Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

bai thu hoạch bồi dưỡng chu kì III công nghệ 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.52 KB, 19 trang )

Sở giáo dục - đào tạo quảng ninh
Trờng thpt minh hà
**********000**********
Bài thu hoạch
Sách giáo khoa công nghệ 12
BồI DƯỡNG THƯờNG XUYÊN CHU Kì III
MÔN công nghệ
giáo viên: Nguyễn Ngọc Thức
Tổ: toán - tin -công nghệ
Năm 2008
Phần i: I/ kế hoạch hoạch chung
Nhằm đáp ứng nhiệm vụ cải cách sách theo chơng trình mới của Bộ về giảm tải kiến thức
cho học sinh phát huy khả năng tự học tự nghiên cứu của học sinh lấy học sinh làm trung
tâm, đòi hỏi phải thay đổi phơng pháp theo kịp chơng trình học của học sinh .Vì vậy cần
phải có kế hoạch cho việc bồi dỡng kiến thức để đáp ứng kịp theo chơng trình cải cách
sách mới việc tự bồi dơng kiến thức đợc tiến hành bằng nhiều cách có thể học theo chơng
trình của sở, có thể tự đọc tài liệu, có thể tham gia các chuyên đề chuyên môn, thăm lớp dự
giờ nâng cao trình độ nghiệp vụ ở đồng nghiệp, đổi mới phơng pháp dậy học. Thực hiện
nhiệm vụ của bộ giáo dục và đào tạo và theo công văn hớng dẫn của Sở giáo dục - đào tạo
về việc thực hiện bồi dỡng thờng xuyên theo chu kì III. Vừa qua Sở giáo dục - đào tạo đã
tổ chức bối dỡng thay sách giáo khoa lớp 12 nằm trong kế hoạch bồi dỡng thờng xuyên
theo chu kì III kết quả thu đợc đánh giá các mặt:
1. Mục tiêu chơng trình
2. Nội dung chơng trình
3. Cấu trúc chơng trình sách giáo khoa và sách giáo viên
4. Kiểm tra đấnh giá


2
PhÇn II: néi dung thu ho¹ch
A. MỤC TIªu CHUNG CH¬NG Tr×NH C«NG NGHỆ 12


Học xong chương trình môn Công nghệ lớp 12, học sinh phải đạt được những
mục tiêu cụ thể sau:
1. Kiến thức
+ Hiểu được tầm quan trọng của Kỹ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống.
+ Hiểu được đặc tính, chức năng, nguyên lý làm việc của một số linh kiện điện tử
thông dụng.
+ Hiểu được sơ đồ và chức năng của một số mạch điện tử cơ bản.
+ Hiểu khái quát về điện tử dân dụng và một số mạch điều khiển điện tử.
+ Biết được về hệ thống điện quốc gia.
+ Hiểu được một số kiến thức cơ bản về máy điện ba pha (cấu tạo, nguyên lý làm
việc của máy điện ba pha, đặc biệt là động cơ điện xoay chiều ba pha).
+ Hiểu được đặc điểm, yêu cầu của mạng điện sản xuất.
2. Kỹ năng
+ Nhận biết được một số linh kiện điện tử thông dụng.
+ Lắp được một số mạch điện tử, mạch điện tử điều khiển đơn giản.
+ Nối được phụ tải của mạch điện xoay chiều ba pha theo hình sao và tam giác.
- Thái độ:
+ Có thái độ học tập nghiêm túc.
+ Hình thành được thói quen làm việc theo quy trình kỹ thuật, kiên trì, chính xác
và sáng tạo.
+ Có ý thức tìm hiểu nghề điện và điện tử dân dụng.
Mục tiêu trên được thể hiện cụ thể qua các bài trong sách giáo khoa, sách giáo
viên.
B. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
2.1 Chương trình môn Công nghệ lớp 12
Chương trình gồm 35 tiết (mỗi tuần 1 tiết). Cụ thể là:
Phần 1. Kỹ thuật điện tử (24 tiết = 13 LT + 10 TH + 1 KT)
Mở đầu (1 tiết)
1. Tầm quan trọng của kỹ thuật điện tử đối với đời sống và sản xuất.
3

