Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các Đoàn kinh tế quốc phòng khu vực phía Bắc Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 187 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

VŨ TRƯỜNG KHÁ

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
ĐỐI VỚI CÁC ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG
KHU VỰC PHÍA BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

VŨ TRƯỜNG KHÁ

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
ĐỐI VỚI CÁC ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG
KHU VỰC PHÍA BẮC VIỆT NAM

Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số



: 62.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS TRẦN TRUNG TÍN
2. PGS. TS ĐẶNG VĂN DU

HÀ NỘI - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình
nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các tài liệu, kết quả
trình bày trong luận án là trung thực có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả

Vũ Trường Khá


ii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan .........................................................................................................................i
Mục lục..................................................................................................................................ii
Danh mục các chữ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục các bảng .............................................................................................................vi

Danh mục các biểu đồ ........................................................................................................vii
Danh mục các đồ thị...........................................................................................................vii
Danh mục các sơ đồ ...........................................................................................................vii
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG
VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐỐI VỚI CÁC
ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG................................................................................11
1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG VÀ VỐN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG ..........11
1.1.1. Tổng quan về Khu kinh tế quốc phòng và Đoàn kinh tế quốc phòng ..........11
1.1.2. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Đoàn Kinh tế quốc phòng ....................17
1.2. QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐỐI VỚI CÁC
ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG...........................................................................30
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với
các Đoàn kinh tế quốc phòng.....................................................................30
1.2.2. Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các Đoàn
kinh tế quốc phòng .....................................................................................34
1.3. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐỐI VỚI CÁC
ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG...........................................................................49
1.3.1. Các tiêu chí đánh giá quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với
các Đoàn kinh tế quốc phòng.....................................................................49
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
đối với các Đoàn kinh tế quốc phòng........................................................53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................................59


iii
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ
BẢN ĐỐI VỚI CÁC ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG KHU VỰC

PHÍA BẮC VIỆT NAM ..................................................................................................60
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG KHU VỰC
PHÍA BẮC VIỆT NAM ............................................................................................60
2.1.1. Đặc điểm, hệ thống tổ chức và kết quả hoạt động của các Đoàn
kinh tế quốc phòng khu vực phía Bắc.......................................................60
2.1.2. Kết quả thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các Đoàn kinh
tế quốc phòng khu vực phía Bắc giai đoạn 2011-2015............................66
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƯ BẢN ĐỐI
VỚI CÁC ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG KHU VỰC PHÍA BẮC
GIAI ĐOẠN 2011-2015 ............................................................................................72
2.2.1. Thực trạng lập kế hoạch đầu tư và phân cấp quản lý vốn đầu tư
xây dựng cơ bản..........................................................................................72
2.2.2. Thực trạng công tác lập, thẩm định dự án đầu tư.......................................76
2.2.3. Thực trạng công tác lập dự toán và phân bổ dự toán vốn đầu tư
xây dựng cơ bản..........................................................................................80
2.2.4. Thực trạng quản lý chi phí thực hiện dự án đầu tư ....................................84
2.2.5. Thực trạng cấp phát, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản ..................92
2.2.6. Thực trạng công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản ...................95
2.2.7. Thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện vốn đầu tư
xây dựng cơ bản..........................................................................................96
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN ĐỐI VỚI CÁC ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG KHU VỰC
PHÍA BẮC VIỆT NAM ..........................................................................................102
2.3.1. Những kết quả đạt được ...........................................................................102
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân............................................................................105
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................................111
Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐỐI VỚI CÁC ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG
KHU VỰC PHÍA BẮC VIỆT NAM ...........................................................................113
3.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU,

PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
ĐỐI VỚI CÁC ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG KHU VỰC PHÍA
BẮC VIỆT NAM .....................................................................................................113


iv
3.1.1. Định hướng đầu tư xây dựng các Khu kinh tế quốc phòng khu
vực phía Bắc Việt Nam............................................................................113
3.1.2. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản đối với các Đoàn kinh tế quốc phòng khu vực phía
Bắc đến năm 2020, định hướng những năm tiếp theo ...........................119
3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC
ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG KHU VỰC PHÍA BẮC VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO..............................................122
3.2.1. Đổi mới công tác quy hoạch và tăng cường quản lý hoạt động
đầu tư xây dựng ........................................................................................122
3.2.2. Hoàn thiện công tác lập, thẩm định dự án đầu tư.....................................129
3.2.3. Hoàn thiện công tác lập dự toán và phân bổ vốn đầu tư xây dựng
cơ bản ........................................................................................................135
3.2.4. Tăng cường quản lý chi phí thực hiện dự án đầu tư ................................138
3.2.5. Hoàn thiện cơ chế cấp phát, thanh toán vốn đầu tư xây dựng
cơ bản .......................................................................................................141
3.2.6. Đẩy nhanh tiến độ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành ...................143
3.2.7. Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện vốn đầu tư .........145
3.2.8. Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm
công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ........................................151
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ..............................................................................................153
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước ............................................................................154
3.3.2. Kiến nghị với Bộ Quốc phòng ..................................................................156
3.3.3. Kiến nghị với các Quân khu phía Bắc ......................................................157

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................................158
KẾT LUẬN .....................................................................................................................159
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ..............................................................................................................161
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................162
PHỤ LỤC.........................................................................................................................167


