Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Phong tục và lễ hội khmer nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.1 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
KHOA NGÔN NGỮ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT KHMER NAM BỘ

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY
MÔN PHONG TỤC VÀ LỄ HỘI KHMER NAM BỘ

GV biên soạn:

Nguyễn Đình Chiểu
Thạch Thị Rọ Mu Ni

Trà Vinh, 8/2017

Lưu hành nội bộ


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

BÀI 1: PHONG TỤC CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ ............................................. 1
1.1. Khái niệm phong tục ........................................................................................... 1
1.2. Cơ sở hình thành phong tục của người Khmer Nam Bộ ..................................... 2
1.3. Một số phong tục đặc trưng của người Khmer Nam Bộ ..................................... 5
1.3.1. Phong tục sinh đẻ.............................................................................................. 5
1.3.2. Phong tục trưởng thành .................................................................................. 12
1.3.3. Phong tục cưới hỏi .......................................................................................... 17
1.3.4. Phong tục tang ma .......................................................................................... 20
BÀI 2: LỄ HỘI CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ .................................................... 27
2.1. Khái niệm .......................................................................................................... 27


2.2. Cơ sở hình thành lễ hội của người Khmer Nam Bộ .......................................... 31
2.3. Một số lễ hội đặc trưng của người Khmer Nam Bộ .......................................... 32
2.3.1. Lễ hội có nguồn gốc từ tín ngưỡng dân gian .............................................. 34
2.3.2. Lễ hội truyền thống dân tộc ........................................................................ 38
2.3.3. Lễ hội có nguồn gốc từ Phật giáo ............................................................... 46
BÀI 3: VAI TRÒ, ĐẶC TRƯNG, GIÁ TRỊ CỦA PHONG TỤC VÀ LỄ HỘI NGƯỜI
KHMER NAM BỘ ....................................................................................................... 51
3.1. Vai trò của phong tục và lễ hội người Khmer Nam Bộ ..................................... 51
3.1.1. Bảo tồn văn hóa truyền thống ..................................................................... 51
3.3.2. Cố kết cộng đồng ........................................................................................ 52
3.1.3. Cân bằng đời sống vật chất và tinh thần ..................................................... 52
3.2. Đặc trưng phong tục và lễ hội Khmer Nam Bộ ................................................. 53
3.2.1. Tính hệ thống .............................................................................................. 53
3.2.2. Tính cộng đồng dân tộc .............................................................................. 53
3.2.3. Tính lịch sử ................................................................................................. 57
3.3. Giá trị của phong tục và lễ hội Khmer Nam Bộ ................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 61

Tài liệu giảng dạy Môn Phong tục và lễ hội Khmer Nam Bộ


BÀI 1:
PHONG TỤC CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ
 Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:
- Trình bày khái niệm và những đặc điểm của phong tục.
- Xác định cơ sở hình thành phong tục của người Khmer Nam Bộ.
- Trình bày một số phong tục đặc trưng của người Khmer Nam Bộ.
1.1. Khái niệm phong tục
Phong tục, tập quán là một khái niệm rộng, bao hàm nhiều lĩnh vực trong
đời sống xã hội. Vì vậy có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này.

Trong tài liệu giảng dạy này, chúng tôi cố gắng giới thiệu một cách ngắn gọn và
dễ hiểu nhất khái niệm này qua các khía cạnh sau:
- Theo nghĩa từ điển thì:
+ Phong tục
Phong là gió, nề nếp đã lan truyền rộng rãi;
Tục là thói quen lâu dài.
Phong + tục = là những thói quen, hành động có tính lịch sử và được cộng
đồng của một dân tộc chấp nhận, thực hành.
+ Tập quán
Tập là tập tục, là thói quen;
Quán là sự lập đi lập lại
Tập + quán = những tập tục, thói quen được lập đi lập lại nhiều lần trong
một cộng đồng xã hội nhất định. Được công đồng chấp nhận và điều chỉnh cho
phù hợp với tính cách, đạo đức, thẩm mỹ,...của họ.
Về cơ bản phong tục và tập quán là hai cụm từ đi liền nhau, có sự tương
đồng nhau về nội hàm.
Phong tục, tập quán có thứ trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân
dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong truyền thống văn
hoá của dân tộc Việt Nam, có nhiều thuần phong mỹ tục cần cho đạo lý làm
người, kỷ cương xã hội.

