơ Chế Lan Viên đã nhận xét: “trong tư duy của Chế Lan Viên nhà thơ không
phải là người bình thường mà vẫn là người nghệ sĩ có phẩm chất khác thường.
Song cái khác thường ở đây không phải là một kiểu lập dị, xa lạ đối với thế giới
con người mà đó là cái khác thường cần có và phải có trong phẩm chất mỗi thi
nhân.” [45, tr.93]. Tác giả Huỳnh Văn Hoa trong bài Chế Lan Viên với cái nhìn
nghệ thuật trong viết cho rằng: “vấn đề sống chết, ý nghĩa thời gian, về công
nghiệp một đời người, về cõi quên là những vấn đề triết học muôn đời của con
người” [40, tr.287]. Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên trong bài Chế Lan Viên
- Người đi tìm mặt nhận xét: “Thành thực giãi bày và thừa nhận những góc khuất
đời thật của mình, đó là điểm khá thú của Di cảo thơ Chế Lan Viên” [48, tr.216].
Những ý kiến trên cho thấy sự chuyển hướng trong tư duy thơ, bản lĩnh
nghệ thuật của Chế Lan Viên, khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của
Chế Lan Viên qua những vần thơ được tiếp tục công bố sau khi tác giả qua đời.
Vấn đề giọng điệu nghệ thuật ở thơ Chế Lan Viên sau 1975, đặc biệt là

giọng điệu trong ba tập Di cảo thơ cũng nhận được nhiều đánh giá. Bản thân nhà
thơ đã tuyên ngôn về sự chuyển giọng trong sáng tác thi ca của mình: “Giọng
cao bao nhiêu năm, giờ anh hát giọng trầm” (Giọng trầm) [62, tr.187]. Có ý
kiến cho rằng “giọng trầm” trong Di cảo thơ là bước lùi, yếu đuối. Tác giả
Nguyễn Bá Thành trong bài Đọc hai tập Di cảo thơ cũng nhận thấy: “Chế Lan
Viên chủ động đổi giọng”, “cố tình xuống giọng” [43, tr.114]. Theo tác giả,
giọng điệu trong Di cảo: “là giọng thơ đơn lẻ, não nùng và có phần chua chát”.
Giọng thơ từ “than” thành “hỏi”, từ “hát” thành “nói”: “Xưa tôi hát mà bây
giờ tôi tập nói - Chỉ nói thôi mới nói hết được đời”; “Thơ Chế Lan Viên giờ đây
là lời độc thoại để tự trấn an”; “ở Di cảo Chế Lan Viên rơi vào cái trận đồ siêu
hình... hạ thấp thơ mình” [43, tr.116].
Bên cạnh đó, khi nhận xét về giọng điệu trong Di cảo thơ, có nhiều ý kiến
khẳng định tính tích cực của sự chuyển giọng trong sáng tác của Chế Lan Viên.
Trần Thanh Đạm khi tìm hiểu Những vần thơ triết lý của Chế Lan Viên qua


5
những trang Di cảo đã nhận thấy “cách nói riêng” của Chế Lan Viên và cho
rằng: “Cái hay của những bài thơ triết lý như trên thường ở giọng thơ. Cái khác
nhau cũng ở đó. Có giọng than thở, đau buồn. Có giọng ung dung, thanh thản.
Giọng thơ Chế Lan Viên thuộc loại thứ hai” [48, tr.117]. Tác giả Hoài Anh
trong bài Chế Lan Viên - một bản lĩnh, một tâm hồn thơ phong phú, đa dạng và
bí ẩn lại nhận xét về những vần thơ cuối đời của Chế Lan Viên “mang giọng
tiêu tao, hiện thực pha màu huyền ảo”[45, tr.102]. Tác giả Nguyễn Quốc Khánh
trong bài viết Di cảo thơ Chế Lan Viên - hành trình tìm lại chính mình đã khẳng
định những vần Di cảo “đã giúp cho chúng ta nhìn ra nhiều mặt khác nhau của
một thiên tài”: “Chúng ta từng biết, từng quen với “màu sen đỏ rực”, cùng với
giọng cao hùng tráng của thơ ông suốt ba chục năm qua. Nay chúng ta cũng cần
biết “nỗi buồn hoa súng”, và giọng trầm buồn nhưng không kém phần âm vang
và ám ảnh của thơ ông” [47, tr.432]. Nhà thơ Vũ Quần Phương qua bài Chế Lan

Viên trong Di cảo đã viết: “Đọc các tập Di cảo... chúng ta được biết thêm một
thế giới khác nữa của Chế Lan Viên. Đây chính là thơ bổ sung, thế giới bổ sung
vào đời thơ Chế Lan Viên. Chúng ta sẽ còn tốn nhiều bút mực về các thi phẩm
này” [46, tr.218]. Đánh giá về những bài thơ trong Di cảo, nhà thơ Vũ Quần
Phương nhận xét: “Về kết cấu bài có thể chưa hoàn chỉnh, đôi câu, đôi đoạn còn
non lép hoặc trùng chất liệu với các bài khác, nhưng chủ đề, ý tứ đã rõ và chúng
như có riêng một giọng thơ, một cách nói. Cái cách nói như đang chuyện trò,
đang lập luận, bình dị, bình dân” [46, tr.220-221]. Tác giả nhận thấy ở những
vần thơ Di cảo, Chế Lan Viên “Không lạc quan mà là chiêm nghiệm những
chiêm nghiệm trụi trần, không màu mè mỹ tự nhưng sâu sắc” [47, tr.223].
Đoàn Trọng Huy trong nhiều bài viết đã đề cập đến vấn đề giọng điệu thơ
Chế Lan Viên sau 1975, nhất là giọng điệu Di cảo thơ. Khi tìm hiểu Khuynh
hướng vận động thơ Chế Lan Viên từ sau 1975, tác giả Đoàn Trọng Huy nhận
thấy: “Chế Lan Viên luôn tỉnh táo lựa chọn giọng điệu phù hợp với thời sự” [20,
tr.113]. Tác giả cho rằng: “Sự chuyển giọng đâu chỉ là yêu cầu của hình thức
nghệ thuật đơn thuần. Giọng thơ nói lên chính chuyển biến điệu tâm hồn nghệ


