Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu sự thay đổi của một số chỉ số hóa sinh sau khi sử dụng gạo mầm vibigaba ở người 55 70 tuổi mắc hội chứng chuyển hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ CHÂM

NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CỦA MỘT SỐ
CHỈ SỐ HÓA SINH SAU KHI SỬ DỤNG GẠO MẦM
VIBIGABA Ở NGƢỜI 55 - 70 TUỔI MẮC
HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ CHÂM

NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CỦA MỘT SỐ
CHỈ SỐ HÓA SINH SAU KHI SỬ DỤNG GẠO MẦM
VIBIGABA Ở NGƢỜI 55 - 70 TUỔI MẮC
HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA


CHUYÊN NGÀNH: HÓA SINH DƢỢC
MÃ SỐ: 60720408

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. ĐÀO THỊ MAI ANH
2. PGS. TS. TRƢƠNG TUYẾT MAI

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã nhận đƣợc sự
giúp quý đỡ báu của các thầy cô giáo, các chuyên gia trong lĩnh vực cùng
đồng nghiệp và gia đình.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tôi xin đƣợc bày tỏ lời cảm
ơn chân thành tới TS. Đào Thị Mai Anh và PGS. TS. Trương Tuyết Mai,
những ngƣời thầy luôn sát cánh tận tình hƣớng dẫn, quan tâm giúp đỡ cũng
nhƣ động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Ttrƣờng Đại học Dƣợc Hà
Nội, Bệnh viện Nội tiết Hòa Bình đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn Bộ môn Hóa sinh, phòng Sau Đại học - Trƣờng
Đại học Dƣợc Hà Nội, BGĐ, HĐ Khoa học, HĐ Đạo đức, phòng chức năng,
Khoa Hóa sinh CHDD, phòng CĐT - Viện dinh dƣỡng Quốc Gia. Công ty Cổ
phần Lộc Trời (Cty CP TV An Giang),TTYTDP Tỉnh Bắc Ninh, Sở Y tế, TT
Y tế Thành phố Bắc Ninh, Trạm Y tế, UBND phƣờng Vệ An và Ninh Xá, Tp.
Bắc Ninh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.

Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, anh, chị, em đồng nghiệp Bệnh viện Nội
tiết Hòa Bình, các bạn trong lớp cao học 20 đã động viên, giúp đỡ tôi trong
thời gian qua.
Cuối cùng là lời cảm ơn sâu sắc nhất, tôi muốn gửi tới những ngƣời
thân, gia đình, đã luôn bên cạnh ủng hộ, giúp đỡ và giành mọi thời gian cho
tôi học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày...tháng....năm 2017
HV. Nguyễn Thị Châm


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ACE-I

(Angiotensin converting enzym inhibitor) Ức chế men
chuyển

ARB

(Angiotensin Receptor Blocker) Chẹn thụ thể angiotensin

BMI

(Body Mass Index) Chỉ số khối cơ thể

BP

Béo phì

CE


Cholesterol ester

CH

Cholestrol

CNVC

Công nhân viên chức

ĐMV

Động mạch vành

ĐTĐ

Đái tháo đƣờng

EDV

(Endothelium Dependent Vasodilation) Giãn mạch qua trung
gian nội mạc

FFA

(Free fatty acid) Acid béo tự do

FMD

(Flow-mediated dilatation) Giãn mạch qua trung gian dòng

chảy

GABA

Gama-aminobutyric acid

GBR

(Germinated brown rice) Gạo lức nảy mầm

HA

Huyết áp

HCCH

Hội chứng chuyển hóa

HDL-C

(High density lipoprotein cholesterol) Cholesterol trong
Lipoprotein tỉ trọng cao

IDF

(International diabetes federation) Hiệp hội ĐTĐ thế giới

IL

Interleukin


LDL-C

(Low density lipoprotein
Lipoprotein tỉ trọng thấp

cholesterol) Cholesterol trong


NCEP ATP III

(National CH Educated Program Adult Treatment Panel III)
Chƣơng trình giáo dục quốc gia về CH - Hƣớng dẫn điều trị
cho ngƣời trƣởng thành

NO

Nitơ oxit

PAI

(Plasminogen activator

inhibitor) Ức chế hoạt hóa

plasminogen
PI3K

Phosphatidylinositol 3-kinase


sICAM-1

Soluble intercellular adhesion molecule-1

sVCAM-1

Soluble vascular cell adhesion molecule-1

TG

Triglycerid

TNFα

(Tumor necrosis factor) Yếu tố hoại tử u

VLDL

(Very low density lipoprotein) Lipoprotein tỉ trọng rất thấp

WHO

(World Health Organization) Tổ chức Y tế thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 3
1.1. HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA......................................................................... 3
1.1.1. Sơ lƣợc về lịch sử bệnh ........................................................... 3

1.1.2. Định nghĩa .............................................................................. 3
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH .................................................. 4
1.1.4. Dịch tễ .................................................................................... 7
1.1.5. Hóa sinh bệnh ......................................................................... 8
1.1.6. Hậu quả của HCCH .............................................................. 13
1.1.7. Điều trị và dự phòng HCCH ................................................. 14
1.2. TỔNG QUAN VỀ GẠO LỨC NẢY MẦM..................................................18
1.2.1. Nguồn gốc ............................................................................ 18
1.2.2. Thành phần hóa học .............................................................. 19
1.2.3. Các tác dụng sinh học của GBR ............................................ 19
1.2.4. Chế phẩm gạo mầm Vibigaba ............................................... 21
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .............................................................................. 22
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................22
2.2. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................................................23
2.3. PHƢƠNG PHÁP VÀ TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU...................................24
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .............................................................. 24
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu ............................................................ 25
2.3.3. Phƣơng pháp chọn mẫu ......................................................... 25
2.3.4. Phƣơng pháp can thiệp .......................................................... 26
2.3.5. Mô tả công cụ can thiệp và chuẩn bị công cụ ........................ 26
2.4. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU VÀ CÁC CHỈ TIÊU
ĐÁNH GIÁ ......................................................................................................27
2.4.1. Thu thập các số liệu nghiên cứu tại 2 lần điều tra ................ 27
2.4.2. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp phân tích ................................. 29


