Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Nêu, phân tích những ví dụ cụ thể gắn với vấn đề phân loại hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.99 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Pháp luật là công cụ để điều chỉnh xã hội phát triển lành mạnh, tốt đẹp. Xã
hội thay đổi thì phát luật cũng phải thay đổi sao cho phù hợp để điều chỉnh các
quan hệ xã hội. Cho nên,sự xuất hiện, tồn tại và phát huy chuẩn mực pháp luật
trong đời sống hàng ngày trở thành điều tất yếu. Tuy nhiên, không phải ai trong xã
hội cũng có hiểu biết đầy đủ để có thể tuân thủ, thực hiện đúng các quy định của
chuẩn mực pháp luật, dẫn đến có những hành “sai lệch chuẩn mực pháp luật”. Để
tìm hiểu rõ sai lệch chuẩn mực pháp luật là gì em xin chọn đề bài số 10: “Nêu,
phân tích những ví dụ cụ thể gắn với vấn đề phân loại hành vi sai lệch chuẩn mực
pháp luật.”

NỘI DUNG
I.

Khái niệm sai lệch chuẩn mực pháp luật

Chuẩn mực pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà nước xây dựng, ban
hành và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một chuẩn
mực nhất định.
Sai lệch chuẩn mực pháp luật (hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật) là hành vi
của của một cá nhân hay một nhóm xã hội vi phạm các nguyên tắc, quy định của
chuẩn mực pháp luật.1
Theo định nghĩa trên, sai lệch chuẩn mực pháp luật được đánh giá dưới góc độ
luật học là những hành vi vi phạm pháp luật với bốn dấu hiệu cơ bản: là hành vi
nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi của chủ thể và chủ thể là người có năng
lực trách nhiệm pháp lí.

1 . TS.

Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb Hồng Đức, Hà Nội,năm 2012,tr.244


1


II.

Phân loại hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật

Hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật pháp luật được xã hội học phân loại theo
các tiêu chí sau:
1. Căn cứ nội dung, tính chất
1.1.
Hành vi sai lệch tích cực

của chuẩn mực pháp luật bị xâm hại

Là những hành vi (cố ý hoặc vô ý) vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực
pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với thực tế xã hội hiện tại hoặc
không còn được nhà nước và xã hội thừa nhận.2
Ví dụ: Từ năm 1934 Thái Lan đã chính thức hợp pháp hóa mại dâm. Nhưng đến
năm 1960 lại đưa ra Luật phòng chống mại dâm dưới áp lực của Liên Hợp Quốc .
Khi luật này được đưa ra thì gần như không thực thi được, do thực tế các nhà thổ
lại hoạt động công khai dưới sự bảo kê của Mafia và chính quyền địa phương cũng
làm ngơ. Trong thời gian đó, Thái Lan đã thu về 16 triệu USD mỗi năm, nhiều
người phải công nhận rằng mại dâm giúp cho rất nhiều phụ nữa thoát khỏi cách đói
nghèo, hạn chế được nạn hiếp dâm, hối lộ, bảo kê, ma túy và thu hút một lượng lớn
khách du lịch ,tạo ra doanh thu lớn cho Thái Lan. Dần dần Luật này càng không
phù hợp với thực tế xã hội Thái Lan đến mức mà mọi người dường như hiểu rằng
Thái Lan đã hợp pháp hóa mại dâm trở lại.
Hành vi mại dâm là cố ý vi phạm Luật về phòng chống mại dâm, những người
thực hiện hành vi này đều hiểu rõ hành vi này là vi phạm pháp luật, nhưng việc

phát triển mại dâm lại dường như phù hợp với xu hướng phát triển của Thái Lan.
Quy định phòng, chống mại dâm đưa ra đã không đáp ứng được nhu cầu cần thiết
của xã hội, thay vì đó, Thái Lan nên ban hành những Luật để hạn chế những tệ nạn
2 TS.

Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb Hồng Đức, Hà Nội,năm 2012,tr.244

2


phát sinh do mại dâm đưa lại. Năm 2003, Bộ Tư pháp Thái Lan đã phải đề xuất về
hợp pháp hóa mại dâm, nhưng do chưa thể lường trước được những tệ nạn và
những bất cập khác có thể xảy ra nên vẫn chưa thể thống nhất thông qua.
1.2.

