Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Phân tích chi phí y tế trực tiếp điều trị cho bệnh nhân nội trú khoa ung bướu tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ KHÁNH HUYỀN

PHÂN TÍCH CHI PHÍ Y TẾ TRỰC TIẾP
ĐIỀU TRỊ CHO BỆNH NHÂN NỘI TRÚ
KHOA UNG BƢỚU TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SỸ DƢỢC HỌC

CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 60720412

Người hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Thị Thanh Hƣơng

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh
Hƣơng, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo, Các phòng Kế
toán tài chính, phòng Kế hoạch tổng hợp, Khoa Dược cùng các đồng
nghiệp tại bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện nghiên cứu tại bệnh viện


Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy cô giáo Bộ môn Tổ
chức quản lý và kinh tế dược, cùng toàn thể giảng viên, cán bộ trường Đại
học Dược Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ hỗ trợ tôi nhiều tài liệu, kiến thức
liên quan trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu vừa qua.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người
đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề
tài nghiên cứu.

Hà nội, ngày tháng
2017
Học viên

năm

Nguyễn Thị Khánh Huyền


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ........................................................................ 3
1.1.Đại cương về ung thư........................................................................ 3
1.1.1.Khái niệm ................................................................................. 3
1.1.2.Các phương pháp chẩn đoán .................................................... 3
1.1.3.Các phương pháp điều trị ......................................................... 6
1.1.4.Dịch tễ học ung thư ................................................................ 10
1.2. Phương pháp ước tính chi phí ........................................................ 14

1.2.1.Khái niệm chi phí ................................................................... 14
1.2.2.Phân loại chi phí ..................................................................... 14
1.2.3.Các bước trong tiến trình phân tích chi phí ............................ 15
1.2.4.Các phương pháp nghiên cứu trong kinh tế dược .................. 15
1.2.5.Cách tính chi phí ..................................................................... 17
1.2.6.Chi phí điều trị ung thư .......................................................... 19
1.3.Một số nghiên cứu liên quan........................................................... 21
1.3.1.Các nghiên cứu trên thế giới................................................... 21
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ................................................ 28
1.4.Vài nét về Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc ................................ 31
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 33
2.1.Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 33
2.2.Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 33
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 41


3.1.Phân tích cơ cấu y tế trực tiếp điều trị ........................................... 41
3.1.1.Cơ cấu chi phí tổng theo loại ung thư .................................. 41
3.1.2.Cơ cấu chi phí tổng theo loại chi phí ...................................... 42
3.1.3.Cơ cấu chi phí tổng theo từng nhóm thuốc và hóa chất ....... 43
3.1.4.Cơ cấu chi phí hóa chất ........................................................ 45
3.1.4.Chi phí trung bình cho một đợt điều trị ................................ 46
3.1.5.Cơ cấu loại chi phí ở mỗi bệnh ung thư ............................... 55
3.2.Phân tích các yếu tố giải thích sự khác biệt về chi phí trực tiếp điều
trị ........................................................................................................... 66
Chƣơng 4: BÀN LUẬN.......................................................................... 69
KẾT LUẬN ............................................................................................ 78
KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ
viết tắt
AHRQ

Tiếng Anh
Agency for Healthcare
Research and Quality

Tiếng Việt
Tổ chức nghiên cứu và chất lượng y tế

BN

Bệnh nhân

BH

Bảo hiểm

BHYT

Bảo hiểm y tế

BYT

Bộ Y tế


BMK

Bệnh mắc kèm

CP

Chi phí

CSDL ĐT

Cơ sở dữ liệu điện tử

COI

Cost of illness

Phương pháp phân tích chi phí bệnh

CI

95% khoảng tin cậy

CĐHA

Chẩn đoán hình ảnh

DL

Dữ liệu


DC

Direct cost

ĐT
IARC

Chi phí trực tiếp
Điều trị

International Agency for
Research on Cancer

Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tê



Giai đoạn bệnh

GT

Giá trị

GV HD

Giáo viên hướng dẫn

HTL

Hóa trị liệu


HSBA

Hồ sơ bệnh án

ICD

International Classification
of Diseases

Mã bệnh theo phân loại quốc tế

IC

Indirect cost

Chi phí gián tiếp

NIC

National cancer institute

Viện ung thư quốc gia- Mỹ

NIH

National Institutes of

Viện y tế quốc gia-Mỹ



Health
Cơ quan nghiên cứu chi tiêu chăm sóc
y tế quốc gia

MNCES

National
Medical Care Expenditure
Survey

NSW

New South Wales

Max

Maximum

Giá trị lớn nhất

Min

Minimum

Giá trị nhỏ nhất

MEPS

Medical Expenditure Panel

Survey

Ban điều tra chi tiêu y tế

MBC

Morbility cost

MTC

Mortality cost

MRI

Magnetic Resonance
Imaging

Chụp cộng hưởng từ

PTTT

Phẫu thuật thủ thuật

PP

Phương pháp

VP

Viện phí


VTYT

Vật tư y tế

VNĐ

Việt Nam đồng

STT

Số thứ tự

SD

Độ lệch chuẩn

TT

Thu thập

TB

Trung bình

XN

Xét nghiệm

UICC


Union for International
Cancer Control

Hiệp hội phòng chống ung thư quốc tế

USD/$

US Dollar

Đô la Mỹ

UT

Ung thư

VNĐ

Việt Nam đồng

WHO

World Health Organization

Tổ Chức y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:


Các chỉ số của hệ thống phân loại TNM

Bảng 1.2:

Phân loại các giai đoạn ung thư theo hệ thống TNM

Bảng 1.3:

Các cách phân loại chi phí

Bảng 1.4:

Chi phí điều trị ung thư thường niên tại Mỹ

Bảng 1.5:

Các nghiên cứu trên thế giới

Bảng 1.6:

Các nghiên cứu tại Việt Nam

Bảng 1.7:

Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc qua các thời kỳ

Bảng 1.8:

Số bệnh nhân và tổng chi phí điều trị giai đoạn 2011-2016


Bảng 2.9:

Tiêu chuẩn lựa chọn, loại trừ đối tượng nghiên cứu

Bảng 2.10:

Các biến số nghiên cứu

Bảng 2.11:

Tỉ lệ các loại ung thư

Bảng 2.12:

Tuổi trung bình điều trị ung thư

Bảng 2.13:

Đặc điểm chi tiết về Giới, Giai đoạn bệnh, Bệnh mắc kèm và
Tuổi

Bảng 2.14:

Trung bình số ngày điều trị/đợt và số đợt điều trị/BN

Bảng 3.15:

Cơ cấu chi phí tổng theo từng loại ung thư (giá trị-tỉ lệ%)

Bảng 3.16:


Cơ cấu chi phí tổng theo loại chi phí (giá trị-tỉ lệ%)

Bảng 3.17:

Cơ cấu chi phí tổng theo từng nhóm thuốc và hóa chất (giá
trị-tỉ lệ%)

Bảng 3.18:

Các hóa chất dùng trong điều trị ung thư (Giá trị-tỉ lệ %)

Bảng 3.19:

Chi phí trung bình/đợt điều trị từng loại ung thư

Bảng 3.20:

Chi phí Xét nghiệm trung bình/đợt điều trị

Bảng 3.21:

Chi phí Chẩn đoán hình ảnh trung bình/đợt điều trị

Bảng 3.22:

Chi phí Vật tư y tế tiêu hao trung bình/đợt điều trị

Bảng 3.23:


Chi phí Máu trung bình/đợt điều trị


Bảng 3.24:

Chi phí PTTT trung bình/đợt điều trị

Bảng 3.25:

Chi phí Giường trung bình/đợt điều trị

Bảng 3.26:

Chi phí Hóa chất trung bình/đợt điều trị

Bảng 3.27:

Chi phí Thuốc trung bình/đợt điều trị

Bảng 3.28:

Cơ cấu chi phí chẩn đoán-điều trị bệnh

Bảng 3.29:

Cơ cấu loại chi phí trong điều trị ung thư thực quản

Bảng 3.30:

Cơ cấu loại chi phí trong điều trị ung thư dạ dày


Bảng 3.31:

Cơ cấu loại chi phí trong điều trị ung thư trực tràng

Bảng 3.32:

Cơ cấu loại chi phí trong điều trị ung thư đại tràng

Bảng 3.33:

Cơ cấu loại chi phí trong điều trị ung thư gan-đường mật

Bảng 3.34:

Cơ cấu loại chi phí trong điều trị ung thư phổi-phế quản

Bảng 3.35:

Cơ cấu loại chi phí trong điều trị ung thư vú

Bảng 3.36:

Cơ cấu loại chi phí trong điều trị ung thư tử cung

Bảng 3.37:

So sánh tỉ lệ % cơ cấu loại chi phí của từng bệnh ung thư

Bảng 3.38:


Sự khác biệt chi phí về tuổi

Bảng 3.39:

One way ANOVA

Bảng 3.40:

Sự khác biệt chi phí về giai đoạn bệnh

Bảng 3.41:

Bảng One way ANOVA

Bảng 3.42

Sự khác biệt chi phí về các yếu tố khác


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1:

Sơ đồ các bước chẩn đoán ung thư

Hình 1.2:

Sơ đồ các phương pháp chẩn đoán ung thư


Hình 1.3:

Sơ đồ chi phí cho bệnh nhân

Hình 1.4:

Sơ đồ bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc

Hình 2.5:

Sơ đồ tổng hợp dữ liệu trên cơ sở dữ liệu điện tử

Hình 2.6:

Sơ đồ thu thập dữ liệu


ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng phát triển, y học ngày càng tiến bộ, nhiều bệnh tật
đã bị đẩy lùi. Tuy nhiên, một căn bệnh đang có chiều hướng gia tăng một
cách nhanh chóng trong những năm gần đây đó là ung thư. Ung thư được ví
như "kẻ giết người số một". Khi được chẩn đoán là ung thư, đồng nghĩa
với việc bệnh nhân phải đối mặt với rất rất nhiều khó khăn : sự đau đớn về
thể chất, sự khủng hoảng về tinh thần, sự mất mát về tình cảm lẫn các mối
quan hệ. Và đặc biệt là gánh nặng chi phí tài chính đè nặng lên bản thân,
gia đình và toàn xã hội.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc là tuyến cơ sở khám chữa bệnh
cao nhất của tỉnh. Khoa Ung bướu chỉ mới hình thành được 6 năm tuổi, thế
nhưng lượng bệnh nhân tới khám và chữa bệnh tại bệnh viện tăng lên một
cách nhanh chóng trong những năm gần đây : Năm 2011 chỉ có 318 bệnh

