Chí Bằng – GÓI QUÀ–10 ĐOẠN VĂN 200 CHỮ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG/XÃ HỘI
Lời nói đầu
Giới thiệu với các bạn đồng nghiệp và các em học sinh Gói quà 10 đoạn văn 200 chữ về một
hiện tượng đời sống/xã hội. Gồm hai phần như sau:
Phần A. GIỚI THIỆU
Phần B. 10 ĐOẠN VĂN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG/XÃ HỘI
Các em học sinh và cac bạn đồng nghiệp thân mến, để mang lại một món quà ý nghĩa chúng tôi
đã chọn lọc và biên soạn bộ tài liệu một cách nghiêm túc trong thời gian ngắn. Những vấn đề được chọn
trong gói quà 10 đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống/xã hội là những vấn đề thời sự nóng
hổi, hấp dẫn và giàu tính giáo dục. Các đề tài lựa chọn phong phú, đa dạng như: Giáo dục giới tính, hiện
tượng “like là làm”, giao tiếp thời công nghệ, “vấn nạn” làm nhục trên mạng xã hội, “Nghề từ thiện”
trên mạng xã hội, ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, mạng xã hội, bạo lực học đường,
bệnh vô cảm.
Chúng tôi hi vọng rằng, gói quà tặng với những vấn đề thời sự nóng hổi và giàu tính giáo dục
này sẽ giúp ích cho các em học sinh có thêm vốn hiểu biết về các vấn đề xã hội, các bạn đồng nghiệp
có thêm tài liệu tham khảo.
Tài liệu được chúng tôi biên soạn trong thời gian ngắn, trong quá trình biên soạn khó tránh khỏi
thiếu sót, đồng thời thể hiện cách nhìn nhận riêng của tác giả nên rất mong nhận được đóng góp chân
thành từ các bạn quan tâm!
Lời cảm ơn
Cảm ơn cô Thu Thủy (Gió lẻ) đã cùng đồng hành thực hiện gói quà ý nghĩa này!
Chí Bằng
Chí Bằng – GÓI QUÀ–10 ĐOẠN VĂN 200 CHỮ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG/XÃ HỘI
Phần A.
GIỚI THIỆU
Ở phần này, chúng tôi giới thiệu với các bạn 10 đề tài và người biên soạn phần đề tài đó.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
ĐỀ TÀI
Giáo dục giới tính
Hiện tượng “Like là làm”
Giao tiếp thời công nghệ
“Vấn nạn” làm nhục trên mạng xã hội
“Nghề từ thiện” trên mạng xã hội
Ô nhiễm môi trường
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Mạng xã hội
Bạo lực học đường
“Bệnh vô cảm”
NGƯỜI SOẠN
Chí Bằng
Thu Thủy
(Gió Lẻ)
Phần B.
10 ĐOẠN VĂN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG/XÃ HỘI
1.
Giáo dục giới tính
Đề:
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tầm quan trọng việc
giáo dục giới tính đối với tuổi vị thành niên ngày nay.
Phân tích đề và gợi ý
Vấn đề cần nghị luận: Giáo dục giới tính đối với tuổi vị thành niên ngày nay.
Dạng đề Nghị luận về một hiện tượng đời sống/xã hội.
Về hình thức và kỹ năng: Đoạn văn có dung lượng khoảng 200 chữ, không sai lỗi chính tả, dùng từ,
đặt câu, bài viết cần mạch lạc rõ ràng, lập luận chặt chẽ…
Về nội dung: Để viết đạt yêu cầu, cần hiểu được “giáo dục giới tính”, “trẻ vị thành niên” là gì và
cần làm rõ được vai trò của việc giáo dục giới tính đối với giới trẻ từ việc phân tích thực trạng, hậu
quả khi không giáo dục giới tính. Từ đó rút ra bài học cho bản thân.
2. Hướng dẫn viết
a. Giải thích
“Trẻ vị thành niên”, theo tổ chức y tế thế giới là những người đang ở độ tuổi từ 10 – 19, thời kì quá
độ tuổi trẻ em lên người lớn, về tâm sinh lý, hành vi có nhiều thay đổi. Nên giáo dục giới tính rất
cần thiết.
Giáo dục giới tính là môn học nhằm chuẩn bị cho thanh thiếu niên những hiểu biết để bước vào đời,
để biết cách ứng xử với nhau một cách tôn trọng và có trách nhiệm và cũng để biết tự bảo vệ sức
khỏe sinh sản.
b. Thực trạng
1.
Chí Bằng – GÓI QUÀ–10 ĐOẠN VĂN 200 CHỮ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG/XÃ HỘI
Ở Việt Nam, giáo dục giới tính luôn bị coi là chủ đề nhạy cảm, chưa được thực hiện rộng rãi và phổ
biến ở trong nhà trường, có cũng chỉ mang tính hình thức và áp đặt, nhiều phụ huynh còn cảm thấy “ngại
ngùng” khi nói chuyện với con cái, nhất là vấn đề giáo dục giới tính.
c. Nguyên nhân & hậu quả
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do nhiều gia đình thiếu hiểu biết hoặc có thành kiến về giáo
dục giới tính cho trẻ vị thành niên. Ngoài ra, nhà trường và xã hội chưa chú trọng vào việc giáo dục
giới tính.
Hậu quả: Hàng năm có đến 30.000 ca nạo phá thai, quan hệ tình dục sớm ảnh hướng đến sức khỏe
sinh sản và tâm thần của thanh thiếu niên là không thể lường trước được, như: nhiễm khuẩn, vô
sinh, trầm cảm, thiếu hiểu biết và ý thức tự bảo vệ trước nguy cơ lây nhiễm HIV.
d. Giải pháp
Cần có những giải pháp thiết thực như giáo dục giới tính trở thành một môn học trong nhà trường và
tạo môi trường giáo dục giới tính thân thiện giữa giáo viên và học sinh. Về phía xã hội, nhất là ở
vùng sâu vùng xa cần tuyên truyền về giáo dục giới tính cho cả phụ huynh lẫn học sinh…
e. Bài học & liên hệ bản thân.
Từ việc hiểu tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính, là học sinh cần biết về quyền và trách nhiệm
của bản thân cũng như giúp đỡ bạn bè bảo vệ bản thân để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Hãy học giáo dục giới tính để tự bảo vệ mình!
3. Đoạn văn tham khảo
ĐOẠN VĂN 200 CHỮ HOÀN CHỈNH
Giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên là vấn đề hết sức cấp bách và quan trọng. “Trẻ vị thành
niên”, theo tổ chức y tế thế giới là những người đang ở độ tuổi từ 10 – 19, thời kì quá độ tuổi trẻ
em lên người lớn, về tâm sinh lý, hành vi có nhiều thay đổi. Nên giáo dục giới tính rất cần thiết.
Còn giáo dục giới tính là gì? Giáo dục giới tính là môn học nhằm chuẩn bị cho thanh thiếu niên
những hiểu biết để bước vào đời, để biết cách ứng xử với nhau một cách tôn trọng và có trách
nhiệm và cũng để biết tự bảo vệ sức khỏe sinh sản. Riêng ở Việt Nam, giáo dục giới tính luôn bị
coi là chủ đề nhạy cảm, chưa được thực hiện rộng rãi và phổ biến ở trong nhà trường, có cũng chỉ
mang tính hình thức và áp đặt, nhiều phụ huynh còn cảm thấy “ngại ngùng” khi nói chuyện với
con cái, nhất là vấn đề giáo dục giới tính. Số liệu thống kê mới nhất được công bố cho thấy trong
vòng 5 năm (từ 2011-2015), trên cả nước có tới 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em trong số 8.200
vụ xâm hại trẻ nói chung. Năm 2011, lực lượng chức năng bắt hơn 1.000 đối tượng, đến năm
2015, số đối tượng tăng lên hơn 1.400 đối tượng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do nhiều
gia đình thiếu hiểu biết hoặc có thành kiến về giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên. Ngoài ra,
nhà trường và xã hội chưa chú trọng vào việc giáo dục giới tính. Hậu quả để lại là hàng năm có
đến 30.000 ca nạo phá thai, quan hệ tình dục sớm ảnh hướng đến sức khỏe sinh sản và tâm thần
của thanh thiếu niên là không thể lường trước được, như: nhiễm khuẩn, vô sinh, trầm cảm, thiếu
hiểu biết và ý thức tự bảo vệ trước nguy cơ lây nhiễm HIV. Chúng ta cần có những giải pháp thiết
thực như giáo dục giới tính trở thành một môn học trong nhà trường và tạo môi trường giáo dục
giới tính thân thiện giữa giáo viên và học sinh. Về phía xã hội, nhất là ở vùng sâu vùng xa cần
tuyên truyền về giáo dục giới tính cho cả phụ huynh lẫn học sinh… Từ việc hiểu tầm quan trọng
của việc giáo dục giới tính, là học sinh cần biết về quyền và trách nhiệm của bản thân cũng như
giúp đỡ bạn bè bảo vệ bản thân để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Hãy học giáo dục giới tính để tự bảo vệ mình!