6
sĩ” [20, tr.115]. Cụ thể hơn, trong bài viết Đọc những trang để lại, thêm hiểu
một hồn thơ Di cảo, Đoàn Trọng Huy nhận thấy: “Những tập thơ tiếp theo nhau
từ sau 1975 Hái theo mùa, Hoa trên đá, Ta gửi cho mình đã đánh dấu một
chặng đường sáng tác mới của Chế Lan Viên, chặng đường thơ chuyển mạnh
vào loại đề tài thế sự đời thường với giọng trầm tư sâu lắng” [21, tr.209]. Trong
bài viết Chế Lan Viên - Độc đáo một tiếng thơ giàu sắc điệu, tác giả Đoàn Trọng
Huy đã khái quát Sự vận động và biến hoá giọng điệu thơ Chế Lan Viên. Theo
tác giả: “một cách tóm lược, ta có thể nhận diện được giọng điệu cơ bản như âm
hưởng thơ của một thời”. Theo đó, tác giả đã phác thảo “một cái nhìn đại thể”
về giọng điệu thơ Chế Lan Viên:
“- Thời kỳ đầu đời: Giọng điệu sầu hận, kinh hoàng, gay gắt.

- Thời kỳ từ sau Cách mạng: Giọng điệu oai nghiêm, tha thiết, hào sảng.
- Thời kỳ cuối đời: Giọng điệu thâm trầm, suy tưởng, day dứt.
Mỗi thời kỳ, giai đoạn những giọng điệu ấy lại mang những sắc thái,
những cung bậc phong phú nội tại theo những càm hứng đa dạng, cụ thể khác
nhau”. Tác giả khẳng định: “Tiếng thơ Chế Lan Viên là một quá trình biểu hiện
của một giọng điệu biến hoá đa thanh sắc” [21, tr.216]. Ý kiến của Đoàn Trọng
Huy vừa khái quát, vừa cụ thể, cho chúng tôi một điểm tựa và sự gợi mở quí báu
trong quá trình tìm hiểu giọng điệu thơ Chế Lan Viên nói chung và giọng điệu
Di cảo thơ Chế Lan Viên nói riêng.
Như vậy, qua các ý kiến trên, có thể thấy, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến
giọng điệu chủ đạo và những sắc điệu riêng trong việc biểu hiện những nội dung
trữ tình trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên. Đó là tiếng thơ với những trăn trở
suy tư khi nghĩ về thế sự, đời tư, khi tranh biện, đối thoại, chất vấn… Nhưng do
mục đích nghiên cứu và những định hướng tiếp cận, chưa có công trình nào tập
trung tìm hiểu chuyên sâu về giọng điệu nghệ thuật trong Di cảo thơ Chế Lan
Viên hoàn chỉnh cả về hình thức biểu hiện lẫn nội dung. Trên cơ sở lịch sử vấn
đề đã nêu ở trên, chúng tôi sẽ cố gắng tìm tòi phát hiện vấn đề giọng điệu trong
Di cảo thơ Chế Lan Viên một cách toàn diện hơn.


7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Giọng điệu trong Di cảo thơ Chế Lan Viên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Những vấn đề lí luận về giọng điệu, giọng
điệu nghệ thuật thơ Chế Lan Viên và những yếu tố nghệ thuật góp phần biểu
hiện giọng điệu ấy.
- Phạm vi tư liệu nghiên cứu: ba tập Di cảo thơ I, II, III (1992, 1993, 1996)
của Chế Lan Viên đã xuất bản gồm 566 bài thơ. Khi cần thiết, chúng tôi có sự so

sánh với các tập thơ khác của Chế Lan Viên và của các nhà thơ cùng thời.
4. Mục đích nghiên cứu
Về mặt lí luận, chúng tôi cố gắng khẳng định thêm vai trò của giọng điệu
trong sáng tác văn chương. Trên cơ sở đó, luận văn thực hành nghiên cứu ba tập
Di cảo thơ và tập trung vào vấn đề trọng tâm là giọng điệu - một trong những
phương diện quan trọng thể hiện phong cách nghệ thuật.
Từ đó, chúng tôi hi vọng có thể góp thêm tiếng nói khẳng định vị trí đặc
biệt của ba tập Di cảo thơ trong hành trình nghệ thuật thơ Chế Lan Viên và phần
nào nhận diện toàn vẹn, chính xác hơn chân dung của nhà thơ. Qua đó làm nổi
bật giá trị nội dung Di cảo thơ cùng bước phát triển về phong cách nghệ thuật
thơ Chế Lan Viên, chỉ ra quá trình vận động của thơ Chế Lan Viên.
Mục đích cuối cùng mà đề tài hướng tới là nhằm vận dụng vào việc học tập,
nghiên cứu của sinh viên, đặc biệt là sinh viên khoa Ngữ văn trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 cùng những người yêu thích thơ Chế Lan Viên.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này có sự phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này giúp chúng tôi thống kê, tập hợp những bài thơ của Chế
Lan Viên trong ba tập Di cảo thơ, sau đó tiến hành phân loại theo những tiêu chí
khác nhau gắn với mục đích nghiên cứu của đề tài.


