Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

tieu phâm ATGT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.4 KB, 10 trang )

Tiểu phẩm vui: MỘT PHEN HÚ VÍA.

..........................................................trong vai: Ông An.
..........................................................trong vai: Bà Toàn.
..........................................................trong vai: Giao.
..........................................................trong vai: Thông.
(Tiểu phẩm gồm có hai màn, một cảnh).
MÀN MỘT.
Cảnh buổi sáng tại nhà ông An. (Một chiếc bàn, bốn ghế nhựa, một bộ ấm chén). Ông An từ
nhà dưới đi lên, vừa đi vừa xĩa răng, rồi ngồi xuống ghế.

Ông An: Mụ Toàn ơi! Mụ ăn xong chưa? Xéch ấm nác chè lên đây tui bàn chút việc. Mụ
Toàn ơi – Chao ơi! Điếc chi mà điếc dữ tợn rứa không biết.
Bà Toàn: Có việc chi rứa ông. Không phải tui tiếc, nhưng ông mua chi thì phải tính toán cho
có lợi thì mua. (Vừa đi lên vừa liếc nhìn đồng hồ). Thôi chết mới đó mà 7h rồi (gọi với vào trong).
Giao ơi! Thông ơi! Hai đứa ăn nhanh mà đi học, đi mần việc, trưa nữa ngay rồi tề. (Ngồi xuống ghế
rót nước uống). Có việc chi? Ông nói nhành nhanh, tui còn đi chợ nữa chớ!
Ông An: Tui nói mụ điếc, đờ i ê c iếc sắc điếc, nghe chưa. Sáng ni mụ đi bộ, tui đi xe đạp lên
côi Tân Lịch mua con bò nái về nuôi. Nghe nói, con chú Đới đi ma le, Ma-Lai chi đó chú có bán mười
con bò đẹp dữ lắm.
Bà Toàn: Chi! (Ngoáy tai) Ông nói chi, nói lại coi. Tiền bạc mô? Tiếng Anh, tiếng chị một
chữ den lã không có. Đi du lịch, du liếc chi? Bày giặc! Nước ngoài với nước trong. Ông có mà đi
ngoài ra nước thì có, chớ du lịch cấy chi. (Điệu bộ nghoe nguẫy).
Ông An: Mần thinh! (Hét to làm Bà An giật mình). Điếc ơi là điếc, tui nói đi mua bò trên Tân
Lịch nghe chưa? Điếc kiểu ni, không khéo đi chợ Kêng. Xuống đàng số một, xe ô tô hắn tréng không
nổi chớ chơi mô.
Bà Toàn: (Ngoáy tai) Cấy chi? Nầy ông đừng cầu mạt tui nghe chưa! Ông lo là lo cấy thân
của ông, có đi, thì coi phanh coi lốp lại, chứ xuống dốc Miếu mà đích phanh, mặt tiền, mặt hậu bán
hết. Mạ con tui hết nhờ nghe chưa. (Quét nhà)
Ông An: Ngồi mà lo bò trắng răng, sáng ni mụ đi chợ, bán mớ ốc bươu. Nhớ mua cho tui con
gà, chai rượu, mười long nếp (đếm đầu ngón tay, vỗ vỗ trán), có chi nữa không hè? Rồi trưa, đem