nhân, đến năm 2016 số bệnh nhân đạt 1.045 bệnh nhân. Chi phí cho nhóm
bệnh nhân này luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng nguồn chi phí của
viện. Do chưa thật chủ động bệnh viện đã nhiều lần phải tiến hành các đợt
đấu thầu bổ sung nhằm phục vụ đủ thuốc, hóa chất, sinh phẩm cũng như
vật tư y tế tiêu hao cho bệnh nhân; nhằm nâng cao chất lượng điều trị, giảm
tình trạng bệnh nhân chuyển viện, vượt tuyến. Ngoài ra, theo chính sách
chung trong thời gian tới ở các bệnh viện công dần phải tự chủ về tài chính.
Quản lý và đầu tư nguồn kinh phí sao cho hiệu quả và hợp lý đang là vấn
đề được các bệnh viện ưu tiên đặt lên hàng đầu. Một trong những biện pháp
được bệnh viện áp dụng là xây dựng khung điều trị nhằm tối ưu chi phí,
giảm tình trạng xuất toán của cơ quan BHYT. Tuy nhiên với mỗi nhóm
bệnh khác nhau, chi phí điều trị lại hoàn toàn khác nhau, không thể áp dụng
mức trần chung cho tất cả các nhóm. Thông thường, chi phí trong điều trị
ung thư cao hơn rất nhiều chi phí điều trị ở các nhóm bệnh khác và thường

1


nằm trong nhóm được chú ý nhiều hơn cả. Việc xác định những yếu tố đặc
thù trong chi phí điều trị ung thư, các cấu phần trong chi phí và các yếu tố
liên quan đến chi phí là điều cần thiết góp phần làm căn cứ xây dựng mức
khung điều trị hợp lý hiệu quả nhất.
Trong điều kiện sự đòi hỏi về chất lượng, hiệu quả của thuốc và các
nhu cầu điều trị, chăm sóc khác của bệnh nhân ngày càng tăng cao mà
nguồn kinh phí thì hạn hẹp. Và qua tìm hiểu những nghiên cứu liên quan
đến bệnh viện, hiện nay mới chỉ thấy có một vài nghiên cứu [13,14,18].
Các nghiên cứu đều tập trung vào tình hình sử dụng thuốc nói chung tại
bệnh viện, chưa có nghiên cứu nào về những đặc thù riêng của bệnh nhân
và chi phí tại khoa. Xuất phát từ đó những lý do đó, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài : “Phân tích chi phí y tế trực tiếp điều trị cho bệnh

nhân nội trú khoa Ung Bƣớu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc”
Với hai mục tiêu:
1. Phân tích cơ cấu chi phí y tế trực điều trị cho bệnh nhân ung thư tại
khoa Ung Bướu bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
2. Phân tích các yếu tố giải thích sự khác biệt về chi phí y tế trực tiếp
điều trị cho bệnh nhân nội trú khoa Ung Bướu tại bệnh viện đa
khoa tỉnh Vĩnh Phúc.

2


Chƣơng 1.TỔNG QUAN
1.1.Đại cƣơng về bệnh ung thƣ
1.1.1.Khái niệm
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích của các tác
nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức không
tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể. [9]
Đa số bệnh ung thư hình thành các khối u. Khác với các khối u lành
tính chỉ phát triển tại chỗ thường rất chậm, có vỏ bọc xung quanh, các khối
u ác tính (ung thư) xâm lấn vào các tổ chức lành xung quanh giống như
hình "con cua" với các càng cua bám vào các tổ chức lành trong cơ thể
hoặc giống như rễ cây lan trong đất. Các tế bào của khối u ác tính có khả
năng di căn tới các hạch bạch huyết hoặc các tạng ở xa hình thành các khối
u mới và cuối cùng dẫn tới tử vong. Cùng với di căn xa, tính chất bệnh ung
thư hay tái phát đã làm cho điều trị bệnh khó khăn và ảnh hưởng xấu đến
tiên lượng bệnh. [10]
Đa số ung thư là bệnh có biểu hiện mãn tính, có quá trình phát sinh
và phát triển lâu dài qua từng giai đoạn. Trừ một số nhỏ ung thư ở trẻ em
có thể do đột biến gen từ lúc bào thai, còn phần lớn các ung thư đều có giai
đoạn tiềm tàng lâu dài, có khi hàng chục năm không có dấu hiệu gì trước

khi phát hiện thấy dưới dạng các khối u. Khi này khối u sẽ phát triển nhanh
và mới có các triệu chứng của bệnh. Triệu chứng đau thường chỉ xuất hiện
khi bệnh ở giai đoạn cuối.[12]
Ung thư ở người gồm khoảng 200 loại bệnh, nguyên nhân của các
ung thư cũng khác nhau và do đó mỗi quần thể có nguy cơ khác nhau đối
với mỗi loại ung thư và phụ thuộc vào những đặc điểm địa lý, văn hóa và
các thói quen của quần thể đó.[17]

3


1.1.2.Các phƣơng pháp chẩn đoán ung thƣ.
Có rất nhiều phương pháp chẩn đoán ung thư mà giá trị của mỗi
phương pháp tùy theo từng loại bệnh. Cần phải cân nhắc, lựa chọn phương
pháp chẩn đoán thích hợp cho mỗi loại ung thư.[7].
Các bước chẩn đoán ung thư gồm:
Chẩn đoán
ban đầu

