Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Bài thu hoạch module quản lý bệnh viện và module kinh tế y tế quan hệ thầy thuốc bệnh nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.08 KB, 21 trang )

KHOA Y – ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

QUAN HỆ THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN

1


KHOA Y – ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Tp. HCM, 08/2017

2


KHOA Y – ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong liên module
Quản lý bệnh viện & kinh tế y tế Khoa Y ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian
qua đã nhiệt tình, tận tâm chỉ bảo chúng em giúp chúng em có thêm những kiến thức mới,
bổ ích, cần thiết không chỉ về chuyên môn mà còn cả về những kiến thức xã hội, những
thực trạng hiện nay của ngành y tế nước nhà. Bên cạnh đó quý thầy cô còn thổi bùng cho
chúng em ngọn lửa nhiệt huyết với nghề, giúp chúng em có thêm niềm tin yêu, quyết tâm


trên con đường mình đã chọn.
Cùng với lòng biết ơn sâu sắc em xin cảm ơn thầy Nguyễn Thế Dũng, trưởng bô môn
và cũng là người thầy đã không quản ngại nắng mưa để đến giảng đường, cùng chia sẻ
với chúng em về chuyện chuyên môn, chuyện đời thường cũng như những câu chuyện
vui, tâm sự của thầy. Thầy là người luôn theo dõi chúng em không chỉ trong thời gian 3
tuần ngắn ngủi nhưng là trong suốt 5 năm chúng em học tại ngôi nhà Khoa Y và có thể
sau này khi chúng em hành nghề, thầy cũng vẫn luôn bên cạnh chúng em.
Em cũng xin cảm ơn đến Ban Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã tạo điều kiện
cho chúng em có một chỗ học rộng rãi, thoải mái. Điều này góp phần không nhỏ giúp
chúng em có những buổi học tập thật chất lượng.
Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn đến Ban Chủ nhiệm Khoa Y - Đại học quốc gia TP.Hồ Chí
Minh và Ban điều phối module đã thiết kế chương trình, môn học này. Bởi tuy là một bác sĩ với
các kiến thức chuyên môn nhưng chúng em cũng là một người công dân Việt Nam, có trách
nhiệm xây dựng tổ quốc thân yêu của mình. Do đó các kiến thức xã hội thực sự cần thiết. Nắm
được hiện trạng thực tế, định hướng con đường tương lai và thực hiện nó là mục tiêu chính của
em khi học module này.
Việc học với quý thầy cô trong 3 tuần qua chỉ đủ cho em nhận ra vài điều căn bản, chính vì
thế sẽ không tránh khỏi những thiếu sót khi viết bài thu hoạch này. Kính mong quý thầy cô sẽ
thông cảm và góp ý cho bài thu hoạch của em.
Trân trọng,
Biên Hòa, ngày 26 tháng 7 năm 2017
Cao Hùng Linh Ân

3


KHOA Y – ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

TÓM TẮT

Trong 3 tuần học vừa qua, quý thầy cô và các bạn cũng đã đưa ra rất nhiều các vấn đề nổi bật
liên quan đến ngành y tế hiện nay. Em rất muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình về những vấn
đề này nhưng vì thời gian có hạn nên em chỉ chia sẻ về vấn đề Quan hệ Thầy thuốc & bệnh nhânmột vấn đề không mới lạ nhưng luôn luôn nóng bỏng trong xã hội hiện nay, một vấn đề em rất
tâm đắc và quan tâm theo dõi.
Trong giới hạn bài viết, em sẽ cố gắng nêu lên những vấn đề cốt lõi, chính yếu, tìm hiểu
nguyên nhân tại sao, như thế nào và từ đó sẽ đưa ra hướng giải quyết, khắc phục các tình trạng
trên.

4


KHOA Y – ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................................3
TÓM TẮT.........................................................................................................................................4
Hình 01: Chữ Tín trong Hán tự..........................................................................................7............6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..............................................................................................................7
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT.....................................................................................8
2.1. Mối quan hệ thầy thuốc & bệnh nhân....................................................................................8
2.2. Quy định về y đức..................................................................................................................9
2.3. Quy tắc ứng xử với người bệnh và gia đình người bệnh.....................................................10
2.4. Quy định về chế độ giao tiếp trong các cơ sở khám chữa bệnh..........................................11
2.5. Một số phát hiện khoa học về quan hệ thầy thuốc-bênh nhân.............................................13
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG........................................................................................................15
3.1. Thái độ của bác sĩ đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân...........................................15
3.2. Thái độ của bệnh nhân và người nhà đối với bác sĩ và nhân viên y tế................................16
3.3. Đánh giá thầy thuốc, những người làm nghề y dưới góc nhìn của xã hội...........................18
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................20
4.1. Kết luận................................................................................................................................20

4.2. Kiến nghị.............................................................................................................................20

5


KHOA Y – ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
DANH SÁCH HÌNH ẢNH & BIỂU ĐỒ

Hình 01: Chữ Tín trong Hán
tự..........................................................................................7
Hình 02: Bức ảnh bác sĩ giẫm chân lên giường ..............................................................15
bệnh nhân được phát tán trên mạng
Hình 03: kết quả tra cứu trên Google với từ khóa "bác sĩ và bệnh nhân"........................16
Hình 04: Một vài ý kiến của người đọc............................................................................18
sau khi xem xong tâm sự của một bác sĩ