Tài liệu giảng dạy Môn Phong tục và lễ hội Khmer Nam Bộ

1


Phong tục, tập quán cũng không ngừng biến đổi theo trào lưu biến đổi của
văn hoá xã hội, nhưng dai dẳng hơn và có quy luật riêng của nó.
Phong tục, tập quán có thể ở một dân tộc, địa phương, tầng lớp xã hội hay
thậm chỉ một dòng họ, gia tộc. Phong tục là một bộ phận của văn hóa và có thể chia

thành nhiều loại. Hệ thống phong tục liên quan đến vòng đời của con người, như
phong tục về sinh đẻ, trưởng thành, cưới xin, mừng thọ và lên lão... Hệ thống
phong tục liên quan đến hoạt động của con người theo chu kỳ thời tiết trong năm,
hệ thống phong tục liên quan đến chu kỳ lao động của con người...
1.2. Cơ sở hình thành phong tục của người Khmer Nam Bộ
- Truyền thống văn hóa lâu đời
Người Khmer có mặt ở vùng đất Nam Bộ khá sớm và có thể coi là một
trong những tộc người tiên phong trong quá trình khai khẩn vùng đất Nam Bộ
ngày nay. Căn cứ vào những dấu tích còn để lại qua niên đại của các ngôi chùa,
niên đại của các pho tượng phật còn sót lại ở một số tỉnh như Trà Vinh, Sóc
Trăng, An Giang; cùng những tàn tích về mặt ngôn ngữ trong tên các địa danh
của một số địa phương ở Nam Bộ (Sài Gòn, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà
Mau,…) có thể khẳng định: “Người Khmer có mặt ở vùng đất Nam Bộ khoảng
cuối thế kỷ IV và đầu thế kỷ thứ V”.
Người Khmer Nam Bộ và người Khmer Campuchia có chung nguồn gốc
tộc người nhưng do những biến cố về mặt lịch sử mà tách thành hai cộng đồng ở
hai quốc gia khác nhau. Di cư đến vùng đất mới sinh sống, người Khmer đã
mang theo truyền thống văn hóa của dân tộc mình và đây như là một tài sản vô
giá để khẳng định vị thế của người Khmer ở vùng đất mới.
Truyền thống văn hóa của người Khmer Nam Bộ là những giá trị ổn định
và ít biến đổi đã được hình thành, củng cố qua một khoảng thời gian lâu dài, nó
như là cái khung sườn của xã hội người Khmer Nam Bộ. Phong tục của người
Khmer Nam Bộ ngày nay là sản phẩm của truyền thống văn hóa lâu đời của họ
được kết tinh dưới dạng phong tục mà xã hội người Khmer thực hành.
Chính vì thế truyền thống văn hóa lâu đời là cơ sở quan trọng cho việc
hình thành những phong tục của người Khmer Nam Bộ xưa và nay.
Tài liệu giảng dạy Môn Phong tục và lễ hội Khmer Nam Bộ

2



- Tín ngưỡng dân gian
Tín ngưỡng dân gian phản ánh những ước nguyện tâm linh của con người
và cả cộng động, là niềm tin vào thần linh thông qua những nghi lễ, gắn liền với
phong tục tập quán, truyền thống. Trước khi tiếp nhận tư tưởng của các tôn giáo,
người Khmer đã có một hệ thống tín ngưỡng dân gian hết sức phong phú. Trong
các hình thức tín ngưỡng dân gian tồn tại trong đời sống tinh thần của cộng đồng
Khmer thì dạng hình thức tín ngưỡng dân gian hướng đến những đối tượng nhân
thần hay nhiên thần có công ơn đối với họ chiếm ưu thế và phổ biến hơn. Trong
đó, người Khmer hướng đến:
+ “Me – Ba” là cha mẹ
+ “Thorney – tirk” là đất – nước
+ “Neak ta” là thần bảo vệ lãnh thổ
Cho đến ngày nay, tuy được thực hành dưới những hình thức khác nhau
cũng như được hòa trộn với các hình thức của Phật giáo thì việc thờ kính các
đấng có ơn này vẫn còn tồn tại trong đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của
người Khmer Nam Bộ.
- Yếu tố tôn giáo là một cơ sở quan trọng hình thành phong tục của
người Khmer Nam Bộ
Người Khmer Nam Bộ có hai tôn giáo lần lượt chi phối đời sống tư tưởng,
tinh thần của họ. Bà là môn giáo du nhập và phát triển trong cộng đồng người
Khmer từ thế kỷ I đến thế kỷ VII, tiếp đến là sự du nhập của Phật giáo từ thế kỷ
VII đến nay. Hai tôn giáo được người Khmer tiếp nhận một cách tự nguyện và
hoàn toàn không có sự sung đột về mặt tư tưởng mà bổ sung, thay thế cho nhau
để đáp ứng nhu cầu về mặt tinh thần của họ.
Ngay nay, người Khmer đã theo Phật giáo và là một Phật tử nhưng những
tàn tích của Bà là môn giáo trong những ứng xử của người Khmer vẫn còn
những biểu hiện khá cụ thể: hình tượng vị thần Maha Prum (hóa thân của
Brathma) được tạo tác bốn mặt trên các hàng rào, tháp cốt trong khuôn viên của
các ngôi chùa; linh thú Garuda, Brub, Era,… Neak tà, Arak, Ria hu và một số