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BQL

Ban quản lý

BQP

Bộ Quốc phòng

BTL

Bộ Tư lệnh

CĐT

Chủ đầu tư


DA

Dự án

DT

Doanh trại

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KH&ĐT

Kế hoạch và đầu tư

KHCN-QS

Khoa học công nghệ quân sự

KT

Kinh tế

KT-XH

Kinh tế - xã hội

KTQP


Kinh tế quốc phòng

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NSNN

Ngân sách Nhà nước

NSQP

Ngân sách quốc phòng



Quyết định

QK

Quân khu

QLDA

Quản lý dự án

QP

Quốc phòng


QP-AN

Quốc phòng - an ninh

QT

Quyết toán

TKKT-TDT

Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán

TM-KH

Tham mưu - Kế hoạch

TSCĐ

Tài sản cố định

XDCB

Xây dựng cơ bản


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Danh sách các Khu KTQP, Đoàn KTQP khu vực phía Bắc .......................61
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động của các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc Giai

đoạn 2011-2015............................................................................................65
Bảng 2.3. Các công trình (dự án) đại diện cho các khu vực KTQP phía Bắc
giai đoạn 2011-2015.....................................................................................67
Bảng 2.4. Hệ số huy động TSCĐ từ đầu tư XDCB giai đoạn 2011-2015...................69
Bảng 2.5. Tốc độ tăng trưởng huy động TSCĐ từ đầu tư XDCB giai đoạn
2011 - 2015...................................................................................................71
Bảng 2.6. Kết quả lập dự toán và phân bổ vốn đầu tư XDCB giai đoạn
2011-2015....................................................................................................81
Bảng 2.7. Bảng dự toán hạng mục công trình bố trí ....................................................83
Bảng 2.8. Kết quả thực hiện vốn đầu tư XDCB giai đoạn 2011-2015 ........................85
Bảng 2.9. Cơ cấu thực hiện vốn XDCB theo nguồn hình thành giai đoạn
2011 - 2015...................................................................................................87
Bảng 2.10. Tốc độ tăng trưởng vốn định gốc...............................................................89
Bảng 2.11. Cơ cấu vốn đầu tư XDCB theo nội dung chi phí.......................................90
Bảng 2.12. Tình hình nợ đọng trong XDCB ................................................................94
Bảng 2.13. Cơ cấu vốn đầu tư XDCB được phê duyệt quyết toán giai đoạn
2011-2015.....................................................................................................95
Bảng 2.14. Kết quả thẩm tra quyết toán vốn đầu tư XDCB hạng mục dự án
hoàn thành giai đoạn 2011-2015 .................................................................97
Bảng 2.15. Kết quả kiểm tra kiểm soát trong giai đoạn phê duyệt hạng mục
dự án đầu tư, tổng dự toán XDCB giai đoạn 2011-2015 ..........................101
Bảng 3.1. Mô hình xác định thứ tự ưu tiên đầu tư .....................................................125
Bảng 3.2. Thời gian thanh toán, quyết toán, kiểm toán, thẩm tra báo cáo
quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành....................................................144


vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tổng dự toán vốn đầu tư đề nghị...............................................82

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tổng chỉ tiêu vốn được BQP duyệt ...........................................83
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu thực hiện vốn XDCB theo nguồn hình thành giai đoạn
2011 - 2015 ...........................................................................................88
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo nội dung chi phí...................................91
Biểu đồ 2.5. Tình hình nợ đọng trong XDCB...........................................................94
Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ dự án chưa nộp hồ sơ và dự án đã thẩm tra.................................99
Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ hồ sơ được thẩm định so với kế hoạch thẩm tra .......................100

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Trang
Đồ thị 2.1. Tốc độ tăng trưởng huy động TSCĐ ......................................................71
Đồ thị 2.2. Tốc độ tăng trưởng vốn định gốc............................................................89

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1. Mô hình lập dự toán và phân bổ vốn đầu tư xây dựng Khu KTQP .................39
Sơ đồ 1.2. Mô hình quyết toán vốn đầu tư xây dựng Khu KTQP ............................47
Sơ đồ 2.1. Hệ thống tổ chức các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc .............................64
Sơ đồ 2.2. Lập kế hoạch đầu tư và phân cấp quản lý vốn đầu tư XDCB .................73
Sơ đồ 2.3. Tổ chức cấp phát, giải ngân vốn đầu tư XDCB.......................................92
Sơ đồ 3.1. Mô hình lập dự toán và phân bổ vốn đầu tư thuộc NSNN đối với
các Đoàn KTQP....................................................................................137


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Biên giới quốc gia có vai trò đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh
(QP-AN), kinh tế, văn hóa, xã hội. Bảo đảm giữ vững QP-AN, ổn định chính
trị, trật tự và an toàn xã hội dọc tuyến biên giới để phát triển kinh tế đất nước là

nhiệm vụ quan trọng của toàn đảng, toàn dân và toàn quân, trong đó Quân đội
là nòng cốt. Muốn vậy, Nhà nước phải có chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
(KT-XH) kết hợp chặt chẽ với QP-AN trong mọi lĩnh vực, địa bàn của đất
nước. Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng, thực hiện quyết định của
Thủ tướng Chính phủ về việc Quân đội tham gia xây dựng và phát triển KTXH, củng cố QP-AN trên các địa bàn chiến lược, vùng đặc biệt khó khăn dọc
theo tuyến biên giới, các Khu kinh tế quốc phòng (KTQP) đã được hình thành.
Khu KTQP là một mô hình đặc biệt với nhiều mục tiêu đan xen như: phát triển
KT-XH, ổn định chính trị, kết hợp chặt chẽ kinh tế - quốc phòng - an ninh…
Để thực hiện được các mục tiêu trên, Bộ Quốc phòng (BQP) thành lập các
Đoàn KTQP đứng chân trong Khu KTQP, nhằm xây dựng các cụm dân cư tập
trung tương đối phát triển về KT-XH, QP-AN dọc tuyến biên giới, tạo vành đai
biên giới an toàn trong thế trận toàn dân bảo vệ Tổ quốc.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước và BQP, các
Đoàn KTQP khu vực phía Bắc thuộc BQP Việt Nam đã được đầu tư xây dựng
cơ bản (XDCB) với khối lượng lớn, bảo đảm nơi ăn, ở, sinh hoạt, huấn luyện
của bộ đội và được ngân sách nhà nước (NSNN) đầu tư xây dựng các công
trình trạm, trường, đường... nhằm phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống,
sinh hoạt của người dân địa phương trong các Khu KTQP. Công tác XDCB đã
bám sát chủ trương của BQP, sát với tình hình thực tế và nhiệm vụ của các
Đoàn KTQP; trong quá trình thực hiện đã cơ bản tuân thủ trình tự, thủ tục đầu
tư theo quy định của Nhà nước và BQP; việc quản lý vốn đầu tư XDCB và
quản lý chất lượng công trình xây dựng tương đối chặt chẽ; các công trình được
xây dựng xong đưa vào sử dụng về cơ bản đã phát huy hiệu quả.