2.6. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU...............................................................39
2.7. KHỐNG CHẾ SAI SỐ ....................................................................................39
2.8. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU.............................................................40

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 41
3.1. KẾT QUẢ VỀ CÁC THÔNG TIN CHUNG THU ĐƢỢC TỪ ĐỐI
TƢỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................41
3.1.1. Số đối tƣợng tham gia qua các giai đoạn nghiên cứu ............ 41
3.1.2. Các thông tin cơ bản về đối tƣợng tham gia nghiên cứu ........ 42
3.2. CÁC KẾT QUẢ VỀ SỰ THAY ĐỔI CHỈ SỐ HÓA SINH MÁU .............43
3.2.1. Các kết quả về sự thay đổi liên quan đến chuyển hóa glucose máu 43
3.2.2. Các kết quả về sự thay đổi liên quan đến chuyển hóa lipid máu .... 45
3.3. KẾT QUẢ VỀ SỰ THAY ĐỔI CÁC CHỈ SỐ KHÁC CỦA HCCH ........49
3.3.1. Sự thay đổi của chỉ số nhân trắc, tỷ lệ thừa cân, béo phì ....... 49
3.3.2. Sự thay đổi chỉ số tăng HA của các nhóm đối tƣợng sau can thiệp .. 51
3.4. HIỆU QUẢ TÁC ĐỘNG LÊN SỐ LƢỢNG CÁC TIÊU CHUẨN CHẨN
ĐOÁN HCCH ...................................................................................................53
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 55
4.1. Về ảnh hƣởng của gạo mầm tới các chỉ số hóa sinh.......................................55
4.2. Về ảnh hƣởng của gạo mầm tới các chỉ số khác.............................................58
4.3. Về hiệu quả can thiệp trên các bệnh nhân 55 – 70 tuổi mắc HCCH .............59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 60
KẾT LUẬN .................................................................................................... 60
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của WHO .......................................... 4
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của NCEP/ATP III ........................... 5
Bảng 1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của IDF ............................................. 6
Bảng 1.4. Tóm tắt các thuốc điều trị HCCH ................................................... 16
Bảng 2.1. Thành phần dinh dƣỡng có trong 100 g gạo mầm Vibigaba .......... 23

Bảng 2.2. Phân loại BMI theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới áp dụng
cho khu vực Đông Nam Á năm 2000 ............................................. 37
Bảng 2.3. Bảng phân loại HA theo JNC VII năm 2001.................................. 37
Bảng 3.1. Số đối tƣợng tham gia ở các giai đoạn nghiên cứu ........................ 41
Bảng 3.2. Đặc điểm của đối tƣợng tại thời điểm ban đầu khi tham gia NC ... 42
Bảng 3.3. Sự thay đổi về nồng độ các chỉ số sinh hóa liên quan chuyển hóa
glucose máu..................................................................................... 43
Bảng 3.4. Sự thay đổi về nồng độ một số chỉ số sinh hóa liên quan chuyển hóa
lipid máu ......................................................................................... 46
Bảng 3.5. Thay đổi các chỉ số nhân trắc của hai nhóm sau 3 tháng can thiệp ........ 49
Bảng 3.6. Thay đổi về chỉ số HA của hai nhóm sau can thiệp ....................... 52
Bảng 3.7. Thay đổi tỷ lệ đối tƣợng với số lƣợng các tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH.... 53


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cơ chế bệnh sinh HCCH .................................................................. 9
Hình 2.1. Sơ đồ tuyển đối tƣợng và thực hiện nghiên cứu ............................. 24
Hình 3.1. Sự thay đổi tỷ lệ (%) đối tƣợng tăng glucose máu của hai nhóm ... 44
Hình 3.2. Sự thay đổi tỷ lệ (%) đối tƣợng có chỉ số HbA1c lớn hơn 5,6%
của hai nhóm .................................................................................. 45
Hình 3.3. Sự thay đổi tỷ lệ (%) đối tƣợng giảm HDL-C ................................ 47
Hình 3.4. Sự thay đổi tỷ lệ (%) đối tƣợng tăng CH ........................................ 47
Hình 3.5. Sự thay đổi tỷ lệ(%)đối tƣợng tăng TG .......................................... 48
Hình 3.6. Sự thay đổi tỷ lệ (%) đối tƣợng tăng LDL-C .................................. 48
Hình 3.7. Sự thay đổi về tỷ lệ (%) đối tƣợng thừa cân BP của cả hai nhóm .. 50
Hình 3.8. Sự thay đổi về tỷ lệ (%) đối tƣợng vòng eo cao của cả hai nhóm .. 51
Hình 3.9. Sự thay đổi về tỷ lệ (%) đối tƣợng tăng HA của cả hai nhóm ........ 52