Chẩn đoán
xác định

Chẩn đoán
giai đoạn

Hình 1.1: Sơ đồ các bƣớc chẩn đoán ung thƣ
Có ba phương pháp chẩn đoán ung thư thường dùng: Chẩn đoán lâm
sàng, Chẩn đoán cận lâm sàng, Chẩn đoán giai đoạn bệnh.[11]
Ba phƣơng pháp chẩn đoán


Chẩn đoán lâm sàng
-Triệu chứng cơ năng: ho
nhiều, khó nuốt, thói quen
bất thường trong đại tiểu
tiện,….
-Triệu chứng toàn thân:
Suy nhược, chán ăn, gầy
sút, sốt kéo dài không rõ
nguyên nhân,……
-Triệu chứng thực thể:
Xuất hiện u cục, vết loét
lâu liền, nổi hạch bất
thường, thay đổi kích
thước tế bào,…

Chẩn đoán cận lâm sàng
-Các xét nghiệm mang
tính chất gợi ý chẩn đoán:
nồng độ trong huyết tương
của các maker Cea, CA
19-9, CA 72-4,…
-Các xét nghiệm chẩn
đoán hình ảnh:Nội soi, Xquang, CT-scan, MRI,
PET-CT, siêu âm.
-Ngoài ra: chẩn đoán sinh
học, chẩn đoán tế bào học,
chẩn đoán tổ chức học.

Chẩn đoán giai đoạn
bệnh

-Được dựa trên các yếu
tố:vị trí, kích thước, số
lượng khối u; liên quan
hạch bạch huyết, loại
tế bào và phân bố ung
thư; có hoặc không có
di căn.
-Thường sử dụng hệ
thống phân loại: TNM
(Chi tiết trình bày
trong phần dưới)

Hình 1.2: Sơ đồ các phƣơng pháp chẩn đoán ung thƣ
Phân loại theo giai đoạn dựa trên hệ thống phân loại TNM (Tumor
– Node – Metastases). Trong đó, ung thư được chia làm các giai đoạn phụ
thuốc vào các chỉ số TNM (T: Kích thước khối u, N: Mức độ lan vào hệ
bạch huyết, M: Mức độ di căn). [8]
4


Bảng 1.1: Các loại chỉ số trong hệ thống phân loại TNM
Tx: không đánh giá được khối u nguyên Nx: không đánh Mx:
giá

phát

được

hạch không


T0: không có bằng chứng về sự hiện diện vùng
của khối u nguyên phát

N0:

đánh giá
không

có được

di

Tis: Carcinoma in situ (CIS-ung thư tại hạch vùng liên căn
chỗ): có sự hiện diện của các tế bào bất quan

M0:

thường nhưng không lan sang các mô lân N1,N2,N3:

có không có

cận, mặc dù không phải là ung thư nhưng hạch vùng liên di căn
CIS có thể trở thành ung thư và đôi khi nó quan (số lượng M1:
được gọi là ung thư giai đoạn tiền xâm lấn. hạch bạch huyết di căn
T1,T2,T3,T4: kích thước và/hoặc phạm vi và/hoặc phạm vi
của khối u nguyên phát.

liên quan)

Bảng 1.2: Phân loại các giai đoạn ung thƣ theo hệ thống TNM

Giai đoạn

T

N

M

0

Tis

N0

M0

IA

T1

N0

M0

IB

T0

N1mi


M0

T1

N1mi

M0

T0

N1

M0

T1

N1

M0

T2

N0

M0

T2

N1


M0

T3

N0

M0

IIA

IIB

5




T0

N2

M0

T1

N2

M0

T2


N2

M0

T3

N1

M0

T3

N2

M0

T4

N0

M0

T4

N1

M0

T4


N3

M0

IIIC

T bất kỳ

N3

M0

IV

T bất kỳ

T bất kỳ

M1

IIIA

IIIB

1.1.3.Các phƣơng pháp điều trị
Ung thư cũng như nhiều bệnh khác có thể chữa khỏi nếu bệnh được
phát hiện sớm. Do đặc tính của tế bào ung thư là phát triển mạnh mẽ tại
chỗ, xâm lấn ra các vùng xung quanh, di căn vào hệ thống bạch huyết và
các cơ quan. Vì thế để điều trị bệnh hiệu quả cần phối hợp nhiều phương

pháp điều trị.[8]
Có 6 phương pháp điều trị ung thư đang được áp dụng hiện nay:[41]
 Phƣơng pháp phẫu thuật
Phẫu thuật triệt để: cắt rộng, lấy toàn bộ khối ung thư và phần tổ chức
lành bao quanh u, cần vét toàn bộ hạch vùng với mục đích không còn để
sót lại tế bào ung thư. Phẫu thuật triệt để có khả năng chữa khỏi nhiều loại
ung thư khi còn ở giai đoạn sớm (ước lượng khoảng 1/3 tổng số ung thư):
ung thư vú, cổ tử cung, khoang miệng, da, giáp trạng, ống tiêu hóa,….
Phẫu thuật tạm thời: chỉ định trong trường hợp ung thư đã lan rộng,
nhằm mục đích tạm thời làm giảm nhẹ u, làm sạch sẽ, mở thông đường thở,
đường tiêu hóa, tiết niệu, cầm máu, giảm đau,….