2
Tuy nhiên, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của các Đoàn KTQP
khu vực phía Bắc vẫn còn những tồn tại, hạn chế như tình trạng đầu tư XDCB
còn phân tán, dàn trải, kéo dài và kém hiệu quả; một số đơn vị chưa chú trọng
trong công tác chuẩn bị đầu tư như việc lập dự án, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật,

tổng dự toán còn hiện tượng khoán hết cho đơn vị tư vấn; việc thẩm định, phê
duyệt dự án chưa làm tốt nên một số dự án khi triển khai thực hiện vượt tổng
mức đầu tư, phải điều chỉnh dự toán; còn hiện tượng đề nghị cấp phát thanh
toán chưa theo đúng khối lượng hoàn thành, nghiệm thu thanh toán chưa theo
thực tế thi công, việc điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng khi có biến động
giá nguyên vật liệu chưa chặt chẽ; việc quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn
thành chưa kịp về thời gian theo quy định, nhiều công trình đã được phê duyệt
quyết toán song chưa được bố trí đủ vốn, dẫn đến tình trạng nợ đọng vốn kéo
dài. Nguyên nhân của những tồn tại trên là do: Quản lý vốn đầu tư XDCB đối
với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị.
Các cơ quan quản lý vốn đầu tư XDCB hoạt động chưa hiệu quả, nhiệm vụ
còn chồng chéo; năng lực của các chủ đầu tư còn hạn chế; cơ chế quản lý
XDCB còn nhiều bất cập, mặt khác do đặc thù của vốn đầu tư XDCB là rất
lớn, thời gian đầu tư dài, phạm vi đầu tư rộng nên dễ xảy ra việc đầu tư kém
hiệu quả dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí vốn của Nhà nước.
Từ những nhìn nhận trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Quản lý vốn đầu tư
xây dựng cơ bản đối với các Đoàn kinh tế quốc phòng khu vực phía Bắc
Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ là cần thiết, có ý nghĩa về lý luận và thực
tiễn trong tình hình hiện nay.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
2.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực kinh tế quốc
phòng, Khu kinh tế quốc phòng, Đoàn kinh tế quốc phòng
Trong thực tế, đã có một số đề tài, luận án nghiên cứu về lĩnh vực
KTQP, Khu KTQP, Đoàn KTQP. Mỗi công trình nghiên cứu đã tiếp cận dưới
nhiều góc độ khác nhau và với các mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Cụ thể, có
một số công trình chủ yếu sau:


3
- Luận án tiến sĩ kinh tế “Kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta

hiện nay” của tác giả Trần Trung Tín, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh 1998. Luận án chủ yếu đi sâu làm rõ lý luận về kết hợp kinh tế với quốc
phòng; nội dung và những nhân tố tác động đến việc kết hợp kinh tế với quốc
phòng; xu hướng kết hợp kinh tế với quốc phòng của các nước; thực trạng kết
hợp kinh tế với quốc phòng ở Việt Nam trong những năm 90 của thế kỷ XX.
Trong những giải pháp cơ bản để thực hiện tốt kết hợp kinh tế với quốc
phòng, luận án mới bước đầu đề xuất xây dựng mô hình điển hình là xây dựng
các đơn vị Quân đội đứng chân trên các địa ban chiến lược như vùng núi phía
Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ, ven biển và hải đảo. Việc họ tham gia tạo ra
kết cấu hạ tầng cho kinh tế dân sinh đã góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo mà Đảng và Nhà
nước rất quan tâm. Đó là đóng góp của Quân đội cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở nông thôn, góp phần gắn bó mối đoàn kết quân dân để xây
dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc trên các địa bàn chiến lược. Đó
là các phác thảo sơ khai về mô hình điển hình trên, sau này được cụ thể hóa
triển khai trong thực tế là các Đoàn KTQP phòng hiện nay [44].
- Luận án tiến sĩ kinh tế: “Đầu tư phát triển các khu kinh tế quốc phòng ở
Việt Nam hiện nay” của tác giả Đỗ Mạnh Hùng, Đại học Kinh tế quốc dân 2008.
Luận án đã tập trung làm rõ các vấn đề lý luận về kết hợp kinh tế với quốc
phòng, đầu tư vào các Khu KTQP. Trên cơ sở các chỉ tiêu đó, đã đánh giá toàn
diện hiệu quả của quá trình đầu tư và đề ra hệ thống giải pháp đồng bộ, khả thi
để nâng cao hiệu quả đầu tư. Như vậy, luận án đã chủ yếu tập trung xem xét hiệu
quả đầu tư vào các Khu KTQP, ít xem xét đến vốn đầu tư XDCB của các Đoàn
KTQP và quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP [30].
- Luận án tiến sĩ quân sự “Xây dựng tiềm lực hậu cần trong khu kinh
tế - quốc phòng trên địa bàn quân khu phía Bắc” của tác giả Đỗ Huy Hằng,
Học viện Hậu cần năm 2010. Luận án đã đi sâu nghiên cứu thực trạng xây
dựng tiềm lực hậu cần về mọi mặt trong Khu KTQP hiện nay. Luận án đã
tập trung đề xuất nội dung và các giải pháp để xây dựng tiềm lực hậu cần