sang nhà chú Hư, nói với chú thông cảm. Mần bát cơm, cúng cho thằng Hổng. Trưa tui chưa chắc về
kịp nghe chưa? Ừ, mau thiệt, mới đó mà dỗ đầu rồi hè.
Bà Toàn: Rứa không phải để cúng bò à! Đem qua đó mần chi? Hắn chết là do phóng ẩu chớ.
Ai đời, đường làng đường xóm mà hắn phi như đường cao tốc. Đúng là cha mô con nấy, cha Hư con
Hỗng. Đặt tên răng mà khéo rứa không biết?
Ông An: Bậy, thằng Hỗng chết cũng có lỗi của miềng. Ai đời mới sáng mờ mờ, mụ đã kéo
cấy xe trâu nằm chầnh ềnh ở ngoài cỗng. Nếu không có cấy xe trâu của mụ thì hắn can chi. Cứ nẽ theo
luật ATGT thì mụ đi tù mọt gông chớ chơi mô.
Bà Toàn: Còn lâu, Ông đừng có doạ. Đường làng chớ phải đường số một mô mà đi bên phải
bên trái. Bày giặc, làm như thể tui không biết chi về luật GT. Hắn phóng xe lên đàng tàu coi tàu có
tréng bên phải bên trái chi không? (Nguýt ông An) Thôi tui đi chợ đây. (Lấy giõ đội nón rồi đi ra)
Giao ơi! Thông ơi! Đi nhớ đóng cửa nghe hai đứa (Đi ra rồi lại chạy vào).
Ông An: Rứa còn chi đó nữa trời! (Lắc đầu).
Bà Toàn: Không phải quên máy lữa, tui quên dặn, có đi mua bò mua bê, thì đừng có uống
rượu nghe chưa? (Lại đi ra).
Ông An: (Nói to) Nhớ rồi! Tham gia giao thông là không nên uống rượu. Nói mãi khổ lắm. Đi
đi cho tui nhờ. (Xua tay).
(Giao và Thông đi ra, uống nước, đội mũ bảo hiễm. Giao thắt lại dây bảo hiễm cho em, dặn
em: Nhớ ra cỗng trường luôn luôn đi về phía bên phải nghe! Phải nhìn trước nhìn sau rồi qua đường
nghe em).
Thông: Dạ! Em nhớ.
Ông An: (Gật gù) Ừ, có học có khác, Giao này, con là thành viên trong đội xung kích ATGT
của xã ba không nói làm chi. Nhưng ba luôn luôn nhắc nhở con cũng không thừa, mình luôn luôn phải
gương mẩu, phải tuyên truyền giải thích vận động ND chấp hành luật ATGT nghe con. Nhất là tầng
lớp thanh, thiếu niên, nghe con.
Giao: Thôi, ba khỏi lo! sáng nay ban ATGT của xã họp sơ kết 6 tháng đầu năm và tiếp tục đẫy
mạnh việc thực hiện nghị quyết 32/ NQ-CP của chính phủ, nhằm kiềm chế tiến tới đẫy lùi tai nạn giao
thông. Con cũng trình bày một số giãi pháp về tuyên truyền giáo dục thanh, thiếu niên qua việc thi các
tiểu phẩm về ATGT từ cấp thôn xóm, Còn ba sáng ni đi mua bò, ba nhớ dắc bò dọc đường đừng có
ghé quán chích rượu nghe. Con hứa, nếu ba mua bò về nhà an toàn, con mua cho ba một xị nhức cộc

răng ba uống đã luôn.
Ông An: Ba hoan hô sáng kiến của con, nhưng nên nhớ đừng đánh trống bỏ dùi nghe, xủ phạt
hành chính là việc bất đắc dĩ, còn tuyên truyền, giáo dục là việc làm thương xuyên con ạ. Còn chuyện
mua rượu, có thiệt không, hứa rồi nghe! Ngéo tay cấy coi. Ba thề không chích dọc đường. Mạ con bây
in chắc như đúc. Thông tới đây ba dặn.
Thông: Nói mau ba, để con đi học.
Ông An: Trung Sơn mình có đặc điểm khác biệt với mọi nơi. Giao thông rất chi là thuận lợi
cho phát triển kinh tế. (Đếm ngón tay) Đường sông có nè, đường sắt có nè, đường bộ có nè, nhưng...
Giao và Thông: (cắt ngang, hô to khẩu hiệu) Nhưng cần đề phòng tai nạn giao thông! Thưa
ba, đây là lần thứ một nghìn không trăm linh một rồi ạ! Thôi tụi con đi đây. (Cã hai cười, đi ra), chào
ba kính yêu!
Ông An: Tổ cha bay, con với cái. (Uống nước, lẫm bẫm) Ừ, xã hội bữa nay tốt thiệt, ở
trường ,ở lớp thầy cô cũng dạy luật giao thông, hèn chi ăn nói có khác. (Dắc xe đạp ra, ngó nghiêng,
đội mũ bảo hiễm, đá đá vào bánh xe đạp, rồi đi ra).