8
5.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Đánh giá, khẳng định một vấn đề bất kì, người nghiên cứu bao giờ cũng phải
đặt vấn đề ấy trong mối quan hệ với những vấn đề khác và chỉ trong quan hệ so
sánh đối chiếu, vị trí, giá trị của vấn đề mới được khẳng định. Với phương pháp
này, tác giả luận văn sẽ làm rõ hơn quá trình vận động, chuyển biến tất yếu trong
thơ Chế Lan Viên, làm rõ được nét độc đáo của giọng điệu trong Di cảo thơ.
Chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu chủ yếu trên bình diện lịch đại nghĩa là

nhằm so sánh đối chiếu Di cảo thơ Chế Lan Viên với những sáng tác khác của
ông để thấy sự vận động, phát triển, đổi mới của hồn thơ.
5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Sau khi thống kê số liệu và có những so sánh, tác giả luận văn sẽ tiến hành
phân tích các ý kiến, các chi tiết nghệ thuật, từ đó đưa ra sự nhìn nhận đánh giá về
giọng điệu Di cảo thơ. Từ những phân tích đó sẽ tổng hợp thành những luận điểm
chính nhằm làm rõ những sắc thái giọng điệu đặc trưng trong Di cảo thơ Chế Lan
Viên cũng như các yếu tố góp phần biểu hiện giọng điệu nghệ thuật của ông.
6. Đóng góp của luận văn
Chỉ ra những sắc thái giọng điệu trong Di cảo thơ Chế Lan Viên, những yếu
tố nghệ thuật góp phần thể hiện giọng điệu thơ của ông. Từ đây có thể thấy được:
- Thơ Chế Lan Viên ở hành trình cuối có sự vận động, thay đổi trong tư duy
nghệ thuật, quan niệm của nhà thơ.
- Phong cách thơ Chế Lan Viên thống nhất, nhưng ở mỗi giai đoạn phát
triển có những biểu hiện đa dạng, phong phú.
7. Cấu trúc của luận văn
Tương ứng với những mục đích nghiên cứu đặt ra, ngoài phần Mở đầu, Kết
luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong
ba chương như sau:
Chương 1. Những vấn đề chung về giọng điệu và Di cảo thơ Chế Lan Viên.
Chương 2. Những sắc thái giọng điệu đặc trưng trong Di cảo thơ Chế Lan Viên.
Chương 3. Những yếu tố nghệ thuật góp phần biểu hiện giọng điệu Di cảo thơ
Chế Lan Viên


9
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIỌNG ĐIỆU
VÀ DI CẢO THƠ CHẾ LAN VIÊN
1.1. Giọng điệu và giọng điệu nghệ thuật

1.1.1. Giọng và giọng điệu
Theo Từ điển văn học, giọng được xác định: “Độ cao thấp mạnh yếu của
lời nói, tiếng hát, cách phát âm riêng của một địa phương, cách diễn đạt bằng
ngôn ngữ, biểu thị tình cảm thái độ nhất định, gam đã xác định âm chủ”[15,
tr.298]. Cũng theo Từ điển văn học, giọng điệu được hiểu là: “Giọng nói, lối nói
biểu thị một thái độ nhất định; Ngữ điệu” [15, tr.295].
Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: giọng điệu vốn được ghép trên cơ sở hai thành
tố: giọng và điệu. Về cơ bản giọng “biểu thị mặt âm thanh “khí lực” của người
nói”, điệu “chủ yếu biểu thị đường nét, màu sắc của giọng” [5, tr.34]. Như vậy,
điểm chung giữa giọng và giọng điệu là đều nhấn mạnh đặc tính âm thanh của lời
nói.
Khi đề cập đến vấn đề âm thanh (sound) của diễn ngôn, giới nghiên cứu
thường sử dụng hai khái niệm voice và tone. Trong đó voice được hiểu là giọng;
tone được hiểu là giọng điệu. Bách khoa thư Mỹ định nghĩa: “Voice là âm thanh
được sinh vật phát ra”, “Tone là âm thanh được xét trong sự can thiệp của
trường độ, cường độ, âm sắc và âm lượng của nó” [dẫn theo 11, tr.9].
K.Danzger và S.Johnson khẳng định giọng điệu (tone): “Là một phạm trù có
liên quan đến tất cả các yếu tố tạo nên văn phong (style) bao gồm: cách diễn
đạt, hình tượng, cú pháp, âm thanh và nhịp điệu, là biểu hiện của một thái độ về
phía đối tượng (object) được nêu rõ hay ngụ ý” [dẫn theo 11, tr.10]. Katie
Wales trong Từ điển phong cách học quan niệm: “Giọng được dùng để miêu tả
ai là người nói”. “Giọng điệu được dùng với nghĩa một phẩm chất âm thanh
đặc biệt nào đó có liên quan đến những xúc cảm hoặc tình cảm đặc biệt nào đó.
Đôi lúc giọng điệu được dùng để chỉ một chất giọng phổ quát được điều hành


10
bởi một tác giả ẩn” [dẫn theo 11, tr.11]. M. Bakhtin lại đưa ra khái niệm “đa
thanh” nhằm ghi nhận sự phát triển của giọng và giọng điệu.
Trong văn học, giọng điệu (hay giọng điệu nghệ thuật) là yếu tố quan trọng