(Trích sách Thủ thuật giải nhanh đề thi Ngữ văn, Chí Bằng, NXB, Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh)
2.
Hiện tượng “Like là làm”
Chí Bằng – GÓI QUÀ–10 ĐOẠN VĂN 200 CHỮ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG/XÃ HỘI
1. Phân tích đề & gợi ý
Vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng “Like là làm”.
Dạng đề Nghị luận xã hội về một hiện tượng xã hội.
Về hình thức và kỹ năng: Đoạn văn có dung lượng khoảng 200 chữ, không sai lỗi chính tả, dùng
từ, đặt câu, bài viết cần mạch lạc rõ ràng, lập luận chặt chẽ…
Về nội dung: Để viết đạt yêu cầu, học sinh cần giải thích được hiện tượng “Like là làm” đồng thời
nêu được thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của vấn đề để từ đó đưa ra giải pháp và rút ra được
bài học cho bản thân.
2. Hướng dẫn viết
a. Giải thích
Hiện tượng “Like là làm” là một hình thức “câu” like: người đăng bài viết ra yêu cầu đủ một số
like (hoặc share) nhất định sẽ thực hiện một hành động nào đó như: châm xăng tự đốt, tự đập của
cải của mình…
b. Thực trạng
Gần đây rộ lên hình thức kiếm like qua lời thách đố “đủ like là làm”. Một thanh niên bỗng dưng đưa
ra điều kiện: “Nếu nhận đủ 40.000 like sẽ dùng xăng tự thiêu”. Một thanh niên khác thách: “Đủ
60.000 like, 15.000 share sẽ mặc quần lót nhảy xuống sông và uống hết một ca nước sông”. Một nữ
sinh tuyên bố: “7.000 like, 77 bình luận, 777 share thì mình sẽ không mặc gì chạy 7 vòng quanh
Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn”. Một nam sinh khác cũng hưởng ứng mạnh với lời hứa tương
tự: “Đủ 100.000 like sẽ post lên mạng clip quan hệ sắc nét”... Sốc hơn nữa, một nữ sinh trung học
cơ sở ở Khánh Hòa hứa: “Nếu được 1.000 like sẽ châm lửa đốt trường”.
Tưởng chỉ là đùa cho vui, hay ít ra nhận được những lời can gián, nào ngờ cộng đồng mạng like
nhiệt tình, số lượt like hơn cả con số “thách đấu”, thậm chí còn thách thức, thúc ép, gây áp lực để
người câu like phải thực hiện cho bằng được để họ quay clip đăng Facebook.
c. Nguyên nhân & hậu quả
Trước hết, đó là sự lệch lạc trong suy nghĩ của giới trẻ. Muốn chơi ngông, nhanh chóng được nổi
tiếng, những người câu like sẵn sàng vì mấy ngàn lượt like mà làm liều, làm quấy, đánh đổi danh
dự, lòng tự trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng và vi phạm pháp luật.
Do đám đông vô cảm: còn với đám đông vô tâm, vô tình, like không chỉ là ủng hộ mà còn châm dầu
vào lửa để “xem thử mày làm thế nào”, “có dám không”, “có giữ lời không”…
d. Giải pháp & bài học + liên hệ bản thân
Trào lưu này không chỉ dừng lại ở mức độ đùa vui mà đang ngày càng biến tướng, tác động tiêu cực
đến suy nghĩ, lối sống của giới trẻ và thật sự nguy hiểm nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Bản thân mỗi người cũng cần lên án hiện tượng tiêu cực này.
3. Đoạn văn tham khảo
ĐOẠN VĂN 200 CHỮ HOÀN CHỈNH
Có nhu cầu muốn khẳng định bản thân nhưng không đủ tài năng, trí tuệ, tri thức... nên nhiều bạn trẻ
chơi trò “câu like” điên rồ, phản cảm, lố bịch chỉ để được nhiều người biết đến lệch lạc trong suy
nghĩ. Facebook là mạng xã hội được người dùng đông đảo nhất hiện nay. Tất tần tật mọi thông tin
“thượng vàng hạ cám”; hỷ, nộ, ái, ố của người dùng đều được chia sẻ trên mạng xã hội này. Những
hình ảnh, lời nói, tâm trạng... sau khi đăng lên Facebook sẽ được cộng đồng mạng ủng hộ bằng cách
like (thích) hoặc comment (nhận xét), share (chia sẻ) cho người khác trong vòng “luân chuyển” không
hồi kết. Không ai phủ nhận mặt tích cực của Facebook trong kết nối cộng đồng. Thế nhưng gần đây,
trên Facebook nổi lên trào lưu “câu like” bằng mọi giá của nhiều bạn trẻ trong thế giới ảo. Khi nhận
được nhiều người like thì được xem là “đẳng cấp”. Có nhiều cách “câu like”, từ đơn giản như khoe
Chí Bằng – GÓI QUÀ–10 ĐOẠN VĂN 200 CHỮ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG/XÃ HỘI
áo đẹp, xe đẹp, món ăn ngon, nhà cửa, ảnh “tự sướng” đến khoe những hình ảnh sốc, những câu nói
lạ, những chuyện giật gân. Không ít thanh niên không có tài cán, “câu like” bằng cách vừa chửi vừa
ghi hình, xem đó là thú tiêu khiển. Đặc biệt, gần đây rộ lên hình thức kiếm like qua lời thách đố “đủ
like là làm”. Một thanh niên bỗng dưng đưa ra điều kiện: “Nếu nhận đủ 40.000 like sẽ dùng xăng tự
thiêu”. Một thanh niên khác thách: “Đủ 60.000 like, 15.000 share sẽ mặc quần lót nhảy xuống sông
và uống hết một ca nước sông”. Một nữ sinh tuyên bố: “7.000 like, 77 bình luận, 777 share thì mình
sẽ không mặc gì chạy 7 vòng quanh Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn”. Một nam sinh khác cũng
hưởng ứng mạnh với lời hứa tương tự: “Đủ 100.000 like sẽ post lên mạng clip quan hệ sắc nét”... Sốc
hơn nữa, một nữ sinh trung học cơ sở ở Khánh Hòa hứa: “Nếu được 1.000 like sẽ châm lửa đốt
trường”. Tưởng chỉ là đùa cho vui, hay ít ra nhận được những lời can gián, nào ngờ cộng đồng mạng
like nhiệt tình, số lượt like hơn cả con số “thách đấu”, thậm chí còn thách thức, thúc ép, gây áp lực
để người câu like phải thực hiện cho bằng được để họ quay clip đăng Facebook. Thấy gì từ phong
trào này? Trước hết, đó là sự lệch lạc trong suy nghĩ của giới trẻ. Muốn chơi ngông, nhanh chóng
được nổi tiếng, những người câu like sẵn sàng vì mấy ngàn lượt like mà làm liều, làm quấy, đánh đổi
danh dự, lòng tự trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng và vi phạm pháp luật. Còn với đám đông
vô tâm, vô tình, like không chỉ là ủng hộ mà còn châm dầu vào lửa để “xem thử mày làm thế nào”,
“có dám không”, “có giữ lời không”… Trào lưu này không chỉ dừng lại ở mức độ đùa vui mà đang
ngày càng biến tướng, tác động tiêu cực đến suy nghĩ, lối sống của giới trẻ và thật sự nguy hiểm nếu
không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
(Theo báo Người lao động)
3.