các nghi lễ vòng đời như: tục trả ơn mụ, cắt tóc, vào bóng mát, hôn nhân, tang
Tài liệu giảng dạy Môn Phong tục và lễ hội Khmer Nam Bộ

3


ma,… vẫn còn tồn tại và được cộng đồng Khmer thực hành khá phổ biến.
Về yếu tố Phật giáo trong phong tục của người Khmer Nam Bộ được thể
hiện rõ ràng nhất qua tục tu báo hiếu của nam thanh niên người Khmer Nam Bộ
và sự tham gia, chứng kiến, chúc phúc của giới sư sãi trong các phong tục nghi
lễ vòng đời của người Khmer Nam Bộ.
Như vậy, yếu tố tôn giáo trong phong tục của người Khmer Nam Bộ được
coi là yếu tố quan trọng góp phần làm cho phong tục có cơ sở, có nguồn gốc một
cách rõ ràng hơn (qua các sự tích).
- Mô hình tổ chức xã hội
Người Khmer sống trong các phum sóc (tương tự các thôn, ấp của người
Việt). Mỗi phum gồm có năm đến bảy gia đình, giữa họ có mối quan hệ hôn
nhân, họ hàng huyết thống với nhau. Mọi sinh hoạt trong phum mang tính chất
cộng đồng tự quản. Nhiều phum tập hợp lại thành đơn vị lớn hơn gọi sóc.
Thường thì mỗi sóc có một ngôi chùa để phục vụ cho nhu cầu tinh thần của
người dân trong sóc. Mỗi người dân trong sóc vừa là thành viên của đơn vị tổ
chức sóc, vừa là một phật tử. Họ có trách nhiệm xây dựng và trùng tu chùa
chiền, nuôi dưỡng sư sãi, tham gia các hoạt động tôn giáo và lễ hội truyền thống
thường xuyên được tổ chức tại chùa. Thông qua ngôi chùa, sư sãi mà nét văn
hóa đặc sắc của người Khmer được gìn giữ đến ngày nay.
Mỗi phum sóc có tên gọi khác nhau. Đứng đầu mỗi phum sóc là mê phum
hay mê sóc để điều hành các công việc như ma chay, cưới hỏi hay các lễ hội
truyền thống của dân tộc.
Có thể nói, phum sóc là hình thức xã hội truyền thống của người Khmer.
Trong phum sóc, chúng ta thấy nổi bậc hai quan hệ: quan hệ huyết thống và

quan hệ láng giềng. Từ khi người Việt, Hoa đến đây sinh sống thì các phum sóc
xen kẽ với các ấp xóm của người Việt, cũng có một ít trường hợp một số phum
sóc của người Khmer nằm trong một ấp lớn của người Việt.
Người Khmer và các dân tộc anh em Kinh, Hoa cùng sinh sống hòa đồng
với nhau. Ngày nay, hình thức sinh sống trong phum sóc không phải là đơn vị
chính thức nữa mà người Khmer cư trú theo đơn vị hành chính của Nhà nước ấp
Tài liệu giảng dạy Môn Phong tục và lễ hội Khmer Nam Bộ