cấu thành nét đặc trưng riêng cho mỗi loại hình lời văn nghệ thuật, nó góp phần
khu biệt đặc trưng phong cách của nhà văn, khuynh hướng sáng tác. Theo Từ
điển thuật ngữ văn học, giọng điệu biểu hiện: “Thái độ, tình cảm, lập trường tư
tưởng, đạo đức của nhà văn đối với các hiện tượng được miêu tả thể hiện trong
lời văn, qui định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ
xa, gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…” [13,
tr.108].
Tiến hành hàng loạt phân biệt với ngữ điệu, nhạc điệu, nhịp điệu, tiết điệu,
Nguyễn Đăng Điệp đã thiết lập một hệ thống khái niệm đầy đủ, cặn kẽ về giọng
điệu. Ông cho rằng giọng điệu là một hiện tượng siêu ngôn ngữ, nó không nằm
ở trong một thành tố, một khu vực cục bộ mà nó toát lên từ toàn bộ tác phẩm.
“Giọng điệu là một phương diện biểu hiện quan trọng của chủ thể sáng tạo” [5,
tr.46] và: “Giọng điệu thể hiện thái độ, lập trường, cách nhìn của chủ thể phát
ngôn về đối tượng được nói đến và đối tượng mà lời văn ấy hướng tới” [5,
tr.341]. Giọng điệu là thứ hình thức mang tính quan niệm, bao giờ cũng là sản
phẩm sáng tạo đích thực của nhà văn và mang tính chất lượng, giọng điệu chính
là thần thái toát lên từ tác phẩm. Tìm hiểu giọng điệu chính là tìm hiểu ngôn ngữ
chủ thể - nhân lõi tạo thành phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Giọng điệu trong văn chương không phải được thể hiện ở chỗ nói cái gì
(nội dung nói) mà ở chỗ nói như thế nào (hình thức nói). Nhà văn, nhà thơ trước
khi bắt tay vào viết phải bắt đầu từ “khúc ca bên trong” như cách nói của
Larmartine, phải chọn được một giọng điệu từ một “tâm trạng mang màu sắc
nhạc tính” (quan niệm của M. Amaudov). Giọng điệu là một thành tố quan
trọng để làm nên “cấu trúc chỉnh thể” của tác phẩm nghệ thuật, tạo nên phong
cách nghệ thuật của người nghệ sĩ, là thước đo tài năng của người nghệ sĩ.


11
Trong văn học, khái niệm giọng điệu vừa được biểu hiện ở phương diện
ngữ âm: trầm, bổng, trong, đục, nhanh, chậm, dài, ngắn... vừa được biểu hiện ở

phương diện phong cách: nóng, lạnh, nhu, cương, khoan thai hay dồn dập, sôi
nổi, trân trọng hay mỉa mai, khinh bỉ hay ngợi ca, yêu thương hay căm giận,
mềm mại, dịu dàng hay cứng cỏi, kiên quyết, tha thiết gắn bó hay thờ ơ, lãnh
đạm... Giọng điệu là âm hưởng chung toát lên từ toàn bộ tác phẩm nghệ thuật.
Nó là hình thức bộc lộ rõ nhất chủ quan người nghệ sĩ. Toàn bộ cách cảm, cách
nhìn, phương pháp tư duy, kiểu nhận thức thế giới, tình cảm, thái độ, lập trường,
quan điểm, đạo đức của nhà văn được thể hiện đậm nét qua giọng điệu, tạo nên
giọng nói riêng, phong cách riêng, mang dấu ấn của cá tính sáng tạo, không thể
bắt chước hoặc thay thế. Vì vậy mà giọng điệu văn chương còn có ý nghĩa như
một tiêu chí để xác định chân tài của nhà văn. Như thế đứng ở bình diện thi
pháp, chủ yếu chúng ta tìm hiểu các giọng điệu gắn với tình điệu, với văn khí,
với hơi văn, mạch văn, giọng văn, cái giai điệu, cái “hồn” chi phối toàn tác
phẩm và đây chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất để phân biệt nhà
văn này so với nhà văn khác.
Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: “Giọng điệu tác phẩm là biểu hiện cụ thể của
giọng điệu nhà văn, và đến lượt mình giọng điệu nhà văn là cơ sở tạo nên âm
hưởng chung của một thời đại văn học. Tuy nhiên, giọng điệu nhà văn, nhà thơ
không phải là một hiện tượng tĩnh tại, bất biến mà vận động, biến hóa. Mỗi một
nghệ sĩ lớn thường là một nghệ sĩ tạo ra được một dải phổ giọng điệu rộng lớn,
phong phú mà thống nhất. Đó là sự thống nhất của cái đa dạng” [5, tr.342]. Từ
đó nó đề cao, coi trọng vai trò chủ thể sáng tạo.
Có thể phân loại giọng điệu theo nhiều cách: Phân loại theo sắc thái tình
cảm: giọng trang trọng hay thân mật, giọng mến thương hay gay gắt, dịu dàng
hay dữ dội...; Theo nội dung tình cảm: bi, hài, anh hùng ca, lãng mạn hiện thực;
Theo khuynh hướng cảm hứng: thông cảm, phê phán, khẳng định, phủ định, yêu
thương, căm thù; Theo cấu trúc giọng: giọng đơn, giọng chính, giọng phụ; Theo
cấu trúc thể loại: tự sự, trữ tình, chủ quan, khách quan... Ngoài ra còn có thể