Hành vi sai lệch tiêu cực

Là những hành vi (cố ý hoặc vô ý) vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự tác động của
các chuẩn mực pháp luật hiện nay, có nội dung, tính chất phù hợp, tiến bộ, đang
phổ biến, thịnh hành và được nhà nước, các cộng đồng người thừa nhận rộng rãi
trong xã hội.3
Ví dụ: Ngày 20/7/2013, y sĩ Nguyễn Thị Thuận thực hiện theo lệnh bác sĩ Lê
Thị Kim Phượng tiêm vắc xin viêm gan B cho 3 trẻ sơ sinh. Y sĩ Thuận đến khoa
khám bệnh nơi bảo quản thuốc, do mất điện nên chị đã bật đèn pin điện thoại và lấy
3 lọ thuốc trong hộp rồi tiêm cho 3 đứa trẻ sơ sinh trên. Sau nửa giờ thì 3 đứa trẻ co
giật và tử vong. Khi biết chuyện thì chị Thuận phát hiện ra mình tiêm nhầm vắc xin
và chị đã tạo hiện trường giả vụ án để trốn tránh trách nhiệm. Theo điều tra, do mất
điện nên y sĩ Lê Huỳnh Sơn đã tự ý bỏ 3 lọ thuộc Esmeron và chung với vắc xin
viêm gan B. Còn ý tá trưởng Trần Thị Hải Vân là người quản lí tủ thuốc nhưng lại
không hề biết về sự việc trên. Phó giám đốc bệnh viện Hướng Hóa ông Nguyễn

Văn Thiện sau khi nghe kết luận điều tra từ đoàn điều tra sở thì vẫn không thực
hiện đúng chức trách trong thời gian được Giám đốc bệnh viện ủy quyền.
Sự thiếu trách nhiệm trong công việc của Thiện, Vân, Sơn là nguyên nhân chính
dẫn đến việc chị Thuận lấy nhầm thuốc và gây ra cái chết của 3 đứa trẻ sơ sinh.
Hành vi của 4 người này đã vi phạm, phá vỡ hiệu lực của chuẩn mực pháp luật hình
sự về các tội phạm liên quan đến tính mạng con người, những chuẩn mực pháp luật
này thì hoàn toàn phù hợp, phổ biến trong xã hội, được mọi người thừa nhận và coi
3 TS.

Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb Hồng Đức, Hà Nội,năm 2012,tr.245

3


chuẩn mực pháp luật này là đúng đắn. Cho nên,TAND tỉnh Quảng Trị đã tuyên bố:
chị Thuận phạm tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp theo Điều
99 BLHS 1999 tuyên phạt 5 năm tù và tuyên Sơn 4 năm tù, Thiện 3 năm tù, Vân 3
năm án treo vì phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 285
BLHS 1999.
2.

Căn cứ vào thái độ tâm lý chủ quan (lỗi) của người thực hiện hành vi sai

lệch
2.1.
Hành vi sai lệch chủ động
Là hành vi có ý thức, có tính toán, cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp) vi phạm, phá
vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật, dù các chuẩn mực đó đã lạc hậu, lỗi thời
hay đang còn tiến bộ, phù hợp.4
Ví dụ: Tháng 4/2016 sự kiện cá biển chết hàng loạt ở vùng biển Vũng Áng,Hà

Tĩnh, sau đó là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế đã gây nên thiệt hại vô
cùng lớn về kinh tế và môi trường biển của người dân, đặc biệt là ngư dân. Nguyên
nhân sau quá trình điều tra là do công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải ra mội trường
các chất có độc tố phenol, xianua, hydro-oxit sắt. Công ty gang- thép này đã mắc
đường ống xả thải khổng lồ dài khoảng 1,5 km chảy từ công ty ra trực tiếp biển.
Sau khi vụ việc bị phát hiện, người phát ngôn Formosa cũng đã thừa nhận họ đã xả
thải 12000 m3 ra biển mỗi ngày nhưng mẫu nước thải xả ra đã được kiểm nghiệm
và không gây ô nhiễm môi trường. Khi các cơ quan chức năng xác định thì phát
hiện đường ống này có thể xả tới 300000m 3 mỗi ngày ra biển và có thể gây thảm
hạo hủy diệt một vùng biển lớn.
Công ty này đã có cố ý xả thải trực tiếp ra biển, dù có thể biết được mực độ
nguy hiểm của hành vi này, nhưng do biết kiệm chi phí xây dựng nhà máy xử lí rá
4 TS.

Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb Hồng Đức, Hà Nội,năm 2012,tr.245

4


thải nên công ty vẫn xả thải ra biển. Hành vi này hoàn toàn đi ngược lại với sự phát
triển, tiến bộ của nhân loại, đã khiến cho môi trường biển bị tàn phá nặng nề, hậu
quả và tổn thất về kinh tế của những người dân sống phụ thuộc vào biển là vô cùng
lớn. Dù đã chấp nhận mức bồi thường thiệt hại là 500 triệu USD nhưng số tiền này
vẫn chưa đến được tay những người dân bị thiệt hại, và số tiền đó cũng không thể
nào lấy lại được môi trường biển như trước kia.
2.2.

Hành vi sai lệch thụ động

Là hành vi vô ý, không mong muốn vi phạm, phá vỡ tính ổn định, sự tác động

của các chuẩn mực pháp luật.5
Ví dụ: Một thời gian ở các vùng quê rất phổ biến việc tự chế bẫy chuột bằng
điện để hạn chế chuột phá hoạt cây trồng vào ban đêm. Ở Trấn Nam, Vĩnh Bảo, Hải
Phòng đã xảy ra vụ việc như sau: Chị Ngô Thị Giỏi đi làm đồng từ sáng sớm đến
khuya vẫn chưa về, chồng chị là anh Đặng Văn Hùng ra đồng tìm chị thì phát hiện
chị đã chết, nguyên nhân cái chết là do anh Hùng dùng điện bẫy chuột nhà mình
không đúng quy định dẫn đến chị Giỏi vô tình vướng phải và bị điện giật chết.
Hành vi dùng điện của anh Hùng là với mục đích bẫy chuột, anh biết là việc dùng
điện này có thể gây nguy hiểm, nhưng nghĩ là hậu quả chết người không thể xảy ra.
Anh Hùng vô ý trong việc dẫn đến cái chết của vợ mình do quá tự tin là sẽ không
có hậu quả xảy ra, dẫn đến anh Hùng vi phạm pháp luật hình sự về tội vô ý làm
chết người Điều 98 BLHS năm 1999.
3.

Kết hợp đồng thời cả hai tiêu chí trên trong một hành vi sai lệch chuẩn

mực pháp luật
3.1.
Hành vi sai lêch chủ động- tích cực

5 TS.

Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb Hồng Đức, Hà Nội,năm 2012,tr.245

5


Là hành vi cố ý vi phạm, phá vỡ sự tác động của các chuẩn mực pháp luật đã lạc
hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của đời sống xã hội hiện tại.6
Ví dụ: Giáo dục Việt Nam thời phong kiến coi trọng Nho học, Người phụ nữa

không có quyền đi học và quyền thi cử. Nữ tiến sĩ đầu tiên của nước ta là ngoại lệ.
Bà Nguyễn Thị Duệ sinh năm 1574 trong một gia đình nhà Nho nghèo ở Chí Linh,
Hải Dương là một người thông minh, vô cùng hiếu học. Bà đã giả trai với tên là
Nguyễn Du để có thể đi học, đi thi và đỗ trạng nguyên năm 1594. Sau khi đỗ tiến sĩ
thì Bà bị vua Mạc Đăng Dung phát hiện giả trai, nhưng do là bà là người xinh đẹp,
tài giỏi hiếm có nên vua cho phép bà ở lại trong cung dạy học. Sau này khi nhà
Trịnh đánh nhà Mạc thì bà tiếp tục được chúa Trịnh vô cùng trọng dụng.
Sống trong thời buổi “trọng nam khinh nữ” thì hành vi giả trai để đi thi của bà
Duệ là cố ý vi phạm, phá vỡ chuẩn mực của thời đại phong kiến, bà ý thức được
hành vi gải trai của mình là không phù hợp với thời đại, nhưng do tinh thần hiếu
học và tài năng hiếm có mà đã được trọng dụng. Hiện nay, “trọng nam kinh nữ”
hoàn toàn không phù hợp với xã hội. Xã hội đã bình đẳng nam và nữ giới, công
bằng trên mọi lĩnh vực. Hiến pháp năm 2013 cũng quy định tại Điều 26: “1. Công
dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ
hội bình đẳng giới.2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát
triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.3. Nghiêm cấm phân biệt
đối xử về giới.”
3.2.