4
trong Khu KTQP trên địa bàn quân khu phía Bắc về các mặt (xây dựng
nguồn nhân lực, xây dựng tiềm lực y tế, tiềm lực giao thông vận tải, tiềm lực
vật chất hậu cần, xây dựng các điểm dân cư). Những giải pháp luận án đưa
ra nhằm tạo thế và lực về hậu cần, chủ động trong củng cố QP-AN trên các
địa bàn chiến lược [26].
- Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng: “Kết hợp quốc phòng - an ninh
với phát triển kinh tế - xã hội trong Khu kinh tế quốc phòng” năm 2003 của
Bộ Tư lệnh quân khu 3. Đề tài đã trình bày cơ sở lý luận và khảo sát thực
trạng các Khu KTQP trên phạm vi toàn quốc, đã xác định bức tranh tương đối
khái quát về tình trạng ban đầu của các Khu KTQP, số lượng các Khu KTQP
(tính đến năm 2003), những thuận lợi, khó khăn khi triển khai đầu tư vào các
Khu KTQP. Tuy nhiên, mục tiêu nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở việc xác
định có nên kết hợp QP-AN với phát triển KT-XH trong Khu KTQP hay
không, chưa xây dựng được cơ sở lý luận cũng như đề xuất các giải pháp cho
sự kết hợp này [3].
- Đề tài khoa học cấp ngành “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê và
phương pháp thống kê đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của các khu kinh tế
quốc phòng”, năm 2006 của Cục Kinh tế- Bộ Quốc phòng. Đề tài đã khái quát
các vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng, sự cần thiết phải kết hợp kinh tế với
quốc phòng, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả KT-XH của các khu
kinh tế quốc phòng và phương pháp phân tích hiệu quả. Đề tài này đã tập trung
xem xét hiệu quả ở phạm vi Khu KTQP. Tuy nhiên, chưa tách bạch được phần
kết quả mà địa phương thực hiện được với phần kết quả của toàn Khu KTQP,
vì vậy một số chỉ tiêu còn khó tính toán, khó thực hiện trong thực tế [4].
Nhìn chung các công trình khoa học trên cho thấy bức tranh toàn cảnh
của việc xây dựng và phát triển Khu KTQP, tình hình triển khai xây dựng các
Đoàn KTQP. Nhiều vấn đề lý luận về mô hình Khu KTQP, quá trình thành
lập và đi vào hoạt động của Đoàn KTQP được đề cập trong các công trình là
nguồn tài liệu phong phú cho tác giả tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, các công

trình trên chỉ nghiên cứu các khía cạnh như: Kết hợp kinh tế với quốc phòng;


5
đầu tư phát triển các Khu KTQP; xây dựng tiềm lực hậu cần trong các Khu
KTQP khu vực phía Bắc; xây dựng chỉ tiêu và phương pháp thống kê để đánh
giá hiệu quả KT-XH về kết quả hoạt động của các Đoàn KTQP... chưa có
công trình nào nghiên cứu về vốn đầu tư XDCB và quản lý vốn đầu tư XDCB
đối với các Đoàn KTQP.
2.2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước
Vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP cơ bản là từ NSNN. Thực
tế ở nước ta đã có nhiều các công trình nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư
XDCB có nguồn gốc từ NSNN. Mỗi công trình nghiên cứu trên các khía
cạnh khác nhau. Do đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận dưới
nhiều góc độ khác nhau, các công trình mới chỉ giải quyết được một phần
liên quan đến quản lý vốn đầu tư XDCB ở những phương diện nhất định.
Dưới đây là một số công trình tiêu biểu có liên quan trên các góc độ quản lý
vốn đầu tư XDCB:
- Luận án Tiến sĩ kinh tế: “Đổi mới cơ chế sử dụng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản của Nhà nước” của tác giả Trần Văn Hồng, Học viện Tài
chính, năm 2002 đã nghiên cứu cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB
của Nhà nước trước khi Luật NSNN (2002) Việt Nam ra đời và có hiệu lực,
Luận án đã phân tích được hạn chế của cơ chế quản lý cũ, từ đó đòi hỏi phải
đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB nhằm xóa bỏ bao cấp,
nâng cao trách nhiệm đối với các chủ đầu tư, hạn chế tối đa sự can thiệp
hành chính của cơ quan Nhà nước, đảm bảo hiệu quả đầu tư XDCB, tăng
trách nhiệm giải trình trong quản lý NSNN. Luận án có liên quan đến quản
lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, ít liên quan đến quản lý vốn đầu tư XDCB
trong lĩnh vực KTQP [28].

- Luận án Tiến sĩ kinh tế: “Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây
dựng từ Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam” của tác giả Tạ Văn Khoái, Học
viện Chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2009. Luận án nghiên
cứu các giai đoạn của chu trình dự án, chủ yếu là cấp NS trung ương trong


