Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

chuong trinh phoi hop hoi nong dan tinh cb 2016sua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.06 KB, 4 trang )

BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH CAOBẰNG
HỘI NÔNG DÂN TỈNH CAO BẰNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cao Bằng, ngày 31 tháng 12 năm 2016

Số: 1837/ CTPH-BHXH-HND

CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP
Tuyên truyền, vận động nông dân tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
giữa Bảo hiểm xã hội tỉnh Cao Bằng và Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng
giai đoạn 2016 - 2020
Căn cứ Nghị định số 01/2016/NĐ-CP, ngày 05/01/2016 quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Căn cứ Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam;
Căn cứ Chương trình phối hợp số 1896/CTPH-BHXH-HNDVN, ngày
30/5/2016 về việc phối hợp tuyên truyền, vận động nông dân tham gia bảo hiểm
xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Hội
Nông dân Việt Nam giai đoạn 2016-2020;
Bảo hiểm xã hội tỉnh Cao Bằng và Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng thống
nhất ký kết Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động nông dân tham gia
BHYT, BHXH tự nguyện giai đoạn 2016-2020 như sau
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
1.1. Đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho
cán bộ, hội viên, nông dân hiểu rõ hơn về quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia
BHYT, BHXH để hội viên, nông dân tự nguyện tham gia BHYT, BHXH.
1.2. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa BHXH tỉnh và Hội Nông dân tỉnh từ
cấp tỉnh đến cấp cơ sở, phát huy khả năng và thế mạnh của hai ngành trong công


tác phổ biến, tuyên truyền, thực hiện tốt chính sách pháp luật về BHYT, BHXH.
1.3. Tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên, nông dân tham gia BHYT,
BHXH.
2. Yêu cầu
2.1. Chương trình phối hợp được cụ thể hóa bằng kế hoạch thực hiện hằng
năm và chỉ đạo thực hiện thường xuyên, đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
2.2. Các nội dung phối hợp được triển khai thống nhất; hình thức phong
phú, đa dạng phù hợp với từng thời điểm, vùng miền và các nhóm đối tượng đặc
thù.
* Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020:
- 95% hội viên nông dân tham gia BHYT theo diện tham gia hộ gia đình;


- Phấn đấu có 10% hội viên nông dân trong độ tuổi lao động tham gia
BHXH tự nguyện.
II. NỘI DUNG PHỐI HỢP
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho hội viên
nông dân về chính sách BHYT và BHXH
Vận động hội viên, nông dân tham gia BHYT và BHXH tự nguyện theo
hộ gia đình để thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân. Đa dạng hóa các hình
thức tuyên truyền, cụ thể là:
- Tổ chức các cuộc truyền thông, hội nghị tuyên truyền, phổ biến, đối
thoại chính sách BHYT, BHXH với nông dân góp phần nâng cao nhận thức của
cán bộ, hội viên, nông dân về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và
Nhà nước về BHYT, BHXH; đồng thời giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của
người dân trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHYT, BHXH
đến với người dân
- Sử dụng hiệu quả các kênh truyền thông của Hội Nông dân từ Trung
ương đến cơ sở như: Báo, tạp chí, bản tin, Trang thông tin điện tử và các phương
tiện thông tin đại chúng khác…Nhất là thông qua sinh hoạt chi Hội, câu lạc bộ

nông dân tại cộng đồng để tư vấn, lồng ghép tuyên truyền các chủ trương, chính
sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về BHYT, BHXH.
- Xây dựng nội dung, biện pháp và phương thức tuyên truyền, vận động
hội viên, nông dân tham gia BHYT, BHXH phù hợp với các nhóm đối tượng
bảo đảm hiệu quả thiết thực; tuyên truyền cho nông dân là đồng bào vùng sâu,
vùng xa cần linh hoạt, ngắn gọn, sao cho dễ hiểu, dễ nhớ và bằng tiếng nói của
địa phương.
- Tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng truyền thông cho cán
bộ Hội các cấp, nhất là các biện pháp, kỹ năng tuyên truyền, vận động cho cán
bộ Hội cơ sở, góp phần sử dụng hiệu quả đội ngũ tuyên truyền viên của Hội tại
cơ sở truyền thông trực tiếp đến nông dân.
- Phát huy tính chủ động, linh hoạt trong quá trình triển khai thực hiện
tuyên truyền về quyền, nghĩa vụ, mức đóng, mức hưởng của người tham gia
BHYT, BHXH đến với nông dân, qua đó giúp nông dân hiểu biết hơn về chính
sách BHYT, BHXH để chủ động tham gia cũng như trách nhiệm giám sát về
quyền lợi.
2. Phối hợp tổ chức xây dựng và thực hiện mô hình về BHYT, BHXH
Tiếp tục xây dựng, duy trì nhân rộng các mô hình “BHYT toàn dân” và
mô hình vận động nông dân tham gia “BHXH tự nguyện” trên cơ sở các mô
hình triển khai điểm đã có hiệu quả, nhằm giúp nông dân tham gia thuận lợi và
hiệu quả.
3. Xây dựng hệ thống đại lý thu BHYT, BHXH do Hội Nông dân thực
hiện
2


