Tải bản đầy đủ (.ppt) (34 trang)

KĨ THUẬT LÀM VIỆC TRONG PTN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.8 KB, 34 trang )


III. KĨ THUẬT LÀM VIỆC TRONG PTN HÓA HỌC
A. Một số kĩ thuật gia công và làm sạch dụng cụ thủy tinh.
A1. Một số kỹ thuật gia công các dụng cụ thủy tinh
1. Cắt ống thủy tinh
2. Uốn ống thủy tinh và loe miệng ống
3. Đục thủng một lỗ trên ống thủy tinh hoặc ở đáy ống nghiệm
A2. Một số kỹ thuật rửa các dụng cụ thủy tinh
1. Rửa bằng phương pháp cơ học
2. Rửa bằng phương pháp hóa học
A3. Kĩ thuật sấy khô các dụng cụ thủy tinh
B. Một số thao tác thực hành cơ bản: Hòa tan, lọc, kết tinh lại
B1. Hòa tan
B2. Lọc
B3. Kết tinh lại

A. Một số kỹ thuật gia công và làm sạch
dụng cụ thủy tinh.
A1. Một số kỹ thuật gia công các dụng cụ thủy tinh.

1. Cắt ống thủy tinh:
a. Loại có đường kính nhỏ hơn 10mm

Dùng dũa sắt có cạnh, dũa ngang chỗ định cắt thành một
vệt nông.

Dùng hai tay nắm chặt ống ở chỗ gần sát vệt cắt, hai ngón
tay cái đặt đối diện với nhau, sát nhau sau đó dứt ngang về
hai phía (tránh bẻ gập ống thuỷ tinh).

Sau khi cắt nên hơ nóng vệt cắt trên ngọn đèn cồn để hai


đầu ống không còn sắc cạnh.

b. Loại ống thuỷ tinh có đường kính từ 10-30 mm

Dùng dũa có cạnh, dũa ngang chỗ định cắt thành một vệt
dài chừng 3mm - 4mm

Bôi một ít nước lạnh vào vết dũa

Hơ nóng đỏ đầu một đũa thuỷ tinh đã vuốt nhọn và đặt
đầu đũa này vào gần đầu vết cắt. Ống thủy tinh sẽ bị tách
theo vết đã dũa.

c. Loại ống thủy tinh lớn và dầy hoặc chai lọ:

Chọn một đoạn dây đồng có đường kính từ 4mm đến
5mm, uốn cong đoạn dây thành một vòng cung bằng
1/2 chu vi của chai định cắt. Nung đỏ phần dây uốn
cong rồi đặt lên chỗ định cắt của chai. Xoay chai chậm
và đều nhiều lần trên vòng dây đó rồi nhúng chai vào
nước lạnh, chai sẽ nứt theo vết cắt.

Muốn vật cắt phẳng và đẹp hơn ta sử dụng dũa 3 cạnh.
Vạch một vòng trên thành chai. Sau đó đặt đoạn dây
đồng hình vòng cung đã được nung đỏ vào vết dũa.
Làm như vậy vài lần chai sẽ được cắt ngang theo vết
định sẵn.


Ở những nơi có điện ta có thể dùng dây mai so (dây

bếp điện) để cắt chai lọ và những ống thủy tinh cỡ lớn.
Chọn đoạn dây có đường kính từ 0,4mm đến 0,6mm,
dài khoảng 1,5m. Quấn một vòng dây lên chỗ chai
định cắt nhưng chú ý không cho hai đầu dây chập vào
nhau. Nối hai đầu dây với hai đoạn dây điện bọc nhựa
và căng giữa hai cọc đỡ. Sau khi kiểm tra mọi việc,ta
cắm hai đầu dây vào ổ cắm điện. Đoạn dây mai so sẽ
nóng đỏ và chỗ chai định cắt bị nứt nhanh theo vòng
dây.

Ở các trường có máy biến áp tự ngẫu ta có thể sử dụng
dòng điện 12V (cường độ khoảng 1 ampe) để cắt chai
lọ. Cắt thủy tinh với nguồn điện này đảm bảo an toàn
nhất.

2. Uốn ống thủy tinh và loe miệng ống
a. Kĩ thuật đốt nóng:
-
Khi đưa ống thủy tinh vào ngọn lửa, cần đưa từ từ để
nhiệt độ không thay đổi đột ngột. Muốn hơ mềm
một chỗ nào đó trên ống phải hơ nóng một diện tích
khá rộng, sau đó mới hướng ngọn lửa vào chỗ muốn
làm mềm.
-
Cầm ống bằng một tay: Cầm ống bằng tay trái, cùi
tay tì lên bàn, ống cần phải nằm ngang trước mặt.
Dùng ngón tay cái và trỏ xoay tròn ống. Lòng bàn
tay hướng xuống phía dưới.



Cầm ống bằng hai tay: Tì hai cùi tay lên bàn, hai tay
đặt về hai phía của ngọn lửa. Tay trái cầm một đầu ống
như đã nói ở phần trên. Tay phải cầm đầu ống bên kia
bằng các ngón tay cái và trỏ. Lòng bàn tay ngửa lên.