12

phân chia giọng theo tính chất, đặc điểm của giọng: giọng tường thuật, giọng
nghi vấn, giọng mệnh lệnh, giọng hát, giọng ngâm...
1.1.2. Giọng điệu thơ trữ tình
Khrapchencô nhận định: “Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện
trong một môi trường giọng điệu nhất định, trong phạm vi của thái độ cảm xúc
nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó” [24,
tr.173]. Thực tế cho thấy, giọng điệu là một thành tố không thể thiếu được trong
việc xây dựng và triển khai tư tưởng, xúc cảm của nhà thơ. Ở một phương diện
khác, giọng điệu chịu áp lực của thể loại.
Thơ trữ tình chủ yếu được nói đến như một bản tự thuật tâm trạng cả chủ
thể và khách thể gần gũi nhau đến mức “trong đa số trường hợp xem như hòa
lẫn cùng nhau”. Trong các bài thơ trữ tình nhập vai, nhân vật có mối quan tâm
riêng, có cảnh ngộ và đời sống riêng. Việc đẩy nhân vật trữ tình ra khỏi tầm
kiểm soát thông thường của nhà thơ đã biến nhân vật có khi trở thành đối tượng
nhận thức của chính tác giả. Dù vậy, nhìn vào mối quan hệ ngầm ẩn bên trong,
người đọc có thể nhận ra nhân tố tự thuật tâm trạng và nhân tố nhập vai. Hai
nhân tố này khiến nhà thơ trở thành “một sự thống nhất trong hai con người”.
Chính trên cái nền thống nhất có tính bản chất này mà thơ trữ tình trực tiếp bộc
lộ giọng điệu tác giả, được chảy trong một trường nhìn, một kênh giọng chỉ đạo.
Vì thế, giọng điệu trữ tình là sự tương hợp nội tại giữa ý thức có tính độc thoại
và sự lựa chọn thể loại phù hợp.
Thơ trữ tình có điểm xuất phát từ thế giới bên trong, thế giới tinh thần
phong phú và bí ẩn của tâm hồn, của “trạng thái nội cảm” (Hêghen). Nó là “một
điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu” (Tố Hữu), là “tiếng vang cảm xúc”,
“tiếng lòng”... Thơ trữ tình là kiểu thơ thiên về tình cảm. Trong thơ trữ tình luôn
đề cập tới “cái tôi trữ tình” là biểu hiện tập trung của tính chủ quan trong thơ trữ
tình. Bởi vậy ở đó cuộc sống được nhận thức, lý giải, đánh giá bằng suy nghĩ,
tình cảm, thái độ, nhân cách của chủ thể trữ tình. Trong thơ trữ tình, nhà thơ



13
mượn lời thơ để nói với chính mình, để tự giải tỏa những xúc cảm, bức xúc đang
dồn dập trong lòng. Nó bộc lộ tất cả những gì trong sâu thẳm lòng người.
Giọng điệu nổi bật và bao trùm của thơ trữ tình là tự biểu hiện, thể hiện
trực tiếp, trực diện quan niệm, thái độ lập trường của nghệ sĩ mà giọng điệu thơ
mang tính chủ quan. Tự biểu hiện mình (và thời đại mình) qua niềm vui, nỗi
khổ, đớn đau, hạnh phúc, chua cay, ngọt bùi. Giọng điệu chung để thể hiện nội
dung thơ trữ tình là trình bày, giãi bày, tâm tình, thổ lộ các nỗi niềm, suy tư,
khát vọng để giải tỏa, giải thoát hoặc tìm sự đồng cảm, sẻ chia. Theo Bakhtin
“cả những cái xa lạ với mình nhà thơ cũng nói đến bằng tiếng nói của mình”
[dẫn theo 11, tr.34]. Nhà thơ trữ tình có thể viết về cái chung hay cái riêng,
nhưng dù là chung hay riêng bao giờ cũng phải gắn với một xúc cảm mãnh liệt,
chân thành tạo nên giọng điệu riêng của mình, thơ trữ tình là “bản tự thuật tâm
trạng”, là những mảng tâm trạng điển hình, những nhát cắt của dòng cảm xúc
mãnh liệt cho nên giọng điệu tác phẩm thường trùng khít, tương hợp với ý đồ tác
giả. Tâm trạng là trạng thái tâm hồn vừa cụ thể vừa trừu tượng không dễ gì gọi
tên ra được. Nó giống như một giai điệu đang vang lên trong tâm hồn. Giai điệu
ấy buồn hay vui, hạnh phúc hay đau khổ nó sẽ được biểu hiện ra bằng giọng
điệu tương tự, bằng nội dung tương tự.
Xuất phát từ quan điểm loại hình lịch sử, Nguyễn Đăng Điệp đã tiến hành
khảo sát các loại hình giọng điệu bao hàm từ thơ ca dân gian đến thơ ca trung
đại, thơ ca hiện đại và thơ lãng mạn, thơ siêu thực. Ông phát hiện giọng điệu
trong thơ dân gian là: “Giọng điệu của một tập thể, nó thể hiện cảm xúc, thái độ
của một lớp người, một tập thể nào đó chứ không phải là sản phẩm của một cá
tính sáng tạo đơn nhất, không lặp lại như thơ trữ tình sau này” [5, tr.343]. Thơ
trung đại: “Do tập trung thể hiện con người siêu cá thể, nhìn con người trong sự
tương thong với vũ trụ theo kiểu “tâm vật cảm ứng” nên giọng điệu chủ thể tuy
đã xuất hiện song chưa thật phát triển” [5, tr.343]. Thơ lãng mạn: “Do đặt lên
hàng đầu vai trò của cảm xúc cá nhân, nhìn thế giới qua lăng kính của cái tôi cá
nhân nên giọng điệu thơ ca đặc biệt nổi bật” [5, tr.344]. Còn thơ tượng trưng và