- Xây dựng hệ thống đại lý thu BHYT, BHXH phù hợp với điều kiện thực
tế từng địa phương đảm bảo hoạt động có hiệu quả.
- Tập huấn cho đội ngũ cán bộ Hội cơ sở trực tiếp đứng ra làm đại lý thu
BHXH, BHYT về nghiệp vụ quản lý và kỹ năng tuyên truyền, vận động hội

viên, nông dân tham gia BHYT, BHXH tự nguyện.
4. Phối hợp thực hiện chính sách BHYT, BHXH đối với nông dân
- Tham gia phản biện, xây dựng và hoàn thiện các thủ tục, chế độ chính
sách BHYT, BHXH.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, thủ tục, giải quyết các chế độ BHYT,
BHXH nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng cho nông dân.
III. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
1. Bảo hiểm xã hội tỉnh Cao Bằng
1.1. Hằng năm, chủ trì, phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng xây
dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phối hợp; cung cấp, trao đổi
các nội dung liên quan thuộc lĩnh vực phụ trách; hỗ trợ kinh phí thực hiện
Chương trình phối hợp.
1.2. Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng triển khai công tác tuyên
truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp
luật của Đảng và Nhà nước về BHYT, BHXH.
1.3. Chỉ đạo BHXH cấp huyện, Thành phố phối hợp với Hội Nông dân
cùng cấp cụ thể hóa các nội dung của Chương trình phối hợp, triển khai tổ chức
thực hiện tại địa phương.
2. Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng
2.1. Chỉ đạo, phổ biến, triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình
phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội tỉnh và Hội Nông dân tỉnh trong công tác tuyên
truyền, vân động hội viên, nông dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp
luật của Đảng và Nhà nước về BHYT, BHXH.
2.2. Phối hợp với BHXH tỉnh triển khai công tác tuyên truyền, vận động
hội viên, nông dân thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và
Nhà nước về BHYT, BHXH; cung cấp, trao đổi các nội dung, thông tin liên
quan thuộc lĩnh vực phụ trách.
2.3. Chỉ đạo tuyên truyền lồng ghép các nội dung của Chương trình phối
hợp vào các mô hình truyền thông sẵn có của Hội.
2.4. Phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của các cấp Hội trong

việc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước về BHYT, BHXH.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bảo hiểm xã hội tỉnh và Hội Nông dân tỉnh thống nhất xây dựng kế
hoạch cụ thể triển khai Chương trình phối hợp và tổ chức sơ kết hằng năm; kết
3


thúc giai đoạn tiến hành tổng kết và xây dựng Chương trình phối hợp giai đoạn
tiếp theo.
2. Bảo hiểm xã hội huyện, thành phố và Hội Nông dân huyện, thành phố
xây dựng và tổ chức ký kết và triển khai Chương trình phối hợp; hằng năm và
kết thúc giai đoạn báo cáo kết quả thực hiện Chương trình phối hợp về BHXH
tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.
3. Bảo hiểm xã hội tỉnh giao cho Phòng Khai thác và thu nợ, Hội Nông
dân giao cho Ban Tuyên giáo là đơn vị đầu mối phối hợp của hai cơ quan. Lãnh
đạo các đơn vị đầu mối có trách nhiệm tổ chức các cuộc họp trao đổi thông tin,
góp ý kiến về các vấn đề liên quan đến các nội dung phối hợp; thường xuyên rà
soát, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình.
4. Các đơn vị thuộc hai cơ quan, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được
giao phối hợp chặt chẽ với bộ phạn thường trực để chủ động xây dựng kế hoạch
phối hợp thực hiện hằng năm, trình Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh và Lãnh đạo
Hội Nông dân tỉnh phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện.
5. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh nhu cầu mới hoặc có
khó khăn, vướng mắc, 02 đơn vị đầu mối có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Lãnh
đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh và Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh xem xét, điều chỉnh,
bổ sung hoặc thống nhất cách giải quyết./.
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG
GIÁM ĐỐC

HỘI NÔNG DÂN TỈNH CAO BẰNG

CHỦ TỊCH

Nguyễn Mạnh Tuấn

Hoàng Thanh Bình

Nơi nhận:
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam, TW Hội Nông dân Việt Nam (để b/c);
- Trường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh (để b/c);
- Ủy ban nhân dân tỉnh (để b/c);
- Ban dân vận Tỉnh ủy;
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;
- BHXH và HND huyện, thành phố;
- Lãnh đạo BHXH tỉnh, Hội Nông dân tỉnh;
- Các phòng ban trực thuộc BHXH tỉnh, Hội Nông dân tỉnh;
- Lưu: VT.

4



×