MÀN HAI.
(Quang cảnh vẫn như củ).
Bà Lành: Ông An ơi! Giao ơi,Thông ơi! (Lấy nón quạt lấy quạt để) Úi chà! ATGT, xuống
chợ Kên mà giãi quyết... vụ...vụ....vụ...ATGT tề...Ui chà chà! Tên với tuổi...
Giao và Thông: (Chạy ra hớt hãi) Chi rứa bác! Bác uống nước cái đã. (Rót nước, quạt cho bác
Lành).
Bà Lành: (Vỗ vỗ ngực, nói lắp) Nước... Nước... Con...con... mạ mi bị... bị... xe... xe... máy
tông, bể ốc hết rồi. Mau xuống xuông chợ Kêng...
Giao: Bác nói cái chi! Trời! Khi mô rứa bác! (Ngồi xuống ôm đầu) Trời, bể óc thì còn chi nữa
mạ ơi!
Thông: (Ôm anh khóc) Mạ ơi! Hu... u... Mạ ơi! Răng mà khổ ri mạ ơi!
Bà Lành: Câm, nín bể ốc nhưng lặt lại được rồi.
Giao: Trời ơi lặt lại mà chi bác ơi! Ốc bể rồi lặt lại mần chi bác ơi! Rứa mạ cháu nằm ở viện
mô hở bác?
Bà Lành: Câm, nín bể ốc là bể ốc bươu có bể trốc mô mà bây mần dữ rứa, còn cẳng thì bị

bông gân thôi, mau đem xe máy xuống chở mạ bây lên, may ba đời cho cha con bây đó.
Giao và Thông: Trời đất! Bể ốc bươu chớ không phải bể trốc. Rứa mà bác làm hai đứa con
hết hồn. Con đi ngay đây. (Giao chạy ra, Thông lấy nước cho bà lành uống).
Bà Lành: Thôi thôi không nước non chi hết tau về đây. Bây cũng đi mau mau lên.
Ông An: (Dắc xe vào giã bộ đi bình thường rồi ngồi xuống uống nước) Mạ bây mô? Đi chợ
về chưa?
Thông: (Đi quanh ba nghi ngờ) Dạ, mạ đang về. Bò mô ba? (Nhìn xe đạp xẹp lốp). Ba bổ xe
đạp hả Ba? (Lại đi quanh, ông Toàn ngồi quay vào trong lấy mũ che cằm) Tau mà bổ xe à? Bốn mươi
năm nắm tay lái có trời sập tau mới bổ, rứa mạ bây mô?
Bà Toàn: Tui đây, tui đây (Giao, dìu mẹ vào cười nắc nẽ). Bổ bể ốc mà vẫn sống nhăn răng
đây! úi đau đau... (Sờ chân, Thông chạy ra phụ đỡ mẹ).
Ông An: (Chạy ra chân cà nhắc) Đó nói có sai mô! Mụ ngồi đây (mở nón, sờ chân lấy ghế
cho vợ ngồi) Đau chổ mô? (Bà Toàn hất tay ông ra, thả quần xuống. nói: nầy đừng có mà lợi dụng
nghe, ban mày ban mặt...) Úi chao ơi! Lạy trời lạy phật hú ba hồn chín vía. Thôi thôi, bữa ni ở nhà
không chợ không đò chi hết có chi ăn nấy, khi mô vô bệnh viện đại tu lại căp phôn rồi tính sau.
(Giao,Thông thì thầm nói nhỏ, cười). (Bà Toàn ngửi, sờ cằm ông An) Được tài nói bậy, cấy mẹng ăn
mắm ăn mói. Ầu, mà mẹng thơm rượi dữ hè...Chi nữa đây..? Nói có sai mô, bổ xe Dốc Miếu chớ chi.
Ông An: (Đánh trống lãng) Thằng Giao mua xị rượu thưởng tau mua bò để mô đó? Hai đứa
coi rượu đỏ e răng mà thơm rứa bây. Còn cấy chổ ni là quẹt vô cấy đinh nhà chú Đới. Ai đời, nhà mà
đống đinh lung tung lang tang. (Đánh trống lãng) Ui chao đói ơi là đói, hai dứa dọn cơm mau nghe,
tau đi rữa mặt cấy đã.
Bà Toàn: Bò mô? Đứng lại!
ông xăn quần lên? Chi đây, còn chối với cãi. Đi thẳng thắn thử coi. (ông An đi quanh theo kiểu duyệt
binh , nói: phình phường)
Giao: Thôi ba mạ ơi! đừng cãi nhau nữa. Sáng ni may cho nhà mình lắm rồi ba mạ không can
chi hết là tụi con mừng rồi.
Ông An: Đó! Đó ba hay nói với mạ con bây...ATGT....là... là...
Giao và Thông: (Đồng thanh nói ) Dạ chúng con biết rôì: ATGT là hạnh phúc của mọi nhà.
(Chạy vào, tất cả cùng cười).
Ông An:Tổ cha bây! Thật là một phen hú vía! (Tất cả trở lại sân khấu, đứng dậy cúi chào

khán giả).
Chúc hội thi thành công, tốt đẹp!
Tg: Trần Quốc Bình.

