Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Phân lập và đánh giá tác dụng ức chế xanthin oxidase in vitro của một số hợp chất từ thân cây dâu tằm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.76 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HOÀNG THỊ MỸ LINH

PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
ỨC CHẾ XANTHIN OXIDASE IN VITRO
CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ
THÂN CÂY DÂU TẰM

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HOÀNG THỊ MỸ LINH

PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
ỨC CHẾ XANTHIN OXIDASE IN VITRO
CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ
THÂN CÂY DÂU TẰM
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC


CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 60720406

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Thu Hằng
2. PGS. TS. Đỗ Thị Hà

HÀ NỘI 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tại tại Bộ môn Dược liệu – Trường Đại Học
Dược Hà Nội và Khoa Hóa Thực vật 2 – Viện Dược liệu, tôi đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô, anh chị, các bạn và các em sinh viên.
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc tới
PGS. TS. Nguyễn Thu Hằng, người thầy đã luôn giành thời gian, tâm huyết chỉ
bảo tôi thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Đỗ Thị Hà đã nhiệt tình hướng
dẫn, giúp đỡ và động viên tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể thầy cô, các anh chị kỹ thuật
viên của bộ môn Dược liệu, trường Đại Học Dược Hà Nội, các anh chị nhân
viên khoa Hóa Thực vật 2 - Viện Dược liệu đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
thời gian qua.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè –
những người đã luôn gắn bó, ủng hộ và khích lệ tôi trong trong suốt quá trình
học tập tại trường cũng như trong thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Học viên

Hoàng Thị Mỹ Linh.



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1.Về thực vật ...................................................................................................... 3
1.2.Thành phần hóa học ........................................................................................ 4
1.3. Tác dụng sinh học ........................................................................................ 11
1.4. Công dụng .................................................................................................... 15
1.5. Độc tính cấp ................................................................................................. 15
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 16
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị ............................................................................... 16
2.1.1. Nguyên liệu ............................................................................................... 16
2.1.2. Hóa chất, dung môi ................................................................................... 16
2.1.3. Máy móc, thiết bị và dụng cụ .................................................................... 17
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 17
2.2.1. Chiết xuất dịch chiết methanol và các phân đoạn dịch chiết lõi thân và vỏ
thân dâu tằm ........................................................................................................ 17
2.2.2. Đánh giá tác dụng ức chế xanthin oxidase in vitro của dịch chiết methanol
và các phân đoạn dịch chiết lõi thân và vỏ thân dâu tằm .................................... 18
2.2.3. Phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất từ thân dâu tằm .................... 18
2.2.4. Đánh giá tác dụng ức chế xanthin oxidase in vitro của các hợp chất phân
lập được ............................................................................................................... 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 19
2.3.1. Chiết xuất dịch chiết methanol và các phân đoạn dịch chiết lõi thân và vỏ
thân dâu tằm ........................................................................................................ 19



2.3.2. Đánh giá tác dụng ức chế xanthin oxidase in vitro của dịch chiết
methanol, các phân đoạn dịch chiết lõi thân và vỏ thân dâu tằm và các chất phân
lập từ thân cây dâu tằm ...................................................................................... 19
2.3.3. Phân lập các hợp chất từ thân dâu tằm ...................................................... 20
2.3.4. Xử lý kết quả thực nghiệm ........................................................................ 20
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 21
3.1. Chiết xuất dịch chiết methanol và các phân đoạn dịch chiết lõi thân và vỏ
thân dâu tằm ........................................................................................................ 21
3.2. Đánh giá tác dụng ức chế xanthin oxidase in vitro của dịch chiết methanol
và các phân đoạn dịch chiết lõi thân và vỏ thân dâu tằm .................................... 23
3.3. Phân lập các hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của vỏ thân dâu tằm ........ 24
3.4. Xác định cấu trúc hóa học các hợp chất phân lập được ............................... 27
3.4.1. Hợp chất Me01 .......................................................................................... 27
3.4.2. Hợp chất Me02 .......................................................................................... 29
3.4.3. Hợp chất Me04 .......................................................................................... 29
3.5. Đánh giá tác dụng ức chế xanthin oxidase của các hợp chất phân lập được
……………….. ................................................................................................... 31
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BHA

beta hydroxy acid

CK


creatin kinase

COX

cyclooxygenase

d

doublet

DC

dịch chiết

DPPH

1,1- diphenyl-2-picrylhydrazyl

HDL

high density lipoprotein (lipoprotein tỷ trọng cao)

IC50

inhibitory concentration of 50% (nồng độ ức chế 50% đối
tượng thử)

J


hằng số tương tác

LDL-C

low density lipoprotein cholesterol (lipoprotein tỷ trọng
thấp)

LPS/IFN-r

lipopolysaccharid (LPS)/Interferon (IFN)