6


Phẫu thuật với mục đích khác: nhằm kết hợp trong điều trị nội tiết để
hạn chế ung thư phát triển: cắt buồng trứng để điều trị ung thư vú, cắt tinh
hoàn để điều trị ung thư tuyến tiền liệt hoặc phẫu thuật tạo hình,…
 Phƣơng pháp hóa trị
Là phương pháp dùng thuốc (các hóa chất ung thư) để chữa bệnh,
thường được áp dụng để chữa các ung thư của hệ thống tạo huyết (bệnh
bạch cầu, U lympho ác tính,…) hoặc ung thư đã tràn lan toàn thân mà phẫu
thuật và tia xạ không có khả năng điều trị được.
Hóa chất hỗ trợ cho phẫu thuật và tia xạ: Trong một số trường hợp ung
thư đã lan rộng (ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư phần mềm,…).
Hóa chất điều trị tạm thời (ít dùng): Áp dụng cho ung thư đã lan tràn
toàn thân nhưng ít nhiều có nhạy cảm với hóa chất, điều trị nhằm mục đích
kéo dài cuộc sống hoặc tạm thời có cảm giác dễ chịu.
Điều trị hóa chất với giá thành cao mà thông thường thuốc có nhiều tác
dụng độc hại. Người thầy thuốc chuyên khoa hóa chất phải biết mức độ

nhạy cảm thuốc của tế bào ung thư, từng vị trí và giai đoạn bệnh, sức chịu
đựng của từng bệnh nhân để chọn thuốc thích hợp hoặc phối hợp nhiều loại
thuốc để có tác dụng tối đa trên ung thư và giảm độc hại tối thiểu đối với cơ
thể.
 Phƣơng pháp xạ trị
Điều trị xạ trị là dùng tia phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư. Cùng
với phẫu thuật, tia xạ là một trong hai phương pháp điều trị ung thư phổ
biến nhất và hiệu quả nhất.
Điều trị tia xạ đơn thuần
Điều trị tia xạ phối hợp với phẫu thuật thường được áp dụng trong nhiều
trường hợp khi ung thư đã phát triển tương đối lớn. Có khi tia xạ trước mổ
nhằm giảm bớt thể tích u, hạn chế di căn xa trong lúc mổ, có khi tia sau mổ
nhằm diệt nốt những tế bào ung thư còn sót lại sau mổ. Có khi tia xạ cả
7


trước mổ cả sau mổ hoặc tia xạ phối hợp với hóa chất để tăng khả năng diệt
tế bào ung thư tại một khu vực mà điều trị hóa chất không đủ khả năng diệt
hết.
Các phương pháp điều trị bằng tia xạ:
-Tia xạ từ ngoài vào (máy Cobalt, quang tuyến X, máy gia tốc): Đây là
phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất.
-Tia xạ trong: ống, kim radium, máy Ahterloading nguồn Cobalt60,
Cesium, Yridium, sợi Yridium,…đặt vào các hốc tự nhiên của cơ thể ( tử
cung, âm đạo, các xoang,…) hoặc cắm vào các tổ chức mang ung thư.
Thuốc có gắn đồng vị phóng xạ: Uống hoặc tiêm các thuốc có đồng vị
phóng xạ (I, 131) hoặc kháng thể đặc hiệu có gắn đồng vị phóng xạ để tiêu
diệt tế bào ung thư.
 Phƣơng pháp hoormon
Dùng các nội tiết tố: Các dẫn chất Corticoid, hay dùng trong phác đồ

điều trị ung thư máu, ung thư hạch bạch huyết, testosterone trong điều trị
ung thư vú, nội tiết tố nữ Oestradiol, Progesteron trong ung thư tiền liệt
tuyến,..
Dùng thuốc ức chế sản xuất nội tiết tố hoặc ức chế, cạnh tranh tác dụng
của nội tiết tố trên tế bào ung thư (tamoxiphen kháng oestrogen trong điều
trị ung thư vú), các antiaromatase (arimidex, femara,..ức chế sản xuất
oestrogen).
 Phƣơng pháp điều trị trúng đích
Trong khoảng 20 năm gần đây, những hiểu biết về hệ thống miễn dịch
ngày càng tiến bộ, nhiều người đã sử dụng các cytokine và kháng thể đơn
dòng có khả năng điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch trong điều trị ung
thư và một số bệnh lý khác. Các dẫn chất miễn dịch không đặc hiệu có
nguồn gốc sinh học: BCG và Carynebacterium barvum đã được sử dụng

8


trên thực nghiệm và trên người. Các chất kích thích miễn dịch không đặc
hiệu có nguồn gốc hóa học như LH1,..cũng đang được nghiên cứu.
Trong đó, điều trị hóa chất là một phương pháp quan trọng. Hóa chất
không chỉ dùng để điều trị ung thư mà còn làm giảm đau đớn và kéo dài
thời gian sống cho bệnh nhân.
 Phục hồi chức năng
Liệu pháp này không cố chữa bệnh mà nhằm mục đích giúp bệnh nhân
cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách đáp ứng các nhu cầu thể chất,
thực tế, tình cảm và tinh thần liên quan với căn bệnh. Nó kết hợp nhiều
dịch vụ cung cấp bởi các chuyên gia y tế, y tá, và chuyên gia y tế liên kết,
cũng như các tình nguyện viên và người chăm sóc không chính thức.
1.1.4.Các thuốc điều trị ung thƣ
 Các tác nhân liên kết chéo AND