THUYẾT TRÌNH.
Kính thưa quí vị đại biểu, kính thưa ban giám khảo, thưa toàn thể các bạn thân mến!
Đất nước đang bước những chặng đường dài trong công cuộc đổi mới và hội nhập. “Con tàu
Việt nam” đang phăng phăng lướt sóng nhằm hướng mặt trời tiến ra biển cả. Thời cơ và vận hội đang
mỡ ra trước mắt chúng ta. Thế nhưng nguy cơ và thách thức cũng đang là những vấn đề hết sức bức
xúc mà Đãng nhà nước và ND ta phải đối mặt. Đó là: Nghèo đói, bệnh tật, ô nhiễm môi trường, dịch
bệnh, tệ nạn xã hội vv... Đặc biệt, tai nạn giao thông đang là vấn nạn nhức nhối trong cã nước nói
chung, trong tỉnh Quãng Trị và Gio linh nói riêng. Trong những năm qua, chắc các bạn cũng đã từng
chứng kiến, đã từng nghe, đã từng đọc nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, những con số
thống kê về TNGT thật đau lòng. Những con số đựơc viết bằng máu và nước mắt. Nó không những
cướp đi sinh mạng của chúng ta, mà còn gây nên tổn thất to lớn về kinh tế và tác động nghiêm trọng
đến toàn xã hội. Đứng trước thực tế bức xúc đó. Đảng và chính phủ đã và đang nỗ lực hết mình nhằm
đưa ra những chủ trương mang tính đồng bộ và toàn diện nhằm kiềm chế, tiến tới đẫy lùi TNGT, nâng
cao nhận thức của nhân dân về pháp luật ATGT, đang được toàn xã hội đồng tình và hưỡng ứng tích
cực. Ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông đã có những chuyễn biến rỏ rệt. TNGT đã có
chiều hướng giãm đáng mừng. Tuy nhiên, TNGT vẫn còn diễn ra nghiêm trọng. Để giãi quyết một
cách triệt để cần phải có sự nổ lực hết mình của mỗi cấp mỗi nghành, sự vào cuộc của tất cã các tổ
chức đoàn thể xã hội.
Thưa các bạn! Theo báo cáo kết quả công tác 6 tháng đầu năm của CA huyên Gio Linh. Tính
từ ngày 01/12/2007 đến ngày 30/5/2008 trên địa bàn huyện nhà đã xẫy ra nhiều vụ TNGT, tuy so với
cùng kì năm trước số vụ tai nạn giao thông có giãm. Cụ thể: TNGTĐB xãy ra: 05 vụ, làm chết 05
người, bị thương 04 người. Thiệt hại tài sản khoãng: 26.000.000 đồng. TNGTĐS & ĐTNĐ xãy ra
01vụ làm 01 người chết. Va chạm GT xãy ra 03 vụ làm 06 người bị thương. Xuất phát từ đặc điễm
G.Linh là một địa bàn có mạng lưới giao thông dày đặc với nhiều tuyến đường bộ, đường sắt, đường
thuỷ đi qua. trong đó có nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia cũng như địa phương như: Quốc lộ
1A, quốc lộ Hồ Chí Minh, quốc lộ 9. Các tuyến đường tỉnh: 575, 576, 577, 578. Là địa bàn cầu nối