MDA

malonyldialdehyd

MIC

minimum inhibitory concentration (nồng độ ức chế tối
thiểu)



phân đoạn

PGE 2

prostaglandin E2

ppm


phần triệu

RBC

red blood cell (số lượng hồng cầu)


s

singlet

SKLM

sắc ký lớp mỏng

TBARS

thiobarbituric acid reactive substances (chất phản ứng của
acid thiobarbituric)

VLDL-C

very low density lipoprotein cholesterol (lipoprotein tỷ
trọng rất thấp


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng


Trang

1.1

Các hợp chất polyphenol trong thân và cành dâu tằm

4

1.2

Các hợp chất triterpenoid trong thân và cành dâu tằm

6

1.3

Thành phần hóa học các bộ phận khác của cây dâu tằm

7

3.1

Kết quả chiết xuất dịch chiết methanol và các phân đoạn

23

từ dịch chiết lõi thân và vỏ thân dâu tằm
3.2


Kết quả đánh giá tác dụng ức chế xanthin oxidase in vitro

23

của dịch chiết methanol và các phân đoạn dịch chiết lõi
thân và vỏ thân dâu tằm
3.3

Kết quả đánh giá tác dụng ức chế xanthin oxidase in vitro
của acid ursolic, oxyresveratrol và kuwanon G

31


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình

Tên hình

Trang

2.1

Ảnh chụp thân cây dâu tằm

16

2.2

Sơ đồ thiết kế nghiên cứu


18

3.1

Sơ đồ tóm tắt quy trình chiết xuất dịch chiết methanol và

22

các phân đoạn dịch chiết lõi thân và vỏ thân dâu tằm
3.2

Sơ đồ tóm tắt quy trình phân lập các hợp chất từ phân

27

đoạn ethyl acetat của vỏ thân dâu tằm
3.3

Cấu trúc hóa học của hợp chất Me01: Acid ursolic

28

3.4

Cấu trúc hóa học của hợp chất Me02: Oxyresveratrol

29

3.5


Cấu trúc hóa học của hợp chất Me04: Kuwanon G

31

4.1

Sơ đồ tóm tắt quá trình nghiên cứu phát triển thuốc từ

34

dược liệu với cách tiếp cận phân lập theo định hướng tác
dụng sinh học


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình sinh tổng hợp acid uric, xanthin oxidase được coi là enzym
chìa khóa do xúc tác phản ứng oxy hóa hypoxanthin thành xanthin và phản ứng
oxy hoá xanthin thành acid uric. Do đó, các chất ức chế xanthin oxidase - điển
hình là allopurinol đang được sử dụng phổ biến trong lâm sàng để điều trị bệnh
gút và các bệnh có liên quan đến tăng acid uric máu [116]. Tuy nhiên, nhược
điểm của hợp chất này là các tác dụng không mong muốn, đặc biệt là phản ứng
quá mẫn và không hiệu quả trong điều trị cơn gút cấp vì không có tác dụng
chống viêm [111]. Vì vậy, việc tìm kiếm những hợp chất có hoạt tính ức chế
xanthin oxidase và khắc phục được những nhược điểm kể trên của allopurinol là
cần thiết, trong đó các hợp chất tự nhiên là đối tượng đáng chú ý và được quan
tâm nghiên cứu trong những năm gần đây.
Cây Dâu tằm có tên khoa học là Morus alba L., thuộc họ Dâu tằm
(Moraceae), là loại cây được trồng phổ biến ở nhiều nơi để làm thức ăn cho tằm,
lấy quả, làm thuốc. Các bộ phận của cây dâu tằm như lá (tang diệp), quả (tang

thầm), cành (tang chi), vỏ rễ (tang bạch bì) đều là những vị thuốc có giá trị trong
y học cổ truyền, được dùng để chữa nhiều bệnh như đau nhức đầu, hoa mắt
chóng mặt, cao huyết áp, ho hen, đau nhức xương khớp, phù thũng, bụng
trướng, mắt có màng,… [4], [10]. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh
tác dụng sinh học của các bộ phận cây dâu tằm (lá, quả, rễ,…) như tác dụng
chống oxy hóa [33], [38], [45], [137], hạ glucose máu [137], [13], [14], [53],
[101], hạ lipid máu [49], [67], [82], [151], kháng khuẩn [112], [130], [63],
kháng virus [48], [84], chống viêm [50], bảo vệ gan [69], [108], chống ung thư
[52], [90] … Đáng chú ý, dịch chiết cành dâu tằm có tác dụng hạ acid uric
huyết thanh và tăng thải trừ acid uric nước tiểu trên chuột nhắt trắng có tăng acid
uric máu [125]. Một nghiên cứu ở Việt Nam đã công bố cao chiết cồn tang chi
(cành non) có tác dụng ức chế xanthin oxidase in vitro [15]. Thân là bộ phận có

