Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tiểu luận Kinh doanh quốc tế ĐH Văn hiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.24 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
KHOA KINH TẾ

————

MÔN HỌC: KINH DOANH QUỐC TẾ
GVHD: TS. Hồ Cao Việt
Tiểu luận kết thúc môn học nhóm 12

1 . Lý Mỹ Nhàn - 151A030689
2. Trần Thị Ngọc Tú - 151A031320
3. Lê Thị Y Oanh - 151A030507
4. Huỳnh Ngọc Minh Hằng - 151A031393
5. Phan Yến Nhi - 151A031344


Thành phố Hồ Chí Minh, 2017

LỜI CẢM ƠN
Trải qua các buổi học Kinh doanh quốc tế những kiến
thức kinh nghiệm mà Thầy đã truyền đạt cho chúng em.
Những điều ấy mang cả những thú vị, hiểu biết và vốn sống
mà chúng em sẽ áp dụng vào công việc cũng như cuộc sống
một cách thiết thực sau này.
Với tấm lòng biết ơn và kính trọng, em xin gửi đến Thầy lời
cảm ơn chân thành nhất. Kính chúc Thầy luôn khỏe mạnh
không những dạy dỗ chúng em mà còn những thế hệ kế tiếp.
Kính chúc thầy luôn thành công trên sự nghiệp trồng người
của mình.



MỤC LỤC
Vận dụng các kiến thức đã học ,mỗi nhóm trình bày tất cả các câu hỏi sau
đây trong bài tiểu luận
Câu 1 :Vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh (comparative advantage) của D.Ricardo ,
lợi thế cạnh tranh (competitive advantage) của Micheal Porter phân tích nhận định
sau đây : "Trong những năm gần đây , nông sản Việt Nam giảm dần lợi thế cạnh
tranh trên thị trường thế giới , nhất là các sản phẩm như gạo , trái cây và tôm" .
Câu 2 : Xuất khẩu nông sản Việt Nam đã và đang đối mặt với những rào cản kinh
tế và kĩ thuật nào trong thị trường quốc tế ? Chọn 1 loại nông sản để phân tích .
Câu 3 : Dựa vào những điều khoản của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO),phân tích trường hợp Kiện bán phá giá (Anti-Dumping) tôm Việt Nam của
Hoa Kỳ . Dựa trên những phân tích trên ,nêu 1 số gợi ý chiến lược xuất khẩu tôm
cho Việt Nam sang thị trường Hoa Kì và EU trong thập niên tới


Câu 1 : Vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh (comparative advantage) của D.Ricardo ,
lợi thế cạnh tranh (competitive advantage) của Micheal Porter phân tích nhận định
sau đây : "Trong những năm gần đây , nông sản Việt Nam giảm dần lợi thế cạnh
tranh trên thị trường thế giới , nhất là các sản phẩm như gạo , trái cây và tôm" .

Câu 2 : Xuất khẩu nông sản Việt Nam đã và đang đối mặt với những rào cản kinh
tế và kĩ thuật nào trong thị trường quốc tế ? Chọn 1 loại nông sản để phân tích .
Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể về tăng trưởng kinh tế và hội nhập kể từ
khi quốc gia này quyết định từ bỏ mô hình phát triển kế hoạch hóa tập trung để cải
cách theo cơ chế thị trường, thường được gọi là quá trình Đổi Mới vào năm 1986. Việc
quốc gia Đông Nam Á này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm
2007, các hiệp định thương mại ưu đãi (PTAs) và các hiệp định thương mại tự do
(FTAs) đã ký kết với vô số các quốc gia trên thế giới . Tuy nhiên, mặc dù các rào cản
thuế quan và hạn chế định lượng đối với hàng hóa Việt Nam đã được dỡ bỏ nhờ những
nỗ lực hội nhập này, nhiều trở ngại mới đã xuất hiện. Các nhà xuất khẩu Việt Nam đã

nhận ra rằng họ đang phải đối mặt với vô số các hàng rào phi thuế quan, bao gồm cả
các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) do các Chính phủ trên thế giới áp dụng, trong khi
các tác động của chúng đến thương mại là không thể đánh giá thấp.
Sự gia tăng của các hàng rào phi thuế quan, trong đó có các biện pháp SPS nghiêm
ngặt được Chính phủ các quốc gia đối tác áp dụng, do đó trở thành nỗi lo thường trực
đối với các nhà xuất khẩu nông sản và Chính phủ Việt Nam. Gần đây đã có một tỷ lệ
cao nông sản xuất khẩu Việt Nam bị giữ lại để kiểm tra biên giới hoặc bị từ chối và trả
lại, do không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của nước nhập khẩu. Vài trường hợp
có thể trích dẫn ở đây liên quan đến các mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của
Việt Nam, ví dụ như theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn), trong 10 tháng đầu năm 2015, hơn 8.000 tấn thủy sản từ Việt Nam đã bị trả lại
do vi phạm các quy định về vệ sinh dịch tễ.
Các trường hợp khác bao gồm lệnh cấm nhập khẩu thanh long của Việt Nam từ Đài
Loan và Mỹ, kiểm soát của Tây Ban Nhà đối với hạt tiêu nhập khẩu từ Việt Nam sau
cảnh báo về dư lượng thuốc diệt nấm carbendazim cao, lệnh cấm bất ngờ của chính
quyền Nga đối với sản phẩm cá nhập khẩu từ Việt Nam trong năm 2008, dẫn đến thiệt


hại kinh tế rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, hoặc biện pháp kiểm soát nhập
khẩu của Nhật và Hàn quốc (thử nghiệm mức Ethoxyquin) lên tôm nhập khẩu từ Việt
Nam, hay cảnh cáo của EU DG SANCO áp dụng lệnh cấm nhập khẩu nếu tìm thấy
thêm vi khuẩn cấm trong rau nhập khẩu từ Việt Nam, v.v…
Điều này có nghĩa là mặc dù rào cản thuế quan đã được gỡ bỏ, thương mại vẫn còn bị
cản trở, bởi:
- Sản phẩm nông sản Việt Nam không đáp ứng các tiêu chuẩn cao về chất lượng hay
các yêu cầu SPS nghiêm ngặt khác của các thị trường nhập khẩu
- Các nước nhập khẩu có thể áp đặt các lệnh cấm nhập khẩu toàn bộ hoặc cấm từng
phần khi họ phát hiện ra nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe bắt nguồn từ hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam
- Đôi khi, việc đáp ứng các hạn chế và yêu cầu khác nhau (ví dụ như tiêu chuẩn, quy

trình đánh giá sự phù hợp, thủ tục kiểm tra biên giới, yêu cầu ghi nhãn,…) đã nâng chi
phí xuất khẩu (bao gồm cả chi phí thời gian) lên rất cao, khiến mức lợi nhuận còn lại
không đủ để tiếp tục khuyến khích xuất khẩu vào các thị trường mục tiêu kia, v.v…
Và mặt hàng lúa cao là mặt hàng tiêu biểu đại diện cho nền văn hóa Việt Nam cũng
như biểu tượng xuất khẩu của nông dân , dưới đây là bản phân tích SWOT về lúa gạo ở
nước ta



×