6
phạm vi cả nước, quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư XDCB bao gồm các
nội dung: Hoạch định, xây dựng khung pháp luật, ban hành và thực hiện cơ
chế, bất cập của các dự án đó là sự phân tán, dàn trải, sai phạm và kém hiệu
quả của không ít dự án đầu tư XDCB từ nguồn NSNN, đưa ra các nguyên
nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan từ bộ máy, cán bộ quản lý hoạt động
đầu tư XDCB. Luận án đề xuất 6 nhóm giải pháp đổi mới quản lý nhà nước
đối với dự án XDCB từ NSNN bao gồm các đề xuất xây dựng và thực thi
chương trình phát triển dự án đầu tư [31].
- Luận án Tiến sĩ kinh tế: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ Ngân sách Nhà nước do Thành
phố Hà Nội quản lý”, của tác giả Cấn Quang Tuấn, năm 2009, Học viện Tài
chính. Luận án đã đề cập một số vấn đề lý thuyết chung về vốn đầu tư phát triển
và vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN, trong đó việc nghiên cứu vốn đầu tư
phát triển được tiến hành dưới góc độ có liên quan đến vốn đầu tư XDCB tập
trung từ NSNN. Góp phần hệ thống hóa và phân tích sâu một số lý luận chung
về quản lý vốn đầu tư phát triển nói chung, vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN nói
riêng. Trên cơ sở hệ thống hóa những nhận thức chung về vốn đầu tư phát triển
và vốn XDCB tập trung từ NSNN. Luận án tập trung đánh giá thực trạng sử
dụng vốn XDCB tập trung từ nguồn NSNN do thành phố Hà Nội quản lý với số
liệu 05 năm từ năm 2001-2005 và định hướng đến năm 2010. Đánh giá tổng
hợp, khái quát bức tranh toàn cảnh và có cận cảnh sâu thích hợp hơn thực trạng
quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN do thành phố Hà Nội quản lý,
khẳng định các thành công, chỉ rõ các bất cập, tồn tại, vấn đề đặt ra và nguyên

nhân. Đồng thời luận án cũng đề xuất các giải pháp, kiến nghị cụ thể, có tính khả
thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB tập trung từ
NSNN do thành phố Hà Nội quản lý trong quá trình phát triển KT-XH của Thủ
đô Hà Nội. Tuy nhiên việc sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả còn hạn chế
trong phần thực trạng, chưa xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả KTXH vốn đầu tư XDCB trong lĩnh vực QP-AN [46].


7
- Luận án Tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư
xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt
Nam”, của tác giả Nguyễn Thị Bình, năm 2010, Học viện Tài chính. Luận án
đã tổng kết được cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước
đối với đầu tư XDCB từ vốn NSNN trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt
Nam giai đoạn gần đây; Luận án đưa ra một số phương hướng hoàn thiện
quản lý nhà nước đối với đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong ngành
GTVT Việt Nam những năm tới. Đặc biệt Luận án đã đi sâu tiến hành khảo
sát trên giác độ đầu tư và xây dựng công tác định giá, quản lý giá…Tuy nhiên
chưa đi sâu nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến giá và quản lý giá đối
với các công trình XDCB thi công xây dựng trong điều kiện khó khăn vùng
sâu, vùng xa, vùng biên giới, bị chi phối bởi các yếu tố đảm bảo QP-AN [1].
- Luận án tiến sĩ kinh tế: “Quản lý chi Ngân sách Nhà nước trong đầu tư
xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định” của tác giả Trịnh Thị Thúy
Hồng, Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2012. Luận án đã tổng hợp lý cơ bản về
quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB, đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN
trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định, đề xuất các giả pháp tăng
cường quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn. Luận án đã đưa ra
được một số chỉ tiêu phân tích đánh giá hiệu quả quản lý chi NSNN trong đầu
tư XDCB và tiến hành khảo sát trên địa bàn tỉnh Bình Định. Tuy nhiên kết quả
của Luận án chỉ được áp dụng cho một địa phương cụ thể [29].
Về cơ bản các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến quản lý đối với

đầu tư XDCB từ NSNN ở những mức độ, khía cạnh khác nhau trên phạm vi
cả nước hay một địa phương hoặc một khu vực nhất định như: Cơ chế sử
dụng vốn đầu tư XDCB của Nhà nước; quản lý Nhà nước đối với dự án đầu
tư; quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB tại một địa phương hoặc một
ngành cụ thể... chưa có công trình nào nghiên cứu việc quản lý vốn đầu tư
XDCB trong lĩnh vực KTQP, đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc
thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam.


8
2.3. Khoảng trống và câu hỏi nghiên cứu của đề tài luận án
Tiếp cận, tham khảo và nghiên cứu các công trình khoa học có liên
quan đến lĩnh vực KTQP, Khu KTQP và quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN,
có thể rút ra một số nhận xét cơ bản sau:
Một là: Những luận án, đề tài khoa học có liên quan đến đề tài luận án
về lĩnh vực KTQP, Khu KTQP, cho thấy bức tranh chung về sự cần thiết và vai
trò quan trọng của việc xây dựng và phát triển Khu KTQP, quá trình hình thành
các Đoàn KTQP. Những vấn đề được đề cập trong các công trình trên là nguồn
tài liệu phong phú cho tác giả tiếp tục nghiên cứu và vận dụng. Các công trình
nghiên cứu về lĩnh vực KTQP, Khu KTQP, Đoàn KTQP ở nhiều góc độ và
khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, các công trình trên còn thiếu và trống một
mảng là nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP.
Hai là: Hầu hết các công trình nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư
XDCB từ NSNN được nhìn nhận từ phía những quy định của Nhà nước đối
với hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB ở các Bộ, các ngành, các địa
phương, chưa đi sâu nghiên cứu quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn
KTQP khu vực phía Bắc thuộc BQP Việt Nam với các chủ thể quản lý vốn
mang tính đặc thù cao trong lĩnh vực KTQP.
Ba là: Trong điều kiện hiện tại, khi mà các Luật có liên quan trong lĩnh
vực đầu tư và xây dựng mới được ban hành và sửa đổi như Luật Đầu tư 2014;