6


KHOA Y – ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
"Lương y như từ mẫu" câu thành ngữ ông cha ta để lại đã thể hiện mối quan hệ giữa người
thầy thuốc với bệnh nhân.
Mẹ - người có công sinh thành. Quả thật, nếu như nói mẹ là người sinh ra ta thì đối với bệnh
nhân trong cơn sinh tử, người thầy thuốc như đấng sinh thành thứ hai vậy. Họ giúp cho người
bệnh như được sinh ra một lần nữa, ban cho họ một cuộc sống khác, tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn.
Mẹ hiền - không chỉ đơn thuần nói về việc ban sự sống, người thầy thuốc ngoài việc chữa

bệnh, cứu người còn có sứ mệnh thiêng liêng hơn, cao cả hơn, đó là chăm sóc tinh thần người
bệnh. Họ phải là những người nhẹ nhàng, từ tốn, hết mực thương yêu, dạy dỗ những đứa con
bệnh tật của mình.
Đó là thời xưa, thời các thầy thuốc còn bắt mạch, kê toa. Còn thời nay, thời của ống nghe,
máy đo huyết áp, X-quang...thì sao? Mối quan hệ thầy thuốc bệnh nhân ngày nay đa dạng, phức
tạp nhưng cũng có một quy tắc chung: "Lấy người bệnh là trung tâm của hoạt động điều trị và
chăm sóc, nhân viên y tế là then chốt"1.
Mặc dù mang quan điểm như vậy, nhưng tất cả chỉ là trên lý thuyết. Thực tế tại các bệnh
viện lớn trong thành phố Hồ Chí Minh như bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng 1,
Bệnh viện Từ Dũ, hầu hết bệnh nhân và người nhà có phản hồi khá tốt về cách làm việc của nhân
viên y tế. Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp được đánh giá không tốt của người bệnh đối với
thái độ của thầy thuốc. Các bệnh viện lớn tuyến trung ương còn vậy, thì ở những nơi vùng sâu
vùng xa, tuyến tỉnh, tuyến huyện sẽ như thế nào. Vấn đề này hiện nay mặc dù đã được xem xét,
phát hiện, nhưng chưa một ai có thể đánh giá đúng bản chất của nó để mà có được một phương
pháp xứ lý thích hợp.
Những mâu thuẫn không được giải quyết sẽ dẫn đến những nứt mẻ trong mối quan hệ giữa
thầy thuốc và bệnh nhân. Một khi mối quan hệ này không còn nguyên vẹn sẽ ảnh hưởng lớn đến
việc chăm sóc và điều trị khi người bệnh không còn tin tưởng, không còn cảm thấy thoải mái khi
đi khám bệnh, khi nhận được sự chăm sóc của nhân viên y tế. Bởi theo WHO: "Health is a state
of complete physical, mental and social well- being and not merely the absence of disease of
infirmity"2, tạm dịch là: "Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã
hội chứ không phải chỉ bao gồm tình trạng không bệnh hay thương tật."
Vì vậy một trong những việc cấp bách hiện nay của y tế nước nhà đó là: Làm sao để cải
thiện được mối quan hệ thầy thuốc bệnh nhân trở thành mối quan hệ khắng khít, tốt đẹp, với sự
thoải mái từ 2 bên?

1
2

Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện tại Quyết định số 4858/QĐ-BYT ngày 3/12/2013

/>
7


KHOA Y – ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1. Mối quan hệ thầy thuốc & bệnh nhân
Mối quan hệ ("relation") là cách thức, phương pháp giữa hai người hay một nhóm người
tương tác, giao tiếp với nhau. Theo đó, đánh giá cách thức giao tiếp như lời nói, cử chỉ, hành
động cho ta biết được tình hình mối quan hệ giữa những người đó như thế nào.
Thầy thuốc ("doctors") là những người được huấn luyện trong ngành khoa học y học với mục
địch điều trị người bệnh hay bị thương.
Bệnh nhân ("patients") là những người được nhận sự chữa trị từ dịch vụ y tế, điển hiển là ở
trong bệnh viện.3
Như vậy mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân là những cách thức mà người điều trị
tương tác với người sử dụng dịch vụ y tế. Những cách tương tác đó thông qua việc hỏi bệnh,
khám bệnh, tư vấn, điều trị.
Mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân là mối quan hệ rất đặc biệt bởi bản thân thầy
thuốc, bác sĩ đã là một nghề hết sức đặc biệt rồi. Có nghề nào bắt người khác thoát y mà người
thoát y còn phải trả tiền? Có nghề nào cầm dao đâm chém, mổ xẻ mà người bị đâm chém đó còn
phải trả tiền?
Cũng bởi tính đặc biệt đó mà mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân được đặt nền tảng
trên một thứ cao quý đó là niềm tin. Niềm tin của bệnh nhân vào sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật
nhưng quan trọng hơn đó là niềm tin của người
bệnh vào tính chuyên nghiệp thông qua y đức
của người thầy thuốc.
Trong bài giảng của mình, thầy Trương
Trọng Hoàng đã có cắt nghĩa rất hay về niềm tin

thông chữ Tín trong hán tự. "Khi chiết tự chữ
Tín, ta thấy nét chủ (丶) trên cùng nằm trong bộ
nhân, kế đến là chữ nhất (丶)nằm trên chữ nhị(丶)
và dưới cùng là chữ khẩu (丶)". Qua đó ta thấy ý
nghĩa của chữ tín nghĩa là "Nói một là một, nói
hai là hai" hay những lời bác sĩ nói ra phải là sự
thật, thái độ làm việc, cách cư xử của người
thầy thuốc chỉ hướng đến một thứ duy nhất: làm
thế nào để tạo niềm tin cho người bệnh, khi đó
việc điều trị mới có hiệu quả.