1


đặc tính sinh học rất gần gũi với cành dâu tằm. Cho đến nay tác dụng ức chế
xanthin oxidase của thân dâu tằm còn chưa được nghiên cứu.
Mặt khác, phân lập các hợp chất theo định hướng tác dụng sinh học đang là
xu hướng chung của hóa thực vật trong giai đoạn hiện nay. Phương pháp tiếp
cận này giúp việc tìm kiếm và phát hiện các hợp chất có hoạt tính sinh học tiết
kiệm được đáng kể chi phí và thời gian thực hiện với xác suất thành công cao
hơn so với phương pháp phân lập ngẫu nhiên được áp dụng phổ biến vài thập kỷ
trước [119]. Vì vậy, đề tài “Phân lập và đánh giá tác dụng ức chế xanthin oxidase
in vitro của một số hợp chất từ thân cây dâu tằm” được thực hiện nhằm mục
đích nghiên cứu thành phần hóa học của thân dâu tằm theo định hướng tác dụng
ức chế xanthin oxidase với hai mục tiêu sau:
1. Phân lập 2-3 hợp chất từ thân cây dâu tằm theo định hướng tác dụng ức
chế xanthin oxidase
2. Đánh giá tác dụng ức chế xanthin oxidase in vitro của các chất phân lập

được.

2


PHẦN 1. TỔNG QUAN
1.1. Về thực vật
1.1.1. Vị trí phân loại chi Morus
Theo hệ thống phân loại Takhtajan (2009) [133], chi Morus có vị trí phân
loại như sau:
Giới: Plantae (Thực vật)
Ngành: Magnoliophyta (Ngọc lan)
Lớp: Magnoliopsida (Ngọc lan)
Phân lớp: Dilleniidae (Sổ)
Bộ: Urticales (Gai)
Họ: Moraceae (Dâu tằm)
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Morus
Cây bụi, rụng lá, có nhựa mủ; đơn tính cùng gốc hoặc khác gốc. Đâm chồi
vào mùa đông, có 3-6 vảy chồi xếp đè lên nhau, có lá kèm. Lá có nhiều hình
dạng; mép lá nguyên hay xẻ thùy sâu, có răng cưa; gân lá hình lông chim, có từ
3-5 gân nhỏ từ gân chính. Hoa đực mọc ở nách lá, mọc thành dạng bông, có
nhiều hoa, cuống ngắn; có 4 cánh, xếp đè lên nhau; nhị hướng vào trong. Hoa
cái mọc thành dạng bông hay đầu, không cuống; có 4 cánh xếp đè lên nhau, bầu
nhụy 1 ô; núm nhụy xẻ đôi, có lông tơ hoặc nốt sần. Đài hoa mọng nước tạo
thành quả tụ. Hạt hình cầu, có nội nhũ, phôi hướng vào trong, có lá mầm hình
elip [29].
Trên thế giới, chi Morus có khoảng 16 loài, phân bố rộng rãi ở khu vực ôn
đới, miền núi nhiệt đới châu Phi, Indonesia và Nam Mỹ [29].
Ở Việt Nam, chi Morus có 5 loài và gần như tất cả đều đã được đưa vào
trồng trọt. Đó là các loài: Morus alba L. (dâu tằm), Morus nigra L. (dâu quả

đen), Morus australia Poir. (dâu tàu), Morus macroura Miq. (dâu chùm dài),
Morus cathayana Hemsl.f. culta Gagnep (dâu bầu) [8], [11]. Trong số đó, loài
Morus alba L. là loài phổ biến nhất.

3


1.1.3. Đặc điểm thực vật và phân bố loài Morus alba L.
Cây bụi, cao khoảng 3-10 m. Cành có lông mịn, chồi mọc vào mùa đông,
màu đỏ nâu, hình trứng, có lông mịn. Lá kèm hình mũi mác, dài 2-3,5 cm, có
lông ngắn [29]. Lá mọc so le [10], cuống lá dài 1,5-5,5 cm, có lông, phiến lá có
hình bầu dục hoặc hình trứng rộng [29]; mép có răng cưa, có khi chia thùy [10],
[29], đỉnh nhọn hoặc tù [10], [29], dài 5-30 cm, rộng 5-12 cm, có lông mịn trên
gân lá [29]. Ra hoa khoảng từ tháng 3-tháng 5 [29]. Hoa đực có 4 lá đài [10],
[29], mọc thành dạng bông [10], [29] dài 2-3,5 cm; có lông dày màu trắng; có
đài màu xanh nhạt, hình elip rộng, chỉ nhị hướng trong, bao phấn 2 ô, hình cầu
hoặc hình thận [29]. Hoa cái dài 1-2 cm, có lông mịn, cuống dài 5-10 mm, có
lông [29]; không cuống, cánh hoa hình trứng, bầu nhụy không cuống, vỏ thân có
nốt sần, cành phân nhánh [29]. Mùa quả từ tháng 5-tháng 8 [29]. Quả non màu
xanh trắng hoặc đỏ, khi chín chuyển sang đen tím [10], [29], hình trứng, hình
elip hoặc hình trụ, dài 1-2,5 cm [29].
Cây dâu có nguồn gốc Trung Quốc, đã được di thực và trồng nhiều nơi ở
Việt Nam [10].
1.2. Thành phần hóa học
1.2.1. Thành phần hóa học của thân và cành dâu tằm
Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, thành phần hóa học của thân dâu tằm
(Morus alba L.) gồm hai nhóm hợp chất chính là polyphenol và triterpenoid.
1.2.1.1. Polyphenol
Cho đến nay đã phát hiện 10 hợp chất polyphenol trong thân và cành dâu
tằm. Kết quả được trình bày ở bảng 1.1.