Giao tiếp thời công nghệ
Đề:
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn luận về vấn đề: Giao tiếp thời công nghệ.
1.
2.
Phân tích đề & gợi ý
Vấn đề cần nghị luận: Giao tiếp thời công nghệ.
Dạng đề Nghị luận xã hội về một hiện tượng xã hội.
Về hình thức và kỹ năng: Đoạn văn có dung lượng khoảng 200 chữ, không sai lỗi chính tả, dùng
từ, đặt câu, bài viết cần mạch lạc rõ ràng, lập luận chặt chẽ…
Về nội dung: Để viết đạt yêu cầu, học sinh cần giải thích được “giao tiếp”, “công nghệ” là gì và
nêu được thực trạng, nguyên nhân và hậu quả để từ đó đưa ra giải pháp và rút ra bài học cho bản
thân.
Hướng dẫn viết
a. Giải thích
“Giao tiếp” là trao đổi, tiếp xúc với nhau. Cụ thể giữa con người với con người, giao tiếp có thể qua:
ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ (bao gồm ngôn ngữ cơ thể).
“Công nghệ” là thuật ngữ nói chung chỉ các phương tiện kỹ thuật, máy móc hiện đại, như: điện
thoại, máy tính,..
b. Thực trạng
Quán cà phê cuối tuần đông đúc hơn thường nhật. Mỗi bàn có 5 - 7 người. Có điều suốt thời gian
ngồi bên nhau, họ cùng nhâm nhi cà phê nhưng… không ai nói chuyện với ai mà trao đổi với người
khác qua các phương tiện công nghệ.
Ngay cả trong quan hệ công việc, tình yêu hay gia đình, nhiều người cũng thích nói chuyện trên
mạng hơn.
Chí Bằng – GÓI QUÀ–10 ĐOẠN VĂN 200 CHỮ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG/XÃ HỘI
Nhiều bạn trẻ ngày nay đã lười giao tiếp hẳn, quá lạm dụng công cụ trò chuyện trên những mạng xã
hội.
c. Nguyên nhân và hậu quả
Nguyên nhân:
+ Quá lệ thuộc vào công nghệ.
+ Chưa biết kiểm soát bản thân.
Hậu quả:
+ Giao tiếp bằng cách trò chuyện trực diện ngày càng bị chối bỏ: khi trò chuyện trên mạng thì rất
thân mật nhưng gặp ở ngoài thì toàn bơ nhau như chưa hề quen biết
+ Các mối quan hệ bị rạn nứt hoặc mất đi: Quan hệ thân thiết giữa những người trong gia đình,
bạn bè, xã hội ngày càng “nhạt” đi, khó thấu hiểu và cảm thông lẫn nhau.
d. Giải pháp & bài học + liên hệ bản thân
Cùng thực hiện qua khẩu hiệu: “Hãy tắt máy tính, ra ngoài và gặp ai đó”, hay “Hãy đối mặt với vấn
đề của bạn, đừng mang nó lên Facebook”.
Bản thân mỗi người cần biết kiểm soát việc sử dụng công nghệ của bản thân.
3. Đoạn văn tham khảo
ĐOẠN VĂN 200 CHỮ HOÀN CHỈNH
Cuộc sống phong phú hơn, tiện ích hơn với những công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, có những người
quá “đắm đuối” giao tiếp do lạm dụng công nghệ đến nỗi bỏ quên việc trò chuyện trực tiếp cũng như
những mối quan hệ ngoài đời. Chúng ta có thể hiểu “Giao tiếp” là trao đổi, tiếp xúc với nhau. Cụ thể
giữa con người với con người, giao tiếp có thể qua: ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ (bao gồm ngôn ngữ
cơ thể). “Công nghệ” là thuật ngữ nói chung chỉ các phương tiện kỹ thuật, máy móc hiện đại, như:
điện thoại, máy tính,.. Hiện nay đi ra các quán cà phê cuối tuần đông đúc hơn thường nhật chúng ta
có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh: mỗi bàn có 5 - 7 người. Có điều suốt thời gian ngồi bên nhau, họ
cùng nhâm nhi cà phê nhưng… không ai nói chuyện với ai mà trao đổi với người khác qua các
phương tiện công nghệ. Ngay cả trong quan hệ công việc, tình yêu hay gia đình, nhiều người cũng
thích nói chuyện trên mạng hơn. Nhiều bạn trẻ ngày nay đã lười giao tiếp hẳn, quá lạm dụng công cụ
trò chuyện trên những mạng xã hội. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do một số bạn còn quá
lệ thuộc vào công nghệ, chưa biết kiểm soát bản thân. Hậu quả: Giao tiếp bằng cách trò chuyện trực
diện ngày càng bị chối bỏ: khi trò chuyện trên mạng thì rất thân mật nhưng gặp ở ngoài thì toàn bơ
nhau như chưa hề quen biết. Các mối quan hệ bị rạn nứt hoặc mất đi: Quan hệ thân thiết giữa những
người trong gia đình, bạn bè, xã hội ngày càng “nhạt” đi, khó thấu hiểu và cảm thông lẫn nhau. Để
cải thiện tình hình trên, chúng ta hãy cùng thực hiện qua khẩu hiệu: “Hãy tắt máy tính, ra ngoài và
gặp ai đó”, hay “Hãy đối mặt với vấn đề của bạn, đừng mang nó lên Facebook”. Bản thân mỗi người
cần biết kiểm soát việc sử dụng công nghệ của bản thân.
4.
“Vấn nạn” làm nhục trên mạng xã hội
Đề:
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn nạn “làm nhục” trên mạng
xã hội.
1. Phân tích đề & gợi ý
Vấn đề cần nghị luận: “Vấn nạn” làm nhục trên mạng xã hội.
Dạng đề Nghị luận xã hội về một hiện tượng xã hội.
Về hình thức và kỹ năng: Đoạn văn có dung lượng khoảng 200 chữ, không sai lỗi chính tả, dùng
từ, đặt câu, bài viết cần mạch lạc rõ ràng, lập luận chặt chẽ…
Về nội dung: Để viết đạt yêu cầu, học sinh cần giải thích được “làm nhục” là gì. Đồng thời nêu thực trạng,
nguyên nhân và hậu quả của vấn nạn“làm nhục” để từ đó đưa ra giải pháp giải quyết vấn nạn “làm nhục” trên
mạng xã hội và rút ra bài học cho bản thân.
Chí Bằng – GÓI QUÀ–10 ĐOẠN VĂN 200 CHỮ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG/XÃ HỘI
2. Hướng dẫn viết
a. Giải thích
“Làm nhục” là hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người
khác.Biểu hiện, như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông…
b. Thực trạng
Tình trạng sử dụng các trang mạng xã hộiđể nói xấu, bôi nhọ người khác đang diễn ra phổ biến, phức tạp và
khó kiểm soát.
Có thể kể đến những hội nhóm anti-fan (người chống đối) một ca sĩ, người mẫu, họ không ngần ngại công
khai chửi rủa, bình phẩm. Thậm chí, nhiều thành viên còn đăng những hình ảnh, trạng thái trên trang cá nhân,
sau đó kêu gọi bạn bè của mình vào “ném đá hội đồng”, xúc phạm người khác một cách thậm tệ. Chưa kể
đến việc hiện có hàng ngàn thành viên tham gia những hội…“thích chửi tục”, “thích chửi thề” trên
Facebook...
c. Nguyên nhân & hậu quả
Nguyên nhân dẫn đến vấn nạn này là do ý thức, văn hóa ứng xử kém, không lường trước hậu quả; xem việc
xúc phạm người khác là thú vui;…
Hậu quả: Việc xúc phạm, làm nhục người khác để lại hậu quả vô cùng khôn lường. Tùy vào mức độ mà gây
tổn thương đến danh dự, nhân phẩm hoặc thậm chí khiến cho nạn nhân mặc cảm mà dẫn đến tự sát.
d. Giải pháp & bài học + liên hệ bản thân
Mạng xã hội không phải của riêng ai nhưng mỗi người khi tham gia cũng cần có ý thức, văn hóa.
Hiện nay pháp luật đã ban hành luật xử phạt đối với hành vi xúc phạm người khác trên mạng xã hội. Hành vi
xúc phạm người khác tùy vào mức độ mà có thể bị xử lý hình sự.