4


(khóm), xã (phường), huyện, tỉnh... nhưng một số nơi vẫn giữ nguyên tên gọi
của sóc mình như: ấp Sóc Tro Dưới, ấp Sóc Tro Trên (xã An Quảng Hữu, huyện
Trà Cú, Trà Vinh), Sóc Chà A, Sóc Chà B (xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú, Trà
Vinh).v..v.
1.3. Một số phong tục đặc trưng của người Khmer Nam Bộ
1.3.1. Phong tục sinh đẻ
- Thời kỳ thai nghén
Vợ chồng sau khi kết hôn ai cũng mong có con đầu lòng sớm. Đó là niềm
vui của mỗi gia đình, dòng họ và cộng đồng cư dân. Do đó, câu cửa miệng
người ta thường chúc cho vợ chồng trẻ là “Sớm có tin vui”. Nhưng không phải
trong thời kỳ “có tin vui” dân tộc nào cũng có những kiêng kị giống nhau, mà
tùy theo từng quan niệm, tục lệ riêng. Người Khmer Nam Bộ là một dẫn chứng.
Như một truyền thống, người Khmer không có sự phân biệt nào đối với
việc sinh con trai hay con gái, cũng không có một kiêng kỵ nào cho việc quan
hệ, thụ thai. Vì với người Khmer coi việc đó là do ý trời và nhân quả. Ngày xưa,
trong xã hội truyền thống y tế còn nhiều khó khăn nên việc sinh đẻ của người
phụ nữ Khmer là sự hồi hộp và ẩn chứa nhiều nguy hiểm khôn lường. Bởi vì
theo niềm tin của người Khmer, đàn bà chết trong lúc sinh là điều họa lớn cho
gia đình. "Do những khó khăn trong sinh đẻ nên người Khmer gọi việc sinh đẻ là

chhloong tôn lê (đi biển), tương tự người kinh gọi là “vượt cạn”. [Nguyễn
Hùng Khu 2008: 190]
Đối với người Khmer sinh đẻ là một việc tự nhiên của người phụ nữ, nên
khi thai nghén người phụ nữ ít kiêng cữ và phải làm việc bình thường. Nguyên
nhân phần lớn dẫn đến quan niệm này là do sự nghèo khổ, phải bươn chải cho
cuộc sống.
Trở về với những tục lệ lâu đời của người Khmer, khi thấy hiện tượng
nhật thực, nguyệt thực (theo quan niệm người Khmer là lúc Reahu nuốt mặt
trăng hay mặt trời) “người phụ nữ có thai thường để một bình vôi và một con
dao bổ cau vào nếp váy, cầu xin Reahu cho mình sinh con được nguyên lành.
Ngày nay, người đàn bà khi có thai vẫn còn tục lệ cầu xin Reahu bảo vệ họ
Tài liệu giảng dạy Môn Phong tục và lễ hội Khmer Nam Bộ

5


trong khi sinh nở và cho đứa bé được khỏe mạnh bởi Reahu tượng trưng cho sức
mạnh và bất tử nhờ được uống thuốc trường sinh. Có lẽ vì thế mà người ta cho
Reahu là đấng bảo hộ phụ nữ, nhất là phụ nữ có thai nghén.”[Huỳnh Ngọc
Trảng 1987: 89].
Khi có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực thì người phụ nữ không được
nằm và phải thức xem cho qua hiện tượng đó mới được nằm ngủ, để tránh thai
nhi bị dị tật, đứa con trong bụng được khỏe mạnh như ReaHu. Đó là quan niệm
khá độc đáo của người Khmer. Ở một số vùng như: Tri Tôn, An Giang, người
phụ nữ khi mang thai thường vô chùa để xin một lá bùa bình an. Lá bùa được họ
đeo ở cổ để cho mẹ và thai nhi tránh được tà ma theo ý niệm của họ.
Vấn đề có một đứa con không phải là chuyện dễ dàng mà phải trải qua
chín tháng cưu mang với nhiều khổ cực. Vai trò chủ đạo ở đây là bà mẹ, người
mang sứ mệnh bảo vệ thai nhi và sinh con nên người chồng có nhiệm vụ chăm
sóc cho vợ mình. Trước ngày sinh họ phải chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ cần