Trong quá trình làm việc, cùi tay giữ bất động và hai
bàn tay phải giữ cho trục của ống được cố định. Muốn
cho các phần của ống được nóng đều ta phải xoay ống
xung quanh trục của nó, với nhịp độ đều và liên tục.
Chú ý các động tác phải thực hiện thống nhất và đều
cho cả hai đầu ống, nếu không ống sẽ xoắn lại ở phần
mềm do đốt nóng. Khi đưa ống ra khỏi ngọn lửa cũng
phải xoay đều.

b. Kéo nhỏ phần giữa của một ống:
Trước hết cần đốt nóng phần đó tới khi mềm. Trong
khi đốt phải xoay đều ống bằng cả hai tay. Khi phần
giữa đã mềm ta đưa ống ra ngoài, vẫn tiếp tục xoay
đều và từ từ kéo ra bằng cả hai tay.
c. Uốn ống thủy tinh:
Trước khi uốn cần rửa sạch và sấy khô. Khi uốn cần
hơ đều một đoạn ống dài bằng chiều dài của cung sẽ
được tạo thành, sau đó mới tập trung đốt nóng vào một
chỗ. Khi ống thủy tinh nóng đỏ và mềm ra thì dùng hai
tay uốn nhẹ. Lư ý khi ống đã bắt đầu được uốn cong
thì chỉ xoay và hơ nóng phía cong bên ngoài của ống.
Tránh hơ nóng phía bên trong để ống không bị nếp
gấp.

d. Loe rộng miệng ống thủy tinh:

Những ống thủy tinh mới cắt ra có cạnh sắc dễ làm đứt
tay, làm hỏng nút. Để tránh những hiện tượng trên, ta
cần làm loe rộng miệng ống bằng cách đốt nóng một
đầu cho đến khi thủy tinh bắt đầu mềm, vừa đốt vừa
xoay đều ống, dùng thỏi than (có thể sử dụng lõi pin
cũ) vót nhọn, ấn nhẹ, đều tay từ ngoài vào trong của
miệng ống. Trong lúc đó ống vẫy xoay đều trên ngọn
lửa.

3. Đục thủng một lỗ trên ống thủy tinh hoặc
ở đáy ống nghiệm
- Trước hết phải nút thật kín miệng ống bằng nút cao su.
Hơ nóng đỏ chỗ muốn đục thủng rồi dùng một ống thủy
tinh đầu mút vuốt nhọn thổi vào ngọn lửa đèn cồn, làm
cho ngọn lửa kéo dài thành một vết nhọn, tập trung nhiệt
vào chỗ muốn đục thủng. Khi đó không khí bên trong ống
dãn nở ra làm cho chỗ thủy tinh nóng đỏ nhất bị thủng.
Muốn đục lỗ to hơn thì vừa hơ nóng, vừa dùng một que
sắt khoan rộng ra.


Đối với loại ống nghiệm có thành mỏng ta chỉ việc nút thật
kín miệng ống bằng nút cao su rồi đưa đáy ống vào chỗ
nóng nhất của ngọn lửa đèn cồn (1/3 chiều cao ngọn lửa
tính từ trên xuống). Sau vài phút ống sẽ bị thủng.

Muốn đục thủng nhanh đáy một ống nghiệm ta có thể
dùng một que sắt như một đoạn nan hoa xe đạp, đầu
nhọn. Cách làm như sau: đặt một nút bấc lên mặt bàn.
Sau đó đặt dựng đứng một ống nghiệm lên trên nút bấc.

Đặt đầu nhọn của que sắt vào đáy ống nghiệm rồi dùng
búa đóng mạnh và gọn một nhát lên đầu que sắt, đáy ống
nghiệm sẽ bị thủng một lỗ.

Đơn giản hơn cả là mài ống trên nền xi măng. Cách làm
cụ thể như sau:
Đổ ít nước lên nền xi măng nhẵn và phẳng. Đặt ống
nghiệm thẳng đứng trên nền xi măng rồi mài nhẹ đáy ống
theo vòng tròn.

A2. Một số kỹ thuật rửa các dụng cụ thủy tinh.
1. Rửa bằng phương pháp cơ học:

Phương pháp rửa cơ học đơn giản nhất là dùng nước
và chổi rửa. Khi rửa, cho nước vào ống và xoay nhẹ
chổi, đồng thời kéo lên kéo xuống vài lần để chổi cọ xát
vào thành và đáy ống. Chú ý chọn loại chổi có kích
thước thích hợp với miệng ống nghiệm.

Có thể dùng nước xà phòng để rửa. Khi đó nên cho vào
bình một số mảnh giấy sạch và lắc. Giấy sẽ cọ xát vào
thành bình và đẩy các chất bẩn ra. Tránh dùng cát thay
giấy vì cát sẽ làm xây xát thủy tinh, khi đốt nóng sẽ bị
rạn nứt.

Một dụng cụ thủy tinh được coi là sạch khi đổ nước vào
không đọng thành từng giọt trên thành ống, mà loang
thành một lớp mỏng đều.

×