Hình 01: Chữ Tín trong Hán tự

Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh bệnh tật khác nhau mà có những hình thức quan hệ thầy thuốc
- bệnh
nhân
khác
như: Hán tự
Hình
01:
Chữnhau
Tín trong
- Quan hệ chủ động - thụ động: mối quan hệ này thường thấy trong các trường hợp bệnh
3

/>
8


KHOA Y – ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH

Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
nặng, hôn mê, trẻ em chưa thể giao tiếp bằng ngôn ngữ. Trong những trường hợp này, thầy thuốc
là người trực tiếp tác động vào bệnh nhân trong khi đó bệnh nhân chỉ thụ động nhận sự chăm sóc
từ nhân viên y tế. Mối quan hệ này không ảnh hưởng nhiều đến tâm lý nhưng tác động về thể
chất rất quan trọng.
- Quan hệ hướng dẫn-hợp tác: mối quan hệ này xuất hiện trong các trường hợp cấp tính, bệnh
nhân còn có thể giao tiếp với thầy thuốc. Bệnh nhân sẽ hợp tác với bác sĩ trong quá trình thăm
khám và điều trị. Chính vì vậy vai trò của tác động tâm lý và thể chất là như nhau.
- Quan hệ cùng tham gia: thường gặp trong các bệnh mạn tính điều trị ngoài trú, liên quan
đến lối sống, cách sinh hoạt. Bác sĩ chỉ là người hướng dẫn các chế độ ăn, cách thức sinh hoạt,
theo dõi bệnh. Người bệnh là người trực tiếp có vai trò quyết định đến sự thành bại của việc điều
trị. Do đó người thầy thuốc cần phải giao tiếp tốt với bệnh nhân, dặn dò làm sao để người bệnh
tin tưởng, nghe theo chỉ dẫn, tuân thủ điều trị.

2.2. Quy định về y đức 4
Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm
cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh, coi họ đau đơn như mình đau
đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Lương y phải như từ mẫu". Phải thật thà đoàn kết,
khắc phục khó khăn, học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ, toàn tâm toàn ý xây dựng nền Y
học Việt Nam. Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa
nhận.
1- Chăm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y
tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng
yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc. Không ngừng học
tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi
khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
2- Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng
người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học
khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.
3- Tôn trọng quyền được khám bệnh chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư

của người bệnh; khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những
người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử người bệnh. Không
được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực
khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
4- Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải
chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người
bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền
lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để
chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và
chăm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.
5- Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đun đẩy người bệnh.
6- Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn; không vì lợi
4

Bộ Y tế (06/11/1996). 2088/BYT-QĐ

9


KHOA Y – ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức
độ bệnh.
7- Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của
người bệnh.
8- Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chăm sóc và giữ
gìn sức khoẻ.
9- Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ
làm các thủ tục cần thiết.
10- Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến

thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
11- Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho đồng
nghiệp, cho tuyến trước.
12- Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh cứu chữa
người bị tai hạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi
trường trong sạch.

2.3. Quy tắc ứng xử với người bệnh và gia đình người bệnh 5
Điều 2. Quy tắc ứng xử với người bệnh và gia đình người bệnh
1. Những việc cán bộ, viên chức y tế phải làm:
a) Thực hiện nghiêm túc quy định về chế độ giao tiếp trong các cơ sở khám chữa bệnh (được ban
hành kèm theo Quyết định số 4031/2001/QĐ-BYT ngày 27/9/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế);
b) Tuân thủ chặt chẽ, nghiêm túc Quy chế chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh;
c) Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của người thầy thuốc xã hội chủ
nghĩa;
d) Tìm hiểu, nắm bắt diễn biến tâm lý người bệnh và gia đình người bệnh trong quá trình khám
bệnh, chữa bệnh; Thương yêu người bệnh, coi người bệnh như người nhà của mình;
đ) Lịch sự, hòa nhã, động viên, an ủi, tôn trọng người bệnh và gia đình người bệnh;
e) Nghiêm túc thực hiện lời Bác Hồ dạy “Lương y phải như từ mẫu”;
Thực hiện khẩu hiệu
“Bệnh nhân đến đón tiếp niềm nở, bệnh nhân ở chăm sóc tận tình, bệnh nhân về, dặn dò chu
đáo”;
g) Thường xuyên học tập, rèn luyện, trau dồi kỹ năng giao tiếp với người bệnh và gia đình người
bệnh.
2. Những việc cán bộ, viên chức y tế không được làm:
a) Có hành vi tiêu cực, lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình phục vụ, chăm sóc người
bệnh, như: biểu hiện ban ơn, có thái độ, cử chỉ gợi ý nhận tiền, quà biếu của người bệnh và gia
đình người bệnh;
b) Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, trì hoãn, thờ ơ, gây khó khăn đối với người bệnh, gia đình
5


Bộ y tế (18/8/2008). Điều 2. 29/2008/QĐ-BYT

10


KHOA Y – ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
người bệnh;
c) Làm trái quy chế chuyên môn trong thi hành nhiệm vụ.