thiết như: củi để sưởi lửa, thuốc ngâm rượu, có một điều là ngày xưa các gia
đình không được chuẩn bị quần áo cho em bé trước vì họ sợ người mẹ và đứa
con trong bụng sẽ có chuyện chẳng lành và cũng vì không biết đứa tre là gái hay
trai nên khi người vợ chuyển dạ, gia đình mời bà mụ tới giúp đỡ.
Bà mụ - là người có kinh nghiệm trong việc đỡ đẻ cho người khác, bà mụ
sẽ thắp nhang khấn vái để cho sản phụ được sinh một cách dễ dàng. Khi người
nhà đã chuẩn bị xong các dụng cụ cần thiết như nước nóng, khăn sạch, dao kéo
sạch...thì bà mụ lại gần sản phụ và giúp cho sản phụ sinh. Sau khi sinh thì bà mụ
cắt rốn cho em bé và lau chùi cho sạch sẽ rồi dọn dẹp chỗ người sản phụ vừa
sinh xong.
Sau đó, gia đình thỉnh một vị Kru (thầy pháp) che chở cho hài nhi không
bị quấy phá bởi ma quỷ hay tà thần. “Trước khi sinh và sau khi sinh 3 ngày gia
đình mời kru hay thầy pháp đến làm phép ếm để bảo hộ cho mẹ và con. Trong
thời gian này ngoài thân nhân, bà mụ và thầy kru, mọi người đều cữ không được
bước vào nhà” [Mạc Đường 1980: 12]. Những tập tục trên do quan niệm, điều
kiện sống thấp, y tế lạc hậu và niềm tin của người Khmer Nam Bộ xưa kia.
Tài liệu giảng dạy Môn Phong tục và lễ hội Khmer Nam Bộ

6


Trong trường hợp đẻ non do nguyên nhân như làm việc nặng thì người mẹ
phải uống thuốc nam, để khi sinh đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Vì thường
em bé sinh non sức khỏe vẫn còn yếu, uống thuốc nam để bồi bổ sức khỏe cho
người mẹ và để sữa có nhiều dinh dưỡng cho em bé bú. Người sinh non thường
nằm lửa hơn những người sinh bình thường một tuần lễ để hồi phục lại sức
khỏe. Một số gia đình có điều kiện thì cho người mẹ uống rượu thuốc.
Trong trường hợp đẻ muộn, tức là thai nhi đã hơn 9 tháng 10 ngày nhưng
vẫn chưa sinh được thì các bà mẹ thường qua nhà hàng xóm để lấy cơm để ăn,
theo quan niệm: “Đi qua nhà người ta lấy cơm ăn mà không cần xin phép chủ

nhà, (họ không cho chủ nhà biết hành động lấy cơm này của mình), người phụ
nữ sinh trể bao nhiêu tháng thì người đó phải đi tới bấy nhiêu nhà để ăn cơm”1
hoặc có thể đi xung quanh xóm và xin gạo để về nấu lên ăn cho sinh nhanh hơn.
Ngày nay, xã hội từng bước phát triển, vấn đề hội nhập giao lưu giữa các
nền văn hóa càng phổ biến. Bây giờ người phụ nữ khi mang thai có nhiều ưu ái,
được sự quan tâm chăm sóc của mọi người, ít làm những công việc nặng tránh
ảnh hưởng đến thai nhi và ăn uống tốt hơn. Khi chuyển dạ thay vì đi gọi bà mụ
như trước thì nay họ được chuyển vào các bênh viện. Ở đó, người phụ nữ được
chăm sóc bởi các thiết bị y tế và các cô hộ sinh có kinh nghiệm, trình độ, thay
cho những kru và bà mụ trước đây. Việc sinh ở nhà đã không còn nên các bà mụ
cũng dần mất đi trong cộng đồng cư dân, các loại thuốc mà người xưa dùng cho
người phụ nữ uống trong thời gian sau khi sinh là hỗn hợp một số loại thuốc
nam và nước tiểu của chồng đã không còn.
Trong giai thời gian mang thai, theo tập tục phải thực hiện một số kiêng
cữ như:
Một là, người mang thai không được ăn những thức ăn cay để tránh chất
nóng làm ảnh hưởng đến thai nhi
Hai là, không được với tay lấy đồ cao quá tầm tay để tránh may rũi ngã té
bị sẩy thai hoặc sứt cuốn nhau khỏi thai nhi

1

Bà Kim Thị Mai khóm 7 phường 8, thành phố Trà Vinh cho biết.