ĐẶT VẤN ĐỀ

Hội chứng chuyển hóa (HCCH) với tỷ lệ mắc bệnh cao và gia tăng
nhanh chóng đang trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng ở nhiều quốc gia
trên thế giới, trong đó bao gồm cả Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Viện
Dinh dƣỡng quốc gia Hoa Kì, năm 2001, số ngƣời mắc HCCH chiếm 21%[8].
Nhƣng chỉ 2 năm sau tỷ lệ này tăng lên gấp 1,5 lần (chiếm 34% dân số)[28].
Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Viện Dinh dƣỡng vào năm 2007, có
đến 13% dân số trong độ tuổi từ 25-65 tuổi mắc HCCH, riêng tại Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh con số này là 18%[3]. Đáng lo ngại là HCCH là một
trong những nguy cơ hàng đầu gây tử vong và dẫn đến những bệnh lý nghiêm
trọng khác.Nguy cơ tử vong tăng gấp 2 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng
gấp 2,5 lần, đột quỵ tăng 3 lần, nguy cơ mắc đái tháo đƣờng (ĐTĐ) týp 2 tăng
gấp 3 lần so với những ngƣời không mắc HCCH.
Bệnh xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhƣng thƣờng tập trung nhiều
ở ngƣời cao tuổi, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc HCCH càng cao[76]. Điều
này khiến cho việc điều trị HCCH vốn đã khó khăn do nguyên nhân cơ chế
bệnh sinh phức tạp lại càng trở nên khó khăn hơn bởi tính đặc thù trong trạng
thái tâm lý, sự suy giảm chức năng của các cơ quan, sự suy giảm hiệu quả
điều trị của thuốc và nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn ở
ngƣời cao tuổi[39]. Vì vậy, trên đối tƣợng ngƣời cao tuổi việc tiếp cận điều trị
HCCH từ giai đoạn sớm là một biện pháp hiệu quả nhằm hạn chế các nguy cơ
và biến chứng của bệnh. Trong các phƣơng pháp điều trị sớm đƣợc sử dụng
hiện nay thì việc thay đổi lối sống, đặc biệt là việc can thiệp vào chế độ dinh
dƣỡng đƣợc coi là nền tảng[72].
Gạo lức nảy mầm (Germinated brown rice - GBR) là một loại chế
phẩm gạo đƣợc tạo ra bằng cách cho nảy mầm các loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu,

1


chƣa đƣợc xát lớp cám gạo nhằm giữ nguyên hàm lƣợng dinh dƣỡng đồng

thời làm tăng độ ngon miệng khi ăn. Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu cho
thấy việc sử dụng GBR thay cho gạo thƣờngcó tác dụng cải thiện các chỉ số
hóa sinh có vai trò quan trọng trong chẩn đoán cũng nhƣ đánh giá việc điều trị
HCCH. Cụ thể là:GBR có thể làm giảm triglycerid (TG), tăng HDL-C, hạ
huyết áp (HA), giảm glucose máu và chỉ số HbA1c [15], [20], [48]. Điều này
chứng tỏ rằng việc sử dụng GBR nhƣ một liệu pháp can thiệp dinh dƣỡng có thể
có hiệu quả đối với HCCH. Mặc dù gạo là thực phẩm chính trong đại đa số gia
đình Việt Nam nhƣng việc sử dụng GBR vẫn còn khá mới mẻ và cho đến nay
chƣa có nghiên cứu đánh giá về tác dụng của loại thực phẩm này trên các chỉ số
hóa sinh của ngƣời cao tuổi mắc HCCH. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài
“ Nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số hóa sinh sau khi sử dụng gạo mầm
Vibigaba ở ngƣời 55 – 70 tuổi mắc HCCH” nhằm 2 mục tiêu sau:
1.

Xác định sự thay đổi các chỉ số hóa sinh sau 3 tháng sử dụng
gạo mầm Vibigaba ở bệnh nhân 55 – 70 tuổi mắc HCCH tại
thành phố Bắc Ninh.

2.

Đánh giá hiệu quả của chế độ sử dụng gạo mầm Vibigaba trong
vòng 3 tháng đối với tình trạng mắc HCCH ở bệnh nhân 55 – 70
tuổi.

2


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA

1.1.1. Sơ lƣợc về lịch sử bệnh
Khái niệm HCCH đã đƣợc giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1920 bởi
Kylin, một bác sĩ ngƣời Thụy Điển, với các biểu hiện tăng HA, tăng glucose
máu và gout[65].Những năm sau đó các nghiên cứu của Vague (1947) và
Avogaro (1965) đã chỉ ra rằng ngoài HA và glucose máu thì béo phì (BP)
cũng là một triệu chứng quan trọng của hội chứng này[11], [100].
Năm 1988, Reaven đã đặt một dấu mốc lớn trong lịch sử nghiên cứu
HCCH khi ông bổ sung thêm khái niệm “kháng insulin” nhƣ một tiêu chuẩn
quan trọng của HCCH. Cũng chính Reaven là ngƣời đầu tiên đặt tên cho tập
hợp các triệu chứng bất thƣờng về chuyển hóa này là "Hội chứng X", X nhƣ
một ẩn số mà các nhà khoa học phải giải đáp[92]. Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên
là ông đã bỏ BP ra khỏi định nghĩa trong khi triệu chứng này sau đó đã đƣợc
bổ sung nhƣ là một bất thƣờng nghiêm trọng.
Năm 1998, định nghĩa đầu tiên về HCCH ra đời bởi WHO. Sau nhiều lần
đƣợc đề xuất chỉnh sửa, năm 2003, tại hội nghị quốc tế đầu tiên về hội chứng
kháng insulin Hoa Kỳ, hội chứng này đƣợc công nhận và có mã số bệnh trong
phân loại bệnh quốc tế (ICD-9) là 277.7 với tên gọi đầy đủ là“Hội chứng
chuyển hóa”[89].
1.1.2. Định nghĩa
Theo phân loại bệnh quốc tế của Hoa Kỳ ( ICD – 10) HCCH đƣợc định
nghĩa: là một tình trạng bệnh lý của cơ thể, đƣợc đặc trƣng bởi các rối loạn
về chuyển hóa nhƣ: BP, rối loạn glucose máu, rối loạn lipid máu, kháng
insulin, tăng HA, viêm, và rối loạn đông máu. Các rối loạn này là nguy cơ
dẫn tới đái tháo đƣờng(ĐTĐ) và các bệnh tim mạch[89].
3