2.4. Quy định về chế độ giao tiếp trong các cơ sở khám chữa bệnh 6
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Giao tiếp trong các cơ sở khám, chữa bệnh được thể hiện bàng lới nói, thái độ và hành vi văn
hoá trongmối quan hệ giữa thầy thuốc và nhân viên y tế với người bệnh, người nhà người bệnh,
khách đến làm việc và mối quan hệ đồng nghiệp.
2. Người đến khám bệnh, chữa bệnh, đến thăm và đến làm việc là đối tượng phục vụ của các cơ
sở khám, chữa bệnh và được đối sử, bình đẳng và lịch sự.
3. Thầy thuốc và nhân viên y tế trong các cơ sở khám chữa bệnh, người bệnh và người nhà người
bệnh có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh quyết định này.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Khi người bệnh, người nhà người bệnh và khách đến thăm làm việc qua cổng bệnh viện, nhân
viên bảo vệ cần phải:
a) Chủ động chào hỏi, xem giấy giới thiệu của người bệnh ( trừ trường hợp cấp cứu), người nhà
người bệnh và khách.
b) Mở cổng và hướng dẫn người bệnh, người nhà người bệnh và khách nơi để xe và địa điểm cần
đến.
c) Hướng dẫn cho người nhà người bệnh vào thăm theo giờ quy định.
2. Khi người bệnh, người nhà người bệnh và khách đến phòng khám, thầy thuốc và nhân viên
khoa khám bệnh cần phải:

a) Chủ động tiếp đón với thái độ niềm nở và sẵn sàng giúp đỡ người bệnh, người nhà người bệnh
và khách.
b) Trả lời đầy đủ các câu hỏi của người bệnh, người nhà người bệnh và khách với thái độ ân cần,
quan tâm và lịch sự.
c) Phân loại và phát số khám cho người bệnh theo thứ tự.
d) Mời người bệnh, người nhà người bệnh hoặc khách ngồi chờ đúng nơi qui định.
e) Bác sĩ thăm khám người bệnh toàn diện, lắng nghe lời kể của người bệnh và ân cần giải thích
cho người bệnh hiểu rõ phương pháp điều trị cho họ.
f) Hướng dẫn các thủ tục nhập viện. Đưa ngưòi bệnh nặng đến nơi làm xét nghiệm, chụp chiếu
XQ nếu người bệnh nặng không tự đi được.
g) Đưa người bệnh vào khoa điều trị
3. Khi người bệnh vào khoa:
a) Y tá - Điều dưỡng trưởng khoa, Nữ hộ sinh trưởng khoa hoặc Y tá- điều dưỡng hành chính vui
vẻ tiếp đón, giải quyết nhanh thủ tục hành chính, giới thiệu các qui định của bệnh viện và xếp
giường cho người bệnh. Trường hợp không còn giường riêng cần giải thích rõ cho người bệnh
6

Bộ Y tế (2001). 4031/2011/QĐ-BYT

11


KHOA Y – ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
hoặc người nhà người bệnh trước khi xếp nằm chung với người bệnh khác.
b) Bác sĩ, Y tá - Điều dưỡng viên, Nữ hộ sinh phụ trách phải giới thiệu tên, chức danh, thăm hỏi
và lam quyen với người bệnh ngay khi người bệnh vào khoa.
4. Khi người bệnh đang điều trị tại khoa:
a) Thầy thuốc và nhân viên y tế phải xưng hô với người bệnh, người nhà người bệnh lịch sự và
phù hợp với tuổi hoặc quan hệ xã hội. Gọi người bệnh bằng cách ghép đại từ nhân xưng với họ

tên người bệnh ( ví dụ: ông nguyễn văn A...), không được gọi người bệnh bằng “ ông kia”, “bà
kia”
b) Bác sĩ điều trị, Y tá-Điều dưỡng, Nữ hộ sinh phụ trách bố trí thời gian hợp lý để tiếp xúc, thăm
khám, giáo dục sức khoẻ và hướng dẫn người bệnh thực hiện chế độ điều trị và chăm sóc.
c) Y tá - Điều dưỡng viên, Nữ hộ sinh, Hộ lý giúp người bệnh các việc cụ thể như trải ga, mặc áo,
đưa nước uống...khi cần.
d) Bác sĩ điều trị, Y tá - Điều dưỡng, Nữ hộ sinh, hộ lý thường trực buổi trưa và trực đêm cần có
mặt ngay tại giường bệnh khi được người bệnh hoặc người nhà người bệnh gọi. Giải quyết kịp
thời các yêu cầu chuyên môn và giải thích để người bệnh, người nhà người bệnh yên tâm.
e) Mọi cử chỉ, lời nói của thầy thuốc và nhân viên y tế không được thể hiện sự gợi ý nhận tiền,
quà biếu của người bệnh và người nhà người bệnh. Đặc biệt là khi người bệnh phải phẫu thuật
hoặc làm thủ thuật.
f) Thầy thuốc và nhân viên y tế phải bình tĩnh trong các tình huống tiếp xúc với người bệnh và
người nhà người bệnh.
5. Khi cho người bệnh dùng thuốc:
a) Bác sĩ giải thích rõ lý do, tác dụng của thuốc và công khai tên thuốc ghi trong đơn cho người
bệnh hoặc người nhà người bệnh.
b) Ytá - Điều dưỡng viên, Nữ hộ sinh hướng dẫn cách dùng thuốcd, những vấn đề cần theo dõi và
chú ý trong quá trình dùng thuốc.
c) Y tá - điều dưỡng viên, Nữ hộ sinh công khai số lượng, loại thuốc dùng cho người bệnh mỗi
lần và hàng ngày.
6. Khi phẫu thuật và làm các thủ thuật thầy thuốc và nhân viên y tế phải:
a) Thông báo trước và hướng dẫn cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh những chuẩn bị
cần thiết.
b) Giải thích cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh khả năng rủi ro có thể sẩy ra.
c) Bảo đảm sự kín đáo và tôn trọng người bệnh khi làm thủ thuật.
d) Thể hiện thái độ thông cảm, động viên khi người bệnh lo sợ và đau đớn.
e) Nếu hoãn hoặc tạm ngừng phẫu thuật, thủ thuật phải giải thích rõ lý do cho người bệnh hoặc
người nhà người bệnh.
7. Khi người bệnh ra viện, chuyển viện thầy thuốc và nhân viên y tế phải:

a) Thông báo ra viện và chuẩn bị cho người bệnh từ ngày hôm trước. Trường hợp ra viện, chuyển
viện đặc biệt cần giải thích lý do
12