Tài liệu giảng dạy Môn Phong tục và lễ hội Khmer Nam Bộ

7


Ba là, không được mặc quần áo bó sát thân người làm ảnh hưởng đến sự

phát triển của thai nhi
Bốn là, không được ăn cháo để tránh chất nhờn làm dơ bẩn đến thai nhi
Năm là, nếu gặp thời điểm có nhật thực thì phải lấy hủ vôi trầu cau để lên
bụng người mang thai để tránh thai nhi sợ hãi đến thần Ria hu
Sáu là, không được ngủ ngày và tắm đêm để tránh thai nhi phát triển
không bình thường dẫn đến khó khăn trong việc sinh nở
Bảy là, không được ngồi ở cầu thang hoặc cửa cái để tránh khó sinh
Tám là, không được đi thăm hỏi người phụ nữ khó sinh con
Chín là, không được ngủ nướng thức trễ để dễ sinh con
Mười là, không được nóng nảy, giận hờn để con sinh ra có mặt mày xinh
đẹp.
Ngày nay, mặc dù xã hội văn minh, y học phát triển nhưng những điều
kiêng cữ trên, người Khmer Nam Bộ vẫn còn thực hiện khá phổ biến trong thời
kỳ mang thai với mong muốn cho việc sinh nở được tốt đẹp.
- Khi sinh nở
Sinh con là điều cực kỳ quan trọng đối với các cặp vợ chồng, nhưng nuôi
dạy con và những công việc tiếp theo còn quan trọng hơn nhiều. Ai cũng biết từ
khi cất tiếng khóc chào đời bé bắt đầu phải tự “trao đổi chất” và giao tiếp với
cộng đồng như một thành viên của cộng đồng. Dần dần đứa bé sẽ phải trải qua
các giai đoạn để trưởng thành, các giai đoạn đó được đánh dấu bằng những nghi
thức chuyển tiếp (rites de passage) phù hợp với nền văn hóa của mỗi dân tộc.
Trước đây sau khi sinh đứa bé được bà đỡ cắt và băng rốn, xoa bóp, tắm
gội. Bà đỡ lấy tay mình quấn khăn ấm đắp lên trán đứa trẻ để ngừa sổ mũi, đắp
lên ngực tránh bị ói, rồi đưa đứa trẻ cho một thân nhân gia đình sản phụ để bà
lấy củi (than) đốt dưới giường cho sản phụ. Sau đó mời mọi người ra khỏi phòng
và mời ông Àchar vào làm phép. Để được an toàn hơn, nhà những người phụ nữ
Khmer mới sinh thường treo cây xương rồng hay nhành gai trước cửa với mục
đích ngăn chặn ma quỷ, nhất là ông khmup. Theo quan niệm của người khmer,
đây là con ma chuyên đi ăn những đồ dơ bẩn và có thể làm hại người mẹ cũng
Tài liệu giảng dạy Môn Phong tục và lễ hội Khmer Nam Bộ


8


như đưa bé. Khi thấy con ma, người ta thường lấy một chiếc lồng chụp lại
nhưng không ai được ngồi lên chiếc lồng đó vì sợ hồn ma nhập vào. Quan niệm
dùng cây xương rồng gai buộc trước cửa, tránh tà ma, quỷ quái quấy nhiễu cũng
là một quan niệm phổ biến của nhiều địa phương người Việt ở miền Bắc.
Về phần lễ tục sau khi sinh, sau khi sinh con phải nằm trên giường có than
ấm, trên bụng đặt một nồi đất nhỏ giúp cho bụng không bị to ra. Nằm như vậy
khoảng 10 đến 15 ngày, cho đến khi hồi phục sức khỏe. (Thời gian này cũng tùy
thuộc vào điều kiện của từng gia đình). Tìm hiểu tục lệ của người Khmer nơi
đây, nhiều phụ nữ kể lại: sau khi sinh họ thường phải uống một thứ nước thuốc
gồm các vị thuốc bắc, một ít hạt tiêu và nước tiểu của người chồng, với tin
tưởng cho da dẻ đẹp, người được khỏe mạnh.
Đối với đứa trẻ vừa lọt lòng mẹ thì việc chăm sóc là vô cùng quan trọng,
việc ăn, ngủ và vệ sinh đặt lên hàng đầu. Người Khmer xưa nuôi con bằng sữa
mẹ là chủ yếu. Khi đứa trẻ được bốn ngày, ông Àchar gỡ lá dứa làm dấu ở cửa
phòng để gia đình mời bà con đến giữ lễ cử. Người sản phụ chuẩn bị một mâm
cơm và mời bà đỡ vô làm lễ. Bà đỡ vừa đọc kinh vừa rút thanh củi nhúng vào
chậu nước cho tắt . “lúc này mẹ chồng hay mẹ ruột sản phụ cột tay và chúc phúc
lành cho bà đỡ. Sản phụ đưa hai tay để bà đở cột chỉ trắng vào tay phải, người
chồng cột một sợi vào tay trái. Hai đầu chỉ cột vào cổ tay đứa bé”[Nguyễn
Hùng Khu 2008: 193]. Sau đó, bà đỡ lấy chậu nhau của sản phụ cho người nhà
đi chôn.
Trong dịp này có nhà còn thỉnh các vị sư về tụng kinh cầu an, cầu phước
(khoảng bốn hoặc tám vị sư) nhiều gia đình còn mời vị sư cả đặt tên cho con
mình. Sư đưa ra một vài tên cho gia đình chọn để làm lễ đặt tên sau đó, thời gian
này nếu ai hỏi tên đứa trẻ thì cha mẹ nó sẽ nói ra một tên thật xấu để tránh sự
nhòm ngó của ma quỷ. Đó cũng là quan niệm của một số dân tộc khác trong đó