-Tác nhân alkyl hóa:
 Nhóm mù tạc chứa Nitơ (nitrogen mustard): Melphalan,
Chlorambucil, Cyclophosphamide, Ifosfamide, Thiotepa
 Nitrosoureas: Carrnustine, Iomustine, Streptozocin
 Procarbazin và Triezen (Dacarbazin)
 Các dẫn chất Alkyl hóa khác: Busulfan, Altretamine
 Phức hợp Platin hữu cơ: Ciplastin, Carboplastin, Oxaliplastin,
Satraplastin.
-Các kim loại hữu cơ
 Nhóm thuốc kháng chuyển hóa
-Ức chế folat: Paclitaxel, Docetaxel
-Ức chế methyl hóa DNA: Tanaxe
-Ức chế AND polymerase: Cytarabin, Gemcitabin, Fludarabin,
Cladribine, Clofarabine

9


-Các thuốc kháng pyrimidine: Methotrexat, Pemetrexed, Fluorouracil,
Floxuridin, Capecitabine Azathioprim
-Các thuốc kháng purine: Mecaptopurin
-Các thuốc kháng chuyển hóa hỗn hợp: Pentostatin, Hydroxyure
 Nhóm kháng sinh
-Nhóm kháng sinh Antracyclin: Epirubicin, Valrubicin, Daunorubicin,
Idarubicin, Doxorubicin, Olivomycin
-Nhóm

kháng

sinh


Antracenedion:

Bleomycin,

Dactinomycin,

Mytomycin, Mytoxantrone
 Một số alkaloid
Paclitaxel, Docetaxel, Colchicin, Vinblastin Sulfat, Vincristin sulfat,
Etoposide, Irinotecan, Teniposide, Topotecan, Vinorelbine.
 Nhóm hormon và kháng hormon và các thuốc khác
Estrogen, Progesteron, Androgen, Aminoglutethimid, Glucocorticoid
(Dexamethason, Prednisolon), Tamoxiphen, Asparaginase, thuốc ức
chế Tyrosinkinase.
1.1.4.Dịch tễ học ung thƣ (Cancer epidemiology)
Dịch tễ học bệnh ung thư là một nhánh hay một chuyên ngành của
dịch tễ học nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện (ví dụ: tỉ lệ
mắc, sự phân bố trong quần thể) của các bệnh về khối u, tiền khối u và các
rối loạn liên quan. Kết quả chủ yếu bao gồm tỉ lệ hiện mắc, tỉ lệ mắc mới ,tỉ
lệ sống sót và tỉ lệ tử vong của tất cả các loại ung thư.[40]
Dịch tễ học ung thư là môn học nghiên cứu về sự phân bố của bệnh
ung thư trong quần thể. Mục tiêu cuối cùng của nó là xác định các yếu tố
nguy cơ để có thể sớm đưa ra được những hướng dẫn về các biện pháp
phòng ngừa hiệu quả [45]
• Dịch tễ học ung thư và dịch tễ học nói chung dựa trên sự so sánh
của các nhóm quần thể. [33]
10



• Dịch tễ học ung thư là một khoa học tương đối mới, nhưng đã trở
nên lớn mạnh chỉ trong nửa cuối của thế kỷ 20. Mặc dù tuổi đời còn non
trẻ, nó đã góp phần rất lớn cho sự hiểu biết của chúng ta về những nguyên
nhân của nhiều loại bệnh ung thư và những đánh giá về các biện pháp
phòng ngừa.[33]
• Dịch tễ học ung thư không chỉ nên tập trung vào các bệnh được gọi
là ung thư. Trong thực tế, nghiên cứu dịch tễ học ung thư có thể tập trung
vào các bệnh tiền thân của ung thư. Ví dụ, u tân sinh trong biểu mô cổ tử
cung (CIN) là tiền thân của ung thư xâm lấn cổ tử cung, hoặc viêm teo dạ
dày mãn tính là tiền thân của ung thư dạ dày. Ngoài ra, các đối tượng của
nghiên cứu có thể là một đặc tính có liên quan đến ung thư, chẳng hạn như
sự tăng trưởng hay khả năng sinh sản tế bào. [33]
Các nhà dịch tễ học quan tâm đến sự phân bố của bệnh trong quần
thể. Những nhóm người có nguy cơ cao? Làm thế nào để thay đổi tần số
bệnh theo thời gian? Nó thay đổi ra sao ở các địa điểm khác nhau? Tại sao
một số nguy cơ lại cao hơn ở những người khác? Chúng được tóm tắt:
"Ai?", "Khi nào?", "Ở đâu?" và “Tại sao?”. Trong đó:
 Nhiệm vụ cơ bản nhất của dịch tễ học ung thư là mô tả sự xuất hiện
của ung thư ở người, ghi nhận sự khác biệt. Ví dụ:
-Giữa nam và nữ

- Giữa người ở các độ tuổi khác nhau

-Giữa các tầng lớp kinh tế xã hội
-Giữa khoảng thời gian

- Giữa các ngành nghề

- Giữa các khu vực của một quốc gia


-Giữa các quốc gia.
Những quan sát này là điểm bắt đầu trong dịch tễ học nghiên cứu.
Nhiệm vụ tiếp theo của dịch tễ học ung thư là đi tìm mối liên quan giữa yếu

tố nguy cơ (exposure/rick factor) và nguyên nhân tăng nguy cơ bệnh hay
giả thuyết- gọi chung là kết quả (outcome). Ví dụ:

11


Yếu tố nguy cơ (rick factor)

Kết quả (Outcome)

-Khói thuốc lá…………………………………….………. -Ung thư phối
-Viêm gan B……………………………………………….. -Ung thư gan
-Ánh sáng mặt trời, ô nhiễm không khí,……………….. -Ung thư da/đường
(Tác nhân môi trường)

hô hấp,…

-Bác sỹ khoa hô hấp (Tiếp xúc nghề nghiệp)…………. -Lao phổi
-Béo phì, lười tập thể dục (Lối sống)…………………..