1.1.3.Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH
1.1.3.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của Tổ chức y tế thế giới (WHO)
Năm 1998 Tổ chức y tế thế giới (WHO) là tổ chức đầu tiên đƣa ra tiêu

chuẩn chẩn đoán HCCH. Tiêu chuẩn này nhấn mạnh vai trò của kháng
insulin. Chẩn đoán xác định khi có tiêu chí chính là một trong các dấu hiệu
của kháng insulin, kèm theo 2 trong số các yếu tố nguy cơ (tiêu chí phụ).
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của WHO[10]
Tiêu chí chính: có kháng insulin
 ĐTĐ týp 2
 Tăng glucose máu lúc đói

 5,6 mmol/L (100 mg/dL)

 Rối loạn dung nạp glucose (IGT): nồng độ glucose 2 h sau khi uống
75g glucose là 7-11 mmol/L (140-199mg/dL)
 Ngƣỡng thu nạp glucose nhỏ hơn tứ phân vị nhỏ nhất của quần thể
bình thƣờng khi làm nghiệm pháp kẹp bình đƣờng tăng insulin máu
(nếu nồng độ glucose máu lúc đói bình thƣờng)
Các tiêu chí phụ
 HA tâm thu

 140 mmHg

hoặc HA tâm trƣơng

 90 mmHg

hoặc đang sử dụng thuốc hạ HA
 Nồng độ TG máu lúc đói

 1,7 mmol/L

 Nồng độ HDL–C: Nam


< 0,9 mmol/L

Nữ

< 1,0 mmol/L

 BMI  30 kg/m2
và/hoặc Tỉ lệ bụng/hông  0,9 ở nam, hoặc  0,85 ở nữ
 Microalbumin niệu  20 mcg/phút hoặc albumin/creatinin niệu  30
mg/g
Chẩn đoán HCCH khi ít nhất có 1 tiêu chí chính + 2 tiêu chí phụ

4


1.1.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán của NCEP/ATP III
Tiêu chí đƣợc sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ và các nghiên cứu dịch tễ
học là tiêu chuẩn của Chƣơng trình giáo dục quốc gia về cholesterol/Phiên
bản 3 điều trị cho ngƣời trƣởng thành (National Cholesterol Education
Program/Adult Treatment Panel III = NCEP/ATP III) đƣợc đề xuất vào năm
2001. Bao gồm các tiêu chí sau:
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của NCEP/ATP III[29]
 Vòng eo:

Nam

> 102 cm

Nữ


> 88 cm

 Nồng độ TG máu lúc đói

 1,7 mmol/L (150mg/dL)

 HA

 130/85 mmHg

 Nồng độ HDL–C: Nam

< 1 mmol/L

Nữ

< 1,3 mmol/L

 Nồng độ glucose máu lúc đói

 5,6 mmol/L (100 mg/dL)

Chẩn đoán HCCH khi có  3/5 tiêu chí
Theo thống nhất chung của ATP III sửa đổi 2005, tất cả các tiêu chuẩn trên
đƣợc giữ nguyên, riêng vòng eo chỉnh sửa cho phù hợp với từng quốc gia, đối
với ngƣời Châu Á là  90 cm ở nam,  80 cm ở nữ.

5



1.1.3.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội ĐTĐ thế giới (IDF)
Bảng 1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của IDF[9]
Tiêu chuẩn bắt buộc: có béo bụng khi vòng bụng
Nam  94 cm, nữ  80 cm

Khu vực Trung và Nam Mỹ

Nam  90 cm, nữ  80 cm

Trung Quốc, Nam Á

Nam  85 cm, nữ  90 cm

Nhật Bản

hoặc BMI >30kg/ m2
Các tiêu chí phụ
 Nồng độ TG máu lúc đói

 1,7 mmol/L (150mg/dL)

 HA

 130/85 mmHg

 Nồng độ HDL–C: Nam

< 1 mmol/L


Nữ

< 1,3 mmol/L

 Nồng độ glucose máu lúc đói

 5,6 mmol/L (100 mg/dL)

Hoặc đã đƣợc chẩn đoán là ĐTĐ, rối
loạn dung nạp glucose
Chẩn đoán HCCH khi ít nhất có 1 tiêu chí chính + 2 tiêu chí phụ
Các Hiệp hội khác nhau đề xuất nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH
khác nhau, tuy chƣa có sự thống nhất hoàn toàn vì mỗi tổ chức lại nhấn mạnh
vai trò đặc biệt của một tiêu chí nào đó, nhƣng nhìn chung đều gồm 5 tiêu chí
cơ bản[6]. Mục đích của các tiêu chuẩn chẩn đoán là giúp nhận diện các đối
tƣợng có nguy cơ cao sẽ xuất hiện bệnh tim mạch và ĐTĐ týp 2. Tiêu chí bắt
buộc trong chẩn đoán HCCH của WHO là có kháng insulin hoặc rối loạn glucose
máu, do đó có khả năng tiên lƣợng sự xuất hiện bệnh ĐTĐ là cao nhất trong các
tiêu chuẩn chẩn đoán. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chẩn đoán của NCEP ATP III đƣợc
6


sử dụng phổ biến nhất hiện nay do nó dễ áp dụng, coi 5 tiêu chí có vai trò ngang
nhau và không đƣa ra tiêu chí nào là bắt buộc[5], [7], [84].
1.1.4. Dịch tễ
Theo thống kê của Tạp chí Y khoa Mỹ, năm 2007, tỷ lệ mắc HCCH trên
thế giới dao động từ <10% đến 84%, phụ thuộc vào: khu vực sinh sống (môi
trƣờng nông thôn hay thành phố), các đặc điểm của quần thể nghiên cứu(tuổi
tác, giới tính, dân tộc), và cách định nghĩa về HCCH[26], [63]. Về tổng thể,
IDF ƣớc tính 1/4 dân số thế giới mắc HCCH[108], tập trung chủ yếu ở các