6 TS.

Hành vi sai lệch chủ động- tiêu cực

Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb Hồng Đức, Hà Nội,năm 2012,tr.246

6


Là hành vi cố ý vi phạm, phá vỡ sự tác động của các chuẩn mực pháp luật hiện
hành mang tính chất tiến bộ, phù hợp, đang phổ biến, thịnh hành và được nhà nước

xã hội thừa nhận rộng rãi.7
Ví dụ: Tháng 8/2011 người dân tỉnh Bắc Giang và cả nước đã không khỏi bàng
hoàng và bức xúc về vụ cướp tiệm vàng của Lê Văn Luyện. Khoảng 2h sáng ngày
24/8/2011, Lê Văn Luyện trèo tường nhà bán mì bên cạnh và đột nhập vào tiệm
vàng Ngọc Bích ở phố Sàn, Bắc Giang. Do nhà có chuông báo động nên hắn nấp
sẵn trong nhà. Sau 3 tiếng nấp trong nhà và bị phát hiện, hắn đã giết hại 2 vợ
chồng, con gái út 18 tháng tuổi và chém lìa tay con gái lớn 10 tuổi. Sau đó hắn lấy
toàn bộ số vàng trong gia đình (trị giá 1,2 tỷ đồng) rồi tẩu thoát.8
Hành vi của Lê Văn Luyện là cố ý giết người và cướp tài sản. Hắn đã lên kế
hoạch cướp tiệm vàng và nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật và
mong muốn hậu quả chết người xảy ra để đạt được mục đích cướp được vàng từ
tiệm vàng Ngọc Bích. Hành vi này đã phá vỡ chuẩn mực pháp luật về bảo vệ tính
mạng, tài sản của con người đang phổ biến và được Nhà nước ghi nhận trong
BLHS năm 1999 và được xã hội thừa nhận. Theo quy định của BLHS năm 1999
TAND tỉnh Bắc Giang quyết định hành vi của Lê Văn Luyện phạm tội giết người
Điều 93 và tội cướp tài sản Điều 133, nhưng vì chưa thành niên nên hình phạt mà
hắn phải chịu là 18 năm tù.
3.3.

Hành vi sai lệch thụ động- tích cực

Là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ hiệu lực, phá vỡ sự tác động của chuẩn mực
pháp luật lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội.9

7 TS.

Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb Hồng Đức, Hà Nội,năm 2012,tr.246

8 />
7



Ví dụ: Ở những đất nước Hồi giáo họ có quy định cấm uống rượu. Ai Cập là
một đất nước Hồi giáo có một nền lịch sử văn minh cổ đại lâu đời và đó là lợi thế
phát triển du lịch. Hằng năm, đất nước này tiếp đón rất nhiều khách du lịch trên
khắp thế giới. Khách du lịch đến đây cũng theo rất nhiều tôn giáo khác nhau. Nhiều
người dân nhập cư tự do đến đây sinh sống họ không biết là có quy định cấm uống
rượu trên cả nước mà chỉ nghĩ rằng người Hồi giáo không uống rượu. Để phục vụ
khách du lịch nên vẫn nhập rượu về bán . Sau một thời gian chính quyền làm ngơ
cho người dân bán rượu thì họ nhận thấy ở những địa phương này việc bán rượu
giúp cho khách du lịch thoải mái, thu hút được nhiều hơn khách du lịch đến đất
nước Hồi giáo này hơn. Theo đó, Bộ trưởng Du lịch Hisham Zaazou đã yêu cầu
Chính phủ đặt ra “nhiều mục tiêu lạc quan” đối với ngành này, cụ thể là cho phép
người dân bán rượu cho khách du lịch, đồng thời bác hỏ ý kiến của nhóm Hồi giáo
cực đoan Salafi đòi cấm uống rượu. Sau khi Chính Phủ thống nhất thông qua quy
định này, ngành du lịch vốn đã phát triển nay lại càng phát triển hơn nữa. Ước tính
tới năm 2022, du lịch sẽ chiếm 1/5 GDP đất nước này.
Hành vi của những người dân bán rượu cho khách du lịch là hành vi vô ý vi
phạm chuẩn mực pháp luật của đất nước Hồi giáo Ai Cập. Tuy nhiên, ở đất nước
Hồi giáo thì người Hồi giáo bị cấm uống rượu thì đó là chuẩn mực tôn giáo của họ,
nhưng những phe Hồi giáo cực đoan cấm bán rượu trên cả nước, mà phần lớn là
cho khách du lịch nước ngoài là quá khắt khe, phần nào kìm hãm sự phát triển du
lịch của đất nước. Những quy định này đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với
sự phát triển của xã hội nên việc bỏ đi quy định này là hoàn toàn đúng đắn.
3.4.