14
siêu thực thì yếu tố giọng điệu chìm xuống bởi đề cao những ám thị “vô thức” và
chủ trương lối viết “tự động”. Thơ cách mạng mang giọng điệu lạc quan, tin
tưởng vào tương lai sáng.
Giọng điệu bao giờ cũng chi phối đến các phương diện hình thức, được bộc
lộ qua những tín hiệu có tính hình thức. Giọng điệu không hiện ra chắp vá, rời
rạc mà được toát ra từ cách xây dựng nhịp điệu và khả năng điều phối các kỹ
thuật sử dụng hình ảnh, gieo vần, các thủ pháp nghệ thuật... tạo thành mối quan
hệ bên trong, góp phần làm nên sự thống nhất cơ bản của tác phẩm. Nó chi phối
toàn bộ các yếu tố khác của tác phẩm như ngôn ngữ, thể loại, kết cấu, âm thanh,
nhịp điệu, hình ảnh... Về giọng điệu và sức mạnh của ngôn từ, Liliem Jimenes
cho rằng: “Mỗi từ có tiếng nói riêng của nó, mỗi từ nôn nao một nỗi xúc động
riêng. Mỗi từ mang sẵn trong nó một tiếng vang cực kỳ sâu sắc Có những từ có
đọng cả nước mắt, mồ hôi, hơi thở con người” [dẫn theo 11, tr.21]. Từ đó ta thấy
mỗi nhà thơ có một ưu thế riêng trong việc sử dụng sức mạnh của ngôn ngữ tạo
nên giọng điệu thơ riêng cho mình. Nhà thơ luôn đi trên hành trình tìm được
giọng thích hợp với tâm trạng mình và ngôn ngữ phù hợp để biểu hiện tâm trạng
ấy. Thơ trữ tình luôn có một hệ thống biểu tượng, hình ảnh phong phú. Hình ảnh
trong thơ không chỉ có tính chất trực quan, mà nó còn có giọng của nó, việc lựa
chọn hình ảnh để tổ chức nên câu thơ, bài thơ cũng quan hệ gắn bó đến việc tạo
nên giọng điệu riêng. Hình ảnh trong thơ làm cho thế giới trữ tình vốn vô hình, vô
ảnh được hữu hình hóa. Về âm thanh, nhịp điệu ta thấy con người ở trạng thái tình
cảm nào, sẽ tự nhiên cất lên giọng điệu tương tự và nhịp điệu góp phần diễn tả cái
giọng điệu ấy. Trong tác phẩm, nhịp điệu xuất hiện trong hai tư thế là xương cốt
vận hành của giọng điệu, là tiết chế để giọng điệu thể hiện một cách trung thực
lập trường, thái độ, cảm xúc nhà thơ. Nhịp điệu trong thơ xuất hiện trên cơ sở
nhịp điệu của cuộc sống, mang bản sắc riêng của từng nhà thơ. Trong thơ, ngắt
nhịp hoàn toàn phụ thuộc vào bản chất của ngôn ngữ thơ chứ không phụ thuộc

vào quãng cách như trong âm nhạc. Ngữ điệu trong thơ là âm thanh biểu thị ở
giọng lên cao hay xuống thấp, lời chậm và nhanh, giọng mạnh và yếu, ngắt hơi


15
nhiều ít. Ngữ điệu vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của tính gợi cảm. Tính gợi
cảm tự nó không có ý nghĩa độc lập mà nó sống trong một văn cảnh nhất định.
Trong thơ trữ tình, ngữ điệu là một dấu hiệu mang tính chủ quan của người nghệ
sĩ và nó cũng là dấu hiệu của giọng điệu. Ngữ điệu trong thơ chia thành hai nhóm
cơ bản: thơ trữ tình điệu nói và trữ tình điệu ngâm. Trữ tình điệu ngâm là sản
phẩm của tư duy thơ truyền thống, biểu hiện cái phi ngã. Trữ tình điệu nói lại
hướng tới cái bản ngã, cái cá nhân. Phải đến trữ tình điệu nói, giọng điệu cá nhân
nghệ sĩ mới thực sự có đường nét; Mỗi thể loại thơ hàm chứa trong nó những sức
mạnh nội tại riêng nên nó phát ra những giọng điệu riêng: lục bát thường ngọt
ngào, vỗ về, song thất lục bát ngâm nga, thống thiết, sâu lắng, thơ năm chữ nén
chặt và bay bổng, thơ tự do chân thành phóng khoáng... Tùy sở trường, tùy chất
giọng của mỗi nhà thơ mà các thể loại thơ khác nhau được sử dụng. Chế Lan Viên
hay viết theo thể thơ tự do nhưng ông cũng có nhiều bài tứ tuyệt.
Giọng điệu hiện ra như một yếu tố cơ bản thuộc phong cách nghệ thuật,
giọng điệu cho phép người đọc nhận ra vẻ riêng nghệ sĩ, vừa có ý nghĩa như một
tiêu chí xác định chân tài nhà văn. Xét ở tầng sâu, giọng điệu còn chi phối cả kết
cấu nghệ thuật. Đây thực sự là mối liên hệ bên trong và sự chi phối, tương liên
này góp phần làm nên sự thống nhất cơ bản của tác phẩm. Giọng điệu còn bộc lộ
ở việc tổ chức, bài trí điểm nhìn nghệ thuật. Chính ở đây người đọc nhận ra thái
độ cảm thụ, cự ly soi ngắm hiện tượng, khoảng cách giữa cái đang nói và cái
được nói, mức độ gần gũi, xa cách, thân sơ hay ngợi ca, châm biếm của giọng
điệu; Giọng điệu bao giờ cũng in đậm dấu ấn cá tính nghệ sĩ. Dấu vết môi
trường, vùng miền văn hóa, các quan hệ có liên quan đến nhà thơ cũng góp phần
tạo nên sự phong phú và màu sắc độc đáo của giọng điệu.
1.2. Chế Lan Viên và hành trình kiến tạo giọng điệu nghệ thuật

Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng
10 năm 1920. Quê tại làng An Xuân, xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng
Trị. Song, từ lúc lớn lên, học hành, ông lại gắn bó đặc biệt với Bình Định. Chế
Lan Viên đã từng vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy học. Cách mạng