Kêu gọi mọi người không tham gia vào các cuộc chơi, phong trào “làm nhục” và cũng cần phản đối, phê phán
hành vi xúc phạm người khác. Đồng thời, tôn trọng và bảo vệ quyền tồn tại của người khác.
Bản thân mỗi người khi phê bình một ai cũng cần tế nhị, nhẹ nhàng và có văn hóa.
3. Đoạn văn tham khảo
ĐOẠN VĂN 200 CHỮ HOÀN CHỈNH
Tình trạng sử dụng các trang mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ người khác đang diễn ra phổ biến, phức
tạp và khó kiểm soát. Người ta gọi việc nói xấu, bôi nhọ là “làm nhục”. Cụ thể: “Làm nhục” là hành
vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.Biểu
hiện, như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông. Có thể kể đến
những hội nhóm anti-fan (người chống đối) một ca sĩ, người mẫu, họ không ngần ngại công khai chửi
rủa, bình phẩm. Thậm chí, nhiều thành viên còn đăng những hình ảnh, trạng thái trên trang cá nhân,
sau đó kêu gọi bạn bè của mình vào “ném đá hội đồng”, xúc phạm người khác một cách thậm tệ.
Chưa kể đến việc hiện có hàng ngàn thành viên tham gia những hội…“thích chửi tục”, “thích chửi
thề” trên Facebook. Nguyên nhân dẫn đến vấn nạn này là do ý thức, văn hóa ứng xử kém, không
lường trước hậu quả; xem việc xúc phạm người khác là thú vui;… Việc xúc phạm, làm nhục người
khác để lại hậu quả vô cùng khôn lường. Tùy vào mức độ mà gây tổn thương đến danh dự, nhân phẩm
hoặc thậm chí khiến cho nạn nhân mặc cảm mà dẫn đến tự sát. Mạng xã hội không phải của riêng ai
nhưng mỗi người khi tham gia cũng cần có ý thức, văn hóa. Hiện nay pháp luật đã ban hành luật xử
phạt đối với hành vi xúc phạm người khác trên mạng xã hội. Hành vi xúc phạm người khác tùy vào
mức độ mà có thể bị xử lý hình sự. Kêu gọi mọi người không tham gia vào các cuộc chơi, phong trào
“làm nhục” và cũng cần phản đối, phê phán hành vi xúc phạm người khác. Đồng thời, tôn trọng và
bảo vệ quyền tồn tại của người khác. Bản thân mỗi người khi phê bình một ai cũng cần tế nhị, nhẹ
nhàng và có văn hóa.
(Trích sách Thủ thuật giải nhanh đề thi Ngữ văn, Chí Bằng, NXB, Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh)
5.
“Nghề từ thiện” trên mạng xã hội
Đề:
Chí Bằng – GÓI QUÀ–10 ĐOẠN VĂN 200 CHỮ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG/XÃ HỘI
Từ vấn đề được nói đến trong phần đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ của về vấn nạn: “Ăn chặn” tiền từ thiện, trục lợi lòng nhân ái (trên mạng xã hội)
1. Phân tích đề & gợi ý
Vấn đề cần nghị luận: “Ăn chặn” tiền từ thiện, trục lợi lòng nhân ái.
Dạng đề Nghị luận xã hội về một hiện tượng xã hội.
Về hình thức và kỹ năng: Đoạn văn có dung lượng khoảng 200 chữ, không sai lỗi chính tả, dùng từ,
đặt câu, bài viết cần mạch lạc rõ ràng, lập luận chặt chẽ…
Về nội dung: Để viết đạt yêu cầu, học sinh cần giải thích được “từ thiện” là gì, và“ăn chặn” tiền từ
thiện, trục lợi lòng nhân ái không chỉ dừng lại ở trên mạng xã hội nữa, mà vấn đề nghị luận mở ra
tương đối rộng. Các em cần nêu thực trạng chung hiện nay và dẫn chứng ở một vài mặt cụ thể (đây
là vấn đề nhạy cảm). Tiếp đến là nguyên nhân, hậu quả để lại và cần đưa ra giải pháp khắc phục tình
trạng này. Cuối cùng là rút ra bài học nhận thức và hành động.
2. Hướng dẫn viết
a. Giải thích
Từ thiện có nghĩa là làm việc tốt từ lòng yêu thương con người. Đó cũng là truyền thống nhân ái “lá
lành đùm lá rách” của dân tộc ta.
“Nghề” có thể hiệu là một công việc tạo ra vật chất cho bản thân.
Từ thiện vốn không đem lại vật chất, lợi nhuận cho bản thân. Cách nói “Nghề từ thiện” mang hàm ý
mỉa mai, châm biếm.
b. Thực trạng
Phong trào từ thiện đã và đang được nhân lên tạo hiệu ứng tốt trong xã hội, xoa dịu nỗi đau, chia sẻ
khó khăn với nhiều người có hoàn cảnh đặc biệt, giúp họ hòa nhập, vươn lên trong cuộc sống. Song
đáng buồn là không ít trường hợp tham gia từ thiện heo phong trào, từ thiện để đánh bóng tên tuổi
và để… làm giàu!
Trên các trang mạng xã hội hiện nay, người ta còn truyền tai nhau “nghề” từ thiện trá hình. Theo đó,
một số facebooker sau khi quyên góp được tài chính, hiện vật từ cộng đồng, họ chỉ trích một phần
ít trong số đó dành cho những người khó khăn, còn phần lớn giữ lại, theo kiểu ăn chặn.
c. Nguyên nhân & hậu quả
Nguyên nhân dẫn đến vấn nạn trên là do một số người ích kỉ, chỉ biết đến lợi ích bản thân, thiếu lòng
tự trọng, vô cảm. Một phần cũng do quản lí chưa tốt.
Hậu quả, tác động xấu đến các hoạt động từ thiện, đánh mất lòng tin của xã hội.
d. Giải pháp
Những hành vi này cần phải lên án, xử lý nghiêm để không còn những “con sâu từ thiện làm rầu nồi
canh”.
Đồng thời, cũng cần rà soát cơ chế, chính sách hỗ trợ, từ thiện hiện nay có gì bất hợp lý để có điều
chỉnh kịp thời.
e. Bài học & liên hệ bản thân
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”song lòng hảo tâm cũng cần phải tỉnh táo, gửi gắm đúng
những địa chỉ đơn vị, tổ chức tin cậy trong hoạt động từ thiện, nhân đạo. Điều này cũng góp phần
ngăn chặn những hành vi tiêu cực núp bóng từ thiện.
Kêu gọi mọi người hướng đến những cá nhân, tổ chức từ thiện uy tín, chính đáng.