-Đái tháo đường

-Di truyền………………………………………………….. -Ung thư máu
…………[33,40]
*Tình hình mắc thƣ trên thế giới
Theo các báo cáo và con số thống kê của WHO và IARC về bệnh

ung thư trên toàn thế giới cho thấy, ung thư đang dần trở thành một bệnh
phổ biến ở hầu hết các quốc gia và đang có xu hướng tăng nhanh
[32,50]. Ung thư là một trong những nguyên nhân hàng đầu về gánh
nặng bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới; với khoảng 14,1 triệu ca mắc
mới và 8,2 triệu ca tử vong trong năm 2012. Trong năm 2015, số ca tử
vong do ung thư lên tới 8,8 triệu người, chiếm gần 1/6 ca tử vong trên
toàn thế giới [34,51]. Ước tính số ca mắc mới sẽ tăng khoảng 70% trong
vòng 2 thập kỷ tới. Khoảng gần 70% số ca tử vong xảy ra ở các nước có
thu nhập thấp và trung bình. Khoảng 1/3 số ca tử vong do ung thư có
nguyên nhân từ 5 yếu tố nguy cơ hàng đầu có liên quan đến hành vi và
chế độ ăn uống: chỉ số cơ thể cao, ăn ít trái cây và rau quả, thiếu hoạt
động thể lực, sử dụng rượu và thuốc lá. Việc sử dụng thuốc lá là yếu tố
nguy cơ quan trọng nhất đối với ung thư và chiếm khoảng 22% số ca tử
vong do ung thư. Ung thư do nhiễm virus, chẳng hạn như HBV, HPV
gây nên khoảng 25% các ca ung thư ở các nước thu nhập thấp và trung
bình [42].

12


Phát hiện ở giai đoạn cuối, không tiếp cận chẩn đoán và điều trị là
phổ biến. Trong năm 2015, chỉ có 35% các quốc gia thu nhập thấp báo
cáo về các dịch vụ điều trị thông thường có sẵn ở khu vực chăm sóc
công. Có hơn 90% các quốc gia thu nhập cao báo cáo về các dịch vụ
điều trị có sẵn so với 35% ở các nước có thu nhập thấp. Chỉ có 1 trong 5
nước có thu nhập thấp và trung bình có dữ liệu cần thiết để thúc đẩy
chính sách về ung thư.
Tác động kinh tế của ung thư là đáng kể và đang gia tăng. Tổng
chi phí kinh tế hàng năm điều trị cho ung thư năm 2010 ước đạt xấp xỉ
1,16 nghìn tỷ USA. [43]

*Tình hình mắc thƣ tại Việt Nam
Ở Việt Nam, theo nhận định của Bộ Y tế về mô hình bệnh tật ở nước
ta là một mô hình kép, bên cạnh các bệnh nhiễm trùng, suy dinh dưỡng của
các nước đang phát triển, các bệnh ung thư, tim mạch, tâm thần đang có
nguy cơ tăng lên giống với các nước công nghiệp phát triển. Thế kỷ 20 là
bệnh nhiễm trùng, thế kỷ 21 sẽ là bênh ung thư, tim mạch và các bệnh
không lây nhiễm khác [2,3].
Theo thống kê của IARC, năm 2000 số ca mắc mới ung thư tại Việt
Nam là 69.000 ca. Năm 2014, con số này là 139.000 ca, trong đó có
khoảng 92.000 ca tử vong. Theo ước tính đến năm 2020, Việt Nam sẽ có
tối thiểu 190.000 ca ung thư mắc mới mỗi năm. Trên bản đồ ung thư thế
giới, Việt Nam đứng trong tốp thứ 2 những nước có tỉ lệ mắc ung thư cao
(106-129/100.000 dân), xếp 78/172 thế giới và 4/11 Đông Nam Á. [50,51]
Theo nghiên cứu của tác giả Anh PT và Duc BN (2002) [19], ở Việt
Nam kể từ năm 1990 ung thư được xem như là một vấn đề sức khỏe cộng
đồng chính đang nổi lên. So sánh 3 giai đoạn 1993-1998, 2001-2004 và
2006-2007 tỉ lệ này lần lượt là (151,13-157,20-159,93) ở Nam và (106,75123,20-143,76) ở Nữ. [25]
13


1.2.Phƣơng pháp ƣớc tính chi phí
1.2.1.Khái niệm chi phí
Chi phí của một loại hàng hóa dịch vụ là giá trị của nguồn lực được
sử dụng để sản xuất ra hàng hóa dịch vụ đó. Trong lĩnh vực y tế, chi phí là
giá trị của nguồn lực được sử dụng để tạo ra một dịch vụ y tế cụ thể hoặc
một loạt các dịch vụ (như một chương trình y tế) [4,5]
1.2.2.Phân loại chi phí [4,5]
Phân loại chi phí có thể theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc nhu
cầu, tình huống cụ thể.
Bảng 1.3: Các cách phân loại chi phí