nƣớc phát triển hoặc tại các thành phố lớn ở các nƣớc đang phát triển, nơi có
tỉ lệ cao ngƣời bị BP[102].
Tại châu Mỹ, tỉ lệ mắc cao nhất là tại Hoa Kỳ. Năm 2001, điều tra 1419
ngƣời dân từ 20 tuổi trở lên ởBắc Mỹ, vùng Omani, theo tiêu chuẩn ATP III
cho thấy tỉ lệ mắc HCCH là 21% (19,5% ở nam, 23% ở nữ)[8], và tỉ lệ này
tăng vọt lên khoảng 34% năm 2003[28].
Tại châu Âu, gần 30% (12,6% nam và 14% nữ) trong tổng số số 5.153
ngƣời ở độ tuổi từ 45-68 mắc HCCH. Một nghiên cứu của Thụy Điển thực
hiện trên cộng đồng gồm 4.232 ngƣời ở độ tuổi 60 cho thấy 26% nam giới và
19% phụ nữ mắc HCCH[47].
Ở các nƣớc châu Á, tỉ lệ mắc thấp hơn. Cụ thể, tại Trung Quốc, tỷ lệ này
là 26,9% (12,7% nam và 14,2% nữ) trong số 27.739 ngƣời trong độ tuổi 3564. Tại Hàn Quốc, vào năm 2005, trong số 26.528 ngƣời trong độ tuổi 20-82
có 14,2% (5,2% nam và 9% nữ) mắc HCCH [102]. Tại Việt Nam, theo kết
quả điều tra của Viện Dinh dƣỡng vào năm 2007 đƣợc thực hiện trên gần
20.000 ngƣời, cho thấy 13% số ngƣời từ 25-65 tuổi mắc HCCH, riêng tại Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh con số này là 18%. Tỷ lệ này tăng theo độ
tuổi: từ 24-34 là 5,9%; 35-44 là 12,1%; 45-54 là 19,4%; 55-64 là 26,7% và
65-74 là 27,4%[3]. Các nghiên cứu về tỉ lệ mắc HCCH ở Việt Nam chủ yếu
tập trung ở các đối tƣợng đến khám tại các bệnh viện, là các đối tƣợng có
7


nguy cơ cao nhƣ ngƣời tăng HA, ĐTĐ. Các điều tra ở cộng đồng mới chỉ tiến
hành trên các đối tƣợng ngƣời trƣởng thành từ 18-60 tuổi[4].
Nhƣ vậy các số liệu về HCCH ở ngƣời cao tuổi còn rất hạn chế. Mà đối
tƣợng này chính là đối tƣợng có nguy cơ cao, đòi hỏi sự chăm sóc và tiếp cận
điều trị đặc biệt hơn các nhóm đối tƣợng khác.
1.1.5. Hóa sinh bệnh
Có rất nhiều nghiên cứu về cơ chế sinh bệnh, mối tƣơng quan giữa các
yếu tố nguy cơ nhƣng cho đến nay cơ chế bệnh sinh chung cho các triệu

chứng của HCCH vẫn còn đƣợc tranh cãi. Cơ chế sinh bệnh của HCCH là sự
tƣơng tác phức tạp giữa yếu tố di truyền (gen) và các yếu tố môi trƣờng. Đã
có nhiều giả thuyết đề ra cơ chế cho các triệu chứng của HCCH nhƣng trình
tự xuất hiện của các triệu chứng là chƣa rõ ràng[58].Hình 1.1 cho ta cái nhìn
tổng quan nhất về cơ chế bệnh sinh của HCCH.

8


Hình 1.1. Cơ chế bệnh sinh HCCH[57]
1.1.5.1. Vai trò của gen trong bệnh sinh HCCH
Tỉ lệ mắc bệnh cao của các thành viên trong một gia đình hay của các
cặp sinh đôi cùng trứng trong các nghiên cứu dịch tễ về HCCH đã khẳng định
vai trò của gen trong cơ chế bệnh sinh của các bệnh này[13], [68]. Theo giả
9


thuyết về “gen tiết kiệm” do Neel đƣa ra năm 1962[81], các cá thể sống trong
điều kiện khó khăn về vật chất sẽ trải qua quá trình chọn lọc gen để tăng tối
đa khả năng sống sót của chúng. Trong đó các gen sẽ biến đổi theo dạng tiết
kiệm tối đa năng lƣợng giúp cho nó có thể tồn tại trong môi trƣờng khắc
nghiệt, nguồn thức ăn không ổn định. Tuy nhiên, các gen tiết kiệm này khi
đƣợc chuyển sang môi trƣờng quá thừa năng lƣợng không thể thích nghi đƣợc
và năng lƣợng sẽ gây ra các tổn thƣơng cho chúng và dẫn đến BP, kháng
insulin, rối loạn lipid…[81]. Căn cứ vào giả thuyết này mà Neel và các nhà
khoa học cho rằng các bất thƣờng trong gen có vai trò kiểm soát năng lƣợng
cơ thể có thể là nguyên nhân dẫn tới HCCH. Cho đến nay, nhiều nghiên cứu
khác nhau đã cho thấy có nhiều đột biến trên một số gen có liên quan đến
chuyển