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi!” (Trịnh Công
Sơn)
3. Đoạn văn tham khảo
ĐOẠN VĂN 200 CHỮ HOÀN CHỈNH
Chí Bằng – GÓI QUÀ–10 ĐOẠN VĂN 200 CHỮ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG/XÃ HỘI
Chỉ cần sao chép thông tin, hình ảnh của báo Dân trí hoặc ở đâu đó trên mạng xã hội, các “nhà từ
thiện” chỉ việc thay địa chỉ hoàn cảnh cần được giúp đỡ bằng số tài khoản cá nhân của mình để gửi
lời kêu gọi mọi người đóng góp. Nhưng khi nhận được tiền mọi người ủng hộ, các nhà từ thiện không
chuyển cho hoàn cảnh một đồng nào, thậm chí dùng tiền của hoàn cảnh này để chuyển cho hoàn cảnh
khác rất tùy tiện. (Theo Dân trí). Từ thiện có nghĩa là làm việc tốt từ lòng yêu thương con người. Đó
cũng là truyền thống nhân ái “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta. “Nghề” có thể hiệu là một công
việc tạo ra vật chất cho bản thân. Từ thiện vốn không đem lại vật chất, lợi nhuận cho bản thân. Cách
nói “Nghề từ thiện” mang hàm ý mỉa mai, châm biếm. Hiện nay, phong trào từ thiện đã và đang
được nhân lên tạo hiệu ứng tốt trong xã hội, xoa dịu nỗi đau, chia sẻ khó khăn với nhiều người có
hoàn cảnh đặc biệt, giúp họ hòa nhập, vươn lên trong cuộc sống. Song đáng buồn là không ít trường
hợp tham gia từ thiện heo phong trào, từ thiện để đánh bóng tên tuổi và để… làm giàu! Trên các trang
mạng xã hội hiện nay, người ta còn truyền tai nhau “nghề” từ thiện trá hình. Theo đó, một số
facebooker sau khi quyên góp được tài chính, hiện vật từ cộng đồng, họ chỉ trích một phần ít trong số
đó dành cho những người khó khăn, còn phần lớn giữ lại, theo kiểu ăn chặn. Nguyên nhân dẫn đến
vấn nạn trên là do một số người ích kỉ, chỉ biết đến lợi ích bản thân, thiếu lòng tự trọng, vô cảm. Một
phần cũng do quản lí chưa tốt. Hậu quả, tác động xấu đến các hoạt động từ thiện, đánh mất lòng tin
của xã hội. Những hành vi này cần phải lên án, xử lý nghiêm để không còn những “con sâu từ thiện
làm rầu nồi canh”. Đồng thời, cũng cần rà soát cơ chế, chính sách hỗ trợ, từ thiện hiện nay có gì bất
hợp lý để có điều chỉnh kịp thời. “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”song lòng hảo tâm cũng
cần phải tỉnh táo, gửi gắm đúng những địa chỉ đơn vị, tổ chức tin cậy trong hoạt động từ thiện, nhân
đạo. Điều này cũng góp phần ngăn chặn những hành vi tiêu cực núp bóng từ thiện. Đồng thời cần
kêu gọi mọi người hướng đến những cá nhân, tổ chức từ thiện uy tín, chính đáng.
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi!”
(Trịnh Công Sơn)
(Trích sách Thủ thuật giải nhanh đề thi Ngữ văn, Chí Bằng, NXB, Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh)
6.
Ô nhiễm môi trường
Đề:
1.
2.
a.
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn luận về vấn nạn ô nhiễm môi trường.
Phân tích đề & gợi ý
Vấn đề cần nghị luận: ô nhiễm môi trường.
Dạng đề Nghị luận về một hiện tượng đời sống/xã hội.
Về kỹ năng và hình thức: Đoạn văn có dung lượng khoảng 200 chữ, không sai lỗi chính tả, dùng từ,
đặt câu, bài viết cần mạch lạc rõ ràng, lập luận chặt chẽ…
Về nội dung: Để viết đạt yêu cầu, học sinh cần giải thích được “ô nhiễm môi trường” là gì và nêu
được biểu hiện, thực trạng của vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay. Đồng thời phân tích, chứng
minh làm rõ nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường (đối với cuộc sống của mỗi con người,
xã hội, kinh tế, chính trị…) rồi tiến đến đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề, để từ đó rút ra bài
học cho bản thân.
Hướng dẫn viết
Giải thích
Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng
trực tiếp đến con người và sinh vật trên trái đất.
Ô nhiễm môi trường là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc hại gây tác hại xấu đến
cuộc sống con người.
Chí Bằng – GÓI QUÀ–10 ĐOẠN VĂN 200 CHỮ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG/XÃ HỘI
b. Thực trạng
Môi trường không khí: các nhà máy, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác,… đã và đang thải ra
môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà
kính, …
Ô nhiễm môi trường nước: nguồn nước bị nhiễm độc do nước thải, sự cố tràn dầu,…khiến cho số
lượng nước sạch ngày càng khan hiếm.
Ô nhiễm môi trường đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, nhiễm chì, nhiễm độc do rác
thải, thuốc trừ sâu, …
c. Nguyên nhân & hậu quả
Nguyên nhân:
+ Vì lợi nhuận, một số doanh nghiệp bất chấp pháp luật cố ý xả chất thải chưa qua xử lý vào môi
trường,…
+ Ý thức của người dân còn kém: vô trách nhiệm, chặt phá rừng, xả rác thải dẫn đến tình trạng ô
nhiễm diện rộng không kiểm soát được.
+ Sự quản lý của nhà nước còn lỏng lẻo.
Hậu quả:
+ Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người (bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng,
đau ngực, tức thở; khoảng 14.000 cái chết mỗi ngày do ô nhiễm nguồn nước…)
+ Cạn kiệt tài nguyên sinh vật, thiếu nước sinh hoạt, mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường
sống.
+ Ảnh hưởng đến các nguồn lợi kinh tế, nông nghiệp, du lịch, ...
d. Giải pháp
Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xứ lý những doạnh nghiệp cá nhân vi
phạm.
Tăng cường tuyên truyền để cho nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.
Đồng thời nêu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái, sức khỏe con người…
Tiến hành áp dụng công nghệ khoa học để giải quyết hiện trạng ô nhiễm...
e. Bài học & liên hệ bản thân
Bản thân cần xây dựng ý thức chấp hành pháp luật, cần có trách nhiệm với vấn nạn chung với xã
hội, không có những hành vi trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng tới môi trường sống.
Góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của những người xung quanh về bảo vệ môi trường.
3. Đoạn văn tham khảo
ĐOẠN VĂN 200 CHỮ HOÀN CHỈNH
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Môi trường
bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng trực tiếp đến
con người và sinh vật trên trái đất. Ô nhiễm môi trường là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất
độc hại gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Môi trường không khí: các nhà máy, khói bụi xe hơi
và các loại động cơ khác,… đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ,
các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính,… Ô nhiễm môi trường nước: nguồn nước bị nhiễm
độc do nước thải, sự cố tràn dầu,…khiến cho số lượng nước sạch ngày càng khan hiếm. Ô nhiễm môi
trường đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, nhiễm chì, nhiễm độc do rác thải, thuốc trừ
sâu,… Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: Vì lợi nhuận, một số doanh nghiệp bất chấp pháp
luật cố ý xả chất thải chưa qua xử lý vào môi trường,… Ý thức của người dân còn kém: vô trách
nhiệm, chặt phá rừng, xả rác thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm diện rộng không kiểm soát được. Sự quản
Chí Bằng – GÓI QUÀ–10 ĐOẠN VĂN 200 CHỮ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG/XÃ HỘI
lý của nhà nước còn lỏng lẻo. Dẫn đến hậu quả: Sức khỏe con người bị ảnh hưởng trực tiếp như: Bệnh
đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở; khoảng 14.000 cái chết mỗi ngày do ô
nhiễm nguồn nước… Nguồn tài nguyên sinh vật cạn kiệt, thiếu nước sinh hoạt, mất cân bằng đa dạng
sinh học của môi trường sống. Ảnh hưởng đến các nguồn lợi kinh tế, nông nghiệp, du lịch,... Cần đưa
ra giải pháp hiệu quả và tức thời như: Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xứ
lý những doạnh nghiệp cá nhân vi phạm. Tăng cường tuyên truyền để cho nâng cao nhận thức của
người dân trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời nêu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ
sinh thái, sức khỏe con người… Tiến hành áp dụng công nghệ khoa học để giải quyết hiện trạng ô
nhiễm... Bản thân cần xây dựng ý thức chấp hành pháp luật, cần có trách nhiệm với vấn nạn chung
với xã hội, không có những hành vi trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng tới môi trường sống. Đồng thời,
góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của những người xung quanh về bảo vệ môi trường.
7.
An toàn vệ sinh thực phẩm
Đề:
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn luận về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
1. Phân tích đề & gợi ý
Vấn đề cần nghị luận: an toàn vệ sinh thực phẩm.
Dạng đề Nghị luận về một hiện tượng đời sống/xã hội.
Về kỹ năng và hình thức: Đoạn văn có dung lượng khoảng 200 chữ, không sai lỗi chính tả, dùng từ,
đặt câu, bài viết cần mạch lạc rõ ràng, lập luận chặt chẽ…
Về nội dung: Học sinh cần giải thích được “an toàn vệ sinh thực phẩm” là gì và nêu được biểu hiện,
thực trạng của vấn đề vệ sinh thực phẩm hiện nay. Đồng thời phân tích, chứng minh làm rõ nguyên
nhân và hậu quả của thực phẩm bẩn (đối với cuộc sống của mỗi con người, xã hội, kinh tế, chính
trị…) rồi tiến đến đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề, để từ đó rút ra bài học cho bản thân.