2. Triển vọng phát triển của ngành kỹ thuật điện tử.
Chương 1. Linh kiện điện tử (5 tiết = 2 LT + 3 TH)
1. Khái niệm, phân loại, chức năng của linh kiện điện tử.
2. Công dụng, phân loại, cấu tạo, ký hiệu, đơn vị đo và số liệu kỹ thuật của điện trở,
tụ điện, cuộn cảm.
3. Công dụng, phân loại, cấu tạo, ký hiệu, số liệu kỹ thuật, nguyên lý làm việc của
điốt bán dẫn, tranzitor, tiristor, triac.
4. Vi điện tử (IC), quang điện tử: khái niệm, công dụng.
Thực hành:
- Nhận biết, đọc số liệu kỹ thuật, kiểm tra sơ bộ chất lượng một số linh kiện điện tử
thông dụng.
- Nhận biết, phân biệt, đọc số liệu kỹ thuật một số loại điốt, tranzitor, tiristor và
triac.
Chương 2. Một số mạch điện tử cơ bản (6 tiết = 3 LT + 3 TH)
1. Mạch điện tử: khái niệm, phân loại.
2. Chức năng, sơ đồ và nguyên lý làm việc của một số mạch điện tử cơ bản: chỉnh
lưu và cấp nguồn một chiều; mạch tạo xung và mạch khuếch đại.
3. Thiết kế một số mạch điện tử đơn giản.
Thực hành:
- Quan sát, mô tả cấu tạo của một số mạch điện tử cơ bản.
- Lắp ráp một mạch điện tử đơn giản.
Chương 3. Một số mạch điện tử điều khiển (6 tiết = 3 LT + 3 TH)
1. Mạch điện tử điều khiển: khái niệm, công dụng, phân loại.
2. Một số mạch điện tử điều khiển:
- Mạch điều khiển tín hiệu
- Mạch điều khiển động cơ xoay chiều một pha: khái niệm, công dụng và nguyên lý
làm việc. Một số mạch điều khiển động cơ xoay chiều một pha.
Thực hành:
Lắp ráp một số mạch điện tử điều khiển (quạt bàn hoặc đèn trang trí ...)
Chương 4. Điện tử dân dụng (5 tiết = 4 LT + 1 TH)

1. Hệ thống thông tin và viễn thông: khái nệm, sơ đồ khối và nguyên lý làm việc.
4
2. Nhiệm vụ, nguyên lý làm việc của một số khối chức năng của các đồ dùng điện tở
dân dụng: tăng âm; radio; tivi ...
Thực hành:
Quan sát, mô tả nguyên lý làm việc của một số khối chức năng của đồ dùng điện tử
dân dụng.
Ôn tập, kiểm tra 1 tiết
Phần 2. Kỹ thuật điện (11 tiết = 7 LT + 3 TH + 1 KT)
Hệ thống điện quốc gia (1 tiết)
Khái niệm, sơ đồ lưới điện và vai trò của hệ thống điện quốc gia.
Chương 1. Mạch điện xoay chiều ba pha (3 tiết = 2 LT + 1 TH)
1. Mạch điện xoay chiều ba pha
Khái niệm, các đại lượng đặc trưng của mạch điện xoay chiều ba pha; cách nối dây
nguồn và phụ tải theo hình sao và tam giác.
2. Thực hành
Nối phụ tải mạch điện ba pha theo hình sao và tam giác.
Chương 2. Máy điện ba pha (5 tiết = 2 LT + 1 TH)
1. Khái niệm, phân loại, công dụng của máy điện xoay chiều ba pha.
2. Động cơ không đồng bộ ba pha
Khái niệm, công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ ba
pha.
3. Máy biến áp ba pha
Khái niệm, công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến áp ba pha.
Thực hành
Quan sát và mô tả cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha.
Chương 3. Mạng điện sản xuất (3 tiết = 2LT + 1 TH)
1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu của mạng điện sản xuất.
2. Một số mạng điện sản xuất quy mô nhỏ: đặc điểm, cấu tạo và nguyên lý làm việc.
Thực hành