Bảng 1.1. Các hợp chất polyphenol trong thân và cành dâu tằm

STT

Tên hợp chất

1

Quercetin

Cấu trúc hóa học

TLTK

[65]

4


STT

Tên hợp chất

Cấu trúc hóa học

2

6-Geranylapigenin

[65]


3

6Geranylnorartocarpetin

[65]

4

Dihydromorin

[117]

5

Moracin M

[16],
[117],
[133]

6

Moracin C

[16]

7

Steppogenin


[117]

8

Oxyresveratrol

[16],
[65],
[117]

5

TLTK


STT

Tên hợp chất

Cấu trúc hóa học

TLTK

9

Resveratrol

[65],
[117]


10

Mulberrosid A

[117]

1.2.1.2. Triterpenoid
Cho đến nay đã phát hiện 6 hợp chất triterpenoid trong thân và cành dâu
tằm. Kết quả được trình bày ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Các hợp chất triterpenoid trong thân và cành dâu tằm

STT

Tên hợp chất

1

Acid moruslupenoic A

2

Acid moruslupenoic B

Cấu trúc hóa học

TLTK

[21]


[21]

[21]
3

Moruslanosteryl acetat

6


STT

Tên hợp chất

4

α-amyrin acetat

Cấu trúc hóa học

TLTK

[21]

[21]
5

β-amyrin-β-Dglucopyranosid

6


Acid betulinic

[21]

1.2.1.3. Các hợp chất khác
Một số hợp chất khác được tìm thấy trong thân và cành dâu tằm là: ntriacontan-7-ol-13-oxo-yl-3,4-dioxymethylen benzen [22], stearyl triarabino
ferulat

[22],

methoxygallic

diglucosid

[22],

isoscopoletin

6-(6-O-β-

apiofuranosyl-β-glucopyranosid [117].
1.2.2. Thành phần hóa học các bộ phận khác của cây dâu tằm
Các bộ phận khác của dâu tằm gồm các nhóm chất sau: flavonoid, alcaloid,
coumarin và các hợp chất phenol khác. Kết quả được trình bày ở bảng 1.3.
Bảng 1.3. Thành phần hóa học các bộ phận khác của cây dâu tằm

STT

Tên hợp chất


Bộ phận

TLTK




[46], [71]
[42]

Flavonoid
1
2

Astragalin
Atalantoflavon

7


STT
Tên hợp chất
3 Benzyl D –glucopyranosid
4 Cyclomulberrin
3′, 8-Diprenyl-4′, 5, 7-trihydroxyflavon
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35

Euchrenon a7
8-Geranylapigenin

7-Hydroxyl-8-hydroxyethyl-4′-methoxyl
flavan-2′-O-β-D-glucopyranosid
8-Hydroxyethyl-7, 4′-dimethoxylflavan2′-O-β-D-glucopyranosid
Isoquercitrin
Kaempferol
7-Methoxyl-8-ethyl-2′, 4′-dihydroxyl
flavan-2′′-O-β-D-glucopyranosid
7-Methoxyl-8-hydroxyethyl-2′, 4′dihydroxyl flavan
7-Methoxyl-8-hydroxyethyl-4′-hydroxyl
flavan-2′-O-β-D-glucopyranosid
Morachalcon C
Morachalcon B
Roseosid II
Scopolin
Skimmin
Kuwanon S
Sanggenons K
Sanggenons J
Quercetin
Sanggenons J
6-Geranylapigenin
Rutin
Cyclomorusin
Morusin
5,2'-dihydroxyflavanon-7,4'-di-O-β-Dglucosid
Kuwanon A
Kuwanon B
Kuwanon C
Kuwanon E
Kuwanon G

Kuwanon T
8

Bộ phận



TLTK
[46]
[42]



[42]




[148]
[42]



[148]



[148]





[46], [71], [78]
[42], [148], [6]