2. Hướng dẫn viết
a. Giải thích
Vệ sinh thực phẩm là một khái niệm khoa học để chỉ thực phẩm không chứa vi sinh vật gây bệnh và
không chứa độc tố. Khái niệm đó còn bao gồm khâu tổ chức vệ sinh trong chế biến bảo quản thực
phẩm.
Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật
lí, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực
vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người …
b. Thực trạng
Liên tiếp gần đây, nhiều vụ việc liên quan đến quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn đang
khiến nhiều người cảm thấy rất hoang mang. Những thực phẩm thiết yếu hàng ngày như rau, củ,
thịt, cá hay ngay cả dầu ăn, nước mắm… tất cả đều có nguy cơ nhiễm bẩn.
Dẫn chứng: Thịt heo nạc bất thường do lạm dụng chất cấm salbutamol trong chăn nuôi, măng tươi
được tẩm, nhuộm Auramine O – chất cấm sử dụng trong chế biến, bảo quản thực phẩm., …
c. Nguyên nhân, hậu quả
Nguyên nhân:
+ Doanh nghiệp, nhà sản xuất: Vì lợi nhuận mà bất chấp các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Người tiêu dùng: Thiếu hiểu biết, ham của rẻ mà tiêu thụ sản phẩm một cách tràn lan, không chọn
lọc.
Chí Bằng – GÓI QUÀ–10 ĐOẠN VĂN 200 CHỮ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG/XÃ HỘI
+ Cơ quan có thẩm quyền: Quản lý còn lỏng lẻo và chưa có biện pháp xử lý nghiêm.
Hậu quả: Sức khỏe người tiêu dùng bị ảnh hưởng, tính mạng bị đe dọa. Dẫn chứng: Theo Cục An
toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm có khoảng 170 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 7
nghìn người trúng độc và 37 người chết.
+ Tâm lí hoang mang, sự bất ổn có thể nảy sinh trong xã hội khi không còn niềm tin, tình thương giữa
con người với con người.
+ Thực phẩm bẩn có giá bán rẻ hơn thực phẩm sạch, gây lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng đến cá nhân,
doanh nghiệp chân chính, gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.
d. Giải pháp
Nâng cao hiểu biết cho người sản xuất lẫn người tiêu thụ về tác hại khôn lường, lâu dài của việc sử
dụng, tiêu thụ thực phẩm bẩn.
Đưa ra hình thức xử phạt đủ sức răn đe để loại bỏ việc sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Đẩy mạnh việc sản xuất thực phẩm hữu cơ, biến đổi gen có lợi, an toàn cho sức khỏe....
e. Bài học & liên hệ bản thân
Bản thân cần xây dựng ý thức chấp hành pháp luật, cần có trách nhiệm với vấn nạn chung với xã
hội, không thực hiện hay tiếp tay cho hành vi sản xuất, chế biến, lưu hành thực phẩm bẩn.
Góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của những người xung quanh về an toàn vệ sinh thực
phẩm.
3. Đoạn văn tham khảo
ĐOẠN VĂN 200 CHỮ HOÀN CHỈNH
Thời gian gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành vấn đề nhức nhối, gây xôn xao dư
luận. Vệ sinh thực phẩm là một khái niệm khoa học để chỉ thực phẩm không chứa vi sinh vật gây
bệnh và không chứa độc tố. Khái niệm đó còn bao gồm khâu tổ chức vệ sinh trong chế biến bảo quản
thực phẩm. Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các
tác nhân vật lí, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của
động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người. Liên tiếp gần đây, nhiều vụ việc
liên quan đến quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn đang khiến nhiều người cảm thấy rất
hoang mang. Những thực phẩm thiết yếu hàng ngày như rau, củ, thịt, cá hay ngay cả dầu ăn, nước
mắm… tất cả đều có nguy cơ nhiễm bẩ, như: Thịt heo nạc bất thường do lạm dụng chất cấm
salbutamol trong chăn nuôi, măng tươi được tẩm, nhuộm Auramine O – chất cấm sử dụng trong chế
biến, bảo quản thực phẩm. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: Doanh nghiệp, nhà sản xuất
vì lợi nhuận mà bất chấp các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Do người tiêu dùng: Thiếu hiểu
biết, ham của rẻ mà tiêu thụ sản phẩm một cách tràn lan, không chọn lọc. Do các cơ quan có thẩm
quyền: Quản lý còn lỏng lẻo và chưa có biện pháp xử lý nghiêm. Hậu quả để lại là sức khỏe người
tiêu dùng bị ảnh hưởng, tính mạng bị đe dọa. Dẫn chứng: Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế),
trung bình mỗi năm có khoảng 170 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 7 nghìn người trúng độc và 37
người chết. Gây tâm lí hoang mang, sự bất ổn có thể nảy sinh trong xã hội khi không còn niềm tin,
tình thương giữa con người với con người. Thực phẩm bẩn có giá bán rẻ hơn thực phẩm sạch, gây
lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng đến cá nhân, doanh nghiệp chân chính, gây ảnh hưởng nặng nề tới
nền kinh tế. Cần phải nâng cao hiểu biết cho người sản xuất lẫn người tiêu thụ về tác hại khôn lường,
lâu dài của việc sử dụng, tiêu thụ thực phẩm bẩn. Đồng thời, đưa ra hình thức xử phạt đủ sức răn đe
để loại bỏ việc sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bênh cạnh đó cần đẩy mạnh việc
sản xuất thực phẩm hữu cơ, biến đổi gen có lợi, an toàn cho sức khỏe. Bản thân mỗi người cần xây
dựng ý thức chấp hành pháp luật, cần có trách nhiệm với vấn nạn chung với xã hội, không thực hiện
Chí Bằng – GÓI QUÀ–10 ĐOẠN VĂN 200 CHỮ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG/XÃ HỘI
hay tiếp tay cho hành vi sản xuất, chế biến, lưu hành thực phẩm bẩn. Đồng thời, góp phần tuyên
truyền, nâng cao nhận thức của những người xung quanh về an toàn vệ sinh thực phẩm.
8.
Mạng xã hội
Đề:
Suy nghĩ của em về việc sử dụng mạng xã hội (facebook) trong giới trẻ hiện nay? Bằng một đoạn
văn (khoảng 200 chữ), anh/chị hãy bàn luận về vấn đề này.
1. Phân tích đề & gợi ý
Vấn đề cần nghị luận: việc sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ hiện nay.
Dạng đề Nghị luận về một hiện tượng đời sống/xã hội.
Về kỹ năng và hình thức: Đoạn văn có dung lượng khoảng 200 chữ, không sai lỗi chính tả, dùng từ,
đặt câu, bài viết cần mạch lạc rõ ràng, lập luận chặt chẽ…
Về nội dung: Học sinh cần giải thích được “mạng xã hội” là gì và nêu được biểu hiện, thực trạng
của vấn đề việc sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ hiện nay. Đồng thời phân tích, chứng minh làm
rõ nguyên nhân và hậu quả của việc lạm dụng mạng xã hội (đối với cuộc sống của mỗi con người,
xã hội, kinh tế, …) rồi tiến đến đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề, để từ đó rút ra bài học cho
bản thân.
2. Hướng dẫn viết
a. Giải thích
Mạng xã hội là khái niệm chỉ chung các dịch vụ kết nối thành viên, bạn bè qua Internet. Các dịch vụ,
ứng dụng này cho phép người dùng chia sẻ thông tin một cách rộng rãi. Đây là một trong những sản
phẩm khoa học trí tuệ của con người trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin.
b. Thực trạng
Facebook tiếp tục là mạng xã hội phổ biến cũng như kênh cung cấp thông tin quan trọng của giới
trẻ tại Việt Nam (đầu năm 2016, trong 35 triệu tài khoản Facebook tại Việt Nam, có đến ¾ người
dùng nằm trong độ tuổi từ 18 – 34; kho dữ liệu của Facebook phong phú, đa dạng với những thông
tin cá nhân người dùng, tin tức về mọi mặt của xã hội dưới dạng các bài viết, hình ảnh, video, ...)
