Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

2015101217113055mau ho so yeu cau ap dung bien phap tu ve

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.38 KB, 11 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

HỒ SƠ
YÊU CẦU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ
ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM

Mẫu số: HS-TV/01/QLCT


MẪU HỒ SƠ YÊU CẦU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ

MỤC LỤC
I. Thông tin hướng dẫn chung .....................................................................................2
II. Hướng dẫn lập đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ ..........................................4
A – Những thông tin chung .............................................................................................4
B - Ngành sản xuất trong nước .......................................................................................4
C - Hàng hoá ................................................................................................................... 5
D - Các bên liên quan khác .............................................................................................5
E - Thiệt hại nghiêm trọng ..............................................................................................7
F - Đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng .............................................................................7
G - Quan hệ nhân quả .....................................................................................................7
H - Kết luận ....................................................................................................................8
III. Cam kết ................................................................................................................... 9

2


MẪU HỒ SƠ YÊU CẦU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ


I. THÔNG TIN HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Cơ sở pháp lý và mục đích ban hành
Mẫu này do Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương (Sau đây gọi tắt là Cơ quan
điều tra) ban hành căn cứ nội dung được quy định tại:
- Pháp lệnh 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Uỷ ban thường
vụ Quốc hội Số về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam;
- Nghị định 150/2003/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam;
- Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
- Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2013 quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh
nhằm mục đích giúp tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước chuẩn
bị Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ (sau đây gọi tắt là Hồ sơ).
2. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ
Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm:
(1) Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ;
(2) Tài liệu, thông tin liên quan khác mà tổ chức, cá nhân yêu cầu áp dụng biện pháp
tự vệ (sau đây gọi tắt là Bên yêu cầu) cho là cần thiết.
Hồ sơ được lập thành hai (02) phiên bản: phiên bản lưu hành hạn chế và phiên bản
lưu hành công khai. Bản lưu hành công khai phải được nộp cùng lúc với bản lưu hành hạn
chế. Bản lưu hành công khai phải có đủ thông tin chi tiết cần thiết để có thể hiểu được bản
chất của thông tin trong bản lưu hành hạn chế. Nhằm hoàn thành bản Hồ sơ yêu cầu áp dụng
biện pháp tự vệ (bản lưu hành công khai), Bên yêu cầu nên thực hiện các bước sau:
- Sử dụng phần trả lời trong bản lưu hành hạn chế làm cơ sở, xác định tất cả các
thông tin mà Bên yêu cầu cho là không mật và sao chép những thông tin này vào bản lưu
hành công khai.
- Trong trường hơp ngoại lệ khi thông tin trong Hồ sơ không thể tóm tắt được thì Bên
yêu cầu phải chỉ rõ lý do vì sao không thể tóm tắt được những thông tin đó.
3. Những yêu cầu cơ bản đối với Hồ sơ

- Hồ sơ cần được chuẩn bị một cách đầy đủ theo từng mục của mẫu này.

3


MẪU HỒ SƠ YÊU CẦU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ

- Bên yêu cầu phải đảm bảo tính chính xác, hợp lệ và hợp pháp của các thông tin và tài
liệu được cung cấp trong Hồ sơ.
- Phương pháp tính toán và nguồn thông tin, số liệu phải được chỉ rõ, kèm theo ghi chú
về thời hiệu của thông tin, số liệu đó.
4. Bổ sung Hồ sơ
Trong vòng 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận Hồ sơ, nếu nhận thấy Hồ sơ không
có đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 12 Pháp lệnh về Tự vệ, Cơ quan điều tra sẽ thông
báo cho Bên yêu cầu bổ sung thông tin trong thời hạn do Cơ quan điều tra quy định.
5. Bảo mật thông tin
Cơ quan điều tra có trách nhiệm giữ bí mật thông tin theo quy định tại Điều 9 Nghị
định 150/2003/NĐ-CP.
6. Thẩm định Hồ sơ
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ hợp lệ và hoàn chỉnh
theo quy định tại Điều 12 Pháp lệnh về Tự vệ, Cơ quan điều tra thẩm định Hồ sơ để trình Bộ
trưởng Bộ Công Thương xem xét ra quyết định điều tra
7. Nơi tiếp nhận Hồ sơ
Hồ sơ phải được lập thành năm (05) bản lưu hành công khai và năm (05) bản lưu
hành hạn chế và được nộp tại:
VĂN PHÒNG CỤC - CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH
BỘ CÔNG THƯƠNG
Phòng 601, tòa nhà Bộ Công Thương, 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (+84 4) 220 5002
Fax: (+84 4) 220 5003

Email:

4


MẪU HỒ SƠ YÊU CẦU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ

II. HƯỚNG DẪN LẬP ĐƠN YÊU CẦU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ
A - NHỮNG THÔNG TIN CHUNG
A1. Đề nghị cung cấp tên, địa chỉ thư tín, địa chỉ làm việc, số điện thoại, số fax (bao gồm cả
mã quốc gia) và địa chỉ thư điện tử của Bên yêu cầu:
Tên
Công
ty:
..................................................................................................................................................
Địa
chỉ:
..................................................................................................................................................
Số
điện
thoại:
..................................................................................................................................................
Fax:
..................................................................................................................................................
Email:
..................................................................................................................................................
Website:
..................................................................................................................................................
A2. Điền tên, số điện thoại và vị trí công tác của người liên lạc:
Tên:

..................................................................................................................................................
Chức
danh:
..................................................................................................................................................
Số
điện
thoại
liên
lạc
trực
tiếp:
..................................................................................................................................................
Số
fax
trực
tiếp:
..................................................................................................................................................
Email:
..................................................................................................................................................
A3. Cung cấp sơ đồ về cơ cấu tổ chức của Công ty và chỉ rõ tỷ lệ vốn do các cá nhân và
công ty khác nắm giữ, phải nêu cụ thể tất cả các cổ đông nắm giữ trên 5% vốn của Công ty.

5


MẪU HỒ SƠ YÊU CẦU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ

A4. Công ty có chỉ định người tư vấn, đại diện pháp lý hoặc đại diện khác để hỗ trợ Công ty
trong Hồ sơ và/hoặc trong quá trình điều tra? Nếu có, đề nghị gửi kèm theo bản sao thư ủy
quyền và nêu rõ phạm vi, thời hạn ủy quyền.

B. NGÀNH SẢN XUẤT TRONG NƯỚC
B1. Đề nghị cung cấp thông tin của các nhà sản xuất thuộc ngành sản xuất trong nước có
liên quan mà công ty biết (tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại).
B2. Cung cấp thông tin về các nhà sản xuất trong nước bày tỏ ý kiến ủng hộ, phản đối hay
không bày tỏ ý kiến đối với việc nộp Hồ sơ theo mẫu sau:
Tư cách nộp hồ sơ của Bên yêu cầu
(Tổng lượng hàng hoá tương tự được sản xuất trong nước trước khi nộp Hồ sơ)
Nhà sản xuất
Ủng hộ việc nộp Phản đối việc nộp
Không có ý kiến
Hồ sơ
Hồ sơ
Bên yêu cầu
Lượng Thị phần Lượng Thị phần Lượng Thị phần
sản xuất
sản xuất
sản xuất
Các nhà sản xuất
khác
1.
2.
3.
Tổng số
C.HÀNG HOÁ
C1. Hàng hoá nhập khẩu (thuộc đối tượng điều tra)
Chú ý: Nếu hàng hoá thuộc đối tượng điều tra từ 2 loại trở lên khi điền vào mẫu Hồ
sơ thì thông tin về mỗi loại hàng hoá phải được trình bày riêng biệt.
-

Tên gọi, mã hàng hóa theo Biểu thuế hàng hóa nhập khẩu hiện hành


-

Chủng loại/kiểu

-

Các đặc tính cơ bản

-

Mục đích sử dụng chính

-

Mức thuế nhập khẩu hiện hành

C2. Hàng hoá tương tự
C2.1. Mô tả hàng hoá do Công ty sản xuất:
-

Tên gọi, mã hàng hóa theo Biểu thuế hàng hóa nhập khẩu hiện hành

-

Chủng loại/kiểu

6



MẪU HỒ SƠ YÊU CẦU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ

-

Các đặc tính cơ bản

-

Mục đích sử dụng chính

-

Mô tả quy trình sản xuất

C.2.2. Hãy liệt kê chi tiết các đặc điểm khác biệt giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa
tương tự sản xuất tại Việt Nam.
D - CÁC BÊN LIÊN QUAN KHÁC
Đề nghị cung cấp tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử của:
(a) Các nhà sản xuất hàng hoá thuộc đối tượng điều tra xuất khẩu vào Việt Nam.
(b) Các nhà xuất khẩu vào Việt Nam; và
(c) Nhà nhập khẩu Việt Nam nhập khẩu hàng hoá từ các quốc gia nêu trên.
E - THIỆT HẠI
E1. Tình hình nhập khẩu
Đề nghị cung cấp các thông tin về hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra trong
3 năm gần nhất và trong các tháng của giai đoạn tiếp theo sau 3 năm đó:
Tổng lượng và giá trị hàng hoá nhập khẩu mỗi năm vào Việt Nam (Ghi rõ đơn vị
tính):
Năm 1