16
tháng Tám nổ ra, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy Nhơn, rồi
ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy
Anh. Thời kỳ này, Chế Lan Viên viết bài và làm biên tập cho các báo Quyết
thắng, Cứu quốc, Kháng chiến. Phong cách thơ của ông giai đoạn này cũng
chuyển dần về trường phái hiện thực. Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịch Tà
Cơn-đường 9 (Quảng Trị), Chế Lan Viên vinh dự gia nhập Đảng Cộng sản
Đông Dương. Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên
báo Văn học. Từ năm 1956 đến năm 1958, ông công tác ở phòng văn nghệ, Ban
tuyên huấn trung ương và đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo Văn
học (sau là báo Văn nghệ). Từ năm 1963 ông là ủy viên thường vụ Hội nhà văn
Việt Nam, ủy viên ban thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Ông cũng là đại biểu Quốc
hội các khóa IV, V và VI, Ủy viên Ban văn hóa - giáo dục của Quốc
hội. Sau 1975, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 19
tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống
Nhất, thành phố Hồ Chí Minh. Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ
Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 (1996). Con đường thơ của Chế Lan
Viên trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi
không ngừng của nhà thơ.
Tiếng thơ Chế Lan Viên là một quá trình biểu hiện của một giọng điệu đa
thanh sắc bởi ông là nhà thơ mang tâm hồn cực kỳ nhạy cảm, thích ứng rất
nhanh nhạy với các tiến bộ trong nghệ thuật.. Con đường thơ Chế Lan Viên chia
thành ba chặng: trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, từ 1945 đến 1975, sau
1975 và những năm cuối đời. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, Chế Lan

Viên luôn trăn trở giữa cái “Ta chung” và cái “Tôi cá nhân” kèm theo đó là sự
diễn biến đa dạng của các phương tiện biểu hiện trữ tình: thay đổi cảm hứng, sự
thay đổi của giọng điệu, ngôn ngữ, hình ảnh thơ...
Trong thơ Chế Lan Viên nổi lên những giọng điệu cơ bản. Thời kỳ đầu là
giọng điệu ảo não pha màu sắc huyền bí trong Điêu tàn. Người thanh niên trẻ họ
Phan lúc ấy đã nhập vai một công dân Chàm, than khóc cho đất nước Chiêm


17
Thành. Tâm hồn nhà thơ trôi lạc vào dòng sông Linh hư ảo với những hồn ma
vất vưởng, những thành quách đổ nát trong một sắc màu tàn lụi, kinh dị. Nhà thơ
chìm đắm trong bóng tối cô đơn lạnh lẽo với những cơn mê sảng: “Mi nhớ gì,
tưởng gì trong đêm tối / Mi trông mong ao ước điều chi” (Cái sọ người) [46,
tr.28], “Ai kêu ta trong cùng thẳm Hư Vô? / Ai réo gọi trong muôn sao, chới
với?” (Ngủ trong sao) [46, tr.29]. Thậm chí “Ta” như hoảng loạn: “Hồn của ai
trú ẩn ở đầu ta?” (Ta) [46, tr.30]. Hỏi ngoại cảnh, không có lời đáp, thi sĩ đành
quay về hỏi lòng mình: “Mảnh hồn ta tiêu diệt tự bao giờ?” [46, tr.31]. Với hồn
thơ cô độc, Chế Lan Viên tìm tới cảnh ngộ buồn đau. Giọng điệu thơ Chế Lan
Viên mang sắc độ sầu bi, uất hận với thái độ quyết liệt chối bỏ hiện tại, chối bỏ
cả sự tồn tại của chính mình:“Ai bảo giùm: Ta có Ta không?”.
Thời kỳ từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975, giọng điệu chủ
đạo trong thơ Chế Lan Viên là giọng hùng ca. Nếu tập Gửi các anh mới chỉ
đánh dấu sự chuyển giọng trong thơ Chế Lan Viên, thì Ánh sáng và phù sa là sự
định hình, phát lộ của một sắc điệu mới: hào sảng, say sưa ca ngợi đất nước và
cuộc đời mới. Đứng ở đỉnh cao của thời đại, với niềm tự hào của người dân làm
chủ đất nước, nhà thơ cất cao giọng hỏi: “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”.
Chất giọng mới này là của con người gắn bó với cuộc sống hiện tại trong niềm
vui giữa muôn người. Cái tôi trữ tình hướng nội trong thế giới tưởng tượng của
riêng mình thời Điêu tàn đã nhường chỗ cho cái tôi trữ tình hướng ngoại. Thi
nhân trải lòng với đất nước, với cuộc đời chung rộng lớn, tạo nên giọng đa thanh

trong thơ Chế Lan Viên. Trong giọng điệu ấy thấm đượm màu sắc và triết lý
nhân sinh mới: “Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”. Tuy nhiên, Ánh sáng và
phù sa cũng là một bản tự kiểm điểm đầy nuối tiếc, ân hận, một cái tôi trăn trở,
trầm tư khi nhìn lại mình, nhưng với một sắc diện mới, một tư thế mới không
còn bi quan chán nản mà đầy tự tin và từ đó là một giọng điệu mới: “Soi gương
hồng cả gương soi / Đứng, đã với cành cao ngất / Đi, mơ những bước dài” [50,
tr.61]. Đến Hoa ngày thường, chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc, giọng
điệu thơ Chế Lan Viên tiêu biểu cho khuynh hướng thơ sử thi với âm hưởng chủ