[148]



[148]



[148]











Lá, quả
Lá, quả
Lá, vỏ rễ

Lá, vỏ rễ

[147]
[147]
[46]
[46]
[46]
[42]
[42]
[42]
[148]
[42]
[7], [102]
[71], [102]
[42],[132]
[42], [132]

Vỏ rễ

[93]

Vỏ rễ
Vỏ rễ
Vỏ rễ
Vỏ rễ
Vỏ rễ
Vỏ rễ

[107], [149]
[107]

[107], [149]
[149]
[112]
[149]


STT
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58

59
60
61

Tên hợp chất
7, 2′, 4′, 6′-Tetrahydroxy-6-geranyl
flavanon
Oxydihydromorusin
Quercetin glucuronid
Kaempferol 3-O-β-D-rutinosid
Kaempferol 3-O-β-D-glucopyranosid
Quercetin 7-O-β-D-glucopyranosid
Isobavachalcon
Isorhamnetin glucuronid
Naringin
2,4,2’,4’,-tetrahydroxy-3’-(3-methyl2-butenyl)-chalcon
Epigallocatechin
Epigallocatechin gallat
Gallocatechin
Gallocatechin gallat
Kaempferol glucuronid
Pelargonidin 3-O-rutinosid
Pelargonidin 3-O-glucosid
Morin
Cyanidin 3-O-glucosid
Cyanidin 3-O-rutinosid
Cyanidin 3-O-β-D-galactopyranosid
Cyanidin 3-O-β-D-glucopyranosid
Cyanidin 7-O-β-D-glucopyranosid
Cyanidin 3-O-(6′′-O-αrhamnopyranosyl-β-D-galactopyranosid)

Cyanidin 3-O-(6′′-O-αrhamnopyranosyl-β-D-glucopyranosid)
Cyanidin-3-O-p-coumarylglucosid

Bộ phận

TLTK

Rễ

[81]

Vỏ rễ
Quả
Quả
Quả
Quả
Quả
Quả
Quả

[107]
[102]
[137]
[137]
[137]
[137]
[102]
[102]

Quả


[137]

Quả
Quả
Quả
Quả
Quả
Quả
Quả
Quả
Quả
Quả
Quả
Quả
Quả

[102]
[102]
[102]
[102]
[102]
[114]
[114]
[102]
[5], [114]
[114]
[47]
[47]
[47]


Quả

[47]

Quả

[47]

Quả

[5]

Rễ, lá

[1], [27]

Rễ

[27]

Rễ
Quả
Quả

[27]
[83]
[83]

Quả


[77]

Alcaloid
62
63
64
65
66
67

1-Deoxynojirimycin
6-O-α-D-Galactopyranosyl-1deoxynojirimycin
N-Methyl-1-deoxynojirimycin
2α, 3β, 4α-Trihydroxynortropan
2α, 3β, 6 exo-Trihydroxynortropan
2-(5-Hydroxymethyl-2′, 5′-dioxo-2′, 3′,
4′, 5′-tetrahydrobipyrrol) carbaldehyd
9


STT
68
69
70
71
72
73
74
75

76
77
78
79
80

Tên hợp chất
Morrol B
Morrol C
Morrol E
Morrol G
Morrol H
Acid 2-(5-hydroxymethyl-2formylpyrrol-1-yl) propionic lacton
Acid 2-(5-hydroxymethyl-2formylpyrrol-1-yl)isovaleric lacton
Methyl 2-[2-formyl-5-(methoxymethyl)1H-pyrrol-1-yl]-3-(4-hydroxyphenyl)
propanoat
4-(Formyl-5-(hydroxymethyl)-1Hpyrrol-1-yl) butanoat
Acid 4-(Formyl-5-(methoxymethyl)-1Hpyrrol-1-yl) butanoic
2α, 3β-Dihydroxynortropan
2β, 3β-Dihydroxynortropan
3β, 6-exo-Dihydroxynortropan

Bộ phận
Quả
Quả
Quả
Quả
Quả

TLTK

[77]
[77]
[77]
[77]
[77]

Quả

[77]

Quả

[77]

Quả

[77]

Quả

[77]

Quả

[77]

Quả
Quả
Quả


[83]
[83]
[83]

Rễ

[121]

Rễ

[149]

Rễ

[149]

Rễ

[121]

Vỏ rễ
Vỏ rễ
Vỏ rễ
Vỏ rễ

[149]
[149]
[149]
[149]


Quả
Quả
Quả

[102]
[102]
[102]

Coumarin
81
82
83
84

5, 7-Dihydroxycoumarin 7-(6-O-β-Dapiofuranosyl-β-d-glucopyranosid)
5, 7-dihydroxycoumarin 7-O-β-dapiofuranosyl-(1→6)-O-β-Dglucopyranosid
5, 7-dihydroxycoumarin 7-O-β-Dglucopyranosid
6, 7-dihydroxycoumarin 7-(6-O-αrhamnopyranosyl-β-D-glucopyranosid)
Triterpenoid