Luật Xây dựng 2014; Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư công; Luật Ngân sách Nhà
nước sửa đổi… thì công tác quản lý vốn đầu tư XDCB nói chung và quản lý
vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc Việt Nam đòi hỏi
ngày càng phải được hoàn thiện thống nhất với các nội dung quy định của các
Luật và phải được tăng cường cho phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.
Với tinh thần trên, đề tài luận án sẽ tập trung nghiên cứu, làm rõ và trả
lời các câu hỏi: Quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP là gì? Các
cơ quan, đơn vị nào tham gia quản lý vốn đầu tư XDCB của các Đoàn KTQP?
Thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía


9
Bắc như thế nào? Để tăng cường và hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB đối
với các Đoàn KTQP cần đưa ra các giải pháp gì?
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án
3.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đề ra các giải pháp
tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía
Bắc Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, luận án có nhiệm vụ:
- Luận giải các vấn đề lý luận cơ bản về vốn đầu tư XDCB và quản lý
vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB tại
một số Đoàn KTQP, trên cơ sở đó đưa ra các hạn chế về quản lý vốn đầu tư
XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc Việt Nam.
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp
nhằm tăng cường và hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn
KTQP khu vực phía Bắc Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là: Những vấn đề lý luận và
thực tiễn về quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về vốn đầu tư XDCB và quản lý vốn
đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc Việt Nam.
Phạm vi về không gian và thời gian: Nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư
XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc Việt Nam từ khi mới thành
lập. Tập trung phân tích số liệu giai đoạn 2011-2015, giải pháp đề ra đến năm
2020 và những năm tiếp theo.


10
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp luận là phương
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp nghiên cứu cơ bản.
Tùy từng nội dung cụ thể, luận án sử dụng kết hợp với các phương
pháp nghiên cứu khác trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu như: phương
pháp tổng hợp phân tích, khảo sát, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn.
6. Những điểm mới của luận án
- Từ việc hệ thống hóa lý luận về kết hợp kinh tế với quốc phòng, Khu
KTQP, vốn đầu tư XDCB, luận án đã đưa ra khái niệm về Đoàn KTQP, vốn
đầu tư XDCB của Đoàn KTQP, khái niệm, đặc điểm, nội dung quản lý vốn
đầu tư XDCB đối với Đoàn KTQP. Chỉ rõ các tiêu chí đánh giá và nhân tố
ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP.
- Luận án đã tổng hợp, phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB
đối với các Đoàn KTQP khu vực phía Bắc Việt Nam, từ đó chỉ rõ những hạn
chế trong quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn KTQP khu vực phía
Bắc trong thời gian vừa qua.
- Căn cứ vào lý luận và thực tiễn, luận án đã đưa ra tám giải pháp góp

phần tăng cường và hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các Đoàn
KTQP khu vực phía Bắc trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về Đoàn kinh tế quốc phòng và quản lý vốn
đầu tư xây dựng cơ bản đối với các Đoàn kinh tế quốc phòng.
Chương 2: Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các
Đoàn kinh tế quốc phòng khu vực phía Bắc Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
đối với các Đoàn kinh tế quốc phòng khu vực phía Bắc Việt Nam.


11
Chương 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG
VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
ĐỐI VỚI CÁC ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG
1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG VÀ VỐN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG

1.1.1. Tổng quan về Khu kinh tế quốc phòng và Đoàn kinh tế
quốc phòng
1.1.1.1. Khu kinh tế quốc phòng
Khu KTQP là một nội dung cần nghiên cứu trong lý luận cơ bản về
Đoàn KTQP. Để làm rõ quan niệm Khu KTQP, trước hết cần nắm được khái
niệm về khu kinh tế. Mặc dù số lượng các khu kinh tế tương đối nhiều, nhưng
khái niệm về khu kinh tế lại rất ít. Hiện nay mới chỉ có khái niệm về khu kinh
tế được đề cập trong Luật Đầu tư năm 2014 là tương đối hoàn chỉnh. Theo đó:
“Khu kinh tế là khu vực có danh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức

năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh
tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh” [40].
Từ khái niệm trên, đối chiếu với thực tế các khu kinh tế ở nước ta hiện
nay cho thấy khái niệm này đã phản ánh được những đặc trưng cơ bản của các
khu kinh tế, cho dù chúng ta có nhiều khu kinh tế như: Khu kinh tế cửa khẩu,
Khu kinh tế mở, Khu KTQP… và mỗi loại hình khu kinh tế đều có những đặc
điểm riêng. Riêng Khu KTQP là một mô hình mới trong đường lối kết hợp
kinh tế với quốc phòng và xây dựng thế trận QP-AN ở nước ta, đây là mô
hình với nhiều mục tiêu đan xen. Có một số quan niệm về Khu KTQP:
Theo từ điển Bách khoa quân sự do nhà xuất bản Quân đội nhân dân
xuất bản năm 2004: “Khu KTQP là vùng lãnh thổ và dân cư thuộc các xã đặc
biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn chiến lược, biên giới, ven biển,
được đầu tư xây dựng phát triển kinh tế gắn với quốc phòng - an ninh theo
quyết định số 277/QĐ-TTg ngày 31/3/2000 của Thủ tướng chính phủ; do
Quân đội đảm nhiệm, lấy đơn vị KTQP làm nòng cốt” [45].