18
đạo: giọng điệu hùng ca khi trang nghiêm, tha thiết, khi hào sảng, hồ hởi. Trên
dải phổ giọng điệu, ta có thể nhận ra những gam màu chủ đạo ứng với nội dung
cảm hứng. Trữ tình nhân bản nổi bật gam giọng tha thiết, đằm thắm (Hoa ngày
thường...), trữ tình chính luận sắc điệu hùng hồn, mạnh mẽ bộc lộ nhiệt thành
của nhà thơ trước những vấn đề trọng đại của đất nước (Chim báo bão...). Cơ sở
của cảm hứng sử thi thơ Chế Lan Viên là những xúc động chân thành, mãnh liệt
về cách mạng, về Tổ quốc, về Đảng và Lãnh tụ, về lịch sử và dân tộc. Thơ Chế
Lan Viên là tiếng nói, là lời kêu gọi đầy sức mạnh, quyền uy với ý chí và tinh
thần cách mạng: “Ôi! Tổ quốc, ta yêu như máu thịt / Như mẹ cha ta, như vợ như
chồng! / Ôi, Tổ quốc! Nếu cần ta chết / Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con
sông...” (Sao chiến thắng) [47, tr.116]. Người chiến sĩ kiêu hùng cũng là một
người tình đằm thắm với tình yêu: “Dù nắng trưa không ở/ Ta vẫn còn sao
khuya/ Hạnh phúc trên đầu ta / Mọc sao vàng chi chít/ Mai, hoa em lại về...”
(Tình ca ban mai) [46, tr.109]. Chất anh hùng ca và tình ca hoà quyện trong một
tiếng nói của thời đại: “Diệt Mỹ là cao cả của tình yêu” (Suy nghĩ 1966) [47,
tr.214]. Chủ đề Đảng và Lãnh tụ được thể hiện với một giọng điệu đặc sắc: vừa
trang trọng, linh thiêng lại vừa ân tình, tha thiết: “Đâu chẳng đất lành Tổ quốc /
Chẳng tình Đảng dạy dân nuôi” (Ngoảnh lại mùa đông) [47, tr.231]. Tập thơ
Hoa trước lăng Người thấm đượm một giọng thành kính, thiêng liêng với Người

đi tìm hình của Nước, Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi…
Thời kỳ sau 1975 và những năm cuối đời là giọng điệu thâm trầm, suy
tưởng, day dứt của con người cá nhân thức dậy sau chiến tranh, của “cái tôi” thế
sự với bao trăn trở trong Hái theo mùa, Hoa trên đá, Ta gửi cho mình, Di cảo
thơ. Đây là một sự hạ giọng cố ý kèm theo một chủ định tạo sắc giọng mới với
cảm hứng thế sự, đời thường. Ở những bài thơ, tập thơ viết ngay sau 1975, Chế
Lan Viên như một ca sĩ của thời đại, vẫn say sưa với giọng hát say mê, tự hào
khi ca ngợi Tổ quốc, nhân dân trong sự nghiệp chiến đấu anh hùng. Bên cạnh đó
là giọng phẫn nộ giận dữ, căm hờn như trút lửa để lên án, tố cáo, luận tội kẻ thù
với lời lẽ đanh thép về ý thức hệ như chống chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa xét


19
lại, chủ nghĩa thực dân và bọn bành trướng khi nêu cao lý tưởng chiến đấu: “Bịp
thế giới bằng số tỉ dân, bằng khối thịt biển người đồ sộ / Lũ “thái thú” tân trang
bằng một ngọn cờ hồng” (Thần chiến thắng) [47, tr.302]. Dù vậy, người đọc vẫn
dễ dàng nhận thấy sự hạ giọng trong thơ Chế Lan Viên. Sự chuyển giọng này
thể hiện trên cả lí luận lẫn thực hành thơ. Nhà thơ tuyên ngôn: “Giọng cao bao
nhiêu năm, giờ anh hát giọng trầm” (Giọng trầm) [62, tr.187]. Có thể thấy, thơ
Chế Lan Viên có sự chuyển giọng từ cao xuống thấp, chất hùng biện, chính luận
được thay bằng chất suy tưởng, triết luận. Từ vị thế của chiến sĩ - ca sĩ thời đại,
nhà thơ trở về với tư cách của một công dân giữa đời thường là con người trầm
tư. Chế Lan Viên nhìn đời với con mắt của người đã đi qua những trải nghiệm
và bằng một thế ứng xử mới. Với âm điệu chủ đạo là trầm lắng, giọng thơ Chế
Lan Viên vẫn thể hiện sự phong phú qua những cung bậc khác nhau. Có khi đều
là trầm ấm, lắng đọng nhân tình, có lúc là trầm buồn, đau xót. Có lúc Chế Lan
Viên phiêu diêu trong hư tưởng, trong hoài nghi: “Cuộc sống của vũ trụ là một
Bi Kịch Vui/ Hay đó là một nỗi Buồn vĩ đại làm ta phấn chấn” (Từ thế chi ca II)
[62, tr.27]; có khi lại rất trầm tĩnh, an nhiên, siêu thoát: “Anh còn một đêm, anh
còn một sáng/ Anh còn một tháng, anh còn một năm/ Đừng sợ mất gỗ đi, nếu

anh có ý niệm trầm” (Chuẩn bị đi) [61, tr.173]. Dễ nhận thấy, Di cảo thơ Chế
Lan Viên thường có sự đan lồng, xen kẽ linh hoạt những sắc thái giọng điệu
khác nhau: trầm buồn man mác, bâng khuâng, u hoài nhưng vẫn trầm ấm, yêu
thương, có lúc mang khí vị mỉa mai, cay đắng, có lúc cười mà đầy chua xót...
Chế Lan Viên không chỉ hạ giọng, hình thức thể hiện giọng cũng thay đổi: Từ
“hát” chuyển sang “nói”, từ “nói to” chuyển “nói nhỏ”, thầm thì với những trạng
thái, những tâm thế mới. Bởi thế, vượt lên trên tất cả những phức tạp của thế sự,
của nhân tình thế thái vẫn là một giọng trầm ngâm triết luận thanh thản chứ
không bi quan, chán nản như thuở Điêu tàn. Có thể nói, hành trình thơ Chế Lan
Viên cũng chính là hành trình kiến tạo giọng điệu nghệ thuật. Nếu Tố Hữu là
nhà thơ của tình đời với giọng điệu chủ đạo là tâm tình, ngọt ngào tha thiết, thì
Chế Lan Viên là nhà thơ của lẽ đời với giọng điệu chủ đạo là triết luận, suy


×