Facebook đồng thời chứa đựng không ít các thông tin chưa được kiểm chứng nhưng lại được phát
tán tràn lan (Sự việc con băng bó cho người cha say rượu, mất kiểm soát bị hiểu nhầm là con đánh
cha thừa sống thiếu chết ở Tứ Kỳ, Hải Dương; 4 lô cá Việt Nam bị EU trả lại được phóng đại thành
EU từ chối nhập khẩu cá Việt Nam sau vụ cá chết hàng loạt tại miền Trung, …)
c. Nguyên nhân, hậu quả
Nguyên nhân:
+ Khách quan: Mạng xã hội có vị trí quan trọng trong cuộc sống của giới trẻ Việt Nam bởi khả năng
giao tiếp – tương tác, tìm kiếm thông tin hiệu quả mà nó đem lại. Tuy nhiên, mạng xã hội chưa
có một cơ chế kiểm soát thông tin, dẫn đến việc các thông tin thật giả tồn tại song song, khó có
thể phân biệt.
+ Chủ quan: Thanh thiếu niên là nhóm người dùng có khả năng tiếp cận cao nhất với các thành tựu
công nghệ như Facebook tuy nhiên một bộ phận trong số họ chưa có đủ kiến thức, hiểu biết và
kinh nghiệm để phân biệt các thông tin trên mạng xã hội.
Hậu quả:
+ Cá nhân: tình trạng lệch lạc về tư tưởng, nhận thức; sự hoang mang, hoài nghi về xã hội trước
các thông tin thật giả trên Facebook; sự hiểu lầm gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự bản thân.
Chí Bằng – GÓI QUÀ–10 ĐOẠN VĂN 200 CHỮ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG/XÃ HỘI
+ Xã hội: Khi các thông tin từ các nguồn không chính thống được chia sẻ trên mạng xã hội, những
hậu quả khôn lường có thể xảy ra (Nền nông nghiệp, kinh tế của một quốc gia cũng bị ảnh hưởng
nghiêm trọng bởi bài viết của một “anh hùng bàn phím” và những lượt like, share ồ ạt thiếu nghĩ
suy)
d. Giải pháp
Giáo dục, gia tăng nhận thức trong thanh thiếu niên về mạng xã hội, cách sử dụng mạng xã hội hợp
lí.
Đề ra cơ chế kiểm soát thông tin, loại bỏ các nội dung xuyên tạc, gây bất an trong dư luận trên mạng
xã hội.
Giới trẻ cần tự trang bị các kiến thức, kinh nghiệm sống cho mình để hình thành khả năng phân tích
trước các thông tin tràn lan trên mạng xã hội.
e. Bài học & liên hệ bản thân
Bản thân cần nhận thức đầy đủ về tác động tích cực lẫn tiêu cực của mạng xã hội, từ đó hình thành
thói quen sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn, văn minh.
Góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của những người xung quanh về việc sử dụng mạng xã
hội.
3. Đoạn văn tham khảo
ĐOẠN VĂN 200 CHỮ HOÀN CHỈNH
Mạng xã hội là khái niệm chỉ chung các dịch vụ kết nối thành viên, bạn bè qua Internet. Các dịch vụ,
ứng dụng này cho phép người dùng chia sẻ thông tin một cách rộng rãi. Đây là một trong những sản
phẩm khoa học trí tuệ của con người trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin. Hiện nay, Facebook
tiếp tục là mạng xã hội phổ biến cũng như kênh cung cấp thông tin quan trọng của giới trẻ tại Việt
Nam: Đầu năm 2016, trong 35 triệu tài khoản Facebook tại Việt Nam, có đến ¾ người dùng nằm
trong độ tuổi từ 18 – 34; kho dữ liệu của Facebook phong phú, đa dạng với những thông tin cá nhân
người dùng, tin tức về mọi mặt của xã hội dưới dạng các bài viết, hình ảnh, video, .... Facebook đồng
thời chứa đựng không ít các thông tin chưa được kiểm chứng nhưng lại được phát tán tràn lan: Sự
việc con băng bó cho người cha say rượu, mất kiểm soát bị hiểu nhầm là con đánh cha thừa sống
thiếu chết ở Tứ Kỳ, Hải Dương; 4 lô cá Việt Nam bị EU trả lại được phóng đại thành EU từ chối nhập
khẩu cá Việt Nam sau vụ cá chết hàng loạt tại miền Trung, …Nguyên nhân là do mạng xã hội có vị
trí quan trọng trong cuộc sống của giới trẻ Việt Nam bởi khả năng giao tiếp – tương tác, tìm kiếm
thông tin hiệu quả mà nó đem lại. Tuy nhiên, mạng xã hội chưa có một cơ chế kiểm soát thông tin,
dẫn đến việc các thông tin thật giả tồn tại song song, khó có thể phân biệt. Đồng thời, thanh thiếu
niên là nhóm người dùng có khả năng tiếp cận cao nhất với các thành tựu công nghệ như Facebook
tuy nhiên một bộ phận trong số họ chưa có đủ kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm để phân biệt các
thông tin trên mạng xã hội. Hậu quả đề lại là tình trạng lệch lạc về tư tưởng, nhận thức; sự hoang
mang, hoài nghi về xã hội trước các thông tin thật giả trên Facebook; sự hiểu lầm gây ảnh hưởng đến
uy tín, danh dự bản thân. Đồng thời, khi các thông tin từ các nguồn không chính thống được chia sẻ
trên mạng xã hội, những hậu quả khôn lường có thể xảy ra như: Nền nông nghiệp, kinh tế của một
quốc gia cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bài viết của một “anh hùng bàn phím” và những lượt
like, share ồ ạt thiếu nghĩ suy. Chúng ta cần giáo dục, gia tăng nhận thức trong thanh thiếu niên về
mạng xã hội, cách sử dụng mạng xã hội hợp lí. Cần đề ra cơ chế kiểm soát thông tin, loại bỏ các nội
dung xuyên tạc, gây bất an trong dư luận trên mạng xã hội. Giới trẻ cần tự trang bị các kiến thức, kinh
nghiệm sống cho mình để hình thành khả năng phân tích trước các thông tin tràn lan trên mạng xã
hội. Bản thân cần nhận thức đầy đủ về tác động tích cực lẫn tiêu cực của mạng xã hội, từ đó hình
Chí Bằng – GÓI QUÀ–10 ĐOẠN VĂN 200 CHỮ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG/XÃ HỘI
thành thói quen sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn, văn minh. Bên cạnh đó chúng ta cần góp
phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của những người xung quanh về việc sử dụng mạng xã hội.
9.
Bạo lực học đường
Đề:
Bàn luận về vấn đề bạo lực học đường bằng một đoạn văn (khoảng 200 chữ).
1. Phân tích đề & gợi ý
Vấn đề cần nghị luận: bạo lực học đường.
Dạng đề Nghị luận về một hiện tượng đời sống/xã hội.
Về kỹ năng và hình thức: Đoạn văn có dung lượng khoảng 200 chữ, không sai lỗi chính tả, dùng từ,
đặt câu, bài viết cần mạch lạc rõ ràng, lập luận chặt chẽ…
Về nội dung: Học sinh cần giải thích được “bạo lực học đường” là gì và nêu được biểu hiện, thực
trạng của vấn đề bạo lực học đường hiện nay. Đồng thời phân tích, chứng minh làm rõ nguyên nhân
và hậu quả của vấn nạn bạo lực học đường (đối với học sinh, trường học, xã hội…) rồi tiến đến đưa
ra những giải pháp giải quyết vấn đề, để từ đó rút ra bài học cho bản thân.
2. Hướng dẫn viết
a. Giải thích
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn
áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
Biểu hiện: Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm
phạm cơ thể con người.
b. Thực trạng
Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực không chỉ
đơn giản chỉ là các nam sinh mà nay hot nhất chính là clip của các nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh
bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội, ở TPHCM, Nghệ An, …
Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô…
Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức trong nhà trường.
Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…
c. Nguyên nhân, hậu quả
Nguyên nhân:
+ Trực tiếp: xảy ra vì những xích mích nhỏ, không đáng có: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người
yêu, không cùng đẳng cấp...
+ Sâu xa:
Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng
xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo
lực (kiếm, súng...) và môi trường xã hội bạo lực: hàng xóm bạo lực, bạo lực gia đình,…
Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình. Sự giáo dục trong nhà trường: nặng
về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu
học văn”.