12
Trong quy chế hoạt động của các Đoàn KTQP ban hành theo Quyết định số
133/2004/QĐ-QP ngày 21/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đưa ra khái
niệm: “Khu KTQP là tên gọi tắt của dự án Khu KTQP, do Bộ Quốc phòng làm
chủ quản đầu tư hoặc khu vực được Bộ Quốc phòng xác định, có các Đoàn KTQP
đứng chân, nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn,
vùng sâu, vùng xa, gắn với thế trận quốc phòng an ninh trên các địa bàn chiến
lược biên giới” [5].
So sánh với khái miệm chung về khu kinh tế, xin rút ra một số vấn đề
trong quan niệm về Khu KTQP như sau:
- Về không gian kinh tế: là vùng lãnh thổ và dân cư thuộc các xã đặc
biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn chiến lược, biên giới, ven biển.
Cụ thể là khu dự án KTQP do Bộ Quốc phòng làm chủ quản đầu tư hoặc khu

vực được Bộ Quốc phòng xác định.
- Về môi trường đầu tư và kinh doanh: Không thuận lợi
- Về vốn đầu tư: Chủ yếu từ NSNN, NSQP
- Về ranh giới địa lý: Các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, gắn
với thế trận quốc phòng an ninh trên các địa bàn chiến lược biên giới, ven biển.
- Về quyết định thành lập: theo quyết định số 277/QĐ-TTg ngày
31/3/2000 của Thủ tướng chính phủ; cụ thể hoá bằng quyết định số
133/2004/QĐ-QP ngày 21/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
1.1.1.2. Đoàn kinh tế quốc phòng
* Khái niệm về Đoàn KTQP
Mục tiêu xây dựng các Khu KTQP là nhằm phát triển KT-XH, xoá đói,
giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân, kết hợp với bảo đảm QP-AN ở địa bàn chiến lược biên giới đất
liền, biển đảo, trên cơ sở bố trí lại dân cư theo quy hoạch sản xuất, xây dựng
hệ thống chính trị cơ sở địa phương vững mạnh, hình thành các làng xã biên
giới, tạo vành đai biên giới vững chắc trong thế trận quốc phòng toàn dân bảo
vệ Tổ quốc. Để thực hiện được mục tiêu này, các đơn vị quân đội hoạt động
trong Khu KTQP được thành lập. Đó là các Đoàn KTQP.


13
Đoàn KTQP hoạt động, công tác xây dựng các Khu KTQP ở các khu
vực khó khăn nhất để phát triển KT-XH địa phương, tạo thế trận quốc phòng
vững chắc tại các địa bàn trọng yếu của Tổ quốc.
Hiện nay, Quân đội có hơn 20 Đoàn KTQP phục vụ phát triển KT-XH
vùng sâu, vùng xa, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân, bảo đảm QP-AN ở biên giới, hải đảo. Các Đoàn KTQP tham
gia bố trí lại dân cư theo quy hoạch sản xuất và mục tiêu lâu dài của QP-AN,
hình thành các cụm làng xã tại các khu vực biên giới trong thế trận quốc
phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc.

Đoàn KTQP thực hiện nhiệm vụ xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu
như: đường giao thông, điện, thủy lợi, nước sạch, trường học, trạm xá...; thực
hiện các biện pháp khuyến khích sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tạo yếu tố
bước đầu cho phát triển kinh tế hàng hóa, thực hiện xóa đói giảm nghèo ở các
khu vực được xác định của Khu KTQP.
Cùng với cấp ủy chính, quyền địa phương ở Khu KTQP, các Đoàn
KTQP thực hiện việc di dân, xây dựng các cụm bản, làng mới; giúp nhân dân
khai hoang, cải tạo đồng ruộng, thay đổi tập quán canh tác; tạo việc làm, tổ
chức định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Cùng với việc nâng cao đời sống vật chất của nhân dân, các Đoàn
KTQP còn giúp cải thiện đời sống văn hóa tinh thần ở các vùng đất xa xôi của
Tổ quốc. Các Đoàn KTQP vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước, phát triển hệ thống phát thanh truyền hình, văn hóa, y
tế ở các thôn bản; mở trường học cho con em đồng bào các dân tộc, tham gia
chương trình phổ cập tiểu học, nâng cao điều kiện chăm sóc y tế, chữa bệnh
cho nhân dân; bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc
thiểu số. Qua các hoạt động của mình, các Đoàn KTQP góp phần bồi dưỡng,
đào tạo đội ngũ cán bộ cho địa phương, tạo điều kiện để KT-XH trên địa bàn
Khu KTQP phát triển vững chắc.


14
Đoàn KTQP cùng lúc thực hiện các nhiệm vụ, huấn luyện sẵn sàng
chiến đấu; cùng cấp ủy chính quyền địa phương xây dựng hệ thống chính trị
địa phương vững mạnh; làm chủ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH,
giúp dân xóa đói giảm nghèo...
Như vậy, có thể hiểu: “Đoàn kinh tế quốc phòng là một loại hình đơn
vị quân đội đặc thù, do Bộ Quốc phòng thành lập để triển khai thực hiện mục
tiêu, nhiệm vụ của dự án Khu kinh tế quốc phòng”.
Đoàn KTQP có tên gọi dưới dạng phiên hiệu quân sự, ký hiệu bằng

“chữ số” do BQP quy định.
* Chức năng, nhiệm vụ của Đoàn KTQP
Đoàn KTQP là một loạt hình đơn vị đặc thù của Quân đội, cũng thực
hiện đồng thời ba chức năng của Quân đội đó là: Chức năng chiến đấu, chức
năng công tác và chức năng sản xuất, nhằm mục tiêu xây dựng thế trận quốc
phòng ở biên giới và các địa bàn chiến lược.
- Chức năng chiến đấu: Quân đội có chức năng sẵn sàng chiến đấu và
chiến đấu bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Chức năng này được thể hiện ra bằng các nhiệm vụ
chính trị quan trọng mà Đoàn KTQP phải thực hiện.
- Chức năng công tác: Trong thời kỳ mới, chức năng công tác của Quân
đội có sự phát triển cả về nội dung và hình thức, cụ thể là: (i) Làm tốt công tác
dân vận, giữ vững và phát triển truyền thống, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, góp
phần củng cố QP-AN, xây dựng “thế trận lòng dân” ở cơ sở. (ii) Tham gia xây
dựng cơ sở địa phương vững mạnh góp phần xây dựng nền tảng chính trị - xã
hội của đất nước, của nền quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân trong
điều kiện mới. (iii) Giúp đỡ nhân dân phát triển KT-XH, ổn định đời sống, xoá
đói, giảm nghèo góp phần cùng toàn đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh”. (iv) Giúp nhân dân
phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai nhanh chóng ổn định cuộc sống, sẵn
sàng tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển Đông và phối hợp với quân
đội các nước trong khu vực tìm kiếm, cứu nạn trên biển, đảo.