có người Việt.
- Lễ trả ơn bà mụ và lễ giáp tuổi
+ Lễ trả ơn bà mụ
Sau khi sinh thì gia đình tổ chức một buổi lễ gọi là “trả ơn bà mụ”. Lễ trả
Tài liệu giảng dạy Môn Phong tục và lễ hội Khmer Nam Bộ

9


ơn này tổ chức nhằm trả ơn cho bà mụ sau những ngày vất vã giúp cho đứa bé ra
đời. Sau khi sinh bảy ngày thì gia đình làm “lễ cắt tóc trả ơn mụ” (pithi căt soc
boc-cok chhmop); “lễ mở mắt” (bơt phnêk) và lễ gọi hồn, đặt tên”. Lễ trả ơn này
còn mang ý nghĩa là lễ xin phước đức, cầu mong cho đứa bé mới ra đời được
mạnh khỏe, dễ nuôi, ngoan ngoãn. Trong ngày này, người Khmer thường chuẩn
bị một mâm cơm để cúng và đồ đáp lễ cho bà mụ như: một con gà luộc, một nải
chuối, gạo và một ít tiền. Vật lễ để trong một chiếc thau và mang tới nhà bà mụ.
Vào ngày cúng, khi gia đình đã chuẩn bị xong mọi lễ vật, thì mời thầy
cúng và bà mụ đến để chứng kiến và làm lễ cho đứa trẻ. Lúc này, đứa trẻ ra “đặt
nằm cạnh mẹ ở giữa nhà, đầu hướng về phía đông”, sau đó thầy cúng đọc bài
kinh và làm lễ mở mắt “Thầy cúng thắp đèn đốt nhang và khấn vái, bà mụ lấy lọ
nồi trộn với sữa mẹ hay rượu bôi lên lông mài, lên tóc để mở mắt (bơt phnêk)
cho đứa trẻ”[Nguyễn Hùng Khu 2008: 194]. Đôi khi, họ chỉ mời bà mụ về làm
lễ mở mắt là được. Sau khi hoàn thành xong lễ mở mắt người ta bắt đầu làm lễ
cắt tóc. Đây là lễ do bà mụ thực hiện cho đứa trẻ, bà mụ chỉ lấy một ít tóc của
đứa trẻ để tượng trưng cho lễ cắt tóc, sau đó để tóc của đứa trẻ và lấy một ít thức
ăn bỏ trước sân cho các linh hồn mà người Khmer gọi là ma quỷ khỏi quấy
nhiễu đứa trẻ, cho đứa trẻ được mạnh khỏe.
Hoàn thành lễ cắt tóc thì người mẹ lấy nước rửa tay cho bà mụ. Thầy cúng
làm lễ gọi hồn (hao prôlưng), ông lấy chỉ đỏ buộc vào đồng xu hay chiếc nhẫn
vàng, quay ba vòng và đọc thần chú rồi cột vào tay đứa trẻ. Cuối cùng là đặt tên

cho đứa trẻ, cả gia đình dùng cơm, trao lễ mà gia đình đã chuẩn bị cho bà mụ và
kết thúc lễ.
+ Lễ giáp tuổi
Người ta làm lễ này khi đứa trẻ được tròn một năm để trả ơn thần thánh.
Đối với người Khmer thì việc sinh được một đứa con khỏe mạnh một phần là do
sự giúp đở, che chở của thần linh. Bởi vậy, khi đứa bé được một tuổi, là thời
gian khó khăn ban đầu đã qua nên gia đình tổ chức một mâm cơm để tạ ơn thần
linh đã che chở và bảo vệ cho đứa bé. Ở lễ này, gia đình đứa trẻ phải chuẩn bị
một mâm cơm và bình nước thơm có mời sư sãi về tụng kinh cầu an cho đứa trẻ
Tài liệu giảng dạy Môn Phong tục và lễ hội Khmer Nam Bộ