KHOA Y – ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
b) Giải thích đầy đủ cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh từng khoản chi phí trong phiếu
thanh toán viện phí mà người bệnh phải thanh toán.
c) Lấy ý kiến và tiếp thu góp ý của người bệnh trước khi ra viện
d) Cần dặn người bệnh những việc cần làm khi ra viện.
8. Giao tiếp với người nhà, khách đến thăm và làm việc:
a) Bác sĩ điều trị thông báo tình trạng của người bệnh để người nhà biết cùng phối hợp.
b) Bác sĩ điều trị, Y tá - điều dưỡng viên, Nữ hộ sinh phụ trách có trách nhiệm giải thích động
viên người nhà người bệnh có tiên lượng xấu và chia buồn với gia đình người bệnh khi người
bệnh tử vong.
c) Mọi thầy thuốc và nhân viên y tế được hỏi phải dừng lại để chỉ đường cho người bệnh, người
nhà người bệnh hoặc khách và có nghĩa vụ giúp người nhà người bệnh tìm nơi người bệnh đang
điều trị ( trừ trường hợp đang giải quyết cấp cứu ).
d) Mọi thầy thuốc và nhân viên y tế phải xưng hô với người nhà người bệnh, khách đến thăm và
làm việc lịch sự và lễ độ.
9. Giao tiếp với đồng nghiệp, thầy thuốc và nhân viên y tế phải:
a) Có trách nhiệm chia sẻ thông tin và phối hợp tốt trong quá trình điều trị và chăm sóc người
bệnh.
b) Tôn trọng, giúp đỡ và không nói xấu đồng nghiệp
c) Xưng hô với đồng nghiệp theo mối quan hệ trong cơ quan ( chức danh, nghề nghiệp, tuổi...)
10. Người bệnh và người nhà người bệnh phải:
a) Chấp hành các qui định của cơ sở khám, chữa bệnh.
b) Tôn trọng và lịch sự đối với thầy thuốc và nhân viên y tế, không được lăng mạ, xúc phạm đến
nhân phẩm, danh dự hoặc dùng vũ lực đe doạ đối với thầy thuốc và nhân viên y tế.

c) Tuyệt đối không được gợi ý, môi giới gửi tiền bồi dưỡng để được phục vụ sớm.

2.5. Một số phát hiện khoa học về quan hệ thầy thuốc-bênh nhân. 7
Một nghiên cứu của Hickson và cộng sự năm 1992 cho thấy những thầy thuốc thường bị kiện
cũng là những người thường hay bị than phiền về mối quan hệ TT-BN như: đối xử thiếu tế nhị, bỏ
mặc, thiếu giải thích về thủ thuật và xét nghiệm.
Theo một nghiên cứu khác của Beckman và cs năm 1994, có đến 71% các vụ khiếu kiện
trong bệnh viện là do vấn đề trong quan hệ TT-BN, cụ thể như:
- Bỏ mặc bệnh nhân
- Xem thường bệnh nhân và/hoặc gia đình bệnh nhân
- Ít cung cấp thông tin
- Không hiểu được góc nhìn của BN và/hoặc gia đình BN.
7

BS Trương Trọng Hoàng (14/7/2016). Quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân trong bệnh viện.

13


KHOA Y – ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

14


KHOA Y – ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG
3.1. Thái độ của bác sĩ đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