giữa các huyện trong tỉnh, nơi có các khu di tích lịch sử: Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, di
tích Cồn Tiên - Dốc Miếu, di tích đôi bờ sông Bến Hãi, điễm nghĩ mát Cữa Việt, Cữa Tùng. Nếu
không có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, tình trạng TNGT sẻ còn diễn ra hết sức phức tạp, nhất là
trong các dịp tết, lễ hội, mùa du lịch.
Các bạn thân mến! Trung Sơn, quê hương chúng tôi nằm bên bờ con sông Bến Hãi lịch sữ.
Một thời đã in đậm nổi đau chia cắt, bom đạn đã cày xới quê tôi gây ra bao cảnh đau thương, vợ
mất chồng, con mất cha, mẹ goá con côi. Hơn 30 năm sau chiến tranh, bằng mồ hôi và cả máu.
Người dân quê tôi đang vươn mình cùng cả nước, ra sức lao động sản xuất, để xây dựng quê
hương ngày càng giàu đẹp. Thế nhưng hậu quả chiến tranh vẫn còn để lại hết sức nặng nề. Bom
mìn vẫn còn rình rập trong lòng đất. Khăn tang củ lại chồng thêm khăn tang mới đâu đó trên đầu
mẹ già, con thơ. Thương thay bao cảnh: “Lá xanh rụng xuống lá vàng trên cây”. Trong những
năm gần đây Đãng uỹ, UBND, lực lượng công an xã, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là các tổ chức
Đoàn địa phương đã cò nhiều nổ lực, với nhiều hình thức phong phú nhằm tuyên truyền giáo dục
cho nhân dân nhất là tầng lớp thanh thiều niên về luật ATGT. Nghiêm chỉnh thực hiện chỉ thị
22/CT của ban bí thư, nghị quyết 13/NQ-CP đặc biệt là nghị quyết 32/NQ-CP của chính phủ,
nhằm kiềm chế và đẩy lùi TNGT. Cùng với tình hình chung của Huyện. TNGT đã có chiều hướng
giảm, tuy
nhiên .................................................................................................. .................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
..........................................................................................
Kính thưa quý vị đại biểu, thưa tất cã các bạn. Vậy, chúng ta thử tìm hiểu những nguyên
nhân nào đã dẩn đến TNGT? Có phải do hạ tầng giao thông còn yếu kém, có phải do xữ lý vi
phạm còn nhẹ, chưa nghiêm minh? Hay là do công tác quản lý, công tác tuyên truyền, giáo dục
còn lõng lẻo? Đúng! Nhưng đó chỉ mới là một phần, còn phần lớn nguyên nhân chính là do sự
không hiểu biết về luật ATGT, sự nhận thức kém khi tham gia giao thông, sự ngông cuồng đi tìm
cảm giác mạnh, sự liều lỉnh bất chấp pháp luật, coi thường tính mạng của mình và mọi người.

Này nhé! Đi xe không đội mũ bảo hiểm, không giấy phép lái xe. Tránh, vượt xe sai quy
định, chạy quá tốc độ cho phép, chở ba chở bốn, lạng lách đánh võng. Có lắm kẻ ngông cuồng
giám đua xe với tữ thần, uống rượu say khi điều khiển phương tiện, coi cái chết nhẹ như lông
hồng, trong đó chủ yếu là thanh thiếu niên. Đáng giận nhưng cũng đánh thương thay cho họ, phải
không các bạn?
Có bao giờ họ tự hỏi: Mình phải làm gì đây để xứng đáng với công dưỡng dục sinh thành,
ai đã đã cho ta ăn học, nuôi cho ta khôn lớn trưởng thành?
Có bao giờ họ suy nghĩ: Ta được như hôm nay là do đâu mà có, phải làm gì đây để xứng
đáng với máu xương của bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống. Chẵng lẽ, kì vọng cũa cả dân tộc vào
thế hệ trẻ - những chủ nhân của nước nhà lại chôn vùi đâu đó trong những nghĩa trang cô quạnh,
mà đáng lẽ ra vị trí của họ là ở những giãng đường đại học. Ở hải đảo hay biên giới xa xôi để bảo
vệ biên cương của tổ quốc. Và hơn bao giờ hết họ chính là lực lượng tiên phong trong công cuộc
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để xây dựng nước Việt Nam XHCN giàu đẹp, công bằng, dân chủ
và văn minh.
Các bạn thân mến! Bác Hồ kính yêu đã từng nhắn nhủ và tin tưỡng vào thế hệ trẻ: “Non
sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không? Dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường
quốc năm châu hay không? Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Là thanh
niên, thiếu niên mỗi một chúng ta phải luôn luôn suy nghĩ và hành động. Thanh thiếu, niên phải là
lực lượng xung kích trên nhiều mặt trận. Trong đó trên mặt trận ATGT, ngoài việc chấp hành
nghiêm chỉnh, thanh, thiếu niên còn là người đầu tầu gương mẫu tích cực tuyên truyền cho nhân
dân về việc chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông. Tiến tới kiềm chế và đẩy lùi tai nạn
giao thông, xứng đáng với niềm tin yêu của toàn Đảng, toàn dân và của Bác Hồ kính yêu. Các bạn
có cùng hứa với chúng tôi không?: Thanh thiếu niên Gio Linh là lực lượng xung kích tình nguyện
giữ gìn TTATGT cùng với cả nước quyết tâm đẩy lùi tai nạn giao thông, để ATGT là hạnh phúc
của mọi nhà, là hạnh phúc của toàn XH. Đó củng chính là thông điệp của chúng tôi gửi đến hội
thi hôm nay.
Kính chúc quý vị đại biểu, BGK, và tất cả các bạn khoẻ mạnh hạnh phúc.
Chúc hội thi thành công tốt đẹp!
Hết

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×