85
86
87
88

Acid betulinic
Uvaol
Acid ursolic
β-sitosterol
Các hợp chất phenol khác


89
90
91

Acid 3-O-caffeoylquinic
Acid ellagic
Acid gentisic
10


STT
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109

110
111
112
113
114
115

Tên hợp chất
Methyl hydroxyphenylacetat
Jaboticabin
Ethyl protocatechuat
Methyl protocatechuat
Acid 5-O-Caffeoylquinic
Acid m-coumaric
Acid p-coumaric
Acid ferulic
Acid gallic
Acid protocatechuic
Protocatechuic aldehyd
Syringaldehyd
Acid p-hydroxybenzoic
Acid syringic
Acid vanillic
Acid cafeic
Moracin N
Moracin V
Moracin Y
Moracin W
Moracin X
Chalcommoracin

Mulberrofuran K
Steppogenin

Bộ phận
Quả
Quả
Quả
Quả
Quả
Lá, quả
Quả
Quả
Lá, quả
Lá, quả
Lá, quả
Lá, quả
Lá, quả
Lá, quả
Lá, quả
Lá, quả









TLTK

[102]
[137]
[137]
[137]
[102]
[92]
[102]
[102]
[92], [102]
[92]
[92]
[92]
[92], [102]
[92], [102]
[92], [102]
[6], [102]
[146]
[146]
[146]
[146]
[146]
[148]
[3]
[3]

1.3. Tác dụng sinh học
1.3.1. Tác dụng đối với hoạt tính enzym xanthin oxidase và acid uric máu
Dịch chiết ethanol/methanol các bộ phận của dâu tằm có tác dụng ức chế
enzym xanthin oxidase (XO) và hạ acid uric máu. Cụ thể, cao chiết cồn cành
dâu tằm (RAE) có tác dụng ức chế XOD in vitro với giá trị IC50 là 26,51 mg/ml,

RAE liều 400 mg/kg có tác dụng hạ acid uric huyết với I% là 24,28 %; trong khi
allopurinol 10 mg/kg (tiêm phúc mạc) có tác dụng hạ acid uric huyết với I% là
47,62 % trên chuột tăng acid uric gây bởi kali oxonat (p < 0,05). Tại nồng độ
200 µg/ml, dịch chiết ethanol của quả ức chế 21,4 % hoạt tính xanthin oxidase,
trong khi allopurinol 200 µg/ml có giá trị ức chế I% là 68,2 % [30], dịch chiết
nước và dịch chiết ethanol 70 % có giá trị I% tương ứng là 100 % và 96,2 % ở
11


nồng độ 1000 µg/ml [157]. Dịch chiết methanol 70 % của lá liều 400 mg/kg có
tác dụng hạ acid uric máu 45,9 % trên chuột khỏe mạnh [45].
1.3.2. Tác dụng chống oxy hóa
Dịch chiết chứa flavonoid của lá, vỏ thân, lá non và cành dâu tằm có tác
dụng dọn gốc tự do O2- với IC50 tương ứng là 5,3, 4,3, 3,1 và 1,5 µg/ml. Dịch
chiết flavonoid 5 µg/ml của cành có khả năng ức chế 85,5 %, cao hơn so với
rutin 5 µg/ml và acid ascorbic 5 µg/ml ức chế tương ứng 52,0 và 38,2 % [156].
Khả năng dọn gốc tự do DPPH của dịch chiết ethanol của cành tốt hơn so với vỏ
rễ [33].
Dịch chiết lá dâu tằm có tác dụng khả năng ức chế quá trình peroxid hóa
acid linoleic [12], lipid [135], dọn gốc tự do DPPH [25], [31], [137], ức chế
TBARS ở gan chuột béo phì [72] và đưa các trị số SOD, CAT, GPx, GSH về giá
trị bình thường trên chuột được tiêm isoprenalin [45], [135], [137].
Dịch chiết quả dâu tằm có tác dụng dọn gốc tự do DPPH [152] và gốc
hydroxyl [152]. Chế độ ăn chứa bột quả giúp làm giảm nồng độ TBARS, RBC
và SOD trong máu và gan trên mô hình chuột béo phì do chế độ ăn [145].
Dịch chiết ethanol và dịch chiết nước vỏ rễ dâu tằm có khả năng dọn gốc tự
do DPPH và ức chế gốc nitric oxid [157] làm giảm nồng độ paraoxonase và chất
phản ứng của acid barbituric (TBARS) trong máu trên chuột béo phì [49] .
Các hợp chất emaclurin, rutin, isoquercitrin, resveratrol và morin có mặt
trong cành có tác dụng ức chế gốc tự do, các ion phức và peroxid hóa lipid. [33].