Mô tả một mạng điện sản xuất quy mô nhỏ mà em biết.
Kiểm tra 1 tiết
5
C. CẤU TRÚC NỘI DUNG CỦA SÁCH GIÁO KHOA VÀ SÁCH GIÁO VIÊN
CÔNG NGHỆ 12
Sách giáo khoa/sách giáo viên Công nghệ 12 gồm 2 phần với 7 chương, 30 bài;
trong đó có 18 bài lý thuyết, 11 bài thực hành, 1 bài ôn tập.
II. VỀ CÁCH THỂ HIỆN CỦA SGK/SGV
Tập trung vào:
1. Công khai và cụ thể hoá mục tiêu mỗi bài dựa trên mục tiêu của chương trình.
2. Nâng cao tính khái quát và tính ứng dụng của nội dung các bài.
3. Tư tưởng giảm tải được thể hiện ở chỗ nội dung các bài không đi sâu vào việc
mô tả cấu trúc của các máy, thiết bị kỹ thuật và giải thích cơ chế của các quá trình, các
hiện tượng vật lý mà chỉ nêu bản chất và ứng dụng của chúng trong thực tiễn. Những nội
dung bổ trợ được đưa vào mục thông tin bổ sung để HS tham khảo.
4. Tư tưởng tích hợp các mục tiêu giáo dục được thể hiện lồng ghép trong các bài
có nội dung liên quan (giáo dục môi trường, quy trình công nghệ, ý thức hợp tác và an
toàn lao động...).
5. Về việc chuẩn bị các bài dạy:
- Chuẩn bị nội dung: thường yêu cầu nghiên cứu kỹ nội dung tương ứng trong
SGK. Ngoài ra có thể tham khảo các giáo trình, tài liệu có liên quan thuộc các lĩnh vực
kỹ thuật điện tử, kỹ thuật điện.
- Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học như máy chiếu bản trong, máy vi tính và
Projecter, mô hình, vật mẫu, tranh vẽ các hình trong giáo khoa. Với các bài thực hành,
SGV thường hướng dẫn thực hiện theo cả 2 phương án theo yêu cầu đã nêu ở các bài
tương ứng trong SGK để GV lựa chọn cho phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể của địa
phương.
6. Về phần gợi ý tiến trình tổ chức dạy học:
Đây là phần trọng tâm của việc đổi mới dạy học bộ môn hiện nay. Mục đích của
6

việc đổi mới này là tạo mọi điều kiện/ cơ hội để HS được suy nghĩ nhiều hơn, làm việc
nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn trong giờ học. Nghĩa là phấn đấu để HS được chủ động,
tự lực tham gia xây dựng bài.
Theo hướng đó, SGV trình bày phần này dưới dạng các hoạt động dạy học (trừ
những hoạt động quen thuộc như ổn định tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ). ở đây chỉ tập
trung vào những hoạt động nghiên cứu kiến thức mới. Mỗi hoạt động tương ứng với một
nội dung trong bài. Để tránh trùng lặp nội dung SGK, SGV nhiều khi không trình bày
đầy đủ nội dung một cách mặc định, có sẵn mà chủ yếu là cung cấp thông tin/ dữ liệu có
liên quan và gợi ý phương án xử lý thông tin để rút ra những kiến thức mới cần lĩnh hội
(thường thể hiện dưới dạng các câu hỏi gợi mở, dẫn dắt; các yêu cầu về quan sát hình vẽ,
mô hình...). Tuy nhiên, đó chỉ là phương án gợi ý; GV có thể tham khảo để đưa ra những
cách làm phù hợp hơn (ví dụ: thời điểm đặt câu hỏi, độ khó của câu hỏi, số lượng câu
hỏi cần sử dụng; cách vẽ hình và sử dụng cụ thể đồ dùng dạy học trong mỗi hoạt động;
cách tiến hành củng cố kiến thức, đánh giá mức độ hiểu bài của HS...).
Trong phần này cũng có những gợi ý trả lời một số câu hỏi, bài tập khó trong SGK.
Với các bài thực hành/ tham quan, hoạt động đánh giá được trình bày thành một
mục riêng bởi vì đánh giá kết quả thực hành/ tham quan phải kết hợp cả kết quả theo dõi
quá trình (bằng phương pháp quan sát) và kết quả cuối cùng (chấm sản phẩm hoặc báo
cáo).
III. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 12 VÀ GỢI Ý
CÁCH GIẢI QUYẾT
a) Một số nội dung mới được cập nhật, bổ sung như đã nói ở trên; GV cần được
đào tạo, bồi dưỡng (thông qua chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ hàng
năm). SGV cũng chú ý bổ sung kiến thức trong các bài tương ứng dưới dạng hướng dẫn
trả lời những câu hỏi, vấn đề có liên quan hoặc hướng dẫn đọc các tài liệu chuyên môn
cần thiết (phần chuẩn bị nội dung các bài dạy).
7

×