9 TS.

Hành vi sai lệch thụ động- tiêu cực


Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb Hồng Đức, Hà Nội,năm 2012,tr.246

8


Là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật tiến bộ,
phù hợp, đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội.10
Ví dụ: Tình trạng tảo hôn vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi trên cả nước. Theo
Khoản 8 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: Tảo hôn là việc lấy vợ,
lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm
a khoản 1 Điều 8 của Luật này. Như vậy, theo quy định này thì khi ít nhất một trong
hai bên nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn (nam chưa đủ 20 tuổi, nữ chưa đủ 18 tuổi) mà
kết hôn thì được coi là tảo hôn. Theo số liệu điều tra của Vụ gia đình (Ủy ban dân
số - Gia đình và trẻ em), 15 tỉnh, thành phố cả nước có trên 1% trẻ em ở độ tuổi 14
- 16 đã có vợ chồng. Các tỉnh có tỷ lệ trẻ em tảo hôn cao là Hà Giang 5,72%, Cao
Bằng: 5,1%, Lào Cai 2,7%, Sơn La 2,6%, Quảng Trị 2,4% và Bạc Liêu 2,1%.
Những địa phương trên có đến 22% tỷ lệ kết hôn không đăng ký kết hôn, phần lớn
các cặp vợ chồng kết hôn trước tuổi luật định. Theo kết quả điều tra có 30,7% đối
tượng kết hôn ở độ tuổi dưới 19, trong đó 0,2% đối tượng kết hôn khi mới 9 tuổi,
0,3% đối tượng kết hôn khi 14 tuổi, 1,0% kết hôn khi 15 tuổi, 3,3% kết hôn khi 16
tuổi, 5,8% kết hôn khi 17 tuổi và 15,6% kết hôn khi 18 tuổi. 11 Đặc biệt, nơi tập
trung đông đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc có tỉ lệ tảo hôn khá cao so
với cả nước. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng có quy định cấm hành vi
tảo hôn tại Điểm b Khoản 2 Điều 5.
Hành vi tảo hôn còn xảy ra chủ yếu là do phong tục tập quán cũ của địa
phương đó, và do chưa hiểu biết về pháp luật hôn nhân gia đình nên dẫn đến họ vô
ý vi phạm pháp luật. Hậu quả của tảo hôn là những đôi vợ chồng” trẻ con” họ lấy
khi chưa có tự chăm lo cho cuộc sống của mình, không có người chăm sóc, thậm
10 TS.


Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb Hồng Đức, Hà Nội,năm 2012,tr.246

11 Ngọc

Lan, Tình hình tảo hôn ở các tỉnh miền núi cần sớm có giải pháp, Báo dân tộc và phát
triển - cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc, 04/05/2009.

9


chí phải nuôi con khi chưa biết cách làm cha làm mẹ, nên hạnh phúc gia đình rất dễ
tan vỡ. Trong khi ,hôn nhân hiện nay phải đủ độ tuổi luật định, quy định này hoàn
toàn phù hợp. Những người đủ độ tuổi này, họ đã có khả năng tự lập, có những hiểu
biết đầy đủ về hôn nhân và gia đình. Quy định này của pháp luật hoàn toàn đang
phổ biến, vừa được thừa nhận rộng rãi. Tảo hôn là gánh nặng cho cả gia đình và xã
hội, đây là phong tục tập quán lạc hậu và cần phải bài trừ. Hiện nay nhà nước đã
thực hiện biện pháp giáo dục, tuyên truyền và đã phần nào đạt được hiệu quả hạn
chế nạn tảo hôn ở các vùng dân tộc thiểu số.

KẾT LUẬN
Trên đây là một số ví dụ cụ thể để phân loại hành vi sai lệch chuẩn mực pháp
luật. Hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra ngày một nhiều hơn, diễn biến và
tính chất nguy hiểm của hành vi ngày cao cao hơn, đặc biệt là tội phạm hình sự.
Cho nên cần phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở nhiều nơi, nhiều
phương tiện khác nhau để nâng cao sự hiểu biết pháp luật của người dân. Đồng
thời, Nhà nước cũng phải xem xét để đưa ra các quy định pháp luật phù hợp với
thực tế phát triển xã hội và các biện pháp chế tài đối với những hành vi vi phạm
pháp luật, đi ra ngoài quỹ đạo pháp luật hay còn gọi là “sai lệch chuẩn mực pháp
luật”.


10



×