Năm 2


Năm 3

Năm 4

Lượng
Giá trị
Đơn giá trung bình
E2. Phân tích thiệt hại nghiêm trọng
Đề nghị cung cấp thông tin chứng minh ngành sản xuất trong nước đang phải chịu
thiệt hại/đe dọa thiệt hại nghiêm trọng gây ra bởi sự gia tăng của hàng hóa nhập khẩu trong
năm hiện tại và từng năm trong giai đoạn 3 năm liên tiếp trước khi nộp hồ sơ, bao gồm:
- Số lượng, khối lượng và trị giá của hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh
trực tiếp được sản xuất trong nước;
- Hệ số sử dụng công suất sản xuất;
- Thị phần;
- Mức tồn kho;

7


MẪU HỒ SƠ YÊU CẦU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ

- Mức lãi hoặc lỗ;
- Chỉ số năng suất lao động;
- Số lượng lao động, tỷ lệ lao động và thu nhập trong ngành sản xuất trong nước;
- Thay đổi về tình hình tiêu thụ hàng hoá: số lượng, mức giá;
- Các thông tin cần thiết khác có liên quan.
Thông tin được yêu cầu chỉ liên quan tới hàng hoá của Việt Nam chịu ảnh hưởng, đó
là hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá thuộc đối tượng điều

tra. Trong trường hợp các thông tin sẵn có không cho phép xác định một cách riêng biệt
hàng hoá thuộc đối tượng điều tra, thông tin được đưa ra phải gắn với nhóm hàng hoá có thể
xác định được trong phạm vi hẹp nhất, bao gồm các hàng hoá của Việt Nam, tương tự hoặc
cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá thuộc đối tượng điều tra.
E3. Kế hoạch điều chỉnh của ngành sản xuất trong nước
Đề nghị cung cấp kế hoạch điều chỉnh của ngành sản xuất trong nước để nâng cao
khả năng cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu là đối tượng yêu cầu điều tra áp dụng biện
pháp tự vệ.
F - ĐE DỌA GÂY THIỆT HẠI NGHIÊM TRỌNG
Lưu ý: Không nhất thiết phải trả lời mục này nếu Công ty có thể chứng minh được
thiệt hại nghiêm trọng thực tế. Mọi lập luận về đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng phải dựa
trên những bằng chứng cụ thể chứ không chỉ đơn thuần là phỏng đoán.
- Cho biết thông tin chi tiết về công suất có thể được sử dụng hoặc khả năng gia tăng
công suất đáng kể của nhà xuất khẩu.
- Chứng minh sự gia tăng đáng kể hàng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
- Hãy cho biết mức giá hàng hoá thuộc đối tượng điều tra được nhập khẩu vào thị
trường Việt Nam có tác động đến việc ép giá hoặc kìm giá một cách đáng kể đối với các
mức giá ở trong nước và có thể làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu hay không. Hãy chứng
minh.
- Hãy cung cấp những thông tin khác có liên quan đến lập luận của Công ty về khả
năng trước mắt hàng hoá nhập khẩu gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong
nước.
G - QUAN HỆ NHÂN QUẢ
Khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng
điều tra và thiệt hại nghiêm trọng, Cơ quan điều tra xem xét tất cả các yếu tố liên quan đến

8


MẪU HỒ SƠ YÊU CẦU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ


việc nhập khẩu hàng hóa nêu trên và các yếu tố khác mà những yếu tố này có thể góp phần
gây thiệt hại đến ngành sản xuất trong nước.
Hãy nêu các lý do mà Công ty cho rằng hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra
hoặc đo dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng.

9


MẪU HỒ SƠ YÊU CẦU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ

H - KẾT LUẬN
Phần kết luận của Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ có thể nhắc lại những bằng
chứng rõ ràng về sự tồn tại của việc gia tăng đột biến hàng nhập khẩu, thiệt hại nghiêm
trọng và mối quan hệ nhân quả giữa chúng mà Bên yêu cầu cho là đầy đủ để tiến hành cuộc
điều tra áp dụng biện pháp tự vệ.
Ngoài ra tại phần kết luận của Hồ sơ, Bên yêu cầu phải đề xuất Cơ quan điều tra tiến
hành điều tra các lập luận được nêu trong Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ. Bên yêu
cầu phải có yêu cầu cụ thể về việc áp dụng các biện pháp tạm thời (thời hạn áp dụng, giai
đoạn áp dụng, thuế suất/hạn ngạch của các biện pháp tự vệ tạm thời).

10


MẪU HỒ SƠ YÊU CẦU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ

III. CAM KẾT

Chúng tôi đảm bảo rằng thông tin cung cấp trong Hồ sơ là chính xác, chúng tôi
hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của những thông tin đã nêu.


Đại diện ngành sản xuất trong nước

___________
Ngày

__________________________
Chữ ký của người có thẩm quyền

__________________________________________
Tên và chức danh của người có thẩm quyền (có hiệu lực)

11



×