"Lương y như từ mẫu" không có nghĩa "Thầy thuốc như mẹ hiền" mà là "Thầy thuốc giỏi
như mẹ hiền". Thầy thuốc giỏi không đơn thuần chuyên môn giỏi nhưng phải giỏi về mọi mặt,
trong đó bao gồm cả kĩ năng giao tiếp, nghệ thuật tư vấn, cách mà người thầy thuốc đó đối nhân
xử thế. Hiện nay nhờ sự chỉ đạo, giáo dục thường xuyên, kèm theo những văn bản, quy định pháp
luật mà thái độ của bác sĩ đối với bệnh nhân và thân nhân đã có những cải thiện rõ rệt. Những cái
tên như bs Phạm Cẩm Phương chuyên ngành Ung thư, Phó Giám đốc Trung tâm y học hạt nhân
và Ung bướu bệnh viện Bạch Mai, bs Lê Xuân Thắng, bs Lê Chính Chuyên8 hay những cái tên trẻ
hơn như bác sĩ Trần Hoàng Minh9 (bệnh viện Gò Vấp) và còn nhiều những cái tên khác nữa cũng
xuất hiện trên mục các tấm gương ngành y của các tờ báo từ sự tận tâm trong công việc, tình yêu
giành cho người bệnh đến thái độ phục vụ người bệnh hết lòng.
Bên cạnh những tấm gương tiêu biểu, cùng với sự phát triển của ngành truyền thông mà một
số hình ảnh không đẹp lại trở thành tâm điểm của sự chú ý đối với người dân. trong đó sự thật có,
thêu dệt cũng có. Chẳng hạn cách đây vài năm, câu chuyện vị bác sĩ ở Phú Thọ bỏ dép, dẫm chân
lên giường bệnh nhân để khám bệnh vào tháng 6 năm 2015 đã dấy lên làn sóng dư luận trong một
khoảng thời gian dài và kết quả cuối cùng là vị bác sĩ đó bị kỉ luật và miễn nhiệm chức vụ trường
khoa. "Sự việc bắt nguồn từ một bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội. Trong ảnh được cho
là chụp vào tối 13/6, tại khoa cấp cứu của bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao, một bác sĩ trong
khi thăm khám cho bệnh nhân đã bỏ dép, giẫm chân lên giường bệnh. Vị bác sĩ này sau đó được
xác định là trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện. Bệnh viện đã yêu cầu bác sĩ này viết
bảng kiểm điểm, giải trình vụ việc. Trong giải trình, vị bác sĩ giải thích cho hành động của mình
là "bị đau chân, phải lật bệnh nhân." Ngay nay công nghệ kĩ thuật hiện đại, các phương tiện
truyền thông ngày càng đa dạng và dễ dàng sử dụng kèm theo sự phát triển của các mạng xã hội,
những hình ảnh không đẹp sẽ nhanh chóng được phát tán. Mặc dù "tình ngay lý gian", nhưng xã
hội sẽ chỉ nhìn vào những bức ảnh "cắt ngang" đó để đánh giá cho cả một quá trình, mặc cho quá
trình đó xuất phát từ tấm lòng của người thầy thuốc đối với bệnh nhân.
Có thể nói rằng, bác sĩ ngày nay phải làm việc trong môi trường đầy rẫy áp lực, áp lực từ
công việc, áp lực từ bệnh nhân. Họ luôn phải trong tư thể sẵn sàng vì bất cứ lúc nào những hình
ảnh khó coi do họ làm nhân vật chính sẽ được phát tán cho mọi người dân cả nước biết đến.
Những lời chỉ trích, lời mỉa mai, lời trách móc kèm theo đó là những biên bản, bản kiểm điểm,
các hình thức kỉ luật khác nhau. Tất cả những điều đó như tảng đá đè lấy người bác sĩ không cho

họ ngóc đầu lên, không biết cầu cứu, không thể chia sẻ với một ai. Thử hỏi sống và làm việc
trong một môi trường như thế làm sao có thể có một tâm lý thoải mái để mà "cúi chào", "vui vẻ
chào hỏi", "thái độ hòa đồng" với bệnh nhân cho được.

8
9

/> />
15


KHOA Y – ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Hình 02: Bức ảnh bác sĩ giẫm chân lên giường bệnh nhân được
phát tán trên mạng. Ảnh: facebook

3.2. Thái độ của bệnh nhân và người nhà đối với bác sĩ và nhân viên y
tế.
Thái độ của bệnh nhân và người nhà đối với bác sĩ và nhân viên y tế trong thời gian gần đây
đang ở mức báo động. Chỉ với vài giây tra cứu trên "google" với từ khóa "bác sĩ và bệnh nhân",
chúng ta đã có một danh sách các tin tức liên quan đến việc bạo hành, đánh đập, chửi bới hay
thậm chí là án mạng mà thủ phạm là những người bệnh, những người có người nhà đang trong
cơn nguy tử kia. Từ "Người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ, bắt quỳ xin lỗi" đến "Vụ clip người
nhà bệnh nhân mắng chửi bác sĩ", người "mẹ hiền" trong xã hội hiện đại ngày nay đang phải chịu
những áp bức từ phía những người con mà mình hết lòng thương yêu, quan tâm, lo lắng .
Cùng quay lại thời điểm cách đây 6 năm vào ngày 16 tháng 8 năm 2011, một bác sĩ bị đâm
chết ngay tại bệnh viện, vụ án để lại nỗi mất mát, nỗi đau trong lòng những người hành nghề y.
Theo trang báo điện tử vnexpress.net, vào rạng sáng ngày hôm đó, khoa ngoại bệnh viện đa khoa
huyện Vũ Thư (Thái Bình) tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Văn Hùng (20 tuổi ở xã Hòa Bình,

huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) trong tình trạng không còn mạch, không đo được huyết áp, thở
ngáp cá, chân tay lạnh...Cùng đến với bệnh nhân còn có mẹ và em trai là Nguyễn Văn Dũng (19
tuổi).
Một số người chứng kiến sự việc cho hay, ngay khi Hùng được đưa vào cấp cứu, người
nhà bệnh nhân đã có hành động đập phá bệnh viện và đe dọa nếu không cứu được người thì

16


KHOA Y – ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
sẽ đâm chết cán bộ y tế. Lo sợ trước tình huống trên, nhân viên bệnh viện đã điện cho công
an huyện Vũ Thư, 4 cảnh sát đã xuất hiện ngay sau đó.