hóa

lipid

(APOA1/C3/A4A1,

LPL,

HSL,

CEPT,

APOB,

APOC1,…)[60], [62], [93], gen liên quan đến BP (POMC, MCR4, b3AR)[69], [101], [107], gen liên quan đến kháng insulin (IRS1, PPARg,…)[25],
[43]. Tuy nhiên, những kết quả này mới chỉ ra đƣợc sự liên quan của gen tới
các triệu chứng đơn lẻ của HCCH. Các nghiên cứu về gen vẫn cần phải tiếp
tục để tìm ra các gen có liên quan chặt chẽ tới sự xuất hiện đồng thời của các
triệu chứng này trong HCCH.
1.1.5.2. Cơ chế hóa sinh bệnh của một số triệu chứng chính
 Béo phì
BP là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thƣờng tại một vùng
cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hƣởng tới sức khỏe. Trong HCCH BP là
một triệu chứng chính, một tiêu chuẩn đóng vai trò quan trọng trong tất cả các
tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH. BP có nguyên nhân từ sự dung nạp các loại thực
phẩm giàu chất béo bão hòa, giàu năng lƣợng và giảm hoạt động thể chất.
Hậu quả của nó là cùng với sự phát triển của tế bào mỡ, máu đến các tế bào
mỡ có thể giảm, dẫn đến thiếu oxy máu ở các tế bào này, làm ảnh hƣởng đến
đại thực bào và hoại tử, từ đó dẫn tới sự sản sinh quá mức các chất có hoạt
10



tính sinh học bao gồm: glycerol, acid béo tự do (FFA), các yếu tố tiền viêm
(TNFα và interleukin-6 (IL-6), chất ức chế sự hoạt hóa plasminogen-1 (Pal-1)
và protein phản ứng C, adiponectin, leptin[21]. Đặc điểm chung của các sản
phẩm của mô mỡ là có khả năng làm giảm sự nhạy cảm của insulin, tăng
stress oxy hóa và viêm.Các yếu tố này cũng đƣợc cho là có vai trò làm tăng
xơ vữa tự nhiên, vỡ các mảng bám và huyết khối tĩnh mạch[53], [96].
 Kháng insulin
Kháng insulin, ở cấp độ tế bào đƣợc định nghĩa nhƣ là một tình trạng
bệnh lý làm giảm tác dụng của insulin tại tế bào đích (tế bào gan, cơ, mỡ).
Còn ở cấp độ phân tử, kháng insulin là hiện tƣợng giảm dẫn truyền tín hiệu
của insulin từ receptor tới phân tử đích cuối cùng.
Kháng insulin cùng với hậu quả của nó gồm tăng glucose máu, rối loạn
chuyển hóa lipid, tăng huyết áp, đều là những yếu tố nguy cơ tiềm tàng đối
với các bệnh lý tim mạch, bệnh mạch máu ngoại vi và gây tỉ lệ tử vong cao.
Mối liên quan giữa kháng insulin và các biến chứng tim mạch trong
HCCH có thể giải thích theo cơ chế sau. Sự kết hợp của insulin và thụ thể có
thể hoạt hóa 2 con đƣờng: con đƣờng phosphoinositide 3-kinase (PI3K) và
con đƣờng thông qua protein kinase (MAP). Kháng insulin gây ức chế con
đƣờng PI3K dẫn đến sự sản sinh NO nội sinh, gây ra rối loạn chức năng nội
bào và giảm chuyển vị GLUT4, giảm sử dụng glucose và chất béo của cơ
xƣơng. Tuy nhiên, kháng insulin lại không ảnh hƣởng tới con đƣờng MAP
kinase, do đó dẫn đến sự sản sinh tiếp tục endothelin-1 (ET-1), một hormon
có khả năng gây co cơ trơn mạnh và làm tăng HA. Nhƣ vậy,từ những con
đƣờng này, sự kháng insulin dẫn đến những bất thƣờng về mạch máu và sau
cùng dẫn đến chứng xơ vữa động mạch[91].
Mặc dù yếu tố đề kháng insulin độc lập với yếu tố BP trên biểu hiện lâm
sàng, tuy nhiên ở các đối tƣợng này thƣờng có sự rối loạn phân bố mỡ ở phần
phía trên của cơ thể. Các quan sát cũng cho thấy có một mối liên quan mạnh

11


mẽ giữa sự đề kháng insulin và HCCH với các đối tƣợng béo bụng (hoặc phần
phía trên của cơ thể) hơn là đối với các bệnh nhân không BP[54], [91]. Nhƣ
vậy, kháng insulin vừa là một yếu tố độc lập, vừa liên kết với các yếu tố khác
tạo ra HCCH[91].
 Rối loạn lipid máu
Tình trạng rối loạn lipid máu đƣợc đặc trƣng bởi một loạt các bất thƣờng
trong cấu trúc, chuyển hóa và hoạt tính sinh học của các loại lipid dẫn tới kết
quả là làm tăng TG, giảm HDL-C, và tăng nồng độ LDL-C. Kháng insulin
đƣợc cho là nguyên nhân chính gây rối loạn lipid máu bằng nhiều cơ chế.
Thứ nhất, kháng insulin dẫn đến tăng phân giải lipid làm tăng nồng độ
FFA trong máu. FFA theo máu đến gan, làm tăng tổng hợp TG ở gan rồi tăng
tổng hợp VLDL ở gan.
Thứ hai, kháng insulin làm giảm thoái hóa ApoB, thành phần protein quan
trọng của VLDL, do đó làm tăng nồng độ ApoB dẫn đến tăng tổng hợp VLDL.
Thứ ba, kháng insulin làm giảm hoạt tính của lipoproten lipase, enzym
đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ và tỉ lệ thoái hóa của VLDL
do đó kháng insulin làm giảm hoạt tính của lipoprotein lipase làm tăng VLDL.
Thứ tƣ, kháng insulin làm tăng hoạt tính của CEPT (cholesteryl este
tranfer protein), làm tăng quá trình trao đổi TG và Cholesterol este giữa
VLDL và HDL, làm giảm kích thƣớc của HDL, làm tăng thoái hóa HDL.
Thứ năm, kháng insulin làm tăng hoạt tính lipase ở gan (enzym thoái hóa
HDL) do đó làm tăng thoái hóa HDL.[67].
Rối loạn lipid máu có mối liên hệ mật thiết với tăng stress oxi hóa và sự
rối loạn nội mô. Từ đó, làm tăng phản ứng tiền viêm tự nhiên của các bệnh lý
xơ vữa động mạch.
 Tăng huyết áp
Tăng HA thƣờng có liên quan đến một số bất thƣờng về chuyển hóa,