15
- Chức năng sản xuất: Ngày nay trong điều kiện thời bình, chức năng
sản xuất của Quân đội tiếp tục được bổ sung và phát triển, cụ thể là: (i) Tiếp
tục tăng gia sản xuất, tự túc một phần lương thực, thực phẩm và cải thiện đời
sống cho bộ đội với kỹ thuật, chất lượng và hiệu quả. (ii) Tiếp tục thực hiện
có hiệu quả nhiệm vụ Quân đội làm kinh tế theo hướng tổ chức các công ty,

tập đoàn Quân đội làm kinh tế mạnh có trọng điểm. (iii) Phát triển các Khu
KTQP, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trên các địa bàn trọng điểm,
mở rộng thương mại quốc tế về quốc phòng và hợp tác quốc tế về kinh tế.
Ba chức năng trên đều là cơ bản và quan trọng đối với các Đoàn
KTQP, không thể xem nhẹ chức năng nào, nó luôn hoà quyện vào nhau, hỗ
trợ cho nhau để đạt được mục tiêu kinh tế và quốc phòng. Tuỳ tình hình cụ
thể, thời điểm cụ thể và đặc điểm, tính chất địa bàn hoạt động mà việc thực
hiện các chức năng của các Đoàn KTQP được thể hiện với mức độ khác
nhau. Tuy nhiên trong điều kiện hiện tại, nếu xét ở phạm vi chung thì chức
năng công tác và lao động sản xuất nổi lên thường xuyên và phổ biến hơn.
Xuất phát từ chức năng của Đoàn KTQP, Điều 9 trong “Quy chế hoạt
động của các Đoàn KTQP” đã quy định những nhiệm vụ chủ yếu của Đoàn
KTQP, cụ thể trong điều kiện hiện nay, các Đoàn KTQP có ba nhiệm vụ cơ bản,
đó là: Nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; nhiệm vụ làm công tác dân vận, góp phần
tham gia bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, củng cố thế trận QP-AN và nhiệm vụ
tham gia sản xuất xây dựng kinh tế.
- Nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu: Đoàn KTQP phải tổ chức xây dựng lực
lượng, bao gồm cả lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ, huấn luyện sẵn
sàng chiến đấu, thường xuyên nắm chắc các địa bàn, luôn nâng cao tinh thần
cảnh giác, có các phương án chiến đấu tại chỗ và cơ động, để khi có tình
huống xảy ra có thể cơ động tổ chức đánh địch được ngay.
- Nhiệm vụ làm công tác dân vận, góp phần tham gia bảo đảm trật tự, an
toàn xã hội, củng cố thế trận quốc phòng - an ninh: Đoàn KTQP phối hợp với địa
phương, hỗ trợ cho công tác xoá đói, giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống,


16
văn hoá, chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh cho nhân dân, tuyên truyền giáo dục cho
nhân dân nhận thức được trách nhiệm của mình trong công việc xây dựng Khu
KTQP, tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở địa phương vững mạnh.

- Nhiệm vụ tham gia sản xuất xây dựng kinh tế: Đoàn KTQP tham gia
quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu KTQP theo quy định của Nhà
nước và Bộ Quốc phòng, tổ chức sản xuất, làm nòng cốt hỗ trợ cho nhân dân
phát triển sản xuất kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
Thực hiện Nghị quyết số 150/ĐUQSTƯ ngày 01/8/1998 về việc Quân
đội tham gia xây dựng và phát triển KT-XH, củng cố QP-AN trên các địa bàn
chiến lược, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn ban hành Thông tư Liên bộ số 09/2003/TTNB-BNN-BQP ngày
03/01/2003 hướng dẫn thực hiện công tác bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư và
nhận dân cư vùng dự án phát triển KT-XH do Bộ Quốc phòng quản lý. Tổng
Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam có Kết luận số 712/QP ngày
11/3/2002 tại Hội nghị bàn về việc chức năng nhiệm vụ, tổ chức biên chế và
cơ chế hoạt động của các Đoàn KTQP, các Khu KTQP lần lượt ra đời. Đến
nay, nếu chưa tính đến 03 dự án Khu KTQP ven biển và tuyến đảo gần bờ
đang triển khai thí điểm là Cụm đảo Đông Bắc; Duyên Hải miền trung; Tứ
giác Long Xuyên, chúng ta đã có 21 Khu KTQP được xác định và đi vào hoạt
động - gắn liền với đó là các Đoàn KTQP (Phụ lục số 1)
1.1.1.3. Mối quan hệ giữa Khu kinh tế quốc phòng và Đoàn kinh tế
quốc phòng
Khu kinh tế quốc phòng là vùng lãnh thổ và dân cư thuộc các xã đặc
biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn chiến lược, biên giới, ven biển,
được đầu tư xây dựng phát triển kinh tế gắn với quốc phòng - an ninh theo
quyết định số 277/QĐ-TTg ngày 31/3/2000 của Thủ tướng chính phủ; do
Quân đội đảm nhiệm, lấy đơn vị KTQP làm nòng cốt.
Đoàn kinh tế quốc phòng là một loại hình đơn vị quân đội đặc thù, do
Bộ Quốc phòng thành lập để triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của dự
án Khu KTQP.



×