Hình 03: kết quả tra cứu trên Google với từ khóa "bác sĩ và bệnh nhân"
Sau khi được cấp cứu, bệnh nhân đã không qua khỏi. Khi các bác sĩ đang giải thích cho
người nhà, Dũng bước vào rút dao trong người đâm trúng bụng khiên bác sĩ Giàu (60 tuổi,
làm việc ở khoa ngoại), bác sĩ Hoàn (30 tuổi ở khoa hồi sức cấp cứu). Do người nhà ôm thủ
phạm nên một số y tá và bác sĩ trong kíp trực đã kịp chạy ra ngoài.10
Vụ việc thương tâm trên đã thể hiện phần nào tình hình mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh
nhân ngày nay. Một bên hết lòng hết sức chăm sóc cho sức khỏe người bệnh, một bên chỉ vì
những lợi ích cá nhân, biện hộ bằng sự thiếu hiểu biết, vô giáo dục của mình để rồi có những
hành động không ai có thể cảm thông.
10

/>
17


KHOA Y – ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH

Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

3.3. Đánh giá thầy thuốc, những người làm nghề y dưới góc nhìn của
xã hội.
Hằng ngày, trên các trang mạng xạ hội, thường xuyên xuất hiện những trạng thái của các bác
sĩ viết về cảm nhận ngành y của họ. Hầu hết đều cho rằng ngành y nói chung và nghề bác sĩ nói
riêng là một ngành nghề cao quý, có những ánh hào quang nhất định. Thế nhưng đằng sau ánh
hào quang ấy, người bác sĩ phải trải qua biết bao khó khăn, gian nan. Tất cả bắt đầu từ những năm
còn là sinh viên, học ngày học đêm, thi cử, nợ môn, thi lại, rồi vô bệnh viện học, trực đêm, đến
ngày lễ tết người ta được về quê thì sinh viên y vẫn phải đi trực, đi học thêm nhằm bổ sung kiến
thức với ước mong có thể giúp người, cứu đời. Để rồi sau khi trở thành bác sĩ, cơm áo gạo tiền, lo
cho gia đình chỉ với những đồng lương ít ỏi, tiền công trực một đêm chỉ bằng một tô phở, ngoài
ra còn phải đối diện với rất nhiều áp lực từ phía công việc, người bệnh và thân nhân. Thế nhưng,
ngoài những người làm trong ngành có thể thông cảm, chia sẻ cho nhau thì xã hội lại cho rằng sự
hy sinh đó là nghĩa vụ, là điều bắt buộc của một người làm trong ngành y và không được quyền ý
kiến hay than vãn. "Mình thấy bác sĩ toàn người giàu, ai làm cũng có oto, phải chăng là những
người chưa giàu chưa linh hoạt, chưa biết dựa vào khả năng của mình để kiếm tiền" 11. Đó là ý
kiến của một bạn có tên Thanh Vu Duc Thanh bình luận trong một bài viết tâm sự của một bác sĩ
trên báo điện tử vnexpress. Sự thật là dư luận hiện nay chỉ nhìn thấy được một mặt nổi của vấn
đề, những con người chỉ dùng tiền để đánh giá người khác. Họ nhìn thấy một, hai bác sĩ có oto,
có nhà cửa, chưa cần biết chung quanh nơi họ sống có cả chục các bác sĩ khác, chưa cần biết lý
do vì sao có những bác sĩ giàu có như vậy, họ đã kết luận rằng ngành y giàu, nhiều tiền, danh
tiếng từ đó có những nhận xét không đúng dẫn đến quan niệm không đúng về ngành y. Có người
còn cho rằng "trả lương cho bác sĩ thì ngàn sao nhưng yêu cầu chất lượng phục vụ chỉ có 6-7 sao
mà thôi".12 Còn nhiều những bình luận khác mang ý tương tự như vậy. Điều này chứng tỏ rằng,
xã hội chúng ta ngày nay chỉ biết nhìn vào một mặt của vấn đề đã vội vàng đánh giá vấn đề đó
một cách chủ quan dẫn đến tư tưởng sai lệch. Hâu quả là trong tâm trí họ bác sĩ là những người
đáng khinh, những người làm giàu trên sự đau khổ của người bệnh, những người không làm đúng
với lương tâm và trách nhiệm của mình. Những suy nghĩ sai lệch sẽ lại dẫn đến những hành vi
không đúng như chửi bới, quát tháo, đánh đập, thậm chí gây tổn hại đến sức khỏe và mạng sống

của người thầy thuốc.

11

/>12
/>
18


KHOA Y – ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Hình 04: Một vài ý kiến của người đọc sau khi xem xong tâm sự của một bác sĩ

19


KHOA Y – ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận
Qua những thông tin từ báo đài, những câu chuyện từ các thầy cô-những người trực tiếp tiếp
xúc với bệnh nhân, có thể thấy rằng mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân không phải là một
đề tài mới nhưng không lúc nào cho thấy nó có dấu hiệu muốn nguội đi.
Có những dấu hiệu tích cực cho thấy mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân dần dần
được cải thiện. Ta có thể tìm đọc được những lời bình luận có ý cảm thông cho y bác sĩ, những
lời khen, sự hạnh phúc trên khuôn mặt bệnh nhân và người nhà của họ. Nguyên nhân có thể do
cách quản lý của ngành y tế nói chung và của từng bệnh viện nói riêng có sự thay đổi. Qua đó bác