trong đó BP, rối loạn dung nạp glucose và rối loạn lipid máu là phổ biến
12


nhất[30]. Các nghiên cứu cho thấy cả tăng insulin máu và tăng glucose máu
sẽ kích hoạt hệ thống Renin angiotensin (RAS) bằng cách tăng biểu hiện
angiotensinogen, angiotensin II (AT II) và receptor của AT I. Các yếu tố này
phối hợp lại có thể góp phần làm tăng HA ở bệnh nhân kháng insulin[70].
Cũng có bằng chứng cho thấy kháng insulin và tăng glucose máu dẫn đến
hoạt hóa hệ thống thần kinh giao cảm, và kết quả là tăng hấp thu natri ở thận,
tăng hoạt động của tim, và tăng co thắt ở động mạch, từ đó dẫn đến chứng
tăng HA[77]. Gần đây ngƣời ta đã khám phá ra rằng tế bào mỡ cũng sản xuất
aldosterone để đáp ứng với ATII[14]. Mô mỡ làm khử cực qua màng giúp lý
giải tình trạng tăng HA ở ngƣời BP.
1.1.6. Hậu quả của HCCH
HCCH có liên quan với tăng nguy cơ của nhiều loại bệnh, trong đó quan
trọng nhất là tăng nguy cơ của bệnh ĐTĐ và bệnh tim mạch.
1.1.6.1. Bệnh tim mạch
HCCH làm tăng gấp 3 lần nguy cơ mắc các biến cố tim mạch, 2,59 lần
tai biến mạch não và 2,26 lần nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Trong 1
nghiên cứu phân tích gộp 87 nghiên cứu của Salvatore và cộng sự, tiến hành
trên 951.083 bệnh nhân cho thấy nguy cơ tƣơng đối của HCCH với bệnh tim
mạch là 2,35 (95%CI 2,02-2,73), với tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch là 2,4
(95% CI: 1,87 – 3,08), tử vong do mọi nguyên nhân RR: 1,58 (95% CI: 1,39 –
1,78), nhồi máu cơ tim RR: 1,99 (95% CI: 1,61 – 2,46), đột quỵ RR: 2,27
(95% CI: 1,80 – 2,85)[78]. Trong 1 nghiên cứu gộp khác gồm 43 nghiên cứu
dọc (thời gian bắt đầu các nghiên cứu từ 1971-1997) của Gami và cộng sự
trên 172.573 đối tƣợng cho thấy HCCH làm tăng nguy cơ tƣơng đối của tử
vong và các biến cố tim mạch lên 1,78 lần (95%CI 1,58-2,0)[33]. Đặc biệt là
ở những ngƣời mới có một hay hai chỉ tiêu đánh giá HCHC cũng đã cho thấy

tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch lên 1,5 – 2,3 lần so với ngƣời bình
thƣờng. Khi nghiên cứu hậu quả của bệnh trên 2 giới cho thấy, nguy cơ tƣơng
13


đối của tử vong và các biến cố tim mạch ở nữ (RR 2,63) cao hơn so với nam
(RR 1,98, p = 0,09)[33].
1.1.6.2. Bệnh ĐTĐ
Theo nghiên cứu của Sattar và cộng sự vào năm 2003 trên 5.974 nam
giới với gần 5 năm theo dõi cho thấy, bệnh nhân có HCCH có tỉ số nguy cơ
mắc bệnh ĐTĐ là 3,51 (2.47–4.98) so với ngƣời không có HCCH[97]. Tƣơng
tự, trong nghiên cứu của Nakanishi trên 5.588 ngƣời Nhật làm việc văn phòng
mà chƣa mắc ĐTĐ có độ tuổi trung bình 48 tuổi với 7 năm theo dõi, kết quả
nghiên cứu đã đƣợc điều chỉnh theo tuổi, tiền sử bệnh và các yếu tố nguy cơ
khác của bệnh ĐTĐ cho thấy tỉ số nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ khi có 1,2,3 hoặc
≥ 4 tiêu chí xác định HCCH lần lƣợt là 1,92; 4,36; 6,44; 15,08 (p<0,001)[79].
Nhƣ vậy, mặc dù các nghiên cứu cho kết quả khác nhau với các tiêu chí
đánh giá HCCH là khác nhau nhƣng nguy cơ tƣơng đối của bệnh ĐTĐ ở
những ngƣời mắc HCCH cao gấp ba lần so với những ngƣời mà không có hội
chứng này.
Dựa trên dữ liệu nghiên cứu khác gồm 3.323 ngƣời có độ tuổi trung bình là
52 tuổi với 8 năm theo dõi, kết quả ƣớc tính rằng HCCH chiếm gần một nửa dân
số có nguy cơ bệnh ĐTĐ và một phần tƣ của tất cả biến cố bệnh tim mạch [34].
1.1.7. Điều trị và dự phòng HCCH
Có hai phƣơng pháp tiếp cận điều trị HCCH. Cách tiếp cận thứ nhất là tác
động vào nguyên nhân gây HCCH: thừa cân/BP, giảm hoạt động thể lực, và tình
trạng kháng insulin. Can thiệp sớm bằng chế độ dinh dƣỡng khoa học giúp giảm
cân, cùng với việc tăng cƣờng hoạt động thể lực đều làm giảm đề kháng insulin
và trực tiếp giảm bớt các nguy cơ chuyển hóa[72]. Cách tiếp cận thứ hai trực tiếp
điều trị các yếu tố nguy cơ nhƣ rối loạn lipid máu, tăng HA, tình trạng tăng viêm