Mulberrofuran K và steppogenin được phân lập từ cao chiết methanol lá dâu tằm
có khả năng dọn gốc tự do DPPH với IC50 tương ứng là 168,5 và 53,3 µg/ml [3].
1.3.3. Tác dụng hạ đường huyết
Dịch chiết lá dâu tằm có tác dụng ức chế α-glucosidase [148] và hạ glucose
máu trên mô hình gây tăng đường huyết ở động vật và trên chuột béo phì [13],
[14], [18], [53], [61], [72], [94], [118]; làm giảm nồng độ glucose máu trên
người tình nguyện sau khi uống sucrose và sau ăn [79], [99].

12


Dịch chiết nước và dịch chiết ethanol của vỏ rễ có tác dụng hạ đường huyết
trên chuột tiêm Streptozoxin [128], [158].
Phân đoạn ethyl acetat (MEF) của dịch chiết ethanol quả có tác dụng ức
chế α-glucosidase. Trên mô hình gây đái tháo đường trên chuột bằng
streptozocin, MEF làm giảm nồng độ glucose huyết [137].
Các anthocyan (ANCs) (Cyanidin 3-O-glucosid,

Cyanidin 3-rutinosid,

Pelargonidin 3-glucosid, Pelargonidin 3-rutinosid) được chiết từ quả dâu tằm
có tác dụng hạ glucose máu trên chuột béo phì. Hơn nữa, ANCs có tác dụng
ngăn ngừa các thoái hóa ở tế bào đảo tụy [26]. Các hợp chất 2R/2S-euchrenon,
chalcomoracin, moracin C và moracin D phân lập từ dịch chiết ethanol lá ức chế
α-glucosidase [148]. Rutin và acid chlorogenic phân lập từ lá có tác dụng hạ
đường huyết trong bệnh đái tháo đường ở chuột [61].
1.3.4. Tác dụng ức chế tế bào ung thư
Phân đoạn ethyl acetat của dịch chiết methanol của vỏ rễ dâu tằm có khả
năng ức chế dòng tế bào ung thư đại tràng SW480. Phân đoạn methanol dịch
chiết nước lá dâu tằm tại nồng độ tương đương 0,1 g lá/ml ức chế hơn 80 %

dòng tế bào ung thư gan Hep G2. [52].
Các hợp chất quercetin–3–O-β-D-glucopyranosid và quercetin-3,7–di–Oβ-D-glucopyranosid được chiết từ lá dâu tằm có tác dụng ức chế dòng tế bào
ung thư máu HL 60 và ức chế hoạt động của topoisomerase II [73].
7, 2', 4', 6'-tetrahydoroxy-6-geranylflavanon phân lập từ rễ có tác dụng ức
chế dòng tế bào ung thư gan dRLh84 [81]. Hợp chất 5,2'-dihydroxyflavanon7,4'-di-O-β-D-glucosid (steppogenin-7,4'-di-O-β-D-glucosid) phân lập từ vỏ rễ
dâu tằm có tác dụng ức chế u nang buồng trứng HO-8910 [93]. Các flavonoid
(3′-geranyl-3-prenyl-2′,4′,5,7-tetrahydroxyflavon, 3′,8-diprenyl-4′,5,7-trihydroxy
flavon, kuwanon S, 8-geranylapigenin, cyclomulberrin, sanggenon J và K,
cyclomorusin, morusin, atalantoflavon và kaempferol) phân lập từ dịch chiết

13


methanol của lá dâu tằm có tác dụng ức chế tế bào ung thư cổ tử cung HeLa,
ung thư vú MCF–7 và ung thư gan Hep3B [2], [42].
1.3.5. Tác dụng đối với lipid máu
Dịch chiết ethanol của quả và lá dâu tằm có tác dụng giảm nồng độ
triglycerid và cholesterol máu, tăng nồng độ HDL huyết thanh đồng thời làm
giàm sự tích lũy mỡ ở gan và cải thiện tình trạng stress oxy hóa trên động vật
béo phì và đái tháo đường[19], [32], [36], [49], [56], [60], [136], [80], [109],
[113] [151]. Trên bệnh nhân rối loạn lipid nhẹ, dịch chiết nước lá dâu tằm có tác
dụng hạ triglycerid máu và LDL, nồng độ protein phản ứng C và tăng nồng độ
HDL [82].
Mulberrosid A và oxyresveratrol được phân lập từ dịch chiết ethanol rễ dâu
tằm có tác dụng hạ cholesterol, LDL và tăng nồng độ HDL (p < 0,05) trong máu
ở chuột rối loạn lipid máu do chế độ ăn giàu chất béo và do Triton WR-1339
[67].
1.3.6. Tác dụng tăng cường miễn dịch
Dịch chiết methanol lá dâu tằm (MRA) với liều 100 mg/kg (uống) làm tăng
globulin huyết thanh. Ngoài ra, MRA liều 100 mg/kg có tác dụng ức chế quá