sĩ được đào tạo bài bản hơn, cuộc sống của bác sĩ được quan tâm tuy chưa ở mức cao nhưng cũng
có thể vui mừng vì những gì mà chúng ta đang có. Bên cạnh đó, nhờ việc tạo dựng mối quan hệ
tốt với báo chí, người dân sẽ tránh được những hình ảnh tiêu cực từ đó dẫn đến quan điểm không
tốt đối với bác sĩ và ngành y.
Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp mối quan hệ này không đúng như mong muốn như bác
sĩ la mắng bệnh nhân, bệnh nhân chửi bới bác sĩ, bạo hành, đánh đập, đâm chém. Nguyên nhân
của vấn đề này theo tôi phụ thuộc khá nhiều vào ý thức người dân. Người dân Việt Nam luôn có
tư tưởng muốn làm ít, hưởng nhiều, muốn có được dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất với giá
thấp nhất trong khi vốn kiến thức có hạn. Kiến thức ở đây có thể nói đến cả "lễ", lẫn "văn". Con
người luôn ích kỉ, luôn đặt lợi ích của mình lên trên hết, không hiểu được người khác dẫn đến
những ai làm phật lòng mình thì đâm ra ghen ghét, nhẹ thì chửi bới, nặng thì đánh đập. Kiến thức
y học chưa được phổ biến rộng rãi kèm theo tiếp thu kiến thức không chọn lọc dẫn đến sai kiến
thức, từ đó hàng loạt các vấn đề nảy sinh như quá tải bệnh viện, khó khăn trong chẩn đoán và
điều trị, không tin tưởng vào bác sĩ. Bên cạnh đó, chí phí điều trị ngày càng tăng, khiến con người
phải xem xét kĩ lưỡng khi quyết định điều trị, đối với những người nghèo, chỉ cần một sơ suất
nhỏ của bác sĩ cũng có thể dẫn đến hiểu lầm, so bị phân bua giữa những người không có tiền và
những người có tiền.
Như vậy, có thể thấy, mối quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân đến bây giờ vẫn là một vấn đề
hết sức quan trọng cần phải giải quyết linh hoạt của ngành y tế. Vấn đề này cốt lõi của nó không
chỉ gói gọn trong ngành nhưng liên quan đến các ngàng khác như báo chí, kinh tế, giáo dục...Giải
quyết vấn đề một cách triệt để đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các ngành nghề.

4.2. Kiến nghị
Đứng trước thực trạng trên, người quản lý đòi hỏi phải có những chiến lược tức thời cũng
như phải đúng đắn và hợp lý. Do mối quan hệ hình thành từ hai phía nên cơ bản có hai hướng để
tác động nhằm cải thiện mối quan hệ này, đó là tác động vào: thầy thuốc hoặc bệnh nhân (người
dân).
4.2.1. Đối với thầy thuốc
+ Ngoài việc đào tạo chuyên môn, những bác sĩ phải được đào tạo thêm các kĩ năng mềm,
trong đó kĩ năng giao tiếp là quan trọng. Bởi lẽ giao tiếp là phương thức chủ yếu tạo dựng và phát

triển mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân, là kĩ năng nếu thực hiện tốt sẽ cho hiệu quả rất

20


KHOA Y – ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
cao. Chắc chắn rằng, người bệnh nhân sẽ thoải mái yên tâm điều trị với một bác sĩ dịu dàng, ăn
nói nhỏ nhẹ hơn với một bác sĩ cộc cằn, khó chịu, suốt ngày la mắng, nạt nộ.
+ Thực hiện các phương pháp giúp giảm bớt sự quá tải trong bệnh viện, tạo môi trường thoải
mái để bác sĩ có tâm trạng tốt để làm việc, làm tăng thời gian giao tiếp, tăng thời gian tư vấn sẽ
giúp cải thiện mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân. Người bệnh sẽ được nhiều sự chăm sóc hơn
bởi thời gian khám kéo dài hơn. Thực hiện dự án hệ thống bác sĩ gia đình là một phương pháp mà
theo tôi sẽ giúp giảm quá tải bệnh viện một cách đáng kể.
+ Ổn định mức sống cho bác sĩ. Hiện nay luôn xuất hiện những tâm sự về đồng lương ít ỏi
của các nhân viên y tế so với công sức họ bỏ ra. Chính vì vậy tư nhân hóa bệnh viện, tự chủ kinh
tế, nâng cao chất lượng làm việc, lương bổng cho bác sĩ cũng giúp họ có một tâm lý thoải mái khi
tiếp xúc với bệnh nhân của mình.
4.2.2. Đối với bệnh nhân (người dân)
+ Kiến thức là yếu tố vô cùng quan trọng. "Lương y như từ mẫu" chứ không phải là đầy tớ.
Hơn nữa, "google" chỉ là một trang mạng, không phải thầy thuốc, người bệnh cần biết rằng không
phải cứ bị bệnh rồi tra google, xong lên phán với bác sĩ rằng tôi bị bệnh này, bệnh kia...hãy chữa
cho tôi. Họ cần phải hiểu, trên mạng bao la, mênh mông những thứ không phải kiến thức, mà là
thông tin. Thông tin có thể đúng hoặc sai, không được áp dụng một cách bừa bãi những gì mình
đọc được khi chưa thực sự hiểu về nó. Vì vậy cần phải bổ sung kiến thức y học cho người dân
thông qua các chương trình giáo dục sức khỏe trong và ngoài bệnh viện, từ các tổ chức tình
nguyện, thành lập nhiều diễn đàn y tế để người bệnh có thể tìm hiểu, giải đáp những thắc mắc
liên quan đến sức khỏe của họ...
+ Bên cạnh đó, ý thức của người bệnh cũng là yếu tố quan trọng không kém. Họ cũng cần
phải biết rằng, bác sĩ cũng là con người, cũng có những điều vượt ngoài khả năng từ đó phải dùng

cách đối xử đúng đắn giữa người với người. Như vậy, con người cần phải được giáo dục những
nét ứng xử là người có văn hóa. Gia đình, trường học chính là những cái nôi của giáo dục con
người, cần phải tích cực tuyên truyền, tăng cường giáo dục đạo đức cho thế hệ mới sau này để
chúng ta có một thế hệ có văn hóa.

21



×