Chí Bằng – GÓI QUÀ–10 ĐOẠN VĂN 200 CHỮ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG/XÃ HỘI
Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết
thực, đồng bộ, triệt để...
Hậu quả:
+ Với nạn nhân: Gây tổn thương về thể xác, tinh thần, gia đình, người thân, bạn bè người bị hại.
Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.
+ Người gây ra bạo lực: Con người phát triển không toàn diện, có thiên hướng bạo lực, là mầm
mống của tội ác mất hết tính người sau này. Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho
xã hội. Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
d. Giải pháp
Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức:
+ Ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện
+ Nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người để từ đó có những hành động hợp lí, đúng đắn.
Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường,
trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, cách ứng xử, tạo nền tảng phát triển tính nhân văn
trong mỗi con người.
Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương
cho người khác.
e. Bài học & liên hệ bản thân
Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp...
Góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của những người xung quanh về việc bạo lực trong học
đường và xã hội.
3. Đoạn văn tham khảo
ĐOẠN VĂN 200 CHỮ HOÀN CHỈNH
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn
áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
Một số biểu hiện của bạo lực học như xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm
tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người. Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể
tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực không chỉ đơn giản chỉ là các nam sinh mà nay hot nhất chính là
clip của các nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội, ở TPHCM, Nghệ
An. Một số học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy
cô. Thậm chí các em lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức trong nhà trường hay giáo
viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do xảy
ra vì những xích mích nhỏ, không đáng có: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng
đẳng cấp. Nhưng nguyên nhân gốc rễ là do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu
khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan
điểm sống. Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính
bạo lực và môi trường xã hội bạo lực: hàng xóm bạo lực, bạo lực gia đình. Do sự giáo dục chưa đúng
đắn, thiếu quan tâm của gia đình. Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi
khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”. Do xã hội thờ ơ, dửng dưng,
buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để... Hậu quả
để lại hết sức nghiêm trọng: Đối với nạn nhân, gây tổn thương về thể xác, tinh thần, gia đình, người
thân, bạn bè người bị hại. Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà
trường, đến xã hội. Đối với người có hành vi bạo lực: Con người phát triển không toàn diện, có thiên
hướng bạo lực, là mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này. Làm hỏng tương lại chính mình,
gây nguy hại cho xã hội. Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét. Đối với những người gây ra bạo lực
Chí Bằng – GÓI QUÀ–10 ĐOẠN VĂN 200 CHỮ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG/XÃ HỘI
học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức: Ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động
do bản thân thực hiện. Nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người để từ đó có những hành động
hợp lí, đúng đắn. Để cải thiện tình hình, xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục
con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, cách ứng xử, tạo
nền tảng phát triển tính nhân văn trong mỗi con người. Mỗi người cần có thái độ quyết liệt phê phán
răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác. Bản thân chúng
ta cần có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp. Đồng
thời cần góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của những người xung quanh về việc bạo lực
trong học đường và xã hội.
10.
“Bệnh vô cảm”
Đề:
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn luận về “bệnh vô cảm”.
1. Phân tích đề & gợi ý
Vấn đề cần nghị luận: “bệnh vô cảm”.
Dạng đề Nghị luận về một hiện tượng đời sống/xã hội.
Về kỹ năng và hình thức: Đoạn văn có dung lượng khoảng 200 chữ, không sai lỗi chính tả, dùng từ,
đặt câu, bài viết cần mạch lạc rõ ràng, lập luận chặt chẽ…
Về nội dung: Học sinh cần giải thích được “vô cảm” là gì và nêu được biểu hiện, thực trạng của vấn
đề vô cảm trong xã hội hiện nay. Đồng thời phân tích, chứng minh làm rõ nguyên nhân và hậu quả
của hiện tượng vô cảm (đối với cá nhân, gia đình, xã hội…) rồi tiến đến đưa ra những giải pháp giải
quyết vấn đề, để từ đó rút ra bài học cho bản thân.
2. Hướng dẫn viết
a. Giải thích
Vô cảm là không có cảm xúc với cuộc sống, với những gì đang diễn ra. Bệnh vô cảm đang diễn ra
ngày càng phức tạp, trở thành một căn bệnh khó chữa.
b. Thực trạng
Trong gia đình: con cái thờ ơ với những khó khăn, vất vả của cha mẹ; cha mẹ thì không quan tâm,
thờ ơ với những suy nghĩ, những hành động, việc làm sai trái của con.
Trong trường học: học trò thờ ơ với sự chỉ bảo tận tình của thầy cô…
Ngoài xã hội: thờ ơ, bàng quan, chỉ đứng xem rồi bàn tán, thậm chí thừa cơ chuộc lợi khi ai đó bị
tai nạn, bị bạo hành.
c. Nguyên nhân, hậu quả
- Nguyên nhân:
Lối sống cá nhân, vị kỉ, thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến những người xung quanh.
Giới trẻ lo đắm chìm trong thế giới ảo mà quên đi cuộc sống hiện thực
Gia đình, nhà trường chưa quan tâm, giáo dục tình thương ở các em.
Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, đề cao vật chất
- Hậu quả:
Khiến con người xa nhau, không biết đặt mình vào vị trí của nhau để cảm nhận, dần dần vô tâm,
hờ hững trước những bất hạnh của người khác.
Làm mất đi truyền thống tương thân tương ai của dân tộc…
Chí Bằng – GÓI QUÀ–10 ĐOẠN VĂN 200 CHỮ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG/XÃ HỘI
d. Giải pháp & Bài học
Mỗi người cần nhận thức và sống có trách nhiệm với chính bản thân cũng như với gia đình, xã hội
và cộng đồng.
Gia đình, nhà trường cần quan tâm, giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ.
Phê phán thái độ sống thờ ơ, vô cảm và đề cao, nêu gương những người giàu lòng vị tha, nhân ái.
3. Đoạn văn tham khảo
ĐOẠN VĂN 200 CHỮ HOÀN CHỈNH
Sự phát triển ngày càng cao của đời sống vật chất thì điều đáng buồn là những biểu hiện của truyền
thống tốt đẹp “tương thân tương ái” lại mai một dần và chúng ta đang phải đối mặt với một căn bệnh
tinh thần đáng sợ. Người ta gọi đó những triệu chứng của “bệnh vô cảm”. Người mắc “bênh vô cảm”
không có cảm xúc với cuộc sống, với những gì đang diễn ra. Bệnh vô cảm đang diễn ra ngày càng
phức tạp, trở thành một căn bệnh khó chữa. Thực trạng đang diễn ra ngay trong chính gia đình, như:
con cái thờ ơ với những khó khăn, vất vả của cha mẹ; cha mẹ thì không quan tâm, thờ ơ với những
suy nghĩ, những hành động, việc làm sai trái của con. Trong trường học: học trò thờ ơ với sự chỉ bảo
tận tình của thầy cô. Ngoài xã hội: thờ ơ, bàng quan, chỉ đứng xem rồi bàn tán, thậm chí thừa cơ
chuộc lợi khi ai đó bị tai nạn, bị bạo hành. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: Lối sống cá
nhân, vị kỉ, thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến những người xung quanh. Do giới trẻ lo đắm chìm
trong thế giới ảo mà quên đi cuộc sống hiện thực. Do gia đình, nhà trường chưa quan tâm, giáo dục
tình thương ở các em. Do nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, đề cao vật chất. Và để lại
những hậu quả to lớn như: khiến con người xa nhau, không biết đặt mình vào vị trí của nhau để cảm
nhận, dần dần vô tâm, hờ hững trước những bất hạnh của người khác. Đồng thời, làm mất đi truyền
thống tương thân tương ai của dân tộc. Mỗi người cần nhận thức và sống có trách nhiệm với chính
bản thân cũng như với gia đình, xã hội và cộng đồng. Mỗi gia đình, nhà trường cần quan tâm, giáo
dục ý thức cho thế hệ trẻ. Bản thân chúng ta cần phê phán thái độ sống thờ ơ, vô cảm và đề cao, nêu
gương những người giàu lòng vị tha, nhân ái.
Thầy Chí Bằng chúc các em học sinh ôn tập tốt và thi đậu !
60 ngày đếm ngược!