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
 TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ BIÊN SOẠN NỘI DUNG MÔN HỌC:
1. Nguyễn Công Bình (1990), Văn hóa cư dân đồng bằng sông Cửu Long,
NXB. Khoa học Xã hội, HN
2. Trần Văn Bổn (2002), Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khmer Nam
Bộ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Trần Văn Bổn (1999), Một số lễ tục dân gian người Khmer đồng bằng
sông Cửu Long, NXB Văn hóa Dân tộc Hà Nội.
4. Mạc Đường chủ biên (1980) Những vấn đề dân tộc học của Miền Nam
Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh
5. Hội đồng quốc gia (2002), Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 2, NXB Từ
điển Bách khoa, Hà Nội.
6. Sơn Phước Hoan (cb) (1998), Một số lễ hội truyền thống của đồng bào
Khmer Nam Bộ, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Võ Thành Hùng (2009) Luận văn thạc sĩ “nghi lễ vòng đời người Khmer
Sóc Trăng”

8. Lê Hương (1969), Người Việt gốc Miên, NXB Khai Trí, Sài Gòn
9. Nguyễn Hùng Khu (Chủ biên) (2008) Hôn nhân và gia đình người khmer
Nam Bộ, Nxb Văn hóa dân tộc.
10. Hoàng Phê, Vũ Xuân Lương, Hoàng Thị Tuyền Linh, Phạm Thị Thủy, Đào
Thị Minh Thu, Đặng Thanh Hòa (2010), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà
Nẵng.
11. Thạch Phương (1992), Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ, NXB.
Khoa học Xã hội, HN.
12. Chu Đạt Quan (1973), Chân Lạp phong thổ ký, bản dịch Lê Hương, NXB
Kỷ Nguyên mới, Sài Gòn.
13. Phạm Minh Thảo (2008), Phong tục tang lễ, NXB Thanh Niên, TP. HCM
14. Bùi Thiết (2000), Từ điển hội lễ Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà
Nội.
15. Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền, Viện Văn hóa &
Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin.
16. Huỳnh Ngọc Trảng (1987), Người Khmer tỉnh Cửu Long, NXB Sở Văn
hóa – Thông tin Cửu Long
17. Lê Huy Trâm, Hoàng Anh Nhân (2014), Lễ tục - lễ hội truyền thống xứ
Thanh, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
18. Thạch Vol (1993), “Phong tục tập quán của người Khmer ĐB Sông Cửu
Long”, in trong văn hóa người Khmer Đồng bằng Sông Cửu Long. Nxb Văn hóa
dân tộc.
19. Viện Văn hoắ (1988), Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ,
NXB Tổng hợp Hậu Giang.
Tài liệu giảng dạy Môn Phong tục và lễ hội Khmer Nam Bộ

61


20. Viện Văn hóa (1993), Văn hóa người Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu

Long, NXB. Văn hóa.
21. Lê trung Vũ (chủ biên) (1992), Lễ hội cổ truyền, NXB. Khoa học Xã hội,
HN.
22. Trần Quốc Vượng (2003), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
- Website: www.vanhoahoc.edu.vn

 TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỀ NGHỊ CHO HỌC VIÊN:
1. Trần Văn Bổn (2002), Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khmer Nam Bộ, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Viện Văn hóa (1993), Văn hóa người Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu Long, NXB.
Văn hóa.

3. Phan An (2008), Người Khmer Nam Bộ, NXB Văn hóa Dân tộc, HN.
4. Tiền Văn Triệu, Lâm Quang Vinh (2015), Lễ hội truyền thống của người
Khmer Nam Bộ, NXB Văn học – Nghệ thuật.
5. www.vanhoahoc.edu.vn

Tài liệu giảng dạy Môn Phong tục và lễ hội Khmer Nam Bộ

62



×