và kháng insulin. Trên lâm sàng chúng ta thƣờng chú trọng sử dụng các thuốc để
điều trị những rối loạn này. Tuy nhiên, muốn đạt đƣợc mục tiêu tối ƣu, lâu dài
trong cộng đồng cần phải điều chỉnh căn nguyên gây bệnh. Ngay cả khi đã điều
14


trị bằng thuốc, những bệnh nhân này vẫn cần áp dụng việc thay đổi lối sống bao
gồm chế độ ăn, tăng cƣờng hoạt động thể lực, giảm uống rƣợu, hút thuốc[72].
Các bác sĩ chính là những ngƣời giúp thu hẹp khoảng cách giữa cộng đồng và
lâm sàng bằng cách nhận biết ra nhóm đối tƣợng có nguy cơ cao và thông báo
cho họ biết cần áp dụng các biện pháp điều trị khắt khe hơn[24], [86].
1.1.7.1. Các biện pháp thay đổi lối sống
Theo các khuyến cáo hiện nay, thay đổi lối sống là lựa chọn số 1 trong
điều trị HCCH. Trong chƣơng trình phòng bệnh ĐTĐ (3.234 bệnh nhân thừa
cân có rối loạn glucose máu lúc đói hoặc rối loạn dung nạp glucose; 53% có
HCCH), thay đổi lối sống giúp giảm tỉ lệ mắc HCCH [35]. Những bệnh nhân
thừa cân có rối loạn glucose máu lúc đói hoặc rối loạn dung nạp glucose, áp
dụng các biện pháp thay đổi lối sống một cách chặt chẽ cũng giúp giảm nguy
cơ tiến triển thành HCCH hoặc ĐTĐ týp 2[73]. Chế độ ăn nên áp dụng là chế
độ ăn giảm năng lƣợng mức độ trung bình, giảm lƣợng chất béo dạng trans,
chất béo bão hòa và đƣờng đơn, tăng cƣờng rau quả và ngũ cốc nguyên
hạt[22]. Chế độ ăn giảm chất béo và bột đƣờng cùng có tác dụng giảm cân
nhƣ nhau nhƣng chế độ ăn giảm chất béo tác động lên nồng độ HDL-C và TG
không tốt bằng chế độ ăn giảm bột đƣờng, nhƣng lại tác động tốt hơn lên
nồng độ LDL-C. Các bệnh nhân BP áp dụng chế độ ăn giảm chất béo cải
thiện FMD, trong khi chế độ ăn giảm bột đƣờng làm giảm FMD, mặc dù cùng
làm giảm cân nhƣ nhau[87].
Tăng lƣợng chất xơ trong chế độ ăn liên quan với việc giảm tỉ lệ mắc
HCCH. Chế độ ăn giàu chất xơ gần giống chế độ ăn cho ngƣời tăng HAgiúp
giảm tỉ lệ mắc HCCH nhiều hơn chế độ ăn giảm cân với những lựa chọn

thông thƣờng[94], sự khác biệt này độc lập với việc giảm cân nặng[41]. Các
bệnh nhân có HCCH, chế độ ăn giàu chất xơ và carbonhydrat làm tăng FMD
tại thời điểm 4 giờ sau ăn[12]. Chế độ ăn nghèo năng lƣợng, ít chất béo, bổ
sung ngũ cốc sơ chế hoặc nguyên hạt cũng làm giảm nồng độ PAI-1 huyết
15


tƣơng[23]. Ở các phụ nữ có HCCH sau mãn kinh, bổ sung sữa đậu nành làm tăng
nồng độ NO trong máu và giảm nồng độ E-selectin nhiều hơn nhóm chứng[44].
Các bệnh nhân HCCH nên duy trì một chế độ luyện tập thể lực cƣờng độ
trung bình ít nhất 30 phút mỗi ngày[35]. Trong các nghiên cứu dọc ngƣời ta
thấy rõ việc tăng cƣờng hoạt động thể lực sẽ giảm bớt nguy cơ mắc HCCH.
Các bài tập tim mạch, hô hấp cƣờng độ cao cũng giúp giảm tỉ lệ mắc HCCH.
Các bệnh nhân HCCH áp dụng bài tập này còn giảm đƣợc nguy cơ tử vong do
tim mạch và do mọi nguyên nhân. Một chƣơng trình luyện tập thể lực trong 3
tháng cho thấy tác động cải thiện FMD ở bệnh nhân HCCH, trong khi chƣa có
sự thay đổi về HA, chỉ số khối cơ thể, lipid máu hoặc kháng insulin. Một
nghiên cứu trên bệnh nhân HCCH gần đây cho thấy luyện tập với cƣờng độ
cao làm tăng FMD nhiều hơn cƣờng độ trung bình[41].
Hút thuốc có liên quan với chức năng nội mạc. Hút thuốc cũng làm tăng
nguy cơ kháng insulin, HCCH và ĐTĐtýp 2. Hơn nữa, cai thuốc lá giúp cải
thiện chức năng nội mạc. Và một điều thú vị là việc cai thuốc lá có gây tăng
cân tạm thời trong thời gian đầu nhƣng vẫn giúp tăng độ nhạy insulin[18].
1.1.7.2. Các thuốc điều trị và dự phòng
Các thuốc hiện nay đƣợc sử dụng để điều trị và dự phòng HCCH, tác
dụng và tác dụng không mong muốn (TDKMM) của chúng đƣợc tóm tắt
trong bảng 1.4.
Bảng 1.4. Tóm tắt các thuốc điều trị HCCH
Tên thuốc


Tác dụng
Giảm đáng kể biến cố tim mạch và

1

Metformin

ĐTĐ týp 2 nhƣng không hiệu quả
bằng các biện pháp thay đổi lối
sống[39]

16

Tác dụng
KMM
Gây toan
máu,buồn nôn,
tiêu chảy…[2]


×