trình giảm bạch cầu do cyclophosphomid gây ra [28].
Polysaccharid từ dịch chiết nước của vỏ rễ dâu tằm ở các nồng độ 0,1; 1;
10 và 100 µg/ml có tác dụng tăng cường miễn dịch thông qua tăng số lượng tế
bào lympho B và lympho T lách chuột [75]
1.3.7. Tác dụng làm trắng da
Dâu tằm có tác dụng làm trắng da tự nhiên nhờ vào khả năng ức chế
tyrosinase. Phân đoạn ethyl acetat của dịch chiết ethanol lá dâu tằm có tác dụng
ức chế tyrosinase với IC50 là 11,9 µg/ml. Dịch chiết ethanol 70 % và dịch chiết
nước của vỏ rễ dâu tằm ức chế tyrosinase tương ứng 93,5 và 79,6 % ở nồng độ 1
µg/ml [157].

14


Đánh giá tác dụng ức chế tyrosinase in vitro của moracin M-6, 3'-di-O-βD-glucopyranosid được phân lập từ lá dâu tằm cho thấy IC50 = 0,29 mg/ml trong
khi acid kojic có IC50 = 1,30 mg/ml [85]. Oxyresveratrol được phân lập từ dâu
tằm nồng độ 0,3-5 µM có tác dụng ức chế quá trình oxi hóa dopa của tyrosinase
từ 25 - 84 % và IC50 = 1 µM [100].
1.3.8. Tác dụng khác
Một số tác dụng khác của dịch chiết dâu tằm đã được công bố như tác dụng
chống trầm cảm [87], [144], giảm stress [62], [97], [98], [122], [123], chữa hen
[76], giảm tình trạng thiếu máu não [70], kháng virus HIV [124], [122], virus
herpes typ 1,2 [44], virus viêm gan B [54], tăng cường nhận thức [138], chống
viêm [34], [37], [50], [69], [117], bảo vệ gan [59], [69], diệt giun sán [58],
[120], kháng khuẩn[112], [130] và củng cố hệ tim mạch [74], [90], [135].
1.4. Công dụng
Các bộ phận của dâu tằm là những vị thuốc được sử dụng trong y học cổ
truyền. Vỏ rễ dâu tằm (tang bạch bì) được dùng chữa ho lâu ngày, hen, ho có
đờm, băng huyết, chữa sốt, chữa cao huyết áp. Lá dâu (tang diệp) dùng chữa
phong ôn biểu chứng, lao nhiệt sinh ho, đầu nhức mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều,

hoa mắt Cành dâu (tang chi) dùng chữa phế nhiệt sinh ho, ho ra máu, bụng
trướng, đau nhức xương khớp, chân tay co duỗi khó khăn. Quả dâu (tang thầm)
dùng chữa bệnh tiêu khát, mắt có màng, tai ù, huyết hư, bí tiểu tiện [4], [10].
1.5. Độc tính cấp
Đánh giá độc tính cấp cho thấy không có biểu hiện gây độc trên chuột ở
liều 2000 mg/kg của dịch chiết methanol (tương đương 90,9 g lá) [144] và liều
5000 mg/kg dịch chiết ethanol của lá dâu tằm 5000 mg/kg [20].

15


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị
2.1.1. Nguyên liệu
Mẫu nghiên cứu là thân cây dâu tằm được thu hái tại xã Song Mai, thành
phố Bắc Giang vào tháng 8 năm 2016.
Mẫu cây có hoa được ép tiêu bản, lưu trữ tại Phòng Tiêu bản - Bộ môn
Thực vật - Trường Đại học Dược Hà Nội với số hiệu tiêu bản là
HNIP/18484/17. Căn cứ vào đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu, đối
chiếu với khóa phân loại của Thực vật chí Trung Quốc [155] đã xác định tên
khoa học của mẫu nghiên cứu là Morus alba L., họ Dâu tằm (Moraceae).
Thân cây dâu tằm sau khi thu hái, tách riêng vỏ thân và lõi thân. Lõi thân
được thái mỏng, vỏ thân được cắt thành những đoạn ngắn 1-2 cm, sấy khô,
bảo quản trong túi nilon, để nơi khô ráo, thoáng mát.
Ảnh chụp mẫu dâu tằm nghiên cứu được trình bày ở hình 2.1.

Phần lõi thân dâu tằm

Phần vỏ thân dâu tằm


Hình 2.1. Ảnh chụp thân cây dâu tằm
2.1.2. Hóa chất, dung môi

Hóa chất dùng cho nghiên cứu đạt tiêu chuẩn phân tích gồm có:

16


×