STT
1

Cách phân loại
Phân loại theo đầu vào

Nội dung
*Chi phí đầu tư (chi phí vốn)
*Chi phí thường xuyên

2

Phân loại theo nguồn *Chi phí trực tiếp
gốc chi tiêu

3

*Chi phí gián tiếp

Phân loại theo hoạt *Chi phí đào tạo
động chức năng

*Chi phí giám sát
*Chi phí quản lý

4

Phân loại theo cấp
(tuyến)


*Chi phí cấp tỉnh
*Chi phí cấp huyện
*Bảo hiểm y tế

5

Phân loại theo kinh phí *Nhà nước cấp
*Nguồn viện trợ
6

Phân loại theo góc độ *Chi phí bên trong (CP do người tổ
người chịu phí

chức
*CP bên ngoài (CP của người bệnh)

14


Phân loại chi phí theo nguồn gốc chi tiêu là cách phân loại thường được
sử dụng cho tính chi phí của một dịch vụ y tế. Trong đó cho phí được phân
chia thành hai loại chính: Chi phí trực tiếp, Chi phí gián tiếp.
a) Chi phí trực tiếp
Là những chi phí nảy sinh cho hệ thống y tế, cho cộng đồng và gia
đình người bệnh trong giải quyết trực tiếp bệnh tật, là chi phí cơ hội của tất
cả các nguồn lực sử dụng để chữa bệnh.
Chi phí trực tiếp bao gồm chăm sóc bệnh nhân nội, thăm khám bác
sỹ, y tá, chăm sóc đặc biệt, chăm sóc phục hồi, chăm sóc của các chuyên
gia, điều trị vật lý trị liệu, chi phí chẩn đoán, chi phí thuốc và vật tư y tế.
Chi phí trực tiếp phi y tế bao gồm: Chi phí đi lại, Chi phí ăn ở.

b) Chi phí gián tiếp
Là chi phí thực tế không chi trả, là giá trị nguồn lực mất đi do nghỉ
việc, do mất khả năng lao động, do tử vong mà có liên quan đến bệnh và
điều trị mà bệnh nhân, gia đình và xã hội phải gánh chịu.
Ngoài ra, một số nghiên cứu còn bao gồm “Chi phí vô hình”: Là chi
phí do phải chịu đựng đau đớn, thay đổi trong chức năng xã hội hay chức
năng sống hàng ngày được ước tính thông qua đánh giá chất lượng cuộc
sống liên quan đến bệnh tật.
1.2.3.Các bƣớc trong tiến trình phân tích chi phí [4,5]
 Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
 Xây dựng kế hoạch nghiên cứu
 Thu thập dữ liệu
 Phân tích dữ liệu
 Trình bày các kết quả thu được
1.2.4.Các phƣơng pháp nghiên cứu trong kinh tế dƣợc [4,5]
Có 4 dạng cơ bản trong nghiên cứu kinh tế dược
 Phân tích chi phí tối thiểu (Cost-minimization analysis:CMA)
15


 Phân tích chi phí–hiệu quả (Cost–effectiveness analysis:CEA)
 Phân tích chi phí–thỏa dụng (Cost–utility analysis :CUA)
 Phân tích chi phí – lợi ích (Cost – benefit analysis: CBA)
Ngoài ra, phân tích chi phí (Cost analysis) không phải là một phương
pháp nghiên cứu kinh tế , nhưng là cơ sở để thực hiện những phương pháp
nghiên cứu kinh tế dược khác như:
 Phân tích chi phí – kết quả (Cost – consequence analysis: CCA).
 Phân tích chi phí – bệnh tật (Cost of illness: COI)
Phân tích chi phí – bệnh tật thường gặp được dùng trong phân tích chi phí
điều trị

a) Nghiên cứu phân tích chi phí - bệnh tật (Cost of illness-COI)
Đánh giá nguồn lực đã sử dụng trong phòng ngừa, điều trị, mất mát
do bệnh tật và tử vong nhằm mục đích cung cấp ước tình bằng tiền gánh
nặng kinh tế của bệnh tật, đánh giá ảnh hưởng kinh tế tổng thể lên từng cá
nhân, dịch vụ y tế, nền kinh tế và vật tư tiêu hao; vận hành, sửa chữa, bảo
dưỡng; đào tạo nghiên cứu; khấu hao nhà; khấu hao trang thiết bị, đồ đạc.
Mục đích phân tích COI: Ước tính bằng tiền gánh nặng kinh tế của
bệnh
- Ước tính ảnh hưởng kinh tế của các vấn đề sức khỏe khác nhau,
từ đó ước tính khoản kinh phí cần cho chương trình của Chính
phủ.
- Trả lời được câu hỏi “Chương trình có đáng giá hay không?” và
giúp ước tính : chi phí cho can thiệp, chi phí cho bệnh trước can
thiệp, chi phí cho bệnh sau can thiệp là bao nhiêu?
b) Quan điểm nghiên cứu
Tính toán chi phí tùy thuộc từng quan điểm nghiên cứu. Việc xác
định quan điểm nghiên cứu là rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến kết
quả nghiện cứu. Nêu rõ quan điểm nghiên cứu sẽ giúp cho người ra quyết
16


×